You are on page 1of 12

ÔN TẬP MẮT

ĐẠI CƯƠNG
1. Câu nào sai khi nói về mống mắt?
a. Mặt trước được chia ra 2 vùng: đồng tử và thể mi.
b. Vòng cung động mach nhỏ tương ứng với viền cổ áo.
c. Lớp biểu mô sắc tố chính là sự liên tục của biểu mô sắc tố võng mạc
d. Độ rộng của “vùng đồng tử” của mống mắt thay đổi theo độ dãn đồng tử.
e. Cơ vòng đồng tử được chi phối bởi hệ phó giao cảm thần kinh số III

2. Tế bào nào có nhiệm vụ tạo nên sườn nâng đỡ cho võng mạc?
a. Tế bào thị giác
b. Tế bào lưỡng cực
c. Tế bào ngang
d. Tế bào amacrine.
e. Tế bào Muller

3. Dây thần kinh vận nhãn chung (dây III) không chi phối cơ nào dưới đây?
a. Cơ nâng mí
b. Cơ trực trong
c. Cơ thể mi
d. Cơ chéo trên (IV)
e. Cơ trực dưới

4. Thành phần nào sau đây không đi qua khe bướm?


a. Dây III
b. Dây IV
c. Nhánh mắt của dây V
d. Nhánh hàm trên của dây V
e. Dây VI.

5. Về giải phẫu của giác mạc ở người lớn, câu nào dưới đây là sai?
a. Nhu mô chiếm 90% bề dày giác mạc
b. Có 4 týp collagen.
c. Chất cơ bản là GAGs
d. Màng Bowmann có thể tái sinh.
e. Số lượng nội mô giảm dần theo tuổi

6. Ống thị được tạo bởi?


a. Cánh lớn xương bướm.
b. Cánh nhỏ xương bướm
c. Xương trán
d. Xương thái dương
e. Xương lệ.

7. Nhiệm vụ của thể mi là


a. Nuôi dưỡng võng mạc
b. Tiết thủy dịch và tham gia điều tiết
c. Dãn đồng tử
d. Co đồng tử
e. Điều chỉnh lượng ánh sáng vào võng mạc

8. Sự điều tiết phụ thuộc vào


a. Giác mạc.
b. Sự đàn hồi của thể thuỷ tinh.
c. Mống mắt.
d. Cơ vòng mí.
e. Cơ co đồng tử.

9. Dây thần kinh mi dài sau:


a. Là một nhánh của dây thần kinh trên hốc mắt
b. Đi vào nhãn cầu ở xích đạo
c. Chứa các sợi phó giao cảm.
d. Có sináp ở hạch mi
e. Chứa các sợi cảm giác của giác mạc

10. Cấu trúc nào dưới đây không thuộc về giác mạc :
a. Màng Bowmann
b. Nội mô
c. Biểu mô sắc tố
d. Màng Descemet
e. Nhu mô

11. Về giải phẫu của củng mạc, câu nào dưới đây là sai?
a. Dày nhất ở cực sau.
b. Mỏng nhất ở chỗ bám cơ.
c. Bán kính độ cong khoảng 12mm
d. Vị trí các tỉnh mạch xoắn cách rìa khoảng 4mm
e. Vỡ nhãn cầu thường xãy ra ở vùng gần rìa.

12. Câu nào là sai khi nói về dịch kính?


a. Chứa 99% là nước.
b. Thường dính khá chặt với gai thị, miệng thắt
c. Gây dấu hiệu ruồi bay và chớp sáng khi bong khỏi võng mạc.
d. Dịch kính lỏng giảm dần khi lớn tuổi
e. Dung tích khoảng 4ml

VIÊM KẾT MẠC


1. Những triệu chứng nào nghĩ tới viêm kết mạc
a. Đỏ, đau, tăng nhãn áp
b. Đỏ, giảm thị lực, phù giác mạc
c. Đỏ, tiết tố giác mạc không bắt màu thuốc nhuộm
d. Đỏ, tăng nhãn áp, dãn đồng tử

2. Biến chứng của viêm kết mạc mãn tính không phù hợp
a. Loét giác mạc vùng rìa
b. Lông quặm
c. Lật mí
d. Bệnh viêm khô kết giác mạc

3. Triệu chứng cần thiết để chẩn đoán viêm kết mạc


a. Tiết nhày mủ
b. Tiết nhày + đỏ mắt ngoại vi
c. Tiền phòng sạch
d. Nuôi cấy có vi khuẩn Gram

