You are on page 1of 26

CHẤN THƯƠNG SỌ

NÃO
Thạc sỹ – Bác sỹ: LÊ HOÀNG NHÃ
MỤC TIÊU BÀI GIẢNG
1. Hiểu sơ lược về giải phẫu sọ não
2. Nắm được các thể lâm sàng của CTSN (cơ chế, chẩn đoán,
điều trị)
3. Hình ảnh học cơ bản trong CTSN
SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU HỘP SỌ
NÃO BỘ
NGUYÊN NHÂN
• Tai nạn giao thông.
• Tai nạn lao động.
• Tai nạn sinh hoạt.
• Tai nạn khi có thảm họa.
• Tai nạn bất cẩn.
• Tai nạn do chơi thể thao.
• Chấn thương đầu khi sinh đẻ...
PHÂN LOẠI CTSN

• Chấn thương sọ não kín:


+ Có tổn thương sọ não nhưng chưa gây rách màng cứng, chưa làm
thông não bộ với môi trường bên ngoài.
+ Tổn thương hộp sọ có thể lún sọ, rạn vỡ sọ, chấn động não, giập não,
chèn ép não do máu tụ, phù não, tràn khí...
• Chấn thương sọ não hở: Gây rách màng cứng, khai thông não bộ với
bên ngoài và có nguy cơ nhiễm khuẩn não cao.
TRIỆU CHỨNG CTSN
• Giảm tri giác (thang điểm Glassgow)
• Dấu thần kinh khu trú (dãn đồng tử, yếu liệt nữa người)
• Dấu vỡ sàn sọ
• Tam chứng cushing
THANG ĐIỂM GLASGOW
• Phân loại:
- 14,15  tỉnh
- 9-13  lơ mơ
- 3-8  mê
CÁC THỂ LÂM SÀNG CTSN

