You are on page 1of 7

TMH _ 1

Học viên: Trịnh Nguyễn Thuý Vy


Lớp: Cao học Nhãn khoa 2020-2022

PHÙ MI MẮT/SƯNG MI MẮT


Sưng mi mắt/Phù mi mắt có thể một hoặc hai bên. Có thể kèm theo ngứa hoặc đau.

Nguyên nhân 

Phù mi mắt có nhiều nguyên nhân. Thường là kết quả của bệnh lý mi mắt nhưng có
thể là kết quả của các bệnh lý trong và quanh hốc mắt hoặc từ các bệnh toàn thân
gây phù.
Các nguyên nhân nhân phổ biến nhất liên quan đến dị ứng gồm
 Dị ứng tại chỗ (dị ứng do tiếp xúc)

 Dị ứng toàn thân (ví dụ, phù mạch, dị ứng toàn thân đi kèm viêm mũi dị
ứng )
Chắp thường gây ra sưng khu trú ở một mi mắt.
Các nguyên nhân nguy hiểm nhất là viêm tổ chức hốc mắt và huyết khối xoang
hang (hiếm).
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây sưng mi mắt có thể do:
 Bệnh của mi mắt không gây sưng nề trừ khi ở giai đoạn tiến triển (ví dụ
u mi bao gồm ung thư tuyến vảy và u hắc tố ác tính)

 Các bệnh lý gây sưng mi nhưng xuất phát từ các cấu trúc kế cận nhưng
không thuộc về mi mắt (ví dụ viêm túi lệ, viêm lệ đạo)

 Các bệnh lý gây sưng nhưng không phải là biểu hiện trực tiếp (ví dụ vỡ
nền sọ, bỏng, chấn thương, hậu phẫu)
TMH _ 2

Hình 1 Sưng mi mắt do lẹo

Đánh giá 

Tiền sử 
Bệnh sử cần phải xác định thời gian sưng bao lâu, một hay hai mắt, và liệu nó
đã từng có trước chấn thương hay không (bao gồm cả côn trùng cắn). Các
triệu chứng đi kèm quan trọng để xác định bao gồm ngứa, đau, nhức đầu, thay
đổi thị lực, sốt, và chảy nước mắt.
 Đánh giá toàn trạng nên tìm kiếm các triệu chứng của các nguyên nhân có thể
xảy ra, bao gồm chảy nước mũi, ngứa, phát ban, và khò khè (phản ứng dị ứng
toàn thân); nhức đầu, nghẹt mũi, và chảy mũi (viêm xoang); đau răng (nhiễm
trùng nha khoa); khó thở, khó thở khi nằm, và rối loạn giấc ngủ ban đêm đột
ngột (suy tim); không chịu được lạnh và thay đổi kết cấu da (nhược giáp); và
không dung nạp được nhiệt, lo lắng, và sụt cân (cường giáp).
 Tiền sử nên bao gồm chấn thương hoặc phẫu thuật mắt gần đây; bệnh tim,
gan, thận hoặc tuyến giáp đã biết; và dị ứng hoặc tiếp xúc với các chất gây dị
ứng có thể xảy ra. Tiền sử nên bao gồm cụ thể việc sử dụng các chất ức chế
ACE.
Khám thực thể 
 Cần đánh giá các dấu hiệu toàn trạng gồm thân nhiệt, mạch, huyết áp, nhịp
thở (đặc biệt chú ý dấu hiệu sốt và nhịp nhanh).
 Khám mắt cần đánh giá vị trí và màu khối sưng (đỏ hoặc nhợt nhạt), khối
sưng ở một hoặc hai mi mắt, ở một mắt hay cả hai mắt; khối cứng, nóng hay
cả hai. Người khám nên quan sát có phù mi mắt, lồi mắt hay cả hai không.
TMH _ 3