4. Virus Herpes gây bệnh mắt ở người bao gồm các loại sau, ngoại trừ:
a. Virus gây suy giảm miễn dịch ở người
b. Virus cự bào
c. Virus Herpes simplex típ I và II
d. Virus Epstein-Barr
e. Virus Varicella-Zoster

5 . Triệu chứng nào gợi ý viêm kết mạc dị ứng:


a. Ngứa và nhiều ghèn mủ
b. Sưng nề kèm nhiều hột
c. Điểm lệ giãn kèm nhiều ghèn
d. Hay tái phát và đáp ứng tốt với thuốc co mạch
e. Ngứa và phù nề kết mạc

6.Chẩn đoán phân biệt quan trọng nhất của viêm kết mạc với
a. Viêm loét giác mạc
b. Viêm túi lệ cấp
c. Viêm mống thể mi
d. Viêm bờ mi

GLOCOMA
1. Cơn glôcôm cấp thường xảy ra trên các mắt có cấu trúc giải phẫu thuận lợi, đó là:
A. Các lỗ vùng bè quá hẹp
B. Độ cong giác mạc lớn
C. Giảm chiều sâu tiền phòng
D. Thể thủy tinh dẹt

2. Thể tích của thủy dịch là:


A. 0,5ml B. 0,75ml
C. 0,10ml D. 0,25ml

3. Thay đổi nhãn áp ngày và đêm ở mắt bình thường trong khoảng:
A. 3 – 4 mmHg B. 6 – 7 mmHg
C. 4 mmHg D. 0,25 mmHg

4. Ở mắt bình thường, khác biệt nhãn áp giữa hai mắt hiếm khi quá:
A. 3 mmHg B. 1 mmHg
C. 4 mmHg D. 2 mmHg

5. Các dấu hiệu cơ bản của glocom mãn tính là:


A. Lệch đồng tử, phản xạ ánh sáng trực tiếp, thị lực thay đổi từ ST (+) đến 10/10,
có phù gai
B.Tăng nhãn áp, mỏng viền thị thần kinh do sự phá hủy các sợi thần kinh, thị
trường thay đổi
C. Mù thoáng qua, do những cục nghẽn xuất phát từ mảng xơ vữa của động mạch
cảnh
D. Mờ mắt đột ngột, thị lực giảm dưới 1/20, mắt không đỏ, không đau nhức.

6. Hiện tượng nào dưới đây ít có khả năng là nguyên nhân gây tiền phòng nông hay
xẹp sau phẫu thuật lấy thể thủy tinh:
A. Glocom ghẽn thể mi B. Rò vết mổ
C. Glocom chất nhày D.Glocom do nghẽn đồng tử

7. Cơ chế sinh bệnh học giải thích cho hiện tượng tăng nhãn áp đột ngột:
A. Nghẽn mạng bè góc tiền phòng mở
B. Tăng tiết thủy dịch
C.Nghẽn đồng tử
D.Lệch thể thủy tinh ra trước

8. Quan hệ giữa giác mạc và chỉ số đo nhãn áp như sau:


A. Độ dày giác mạc tăng 100µm thì nhãn áp giảm 7 mmHg
B. Độ dày giác mạc tăng 100µm thì nhãn áp tăng 7 mmHg
C. Độ dày giác mạc tăng 100µm thì nhãn áp giảm 3,5 mmHg
D. Độ dày giác mạc tăng 100µm thì nhãn áp tăng 3,5 mmHg

9. Độ sâu tiền phòng ở trung tâm của người bình thường là:
A. Trung bình từ 3 - 3,5mm B. Trung bình từ 2,5 – 3,5 mm
C.Dưới 2,5 mm D. Trung bình từ 2 – 2,5 mm

10. Câu nào dưới đây nói về Glocom nguyên phát góc mở là không đúng:
A. Pilocarpin kích thích các điểm cảm thụ làm tăng lưu thông thủy dịch
B. 15% bệnh nhân bị loạn dưỡng Fuchs bị glocom nguyên phát góc mở
C. 3% bệnh nhân thoái hóa võng mạc sắc tố glocom nguyên phát góc mở
D. Mắt cận thị nhẹ dễ bị glocom nguyên phát góc mở hơn là mắt cận thị nặng

11.Glocom do tiêu thể thủy tinh được điều trị bằng:


A. Phẫu thuật lỗ dò
B. Phẫu thuật lấy thể thủy tinh
C. Hủy thể mi
D. Thuốc co đồng tử và beta blockers

12. Glocom do đục T3 thường xãy ra trong :


A.Đục T3 quá chín B. T3 lệch ra tiền phòng
C. Đục T3 dưới bao sau D. T3 lệch vào buồng dịch kính

CHẤN THƯƠNG MẮT


1. Triệu chứng của lệch thủy tinh thể sau chấn thương mắt
A. Rung mống B. Có thể thấy dịch kính trong tiền phòng
C. Cả 2 đều đúng D. A đúng, B sai

2. Hở mi trong chấn thương có thể do:


A. Tổn thương cơ nâng mi
B. Liệt dây VII vận động cơ vòng mi
C. Tổn thương cơ Muler
D. Tổn thương cơ Horner

3. Dấu hiệu lâm sàng thấy trong trường hợp dị vật sắt nằm trong mắt đã hơn 1 năm
A. Co đồng tử
B. Dấu hiệu Seidel
C. Mống mắt khác màu
D. Phù giác mạc
E. Phù gai thị

4. Dãn đồng tử có thể là hậu quả:


A. Teo thị thần kinh
B. Tồn tại dị vật nội nhãn mà không biết
C. Ngừng phát triển cơ co mống mắt
D. Liệt vận nhãn
E. Liệt dây III ngoại lai

5. Nguyên tắc khâu giác mạc bị rách:


A. Khâu kín, đảm bảo giải phẫu học, không để tổ chức khác lọt vào bị kẹt trong
vết rách
B. Rửa sạch vết rách, khâu kín, đảm bảo giải phẫu học, không để tổ chức khác lọt
vào bị kẹt trong vết rách.
C. Rửa sạch vết rách, khâu kín(càng ít vết khâu càng tốt), đảm bảo giải phẫu học,
không để tổ chức khác lọt vào bị kẹt trong vết rách, cố gắng tránh vùng quang học.
D. Khâu kín, đảm bảo giải phẫu học, không để tổ chức khác lọt vào bị kẹt trong
vết rách, cố gắng tránh vùng quang học.

6. Bệnh nhân bị chấn thương khám thấy rung mống, rung T3, chẩn đoán chính xác:
A. Đứt zinn, lệch T3 B. Đứt chân mống, vỡ T3
C. Vỡ nhãn cầu, thoát dịch kính D. Vỡ nhãn cầu, vỡ T3

7. Chấn thương đụng dập nhãn cầu thường do tác nhân:


A. Nhọn
B. Tù và lực nhẹ
C. Sắt và nhỏ
D. Tù và lực mạnh
E. Nhọn và to

8. Chấn thương đụng giập nhãn cầu thường gây biến chứng:
A. Phòi mống mắt
B. Thoát dịch kính
C. Xuất huyết tiền phòng
D. Tổn thương thị thần kinh
E. Bong võng mạc

9. Đề phòng chấn thương mắt cần phải (chọn câu đúng nhất):
A. Không tiếp xúc với vật sắt nhọn
B. Không chơi các môn thể thao nguy hiểm
C. Giáo dục tuyên truyền các biện pháp phòng ngừa
D. Đeo kính chống tia
E. Tập phản xạ nhắm mắt nhanh

10. Dị vật nội nhãn không cần lấy nhanh khi nó là:
A. Sắt B. Đồng C. Nhôm D. Chì E. Thủy tinh

11. Khi có lệch thể thủy tinh kèm theo máu tiền phòng cần phải nghĩ đến nguyên nhân:
A. Cận thị
B. Glocom
C. Chấn thương đụng giập nhãn cầu
D. Tiền sử phẫu thuật glocom
E. Đục thủy tinh thể

12. Chấn thương trầy rách mi cần phải xử trí, ngoại trừ:
A. Lấy hết dị vật ở vết thương
B. Rửa vết thương bằng huyết thanh mặn đẳng trương
C. Khâu lại vết rách
D. Tra lại thuốc mỡ và băng kín
E. Thông lệ đạo

13. Quá trình xử lý dị vật giác mạc cần phải, ngoại trừ:
A. Nhỏ thuốc tê
B. Lấy dị vật bằng kim vô trùng
C. Lấy hết vòng sét rỉ
D. Nhỏ nhiều lần thuốc kháng sinh
E. Đo độ dày giác mạc

