You are on page 1of 5

1.3.

8 Phác đồ chẩn đoán và điều trị bệnh Zona (Quy trình thiết yếu của
chuyên ngành)

Nhóm tài liệu: Bộ hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn chuyên ngành Da liễu
PHÁC ĐỒ/ HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ZONA
MÃ VĂN BẢN: VMEC_CM92 NGÀY PHÁT HÀNH LẦN ĐẦU:

15/07/2013 NGÀY PHÁT HÀNH: 26/08/2020 NGÀY HIỆU CHỈNH: 15/08/2020

ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG: Khoa Da liễu NGÀY HIỆU CHỈNH TIẾP THEO: 08/2023

17. Định nghĩa:

-Bệnh là tình trạng nhiễm trùng da với biểu hiện là nổi các ban da đỏ, sau đó nổi mụn nước, bọng
nước tập trung thành đám, thành chùm trên nền da đỏ, thường phân bố ở 1 bên cơ thể, dọc theo dây
thần kinh ngoại biên chi phối; do sự tái hoạt của virus Varicella zoster (VZV) tiềm ẩn ở rễ thần kinh
cảm giác cạnh cột sống. Bệnh hay gặp ở những người già, những người suy giảm miễn dịch, đặc biệt
ở người nhiễm HIV/AIDS. Nhưng cũng gặp ở mọi lứa tuổi và người có sức khỏe bình thường

18. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:

2.1- Căn nguyên: Căn nguyên là một virus hướng da và thần kinh có tên là Varicella zoster virus
(VZV), thuộc họ virus herpes, và cũng chính là virus gây bệnh thủy đậu.

2.2-Bệnh sinh: Ở người đã mắc bệnh thủy đậu, sau khi khỏi, một số ít virus tồn tại trong các hạch
thần kinh cảm giác cạnh cột sống dưới dạng tiềm tàng, im lặng. Khi gặp điều kiện thuận lợi (các yếu
tố khởi động) như suy giảm miễn dịch (suy giảm về thần kinh và thể lực, người già yếu, dùng thuốc
ức chế miễn dịch, các bệnh về máu, đái tháo đường), bệnh tạo keo (đặc biệt là bệnh lupus ban đỏ),
stress, điều trị tia xạ, ung thư, HIV/AIDS..., virus sẽ tái hoạt, nhân lên và lan truyền gây viêm lan toả
và viêm dây thần kinh. Đồng thời virus lan truyền ngược chiều đến da, niêm mạc và gây tổn thương.

3. Chẩn đoán (nên có tiêu chuẩn chẩn đoán)

Chẩn đoán xác định: chủ yếu dựa vào lâm sàng.

- Lâm sàng:
+ Tiền triệu: Có thể bệnh khởi đầu với các cảm giác bất thường trên một vùng da như bỏng, nóng rát,
châm chích, tê, đau, nhất là về đêm, hiếm gặp hơn là dị cảm ở một vùng hoặc nhiều dây thần kinh chi
phối từ 1-5 ngày trước khi có triệu chứng nổi mụn nước ở da.
+ Khởi phát: khoảng nửa ngày đến một ngày sau, trên vùng da có dấu hiệu tiền triệu xuất hiện những
mảng đỏ, hơi nề nhẹ, đường kính khoảng vài cm, gờ cao hơn mặt da, sắp xếp dọc theo đường phân bố
thần kinh và dần dần nối với nhau thành dải, thành mảng
+ Toàn phát:
 Triệu chứng da: Nổi mụn nước trong, kích thước 0,1-0,5 cm đường kính, dính thành chùm như
chùm nho trên nền da đỏ, thường sắp xếp theo đường phân bố thần kinh ngoại biên, thường bị 1
bên của cơ thể như 1 bên đầu, 1 bên mặt, một bên liên sườn, một bên chân, tay…
 Toàn thân:
o Triệu chứng cơ năng: đau có thế xuất hiện trước khi có tổn thương da, mức độ dau tùy từng
bệnh nhân như đau rát, đau nhói, giật từng cơn
o Hạch bạch huyết vùng sung to
o Sốt, đau đầu
+ Đau sau zona (post herpetic neuralgia-PHN): là hiện tượng đau dai dẳng kéo dài sau 3 tháng, thậm
chí hàng năm với biểu hiện đau nhạy cảm, rát bỏng, đau âm ỉ hay đau nhói như dao đâm ở vùng da
tổn thương zona đã lành sẹo. Bệnh thường xuất hiện ở người già, người suy giảm miễn dịch…và
không được điều trị thuốc kháng virus sớm. Nguyên nhân: do VZV gây viêm, hoại tử và xơ hóa các
đầu mút thần kinh.
4. Các xét nghiệm:

- Xét nghiệm tế bào Tzanck: thấy các tế bào gai lệch hình và tế bào đa nhân khổng lồ.
- PCR -VZV với bệnh phẩm trong dịch và các mô.
- Nuôi cấy virus: thường ít thực hiện.
- Phản ứng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp ( DFA )
- Sinh thiết da: thường ít thực hiện, được tiến hành nếu lâm sàng không điển hình.
- Xét nghiệm HIV trong các trường hợp thương tổn da lan tỏa rộng khắp cả 2 bên cơ thể.
5. Phác đồ điều trị:

5.1 Tại chỗ: Bôi kem kháng sinh tại chỗ như Acid Fucidic 2% (Fucidin cream) hoặc Mupirocine 2%
(Bactroban cream).
5.2 Toàn thân: Thuốc uống.
Điều trị bệnh zona bằng thuốc kháng virus sớm trong vòng 72 giờ đầu có hiệu quả hơn.
- Acyclovir: 800mg X 4lần/ngày, cách mỗi 4-5 giờ một lần, uống trong 7-10 ngày. Trẻ em < 2 tuổi uống
nửa liều người lớn.
- Hoặc Famciclovir 500mg X 4lần/ngày, cách mỗi 8 giờ một lần, uống trong 7 ngày ·
- Hoặc Valacyclovir 1000mg mỗi 8 giờ (3 lần mỗi ngày) x 7 ngày.
(người già và suy thận giảm 1/2 liều).
- Ngoài ra: kháng sinh chống bội nhiễm ( nếu có bội nhiễm ); giảm đau, kháng viêm, an thần, vitamin
nhóm B liều cao.
- Thuốc giảm đau nếu có đau nhức: Paracetamol, các thuốc kháng viêm Non-steroid (NSAID), codein,
Tramadol .
- Corticoid: có tác dụng giảm viêm dây thần kinh, nên nhiều tác giả cho rằng thuốc có tác dụng giảm đau
sau zona. Có thể chỉ định phối hợp với thuốc kháng virus trong các trường hợp Zona mắt, có thương tổn
dây thần kinh mặt (Hội chứng Ramsay-Hunt)
- Vitamin 3B (Neurobion) x 02 viên/ngày.
- Phong bế dây thần kinh dưới hướng dẫn của SA khi các biện pháp điều trị khác không hiệu quả.

5.3 Điều trị đau thần kinh sau Zona dùng các loại thuốc giảm đau thần kinh:
-Amitriptyline 25 mg, liều 1-2 viên/ngày phối hợp với:
-Hoặc gababentin 300mg(NEURONTIN), liều 2-3 viên/ngày, có thể tăng liều đến 1500 mg/ngày.
-Hoặc pregabalin 75mg(LYRICA), liều 2-3 viên/ngày.
-Opioid.
-Bôi tại chổ Lidocain: Bôi Emla 2% cream tại thương tổn.
-Phong bế dây thần kinh dưới hướng dẫn của SA khi các biện pháp điều trị khác không hiệu quả.

6. Định hướng giải quyết:

- Khám mắt nếu là có bị zona mắt.


- nhập viện điều trị với các trường hợp sau:

 Các trường hợp nặng tổn thương rộng, đau nhiều, già yếu.
 Theo dõi zona có biến chứng tổn thương mắt, biên chứng viêm não, màng não, viêm phổi, viêm
cơ tim, viêm gan...
7.Tư vấn và giáo dục sức khỏe các vấn đề liên quan đến bệnh

- Khi bị zona cần khám và điều trị sớm trước 72 giờ.


- Không sờ, không chà xát lên thương tổn da.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng thương tổn da.
-Tư vấn phòng bệnh:
+ Tiêm phòng vaccin thủy đậu, Trẻ em cần được tiêm một liều vaccin và người lớn được tiêm hai liều.
+ Tránh tiếp xúc người bệnh bị thủy đậu hoặc zona.
+ Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ TÀI LIỆU LIÊN QUAN

1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh Da liễu. Ban hành và kèm quyết điịnh số 75/QĐ-BYT
ngày 13/01/2015.

2. Bộ môn da liễu – Đại học y Hà Nội - Bệnh học Da liễu -Nhà xuất bản Y học Hà Nội 2017
3. Klaus Wolff, Richard Allen Johnson Fitzpatrick,s Color atlas and synopsis of clinical dermatology –
McGraw Hill medical.com 2009.
4. Thomas P Habif Skin disease – Diagnosis and Treatment, Elsevier Mosby 2005.
5. Mary A Albraecht,MD Clinical manifestations of Herpes zoster virus infection – UpToDate Jun 26,
2012.

NGƯỜI SOẠN THẢO: Trần Văn Sáng

NGƯỜI THẨM ĐỊNH: Trưởng tiểu ban nội

NGƯỜI PHÊ DUYỆT: Phó tổng giám đốc chuyên môn

Ghi chú:
 Văn bản được sửa đổi lần thứ 03, thay thế văn bản “Phác đồ chẩn đoán và điều trị bệnh Zona” –
Mã VMEC_CM92 phát hành ngày 29/06/2020.
SƠ ĐỒ HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ZONA

You might also like