You are on page 1of 49

ZONA

THÀNH VIÊN NHÓM

• LÊ ANH DŨNG

• NGUYỄN TIỆP ĐAN

• LÊ NGỌC KHẢ HÂN

• NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN


I. ĐẠI CƯƠNG

Zona là một bệnh ngoài da do Varicella-zoster


virus(VZV) có ái tính với da và thần kinh gây
nên
Có đặc điểm gây ra những mụn nước, khu trú
đặc biệt ở một bên cơ thể và đi theo hướng của
dây thần kinh
Tiến triển của bệnh trong phần lớn các trường
hợp là thuận lợi và khi khỏi bệnh không để lại di
chứng
Tuy nhiên bệnh cũng để lại di chứng đáng sợ
dưới dạng nhiều cơn đau rát, khó chịu sau zona

www.website.com
• Đặc điểm sinh vật học của virus: VZV
thuộc nhóm virus Herpes viridae. Nó là
loại virus duy nhất gây nên bệnh thủy đậu
và zona
• Virus lây truyền qua những giọt nước nhỏ
bắn ra từ đường hô hấp và do tiếp xúc
trực tiếp với sang thương. Bệnh đặc biệt
dễ lây đối với người suy giảm miễn dịch
khi tiếp xúc với người bị thủy đậu hoặc
zona
Dịch tể học
Đây là một bệnh thường gặp ở Việt nam và khắp thế giới, ở mọi lứa
tuổi, cả hai giới, các cá thể của tất cả các chủng tộc đều dễ bị như
nhau, 5% ở trẻ dưới 15 tuổi, chủ yếu là người lớn, tần suất bệnh cao
nhất là 5 đến 10 trường hợp trên 1000 người, đối với những người
độ tuổi 60 - 80, bệnh gia tăng cả tần xuất và độ trầm trọng ở những
bn bị suy giảm miễn dịch

www.website.com
II. TRIỆU CHỨNG
LÂM SÀNG

• Thời gian của bệnh thay đổi


từ 7 - 21 ngày.
1. Triệu chứng cơ năng
• Đau luôn luôn có nhưng nhiều hay ít tùy từng người

• Có người đau dữ dội và gây cảm giác nóng bỏng.

• Có khi không đau và mất cảm giác, thậm chí ngứa nhẹ.

• Đau, dị cảm: thường vài ngày trước khi nổi sang thương, tại
vùng da được chi phối bởi hạch thần kinh bởi nhiễm virus.

• Bệnh nhân cảm thấy nóng bỏng, đau nhói, châm chích, tê rần,
từng cơn hoặc liên tục, sờ vùng da thấy tăng nhạy cảm.
1. Triệu chứng cơ năng (tt)
• Rối loạn vận mạch: Da đỏ đôi khi tái đi, mồ hôi có khi
tiết nhiều quá, có khi không có mồ hôi

• Đau thường kèm các dấu hiệu màng não như: nhức đầu,
cứng gáy, Albumin tăng, tế bào tăng, các triệu chứng
này thường mất đi sau khoảng từ 15 - 20 ngày nếu diễn
biến nhẹ, nếu nặng có khi 2, 3, 4 tháng.

• Triệu chứng toàn thân kèm theo với nhiều mức độ khác
nhau (sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi toàn thân).
2. Tổn thương ở da
• Sau khi đau vài ngày.
• Thoạt đầu nổi lên những mảng màu hồng, hơi nề, ranh giới rõ rệt
• Sau vài giờ nổi lên mụn nước to trên mảng màu hồng.
• Mụn nước to bằng hạt gạo, đỗ, ngô, tròn hoặc bầu dục, sắp xếp
rải rác hoặc liên kết, có khi từng đám dính chùm như chùm nho,
có khi lõm giữa, nước màu vàng chanh
• Vài ngày sau đục có mủ, đôi khi lẫn máu, mụn mủ đóng vảy tiết
sau 10 - 15 ngày
2. Tổn thương ở da (tt)

• Vảy bong để lại sẹo trắng xung quanh thâm (giúp chẩn
đoán hồi cứu)
• Rối loạn cảm giác ở vùng da lành cùng phía thương tổn
• Đôi khi có vài mụn nước lưu vong
• Hãn hữu cũng có thể có mụn nước lưu vong ở phía đối
diện
2. Tổn thương ở da (tt)

• Viêm hạch lân cận xuất hiện rất sớm trước hoặc sau tổn
thương da, sốt cao

• Đôi khi liệt nhẹ ngoại biên, rối loạn thần kinh thực vật,
rối loạn sắc tố

• Khu trú: dạng thẳng thường một bên cơ thể, dọc theo
dây thần kinh, trên mảng lưng hoặc nửa mặt.
3. Đặc điểm lâm sàng của dôna ở người nhiễm
HIV/ AIDS

