You are on page 1of 49

BỆNH CHUYÊN KHOA

PHẦN MẮT
BỆNH VIÊM KẾT MẠC

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng viêm kết mạc
2. Nêu được tiến triển, biến chứng, điều trị và phòng bệnh viêm kết mạc
1. ĐẠI CƯƠNG
- Viêm kết mạc là nhóm bệnh phổ biến nhất trong số các bệnh về mắt, chúng
chiếm tới 70% trường hợp tới khám ở các phòng khám mắt.
- Nhiều loại viêm kết mạc hay lây lan và thậm chí phát triển thành dịch, ảnh
hưởng rất lớn tới sức khỏe, năng suất lao động.
- Bệnh mắt hột cũng là một trong những viêm kết mạc song do tính chất tổn
thương đặc hiệu và sự đặc biệt về dịch tễ học cho nên được đề cập trong một bài riêng.
2. NGUYÊN NHÂN:
2.1. Do vi khuẩn, virus:
- Ngoại lai: Theo bụi bặm, dụng cụ, tay bẩn ô nhiễm vào mắt.
- Tại ổ kết mạc: Rối loạn cân bằng sinh thái tại chỗ (sử dụng thuốc tra mắt
không đúng chỉ định, nhất là thuốc kháng sinh, sang chấn bội nhiễm thêm).
* Tác nhân lý học: Gió, bụi, khói, các chất axit, kiềm, tia tử ngoại, chất độc hoá
học đều là những tác nhân gây kích thích mạnh gây viêm kết mạc thậm chí tổn thương
cả giác mạc.
2.2. Dị ứng:
-Tăng cảm ứng tức thì: Thường gặp do thuốc, tá dược…
- Tăng mẫn cảm muộn: Viêm kết mạc bọng, viêm kết mạc mùa xuân là những
ví dụ về bệnh ở nhóm này.
3. TRIỆU CHỨNG:
3.1. Triệu chứng cơ năng:
- Ngứa rát cộm.
- Sợ ánh sáng (không nặng lắm).
- Nhiều dử mắt.
- Chảy nước mắt.
- Dịch tễ: Bệnh thường lây lan ở gia đình, cơ quan.
1
3.2. Triệu chứng thực thể:
- Mi sưng nề, có thể mọng đỏ nếu là viêm cấp. Kết mạc cương tụ đỏ trên diện
rộng, mất sắc bóng, dày lên như miếng thạch.
- Kết mạc phù nề và có thể phù qua khe mi (viêm do lậu rất hay gặp dấu hiệu
này). Trên kết mạc cũng thấy các hình ảnh tổn thương cơ bản khác như:
+ Hột: Rõ nhất ở cùng đồ dưới và ở hai góc trong, ngoài của kết mạc mi trên
những hột này có đặc điểm là to, trong, kẹp không vỡ.
+ Gai máu: Thấy rõ hơn ở kết mạc mi, trông như những lấm chấm đỏ, dày chi
chít, nặng hơn có thể có xuất huyết. Gai máu là tổn thương không đặc hiệu của các
viêm kết mạc.
+ Nhú gai: Làm cho kết mạc sần sùi trông như hình ảnh đá lát, thấy rõ ở kết
mạc sụn mi trên trong bệnh viêm kết mạc mùa xuân .
+ Bọng kết mạc: Hay có trong viêm kết mạc dị ứng do sự nề phù khu trú của
kết mạc.
- Dử mắt: Nhiều dử nhưng tuỳ theo tác nhân mà dử có đặc điểm khác nhau:
+ Dử mắt nhiều và loãng, hơi dính thường là của viêm kết mạc cấp do virus.
+ Viêm do tụ cầu có dử màu vàng; viêm do lậu dử mắt giống như mủ.
+ Viêm do liên cầu tan huyết, bạch hầu là những vi khuẩn có độc tính cao
thường gây giãn mạch, tạo màng giả bám chặt vào kết mạc mi khi bóc sẽ chảy máu.
+ Viêm kết mạc mùa xuân dử mắt có đặc điểm là trong, dai, dính, có thể kéo ra
thành sợi…
- Hạch: Ở trước tai, dưới hàm, to bằng hạt lạc, hạt đậu đen, di động, đau.
- Triệu chứng âm tính: Các dấu hiệu này cần được xác định để giúp cho việc
chẩn đoán phân biệt với những bệnh có tổn thương giác mạc:
+ Thị lực không giảm (chú ý lau kỹ dử trước khi đo thị lực).
+ Giác mạc trong.
- Xét nghiệm cận lâm sàng: Cấy khuẩn, soi tươi tiết tố tìm vi khuẩn, xét nghiệm
miễn dịch huỳnh quang tìm virus, xét nghiệm máu thấy bạch cầu Eosinophil tăng
trong viêm dị ứng…
4. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG:
- Nhiều loại viêm kết mạc có xu hướng tự khỏi như viêm kết mạc do virus APC, do
chlamydia, một số viêm kết mạc do dị ứng …

2
- Tuy nhiên có một số loại viêm kết mạc có diễn biến bệnh lý đáng quan tâm như:
+ Viêm kết mạc do cầu khuẩn lậu có thể nhanh chóng chuyển sang viêm loét
giác mạc và tiếp đó là biến chứng thủng nhãn cầu.
+ Viêm kết mạc do virus APC: khoảng một tuần sau thời kỳ khởi phát viêm
kết mạc sẽ xuất hiện viêm giác mạc chấm nông. Bệnh nhân cảm thấy mắt bị kích
thích, chói, chảy nước mắt và giảm thị lực.
+ Viêm kết mạc mùa xuân: nhú gai quá phát ở kết mạc sụn mi trên kết hợp với
các yếu tố bệnh lý khác của tình trạng dị ứng tại mắt gây ra loét trợt nông ở giác mạc.
+ Viêm kết mạc có giả mạc: nếu không được bóc đi và kết hợp dùng thuốc tích
cực thì tình trạng viêm sẽ kéo dài và về sau để lại sẹo nhăn nhúm ở kết mạc ….
5. ĐIỀU TRỊ:
Cần xác định nguyên nhân, tác nhân gây viêm thì việc điều trị mới đạt hiệu quả.
Điều trị chung cho nhiều loại viêm kết mạc:
- Dùng thuốc kháng sinh và thuốc sát trùng:
+ Thuốc nước: Chloromicetin 4%o. Sulfat kẽm 1%o. Sulfaxylum 10-20. Có
thể dùng đơn độc một loại hoặc phối hợp hai loại, nhỏ luân phiên nhiều lần trong ngày
(10 - 20 lần).
- Thuốc mỡ : Tetraxyclin 1%. Gentamicin ...Các thuốc này tra 1lần vào buổi tối
(trước khi đi ngủ)
- Chống viêm:
+ Corticoid dùng dưới dạng thuốc nhỏ mắt hoặc tiêm dưới kết mạc nhưng chỉ
định phải hết sức thận trọng và dùng trong thời gian ngắn (chỉ 3-7 ngày).
+ Một nguy cơ cần được nhắc tới khi dùng corticoid nhỏ mắt kéo dài là gây
giảm sức đề kháng dễ dẫn tới bội nhiễm nấm, vi khuẩn, virus herpes…., những bệnh
rất nguy hiểm cho mắt.
- Các thuốc có tác dụng ổn định dưỡng bào như Lodoxamide, Olopatadin,
Cromoglycate…hoặc kháng thụ cảm thể histamin như Antazoline, Emadastine hoặc
kháng histamin như Naphazoline, Chlopheniramine có tác dụng tốt đối với những
trường hợp viêm kết mạc dị ứng.
- Nâng đỡ cơ thể, tăng tái tạo biểu mô:
- Các vitamin A, B, C dùng đường uống, nhỏ mắt ...
- Băng che để mắt đỡ bị kích thích.
6. PHÒNG BỆNH:
3
- Cách ly người bệnh không cho dùng đồ chung như chậu rửa mặt, khăn mặt.
Khăn mặt của người bệnh cần được giặt xà phòng và phơi nắng.
- Tra thuốc phòng bệnh cho người lành.
- Thầy thuốc: Vệ sinh tay khám và chú ý khử trùng dụng cụ để tránh trở thành
trung gian truyền bệnh.

4
BỆNH VIÊM LOÉT GIÁC MẠC

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng bệnh viêm loét giác mạc.
2. Nêu được cách xử trí và phòng bệnh viêm loét giác mạc.
1. ĐẠI CƯƠNG.
Viêm loét giác mạc là hiện tượng tổ chức giác mạc bị hoại tử, nhũn nát tạo
thành viêm loét thực sự, là một bệnh phổ biến, có tính chất cấp cứu và có thể gây mù
mắt nếu không được xử trí kịp thời.
2. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI
- Do vi khuẩn: lậu cầu, tụ cầu
- Do vi rút: Zona, Herpes
- Do nấm: Candida, do thiếu vitamin A
- Điều kiện thuận lợi: sau chấn thương: bụi, hạt thóc, lá lúa, lá mía, bụi đá mài..
- Do biến chứng của một số bệnh: lông quặm, lông xiên, hở mi, bệnh sởi, thuỷ đậu.
3. TRIỆU CHỨNG:
3.1. Cơ năng
Thông thường loét giác mạc khởi đầu bằng các chấn thương ngoại lai (bụi, dị vật)
làm xước hàng rào biểu mô, do các tác nhân ở ngoài đưa vào gây loét giác mạc.
- Đau nhức mắt, có thể lan ra xung quanh, loét càng nông đau nhức càng nhiều.
- Chói cộm, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, mi mắt nhắm chặt lại.
- Thị lực giảm.
3.2. Khám thực thể:
- Có ổ loét trên giác mạc, có thể hình chấm, hình mảng, hình cành cây, hình bản đồ.
Vị trí có thể ở trung tâm, dìa giác mạc.Trung tâm vết loét lõm xuống, có bờ rõ ràng
chung quanh có thẩm lậu thành bao bọc. Tra Fluoresceine 1% thấy loét bắt màu xanh
lục và có nhiều hình thái khác tuỳ theo tác nhân gây bệnh.
- Trong tiền phòng có thể có mủ, nặng gây thủng giác mạc hoặc viêm mủ toàn bộ.
4. TIẾN TRIỂN, BIẾN CHỨNG:
- Loét do trực khuẩn mủ xanh bệnh tiến triển cực nặng, nhanh chóng gây hoại tử
thủng giác mạc.
- Loét do lậu cầu: tiến triển nhanh, có tính chất lây nhiễm
- Loét do nấm: nặng vì dễ nhiễm khuẩn thứ phát.
5
- Loét do VR nặng vì tính chất tái phát. Sau mỗi đợt tái phát tổn thương giác mạc
nặng thêm, thị lực lại giảm sút.
5. XỬ TRÍ- PHÒNG BỆNH:
5.1. Điều trị:
- Loét do nấm: dùng mỡ Pimaricin 1%
- Loét do Herpes dùng các loại thuốc chuyển hoá
- Do vi khuẩn: dùng kháng sinh toàn thân, tốt nhất là theo kháng sinh đồ
- Loét do trực khuẩn mủ xanh dùng gentamycin tiêm dưới kết mạc, kết hợp tra thuốc
hàng ngày và kháng sinh toàn thân.
- Điều trị sẹo giác mạc
5.2. Phòng bệnh:
- Lao động phải mang kính bảo hộ. Khi bị bụi, dị vật trong mắt nhỏ argyrol 10 %, theo
dõi bệnh nhân 3 ngày, nếu thấy loét xuất hiện chuyển ngay bệnh nhân lên tuyến trên.
- An toàn trong sinh hoạt tình dục phòng lậu mắt.
- Điều trị các bệnh gây biến chứng viêm loét giác mạc.

