You are on page 1of 8

CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO

I.Đại Cương

-Định nghĩa: Chấn thương sọ não(CTSN) là tổn thương sọ và mô não do lực tác động từ bên ngoài, cũng
như hậu quả của va chạm trực tiếp, lực tăng giảm tốc độ đột ngột, các vật thể xuyên( như đạn bắn…)
hay các song từ các vụ nổ

II Phân Loại CTSN

-Phân loại theo độ nặng

-Phân loại theo giải phẫu bệnh học

-Phân loại theo cơ chế sinh cơ học

-Phân loại theo sinh lý bệnh

-Phân loại theo icd 10

1.Phân loại theo độ nặng

-1974

-Đc đánh giá qua 3 yếu tố :vận động , trả lời, cử động mắt (từ 3- 15 điểm)

=>Thạng điểm Glasgow

-Tốt nhất nên đánh giá bệnh nhân khi đã đc cấp cứu vì tri giác có thể ảnh hưởng bởi tụt huyết apsvaf
thiếu oxy

-Dựa vào thang điểm Glas, Ctsn đc chia làm 3 mức độ

+CTSN nặng 3->8 điểm

+CTSN tb 9->13 điểm

+CTSN nhẹ 14->15 điểm

2.Phân loại theo giải phẫu bệnh học(phân loại theo Marshall)

Độ 1 ( tổn thương lan tỏa độ 1):Không nhìn thấy đc hình ảnh bất thường trên CLVT

Độ 2: (tổn thương lan tỏa đọ 2)

-Còn bể dịch não tủy quanh thân não

-Đường giữa lệch 0-5mm

-Và/hoặc có những tổn thương tỉ trọng khác nhau


-Không có tổn thương tăng tỷ trọng hoặc tỷ trọng hỗn hợp có thể tích >25ml

Độ 3(tổn thương lan tỏa phù não):

-Bể quanh thân não bị xóa hoặc bị chèn ép

-Đường giữa lệch 0-5mm

-Không có tổn thương tăng tỷ trọng or tỷ trọng hỗn hợp >25ml

Độ 4( tổn thương lan tỏa lệch đường giữa)

-Đường giữa lệch>5mm

-Ko có tổn thương tăng tỷ trọng or tỷ trọng hỗn hợp >25ml

Độ 5(tổn thương khối chiếm chỗ có mổ):

-Bất cứ tổn thương máu tụ não đã mổ

Độ 6(tổn thương khối chiếm chỗ không mổ):

-Có tổn thương máu tụ tăng tỷ trọng hoặc tỷ trọng hỗn hợp có V>25ml chưa đc mổ

(*)Chụp CLVT sọ não kiểm tra sau chấn thương 24-48h là cần thiết để theo dõi khối máu tụ trong não và
giập não hoặc cần thiết chụp CLVT khi tri giác giảm 2 điểm

3.Phân loại theo cơ chế chấn thương

-Trực tiếp ( do lực tiếp xúc): +Tổn thương da đầu

+Tổn thương hộp sọ có/ko tụ máu NMC

+Dập não nông máu tụ trong não

-Gián tiếp (do tăng tốc giảm tốc ):+máu tụ DMC

+Dập rách mô não , tổn thương sợi trục, máu tụ trong não

4. Phân loại theo sinh lý bệnh

Nguyên phát:do lực cơ học tác động, xuất hiện sau chấn thương

-Tổn thương da đầu

-Tổn thương hộp sọ

-Dập não

-Tổn thương sợi trục lan tỏa


Thứ phát: là các tổn thương xảy ra sau 1 thời gian chấn thương ban đầu và là hậu quả của tổn thương
nguyên phát

-Phù não

-Sung huyết não

-Thiếu oxy não giảm tưới máu não

-Tăng áp lực nội sọ

-Áp xe não, viêm màng não

-Máu tụ trong sọ

5. Phân loại theo ICD-10

III. SINH LÝ BỆNH

1 Tổn thương nguyên phát

a.Tổn thương tụ máu DMC

-Nguyên nhân: đầu bị rung lắc dẫn đến tổn thương gián tiếp (tăng tốc giảm tốc)

-ĐN:là máu tụ nằm trong khoang DMC –là 1 khoang ảo nằm giữa màng cứng và màng nhện

-Cơ chế :tổn thương các tm bắc cầu(giữa nhu mô não và màng cứng dính chặt vào xương sọ) hoặc tổn
thương đm vỏ não

-Diễn biến +Cấp(<72h):phim ct tăng đậm độ

+bán cấp(3 ngày -3 tuần):đồng đậm độ nên kết hợp cl có cản quang

+Mạn(>3 tuần ):giảm đậm độ

b.Tổn thương tụ máu NMC

-ĐN là máu tụ nằm giữa xương sọ và màng cứng

-Cơ chế: cơ chế chấn thương trực tiếp

-Xương sọ và màng cứng dính sát nhau khi tổn thương gâychảy máu có thể chảy máu dưới da hoặc chảy
máu DCM

-Nguyên nhân:tổn thương do đứt động mạch màng não giữa, máu chảy từ tĩnh mạch màng cứng hoặc
do sọ nứt

-Lâm sang:1/3 hôn mê, 1/3 có khoảng tỉnh, 1/3 ko hôn mê

-Thường có kèm theo nứt sọ

-Hình ảnh CT là khối tăng đậm độ lồi 2 mặt (hình thấu kính), ít kèm tổn thương mô não
c. Máu tụ trong não