Khám mắt cần lưu ý thị lực và vận nhãn. Những khám nghiệm này sẽ khó
thực hiện khi phù mi nhiều nhưng rất quan trọng vì các bất thường thị lực và
vận nhãn có thể gợi ý một bất thường của hốc mắt hoặc sau nhãn cầu hơn là
bệnh lý mi mắt đơn thuần. Có thể phải cần một người phụ để vành mi của
bệnh nhân. Khám cương tụ kết mạc và xuất tiết kết mạc. Khám tổn thương mi
mắt và mắt trên sinh hiển vi.
 Khám toàn trạng nên đánh giá dấu hiệu ngộ độc, các dấu hiệu gợi ý nhiễm
trùng nặng và các dấu hiệu gợi ý nguyên nhân gây bệnh. Da mặt được kiểm
tra về độ khô và vảy (gợi ý nhược giáp) và mỡ nhờn hoặc các dấu hiệu khác
của viêm da tiết bã. Kiểm tra tình trạng phù ở các chi và vùng cùng cụt để loại
trừ bệnh toàn thân.
Triệu chứng báo động 
Sau đây là những triệu chứng cần quan tâm

 Sốt

 Mất thị lực

 Hạn chế vận nhãn

 Lồi mắt

Giải thích các triệu chứng 


 Một số triệu chứng giúp phân biệt giữa các nhóm bệnh lý khác nhau. Đầu tiên
cần phân biệt giữa viêm hoặc nhiễm trùng và dị ứng hoặc quá tải tuần hoàn.
Đau, đỏ, nóng, và cứng gợi ý tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng. Không đau,
sưng nhạt màu gợi ý phù mạch. Ngứa cho thấy có phản ứng dị ứng, và không
có ngứa gợi ý bệnh tim hoặc thận.
 Sưng khu trú ở một mi mắt không kèm theo các dấu hiệu khác thì thường là
bệnh lành tính. Cần nghi ngờ một bệnh lý trầm trọng khi có khối sưng của mi
mắt ở một hoặc hai mắt. Các dấu hiệu viêm, lồi mắt, mất thị lực, và hạn chế
vận nhãn gợi ý một tình trạng bệnh lý của hốc mắt (ví dụ viêm tổ chức hốc
mắt, huyết khối xoang hang) có thể đẩy lồi nhãn cầu ra ngoài và ảnh hưởng
đến thần kinh hoặc cơ. 

Xét nghiệm 
 Trong hầu hết các trường hợp, chẩn đoán dựa vào lâm sàng và không cần làm
xét nghiệm. Nếu nghi ngờ viêm tổ chức hốc mắt hoặc huyết khối xoang hang
cần hoàn thiện chẩn đoán và có hướng điều trị các nhanh càng tốt. Nên chụp
CT hoặc MRI ngay. Nếu nghi ngờ bệnh tim, gan, thận hoặc tuyến giáp, cần
TMH _ 4

làm các xét nghiệm đánh giá chức năng và các chẩn đoán hình ảnh phù hợp
với cơ quan bộ phận đó.

Điều trị 

 Chủ yếu là điều trị nguyên nhân.


 Không có điều trị đặc hiệu
TMH _ 5

LỒI MẮT
Nguyên nhân 

Nguyên nhân phổ biến nhất là bệnh Graves, gây ra phù nề và thâm nhiễm lymphoid
của tổ chức hốc mắt.

Hình 2 Lồi mắt do u màng não


Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác:

NGUYÊN NHÂN TRIỆU CHỨNG GỢI Ý TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN

Bệnh Graves Các triệu chứng mắt: Đau Xét nghiệm chức năng
mắt, chảy nước mắt, khô tuyến giáp
mắt, kích thích, sợ ánh
sáng, yếu cơ vận nhãn gây
song thị, mất thị lực do
chèn ép dây thần kinh thị.