6
BỆNH GLÔCÔM

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Trình bày được dấu hiệu lâm sàng và chẩn đoán Glôcôm
2. Nêu được cách xử trí và phòng bệnh Glôcôm.
1. ĐẠI CƯƠNG:
- Là một số chứng bệnh của thần kinh thị giác gây ra khi tế bào trong võng mạc
bị tiêu huỷ theo chiều hướng đặc biệt.
- Tuy hiện tượng tăng nhãn áp là nguy cơ tạo bệnh glôcôm, không phải ai có
nhãn áp cao cũng bị bệnh này. Nếu không chữa trị, bệnh glôcôm sẽ dẫn đến tình trạng
mù lòa vĩnh viễn.
- Bệnh gây mù cho 5,7% bệnh nhân, là nguyên nhân làm mù lòa đứng thứ 3,
sau đục thủy tinh thể và bệnh đáy mắt.
- Thiên đầu thống là bệnh của mắt có thể làm mất tầm nhìn hoặc bị mù.
- Khi bị Glôcôm thì dịch đóng đầy trong mắt và đè lên phía sau mắt. Áp lực này
tăng làm tổn thương dây thần kinh thị giác và làm mất tầm nhìn. Tầm nhìn ngang
bị ảnh hưởng trước tiếp theo là tầm nhìn phía trước.
2. NGUYÊN NHÂN
- Có người trong gia đình bị tăng nhãn áp
- Bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim hoặc suy tuyến giáp
- Bị cận thị
- Bị thương nơi mắt, vài phẫu thuật về mắt hoặc viêm mắt mãn tính
- Dùng thuốc nhỏ mắt có corticoid trong thời gian dài
- Trên 60 tuổi
3. TRIỆU CHỨNG:
3.1. Glôcôm góc đóng nguyên phát
- Triệu chứng cơ năng:
+ Đau nhức: nhức đầu, nhức mắt
+ Nhìn mờ
+ Nhín ánh sáng thấy quầng sáng nhiều màu sắc
+ Buồn nôn và nôn
- Triệu chứng thực thể:

7
+ Nhãn áp cao trên 35 mmHg –> gây phù giác mạc. Giác mạc mờ, mất bóng,
thị lực giảm.
+ Cương tụ rìa
+ Đồng tử giãn méo và mất phản xạ ánh sáng
+ Tiền phòng nông, thủy dịch vẩn đục nhẹ
+ Soi góc tiền phòng: đóng góc, dính góc.
3.2. Glôcôm góc mở nguyên phát
- Triệu chứng cơ năng
+ Xuất hiện âm thầm, tiến triển chậm, không đau
+ Thường xảy ra ở 2 mắt
- Triệu chứng thực thể
+ Nhãn áp: Nhãn áp dao động, có thể tăng từng lúc
+ Soi đáy mắt và đo thị trường: rất quan trọng để chẩn đoán và theo dõi bệnh
+ Tổn hại gai thị: Lõm teo gai, mạch máu dạt về phía mũi.
+ Soi góc tiền phòng: góc mở
4. ĐIỀU TRỊ
- Thuốc nhỏ mắt là cách chữa trị nhanh chóng nhất cho bệnh tăng nhãn áp.
- Điều trị nội khoa: bao gồm thuốc uống, nhỏ mắt, chữa trị bằng tia laze. Khi bị
bệnh glôcôm thì phải chữa trị trong suốt cuộc đời.
- Phẫu thuật: Áp dụng Glôcôm góc đóng, điều trị nội khoa không kết quả. Thuốc
sau mổ là những thuốc tra mắt thuộc nhóm kháng sinh (oflovid, tobrex, cebemycin...),
thuốc chống viêm steroid hoặc không steroid (maxitrol, indocollyre...). 3 - 6 lần/ngày.
- Kháng sinh đường uống.
- Bệnh nhân cần dùng thường xuyên các thuốc tăng cường tuần hoàn (giloba,
tanakan...), thuốc bảo vệ thành mạch (rutin C), các vitamin nhằm tăng nuôi dưỡng cho
các sợi thần kinh thị giác
5. PHÒNG BỆNH
- Tập thể dục thường xuyên, tránh stress, nghỉ ngơi hợp lý
- Hạn chế dùng chất cafein, kiểm soát bệnh tiểu đường, tăng huyết áp…
- Khám sức khỏe, khám mắt định kỳ.
- Mang đồ bảo vệ mắt trong khi làm việc hoặc chơi thể thao để ngăn ngừa bị
thương nơi mắt.

8
BỆNH CHẮP - LẸO - MỘNG MẮT

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Nêu được các dấu hiệu cơ bản chẩn đoán chắp, lẹo, mộng mắt.
2. Nêu được cách xử trí chắp, lẹo, mộng mắt.
NỘI DUNG
1. CHẮP
Là quá trình viêm mạn tính do các ống dẫn tuyến Meibomius bị tắc, tạo nên
một khối u cứng bằng hạt đậu nhỏ hoặc bằng hạt ngô, xuất hiện ở mi trên nhiều hơn
mi dưới.
1.1. Triệu chứng
- Cảm giác vướng khi chớp mắt, không gây hiện tượng viêm, không đau nhức
- Kết mạc mi có thể phù nề, da hơi đỏ
- Tiến triển to dần hoặc to lên lại bé lại
- Nếu nhiễm khuẩn biểu hiện giống lẹo
1.2. Điều trị
Điều trị phẫu thuật khi chắp không thu nhỏ
2. LẸO
Là một viêm nhiễm cấp diễn tuyến bờ mi, do vi khuẩn chủ yếu do tụ cầu. Là bệnh
hay tái phát.
2.1. Triệu chứng.
- Bờ mi sưng tấy tại một điểm, chạm vào đau chói
- Xung quanh lẹo phù nề, sưng đỏ
- Nếu kéo dài nhiều ngày lẹo tập trung thành mủ.
2.2. Điều trị.
- Khi lẹo mới hình thành: có thể chườm nóng hàng ngày nhiều lần hoặc chạy điện
sóng ngắn
- Áp dụng đông y châm cứu
- Uống kháng sinh kết hợp
- Khi lẹo thành mủ cần chích nặn ra hết ngòi mủ
3. MỘNG MẮT.

9
Là một tổ chức tân tạo ở kết mạc nhãn cầu, thường phát triển ở hai góc mắt lan dần
vào giác mạc. Có 2 loại
- Mộng tiến triển: đầu mộng như răng cưa, nếu thân mộng dày, có nhiều mạch máu
thì khả năng tái phát càng nhiều.
- Mộng xơ: đầu mộng tròn đều, trắng đục.
- Điều trị phẫu thuật khi mộng đã xâm lấn vào giác mạc>2mm.
- Thuốc nhỏ mắt bôi trơn, nước mắt nhân tạo hoặc thuốc mỡ.
- Sử dụng thường xuyên thuốc nhỏ mắt làm co mạch.
- Thuốc nhỏ mắt có steroid làm dịu viêm dùng trong thời gian ngắn.
Để phòng bệnh và hạn chế sự phát triển mộng mắt nên sử dụng kính mỗi khi đi ngoài
trời, tránh gió bụi, ánh nắng vào mắt. Hàng ngày nên sử dụng nước muối sinh lý hoặc
nước mắt nhân tạo để rửa mắt và dinh dưỡng mắt.

10
BỆNH ĐỤC THỂ THUỶ TINH

A. MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Trình bày được triệu chứng, chẩn đoán bệnh đục thuỷ tinh thể.
2. Nêu được cách theo dõi, xử trí bệnh đục thuỷ tinh thể.
B. NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG:
Bình thường thể thuỷ tinh là một thấu kính lồi hai mặt, trong suốt, đảm nhận
chức năng hội tụ ánh sáng vào võng mạc. Khi tình trạng trong suốt này mất đi, thể
thuỷ tinh sẽ chuyển màu mờ đục và ánh sáng rất khó đi qua. Bệnh nhân sẽ bị mờ mắt
và cuối cùng là mù loà.
Đục thể thuỷ tinh là nguyên nhân đứng hàng đầu trong số các bệnh gây mù loà
cho nhân loại nhưng đây là loại mù có thể chữa được.
Nhiều yếu tố căn nguyên khác được nêu ra là: sự lão hoá của các ty lạp thể, rối
loạn nồng độ ion Na+, Ca++, K+, rối loạn nồng độ axít ascorbic, glutathion…
2. PHÂN LOẠI ĐỤC THỂ THỦY TINH THEO CĂN NGUYÊN
2.1. Đục thể thuỷ tinh do tuổi già.
Loại này còn được gọi là đục thể thuỷ tinh lão suy. Đây là nguyên nhân đục thể
thuỷ tinh thường gặp nhất ở người tuổi trên 65. Tuổi càng cao thì thể thuỷ tinh càng
tăng độ dày, tăng trọng lượng và kém đàn hồi.
2.2. Đục thể thuỷ tinh do chấn thương.
2.3. Đục thể thuỷ tinh do bệnh lý.
2.4. Đục thể thuỷ tinh bẩm sinh - đục thể thuỷ tinh ở trẻ em.
2.5. Đục thể thuỷ tinh do các nguyên nhân khác
3. KHÁM BỆNH ĐỤC THỂ THỦY TINH
3.1. Hỏi bệnh:
Triệu chứng chủ quan của đục thể thuỷ tinh rất nghèo nàn. Bệnh nhân thường chỉ
phàn nàn vì giảm thị lực. Ở giai đoạn rất sớm của bệnh có thể có dấu hiệu ruồi bay.
Trên bệnh nhân cao tuổi, triệu chứng là giảm số kính đọc sách.
3.2. Khám bệnh:
Đục thể thuỷ tinh hoàn toàn chỉ cần nhìn bằng mắt thường cũng thấy. Khi đó
diện đồng tử không còn trong nữa mà là một màu trắng. Đo thị lực có thể chỉ còn ở
mức rất thấp hoặc mức mù loà (đếm ngón tay <3m).
11
4. ĐIỀU TRỊ ĐỤC THỂ THỦY TINH.
4.1. Điều trị nội khoa. Các thuốc rỏ mắt này đều chỉ có giá trị ở giai đoạn sớm của
quá trình đục thể thuỷ tinh và cũng chỉ làm chậm lại quá trình này chứ không làm cho
thể thuỷ tinh khỏi đục hoàn toàn.
4. 2. Điều trị ngoại khoa. Chỉ có phẫu thuật mới có thể chữa khỏi đục thể thuỷ tinh.

