You are on page 1of 59

HỘI CHỨNG CHÈN ÉP KHOANG

Nhóm Chấn thương


SV: TÚ Nguyễn – Y3
• Khái niệm
Đại • Lịch sử
cương

• CEK cấp
Nguyên
nhân
• CEK mãn

• Cơ chế
Bệnh
• Hậu quả
sinh

• Triệu chứng
Chẩn
• CĐ xác định
đoán

• Đường mổ
Điều trị • Video minh họa
Đại cương
Hội chứng chèn ép khoang (compartment syndrome) là
tình trạng bệnh lý được đặc trưng bởi sự tăng áp lực trong
khoang kín, dẫn đến sự tổn thương không thể đảo ngược
của các thành phần chứa trong khoang kín đó.
Năm 1881, Richard von Volkman mô tả tình trạng co cứng các cơ gấp không thể hồi
phục ở bàn tay xảy ra sau tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng cơ cẳng tay.
Năm 1888, Peterson thông báo phương pháp điều trị ngoại khoa đối với co rút cơ
Volkman.
Năm 1906, Hildebrand là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ Volkman’s ischemic
contracture để chỉ giai đoạn cuối của hội chứng chèn ép khoang không được điều trị.
Đại cương
Năm 1909, Thomas tổng kết 112 trường hợp hội chứng Volkman nhận
thấy gãy xương là nguyên nhân chính, các nguyên nhân khác bao gồm
tổn thương động mạch, ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch, bang quá chặt...
107/112 BN xảy ra ở chi trên.
Năm 1910, Rowlands cho rằng tình trạng tái tưới máu sau một thời
gian bị thiếu máu cấp tính dẫn đến tình trạng sung huyết, phù nề cơ và
thần kinh, dẫn đến hội chứng chèn ép khoang.
Năm 1914, Murphy là người đầu tiên cho rằng mở cân (fasciotomy)
nếu tiến hành trước khi bị co rút cơ có thể tránh được tình trạng co rút
cơ trong trong hội chứng chèn ép khoang. Ông cũng là người đầu tiên
tìm hiểu mối quan hệ áp lực mô- mở cân- sự tiến triển của co rút cơ.
ĐẠI CƯƠNG
Brooks và cộng sự tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân gây nên hội
chứng Volkman.
Năm 1928, Robert Jone cho rằng nguyên nhân của hội chứng
Volkman là do tăng áp lực bên trong và bên ngoài.
Sau này các tác giả khác (Matsen, Mubarak, Hagen…) đã thông
báo hội chứng chèn ép khoang ở nhiều nơi khác của cơ thể.
Chandler và Knapp (1967), Pathman và Thomson (1970) mở
cân chủ động cho những trường hợp phục hồi lưu thông mạch
máu sau tổn thương động mạch làm cải thiện tốt hơn chức năng
chi thể.
Co rút cơ Volkman sau chèn ép khoang cẳng tay
NGUYÊN NHÂN CHÈN ÉP KHOANG
THEO ĐỘNG LỰC HỌC
• Các nguyên nhân làm hẹp khoang như khâu kín da, nhất là khâu kin
cân mạc sau phẫu thuật ở chi gây căng tức; các loại băng bó chặt ở
chi (băng ép, bó bột...).
• Các nguyên nhân làm tăng thể tích trong khoang như chảy máu
trong khoang do vết thương mạch máu, chảy máu do dùng các thuổc
chổng đông, bệnh ưa chày máu, ... tăng tính thấm mao mạch sau tình
trạng thiếu máu cục bộ (tổn thương mạch, huyết khối, tắc mạch, ga-
rô kéo dài); bỏng và chi bi cóng...
• Kết hợp các nguyên nhân trên như trong gây xương (cẳng chân,
cẳng tay, ..), Sau PT kết hợp xương,..
• Các nguyên nhân khác như truyền dịch ra ngoài tĩnh mạch, viêm
THEO TÍNH CHẤT

• Hội chứng CEK cấp tính là thường gặp nhất. ¾ trường


hợp, CEK cấp là do bị gãy chân hoặc cánh tay. Hội chứng
khoang cấp tính phát triển nhanh chóng trong khoảng vài
giờ hoặc vài ngày .

