You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

BỘ MÔN MẮT
----

BÀI TẬP TỰ HỌC

Chấn thương mắt

Giảng viên hướng dẫn : Ths.Bs. Biện Thị Minh Thư


Sinh viên thực hiện : Lớp YH43

NĂM HỌC: 2020 - 2021


DANH SÁCH SINH VIÊN NHÓM LỚP YH43
ST TÊN SV MSSV NỘI DUNG ĐƯỢC PHÂN CÔNG
T
1 TRẦN NGUYÊN KHẢ 175301064 Loét giác mạc, câu hỏi 1, hình ảnh
VY 9
2 HỨA THỊ KỲ ANH 175301102 Bỏng mắt, câu hỏi 2, hình ảnh
2
3 NGUYỄN NGỌC 175301023 Chấn thương bán phần trước, tổng hợp,
TRÂN VY 9 hình ảnh
4 VƯƠNG HOÀNG 175301103 Viêm mống mắt thể mi cấp tính, câu hỏi 3,
DIỄM NGỌC 1 hình ảnh
5 LẠI HUYỀN TRÂN 175301064 Glaucoma góc đóng cấp,, câu hỏi 4, hình
6 ảnh
I.LOÉT GIÁC MẠC

1. Triệu chứng :
- Cơ năng : giống viêm giác mạc nhưng rầm rộ hơn.
- Thực thể:
Cương tụ rìa ( thường có cả cương tụ giác mạc)
Giác mạc : xuất hiện vùng đục kích thước ban đầu nhỏ sau lan dần ra. Bề
mặt mất bóng, mất tổ chức giác mạc. Bờ rõ, có chất tiết trên vùng loét.
Có mủ tiền phòng
Mống mắt : phù nề, cương tụ, xuất tiết và dễ dính vào thủy tinh thể.
2. Chẩn đoán : loét giác mạc giai đoạn toàn phát.
3. Điều trị :
- Loại bỏ tác nhân gây bệnh.
- Nếu do viêm nhiễm : dung thuốc theo tác nhân gây bệnh ( kháng sinh,
kháng nấm, hoặc kháng virut).
- Giảm đau, an thần
- Dãn đồng tử bằng Collyre Atropin 0,5 – 1%.
- Tăng cường bổ sung vitamin A.

Trường hợp nặng : phẫu thuật.

1. Triệu chứng : cương tụ rìa ( thường có cả cương tụ giác mạc), mắt xốn
cộm, chảy nước mắt, mi nề nhẹ và mắt đỏ do cương tụ và phù nề ở kết
mạc, phù mi. Giác mạc còn trong.
2. Chẩn đoán : loét giác mạc giai đoạn khởi phát.
3. Điều trị :
- Loại bỏ tác nhân gây bệnh.
- Nếu do viêm nhiễm : dung thuốc theo tác nhân gây bệnh ( kháng sinh,
kháng nấm, hoặc kháng virut).
- Giảm đau, an thần
- Dãn đồng tử bằng Collyre Atropin 0,5 – 1%.
II. BỎNG MẮT

Bỏng mắt do hóa chất ( vôi sống)

Bỏng mắt do nhiệt


1. Phân loại tổn thương
1.1 Bỏng mắt do hóa chất
- Nhẹ:
+ Giác mạc: khuyết biểu mô, mờ nhẹ
+ Kết mạc: không có dấu hiệu khiếm dưỡng
- Trung bình:
+ Giác mạc: đục trung bình, nhìn rõ chi tiết móng mắt
+ Kết mạc: có ít hay không có khiếm dưỡng
- Trung bình nặng:
+ Giác mạc: trắng mờ, không rõ chi tiết đồng tử
+ Kết mạc: khiếm dưỡng từ 1/3 - 2/3 chu vi rìa
- Rất nặng:
+ Giác mạc: hoàn toàn trắng, không thấy đồng tử
+ Kết mạc: khiếm dưỡng >2/3 chu vi rìa
1.2 Bỏng mắt do nhiệt
- Nhãn cầu: thường ít nguy hiểm do cơ chế bảo vệ bằng phản xạ chớp mắt và lớp
nước mắt
- Mi mắt: có thể tổn thương nặng và gây biến chứng co rút mi
2. Xử trí
2.1 Nguyên tắc chung
- Loại bỏ chất gây bỏng ra ngoài, rửa sạch bằng nước sạch sẵn có
- Chống đau
- Chống nhiễm khuẩn
- Chống dính mi
- Chống thiếu dinh dưỡng ở giác mạc, tăng sức đề kháng cho cơ thể
2.2 Bỏng do vôi
- Gây tê tại chỗ
- Lấy hết vôi cục còn đọng trong mắt
- Khi đã lấy hết các cục vôi thì rửa mắt bằng nước đường ( có thể rửa bằng huyết
thanh đẳng trương)
- Nếu là vôi nước hoặc vôi đã tôi thì cần rưa ngay
2.3 Bỏng nóng
- Lấy hết dị vất gây bỏng còn trong mắt
- Rửa mắt
- Nhỏ thuốc sát khuẩn
- Chống dính
- Tăng cường dinh dưỡng GM
- An thần, giản đau
III. CHẤN THƯƠNG BÁN PHẦN TRƯỚC