12
BỆNH MẮT HỘT

A. MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Trình bày được nguyên nhân, đường lây, triệu chứng bệnh mắt hột.
2. Nêu được tiến triển, biến chứng, điều trị bệnh mắt hột.
3. Truyền thông GDSK trong cộng đồng phòng và chống bệnh đau mắt hột.
B. NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG:
- Mắt hột là một bệnh viêm kết giác mạc lây lan mạn tính. Tác nhân gây bệnh
là vi khuẩn Clamydia Trachomatis nhóm A, B, Ba và C.
- Trong giai đoạn lây bệnh, viêm nhiễm, bệnh thể hiện đặc trưng bằng các hột
kèm theo thẩm lậu lan toả và phì đại gai nhú trên kết mạc và màng máu trên kết mạc.
- Bệnh mắt hột có thể tiến triển đến khỏi tự nhiên, hoặc đến tình trạng sẹo hoá
kết mạc, giác mạc, có thể gây nên biến chứng lông quặm và lông xiêu.
2. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ:
- Ở Việt Nam:
+ Trước năm 1945 trên 50% dân số mắc bệnh mắt hột hoạt tính.
+ Từ năm 1947-1951 miền Bắc 60%, miền Trung 50% và miền Nam 30%.
+ Sau một thời gian dài với việc xây dựng kế hoạch phòng chống mắt hột, đến
năm 1977 thì tỷ lệ mắc mắt hột hoạt tính khoảng 17%. Tuổi mắc bệnh: ở bất kỳ lứa
tuổi nào, ở trẻ em 6 tháng tuổi có thể bị bệnh mắt hột. Đến nay cơ bản bệnh mắt hột
đã được thanh toán.
- Nguồn lây bệnh:
+ Trực tiếp: Mắt – mắt gặp trong gia đình và nhà trẻ.
+ Gián tiếp: Do ruồi đậu vào mắt người bệnh, sau đó đậu vào mắt người lành.
3. TRIỆU CHỨNG: Các tổn thương cơ bản gặp trong BMH:
- Thẩm lậu: là phản ứng viêm mãn tính gây ra do tế bào limphô, plasmo… làm cho
kết mạc phù dầy, đục, che lấp hệ mạch ở dưới, khi thẩm lậu ở rìa giác mạc làm cho
giác mạc phù lớp nông và đục thường ở rìa trên.
- Hột: là những tổ chức hình tròn, hơi nổi lên trên bề mặt kết mạc, hay ở rìa giác mạc,
màu trắng xám, mạch máu vây quanh và bò lên trên mặt hột. Thực chất là phản ứng
miễn dịch của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh, tạo nên do tụ tập tế bào lymphô, ở
giữa là một trung tâm sinh sản tích cực, bao quanh là tế bào plasmo….
13
- Nhú gai: là những khối có hình đa giác, màu hồng, có 1 trục mạch máu ở giữa, toả
ra các mao mạch ở xung quanh. Thực chất là sự giãn mạch, tăng sinh các mao mạch
và thâm nhiễm các tế bào viêm.
- Sẹo: điển hình ở kết mạc sụn mi trên, là những dải xơ trắng hình sao, có nhánh hình
thành dạng lưới. Đây là tổn thương chứng tỏ BMH đã tiến triển lâu.
4. BIẾN CHỨNG
- Biến chứng bộ lệ : Hẹp và tắc ống dẫn lệ, Viêm túi lệ, Viêm tuyến lệ, Khô
mắt.
- Biến chứng mi mắt: Hẹp khe mi, lông quặm, lông xiêu, màng máu biến chứng
lên giác mạc.
- Biến chứng kết mạc: Hẹp cùng đồ kết mạc, dính mi cầu.
- Biến chứng giác mạc: Màng máu giác mạc, sẹo giác mạc gây mờ mắt và loạn
thị, loét giác mạc.
5. ĐIỀU TRỊ.
5.1. Phác đồ điều trị nội khoa
- C. Trachomatis nhạy cảm với một số kháng sinh như Erythromycin,
Rifamycine, Sulfamide, Tetracyline, Azithromycin, Roxithromycin, Doxycyline.
- Tra mỡ Tetracyline 1% liên tục ngày 2 lần, từ 3-6 tháng.
- Tra mỡ Tetracyline 1% ngày 2 lần trong 10 ngày đầu của tháng, trong 6 tháng cho
phác đồ điều trị ngắt quãng.
- Có thể nhỏ kèm với thuốc nhỏ có Sulfamide 1-2 lần/ngày.
- Thuốc uống Sulfamide chỉ được sử dụng cho một số trường hợp mắt hột hoạt
tính mạnh, không được sử dụng rộng rãi, có thể dùng liều như sau: 1g x 2 lần/ngày,
dùng 10 ngày, nghỉ 1 ngày, uống thành 3 đợt.
- Azithromycine 20mg/kg/lần.
- Thuốc mỡ Tetracyline 1% dùng 2 lần/ngày trong 6 tuần cho kết quả khỏi bệnh
98%.
5.2. Điều trị ngoại khoa
6. PHÒNG NGỪA
- Vi khuẩn gây bệnh mắt hột rất dễ lây từ nước tiết ra ở mũi, họng, mắt sang
thẳng người khác hay qua đồ dùng như khăn mặt v.v... tăng cường giữ gìn vệ sinh là
cách ngăn ngừa tốt nhất.

14
- Vệ sinh cá nhân: giữ vệ sinh mặt và đôi mắt, rửa mặt bằng nước sạch, không
dùng chung khăn với người mắc bệnh, không để tay bẩn chạm vào mắt, tránh để ruồi
nhặng chạm vào mắt.
- Vệ sinh môi trường: môi trường nước sạch, tiêu diệt ruồi nhặng, vệ sinh nhà
cửa sạch sẽ.

15
PHẦN TAI MŨI HỌNG
VIÊM TAI GIỮA - VIÊM TAI XƯƠNG CHŨM

A. MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Trình bày được dấu hiệu lâm sàng và chẩn đoán viêm tai giữa cấp và mạn tính,
viêm tai xương chũm.
2. Nêu được cách xử trí và phòng bệnh viêm tai giữa, viêm tai xương chũm..
B. NỘI DUNG
1. BỆNH VIÊM TAI GIỮA
1.1. Định nghĩa:
Viêm tai giữa là quá trình viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ - xương chũm và
thường có tạo dịch trong hòm nhĩ. Dịch này có thể nhiễm trùng hoặc vô trùng. Bệnh
hay gặp ở trẻ em (Viêm tai giữa cấp), người lớn (Viêm tai giữa mạn tính).
1.2. Triệu chứng:
1.2.1. Viêm tai giữa cấp mủ: 3 giai đoạn
a. Giai đoạn đầu:
- Có những triệu chứng của viêm mũi họng như sốt, ngạt mũi, sổ mũi, ho…
- Đau tai: Có thể đau nhiều hay đau ít, đau tăng khi kéo vành tai hoặc kéo tóc
vùng quanh tai, thường đau tăng khi nằm. Ở trẻ em biểu hiện bằng lắc đầu, vật vã.
- Soi tai: Thấy màng tai đỏ, xung huyết dọc theo cán xương búa hoặc ở màng
chùng.
b. Giai đoạn toàn phát: Qua 2 thời kỳ
* Thời kỳ ứ mủ:
- Toàn thân:
+ Sốt cao kéo dài 39 - 400 C
+ Thể trạng nhiễm trùng: Mệt mỏi, sút cân, khó ngủ, có thể có co giật hoặc mệt
lả.
+ Rối loạn tiêu hoá thường hay gặp nhất là trẻ nhỏ: Ỉa chảy, phân sống hoặc
đầy bụng, nôn, trớ.
- Cơ năng:
+ Đau tai dữ dội ngày càng tăng, đau sâu trong tai theo nhịp mạch đập. Đau lan
ra sau tai, vùng thái dương, hay vùng hàm cổ.
+ Nghe kém rõ, kèm theo ù tai, chóng mặt.
16
- Thực thể:
+ Màng tai dày lên, mất bóng, mất hình ảnh giải phẫu bình thường như tam giác
sáng, cán búa. Màng tai lúc đầu màu đỏ sẫm, sau bệch ra hoặc màu vàng nhạt, cuối
cùng màng tai phồng lên (sắp vỡ mủ). Nếu phồng toàn bộ màng tai tạo nên hình ảnh
mặt kính đồng hồ. Nếu phồng một phần của màng tai tạo nên hình ảnh vú bò.
+ Ấn nắp tai và vùng sào bào có phản ứng đau.
* Thời kỳ vỡ mủ: Có thể do chích rạch hoặc tự vỡ
- Nếu lỗ thủng màng nhĩ rộng và ở thấp, thoát mủ tốt thì triệu chứng toàn thân và
cơ năng giảm đi rõ:
+ Thể trạng khá lên, sốt giảm và hết hẳn, rối loạn tiêu hoá cũng giảm ngay.
+ Đau tai hết hẳn hoặc dịu dần, đỡ ù tai, hết chóng mặt, nghe kém nhẹ.
- Nếu lỗ thủng màng nhĩ nhỏ hoặc lỗ thủng cao, việc dẫn lưu mủ không tốt thì
các triệu chứng toàn thân, cơ năng còn tồn tại.
- Thực thể: Soi tai thấy
+ Mủ ở ống tai, lúc đầu mủ loãng, màu vàng chanh, sau mủ đặc, màu vàng.
+ Màng nhĩ có lỗ thủng: Nếu mủ tự vỡ thì lỗ thủng nhỏ, bờ dày. Nếu do các
bệnh nhiễm trùng lây, lỗ thủng thường rộng, lan nhanh, có khi thủng toàn bộ màng
nhĩ.
c. Giai đoạn hồi phục:
- Nếu điều trị đúng, kịp thời màng nhĩ liền tốt, không để lại sẹo.
- Nếu không điều trị đúng có thể dẫn đến nhiều biến chứng phức tạp.
1.2.2. Viêm tai giữa mạn tính mủ:
- Chảy mủ là triệu chứng quan trọng nhất, mủ thường đặc, có thể loãng, nhưng
lổn nhổn. Mủ màu vàng hoặc xanh bẩn, có lẫn máu. Mủ thường chảy liên tục, lúc
nhiều, lúc ít, mùi thối.
- Nghe kém ngày càng nặng.
- Đau tai ít gặp, ù tai, chóng mặt.
- Soi tai thấy lỗ thủng màng nhĩ khá rộng, bờ lởm chởm không đều, đáy lỗ thủng
thường lùi sùi không nhẵn, có chỗ lộ xương. Có thể thủng toàn bộ màng nhĩ, có thể
thấy polip.
1.3. Biến chứng:
- Viêm tai mạn, áp xe tai.
- Viêm màng não, áp xe não, viêm tĩnh mạch bên.
17
1.4. Điều trị:
1.4.1. Viêm tai giữa cấp mủ:
* Giai đoạn đầu:
- Kháng sinh uống: amoxycilin, cefalor, moxicolax, cortrimoxazole,
erythromycin, sulfasoxazol, cefixime.
- Nếu dùng kháng sinh không thuyên giảm chuyển bệnh nhân lên tuyến chuyên
khoa chích rạch màng nhĩ hoặc phẫu thuật.
- Nhỏ mũi bằng dung dịch Natri clorid 0,9% và các thuốc sát trùng nhẹ như
argyrol 1%, sulfarin…
- Hạ sốt, giảm đau khi cần.
* Thời kỳ ứ mủ:
- Căn bản chích rạch màng tai kịp thời, đúng cách, chích ở 1/4 sau dưới của màng
tai.
- Sau khi chích rạch, đặt bấc dẫn lưu mủ và làm thuốc tai hàng ngày.
* Thời kỳ vỡ mủ: Căn bản là làm thuốc tai.
- Tại bệnh viện: Hàng ngày lau hút sạch mủ, đặt bấc sạch có thấm kháng sinh.
- Tại nhà: Tự rửa bằng nước oxy già 6 đơn vị thể tích, hoặc nước muối sinh lý,
sau đó lau khô, nhỏ tai bằng các thuốc sát trùng, thuốc làm săn niêm mạc như corti
phenicol, cồn Boric…
1.4.2. Viêm tai giữa mạn tính mủ:
- Chủ yếu điều trị nguyên nhân: Điều trị các ổ viêm ở vùng mũi họng, nạo VA.
- Làm thuốc tai: Lau hoặc hút sạch mủ ở tai, sau đó rửa tai bằng thuốc sát trùng
và thuốc làm săn niêm mạc.
- Tuỳ theo mức độ tổn thương có thể điều trị bảo tồn hay ngoại khoa.
2. VIÊM TAI XƯƠNG CHŨM
2.1. Nguyên nhân: Do viêm tai giữa cấp nhiễm trùng hoặc sức đề kháng giảm.
2.2. Triệu chứng:
- Toàn thân: Đột nhiên sốt cao, kéo dài, thể trạng mệt mỏi, dấu hiệu nhiễm trùng
rõ.
- Cơ năng:
+ Đau tai tăng lên dữ dội, đau buốt, tức rất khó chịu, đau lan ra vùng thái dương.
+ Đau nửa đầu hoặc vùng thái dương bên tai bệnh.

18
+ Chảy mủ tai nhiều hơn, mủ đặc, mùi thối khẳn. Có thể mủ chảy ít hoặc ngừng
do bị bít tắc.
+ Nghe kém tăng lên rõ.
+ Có thể ù tai, chóng mặt.
- Thực thể:
+ Vùng xương chũm, nề, tấy đỏ, ấn có phản ứng đau rõ.
+ Soi tai thấy lỗ thủng màng nhĩ rộng, bờ sát xương, đáy sùi bẩn. Thường thấy
dấu hiệu điển hình: Sụp thành sau trên ống tai.
- Chụp phim Schuler thấy tổn thương xương chũm.
2.3. Biến chứng:
- Viêm màng não, áp xe não.
- Viêm tắc tĩnh mạch bên, viêm xương đá.
- Liệt dây thần kinh mặt.
2.4. Điều trị:
- Làm thuốc tai.
- Điều trị ngoại khoa.