• Hội chứng CEK có thể phát triển do áp lực từ chảy máu


hoặc phù nề tự phát hoặc là kết quả của việc điều trị gãy
xương ( chẳng hạn như sau phẫu thuật )
THEO TÍNH CHẤT
THEO TÍNH CHẤT
– Hội chứng chèn ép khoang cấp cũng có thể xảy ra sau chấn thương
mà không bị gãy xương, như:
· Chấn thương do đè ép, đụng giập
· Bỏng
· Băng bó quá chặt
· Đè ép một chi lâu do bất tỉnh, phẫu thuật
· Phẫu thuật mạch máu của một cánh tay hoặc chân
· Tái tưới máu sau 1 thời gian dài thiếu máu nuôi
· Huyết khối thuyên tắc trong mạch máu ở một cánh tay hoặc chân
THEO TÍNH CHẤT
Hội chứng chèn ép khoang mãn, phát triển theo nhiều ngày
hoặc vài tuần, do thường xuyên tập thể dục mạnh. Thông
thường , các triệu chứng ở chân thấy ở người chạy bộ hoặc
đạp xe và ở cánh tay của người bơi lội. Triệu chứng sẽ giảm
khi nghỉ ngơi và rất ít khi phát triển thành tình huống đe dọa
cấp tính.
Các vị trí hay gặp chèn ép khoang
Các vị trí hay gặp chèn ép khoang

NHIỀU NHẤT
Chi trên: cẳng tay, bàn tay.
Chi dưới: cẳng chân, bàn chân.
BỆNH SINH
– Cơ được chứa trong khoang, dải mô sợi hoặc cân mạc. Vì
chấn thương, áp lực có thể tăng trong ngăn do sưng phù,
tích tụ dịch viêm hoặc chảy máu. Áp lực trong khoang bình
thường vào khoảng 0-15 mmHg. Nếu áp suất trong khoang
tăng (thường là lớn hơn khoảng 30 – 45mmHg) hầu hết
bệnh nhân phát triển hội chứng chèn ép khoang. Khi áp lực
trong khoang cao, máu không thể lưu thông đến cơ và dây
thần kinh để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng. Các triệu
chứng như đau và sưng sẽ xảy ra.
– Khi các tế bào cơ mất máu và thiếu oxy, chúng sẽ sử dụng
con đường trao đổi chất kỵ khí và bắt đầu chết. Nếu tình
trạng này không được điều trị, toàn bộ cơ trong khoang sẽ
chết và teo lại. Tương tự như vậy , các tế bào thần kinh bị
tổn thương còn có thể gây tê và yếu các cấu trúc bên ngoài
vùng chấn thương. Nếu nhiễm trùng hoặc hoại tử phát triển
có thể cần phải phẫu thuật đoạn chi để phòng ngừa tử vong.
HẬU QUẢ
Mạch máu:
 Áp lực khoang tăng cao gây chèn ép mạch máu, dẫn đến co thắt mạch. Các dòng
vi quản nuôi dưỡng tổ chức bị chèn ép đầu tiên dẫn đến thiếu máu tổ chức
 Áp lực khoang tăng quá cao sẽ làm mất dòng chảy động mạch, tổn thương
không hồi phục.
Thần kinh
 Vi quản bị chèn ép làm cho thần kinh bị thiếu máu nuôi dưỡng.

 Áp lực khoang tăng cao dẫn đến tổn thương không hồi phục của thần kinh, gây
liệt.
Cơ:
 Phù nề, đụng dập, tụ máu.

 HC CEK muộn, cơ bị hoại tử.