A. ĐỨT CHÂN MỐNG MẮT


1. Triệu chứng

- Triệu chứng cơ năng:


+ Song thị một bên
+ Chói sáng (phụ thuộc vào kích thước và vị trí vết rách so với bờ thể mi)
- Triệu chứng thực thể:
+ Vết rách chân mống
+ Đồng tử méo
+ Phía sau có màu đen giống màu của đồng tử
+ Phản xạ ánh sáng yếu hoặc mất
2. Chẩn đoán sơ bộ: Đứt chân mống mắt
3. Điều trị

- Phẫu thuật khâu chân mống mắt:


+ Chỉ định: đứt >450, song thị một mắt, lóa mắt
+ Chống chỉ định: viêm màng bồ đào, xuất huyết tiền phòng, tăng nhãn áp, viêm
mũ nội nhãn…

B. XUẤT HUYẾT TIỀN PHÒNG


1. Triệu chứng
Triệu chứng cơ năng:
- Đau mắt, thị lực bị suy giảm, nhìn mờ hoặc có hiện tượng mây che trước mắt,
nhạy cảm hơn với ánh sáng, thấy máu trong mắt, đau đầu dữ dội.
Triệu chứng thực thể:
- Máu chảy ra từ mống mắt hay thể mi làm thành một lớp có giới hạn nằm
ngang. Nếu mới có màu đỏ tươi, nếu cũ có màu đỏ thẩm.
- Nhãn áp có thể cao ( máu ngăn thoát dịch) hoặc thấp (thể mi chấn thương giảm
tiết thủy dịch)
  Được chia làm 4 độ.
Độ 1: lượng máu chiếm 1/3 chiều cao của tiền phòng.
Độ 2: lượng máu chiếm từ 1/3 đến 1/2 chiều cao của tiền phòng.
Độ 3: lượng máu lớn hơn 1/2 chiều cao của tiền phòng nhưng chưa chiếm hết
tiền phòng.
Độ 4: lượng máu chiếm toàn bộ tiền phòng.
2. Chẩn đoán sơ bộ: Xuất huyết tiền phòng độ I
3. Xử trí:

Mục tiêu:
- Giảm tỷ lệ chảy máu tái phát
- Làm sạch tiền phòng
- Điều trị tổn thương mô đi kèm
Chỉ định phẫu thuật:
- Ngấm máu giác mạc: hạt nhỏ màu vàng, giảm độ nét hình sợi trong nhu mô.
- Nhãn áp cao không giảm với điều trị nội khoa sau 24h
- Máu không tiêu sau 5 ngày.
Điều trị nội khoa:
+ Nằm nghỉ tại giường, đầu cao 300
+ Uống nhiều nước ( 1lít/5p), chống chỉ định trong cao huyết áp, cắt 2/3 dạ dày,
viêm thận, glaucoma.
+ Sử dụng các thuốc liệt điều tiết, thuốc kháng viêm steroid, thuốc giảm đau và
thuốc hạ nhãn áp trong trường hợp có tăng nhãn áp.
+ Vitamin C
+ Kháng sinh.
+ Tiêm Hyasa…
Trong thời gian điều trị nội khoa cần theo dõi:
+ Chảy máu tái phát: thường xuất hiện 3-5 ngày sau chấn thương, nguy hiểm
hơn có thể dẫn đến Glaucoma sau chấn thương, teo thần kinh thị, loét giác mạc.
Không phụ thuộc mức độ ban đầu.
+ Tăng nhãn áp thứ phát.
-Điều trị phẫu thuật: nhằm mục đích:
+ Chống tăng nhãn áp thứ phát nếu nhãn áp không kiểm soát được bằng thuốc.
+ Chống dính góc tiền phòng
+ Lấy sạch hồng cầu có khả năng tắc nghẽn vùng bè (máu đông tối đa sau 5
ngày).
=> Máu loãng: rạch đường nhỏ cho máu thoát.
Máu đặc: mở rộng giác mạc, không nhất thiết lấy hết máu (co kéo => chảy máu
thứ phát).
Thời điểm tốt nhất: 5-7 ngày (sớm: chảy máu thứ phát, muộn: nguy cơ dính góc)
4. Chỉ định phòng ngừa:
- Thị lực <20/200
- XHTP >1/3 bề cao
- Đến muộn hơn 24h
- Nhãn áp cao ngay từ lần khám đầu
IV. VIÊM MỐNG MẮT THỂ MI CẤP TÍNH