19
DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ

A. MỤC TIÊU HỌC TẬP:


1. Mô tả được triệu chứng của người bệnh dị vật đường thở.
2. Nêu được cách xử trí dị vật đường thở.
B. NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG:
- Ở Việt Nam dị vật đường thở hay gặp ở trẻ em hơn người lớn.
- Dị vật đường thở thường là do thức ăn như xương cá, hạt ngô, hạt lạc... Ngoài
ra còn gặp dị vật là chất vô cơ, kim loại như: khuy áo, cặp tóc, ghim, đuôi bút máy...
Những dị vật này xâm nhập vào đường hô hấp ở thanh, khí, phế quản. Đây là một tai
biến nguy hiểm có thể gây chết người nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.
2. NGUYÊN NHÂN:
- Do trẻ em có thói quen ngậm thức ăn, các hạt hay đồ chơi trong miệng. Người
lớn có thói quen ngậm dụng cụ khi làm việc... đó là điều kiện thuận lợi để dị vật vào
đường thở trong thì hít mạnh, sâu và đột ngột, sau một cơn cười, khóc hay quá ngạc
nhiên, quá sợ hãi...
- Do tai biến ở một số phẫu thuật như nạo VA, gây mê, nội soi làm rơi răng giả
vào đường thở.
- Ngoài ra còn do bố mẹ cho trẻ uống thuốc không đúng cách, sặc bột...
3. LÂM SÀNG:
3.1. Hội chứng xâm nhập: rất có giá trị chẩn đoán.
Sau khi dị vật rơi vào đường thở, qua thanh môn sẽ xảy ra 2 phản xạ cùng một lúc:
phản xạ co thắt thanh quản, phản xạ ho để tống dị vật ra. Nên bệnh nhân có biểu hiện
hội chứng xâm nhập, biểu hiện:
- Ho sặc, khó thở thanh quản cấp gây tím tái, vã mồ hôi, co kéo cơ hô hấp, có thể
gây tắc thở, chảy nước mắt, nước mũi, đái dầm.
- Hội chứng xâm nhập diễn ra trong vài phút. Sau đó có 3 khả năng xảy ra:
+ Nếu dị vật bắn ra ngoài, bệnh nhân trở lại bình thường (hiếm gặp).
+ Nếu dị vật gây tắc đường thở sẽ đưa đến tử vong.
+ Nếu dị vật qua được thanh môn, cơn khó thở, tím tái sẽ qua đi và tuỳ theo vị
trí dị vật mắc lại sẽ có hội chứng định khu khác nhau.
3.2. Hội chứng định khu:
20
* Dị vật thanh quản:
- Sau hội chứng xâm nhập bệnh nhân có khó thở thanh quản ở các mức độ khác
nhau như khàn tiếng, ho ông ổng như chó sủa.
- Thỉnh thoảng có cơn co thắt thanh quản, làm bệnh nhân khó thở thêm và rất dễ
tử vong.
* Dị vật khí quản: Do kích thước dị vật thường nhỏ hơn đường kính lòng khí quản
nên dị vật thường di động và triệu chứng diễn biến theo sự di động của dị vật. Biểu
hiện:
- Sau hội chứng xâm nhập các triệu chứng tạm thời ổn định, thỉnh thoảng có cơn
khó thở kịch phát, co kéo cơ hô hấp, tím tái.
- Nếu dị vật sắc nhọn cắm vào lòng khí quản thì bệnh nhân có cảm giác đau
xương ức và khó thở kiểu hen.
- Do dị vật nhỏ hơn khí quản nên lúc di động lên khí quản, lúc xuống phế quản,
các triệu chứng ít có giá trị chẩn đoán định khu.
* Dị vật phế quản:
- Dị vật phế quản thường gặp ở phế quản gốc phải vì nó thẳng và rộng hơn phế
quản trái. Triệu chứng phụ thuộc vào bản chất dị vật, vị trí mắc, thời gian mắc... biểu
hiện triệu chứng khác nhau.
- Sau hội chứng xâm nhập bệnh nhân tạm thời ổn định cho đến khi xuất hiện triệu
chứng nhiễm trùng thứ phát: viêm phế quản phổi, áp xe phổi…
4. CHẨN ĐOÁN:
4.1. Chẩn đoán xác định:
- Lâm sàng: Hội chứng xâm nhập, hội chứng định khu.
- Cận lâm sàng:
+ X quang chỉ dị vật kim loại có cản quang mới phát hiện được.
+ Nội soi: Để xác định dị vật và lấy ra.
4.2. Chẩn đoán phân biệt:
- Viêm thanh quản co thắt: Đột ngột xảy ra khi đang ngủ vào ban đêm, có viêm
VA mạn.
- Bạch hầu thanh quản: Khó thở thanh quản, màng giả bạch hầu, soi tươi hoặc
nuôi cấy thấy trực khuẩn bạch hầu.
5. BIẾN CHỨNG:

21
5.1. Phế quản phế viêm: Khó thở nặng, nghe phổi có ran. Bệnh nhân có biểu hiện
nhiễm trùng nhiễm độc nặng, da tái, mắt quầng, mạch nhanh, nước tiểu ít, sốt cao hay
hạ nhiệt độ, chân tay lạnh.
5.2. Viêm màng phổi mủ: Sốt, khó thở, đau nửa bên ngực, có hội chứng 3 giảm, chụp
X quang có mức nước, chọc hút ra mủ.
5.3. Áp xe phổi: Sốt cao, đau vị trí ổ áp xe, khó thở, nghe có hội chứng đông đặc,
chụp X quang thấy ổ áp xe.
5.4. Giãn phế quản: Ho khạc nhiều đờm lẫn máu, đau tức ngực, sốt nhẹ kéo dài, gầy
xanh. X quang phổi có biểu hiện giãn phế quản một bên phổi.
6. XỬ TRÍ:
6.1. Xử trí dị vật đường thở tại tuyến cơ sở:
- Chống khó thở, ngạt thở:
+ Đối với ngạt thở do chất lỏng và ở trẻ nhỏ, nhanh chóng khai thông đường
thở bằng cách: cầm 2 chân trẻ đưa lên cao, dốc ngược đầu xuống dưới, tay kia vỗ nhẹ
vào lưng trẻ để trẻ khóc sẽ cắt đứt được phản xạ co thắt thanh quản.
+ Làm nghiệm pháp Heimlich: có 2 tư thế
-> Tư thế nằm: Bệnh nhân nằm ngửa, đầu thấp nghiêng sang một bên, người
cấp cứu dùng hai bàn tay đặt chồng lên nhau để vào vùng thượng vị bệnh nhân và ấn
mạnh theo hướng đầu bệnh nhân, làm từng nhịp để ép phổi.
-> Tư thế đứng: Người cấp cứu đứng sau lưng bệnh nhân, đưa tay ra trước, 2
bàn tay chồng nhau để vào vùng thượng vị. Cho bệnh nhân dựa vào người cấp cứu,
ép mạnh vào vùng thượng vị bệnh nhân từng nhịp.
+ Nếu làm nghiệm pháp Heimlich 3 lần không kết quả phải hô hấp nhân tạo,
thở oxy, dùng thuốc chống phù nề. Nếu cần mở khí quản tối cấp cứu hoặc cấp cứu.
- Chuyển bệnh nhân lên tuyến có chuyên khoa kịp thời, trước và trong khi chuyển
bệnh nhân cần được chăm sóc tích cực, theo dõi sát tình trạng khó thở.
6.2. Xử trí dị vật đường thở tại tuyến chuyên khoa:
- Soi thanh, khí, phế quản gắp dị vật.
- Nếu bệnh nhân khó thở và tình trạng toàn thân nặng cần hồi sức trước khi soi.
- Sau khi soi dùng kháng sinh, chống viêm, chống phù nề và theo dõi sát đề phòng
tình trạng khó thở.
- Nếu khó thở thanh quản nặng phải mở khí quản.
7. PHÒNG BỆNH:
22
- Tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng cách phòng tránh dị vật đường thở.
- Biết cách phát hiện sớm dị vật đường thở và đến viện ngay.
- Bỏ tập quán ăn uống vừa ăn vừa nói, vừa cười đùa, cho uống thuốc đúng cách.

23
CHẢY MÁU MŨI

A. MỤC TIÊU HỌC TẬP:


1. Trình bày được nguyên nhân, dấu hiệu lâm sàng của chảy máu mũi.
2. Nêu được phân loại, chẩn đoán và cách xử trí chảy máu mũi.
B. NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG
- Chảy máu mũi là tai biến thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày, bao gồm tất cả
các trường hợp máu chảy từ mũi ra ngoài hoặc xuống họng.
- Chảy máu mũi không phải là một bệnh, mà là triệu chứng của nhiều bệnh do
nhiều nguyên nhân gây nên. Bệnh thường trong tình trạng khẩn cấp do đó phải nhận
định nhanh, xử trí cầm máu kịp thời.
- Chảy máu mũi hay gặp vào mùa khô do độ ẩm không khí giảm, có ảnh hưởng
đến sinh lý niêm mạc mũi. Khoảng 60% số người trưởng thành có ít nhất 1 lần chảy
máu mũi, nhưng chỉ khoảng 6% đến bác sỹ.
2. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU MẠCH MÁU HỐC MŨI:
- Mũi có dạng hình tháp, nằm gồ cao giữa mặt dễ bị đụng chạm và chấn thương.
Mũi được nuôi dưỡng bởi 2 mạch máu chính:
+ Động mạch sàng trước sàng sau (thuộc động mạch cảnh trong): Động mạch
cảnh trong cho động mạch mắt, động mạch mắt cho hai nhánh bên là động mạch sàng
trước và động mạch sàng sau, nuôi phần trước của mũi.
+ Động mạch bướm khẩu cái (thuộc động mạch cảnh ngoài): Động mạch cảnh
ngoài cho nhánh bên là động mạch hàm trong, động mạch hàm trong cho nhánh tận
là động mạch bướm khẩu cái. Tại lỗ bướm khẩu cái động mạch này chia 2 nhánh nhỏ
là nhánh ngoài nuôi cuốn mũi giữa và cuốn mũi dưới, nhánh trong nuôi cuốn mũi trên
và vách ngăn.
- Hai động mạch này đan xen với nhau thành một đám rối mao mạch gọi là điểm
mạch Kisselbach, đây là nơi dễ chảy máu.
3. NGUYÊN NHÂN:
- Do chấn thương: Chấn thương mũi đơn thuần, chấn thương sọ não.
- Do phẫu thuật tai mũi họng - hàm mặt.
- U lành tính ở mũi, u ác tính.
- Do viêm nhiễm tại chỗ: Viêm mũi xoang, dị vật mũi...
24
- Chảy máu trong các bệnh: Tăng huyết áp, rối loạn đông máu, suy gan, thận, xơ
gan...
4. LÂM SÀNG:
4.1. Toàn trạng:
- Bệnh nhân tỉnh táo, bình thường hay mệt lả không tiếp xúc được.
- Nặng có thể có choáng.
4.2. Cơ năng: Chủ yếu là chảy máu mũi. Có 4 mức độ chảy máu:
- Nhẹ: Máu chảy ít 100ml, nhỏ giọt tự cầm được
- Vừa: Máu chảy vừa, có thể thành dòng ra ngoài cửa mũi hoặc chảy xuống họng
100 - 200ml, bệnh nhân vẫn tỉnh táo, tiếp xúc tốt.
- Nặng: Máu chảy nhiều, đỏ tươi, thành dòng, kéo dài nhiều lần >200ml.
- Nguy cấp: Chảy máu ồ ạt, thành tia, thành dòng, có tình trạng sặc máu, khó thở.
4.3. Thực thể: Trường hợp nhẹ khám có thể thấy các vị trí chảy máu sau:
- Điểm mạch Kisselbach ở dưới, trước vách ngăn là nơi dễ chảy máu nhất.
- Cuốn mũi dưới: thường gặp trong trường hợp nhiễm khuẩn.
- Khe mũi: thường gặp trong trường hợp viêm xoang.
- Đuôi cuốn giữa, cuốn trên: gặp trong cao huyết áp.
5. PHÂN LOẠI CHẢY MÁU MŨI: Có 2 loại
5.1. Theo số lượng: Nhẹ, vừa, nặng, nguy cấp
5.2. Theo vị trí:
- Chảy máu ở điểm mạch Kisselbach: Chảy máu ít có xu hướng tự cầm, thường
gặp ở viêm tiền đình mũi, trẻ em hay ngoáy mũi.
- Chảy máu mao mạch: Toàn bộ niêm mạc mũi rỉ máu, gặp ở bệnh nhân bị bệnh
về máu như bệnh ưa chảy máu, xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn...
- Chảy máu động mạch: Chảy máu ở động mạch sàng trước, động mạch sàng
sau, động mạch bướm khẩu cái. Thường chảy máu nhiều, không tự cầm, chảy ở sâu
và cao.
6. CHẨN ĐOÁN:
6.1. Chẩn đoán xác định: Chủ yếu là thấy chảy máu mũi và tìm thấy vị trí chảy máu.
6.2. Chẩn đoán phân biệt:
- Chảy máu do các khối u lành hay ác tính.
- Lao phổi, u máu.
- Vỡ tĩnh mạch thực quản do xơ gan, tăng huyết áp.
25
- Chấn thương tai giữa, vỡ xương đá.
7. XỬ TRÍ:
7.1. Cầm máu:
- Nhẹ:
+ Dùng 2 ngón tay bóp nhẹ cánh mũi để chẹn điểm Kisselbach.
+ Dùng bông thấm dung dịch Antipirin 20% nhét vào hốc mũi.
+ Có thể dùng lá nhọ nồi hoặc lá chuối non giã nhỏ nhét vào hốc mũi.
+ Đốt bằng “hạt trai” hoặc Nitrat bạc hoặc đốt điện tại điểm mạch.
- Nặng: Nhét bấc mũi trước, mũi sau rồi chuyển lên tuyến trên càng nhanh càng
tốt.
7.2. Điều trị triệu chứng:
- Sau khi cầm máu để bệnh nhân yên tĩnh, gối đầu cao nghiêng về phía chảy máu.
- Cho thuốc an thần, thuốc cầm máu, thuốc đông máu như vitain K, adrenoxy,
systonal, depersolon.
- Trẻ em cho uống vitamin C, canxi.
- Nếu bệnh nhân phải nhét bấc mũi sau nhiều lần phải cho kháng sinh để chống
bội nhiễm.
7.3. Điều trị nguyên nhân: Tìm nguyên nhân để điều trị triệt để, chống tái phát.