• Tổn thương kéo dài trên một tháng

• Ở người trẻ tuổi

• Tổn thương ở hai bên

• Tổn thương có khuynh hướng loét có mụn


nước lưu vong

• Những trường hợp này phải gởi làm xét


nghiệm về HIV.
4. Tiến triển:
• Thường lành tính từ khi khởi phát cho đến khi
khỏi hoàn toàn từ 10 ngày đến 5 tuần
• Nếu tất cả mụn nước mọc trong 24 giờ tiến triển
bệnh ngắn từ 2 đến 2 tuần rưỡi
• Nếu mụn nước xuất hiện kéo dài trong một tuần
thời gian khỏi bệnh kéo dài hơn.
• Ở người già trên 50 tuổi, thường kéo dài chứng
đau buốt khó giảm
• Zona gây miễn dịch cho người bệnh suốt đời
III. HÌNH THÁI LÂM SÀNG
Hình thái lâm sàng

2. Zona hoại tử:


Trường hợp những người
1. Zona xuất huyết:
già yếu suy mòn, có
Các đám tổn thương có
bệnh kèm (lymphome,
triệu chứng xuất huyết,
Hodgkin, leucemie).
mụn nước chứa đầy máu.
Hoặc bị ngộ độc.
Hình thái lâm sàng (tt)
• Zona liên sườn và ngực bụng: Vùng thường bị ảnh
hưởng nhất là từ C2 - L2.

• Zona cổ.

• Zona thắt lưng, ngực bụng, sinh dục, đùi, cánh tay.

• Zona mắt: Tổn thương xuất hiện ở trán, mi mắt trên,


phía trong của mắt, cánh mũi và cả niêm mạc mũi
(bệnh nguy hiểm vì các biến chứng ở mặt), đau quanh
hố mắt thường tồn tại lâu dài trong bệnh dôna mắt.
Hình thái lâm sàng (tt)
• Zona dây thần kinh hàm trên hàm dưới tổn thương
khu trú ở vùng da tương ứng và niêm mạc miệng

• Zona của hạch gối: Tổn thương trú ở vành tai, kèm rối
loạn thính giác, rối loạn cảm giác 2/3 trước của lưỡi,
liệt mặt mềm.

• Zona hai bên: Đối xứng, nhiều chỗ và toàn thân, rất
hãn hữu mới thấy.
IV. CẬN LÂM SÀNG
• Dịch từ mụn nước không vỡ là vô trùng.

• Thử nghiệm Tzanck: Quệt đáy tổn thương nhuộm


Giemsa để xác minh có tế bào khổng lồ nhiều nhân
và thể vùi. Đây là xét nghiệm rất có giá trị chuẩn
đoán xác định từ 80 - 100 % trường hợp trong khi
nuôi cấy chỉ xác định từ 60 - 80 %.

• Nhuộm huỳnh quang trực tiếp các tế bào lấy từ đáy


tổn thương ở da.
V. BIẾN CHỨNG

- Xuất huyết: thường có tiên lượng xấu.

- Đau sau zona: Hay gặp ở người già trên 50 tuổi.

- Loét giác mạc: Gây mù.

- Viêm não: thường xuất hiện 2 - 4 tuần sau dôna

- Liệt vận động sau liệt mặt nếu tổn thương dây VII, liệt cơ
hoành nếu tổn thương C2 - C4. Tổn thương ở vùng thắt lưng
cũng có thể gây ra biến chứng giữ nước tương tự như trường
hợp sỏi niệu đạo.
V. BIẾN CHỨNG

- Da: bội nhiễm vi trùng, gây viêm mô tế bào, thương tổn


viêm tấy nhiều, mủ nhiều, lâu lành, có thể để sẹo ( sẹo giảm
sắc tố ) bội nhiễm có thể đưa đến nhiễm trùng huyết.

- Mắt: trường hợp zona mặt, chịu sự phân bố của dây thần
kinh sinh 3, có mí mắt sưng, kết mạc xung huyết, giác mạc
chỉ bị kích thích nhẹ, trường hợp nặng có thể loét giác mạc
đưa đến sẹo giác mạc về sau nguy hiểm hơn là khi có thương
tổn nội nhãn cầu có thể mù mắt.
V. BIẾN CHỨNG

Thần kinh: đau sau dôna hay gặp nhất, đau còn tồn tại khi
tổn thương da đã lành, hay gặp ở người già, zona mắt, zona
đau nhiều, đau sau zona có thể là cảm giác nóng bỏng tự
nhiên liên tục, có thể là đau nhói từng cơn hoặc chỉ là rối
loạn cảm giác khi có kích thích nhẹ. Đa số bệnh nhân các
triệu chứng này sẽ biến mất sau vài tháng, một số bệnh nhân
triệu chứng này kéo dài hàng năm.
VI. CHẨN ĐOÁN
1 Chẩn đoán xác định:
Các trường hợp điển hình dễ, dựa vào lâm sàng:

- Đau nhức, buốt, ngứa.

