You are on page 1of 56

CHẤN THƯƠNG MẮT

BS Hồ Thị Phương Dân


MỤC TIÊU
Học xong bài này sinh viên có khả năng.
Phát hiện được các loại chấn thương mắt.
Biết cách sơ cứu các trường hợp chấn thương
mắt.
Trình bày được cách xử trí các chấn thương
nông, xuất huyết tiền phòng.
Kể ra các tổn thương do chấn thương gây ra.
NỘI DUNG
1.ĐẠI CƯƠNG VỀ CHẤN THƯƠNG MẮT

2.NGUYÊN TẮC KHÁM BỆNH CHẤN THƯƠNG MẮT

3.PHÂN LOẠI CHẤN THƯƠNG VÀ XỬ TRÍ BAN ĐẦU

4.PHÒNG NGỪA CHẤN THƯƠNG MẮT


PHẦN 1: ĐẠI CƯƠNG
ĐẠI CƯƠNG
Nhãn cầu được che chở
và bảo vệ bởi:
Mi mắt
Hốc mắt
Cơ vận nhãn
Tổ chức mỡ hốc mắt
ĐỊNH NGHĨA
Chấn thương mắt là tổn thương ở nhãn cầu
hoặc bộ phận phụ thuộc mắt, gây ra do vật cứng
hay nhọn hoặc một lực ép mạnh lên mắt hay
vùng lân cận.
Nguyên tắc khám một trường hợp
chấn thương mắt
Hỏi bệnh sử

 Đo thị
lực
Nguyên tắc khám một trường hợp
chấn thương mắt
Khám vận động của nhãn
cầu, động tác nhắm và mở
mắt để đánh giá các cơ vận
nhãn và cơ nâng mi.
Sờ nắn các thành xương
hốc mắt để phát hiện dấu
hiệu gãy xương hốc mắt.
Nếu nghi ngờ dị vật nội
nhãn thì gởi chụp X quang,
siêu âm,…
Nguyên tắc khám một trường hợp
chấn thương mắt
Khám nhãn cầu chú ý:
Giác mạc còn trong, bóng không ?
Tiền phòng còn sâu, sạch ?
Đồng tử tròn không ? Phản xạ ánh
sáng còn không ?
Tìm kiếm các dị vật ở giác mạc,
kết mạc.
PHẦN 2: PHÂN LOẠI CHẤN THƯƠNG MẮT
VÀ XỬ TRÍ BAN ĐẦU:
PHÂN LOẠI CHẤN THƯƠNG MẮT VÀ XỬ
TRÍ BAN ĐẦU:
I. Chấn thương các thành phần phụ của mắt:
 Lệ đạo
 Mi mắt
II. Chấn thương nhãn cầu:
 Chấn thương đụng dập nhãn cầu
 Chấn thương nông
 Chấn thương xuyên thủng nhãn cầu
 Chấn thương xuyên có dị vật trong nhãn cầu
I. CHẤN THƯƠNG CÁC THÀNH PHẦN PHỤ

1. Đụng dập mi
Tụ máu mi, dập nát mi.
Rách da mi.
Xuất huyết dưới kết
mạc, hốc mắt.
Có thể tổn thương
nhãn cầu.
I. CHẤN THƯƠNG CÁC THÀNH PHẦN PHỤ

1. Đụng dập mi
Cho kháng sinh toàn thân
phòng bội nhiễm.
Cho Vitamin C, K, thuốc tan
máu bầm.
Theo dõi nếu mắt mềm, thị
lực giảm phải chuyển tuyến
có chuyên khoa.
Nếu rách mi mắt cần kiểm
tra lấy hết dị vật, rữa sạch
vết thương và khâu phục
hồi mi mắt
SỤP MI SAU CHẤN THƯƠNG
I. CHẤN THƯƠNG CÁC THÀNH PHẦN PHỤ
2. Đứt lệ đạo:

• Thường do vết thương


góc trong mắt cắt đứt lệ
quản
• Cần chuyển tuyến có
chuyên khoa mắt để
khâu phục hồi lệ đạo,
tránh chảy nước mắt
sau này.
1. CHẤN THƯƠNG CÁC THÀNH PHẦN PHỤ
2. Đứt lệ đạo:
Sơ cứu: + Rữa sạch, lấy dị vật
+ Băng ép cầm máu
+ Kháng sinh, giảm đau.