26
UNG THƯ VÒM HỌNG

MỤC TIÊU HỌC TẬP:


1. Trình bày được triệu chứng bệnh ung thư vòm họng.
2. Trình bày được chẩn đoán, điều trị ung thư vòm họng.
NỘI DUNG:
1. ĐẠI CƯƠNG:
- Bệnh ung thư vòm họng (NPC) ở nước ta có tỷ lệ cao, đứng hàng đầu trong các
bệnh ung thư đầu cổ, thứ 5 trong các bệnh ung thư chung.
- Triệu chứng ung thư vòm họng không điển hình, hầu hết là triệu chứng mượn
các cơ quan lân cận như: tai, mũi, thần kinh, hạch... do đó chẩn đoán gặp nhiều khó
khăn, cần phát hiện sớm điều trị kịp thời để cứu sống bệnh nhân.
- Bệnh thường xuất hiện ở tuổi 20 - 65, sau 65 tuổi tỷ lệ bệnh giảm dần, nam
nhiều hơn nữ 2 - 3/lần.
- Nguyên nhân gây ung thư vòm họng là do:
+ Môi trường bị ô nhiễm, tập quán ăn uống như ăn tương, cà, cá muối và những
chất mốc...
+ Do vius Epstein Barr (EBV)
+ Do yếu tố gen di truyền.
2. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU VÒM HỌNG:
Vòm họng còn gọi là họng mũi, có cấu trúc là một hình hộp 6 mặt:
+ Mặt trước là cửa mũi sau.
+ Mặt sau là niêm mạc họng và cân quanh họng, liên quan với xương chẩm, đốt
sống cổ 1,2.
+ Hai bên là loa vòi nhĩ, cách đuôi cuốn mũi 1cm, xung quanh loa vòi có tổ
chức bạch huyết gọi là amidan Gerlach.
+ Mặt trên là bờ dưới thân xương bướm và mảnh nền của xương chẩm, ở mặt
này có tổ chức bạch huyết tập trung thành đám gọi là amidan Luschka. Khi tổ chức
này quá phát gọi là viêm VA.
+ Mặt dưới thông với họng miệng.
3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:
3.1. Giai đoạn đầu: Triệu chứng âm thầm, khó phát hiện. Đau nửa đầu, từng cơn hoặc
âm ỉ, dùng thuốc giảm đau ít có tác dụng.
27
3.2. Giai đoạn khu trú:
* Cơ năng:
- Đau nửa đầu hoặc đau sâu trong hốc mắt, vùng thái dương. Nếu đến muộn có
thể có tổn thương dây thần kinh sọ não như: Cảm giác tê bì ở vùng miệng, vùng mặt
cùng bên với đau đầu (do dây thần kinh tam thoa bị chèn ép).
- Ngạt mũi 1 bên, cùng bên với đau đầu, lúc đầu ngạt không thường xuyên sau
ngạt liên tục.
- Chảy mũi nhầy, có thể có mủ, thỉnh thoảng có lẫn máu.
- Ù tai, nghe kém, có thể viêm tai giữa cùng bên do bội nhiễm.
- Hạch cổ và hạch dưới hàm: Hạch lúc đầu nhỏ sau to dần, cứng, ấn không đau,
không viêm quanh hạch, di động hạn chế, sau dính vào cơ da.
* Thực thể :
- Soi mũi trước không có gì đặc biệt.
- Soi mũi sau thấy khối u sùi hoặc thâm nhiễm ở nóc vòm hay thành bên vòm, ở
gờ loa vòi Eustachi.
- Sờ vòm hay thăm khám bằng que bông có rớm máu.
3.3. Giai đoạn lan tràn:
* Toàn thân: ăn kém, mất ngủ, gầy sút, thiếu máu, da màu rơm hay bị sốt do bội
nhiễm.
* Triệu chứng cơ năng và thực thể: Tuỳ theo hướng lan của khối u sẽ xuất hiện các
triệu chứng khác nhau:
- Lan ra phía trước: Thường gặp khối u ở nóc vòm, cửa mũi sau.
+ Ngạt tắc mũi lúc đầu 1 bên sau 2 bên, nói giọng mũi, chảy mũi mủ hôi, lẫn
tia máu, có khi chảy máu cam.
+ Khám mũi thấy u sùi ở sâu sát cửa mũi sau, thường có loét hoại tử, dễ chảy
máu.
- Lan ra 2 bên: Khối u ở loa vòi, lan theo vòi Eustachi ra tai giữa.
+ Ù tai, nghe kém 1 bên.
+ Đau trong tai lan sang vùng xương chũm.
+ Chảy mủ tai có lẫn máu, mùi thối.
+ Soi tai thấy màng nhĩ thủng, có u sùi, hoại tử, dễ chảy máu.
- Lan xuống dưới: Nói giọng mũi hở, nuốt hay bị sặc; có thể có điếc, khít hàm,
liệt màn hầu.
28
- Lan lên trên: Biểu hiện tăng áp lực nội sọ và các triệu chứng thần kinh khu trú
như
+ Liệt dây thần kinh III, VI gây liệt các cơ vận nhãn, đau nhức vùng trán và ổ
mắt.
+ Liệt dây thần kinh V, VI gây lác trong, khít hàm, tê bì nửa mặt.
+ Liệt dây thần kinh II, III, IV, V, VI gây mù mắt, liệt toàn bộ nhãn cầu, liệt cơ
nhai, tê bì nửa mặt.
+ Liệt dây thần kinh IX, X, XI gây liệt họng, liệt màn hầu, có dấu hiệu vén màn
hầu, giọng nói đôi.
4. CHẨN ĐOÁN :
4.1. Chẩn đoán xác định: Chủ yếu dựa vào cận lâm sàng.
- Soi vòm họng thấy tổ chức sùi mủn nát, loét hoặc thâm nhiễm dễ chảy máu.
- Sinh thiết khối u.
- C.T. Scaner vùng vòm họng, nền sọ: Đánh giá sự lan tràn của khối u.
4.2. Chẩn đoán phân biệt:
- U xơ vòm mũi họng.
- Polyp mũi sau.
- Tồn dư tổ chức VA.
5. ĐIỀU TRỊ:
- Xạ trị.
- Phẫu thuật nạo vét hạch cổ trước hoặc sau xạ trị.
- Hoá trị liệu
- Miễn dịch trị liệu: Tác dụng tăng sức đề kháng và hỗ trợ trong xạ trị.
6. PHÒNG BỆNH:
- Điều trị sớm những viêm nhiễm đường mũi họng.
- Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu.
- Hạn chế ăn cá muối và các thức ăn lên men (dưa, cà muối...)
- Khi thấy dấu hiệu đau đầu, xì mũi máu, ù tai, hạch cổ to cần khám tai mũi họng, soi
vòm họng phát hiện sớm.

29
VIÊM V.A VÀ VIÊM AMIDAN

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Trình bày được triệu chứng, biến chứng viêm VA và viêm Amidan.
2. Nêu được cách điều trị và phòng bệnh viêm VA và viêm Amidan.
NỘI DUNG
1. VIÊM V.A
1.1. Đại cương
- VA là một tổ chức bạch huyết ở vòm mũi họng
- Trẻ mới sinh đã có VA, song từ 6 tuổi trở đi VA sẽ teo đi
- Một số trẻ em do thể tạng hoặc do viêm nhiễm làm VA phát triển to ra và có nhiều
biến chứng.
1.2. Triệu chứng
1.2.1. Viêm V.A cấp:
Viêm V.A cấp tính là viêm xuất tiết hoặc viêm mủ ở V.A, thường gặp ở trẻ nhỏ.
- Triệu chứng toàn thân:
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bắt đầu đột ngột sốt cao 40 - 410C. Thường kèm theo
phản ứng dữ dội: Co thắt thanh môn, co giật, trẻ mệt mỏi, kém chơi, bỏ ăn, quấy khóc.
ở trẻ lớn cũng có thể khởi phát đột ngột, sốt cao, kèm theo viêm thanh quản co thắt,
và có khi có phản ứng của màng não.
- Triệu chứng cơ năng:
Tắc mũi
- Triệu chứng thực thể:
+ Khám hốc mũi: Đầy mủ nhầy.
+ Khám họng: Niêm mạc đỏ, có một lớp mủ nhầy, trắng hoặc vàng phủ trên
niêm mạc thành sau họng từ trên nóc vòm chảy xuống.
+ Khám tai: Màng tai mất bóng sáng, có thể trở thành xám vàng, hơi lõm vào.
+ Khám hạch: Có thể sờ thấy hạch nhỏ ở góc hàm, rãnh cảnh, có khi có cả ở
sau cơ ức đòn chũm, hơi đau.
+ Soi vòm: Thấy V.A to, đỏ, có mủ nhày phủ lên.
1.2.2. Viêm V.A mạn tính:
- Triệu chứng toàn thân:

30
Thường không sốt, trí tuệ kém phát triển, người mảnh khảnh, yếu ớt, tay chân
lạnh, đêm ngủ hay giật mình, hay đái dầm, trẻ đãng trí, kém tập trung tư tưởng, có khi
nghe kém.
- Triệu chứng cơ năng:
+ Tắc mũi liên tục.
+ Tiếng nói giọng mũi kín.
+ Tai thường nghe kém.
+ Đêm ngủ hay ho, hay ngáy to và hay nghiến răng.
- Triệu chứng thực thể:
+ Soi mũi trước: hốc mũi đầy mủ, niêm mạc mũi phù nề, cuốn dưới to, V.A
bóng, hồng, to ở nóc vòm.
+ Khám họng: Amidan khẩu cái thường quá phát, nhiều tổ chức bạch huyết ở
thành sau họng và có dải mủ chảy từ trên nóc vòm xuống.
+ Khám tai: màng tai đục, mất tam giác sáng, lõm vào.
+ Soi mũi sau: V. A to thành từng múi hồng.
+ Sờ vòm: vòm hẹp và đầy, một đám mềm và lổn nhổn như con sâu.
+ Bộ mặt V.A: viêm V.A mạn tính lâu ngày, trẻ tắc mũi liên tục, phải thở bằng
mồm, gây lên dối loạn phát triển khối xương mặt: Mặt dài, mồm há, môi trên dày,
răng vẩu, môi dưới trề xuống, hàm dưới lẹm, hàm ếch hõm lên, hốc mũi hẹp, ngực
hẹp và lép, lưng hơi gù, chân tay khẳng khiu, chậm chạp, kém thông minh, hay ngủ
gật.
1.3. Biến chứng:
- Viêm thanh quản, khí quản, phế quản
- Viêm tai giữa cấp và mạn tính
- Viêm ruột gây ỉa chảy
1.4. Điều trị:
- Viêm V.A cấp: Điều trị nội khoa.
+ Giữ ấm.
+ Nếu có sốt cao, đe doạ có biến chứng thì cho kháng sinh, hạ sốt, an thần.
+ Tại chỗ: Trước khi rỏ mũi phải xì hay hút sạch mũi nhày mủ ứ đọng.
+ Nâng cao thể trạng
- Viêm V.A mạn tính: Điều trị nội khoa hoặc điều trị ngoại khoa (nạo V.A).