-Máu tụ trong não thường gặp 10% ở bn CTSN nặng nguyên phát

-Phân biệt với tổn thương máu tụ trong não tự phát

-Hình ảnh CT:hình ảnh khối tăng đậm độ đồng nhất trong nhu mô não, thường ở thùy trán hoặc thúy
thái dương ngay sau chấn thương, có thể xuất hiện muộn sau 24-48h sanu chấn thương

d.Dập não

-Dập não đơn thuần thường gặp ở dưới chỗ va chạm hoặc ở bên đối diện

-Dập não là 1 vùng não có hoại tử xuất huyết và có phù

-CT: là 1 khối đậm độ hỗn hợp, nhiều khối dập não khu trú sẽ có “hình ảnh muối tiêu”

e. Chấn động não

-Được xem là thể nhẹ của CTSN

-Là 1 tổn thương nguyên phát

-Không có tổn thương thực thể mà chỉ có biểu hiện rối loạn chức năng não

-Nguyên nhân:có thể bị rung lắc trong lúc va chạm

f.Tổn thương sợi trục thần kinh

-Cơ chế: thường do giảm-tăng tốc độ đột ngột

-BN thường hôn mê, rối loạn chức năng tk dẫn đến tiên lương xấu nguy cơ di chứng thần kinh vĩnh viễn

-CT:sẽ ko có tổn thương nặng nề, các tổn thương rải rác

2. Tổn thương thứ phát

a. Phù não

-Nguyên nhân:+Do vận mạch:tổn thương hangf rào máu não

+Do nhiễm độc tế bào:do rối loạn biến dưỡng của tế bào não

-Biến chứng :gây hội chứng Tăng Áp Lực Nội Sọ

-CT:Giảm đậm độ, ép và xóa bể não

b. Thiếu máu não cục bộ

-Là tình trạng lưu lượng máu não không đáp ứng đủ nhu cầu chuyển hóa của não

+Giảm áp lực tưới máu não(<50mmHg)

+Lưu lượng máu não tại chỗ <18ml/100g não/phút kèm theo giảm oxy máu
-Nguyên nhân:

+Tụt huyết áp

+Thiếu oxy máu

c.TĂNG ÁP LỰC NỘI SỌ

IV.Khám

-Da đầu

-Hộp sọ

-Tai mũi

-Mắt

(*)Đánh giá GLASGOW

-Đồng tử

+Khám kích thước và phản xạ ánh sáng

+Dãn đồng tử mất pxas 1 bên cho biết liệt dây III cùng bên với khối máu tụ

-Khám vận động

+Khám sức cơ (5/5)

+Yếu liệt nửa người thường là ở đối bên so với bên tổn thương

-Khám dây tk sọ và dấu hiệu màng não

+Khám 12 đôi dây tk sọ

+Dấu hiệu màng não:cứng cổ, dấu hiệu Kerning do xuyết huyết dưới nhện

-Các phản xạ thân não

+Phản xạ trán-mắt

+Phản xạ ánh sáng

+Phản xạ giác mạc

+Phản xạ xoay mắt xoay đầu ngang

+Phản xạ xoay mắt xoay đầu dọc

+Phản xạ mắt tim

(*)Đối với các bệnh nhân có tăng áp lực nội sọ có thể có tam chứng Cushing:Mạch chậm, huyết áp tăng,
rối loạn nhịp thở
V.Cận lâm sàng

1.X-quang

-X-quang sọ đc chỉ định cho những trường hợp chấn thương sọ não nhẹ

-X-quang cột sống cổ: chỉ định khi nghi ngờ hoặc Glas,8đ

2.CT

-Là tiêu chẩn vàng để chẩn đoán xác định

-Chỉ định:

+Gas <13đ

+Dấu hiệu tk khu trú

+Chóng mặt lú lẫn

+Động kinh

+Đau đầu kéo dài và nôn ói

+Vỡ xương sọ

+Vết thương trào mô não

+Có tổn thương dây tk sọ\

+Đánh giá lại sau mổ

-Hình ảnh: cho phép thấy đc lún sọ và các loại máu tụ khác nhau

3. MRI

-Cung cấp các hình ảnh chi tiết hơn ct nhất là các trường hợp tổn thương sợi trục lan tỏa

-Ít đc sử dụng trong cấp cứu do thời gian chụp lâu, khó kiểm soát đc bệnh nhân, …

4.Các loại xét nghiệm thường quy khác

VI.CHẨN ĐOÁN

1.Chẩn đoán xác định

Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng(tri giác)+ CLVT

2,Chẩn đoán phân biệt

-Động kinh

-Say rượu

-Tai biến mạch máu não


VII.Sơ cứu

-Tránh hạ oxy máu và huyết áp

-Cố định cột sống cổ đối với Gla<8đ

-Vận chuyển bệnh nhân đến trung tâm điều trị

VIII.Điều trị

-Ổn định hô hấp, tuần hoàn, cột sống cổ

-Chụp CT càng sớm càng tốt để đánh giá và điều trị

-Nếu cđ mổ , vận chuyển bn qua phòng mổ nếu không chuyển bn đến khoa hồi sức ngoại tk

1-Điều trị nội khoa

-Chống phù não bằng các dịch ưu trương

-Nằm đầu cao 30độ, an thần, tăng thông khí

-Duy trì HAtb>90mmHg

-Sử dụng các thuốc chống động kinh

2.Phẫu thuật

You might also like