You are on page 1of 3

Họ và tên:

Trường Đại học Tân Tạo - Khoa Y


Võ Thuỷ Vệ Giang 1804080
Niên khoá 6 - SM (2018 - 2024)

Nhóm B2

KHÁM SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHI DƯỚI MẠN TÍNH

I. ĐỊNH NGHĨA:
Suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính là tình trạng tĩnh mạch nông dãn, chạy quanh co, thấy rõ dưới da
của chi dưới, và có dòng chảy trào ngược.
II. YẾU TỐ NGUY CƠ:
Yếu tố di truyền được ghi nhận trên lâm sàng, đã được nghiên cứu nhiều nhưng chưa được chứng
minh rõ ràng.
Viêm tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch sâu là nguy cơ và cũng là nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch.
Khoảng 60-70% trường hợp huyết khối tĩnh mạch dẫn đến giãn tĩnh mạch. Viêm tĩnh mạch nông, đặc biệt
hệ tĩnh mạch hiển lớn do các nguyên nhân khác nhau cũng là yếu tố dễ dẫn đến giãn tĩnh mạch.
Phụ nữ mang thai: kết hợp yếu tố cơ học chèn ép tĩnh mạch và sự thay đổi nội tiết tố. Sự giải
phóng progesterone làm giãn tĩnh mạch, gây giảm chức năng các van tĩnh mạch. Bên cạnh đó, estrogen
cũng tác động làm cấu trúc collagen của thành tĩnh mạch bị yếu đi. Nhiều nghiên cứu cho thấy, số lần
mang thai càng nhiều và khoảng cách giữa hai lần mang thai càng ngắn thì nguy cơ giãn tĩnh mạch càng
cao.
Người cao tuổi: khoảng 70% người từ 70 tuổi trở lên bị giãn tĩnh mạch.
Chấn thương tĩnh mạch, đặc biệt là các chấn thương nhẹ liên tục, kéo dài.
Lối sống ít vận động, nghề nghiệp phải đứng lâu, ngồi lâu.
III. GIẢI PHẪU HỌC
1. Tĩnh mạch chi dưới gồm
a. Tĩnh mạch nông chi dưới: là hệ tĩnh mạch nằm dưới da, trong lớp mỡ chỉ chứa
10% máu về tim gồm:
- Tĩnh mạch hiển lớn
- Tĩnh mạch hiển bé
b. Tĩnh mạch sâu: nằm sâu trong các lớp cơ, chứa 90% máu về tim
c. Tĩnh mạch xuyên: nối hệ thống nông và sâu với nhau.
d. Van tĩnh mạch: giữ cho máu không trào ngược từ trên xuống, tĩnh mạch càng nhỏ
càng có nhiều van. Tĩnh mạch đùi van thưa thớt.
IV. BỆNH SINH
Bình thường sự trở về tim của máu qua tĩnh mạch có được là nhờ các yếu tố sau:
- Lực hút do tác động hô hấp của lồng ngực: tạo nên áp lực âm.
- Lực co bóp của các cơ ở chi có tác dụng đẩy máu về tim phải.
- Sự đàn hồi của bao gân và cân cơ
- Và trương lực của thành tĩnh mạch, trong lòng tĩnh mạch có các van một chiều
ngăn không cho dòng máu chảy ngược về phía dưới. Khi thành tĩnh mạch bị suy
yếu và các van này bị tổn thương sẽ sinh ra bệnh giãn tĩnh mạch.
V. DẤU HIỆU LÂM SÀNG:
- Nặng chân: cảm giác này thường tăng lên sau 1 ngày làm việc đứng lâu, qua một
đêm ngủ dậy thì bớt hẳn.
- Đau: dọc hai chân nhiều nhất ở vùng bắp chân, đau bớt nếu gác chân cao.