31
2. VIÊM AMIDAN
Viêm Amiđan thực chất là viêm họng cư trú do vi rút hoặc vi khuẩn gây nên
song viêm do vi khuẩn thường nặng hơn, đặc biệt là do liên cầu trùng tan huyết nhóm
A có thể gây nhiều biến chứng.
Amiđan là hạch bạch huyết nằm ở thành họng. Quanh họng có rất nhiều tổ chức
lymphô, một phần nằm rải rác ở khắp niêm mạc họng, một phần tập chung thành từng
khối sắp xếp theo một vòng quanh họng gọi là vòng Valdayer.
Amiđan và V.A có từ khi mới đẻ ra và là tổ chức bình thường, ở tuổi 4-5, V.A
teo dần còn ở tuổi thiếu niên Amiđan phát triển và cũng teo dần ở tuổi trưởng thành.
2.1. Nguyên nhân:
- Khi bị lạnh, vi trùng và vi rút có sẵn trong họng mũi gây nên. hoặc do viêm nhiễm
vùng kế cận lan tới như răng, miệng, mũi xoang.
- Amiđan là tổ chức lym pho cấu trúc có nhiều khe kẽ, là nơi ẩn náu và phát triển của
vi trùng. Hơn nữa Amiđan nằm ở ngã ba đường ăn và đường thở, là cửa ngõ xâm nhập
của vi trùng nên dễ bị nhiễm khuẩn.
2.2. Triệu chứng:
2.2.1. Viêm amiđan cấp: Là viêm xung huyết và xuất tiết của amiđan khẩu cái, thường
gặp TE > 3- 4 tuổi do vi trùng hoặc vi rút gây nên.
- Rét run, sốt cao cao 39-40 độ C
- Người mệt mỏi, nhức đầu , chán ăn
- Nước tiểu ít, sẫm mầu, đại tiện táo
- Cảm giác khô, rát nóng trong họng
- Đau ở hai bên thành họng khi nói, nuốt; đau lan lên tai.
- Thở khò khè, đêm ngủ ngáy to, nói giọng mũi.
- Viêm nhiễm có thể lan xuống dưới gây viêm thanh, khí, phế quản.
- Khám thấy: Niêm mạc họng đỏ, Amiđan khẩu cái sưng to, đỏ, hạch góc hàm sưng
to, đau.
2.2.2. Viêm amiđan mạn tính:
Là hiện tượng amiđan viêm tái đi tái lại nhiều lần. Tuỳ theo mức độ của viêm
nhiễm và sự phản ứng của cơ thể amiđan có thể quá phát to, hoặc amiđan có thể nhỏ
lại và xơ hoá.
- Các triệu chứng nghèo nàn, thường thể trạng yếu hoặc sợ lạnh hoặc cảm giác hơi sốt
về chiều.
32
- Cảm giác vướng ở họng, nuốt vướng, có khi thở khò khè, đêm ngủ ngáy to.
- Ngứa, rát trong họng, hơi thở hôi
- Ho khan từng cơn nhất là buổi sáng
- Giọng nói khàn nhẹ.
- Amiđan có thể to hoặc xơ teo, bề mặt gồ ghề lỗ chỗ.
- Mầu đỏ xẫm, mật độ chắc, các trụ dầy đỏ.
2.3. Biến chứng:
- Viêm tấy hoặc áp xe quanh amiđan
- Viên tấy hạch dưới hàm
- Viêm nội tâm mạc
- Viêm khớp
- Viêm cầu thận...
2.4. Điều trị:
- Tại chỗ: Súc họng, khí dung họng, rỏ mũi
- Toàn thân: Dùng kháng sinh, hạ sốt, giảm đau, cho sinh tố C liều cao.
- Ngoại khoa: cắt Amidan nếu viêm tấy nhiều lần điều trị nội khoa không khỏi

33
CHẤN THƯƠNG TAI - MŨI - HỌNG
Mục tiêu học tập:
1. Nêu được nguyên nhân gây chấn thương tai - mũi - họng.
2. Trình bày được triệu chứng, cách xử trí chấn thương tai - mũi - họng.

Nội dung

1. Chấn thương tai:


Chấn thương tai bao gồm:
- Chấn thương do hoả khí như vật cứng đụng dập, áp lực, sức nén, thổi, do tăng
hoặc giảm áp.
- Chấn thương hở.
- Chấn thương kín.
- Chấn thương do âm thanh.
1.1. Nguyên nhân:
- Do bị ngã, do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, bị đập đầu vào tường.
- Do bị đánh bằng vật cứng vào vùng chẩm, thái dương.
1.2. Triệu chứng:
1.2.1. Vỡ xương đá:
- Chảy máu tai, máu chảy rỉ hoặc đọng ở trong ống tai ngoài, máu đỏ đông thành
cục.
- Hoặc chảy dịch não tuỷ trong, chảy nhiều rỉ hay nhỏ giọt từ trong sâu ống tai,
màng tai, kéo dài 5 - 7 ngày, không tự cầm. Có thể dịch não tuỷ có lẫn máu.
- Nghe kém do tổn thương loa đạo.
- Chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng, rung giật nhãn cầu.
- Khám tai và vùng xương chũm thấy:
+ Vết bầm tím vùng xương chũm.
+ Ống tai bị rách da, chảy máu.
+ Màng tai phồng chảy máu.
+ Liệt mặt ngoại biên.
1.2.2. Chấn thương do sức ép: Thường gặp trong chiến tranh, ngoáy tai, tát tai, lặn
sâu dưới nước…
- Sau chấn thương thấy đau nhói trong tai vài ngày hoặc kéo dài.
- Nghe kém dần, có thể không hồi phục.
- Ù tai, chóng mặt xuất hiện cùng nghe kém.
- Chảy máu tai thường không nhiều, có khi chỉ đọng khô trong ống tai.
- Khám tai:
+ Màng tai có thể bị rách, chảy máu, nề hoặc không có tổn thương gì.
+ Đo thính lực giảm.
1.3. Xử trí:
34
1.3.1. Vỡ xương đá:
* Cấp cứu:
- Xử trí chấn thương sọ não trước nếu có.
- Cho kháng sinh liều cao, kéo dài đến khi tai khô.
- Tại chỗ: Lau sạch ống tai, đặt bấc kháng sinh penicillin hay clorocid, băng kín
vô khuẩn.
* Điều trị nguyên nhân:
- Cho kháng sinh liều cao phối hợp theo dõi chặt chẽ dịch não tuỷ.
- Nếu có viêm tai xương chũm phải phẫu thuật tiệt căn.
- Nếu có viêm mê nhĩ thì phải khoan dẫn lưu mê nhĩ.
- Không được rửa, nhỏ thuốc vào tai khi có tổn thương màng não.
1.3.2. Chấn thương do sức ép:
- Khi màng tai rách, thủng, chảy máu phải lau sạch máu bẩn trong tai, nhét bấc
kháng sinh, băng kín vô khuẩn.
- Không được nhỏ hay rửa tai bằng nước.
- Nếu nghe kém, ù tai cho vitamin A, B, nghỉ ngơi, theo dõi thính lực khi bị chấn
thương từ 7 - 10 ngày sau để xác định tổn thương tai trong.
- Nếu đến chậm có chảy mủ tai phải làm thuốc tai liên tục, theo dõi viêm tai
xương chũm.
2. Chấn thương mũi:
2.1. Nguyên nhân:
- Do tai nạn giao thông, tai nạn lao động.
- Do bị đánh vào mũi.
- Do hoả khí: Mảnh bom, đạn bắn vào.
2.2. Triệu chứng:
- Chảy máu mũi nhiều hay ít, chảy máu mũi trước hay mũi sau xuống họng, tự
cầm hay không tuỳ theo tính chất của tổn thương.
- Biến dạng mũi: Thường gặp ở sống mũi hay gốc mũi
- Khám:
+ Sờ nắn vùng chấn thương thấy đau nhói, thấy có di lệch bất thường của xương
chính mũi, có thể thấy tràn khí dưới da mũi.
+ Soi lỗ mũi trước tìm thấy vùng chảy máu.
+ Chụp X quang tư thế sọ nghiêng và Blondeau thấy vị trí tổn thương.
2.3. Xử trí:
- Cầm máu, chống choáng (nếu có).
- Cho một liều kháng sinh.
- Nặng gửi lên tuyến trên.
3. Chấn thương họng:
3.1. Nguyên nhân:
- Do trẻ em cầm các vật nhọn như bút, que, đũa, đồ chơi nhọn lúc ngã đâm vào
họng.
35
- Do vũ khí, hoả khí.
- Do cắt cổ tự tử ở cao (trên sụn giáp).
3.2. Triệu chứng:
3.2.1. Chấn thương ở họng miệng: Hay gặp ở trẻ em.
- Chảy máu thường không nhiều, có thể tự cầm.
- Khó nuốt, nuốt đau tuỳ theo mức độ chấn thương.
- Khi vết thương xuyên qua hàm ếch làm thông mũi họng.
- Nếu chấn thương ở thành sau có thể gây viêm tấy, áp xe thành sau họng.
3.2.2. Chấn thương ở hạ họng: ít gặp nhưng nguy hiểm, thường do cắt cổ.
- Khó thở do sặc máu vào thanh khí quản: Do tụt lưỡi, do phù nề, do tràn khí.
- Nuốt khó, nuốt đau.
- Nói khó, âm sắc không rõ, nếu do cắt cổ có thể mất tiếng.
- Chảy máu thường không nhiều nhưng dễ vào khí quản gây ho, sặc, khó thở cấp.
- Tràn khí dưới da tăng nhanh khi ho, nuốt, nói. Tràn khí có thể lan lên mặt,
xuống ngực, trước cột sống, xuống trung thất.
- Vết thương thủng có thể dẫn tới viêm tấy vùng cổ, trung thất, viêm phổi.
3.3. Điều trị:
- Cho ăn uống qua sonde vài ngày để liền vết thương xuyên thủng.
- Đặt ống nội khí quản hoặc tốt nhất mở khí quản.
- Nếu vết rách trong họng rộng có thể khâu làm 2 lớp: Lớp cơ, lớp niêm mạc.
- Nếu rách da không nên khâu kín, cần đặt bấc dẫn lưu, khâu thu hẹp vết rách.
- Nếu do cắt cổ: Khâu vết cắt 4 lớp da, niêm mạc, cân, cơ. Treo sụn giáp vào
xương móng.
- Nếu đến chậm, vết thương đã tấy mủ, cần dẫn lưu mủ, cho kháng sinh chống vi
khuẩn kỵ khí.

