You are on page 1of 15

I.

CHỌN CÂU ĐÚNG NHẤT:

1. Triệu chứng nào có thể gặp trong đục thể thủy tinh:
A. Lóa mắt
B. Đỏ mắt.
C. Mờ mắt đột ngột.
D. Đau mắt.
2. Bệnh lý toàn thân nào sau đây có liên quan đến đục thể thủy tinh :
A. Đái tháo đường.
B. Thiểu năng tuyến giáp
C. Bệnh cường giáp
D. Thấp khớp cấp
3. Khám nghiệm nào cho biết chi tiết tình trạng trong suốt của thể thủy tinh :
A. Khám sinh hiển vi
B. Đo thị lực
C. Chụp X quang
D. Đo nhãn áp
4. Bệnh lý nào ở mắt có thể gây ra đục thể thủy tinh:
A. Viêm màng bồ đào
B. Viêm gai thị
C. Viêm kết mạc
D. Viêm giác mạc
5. Những bệnh nào có thể gây đục thể thủy tinh bẩm sinh nếu mẹ bị nhiễm bệnh trong
thời ký đầu thai nghén?
A. Rubella
B. Cao huyết áp
C. Lao
D. Basedow.
6. Bệnh lý nào ở mắt thường không gây đục thể thủy tinh?
A. Thiếu vitamin A.
B. Chấn thương
C. Glôcôm.
D. Cận thị bệnh lý.
7. Đặc điểm của song thị trong đục thể thủy tinh :
A. Song thị khi nhìn một mắt
B. Chỉ xuất hiện khi nhìn hai mắt
C. Thường gặp ở trẻ em
D. Do trục thị giác hai mắt bị lệch
8. Khi khám đục thể thủy tinh, điều nào cần làm?
A. Dãn đồng tử.
B. Thông lệ đạo.
C. Nhuộm giác mạc.
D. Đo thị trường.
9. Đục thể thuỷ tinh một mắt ở người trẻ thường do:
A. Chấn thương.
B. Thiểu năng phó giáp trạng.
C. Đái tháo đường.
D. Cao huyết áp.
10. Yêu tố nào dưới đây không liên quan đến đục thể thuỷ tinh?
A. Tiêm chích ma tuý.
B. Tuổi già.
C. Tia cực tím.
D. Lạm dụng corticoid.
11. Một người già, trước đây phải đeo kính để đọc gần nay không cần đeo kính nữa mà
vẫn đọc gần tốt. Bệnh lý nào ở mắt có thể được nghí đến?
A. Đục thể thuỷ tinh.
B. Viễn thị.
C. Glôcôm.
D. Viêm thần kinh thị giác.
12. Nguyên nhân gây mù phỗ biến nhất hiện nay trên thế giới cũng như ở nước ta:
A. Đục thể thuỷ tinh.
B. Bệnh mắt hột.
C. Glôcôm.
D. Thiếu Vitamin A.
13. Chỉ định mổ đục thể thuỷ tinh khi:
A. Thị lực kém gây trở ngại trong công tác và sinh hoạt.
B. Thị lực là AS(+).
C. Thị lực là AS (-).
D. Thị lực dưới 3/10.
14. Điều chỉnh quang học thường được áp dụng hiện nay khi mổ đục thể thuỷ tinh:
A. Đặt kính nội nhãn.
B. Đeo kính tiếp xúc.
C. Đeo kính gọng.
D. Đắp ghép giác mạc.
15. Trong phương pháp mổ đục thể thuỷ tinh ngoài bao, phẫu thuật viên sẽ:
A. Để lại bao sau.
B. Để lại toàn bộ bao trước.
C. Lấy toàn bộ thể thuỷ tinh .
D. Chỉ lấy nhân.
16. Đặc điểm nào dưới đây không phù hợp với mổ đục thể thủy tinh bằng phương pháp
"phaco":