HẬU QUẢ
Các dòng mao quản bị chèn ép trong đó có các dòng mao
quản nuôi dưỡng thần kinh gây thiếu máu thần kinh.
Các triệu chứng lâm sàng về thần kinh thường xuất hiện
sớm nhất: tăng cảm giác đau, tê bì, giảm cảm giác -> mất
cảm giác, liệt vận động.
HẬU QUẢ

Garo vùng chi dưới chỗ bị


chèn ép khoang
HẬU QUẢ
Ảnh hưởng tại chỗ:
 Thiếu máu thần kinh gây liệt.
 Chèn ép mạch máu gây co thắt/ tắc mạch.
 Thiếu máu cơ gây co rút, xơ hóa các cơ.
 Giảm khả năng liền xương.
Ảnh hưởng toàn thân:
 Toan chuyển hóa do chuyển hóa yếm khí của chi thể bị chèn ép khoang.
 Tiêu cơ vân gây suy thận cấp.
 Rối loạn thăng bằng nước- điện giải, suy giảm chức năng các cơ quan do ngộ
độc.
Vòng xoáy bệnh lý
LBF = (PA – Pv)/R

Trong đó LBF: mức độ lưu thông máu, PA: HA động mạch.


Pv: HA tĩnh mạch, R là sức bền của thành mạch máu.
Sự tăng tăng thể tích các thành phần trong 1 khoang kín (do chảy
máu chảy từ ổ gẫy vào trong các khoang, sự di lệch của đầu xương gãy, phù
nề tổ
chức) -> tăng áp lực trong khoang, -> chèn ép các tổ chức trong khoang
trong đó có mạch máu thần kinh.
+ Đầu tiên sự tăng áp lực khoang gây chèn ép tĩnh mạch –> ứ máu tĩnh mạch
ở ngoại vi –>tăng thấm dịch ra ngoài thành mạch –> áp lực khoang càng
tăng cao –> chèn ép
động mạch –> thiếu máu nuôi dưỡng cấp tính gây hoại tử tổ chức, hoại tử
chi.
TRIỆU CHỨNG

• CEK cấp 5P
Pain,
Paresthesia,
Paralysis
Pallor,
Poikilotherma
TRIỆU CHỨNG

• CEK mãn
- Đau
- Tê hoặc chuột rút ở cơ bị ảnh hưởng trong vòng nửa giờ
đồng hồ bắt đầu tập thể dục.
- Các triệu chứng thường mất khi ngưng tập, và chức năng
cơ bắp vẫn bình thường
Hội chứng chèn ép khoang cẳng tay
 Xảy ra sau chấn thương (gãy hai xương cẳng tay).
 Cẳng tay sưng nề căng cứng như một cái ống.

 Bàn ngón tay sung nề, ngón tay tím lạnh.

 Tăng cảm giác đau, tê bì các ngón tay.

 Giảm hoặc mất cảm giác cẳng bàn tay.

 Giảm hoặc mất vận động cổ tay, các ngón tay. Vận động thụ động
các ngón tay đau tăng.
 Giảm hoặc mất mạch quay, trụ.
Hội chứng chèn ép khoang cẳng chân
 Thường gặp ở BN gãy đầu trên xương chày.
 Đau quá mức thông thường của một gãy xương mặc dù đã được bất
động đúng.
 Cẳng chân sưng nề, căng cứng.
 Rối loạn cảm giác cẳng bàn chân: tăng cảm đau, tê bì- kiến bò, giảm
cảm giác, mất cảm giác.
 Rối loạn vận động cổ bàn chân: giảm, mất vận động cổ chân và các
ngón chân.
 Đau khi vận động thụ động cổ bàn chân.
 Giảm hoặc mất mạch chày trước, chày sau.
Chẩnđoán
Chẩn đoánhội chứng chèn ép khoang
Chẩn đoán xác định
 Đo áp lực khoang: Bình thường áp lực khoang dưới 10mmHg (8-
10 mmHg). Chẩn đoán xác định HC CEK khi áp lực khoang tăng
trên 30 mmHg.
Chẩn đoán hội chứng chèn ép khoang
Các biện pháp chẩn đoán khác:
Siêu âm Doppler/ chụp mạch: Đánh giá tình trạng mạch
máu.
Chụp X quang: Đánh giá tình trạng tổn thương xương.
Chụp MRI: Đánh giá mức độ hoại tử cơ (ít làm).
Xét nghiệm: Xét nghiệm sinh hóa máu, đông máu.
Chẩn đoán phân biệt
RỐI LOẠN DINH DƯỠNG
Chi thể sung nề nhưng không căng cứng.
Biểu hiện rối loạn dinh dưỡng: da căng bóng, nổi phỏng nước.
Không có rối loạn vận động và cảm giác phần chi thể phía dưới
tổn thương.
Ngoại vi chi thể vẫn hồng, ấm. Mạch bắt rõ. Phản hồi giường
mao mạch nhanh.
Không có rối loạn dòng chảy động mạch trên Doppler.
Áp lực khoang bình thường.
Chẩn đoán phân biệt
TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH
Doppler/ chụp mạch: Phát hiện tổn thương của đông mạch
chính nuôi chi thể.
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
TỔN THƯƠNG THẦN KINH
Chi thể không căng cứng.
Có biểu hiện liệt vận động và cảm giác tương ứng với chi
phối của thần kinh.
Mạch ngoại vi chi thể bắt rõ.
Doppler bình thường.
Áp lực khoang không cao.
THEO DÕI BỆNH NHÂN NGHI NGỜ
Cho BN vào viện theo dõi.
Đặt chi thể ở tư thế nghỉ ngơi.
Bất động chi thể bị gãy.
Gác cao chi thể.
Chườm lạnh.
Dùng thuốc: Giảm đau, chống viêm, chống phù nề, giãn cơ,…
Theo dõi tiến triển của bệnh dựa vào lâm sàng và đo áp lực
khoang.
PROTOCOL
Việc điều trị chính
cho hội chứng
khoang là phẫu thuật.
Vết mổ được thực
hiện trong các khoang
cơ bị ảnh hưởng để
giải nén . Giải nén
này sẽ làm giảm áp
lực trên mạch máu,
mạch bạch huyết , và
sẽ làm tăng lưu thông
máu khắp cơ .
Giai đoạn nghi ngờ