• Chấn động não


• Lõm sọ (kín, hở)
• Vết thương sọ não
• Máu tụ ngoài màng cứng
• Máu tụ dưới màng cứng
• Dập xuất huyết não
• Tổn thương sợi trục lan tỏa
CHẤN ĐỘNG NÃO
• Chấn động não là tổn thương não gây
ra do tác nhân vật lý bên ngoài gây
chấn thương trực tiếp vào đầu, mặt, cổ
như cú va chạm vào đầu hay đầu đập
vào một vật.
• Đây là một dạng chấn thương sọ não
nhẹ, không gây tổn thương thực thể
trên não bộ và có thể hồi phục chức
năng thần kinh nhanh hơn chấn
thương sọ não.
LÕM SỌ
• Lõm sọ kín: lõm sọ (trên lâm sàng và
hình ảnh học) nhưng không có vết
thương da và mô dưới da đầu.
+ Lõm sọ Ping pong: thường gặp ở trẻ
nhũ nhi do xương sọ còn mềm.
+ Vỡ sọ tiến triển: thường xảy ra ở trẻ <
3 tuổi, 2/3 < 1 tuổi. Hầu hết xảy ra trong
vòng 2 tháng sau chấn thương.
• Lõm sọ hở: lõm sọ (trên lâm sàng và
hình ảnh học) và có vết thương da và
mô dưới da đầu.
VẾT THƯƠNG SỌ NÃO
• Vết thương sọ hở là tình
trạng chấn thương làm rách
da đầu, gây vỡ xương sọ và
rách màng cứng khiến cho
khoang dưới nhện thông
thương với môi trường bên
ngoài.
MÁU TỤ NGOÀI MÀNG CỨNG
• Nguyên nhân thường thấy nhất gây
ra máu tụ ngoài màng cứng cấp
tính chủ yếu là do chấn thương đầu
nghiêm trọng.
• Khi gặp chấn thương, xương sọ vỡ và
làm rách các mạch máu và khiến
chúng bị rò rỉ, gây tụ máu trong
khoang ngoài màng cứng.
• Máu tụ nhiều sẽ gây áp lực đến nội
sọ. Nếu không được chữa trị kịp
thời, bệnh nhân có thể bị tổn
thương não, nguy hiểm đến tính
mạng
MÁU TỤ DƯỚI MÀNG CỨNG
• Máu tụ dưới màng cứng (hay còn gọi là xuất huyết
dưới màng cứng), máu hoặc các sản phẩm của máu
sẽ bị tích tụ giữa hai lớp màng nhện và màng cứng ở
não.
• Dựa vào thời gian xuất hiện triệu chứng mà người ta
phân thành:
+ Máu tụ dưới màng cứng cấp tính: Khi máu tụ hình
thành nhanh chóng sau khi bị chấn thương ở đầu, các
triệu chứng có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc trong
vòng vài giờ.
+ Máu tụ dưới màng cứng bán cấp: Khi các triệu chứng
xuất hiện từ 3-7 ngày sau khi bị chấn thương đầu.
+ Máu tụ dưới màng cứng mãn tính: Khi máu tụ từ từ
sau một chấn thương đầu, các triệu chứng có thể xảy ra
2-3 tuần sau khi chấn thương ban đầu.
DẬP XUẤT HUYẾT NÃO
• Dập não là sự dập mô não. Khi xem dưới
kính hiển vi, vùng dập não có thể so sánh
với vết bầm trên cơ thể. Vùng dập não bao
gồm các khu vực não chấn thương hoặc
phù, với máu rỉ ra khỏi động mạch, tĩnh
mạch hoặc mao mạch. Dập não thường
gặp nhất ở vùng nền của phần trước não,
nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí
nào.
• Xuất huyết não là tình trạng máu chảy bên
trong nhu mô não, có thể liên quan đến
các chấn thương não khác, đặc biệt là dập
não
TỔN THƯƠNG SỢI TRỤC LAN TỎA
• Tổn thương sợi trục lan tỏa (DAI) là
một thể tổn thương não do chấn
thương sọ não. Tổn thương não do
chấn thương có thể được phân làm
thể nhẹ, vừa, nặng dựa vào thang
điểm Glasgow
• Tổn thương sợi trục lan tỏa nguyên
phát ảnh hưởng đến đường đi của
chất trắng trong não.
• Hầu hết bệnh nhân DAI được xác
định là nặng và thường có điểm
Glasgow dưới 8.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Priciples of Neurology, 2007
2. Neurology Clerkship Coursebook USA, 2004
3. Thần kinh học lâm sàng và điều trị. NXB Y học, 2001
4. Thần kinh học lâm sàng. NXB Đại học quốc gia TPHCM, 2002
5. Sổ tay lâm sàng thần kinh, 2013
6. Handbook of Neurosurgery, 2019
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Câu 1. Nguyên nhân máu tụ ngoài màng cứng là: (chọn câu đúng)
a. Vết thương rách mạch máu da đầu
b. Do đứt động mạch màng não giữa
c. Do đứt tĩnh mạch liên lạc dưới võ
d. Do đứt tĩnh mạch võ não
Câu 2. Khi nói về máu tụ dưới màng cứng: (Chọn câu sai)
a. Máu chảy ở khoang dưới màng cứng
b. Có 4 thể: tối cấp, cấp, bán cấp và mãn tính
c. Hình ảnh trên CT là trăng lưỡi liềm
d. Giai đoạn bán cấp khó phân biệt trên CT
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Câu 3. Khi nói về vết thương sọ não: (chọn câu sai)
a. Nhu mô não thông với bên ngoài do rách màng cứng
b. Tỉ lệ nhiễm trùng thường thấp
c. Chỉ định phẫu thuật là cần thiết
d. Là một trong những nguyên nhân gây áp xe não
Câu 4. Thang điểm Glasgow: (Chọn câu sai)
a. Thường áp dụng trên bệnh nhân say rượu
b. THấp nhất là 3 điểm, cao nhất là 15 điểm
c. Được dùng để theo dõi tri giác trên lâm sàng
d. Giảm 2 điểm Glasgow có ý nghĩa điều trị
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Câu 5. Câu nào sai khi nói về thăm khám chấn thương sọ não
a. Vỡ sàn sọ giữa thường có dấu kính râm
b. Tam chứng Cushing gồm: mạch chậm, HA tăng, rối loạn
nhịp thở
c. Tổn thương não thường gây dãn đồng tử cùng bên
d. Chỉ b,c đúng
THANK FOR YOUR
LISTENING

You might also like