KHÔNG ĐƯỢC CẮT LỌC


II. CHẤN THƯƠNG NHÃN CẦU
A. CHẤN THƯƠNG ĐỤNG DẬP NHÃN CẦU
Nguyên nhân: thường do những va chạm hoặc chấn
động mạnh gây nên.
Có thể làm nhãn cầu biến dạng và tăng nhãn áp, vỡ
nhãn cầu.
Chấn thương đụng dập nhãn cầu
XUẤT HUYẾT KẾT MẠC DO CHẤN
THƯƠNG ĐỤNG DẬP
A. CHẤN THƯƠNG ĐỤNG DẬP NHÃN CẦU
1. Rách mống mắt
Có thể rách chân mống, hoặc
bờ tự do của mống
Đồng tử méo, biến dạng
Thường kèm xuất huyết tiền
phòng hay xuất huyết dịch
kính.
Khâu mống mắt
Khâu mống mắt
A. CHẤN THƯƠNG ĐỤNG DẬP NHÃN CẦU
2. Xuất huyết tiền phòng
Máu thường chảy ra từ
mống mắt thể mi.
Máu mới chảy có màu
hồng hoặc màu đỏ
tươi.
Nếu máu cũ máu đông
có màu đỏ sẩm và
đọng lại ở đáy góc tiền
phòng.
A. CHẤN THƯƠNG ĐỤNG DẬP NHÃN CẦU
2. Xuất huyết tiền phòng
 Xuất huyết nhẹ:
Máu dưới bờ đồng tử.
Đến sớm nên máu loãng hoà cùng thuỷ dịch, hoặc có màu đỏ
tươi.

Điều trị:
Uống nhiều nước
Cho Vitamin C, K.
Kháng sinh phòng bội nhiễm.
Giảm đau, an thần.
A. CHẤN THƯƠNG ĐỤNG DẬP NHÃN CẦU
2. Xuất huyết tiền phòng

 Xuất huyết nặng:


• Máu trên bờ đồng tử.
• Đến muộn máu đông
thẩm màu.

Điều trị: Cho nhập viện


 Thuốc như trường hợp xuất huyết nhẹ.
 Nằm đầu cao 30o, tránh hoạt đông nhiều
 Liệt thể mi, dãn đồng tử
Nếu có tăng nhãn áp thì cho hạ áp
Rửa máu tiền phòng.
A. CHẤN THƯƠNG ĐỤNG DẬP NHÃN CẦU
2. Xuất huyết tiền phòng
 Nguy cơ máu trong tiền phòng:
Bít góc tiền phòng làm tăng nhãn áp.
Ngấm máu vào giác mạc.
Gây thoái hoá mống mắt.
Ngấm máu giác mạc
A. CHẤN THƯƠNG ĐỤNG DẬP NHÃN CẦU
3. Đụng dập thể thuỷ tinh:

Tuỳ theo tác nhân gây chấn thương, có thể làm:


Thay đổi vị trí của T3 .
Biến đổi độ trong suốt của T3 (đục).
 Vở T3 .
A. CHẤN THƯƠNG ĐỤNG DẬP NHÃN CẦU
3. Đụng dập thể thuỷ tinh:
 Lệch, bán lệch thể thuỷ tinh:
Do bị đứt một phần dây chằng
Zinn.
T3 có thể lệch ra trước, hoặc ra
sau
Lâm sàng:
Tiền phòng nông sâu không đều
Rung rinh mống mắt.
T3 lệch tiền phòng  mổ lấy T3
ngay
A. CHẤN THƯƠNG ĐỤNG DẬP NHÃN CẦU
3. Đụng dập thể thuỷ tinh:
 Đục thể thuỷ tinh:
Thường do rách bao hoặc vở T3, có khi không rách
bao cũng đục T3.
Khi T3 vở chất nhân tràn ra tiền phòng có thể gây
viêm màng bồ đào, hoặc tăng nhãn áp
Đục, lệch thể thủy tinh
Đục vỡ thể thủy tinh
A. CHẤN THƯƠNG ĐỤNG DẬP NHÃN CẦU
4. Xuất huyết trong dịch kính:
Thường do tổn thương màng bồ đào máu chảy vào
trong buồng dịch kính, làm thị lực giảm nhiều.
Nếu xuất huyết dịch kính đơn thuần, khám bán phần
trước bình thường, nên cần phải soi ánh đồng tử và
soi đáy mắt.
A. CHẤN THƯƠNG ĐỤNG DẬP NHÃN CẦU
5. Bong võng mạc:
Chấn thương có thể thấm dịch, hoặc co kéo gây
bong võng mạc.
Nếu bong rộng đến trung tâm có thể gây mù.
B. CHẤN THƯƠNG NÔNG
1. Rách kết mạc:
Nếu rách nhỏ < 3mm không khâu, còn rách dài hơn
thì phải khâu.
Khi tổn thương kết mạc gây xuất huyết nhiều mà có
giảm thị lực nhiều thì phải đề phòng vỡ nhãn cầu.
B. CHẤN THƯƠNG NÔNG
2. Trầy xước giác mạc:
Vết thương trầy xướt hoặc
mất một phần biểu mô giác
mạc
24 giờ biểu mô giác mạc mới
tái tạo đủ lại được.
Chẩn đoán: Tiền sử chấn
thương, đau, cộm xốn, kết
mạc cương tụ, giác mạc bị
không còn trong, bóng,
Fluoresceine (+)
B. CHẤN THƯƠNG NÔNG
2. Trầy xước giác mạc:
Rửa sạch mắt bằng nước
muối sinh lý.
+ Nhỏ kháng sinh để tránh
bội nhiễm như: C. Tobrex, C.
Oflovid …
Không nhỏ thuốc có
Corticoide.
B. CHẤN THƯƠNG NÔNG
3. Dị vật giác mạc:

Rửa mắt
Lấy dị vật, lấy vòng rỉ
sét
Nhỏ kháng sinh,
không nhỏ Corticoid
Uống giảm đau
B. CHẤN THƯƠNG NÔNG
3. Dị vật giác mạc:
C. CHẤN THƯƠNG XUYÊN THỦNG
NHÃN CẦU
Đặc điểm: - Phòi tổ chức nội nhãn.
- Dễ nhiễm khuẩn.
- Có thể gây nhãn viêm đồng cảm.
C. CHẤN THƯƠNG XUYÊN THỦNG
NHÃN CẦU
I. VẾT THƯƠNG XUYÊN GIÁC MẠC
Cơ năng:
- Chói sáng, chảy nước mắt.
- Đau nhức nhiều.
- Nhìn mờ nhiều.
Thực thể:
- Cương tụ rìa.
- Có vết rách giác mạc.
- TP có máu, mủ, xẹp.
- T3 đục, vỡ, lệch.
C. CHẤN THƯƠNG XUYÊN THỦNG
NHÃN CẦU
II. VẾT THƯƠNG XUYÊN CỦNG MẠC
 Thủng phía trước: Kẹt
thể mi, hắc mạc, dịch kính
vào vết rách.
 Thủng phía sau: Nhãn
cầu mềm, thị lực giảm
nhiều.

 Nếu điều trị 7 ngày bệnh


không giảm thì phải khoét
bỏ nhãn cầu.
C. CHẤN THƯƠNG XUYÊN THỦNG
NHÃN CẦU
II. VẾT THƯƠNG XUYÊN CỦNG MẠC
D. CHẤN THƯƠNG XUYÊN CÓ DỊ VẬT
TRONG NHÃN CẦU
Chẩn đoán:
- Có vết thương ở mắt do vật
cứng.
- Siêu âm mắt, CT Scan.
- Khám thực thể thấy hoặc
không.
Tiên lượng: Dựa vào tính
chất dị vật, kích thước, từ
tính, oxy hoá, thời gian, khả
năng nhiễm khuẩn.
PHẦN 3: XỬ TRÍ CHẤN THƯƠNG
MẮT
1. Sơ cứu:
 Không rửa mắt và gắp bất kỳ thành phần nào của mắt.
 Băng che mắt.
 Cho kháng sinh và giảm đau đường toàn thân.
2. Chuyển tuyến có chuyên khoa mắt.
PHẦN 4: ĐỀ PHÒNG CHẤN
THƯƠNG MẮT
 Tuyên truyền, giáo dục ý thức đề phòng chấn thương.
 Tổ chức tốt an toàn lao động.
 Tổ chức tốt cấp cứu ban đầu.
PHÒNG BỆNH
CẢM ƠN!

You might also like