Triệu chứng toàn thân:


đánh trống ngực, lo lắng,
tăng cảm giác đói, sụt cân,
mất ngủ, bướu cổ, phù
niêm trước xương chày
Thông động mạch cảnh - Lồi mắt đập và xung huyết Cộng hưởng từ động mạch
xoang hang hoặc thông kết mạc quanh nhãn cầu
màng cứng xoang hang
Huyết khối xoang hang Liệt vận nhãn, đau đầu, sụp CT hoặc MRI
mi, giảm thị lực, sốt
Glôcôm bẩm sinh và cận Chảy nước mắt, co quắp Đo nhãn áp và soi đáy mắt
thị cao một mắt mi, đỏ mắt bởi bác sĩ nhãn khoa
TMH _ 6

Viêm tổ chức hốc mắt Đỏ mắt, sốt, đau, giảm thị CT hoặc MRI
lực, hạn chế vận nhãn
Thường một bên
U hốc mắt (ví dụ, u Giảm thị lực, song thị, đau MRI hoặc CT
lympho, u mạch máu, dị
dạng mạch)
Xuất huyết hậu nhãn cầu Giảm thị lực, song thị, đau, Chụp CT ngay lập tức hoặc
liệt vận nhãn, các yếu tố điều trị dựa trên đánh giá
nguy cơ lâm sàng
U màng não cánh bướm - Đau, nhức đầu, khuyết thị MRI hoặc CT
hốc mắt trường, liệt vận nhãn

Đánh giá 

Tỷ lệ khởi phát có thể gợi ý chẩn đoán. Mất thị lực một mắt đột ngột gợi ý một xuất
huyết trong hốc mắt (có thể xảy ra sau phẫu thuật, tiêm hậu nhãn cầu hoặc chấn
thương) hoặc viêm tổ chức hốc mắt hoặc viêm các xoang cạnh mũi. Khởi phát trong
vòng 2 - 3 tuần gợi ý đáp ứng viêm mạn tính hoặc giảm u viêm hốc mắt (thâm nhiễm
và tăng sinh tế bào lành tính); khởi phát chậm hơn gợi ý u hốc mắt.

Kết quả thăm khám điển hình của cường giáp nhưng không liên quan đến bệnh mắt
thâm nhiễm bao gồm co rút mi, trợn mi, phần loe ra phía thái dương và trố mắt. Các
dấu hiệu khác bao gồm ban đỏ và cương tụ kết mạc Hở giác mạc kéo dài gây khô và
có thể dẫn tới nhiễm trùng cũng như loét giác mạc.

Triệu chứng báo động 


Dưới đây là những triệu chứng đặc biệt

 Đau hoặc đỏ mắt

 Đau đầu

 Mất thị lực

 Nhìn đôi

 Sốt

 Lồi mắt đập (lồi mắt theo nhịp mạch)


TMH _ 7

 Lồi mắt sơ sinh

Xét nghiệm 
Lồi mắt có thể được xác định bằng thước đo độ lồi đánh giá khoảng cách từ đỉnh
giác mạc tới hai góc ngoài xương hốc mắt; giá trị bình thường là < 20 mm ở người
da trắng và < 22 mm ở người da đen. CT hay MRI thường rất hữu ích để khẳng định
chẩn đoán và xác định các nguyên nhân cấu trúc của lồi mắt một bên. Thử nghiệm
chức năng tuyến giáp được chỉ định khi nghi ngờ Graves.

Điều trị 

Bôi trơn để bảo vệ giác mạc là cần thiết trong trường hợp nặng. Khi thuốc bôi trơn
không đủ để bảo vệ, cần phẫu thuật để tránh biến chứng. Corticoid toàn thân (ví dụ,
prednisone 1 mg / kg uống 1 lần / ngày trong 1 tuần, giảm dần trong ≥ 1 tháng)
thường hữu ích trong kiểm soát phù và chèn ép hốc mắt do bệnh nhãn giáp hoặc
giảm u viêm hốc mắt. Các can thiệp khác thay đổi theo nguyên nhân. Lồi mắt do
bệnh Graves không cải thiện với các điều trị của tuyến giáp nhưng có thể giảm dần
qua thời gian. Khối u phải được phẫu thuật cắt bỏ. Nút mạch chọn lọc hoặc hiếm hơn
là phẫu thuật cô lập (trapping procedure) có thê hiệu quả trong các trường hợp thông
động tĩnh mạch liên quan đến xoang hang.

You might also like