14. Các bước cần thiết trong điều trị vết thương xuyên không phòi nội nhãn, ngoại
trừ:
A. Rửa mắt bằng dung dịch Ringer Lactate
B.Tạo tiền phòng bằng bóng hơi
C. Khâu vết rách khi > 2mm
D. Kháng sinh toàn thân và tại chỗ
E. Tra thuốc mỡ kháng sinh

15. Điều trị chấn thương đụng giập, xuất huyết tiền phòng bao gồm, ngoại trừ:
A. Nằm yên, nghỉ ngơi, băng 2 mắt
B.Uống nhiều nước, vitamin C
C. Lấy máu tiền phòng khi có tăng nhãn áp
D. Lấy máu tiền phòng khi có nguy cơ ngấm máu giác mạc
E. Cắt dịch kính

ĐỤC THỂ THỦY TINH


1. Các câu về đục thủy tinh thể do steroid. Hình thái của đục thủy tinh thể do steroid
A. Đục dưới bao sau
B. Đục lớp vỏ trước
C. Đục dưới bao sau gần trung tâm
D. Đục nhân trung tâm

2. Bao thủy tinh thể mỏng nhất ở:


A. Cực sau
B. Cực trên
C. Cực trước
D. Xích đạo

3. Nguyên nhân đục thủy tinh thể hoàn toàn ở trẻ em?
A. Sốt phát ban
B. Giang mai bẩm sinh
C. Sởi
D. Xích đạo
4. Đục TTT cực trước xuất hiện sau:
A. Tia xạ
B. Dùng steroid
C. Đái tháo đường
D. Chấn thương xuyên
5. Đục TTT có hình ảnh cây thông Noel gặp trong:
A. Đái tháo đường B. Chấn thương T3
C. Bệnh Wilson D. Loạn dưỡng cơ

6. Phương pháp tối ưu để làm tăng thị lực mắt đã lấy TTT là:
A. Đặt kính nội nhãn hay T3 nhân tạo
B. Đeo kính áp tròng
C. Ghép bồi giác mạc
D. Tất cả các ý

7. Hình thái đục ttt bẩm sinh nào cần phẫu thuật càng sớm càng tốt
A. Đục hoàn toàn 2 mắt
B. Đục hoàn toàn 1 mắt
C. Đục không hoàn toàn 2 mắt
D. Đục không hoàn toàn 1 mắt
E. Tất cả các hình thái trên

8. Mô tả đục T3 Morganian nào sau đây là đúng


A.Đục T3 quá chín, chất nhân hóa lỏng và nhân cũng sa xuống dưới
B. Không ý nào đúng
C. T3 co rúm da nhăn nheo
D. Đục T3 quá chín với nhân vỡ ra ngoài

9. Lựa chọn câu đúng nhất trong hội chứng giả tróc bao
A. Tăng nhãn áp là do góc tiền phòng bị hẹp
B. Bệnh thường gặp ở những người thợ thổi thủy tinh
C. Chất lắng đọng có nguồn gốc từ tế bào đáy bao T3 và dây zinn
D. Bệnh ít gây tổn hại thị trường

10. Đục T3 kèm theo suy thận kèm theo chạy thận nhân tạo
A. Đục chấm lan tỏa
B. Đục dưới bao sau
C. Vết khe nước ở lớp vỏ trước
D. Thoáng qua

11. Cơ chế bệnh sinh của đục T3 do đái tháo đường


A. Biến đổi cấu trúc protein
B. Tăng tổn hại do oxi hóa
C. Quá trình glycar hóa ( đường gần protein hay lipid)
D. Tất cả các ý

VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO


1. Cơn glocom thể mi được đặc trưng bởi:
A. Cơn tái phát của glocom góc mở với viêm MBĐ trước nhẹ
B. HLA – B27 (+) trong 40% bệnh nhân
C. Nhãn áp tăng cao được cho là bít góc tiền phòng
D. Dính sau hay xảy ra nếu không nhỏ dãn đồng tử
E. Đau dữ dội và đỏ trong 1 cơn
2. Bệnh nhân viêm màng bồ đào trước khám đèn khe 1x1 mm đếm được khoảng 20 tế
bào trong tiền phòng. Phân độ cell nào dưới đây là phù hợp khám nghiệm trên:
A. 0.5+ B. 1+ C. 2+ D. 3+ E. 4+