Lượng giá

1. Nêu nguyên nhân gây chấn thương tai - mũi - họng?


2. Trình bày triệu chứng, cách xử trí chấn thương tai - mũi - họng?

36
BỆNH VIÊM THANH QUẢN

Mục tiêu học tập:


1. Mô tả được nguyên nhân, triệu chứng của bệnh viêm thanh quản.
2. Trình bày được cách xử trí bệnh viêm thanh quản.

Nội dung

1. Viêm thanh quản cấp thông thường:


1.1. Đại cương:
- Viêm thanh quản cấp là viêm cấp tính niêm mạc thanh quản, rất hiếm khu trú mà
hay lan rộng, phối hợp với viêm mũi - họng cấp tính hay viêm khí phế quản cấp.
- Bệnh viêm thanh quản cấp là bệnh hay gặp, đặc biệt hay gặp khi thay đổi thời tiết
và vào mùa lạnh.
- Nguyên nhân chủ yếu là do virus, thường thứ phát sau viêm nhiễm đường hô
hấp trên.
1.2. Triệu chứng:
- Khởi đầu với các triệu chứng của viêm mũi họng như: Sốt nhẹ, mệt mỏi, khô rát
họng, chảy mũi, ngạt mũi.
- Khàn tiếng ngày càng rõ, có khi mất tiếng.
- Cảm giác ngứa rát hoặc kích thích như kim châm ở thanh quản.
- Ho từng cơn, lúc đầu ho khan sau ho có nhiều đờm, nhày mủ.
- Soi thanh quản trực tiếp hay gián tiếp thấy:
+ Niêm mạc xung huyết đỏ, có nhiều dịch nhày đọng ở dây thanh âm hay khe
thanh môn làm ảnh hưởng tới phát âm.
+ Dây thanh âm nề, đỏ, không căng.
+ Có thể thấy hình ảnh thanh quản bị chít hẹp gây khó thở.
1.3. Điều trị:
- Toàn thân:
+ Hạ nhiệt, giảm ho.
+ Nếu cần có thể cho kháng sinh.
- Tại chỗ:
+ Đắp khăn nóng trước cổ.
+ Xông mũi họng bằng tinh dầu thơm, nhỏ thuốc mũi.
2. Viêm thanh quản thể rít:
2.1. Đại cương:
- Viêm thanh quản rít còn được gọi là bệnh bạch hầu giả hiệu.
- Nguyên nhân do cơ địa co thắt và viêm nhiễm đường hô hấp trên như viêm VA,
viêm mũi…)
2.2. Triệu chứng:

37
Bệnh thường gặp ở trẻ em đang viêm mũi - họng hay viêm mũi, bệnh thường xuất
hiện về đêm. Với biểu hiện:
- Khó thở:
+ Khó thở với đặc trưng của khó thở thanh quản: Khó thở chậm, khó thở vào, có
tiếng rít thanh quản và co kéo cơ hô hấp, nhưng không có thay đổi tiếng.
+ Khó thở tăng nhanh, có thể đưa tới ngạt thở, tím tái.
- Nghe phổi có ít ran ẩm.
- Soi thanh quản trực tiếp thấy thanh quản viêm đỏ, hạ thanh môn nề đỏ, thanh
môn hẹp lại rõ.
Lưu ý: Soi thanh quản rất cần cho chẩn đoán nhưng chỉ thực hiện khi tình trạng khó
thở cho phép, soi ở nơi có trang thiết bị tốt, có gây mê hồi sức tốt và cán bộ y tế có
trình độ.
2.3. Xử trí:
- Nguyên tắc: Phải coi viêm thanh quản là một cấp cứu khẩn trương, cần được
theo dõi và điều trị tích cực.
- Điều trị cụ thể:
+ Trong cơn khó thở:
-> Nhỏ adrenalin 0,1% vào mũi.
-> Uống gardenal 50mg, uống thuốc giảm ho.
-> Cho bệnh nhân ngồi dậy, chườm khăn nóng vào trước cổ.
+ Ngoài cơn khó thở:
-> Chống viêm bằng các thuốc chống viêm, nhỏ mũi bằng argyrol 1%
-> Dùng kháng sinh chống nhiễm trùng, bội nhiễm.

38
BỆNH VIÊM MŨI XOANG
Mục tiêu học tập:
1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng của viêm mũi xoang.
2. Trình bày được phương pháp điều trị bệnh viêm mũi xoang.
Nội dung
1. Viêm mũi xoang cấp:
1.1. Nguyên nhân:
- Do nhiễm trùng: Thường thứ phát sau viêm VA, amidan, sau một số bệnh như
cúm, sởi, sốt phát ban…
- Do dị ứng: Thường gặp ở người có dị ứng với một loại kháng nguyên.
- Do yếu tố lý học, hoá học: Thường gặp ở người tiếp xúc thường xuyên với hoá
chất, bụi…
- Do suy nhược cơ thể, rối loạn chuyển hoá các chất P, Ca, bệnh nội tiết, bệnh mạn
tính như lao, đái đường, viêm thận…
- Do hẹp gốc mũi, dị hình vách ngăn, dị hình cuốn, dị hình khe giữa, dị hình xoang.

Hình 4: Sơ đồ mũi, xoang

1.2. Triệu chứng lâm sàng


- Toàn thân: Không có gì đặc biệt, có thể sốt nhẹ, ăn kém, suy nhược, mệt mỏi.
- Cơ năng:
+ Đau đầu là triệu chứng nổi bật, đau tương ứng với vị trí xoang viêm.
+ Chảy mũi, tắc mũi.
- Thực thể:
+ Ấn điểm tương ứng xoang viêm, bệnh nhân rất đau.
+ Soi mũi trước thấy niêm mạc mũi xung huyết toàn bộ, cuốn mũi to, nề, đỏ. Khi
đặt thuốc co mạch để cuốn mũi co lại nhìn thấy khe giữa có mủ.
+ Soi mũi sau thấy mủ nhày chảy từ khe trên qua cửa mũi sau xuống thành sau
họng.
2. Viêm mũi xoang dị ứng

39
Bệnh thường xảy ra đột ngột, hay gặp vào mùa lạnh hoặc đầu mùa nóng. Bệnh
thường hay tái diễn hàng năm.
- Cảm giác cay mũi, ngứa mũi, chảy mũi, hắt hơi liên tục.
- Sau cơn hắt hơi là chảy nước mũi trong như nước lã.
- Những cơn như trên thường xảy ra vào buổi sáng.
- Soi mũi thấy niêm mạc xung huyết đỏ, xuất tiết nhiều. Ngoài cơn dị ứng niêm
mạc có thể trở về bình thường, tình trạng này kéo dài hàng tuần rồi khỏi.
3. Cận lâm sàng:
- Viêm mũi xoang do nhiễm trùng: Bạch cầu đa nhân trung tính trong máu tăng
cao.
- Viêm mũi xoang do dị ứng: Bạch cầu ái toan trong máu, dịch mũi tăng.
1.4. Điều trị:
1.4.1. Điều trị viêm mũi xoang cấp:
- Toàn thân:
+ Chống nhiễm trùng bằng kháng sinh.
+ Cho thuốc giảm đau, nâng cao thể trạng.
+ Giảm tiết bằng atropin, chống viêm bằng corticoid.
- Tại chỗ:
+ Rửa sạch mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%.
+ Chống tắc mũi bằng các thuốc co mạch như ephedrin, naphtazolin hoặc xông
mũi bằng thuốc có tinh dầu, cây có tinh dầu.
+ Chống viêm bằng hydrocortisol, alphachymotripsin.
+ Giảm xuất tiết bằng acgyrol.
- Điều trị nguyên nhân:
+ Nếu do VA thì nạo VA
+ Nếu do dị hình hốc mũi phải giải quyết các dị hình đó.
1.4.2. Điều trị viêm mũi xoang dị ứng:
Điều trị cơ bản là giống viêm mũi xoang cấp, nhưng cần điều trị thêm nguyên nhân
dị ứng:
- Cách ly với kháng nguyên.
- Giải mẫn cảm đặc hiệu bằng kháng nguyên với liều cao.
- Giải mẫn cảm không đặc hiệu bằng kháng histamin, corticoid.
- Vitamin C.

40
PHẦN RĂNG MIỆNG
SÂU RĂNG VÀ DỰ PHÒNG BỆNH SÂU RĂNG

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng bệnh sâu răng
2. Nêu được cách xử trí và phòng bệnh sâu răng.
NỘI DUNG
1. ĐỊNH NGHĨA
Sâu răng là một bệnh ở tổ chức cứng của răng, tiêu dần các chất vô cơ, hữu cơ
ở men răng, ngà răng làm thành lỗ sâu. Đặc điểm là lỗ sâu không tự tái tạo và phục
hồi được.
2. NGUYÊN NHÂN
2.1. Yếu tố gây sâu răng:
- Chất lượng tổ chức cứng của răng: ở mỗi người khác nhau. Cùng trong một
môi trường, điều kiện sinh hoạt, ăn uống như nhau nhưng lại bị sâu răng khác nhau,
người bị nhiều người bị ít, có người không bị sâu. Vì vậy chất lượng cứng của răng
hết sức quan trọng.
- Thức ăn: chủ yếu là đường, thức ăn, kẹo, bánh bám vào làm sâu răng.
- Vi khuẩn (streptococcus mutans). Tập trung hoạt động dưới chất bám dính tạo
thành mảng bám vi khuẩn phá hoại răng.
- Các yếu tố như nước bọt, độ pH quanh răng, yếu tố di truyền, sử dụng trải
răng có Fluor...
2.2. Sự hình thành và tiến triển của sâu răng
Vi trùng hoạt động dưới mảng bám răng phân hủy chất đường lên men tạo thành
Axit phá hủy men răng và ngà răng làm thành lỗ sâu và ngày càng sâu rộng. Vi trùng
xâm nhập vào tủy răng gây nhiễm trùng tủy dẫn tới chất tủy. Vi khuẩn lan tới đầu
cuống răng gây nhiễm trùng cuống răng, tạo ra u hạt và từ đây nhiễm trùng đi xa hơn
có thể gây viêm họng, mũi, mắt, xoang hàm xa hơn có thể viêm tim, thận, khớp tay,
viêm màng trong tim...
3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
3.1. Sâu men

41
- Sâu răng bao giờ cũng băt đầu men răng. Trước kia quan niệm răng bệnh nhân
sâu men có cảm giác tê buốt, khi có kích thích nóng lạnh chua ngọt. Nhìn thấy mặt
men khô giáp.
- Ngày nay nhìn trên răng thấy một đốm trắng ngà hoặc hơi vàng. Dùng tham
chân thăm khám thấy gợn mắc, bệnh nhân chưa thấy đau.
3.2. Sâu ngà nông
- Sâu qua men vào ngà răng cảm rác tê buốt khi dùng thức ăn có tính chất kích
thích như nóng, lạnh, chua, ngọt, cảm giác đau, tuy nhiên bệnh nhân huýt gió cũng
cảm giác tê buốt, nếu lỗ sau có kiểu hàm ếch thì bệnh nhân không thấy cảm giác đau.
- Nhìn màu sắc răng hoàn toàn bình thường và chỉ thấy lỗ sâu, đối với lỗ sâu
nhỏ không nhìn thấy ta phải dùng thám châm khám sẽ thấy.
- Chú ý bệnh nhân có thể có 1 lỗ sâu hoặc nhiều lỗ sâu trên 1 răng. Khi khám
lỗ sâu thấy: Nếu lấy hết ngà mủn và cặn thức ăn ở lỗ sâu thì thấy lỗ sâu từ 1-2 ly.
- Thử nghiệm răng thì dương tính (+).
3.3. Sâu ngà sâu: Sâu gần hết lớp ngà sát vào buồng tủy.
- Cơ năng: bệnh nhân có cảm giác đau khi có kích thích nóng lạnh, chua ngọt,
hết kích thích hết đau, thường đau nhiều hơn sâu ngà nông.
- Thực thể: khi khám tại lỗ sâu nhiều nhà mền mủn, cặn thức ăn. Nếu lấy hết
chất đó lỗ sâu 3- 4 ly, thử nghiệm răng dương tính(+).
4. PHÒNG NGỪA SÂU RĂNG
Sâu răng được hình thành 3 yếu tố, nếu thiếu 1 trong 3 yếu tố đó thì sâu răng
không phát sinh. Vì vậy loại trừ nguyên nhân áp dụng trong phòng chống sâu răng với
các biện pháp bao gồm:
4.1. Chế độ ăn thích hợp.
- Chế độ ăn đầy đủ có kế hoạch để có sức khỏe, lao động trẻ em phát triển. Ăn
uống đầy đủ cần cung cấp cho cơ thể đáp ứng với việc cấu tạo chất lượng của răng và
men răng. Nen bạn hạn chế ăn đường, ăn vặt. Trẻ em không cho ăn kẹo bánh ngọt
hoặc ngậm kẹo tối trước khi đi ngủ.
- Bữa cơm ăn có thêm rau dưa có nhiều sơ làm sạch răng. Sau bữa tráng miệng
bằng táo, cam, dứa… giúp cho sạch răng.
4.2. Vệ sinh răng miệng.
- Sau khi ăn chải răng bằng bàn chải, chải đúng phương pháp là tốt nhất, ở nông
thôn dùng cau khô, tăm cần chú ý cách dùng để không gây tổn thương lợi, răng.
42
- Trẻ nhỏ bà mẹ phải lau răng cho trẻ sau bữa ăn bằng vải cuộn hoặc dùng ngón
tay cuộn vải vào ngón tay và lau.
- Điều quan trọng là sau khi ăn phải vệ sinh răng miệng tối thiểu cũng nên súc
miệng sạch.
- Chải răng bằng kem đánh răng trước khi đi ngủ, sau khi ăn để không hình
thành được mảng bám răng qua đêm. Súc miệng nước muối sinh lý, sát trùng làm se
lợi trong viêm lợi.
- Chống những mảng bám răng. Dùng men Dextrandaza phá hủy đường
Dextran, dùng thuốc sát khuẩn dd Clorehxidin 0,2% súc miệng và 2% để bôi.
4.3 Tăng thêm Fluor vào men răng
Fluor có thể ngấm vào men răng qua cơ thể. Răng vĩnh viễn ngấm vôi từ khi
mới sinh đẻ đến 8 tuổi. Muốn men răng càng tốt hơn trẻ mới sinh đến 8 tuổi được cho
thêm Fluor vào cơ thể bằng con đường uống nước hoặc thức ăn. Trong cung cấp nước
ở thành phố người ta cho thêm Fluor vào nước máy để dân dùng. Biện pháp cho súc
miệng Fluor để duy trì.