- Mụn nước dính chùm.

- Vị trí một bên cơ thể, đứng thành dải thẳng dọc theo dây
thần kinh.

- Sưng hạch bạch huyết tương ứng.

Những trường hợp không điển hình, khó cần phải dựa vào
cận lâm sàng.
2. Chẩn đoán phân biệt:
Thủy đậu: Cần chuẩn
đoán phân biệt với thể
toàn thể của dôna song
ở bệnh nhi không có
hạch, bạch cầu hạ,
không có tổn thương
hoại tử hoặc xuất
huyết, tổn thương mụn
nước bọng nước lõm ở
giữa có một điểm chấm
đen.
2. Chẩn đoán phân biệt:
Herpes Simplex:
Tổn thương ở niêm
mạc và bán niêm
mạc, đau ít, tái
phát nhiều, không
hạch, tiêm truyền
giác mạc thỏ (âm
tính)
2. Chẩn đoán phân biệt:

• Viêm da tiếp xúc: Cách phân bố thương tổn


với tính chất cấp tính, giới hạn thương tổn
tương ứng dị nguyên tiếp xúc.

• Chàm, chốc, duhring – brocq


VII. ĐIỀU TRỊ
1. Tại chỗ

Các trường hợp Dôna thể nhẹ, không biến chứng.

- Làm khô mụn nước, ngăn cản nhiễm trùng thứ phát. Bôi
dung dịch màu: Eosin 2%, Nitrat bạc 2%, Milian.

- Hồ nước: bôi khi thương tổn là mụn nước.

- Tránh dùng thuốc Corticoide


2. Toàn thân
2.1.Điều trị nguyên nhân:

Liều dùng ở người bình thường không suy giảm miễn dịch là:

- Acyclovir 3-4g/ngày,

- Valacyclovir 0,5g x2-3 viên /ngày;

- Famcyclorvir 250mg x 3 viên ngày.

Dùng trước 72 giờ kể từ lúc bắt đầu nổi ban da.

Trẻ em: Acyclovir 20 mg/kg × 4 lần/ ngày × 7 ngày.


2.2. Điều trị triệu chứng
- Vitamin nhóm B: Vitamin B1, B2 × 2viên/ ngày.

- An thần: Seduxen 5mg × hai viên/ngày. Uống lúc 20 giờ.

- Giảm đau: paracetamol 2g/ ngày; amitryptiline 12,5mg /tối, sau


dó tăng dần liều.Gabapentine 150mg/tối, sau đó tăng dần liều,
pregabaline 50-150mg/tối.

- Corticoide: 0,5 - 1mg/ kg/ 24 giờ giảm dần trong 3 tuần dùng
điều trị đau sau dôna cho người trên 50 tuổi. Hiện nay ít dung.

- Kháng Histamin: Chlopheniramin 4 mg × 2 viên/ ngày…


2.3. Điều trị biến chứng
- Bội nhiễm: chăm sóc tại chỗ + kháng sinh uống phổ rộng theo
kháng sinh đồ. Đau sau zona rất khó điều trị, cần chuyển lên
tuyến chuyên khoa.

- Trường hợp zona mắt cần hội chuẩn chuyên khoa Mắt, sát
khuẩn mắt (rửa bằng Argyrol 1%, băng kín mắt không được dùng
corticoide. Bệnh nhân được theo dõi thường xuyên hàng ngày cả
sau khi phát ban vì có khả năng là viêm giác mạc phát hiện
muộn.
VIII. PHÒNG BỆNH
PHÒNG BỆNH ZONA
- Bệnh dễ chuẩn đoán và điều trị, nhưng có thể có biến chứng nặng, có
thể bị tàn phế (mù lòa).

- Xử trí đúng các trường hợp để

+ Điều trị sớm.

+ Gởi làm xét nghiệm về HIV những trường hợp dôna lan tỏa 2 bên,
bệnh kéo dài, ở người trẻ tuổi, có loét.

- Phát hiện những trường hợp đau sau zona để gởi lên tuyến trên.

- Tuyên truyền phổ thông việc phát hiện bệnh sớm để điều trị sớm,
ngăn ngừa tối đa đau sau zona và phòng tái phát.
THANK YOU
FOR YOUR ATTENTION

You might also like