You are on page 1of 2

I.

Giới thiệu Chấn Thương Sọ Não (TBI)

Chấn thương sọ não là tình trạng người bệnh bị sang chấn vào đầu gây tổn thương hộp sọ và các cấu tạo
khác bên trong hộp sọ. Đây là nguyên nhân gây tử vong cao, để lại nhiều di chứng nặng nề cho người
bệnh. Đặc biệt là chấn thương sọ não ở trẻ em luôn là mối nguy hiểm tiềm tàng.
Nguyên nhân của CTSN bao gồm
 Ngã (đặc biệt ở người già và trẻ nhỏ)
 Tai nạn xe máy và các nguyên nhân liên quan đến giao thông khác (ví dụ: tai nạn khi đi xe đạp,
va chạm với người đi bộ)
 Bị đánh
 Hoạt động thể thao (ví dụ:, những chấn động liên quan đến thể thao)
Phân loại chấn thương sọ não?
– Theo giải phẫu: CTSN hở (xuyên thấu) và CTSN kín.
– Theo cơ chế: Tổn thương nguyên phát và tổn thương thứ phát. Phân loại theo các thể lâm sàng:
+ Chấn động não.
+ Nứt sọ.
+ Giập não.
+ Các loại máu tụ nội sọ.
+ Thương tổn phối hợp.
– Phân loại theo mức độ nặng CTSN: thường dựa vào mức độ rối loạn ý thức được tính theo
thang điểm Glasgow Coma Scale – GCS:
+ CTSN mức độ nhẹ: GCS từ 13 – 15 điểm.
+ CTSN mức độ vừa: GCS từ 9 – 12 điểm.
+ CTSN mức độ nặng: GCS < 9 điểm.
Triệu chứng và biểu hiện của chấn thương sọ não thường biểu hiện qua hai thể là các tổn thương nguyên
phát và tổn thương thứ phát.
Tổn thương nguyên phát
Tổn thương nguyên phát tại chỗ tiếp xúc có thể biểu hiện cụ thể gồm:
 Da đầu, thường thấy là da đầu bị rách gây mất máu nhiều.
 Hộp sọ, hộp sọ Có thể bị vỡ rạn, vỡ theo đường chân chim, vỡ lún gây chèn vào màng não hoặc
tổ chức não. ở trẻ em, vỡ xương sọ có thể có vỡ sọ tiến triển.
 Tổn thương tại màng não, màng não bị rách gây chảy dịch não tủy hoặc tổ chức não thoát ra
ngoài.
 Tổn thương ở mạch máu gây máu tụ ngoài màng cứng, dưới màng cứng. Tổ chức não bị dập và
chảy máu trong não.
 Ngoài ra còn tổn thương liên quan đến quán tính: Do đầu di động nên não chịu sự tăng tốc, giảm
tốc đột ngột gây ra tổn thương trục lan tỏa làm bệnh nhân hôn mê kéo dài, triệu chứng lâm sàng
không tương xứng với cận lâm sàng (nặng nề hơn).
Tổn thương thứ phát
Máu tụ trong sọ: Do tổn thương mạch máu xảy ra ngay sau khi tai nạn hoặc thứ phát sau khi tai nạn xảy
ra. Máu chảy ra bị tích tụ lại, gây ra một khối choán chỗ trong sọ, làm tăng áp lực nội sọ, gây tổn thương
tế bào năo. Có nhiều hình thức máu tụ: Gồm máu tụ ngoài màng cứng: Thường do chảy máu từ đường vỡ
xương sọ hoặc tổn thương mạch máu màng não, gây khối máu tụ giữa xương và màng cứng (Thể lâm
sàng: Máu tụ ngoài màng cứng ở trẻ em thường xuất hiện ở ca đẻ khó phải can thiệp thủ thuật kéo thai.
Máu tụ ngoài màng cứng ở người già lâm sàng thường không điển hình và tiên lượng nặng). Máu tụ dưới
màng cứng: Thường do tĩnh mạch ở võ não gây ra. Nó có thể kết hợp với đụng dập tổ chức não tạo thành
khối máu tụ dưới màng cứng và ngoài não. Máu tụ trong não được hình thành do tổn thương các mạch
máu nhỏ từ ổ dập não trong nhu mô não.
 Phù não: Tổn thương hàng rào máu não và tổn thương màng tế bào gây ra sự tích tụ nước bất
thường ở tổ chức kẽ và trong tế bào.
 Dãn não thất là hiện tượng do chảy máu làm tắc đường lưu thông của nước não tủy gây ra.
Để đánh giá mức độ tổn thương sọ não, có hai loại được xác định là chấn thương sọ não hở
và chấn thương sọ não kín.
Chấn thương sọ não kín bao gồm tất cả các CTSN có tổn thương sọ não nhưng chưa gây rách
màng cứng (màng bao bọc não), chưa gây thông não bộ với môi trường bên ngoài. Tổn thương
hộp sọ có thể lún sọ, rạn vỡ sọ. Tổn thương não gồm chấn động não, giập não, chèn ép não do
máu tụ, phù não, lún sọ, tràn khí...
Chấn thương sọ não hở bao gồm tất cả các CTSN gây rách màng cứng, khai thông não bộ với bên
ngoài. Loại này gây nguy cơ nhiễm khuẩn não cao.
Ngoài ra còn nhiều cách phân loại khác như theo bản chất tổn thương não, vị trí tổn thương não...

You might also like