43
VIÊM TỦY RĂNG

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng viêm tuỷ răng.
2. Nêu được cách xử trí và phòng bệnh viêm tuỷ răng
NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG
Tuỷ răng là một khối tổ chức liên kết mạch máu nằm trong một cái hốc ở giữa
răng gọi là hốc tuỷ răng. Hình của tuỷ răng nói chung tương tự như hình thể ngoài của
răng, nó gồm có tuỷ buồng và tuỷ chân. Tuỷ buồng và tuỷ chân thông với nhau và
thông với tổ chức liên kết quanh cuống răng bởi 1 lỗ cuống răng
Tuỷ răng nằm trong một buồng cứng và mạch máu tuỷ là mạch máu tận cùng
ra vào răng qua 1 hay nhiều lỗ hẹp vùng cuống, nên khi có rối loạn thì máu khó lưu
thông, dinh dưỡng tuỷ răng bị ảnh hưởng dễ bị hoại tử.
2. NGUYÊN NHÂN
Nhóm Tác động Tác động
nguyên nhân toàn thân tại chỗ
Vi khuẩn trong các - Sâu răng
bệnh như thương hàn, - Lõm hình chêm, rạn, nứt, mẻ, mòn
Nhiễm khuẩn cúm, viêm ruột răng bệnh lý.
thừa…vào tuỷ răng - Viêm quanh răng gây viêm tuỷ
theo đường máu và ngược dòng
bạch huyết (rất ít gặp) - Sai sót khi điều trị sâu ngà
- Sang chấn mạnh, đột ngột: tạo lỗ
hàn, mài răng, nắn hàm, va đập…
- Sang chấn nhẹ liên tục: khớp cắn
Thay đổi độ cao, độ sâu sang chấn, nghiến răng, do hàn cao…
Yếu tố vật lý đột ngột (đi máy bay, - Do điều trị: khoan răng, đánh bóng
lặn dưới nước) răng, mài mạnh… làm nóng răng gây
viêm tuỷ
- Sự toả nhiệt của chất hàn: cement ,
nhựa tự cứng…

44
- Bệnh đái tháo đường, - Chất hàn độc: cement, nhựa tự
Yếu tố hoá học bệnh gout cứng…
- Nhiễm độc toàn thân: - Chất sát trùng mạnh: bạc nitrat,
chì, thuỷ ngân… chlorofoc rượu…

3. TRIỆU CHỨNG
3.1. Viêm tuỷ có hồi phục (T1)
- Đau tự nhiên, thoáng qua 3 - 5 phút, đau tăng khi có kích thích (nóng, lạnh, chua,
ngọt), hết kích thích đau vẫn còn kéo dài một vài phút. Khoảng cách giữa các cơn đau
rất xa. Ngoài cơn đau người bệnh bình thường
- Thăm khám lỗ sâu thấy có ngà mủn, đau nhưng chưa hở tuỷ
- Thử tuỷ (lạnh, điện) dương tính
3.2. Viêm tuỷ không hồi phục (T2)
- Đau tự nhiên, thành cơn, thường đau về đêm. Mỗi cơn đau kéo dài từ 30 phút đến 2
- 3 giờ, hết đau đột ngột.
- Đau tăng khi có kích thích, hết kích thích đau còn kéo dài vài phút. Khoảng cách
giữa các cơn đau ngắn
- Đau có thể lan ra cả hàm, nửa mặt, lan ra thái dương…
- Thăm khám lỗ sâu người bệnh đau, đôi khi có điểm hở tuỷ
- Gõ ngang đau hơn gõ dọc
- Răng không đổi màu, răng không lung lay.
- Thử tuỷ dương tính
3.3. Tuỷ hoại tử (T3)
- Không có biểu hiện về toàn thân và cơ năng
- Răng đổi màu, màu xám đục ở ngà ánh qua lớp men răng
- Khám thấy răng sâu, nứt hoặc gãy
- Gõ răng không đau
- Thử tuỷ âm tính
4. ĐIỀU TRỊ
- Viêm tuỷ có hồi phục:
+ Chụp tuỷ răng (chất chụp là eugenat)
+ Hàn tạm. Theo dõi 15 ngày
+ Hàn vĩnh viễn phục hồi lại hình thể răng
45
- Viêm tuỷ không hồi phục:
+ Đặt thuốc diệt tuỷ hoặc gây tê lấy tuỷ sống
+ Phải lấy toàn bộ tuỷ, sát trùng ống tuỷ
+ Sau đó hàn ống tuỷ
+ Hàn vĩnh viễn phục hồi lại hình thể răng
- Tuỷ hoại tử:
+ Lấy tuỷ làm nhiều lần, lấy sạch tuỷ
+ Sát khuẩn ống tuỷ sạch, hàn tuỷ.
+ Hàn tạo lại hình thể thân răng

46
VIÊM LỢI VÀ VIÊM QUANH RĂNG

A. MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, xử trí và phòng bệnh viêm lợi.
2. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, xử trí và phòng bệnh viêm quanh
răng.
B. NỘI DUNG
1. VIÊM LỢI
1.1. Đại cương
Lợi là loại mô đặc biệt của niêm mạc miệng, liên quan trực tiếp với răng, bám
vào xương răng và xương ổ vùng cổ răng. Lợi có mầu hồng nhạt, săn chắc. Viêm lợi
là bệnh hay gặp, gặp mọi lứa tuổi
1.2. Nguyên nhân
- Toàn thân: Do một số bệnh như giang mai. Đái tháo đường, bệnh bạch cầu, thiếu
vitamin C trầm trọng…
- Do rối loạn nội tiết: Phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, đang có thai, cho con bú
- Do vệ sinh răng miệng kém, nhiều cao răng, mảng bám răng
- Do sâu răng, do mọc răng…
1.3. Triệu chứng
- Viêm lơi thể nhẹ: Lợi mầu sắc bình thường, đường viền lợi hơi nề và không đều
nhau.
- Viêm lợi thể trung bình: Lợi mầu đỏ, đường viền lợi và nhú lợi không đều nhau, dễ
chảy máu khi chải răng.
- Viêm lợi thể nặng: Lợi màu đỏ thẫm, thường đau, đường viền lợi và nhú lợi như có
cảm giác bong ra ngoài không bánm vào răng. Chạm vào lợi chảy máu nhiều. Có
trường hợp lợi viêm phì đại phủ gần hết mặt ngoài răng, có thể có mủ, hình thành túi
lợi giả bệnh lý.
1.4. Tiến triển
Nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời kết hợp giữ vệ sinh răng miệng tốt bệnh sẽ
khỏi, nếu không điều trị triệt để dễ tái phát và chuyển sang mạn tính, có thể dẫn đến
viêm quanh răng.
1.5. Điều trị
Chủ yếu dựa vào nguyên nhân
47
- Do mọc răng: nếu có sốt và nổi hạch thì cho dùng kháng sinh, sinh tố. Do mọc răng
khôn thì tuỳ từng trường hợp mà gởi đi chuyên khoa để cắt lợi chùm hoặc nhổ răng.
- Do sâu răng: cần điều trị sâu răng kết hợp điều trị lợi viêm
- Do mất răng: Sau khi nhổ răng, làm răng giả thay thế sớm
- Do cao răng: Lấy sạch cao răng, chấm thuốc, duy trì vệ sinh răng miệng
- Do nguyên nhân toàn thân: kết hợp điều trị tại chỗ và toàn thân
1.5. Phòng bệnh
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên
- Lấy cao răng, mảng bám răng, khám răng định kỳ
- Điều trị sớm các bệnh về răng, miệng.
2. VIÊM QUANH RĂNG
2.1. Định nghĩa
Viêm quanh răng là một tổn thương viêm thoái hoá không hồi phục ở tổ chức
vùng quanh răng, thường biểu hiện một nhóm răng hoặc cả hàm làm cho răng lung
lay dẫn đến mất răng
Đặc điểm là viêm lợi mạn tính có túi quanh răng, có tiêu xương ổ răng và bệnh phát
triển mạn tính với những đợt cấp hay bán cấp, thường gặp ở người lớn tuổi
2.2. Nguyên nhân
- Cao răng, viêm lợi không được điều trị
- Do vệ sinh răng miệng kém
- Do sang chấn khớp cắn, mọc lệch răng, chụp hàn răng không đúng kỹ thuật
- Nguyên nhân toàn thân: chứng thiếu phosphataza hay gặp ở trẻ còi xương, các bệnh
nhuyễn xương, rỗ xương, đái đường.
2.3. Triệu chứng lâm sàng: chia 3 giai đoạn
2.3.1. Giai đoạn sớm
- Viêm ở lợi, ngứa lợi và các kẽ răng, lợi nề đỏ chạm vào dễ chảy máu
- Thỉnh thoảng thấy răng lung lay
- Thường biểu hiện trên một nhóm răng hoặc cả hàm
- Thăm túi lợi sâu quá 1,5mm
- Chụp phim răng thấy có tiêu xương ổ răng
2.3.2 Giai đoạn muộn (viêm nặng): dấu hiệu ồ ạt hơn và nặng hơn thời kỳ đầu.
- Biểu hiện viêm lợi
- ấn lợi vùng răng bệnh thấy có mủ chảy ra
48
- Răng lung lay nhiều, đau nhiều răng và di chuyển nhiều
- túi quanh răng sâu 4-5mm hoặc hơn
- Lợi co hở cổ chân răng
- X quang có tiêu xương ổ răng hỗn hợp : tiêu ngang và tiêu chéo
2.3.3. Giai đoạn biến chứng
Bệnh tiến triển từng đợt, hình thành nên các ổ hoại tử ở lợi, răng lung lay, mất
chức năng ăn nhai, có thể gây mất răng hàng loạt. Bệnh có thể gây các biến chứng
như áp xe quanh răng, viêm tuỷ răng ngược dòng, xa hơn như viêm xương hàm, viêm
màng ngoài tim, thấp khớp cấp.
2.4. Điều trị.
Mục đích điều trị viêm quanh răng là loại bỏ các kích thích và tác nhân gây
bệnh một cách triệt để nhằm mục đích hạn chế và ngừng quá trình tiêu xương ổ răng.
Xoá bỏ dấu hiệu của bệnh là túi lợi, làm cho răng chặt lại, phục hồi chức năng nhai.
Cụ thể: theo các bước sau
- Loại trừ các kích thích tại chỗ như: lấy cao răng, mảng bám răng, chất hàn thừa,
kênh, sửa lại hàm giả làm sai kỹ thuật, chữa các răng sâu, chỉnh sửa khớp cắn sang
chấn.
- Điều trị viêm lợi, túi mủ quanh răng bằng phương pháp bảo tồn và phẫu thuật, liên
kết các răng lung lay
- Phục hồi lại những răng đã mất bằng hàm giả
- Hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh răng miệng
- Trong giai đoạn cấp tính cần phối hợp thuốc kháng sinh, giảm đau và sinh tố. Xúc
miệng bằng nước ôxy già 3% pha loãng hoặc dung dịch chlohexidin gluconat 0,12%
2.5. Phòng bệnh
- Vệ sinh răng miệng tốt
- Điều trị các bệnh toàn thân có liên quan
- Khám răng định kỳ 6 tháng một lần

49

You might also like