3. Bệnh nào dưới đây không bao giờ kèm dính mống mắt vào mặt trước thủy tinh thể
A. Viêm cột sống dính khớp
B. Viêm mống mắt dị sắc Fuch
C. Viêm màng bồ đào do lao
D. Viêm màng bồ đào do HSV
E. Sarcoidois

4. Trong số các trường hợp sau, trường hợp nào chống chỉ định dùng thuốc nhỏ mắt
liệt phó giao cảm:
A. Viêm màng bồ đào trước
B. Soi đáy mắt
C. Viêm màng bồ đào do lao
D. Viêm MBĐ trước do HSV
E. Điều trị nhược thị

5. Tác nhân vi khuẩn thường gặp nhất trong VMBĐ dạng không u hạt là:
A. Liên cầu
B. Tụ cầu
C. Influenza
D. Phế cầu
E. Không có loại nào kể trên.

6. Nguyên tắc điều trị corticoid trong VMBĐ là:


A. Không có liều chung cho tất cả bệnh
B. Có giảm liều
C. Liều lượng tùy theo mức độ trầm trọng của bệnh
D. Cần theo dõi tác dụng phụ
E. Tất cả các câu trên

7. Liệu pháp corticoid hiệu quả nhất trong viêm màng bồ đào là:
A. ACTH
B. Cortisone
C. Hydrocortisol
D. Prednisone
E. Prednisolon

8. Một bệnh nhân đến khám với viêm màng bồ đào trước kèm theo loét bộ phận sinh
dục, anh chị hướng đến chẩn đoán nào dưới đây:
A. Bệnh Behcet
B. Hội chứng Reiter
C. Bệnh viêm ruột
D. A, B đúng
E. A, B, C đúng

9. Cơn tái phát của viêm màng bồ đào dạng không u hạt thường dẫn đến:
A. Dai dẵng, dính lan rộng B. Bệnh giác mạc hình băng
C. Đục T3 thứ phát D. Teo nhãn cầu
E. Tất cả biểu hiện trên

10. Nguyên nhân phổ biến nhất của VMBĐ sau của trẻ em:
A. Phế cầu
B. Toxoplasma
C. Giang mai
D. Nấm
E. Ký sinh trùng Toxocara

11. Tất cả các bệnh thường kèm theo VMBĐ, ngoại trừ:
A. Viêm cứng khớp sống
B. Bệnh Still
C.Hội chứng Reiter
D. Hội chứng Parinaud
E. Bệnh Behcet

12. Biến chứng mắt hay gặp của viêm cứng khớp sống
A. Glocom
B. Đục thủy tinh thể
C. Viêm mống mắt thể mi
D. Viêm thị thần kinh

KHÔ MẮT
1. Tuyến lệ được kích thích tiết nước mắt từ nhân lệ của dây thần kinh nào
a. Dây thần kinh số III
b. Dây thần kinh số IV
c. Dây thần kinh số V
d. Dây thần kinh số VI
e. Dây thần kinh số VII
2. Đặc điểm của giác mạc là:
a. Không có mạch máu
b. Giữ một lượng nước không đổi
c. Các lá colagen sắp xếp đều đặn
d. Công suất hội tụ khoảng 45D
e. Tất cả đều đúng
3. Kết quả thị lực có thể bị ảnh hưởng bởi
a. Tuổi của bệnh nhân
b. Sự mệt mỏi
c. Ánh sáng phòng thử
d. Tất cả đều đúng

4. Màng phim nước mắt có mấy lớp


a. 1 lớp
b. 2 lớp
c. 3 lớp
d. 4 lớp
e. 5 lớp
5. Nước mắt sau khi tiết ra sẽ
a. Thoát xuống mũi qua lệ đạo
b. Bay hơi
c. Dàn đều lên kết giác mạc nhờ chớp mắt
d. Có tác dụng sát khuẩn nhẹ
e. Tất cả đều đúng
6. Điều trị khô mắt có thể dùng
a. Thuốc có chứa corticoid
b. Nước mắt nhân tạo
c. Kính áp tròng
d. Nút điểm lệ
e. Tất cả đều đúng
7. - Schirmer test bình thường khi
a. < 10 mm
b. < 15mm
c. < 5mm
d. > 15 mm
8. Màng phim nước mắt được tạo bởi
a. Chất bã + nước mắt
b. Chất nhầy + chất bã
c. Chất bã + chất nhầy + nước mắt
d. Chất nhầy+ nước mắt
e. Không có câu nào đúng

You might also like