A. Lấy thể thủy tinh trong bao.
B. Có đường mổ rất nhỏ.
C. Làm thể thuỷ tinh vỡ nhỏ bằng sóng siêu âm.
D. Ít gây loạn thị sau mổ.
17. Triệu chứng nào dưới đây phù hợp với bệnh lý đục thể thuỷ tinh ?
A. Thị lực giảm từ từ và không kèm đỏ hoặc đau nhức mắt.
B. Thị lực giảm từ từ và kèm đỏ mắt.
C. Thị lực giảm từ từ và kèm đau nhức mắt.
D. Thị lực giảm đột ngột và kèm đỏ mắt.
18. Thị lực giảm từ từ, không đỏ mắt, diện đồng tử có màu trắng là triệu chứng của:
A. Đục thể thủy tinh.
B. Viêm loét giác mạc.
C. Viêm mống mắt thể mi.
D. Cận thị.
19. Đục thủy tinh thể tuổi già chia làm mấy loại:
A. 3 loại.
B. 2 loại.
C. 4 loại.
D. 5 loại.
20. Đối với người già thì thủy tinh thể sẽ:
A. Tăng trọng lượng và thể tích, đồng thời giảm khả năng điều tiết.
B. Tăng trọng lượng, giảm thể tích, tăng khả năng điều tiết.
C. Giảm trọng lượng và thể tích, đồng thời giảm khả năng điều tiết.
D. Giảm trọng lượng và thể tích, tăng khả năng điều tiết.
21. Sau khi mổ đục thể thuỷ tinh, nếu không có biến chứng và các bệnh lý khác kèm
theo, thị lực sẽ phục hồi:
A. Tối đa.
B. Khá.
C. Trung bình.
D. Kém.
22. Đục thể thuỷ tinh gặp nhiều nhất ở :
A. Người già.
B. Trẻ em.
C. Người trẻ.
D. Trẻ sơ sinh.
23. Yếu tố nào dưới đây có thể liên quan đến đục thể thuỷ tinh :
A. Các tia phóng xạ.
B. Mộng thịt.
C. Làm việc ở nơi thiếu ánh sáng.
D. Đọc sách thường xuyên.
24. Lâm sàng của viêm kết mạc được đặc trưng bởi:
A. Mắt đỏ, tăng tiết tố , thị lực không biến đổi.
B. Mắt đỏ, đau nhức, đồng tử dãn
C. Mắt đỏ, đau nhức, thị lực giảm
D. Mắt đỏ, thị lực giảm, đồng tử co
25.Trước bệnh cảnh đỏ mắt,dấu hiệu đặc hiệu nào làm ta nghĩ đến viêm kết mạc virus
A. Hạch trước tai
B. Đồng tử dãn
C. Đồng tử co
D. Xuất tiết ( ghèn)
26. Tra một cách hệ thống thuốc sát trùng hoặc kháng sinh vào mắt trẻ sơ sinh nhằm
mục đích phòng một trong những bệnh sau:
A. Viêm kết mạc do lậu cầu
B. Viêm kết mạc do phế cầu
C. Viêm kết mạc do Adenovirus
D. Viêm kết mạc do tụ cầu
27. Bệnh lý nào dưới đây thường không gây giảm thị lực:
A. Viêm kết mạc cấp
B. Viêm giác mạc cấp
C. Viêm màng bồ đào cấp
D. Glôcôm góc mở
28. Nguyên nhân viêm kết mạc mãn tính chủ yếu gây ra bởi
A. Tụ cầu
B. Liên cầu
C. Phế cầu
D. Lậu cầu
29. Bệnh lý nào dưới đây thường không gây giảm thị lực:
A. Viêm kết mạc cấp
B. Viêm giác mạc cấp
C. Viêm màng bồ đào cấp
D. Glôcôm góc mở
30.Viêm kết mạc có mủ ở trẻ sơ sinh thường gặp là:
A. Lậu cầu
B. Liên cầu
C.Tụ cầu
D. Phế cầu
31. Viêm kết mạc mãn tính có thể dẫn đến:
A. Khô mắt
B. Lông quặm
C. Lật mí.
D. Rụng lông mi
32.Nguyên nhân thường gặp nhất của viêm kết mạc:
A. Vi khuẩn
B. Virus
C. Nấm
D. Dị ứng
33.Viêm kết mạc thành dịch thường do:
A. Virus
B. Vi khuẩn
C. Nấm
D. Dị ứng
34. Viêm kết mạc kéo dài quá 6 tháng thường do:
A. Dị ứng
B. Virus
C. Nấm
D. Vi khuẩn
35. Viêm kết mạc không có dấu hiệu nào sau đây:
A. Cương tụ rìa
B. Chất tiết
C. Phù
D. Nhú
36. Cấu trúc không phải của kết mạc:
A. Kết mạc giả mạc
B. Kết mạc nhãn cầu
C. Kết mạc cùng đồ
D. Kết mạc mi
37. Sơ cứu ban đầu bỏng hóa chất :
A. Rửa nhật nhiều nước, bằng bất kỳ nước sạch có sẵn
B. Rửa nước đá
C. Rửa bằng nước muối ưu trương
D. Rửa bằng nước muối nhược trương
38. Xử trí đầu tiên của bỏng vôi :
A. Lấy hết vôi cục
B. Rửa ngay dưới vòi nước sạch
C. Rửa bằng nước muối ưu trương
D. Rửa bằng ước muối nhược trương
39. Xử trí đầu tiên của bỏng nhiệt :
A. Lấy sạch dị vật
B. Rửa bằng dung dịch Glucoza 5%
C. Rửa bằng nước muối ưu trương
D. Rửa bằng ước muối nhược trương
40. Đặc tính bỏng acid :
