You are on page 1of 5

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐIỆN GIẬT

I. ĐẠI CƯƠNG
Tai nạn điện giật gây nhiều hậu quả toàn thân và cục bộ trên cơ thể, cả trước mắt
và lâu dài. Riêng trong công nghiệp do sơ xuất, chế độ an toàn lao động không được tôn
trọng, nên nhiều người bị điện giật.
Điện giật là tai nạn nguy hiểm, thường gây tổn thương nhiều cơ quan.
Nguy cơ gây ngừng tim, ngừng thở và các tổn thương do nhiệt, thường để lại các
di chứng thần kinh, tâm thần.
Các khu công nghiệp: thường điện thế cao (>1000W)
Các khu dân cư: thường điện thế thấp (<1000W)
II. TRIỆU CHỨNG
- Triệu chứng biểu hiện ở nhiều cơ quan và thường phối hợp với các tổn thương
do chấn thương:
+ Dòng điện thế thấp: nguy cơ rối loạn tim mạch
+ Dòng điện thế cao: nguy cơ bỏng mặt các mô
1. Tim mạch:
- Ngừng tim: rung thất (dòng điện thế thấp), hoặc vô tâm thu (sét đánh). Rung thất
cũng có thể do thiếu oxy tế bào quá nặng nề.
- Rối loạn nhịp tim:
+ Có thể xuất hiện ngay hoặc vài giờ sau khi bị điện giật.
+ Nhịp nhanh xoang, nhịp nhanh trên thất: thường hết sau vài ngày.
+ Nhịp nhanh thất, ngoại tâm thu thất.
+ Rối loạn dẫn truyền: block nhánh, QT dài (nguy cơ xoắn đỉnh)
+ Nhồi máu cơ tim:
Điện giật có thể gây hoại tử cơ tim cục bộ hoặc lan tỏa:
Thường nhồi máu cơ tim sau dưới
Có thể không đau ngực điển hình.
Thay đổi ST, T thường không đặc hiệu và hết sau vài ngày.
Men tim tăng, CPK-MB tăng.
Có thể phối hợp có huyết khối trong động mạch vành.
+ Trụy mạch: chủ yếu do giảm thể tích máu (mất dịch vào các vùng tổ chức bị
hoại tử, mất huyết tương qua chỗ bỏng da).
+ Tổn thương mạch máu:
Mạch máu thường bị tổn thương do điện trở thấp, mạch càng nhỏ càng hay
bị tổn thương.
Tổn thương ở dạng huyết khối gây tắc mạch hoặc tổn thương thành mạch
gây chảy máu thứ phát.
2. Hô hấp:
- Ngừng thở trung ương, ngạt thở do cơ cứng cơ ngực.
- Phù phổi do cơ chế thần kinh
- Điện giật trực tiếp vào thành ngực có thể gây tổn thương màng phổi, tràn máu,
tràn khí màng phổi, tổn thương nhu mô phổi, xẹp phổi, nhồi máu phổi, tổn thương
phế quản.
3. Thần kinh:
- Thường gặp tổn thương thần kinh với dòng điện thế cao.
- Tổn thương có nhiều mức độ khác nhau. Nặng nề nhất: não, tiểu não, thân não bị
hủy hoại hoàn toàn.
- Hôn mê, vật vã, co giật: thường có thể hồi phục nhanh chóng không di chứng. Nếu
hôn mê kéo dài, tiên lượng sẽ rất nặng nề.
- Các triệu chứng khác có thể có ngay sau điện giật hoặc xuất hiện dần dần về sau
(có thể vài tháng sau):
Đau đầu
Động kinh
Bệnh lý thần kinh ngoại biên
Rối loạn thần kinh tự động
Rối loạn trí nhớ, thay đổi tính tình
Lẫn lộn, mất định hướng.
Suy thận: do nhiều cơ chế
- Suy thận chức năng do trụy mạch, giảm thể tích máu.
- Tổn thương thận trực tiếp do dòng điện
- Tổn thương ống thận do myoglobin, hemoglobin.
4. Bỏng da:
- Thường bỏng ở điểm vào và điểm đi ra của dòng điện.
- Tổn thương da nhìn thấy có thể chỉ là phần nổi của tảng băng: tổn thương các tổ
chức bên dưới thường nặng hơn rất nhiều.
5. Tổn thương cơ:
- Tổn thương cơ có thể do nhiệt hoặc do tác động trực tiếp của dòng điện lên màng
tế bào.
- Thường nặng nề hơn so với suy đoán từ tổn thương da.
- Tổn thương và phù nề xuất hiện nhanh chóng dẫn đến hội chứng bó ép, phối hợp
hiện tượng huyết khối mạch của cơ làm hoại tử tế báo cơ.
- Tổn thương do chấn thương thứ phát sau ngã: gãy xương, gãy cột sống, chấn
thương ngực, chấn thương bụng.
6. Các tổn thương khác:
- Xuất huyết tiêu hóa, thủng, loét dạ dày, viêm tụy cấp, hoại tử gan (+) CIVD.
- Điếc.
- Đục thủy tinh thể: thường xảy ra (30%) khi bị điện giật dòng điện cao thế, với
điểm tiếp xúc phía trên xương đòn.
- Vỡ ối, sanh non, thai chết lưu (đối với người có thai)
III. XỬ TRÍ
1. Tại chỗ:
- Khẩn cấp ngắt nguồn điện (tránh chạm trực tiếp vào bệnh nhân trước khi cắt được
nguồn điện) và nhanh chóng khám sơ bộ:
+Tri giác???
+Ngừng tim, ngừng thở???
+Chấn thương (gãy cột sống cổ, chấn thương ngực, chảy máu nhiều,..)???
- Tiến hành ngay các biện pháp hồi sinh tim phổi nếu BN ngừng tim, ngừng thở.
- Cố định cột sống cổ, sơ cứu các chấn thương nguy hiểm.
2. Tại bệnh viện
- Làm xét nghiệm:
+Khí máu động mạch
+Huyết học: công thức máu, tiểu cầu, fibrinogen.
+Sinh hóa máu: Ure, Creatinin, điện giải đồ, acid lactic, protit, men CPK,
SGOT.
+Nước tiểu: hemoglobin, myoglobin.
- Đảm bảo hô hấp:
+Cho BN thở oxy
+Đặt NKQ và thở máy nếu cần (SHH nặng, hôn mê)
+Đảm bảo huyết động:
+Đặt đường truyền tĩnh mạch
+Truyền NaCl 0,9%, Ringer lactate, Glucose 5%.
+Truyền Natribicarbonat nếu có chỉ định ( toan chuyển hóa, ngừng tim lâu >
15phut, tăng Kali máu)
+Albumin, dung dịch keo nếu BN bị bỏng rộng, giảm prootit máu nhiều (Pr
<35g/l, albumin < 20g/l).
+Truyền nhanh trong những giờ đầu (10-20ml/kg) và dựa theo CVP để giữ
huyết động ổn định. Phối hợp tiêm các thuốc vận mạch nếu HA không ổn định
bằng truyền dịch.
+Bỏng da nặng do dòng điện thế cao:
Truyền 4-12 ml/kg/% diện tích da bỏng/ 24h đầu.
Ngày thứ 2: giảm lượng dịch truyền còn bằng ½ ngày đầu.
Từ ngày thứ 3: giảm bớt dịch truyền
- Xử trí các loạn nhịp nguy hiểm:
Nhịp nhanh thất
- Phòng và điều trị suy thận:
+Đảm bảo bù đủ dịch và giữ huyết động ổn định.
+Cho lợi tiểu (Lasix, mannitol) nếu BN tiểu ít sau khi đã bù đủ dịch.
+Điều trị tăng Kali máu.
+Nếu tiêu cơ vân cấp (CPK tăng cao, có myoglobin niệu):
Truyền dịch nhiều + kiềm hóa nước tiểu
- Săn sóc vết bỏng da và phần mềm:
+Nếu có hội chứng khoang: phẫu thuật cấp cứu tháo ép (rạch bao cơ, bao thần
kinh)
+Cắt lọc tổn thương (hoặc cắt cụt chi nếu tổn thương bỏng hoại tử nặng):
thường chỉ tiến hành sau 2-4 ngày khi tình trạng hô hấp, huyết động tương đối
ổn định và đã lộ rõ ranh giới giữa tổ chức chết và tổ chức sống.
+Tiêm phòng uốn ván và cho kháng sinh (thường cho loại chống vi khuẩn
cộng đồng và yếm khí Gram (+), sau đó điều chỉnh kháng sinh tuuyf theo kết
quả soi, cấy tìm vi khuẩn.
+Sơ cứu và phối hợp chuyên khoa ngoại xử trí các chấn thương.
+Sau khi tim đập lại cần theo dõi ECG ít nhất 24-72h.

You might also like