+ Bỏ hết bột.
+ Gác cao chân hoặc kéo liên tục nhẹ (2-4 kg).
+ Phóng bế gốc chi Novocain 0,25% ( ngày 2 lần)
+ Dùng thuốc giảm nề ( vừa tiêm vừa uống)
ĐIỀU TRỊ CEK CẤP
 Khi đã CEK rõ: Triệu chứng lâm sàng chèn ép khoang cẳng tay
rõ. Đo áp lực khoang cẳng tay > 30 mm Hg
 Trong gãy xương độ III có tổn thương mạch máu hoặc
mảnh vụn làm tổn thương mạch thì CEK xảy ra nhanh hơn, trung
bình 6-8h
+ Rạch mở cân cấp cứu.
+ Rạch mở bao cân, mở thông đến tận ổ gẫy giải thoát dịch, máu
tụ, để giải thoát chèn ép, kiểm tra mạch máu, nắn chỉnh và cố định
ổ gẫy.
+ Điều trị chống choáng CT sớm có kết quả, đều giúp dự phòng
và điều trị CEK cấp tính có hiệu quả.
Mở cân cẳng tay
-> Đường rạch:
 Đường trước: đường Henry hoặc đường gan bờ trụ.
 Đường sau:
Đường mở cân cẳng tay
Đường gan tay:

Đường mu tay:
Mở cân bàn tay
Mở cân cẳng chân
Chỉ định:
 Triệu chứng lâm sàng chèn ép khoang cẳng chân rõ.
 Đo áp lực khoang cẳng chân > 30 mm Hg.
Điều trị:
 Mở cân quanh xương mác:
 Cắt bỏ xương mác: được mô tả bởi Pathman và Thompson, phổ biến
rộng rãi bởi Kelly và Whitesides.
 Mở cân cẳng chân qua 2 đường rạch da: kỹ thuật được sử dụng phổ
biến hiện nay.
Mở cân cẳng chân
Mở cân quanh xương mác:
Mở cân cẳng chân
Kỹ thuật hai đường rạch da:
Mở cân bàn chân
CEK MÃN
Điều trị bảo tồn

Phẫu thuật
Chăm sóc bệnh nhân sau mở cân
Bất động chi thể ở tư thế cơ năng.
Nâng cao chi thể.
Chăm sóc vết thương hằng ngày:
Dùng thuốc: truyền dịch, kháng sinh, giảm đau, chống phù
nề, giãn cơ…
Khâu da hoặc vá da nếu cần.

You might also like