A. Bỏng phá hủy nhanh nhưng hạn chế về chiều sâu
B. Bỏng phá hủy chậm nhưng tiến triển nặng
C. Bỏng phá hủy chậm, hạn chế về chiều sâu
D. Bỏng phá hủy nhanh, tiến triển nặng
41. Cháy lông mi, tổn thương lớp nông của giác mạc thường gặp ở bỏng:
A. Bỏng nhiệt
B. Bỏng acid
C. Bỏng baze
D. Bỏng điện
42. Bỏng nhiệt thường nhẹ là nhờ:
A. Phản xạ của mi mắt
B. Thời gian tiếp xúc mắt ngắn
C. Có xương hốc mắt bảo vệ
D. Thời gian tiếp xúc mắt dài
43. Bỏng hóa chất rửa đến pH bao nhiêu thì ngừng rửa :
A. pH 7.3 – 7.7
B. pH 6.5 – 7
C. pH 5.5 – 6.5
D. pH 4.5 – 5.5
44. Bỏng nào thường gặp nhiều nhất:
A. Bỏng hóa chất
B. Bỏng nhiệt
C. Bỏng điện
D. Bỏng tia cực tím
45. Bỏng hóa chất gây tổn thương nhiều ít là tùy thuộc vào:
A. Thời gian tiếp xúc với hóa chất, nồng độ hóa chất, độ pH
B. Nồng độ hóa chất
C. Độ pH
D. Thời gian tiếp xúc với hóa chất
46. Yếu tố nguy cơ của bỏng mắt :
A. Người lao động không được trang bị bảo hộ lao động tốt
B. Người lao động được trang bị bảo hộ lao động tốt
C. Người dân có ý thức sinh hoạt tốt
D. Người dân không đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông.
47. Tra mỡ kháng sinh trong bỏng mắt là để :
A. Tránh dính mi cầu
B. Tránh sẹo giác mạc
C. Tránh khiếm dưỡng kết mạc
D. Tránh teo nhãn cầu
48. Vôi là một chất kiềm :
A. Tác dụng chậm, kéo dài, gây hậu quả nặng nề và phức tạp
B. Tác dụng nhanh, kéo dài, gây hậu quả nặng nề và phức tạp
C. Tác dụng chậm, kéo dài, không để lại hậu quả nghiêm trọng
D. Tác dụng nhanh, không gây hậu quả nặng nề và phức tạp
49. Trong bỏng vôi, nhằm tránh phản ứng tạo nhiệt làm tổn thương nặng hơn:
A. Đầu tiên là lấy hết vôi cục, sau đó mới rửa mắt
B. Đầu tiên là rửa mắt, sau đó lấy hết sạn vôi
C. Đầu tiên là rửa mắt với dung dịch NaCl, sau đó băng che mắt lại
D. Đầu tiên là rửa mắt dưới vòi nước sạch, sau đó tra mở kháng sinh
50. Dùng dung dịch nào rửa mắt là tốt nhất để biến vôi thành Saccharate de chau trung
tính:
A. Glucoza 5%
B. NaCl 0,9 %
C. Lactat Ringer
D. Glucoza 20%
51. Bỏng do Baze có xu hướng:
A. Lan rộng cả chiều rộng lẫn chiều sâu
B. Không lan rộng
C. Lan rộng cả chiều dài lẫn chiều sâu
D. Lan rộng chiều rộng, hạn chế chiều sâu
52. Giác mạc đảm nhận nhiệm vụ chủ yếu nào sau đây:
A. Quang học
B. Chống khô mắt.
C. Chống nhiễm trùng.
D. Giữ hình thể của nhãn cầu.
53. Công suất hội tụ của giác mạc là:
A. 40 D
B. 35 D.
C. 30 D
D. 45 D.
54. Lớp nào dày nhất trong cấu tạo giác mạc:
A.Lớp mô nhục.
B. Màng Bowmann.
C. .Lớp biểu mô.
D. Màng Descemet.
55. Khi tổn thương lớp nội mô, giác mạc sẽ có biểu hiện:
A. Sẹo.
B. Viêm.
C. Loét.
D. Thoái hoá
56. Giác mạc có đặc điểm nào sau đây:
A. Không có mạch máu.
B. Không có thần kinh.
C. Không trong suốt.
D. Không trơn láng.
57. Tổn thương ở lớp nào của giác mạc sẽ không để lại sẹo sau khi điều trị ?
A. Lớp biểu mô.
B. Màng Bowmann.
C. Lớp mô nhục.
D. Màng Descemet.
58. Loét giác mạc ở trẻ suy dinh dưỡng không gặp trong các trường hợp nào
A. Do virus .
B. Thiếu vitamin C.
C. Giảm sức đề kháng.
D. Thiếu vitamin A.
59. Dấu chứng nao sau đây nghĩ tới viêm loét giác mạc do Herpes Simplex:
A. Giác mạc bắt màu ( thuốc nhuộm) hình cành cây
B. Bệnh không tái phát
C. Tiền phòng luôn luôn có mủ
D. Có hình ảnh vệ tinh xung quanh vết loét
60. Thuốc nhỏ mắt nào cần phải chống chỉ định khi có loét giác mạc
A. Corticoide
B. Vitamine A
C. Kháng sinh
D. Thuốc dãn đồng tử
61. Chống chỉ định thuốc tra mắt corticoide khi có:
A. Viêm giác mạc .
B. Viêm tuyến lệ.
C. Viêm màng bồ đào trước.
D. Đục thể thủy tinh.
62. Tác nhân nào không gây viêm loét giác mạc:
A. Dị ứng.
B. Vi khuẩn.
C. Virus.
D. Vi nấm.
63. Viêm loét giác mạc do trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa:
A Có thể gây thủng giác mạc trong vòng 24- 48h.