- Tê: cảm giác tê bì ngoài da như kiến bò, còn gọi là dị cảm.
- Vọp bẻ: do cơ ở bắp chân co rút gây đau.
- Tình trạng thiểu dưỡng của da bắt đầu bằng: da xạm màu, teo da và loét dinh
dưỡng. Các tĩnh mạch nông bị giãn ra hậu quả của tăng áp lực và ứ trệ của dòng
máu trong lòng tĩnh mạch.
VI. PHÂN LOẠI:
Bảng phân loại CEAP:
- Độ 0: chỉ có triệu chứng cơ năng, chưa có triệu chứng thực thể.
- Độ 1: dãn mao mạch tĩnh mạch, tĩnh mạch dạng lưới.
- Độ 2: phình dãn tĩnh mạch hiển
- Độ 3: phù vùng mắt cá trong cẳng chân nhưng màu da không thay đổi
- Độ 4: da xạm màu, chàm, xơ mỡ bì.
- Độ 5: như độ 4 kèm loét đã lành.
- Độ 6: như độ 4 kèm loét không lành.
VII. CÁC DẤU HIỆU CỦA SUY VAN TĨNH MẠCH:
Trong giãn tĩnh mạch nguyên phát, chỉ có hệ thống tĩnh mạch nông bị ảnh hưởng, các
tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch lớn chính yếu không bị tổn thương.
Trong hệ thống tĩnh mạch nông, hay bị nhất là các tĩnh mạch hiển trong, bệnh nhân có thể
bị một bên hay cả hai bên, tổn thương có thể lan toả đến các tĩnh mạch xuyên. Các tĩnh mạch giãn
thấy rõ khi bệnh nhân đứng và biến mất khi nằm.
Cách khám tĩnh mạch hiển trong với bệnh nhân ở tư thế đứng thẳng: (dấu hiệu Schwartz)
dùng hai bàn tay, bàn tay thụ động đặt trên nếp bẹn nơi đổ vào tĩnh mạch đùi của tĩnh mạch hiển
trong, bàn tay chủ động đặt ngay tĩnh mạch hiển trong tại vị trí mắt cá trong và bóp mạnh để tìm
sóng phản hồi hoặc bảo bệnh nhân ho mạnh sẽ thấy sóng phản hồi ngược lại do suy van tĩnh
mạch.
Cách khám tĩnh mạch hiển ngoài: cũng áp dụng test Schwartz với bệnh nhân ở tư thế
ngồi, bàn tay thụ động ở khoeo chân.
Test của Brodie-Trendelenburg: bệnh nhân được garrot phía trên nếp đùi, bệnh nhân đứng
thẳng và sau đó 20 giây thì tháo garrot ra: với người bình thường thì tĩnh mạch nông sẽ không bị
nổi lên khi garrot hoặc sau khi tháo ra. Còn ở bệnh nhân bị suy van tĩnh mạch, các tĩnh mạch
ngoại vi sẽ bị giãn ra và sẽ được làm đầy nhanh chóng sau khi tháo garrot.
Trong trường hợp giãn tĩnh mạch nhiều nơi như: chỗ chia của tĩnh mạch, các nhánh
xuyên của ống Hunter, nhánh xuyên ở cẳng chân, test Trendelenburg dương tính rất rõ, các tĩnh
mạch nổi to ngoằn ngoèo khi garrot và còn tồn tại ngay cả sau khi tháo garrot.
Có thể áp dụng nghiệm pháp Delbet - Mocquot: đặt garrot trên và dưới đầu gối để xác
định chính xác vị trí giãn của tĩnh mạch
VIII. CẬN LÂM SÀNG:
- Chẩn đoán xác định có thể thực hiện dễ dàng nhờ vào siêu âm Doppler màu mạch máu.
Với siêu âm Doppler có thể thấy rõ tình trạng ứ trệ tuần hoàn, trương lực của thành tĩnh
mạch và tình trạng suy của các van tĩnh mạch (có dòng máu trào ngược lại khi bệnh nhân
ho)

You might also like