1. Triệu chứng thực thể


- Mi mắt phù nề nhẹ
- Cương tụ rìa:, có thể thấy rất rõ những mạch máu giãn to, màu đỏ
đậm, ngoằn ngoèo.
- Đồng tử: co nhỏ, bờ không đều, mất viền sắc tố
- Mống mắt: sẫm màu
2. Chần đoán sơ bộ: Viêm màng bồ đào trước cấp tính
3. Hướng điều trị:
- Điều trị nguyên nhân: điều trị với các thuốc đặc hiệu chống virus, thuốc
chống lao, kháng nấm nếu xác định được nguyên nhân
- Điều trị giảm triệu chứng gây khó chịu cho bệnh nhân: hạ áp; giảm đau…
- Điều trị biến chứng
- Bổ sung vitamin

V. GLAUCOMA GÓC ĐÓNG CẤP


1.Triệu chứng:
- Giác mạc phù, đồng tử giãn, mất phản xạ ánh sáng
- Cương tụ rìa
- Tiền phòng nông
- Soi góc tiền phòng thấy đóng
- Đau, đỏ mắt, thị lực giảm
- Thủy dịch mờ đục nhẹ
- Mống mắt cương tụ phù nề
- Đồng tử dãn rộng
- Nhãn cầu căng cứng như hòn bi
2.Chẩn đoán sơ bộ: Glaucoma góc đóng cấp tính
3.Điều trị:
- Dùng thuốc cho nhãn áp ổn:
+ Uống Acetazolamide 250mg 1 viên x 4 lần/ngày.
+ Thuốc nhỏ mắt dạng B blocker 2 lần/ ngày gây ức chế tiết thủy dịch làm
hạ nhãn áp
- Phâu thuật:
+ Laser đốt mống mắt chu biên hoặc phẫu thuật cắt mống mắt chu biên
khi góc đóng dưới 50%
+ Phẫu thuật tạo đường dò khi góc đóng trên 50%

* PHẦN CÂU HỎI:


Câu 1 : Tại sao trong xử trí xuất huyết tiền phòng nên chi BN nằm nghỉ ngơi
tuyệt đối tại giường, đầu cao 30 độ ?
Trả lời: Nếu lượng máu tích tụ trong mắt nhiều sẽ làm tắc nghẽn hoặc tổn
thương cấu trúc ống dẫn lưu thị ở ngoại vị tiền phòng. Biến chứng của xuất
huyết tiền phòng rất nguy hiểm, nếu không khắc phụ kịp thời có thể gây ảnh
hưởng nghiêm trọng tới thị lực. Các phương pháp điều trị xuất huyết tiền phòng
đều nhằm mục đích kích thích sự tiêu máu, hạn chế nguy cơ tăng nhãn áp và
phòng ngừa xuất huyết thêm.

Câu 2: Tại sao trong điều trị xuất huyết tiền phòng phải liệt điều tiết. Mục
đích liệt điều tiết
Trả lời: Xuất huyết tiền phòng có nguy cơ kích thích phản ứng viêm trong
tiền phòng nên mục đích liệt điều tiết là giúp mắt nghỉ ngơi, giảm đau, hạn chế
hậu quả dính móng mắt vào mặt trước thủy tinh thể.

Câu 3: Tại sao xuất huyết tiền phòng lại gây tang nhãn áp
Trả lời: Xuất huyết tiền phòng gây tăng nhãn áp vì: Do khi xuất huyết tế bào
trong máu sẽ làm bít góc tiền phòng, làm mất đi sự tương đồng giữa quá trình
tiết thủy dịch từ thể mi và sự thoát lưu thủy dịch ra khỏi nhãn cầu, dẫn đến hạn
chế lưu thông thủy dịch, làm thủy dịch ứ lại gây tăng nhãn áp.

Câu 4: Tại sao không dùng thuốc hạ nhãn áp gây co đồng tử và nhóm
prostaladin
Trả lời: Vì có thê gây sung huyết kết mạc, có thể gây tác dụng phụ toàn thân,
nặng nề về hô hấp và tim,cương tụ kết mạc, tăng sắc tố mống mắt..

You might also like