B. Loét rìa giác mạc.
C. Gặp ở trẻ em suy dinh dưỡng.
D. Hay tái phát.
64. Viêm loét giác mạc do yếu tố thực vật thuờng nghĩ đến nguyên nhân do:
A. Nấm.
B. Vi khuẩn.
C. Virus
D. Dị ứng
65. Yếu tố nào không có nguy cơ gây viêm loét giác mạc:
A. Đeo kính gọng.
B. Đeo kính sát tròng.
C. Khô mắt.
D. Hở mi.
66. Triệu chứng không có trong viêm loét giác mạc:
A. Thị lực bình thường.
B. Thị lực giảm.
C. Đỏ mắt.
D. Đau mắt.
67. Viêm loét giác mạc diễn tiến nhanh,có mủ tiền phòng thường nghĩ nguyên nhân do:
A. Vi khuẩn.
B. Dị ứng.
C. Virus.
D. Vi nấm.
68. Nguyên tắc sai khi điều trị viêm loét giác mạc:
A. Thuốc nhỏ có corticoide
B. Điều trị theo nguyên nhân.
C. Dinh dưỡng giác mạc.
D. Giảm đau.
69. Virus gây viêm loét giác mạc chủ yếu là:
A. Herpes Simplex virus.
B. Adenovirus.
C. Enterovirus.
D. Coxackievirus.
70. Chẩn đoán xác định loét giác mạc bằng các lý do sau
A. Nhuộm giác mạc bằng Fluorescein 2%
B. Kết mạc cương tụ
C. Phù giác mạc
D. Thị lực giảm
71. Đau nhức mắt, nhìn mờ, nhãn áp cao, đồng tử dãn là những triệu chứng cơ bản của
bệnh nào ?
A. Glaucome cấp
B. Viêm kết mạc
C. Viêm giác mạc
D. Viêm mống mắt thể mi
72. Yếu tố nguy cơ ít gặp trong Glaucome góc đóng là:
A. Người da trắng
B. Người Châu á
C. Người lớn tuổi
D. Tiền căn gia đính có người mắc bệnh
73. Bệnh glaucome cấp thường gặp ở những người:
A. Trên 40 tuổi, có tật viễn thị
B. Lác
C. Trên 40 tuổi, có tật cận thị
D. Có tật loạn thị
74. Triệu chứng nào sau đây gợi ý cho bạn bệnh glaucome góc đóng:
A. Tiền phòng nông
B. Cương tụ ngoại vi
C. Giác mạc trong suốt
D. Thị trường thu hẹp
75. Thủy dịch không có vai trò nào sau đây:
A. Nuôi dưỡng kết mạc
B. Nuôi dưỡng giác mạc
C. Tạo chức năng quang học
D. Tạo nhãn áp giúp trao đổi chất.
76. Triệu chứng cơ năng của Glaucome góc đóng:
A. Nhức đầu, nhức mắt cùng bên, nhìn mờ.
B. Thường không có triệu chứng rõ rệt.
C. Nhìn mờ từ từ
D. Không đau nhức
77. Triệu chứng thực thể của Glaucome góc đóng:
A. Đồng tử giãn méo, tiền phòng nông, nhãn áp cao.
B. Đồng tử co.
C. Tiền phòng sâu.
D. Nhãn áp bình thường.
78. Khi dùng các thuốc tra mắt corticoit lâu dài, cần theo dõi vấn đề gì ?
A. Nhãn áp.
B. Góc mống – kết mạc.
C. Cảm giác giác mạc.
D. Sự tiết nước mắt.
79. Trong các thuốc tra mắt dưới đây, thuốc nào không làm giãn đồng tử ?
A. Pilocarpin.
B. Cocain.
C. Adrenalin.
D. Scopolamin.
80. Điều trị chủ yếu của Glaucome góc đóng là:
A. Phẫu thuật.
B. Điều trị nội khoa.
C. Bắn tia laser.
D. Nội khoa kết hợp laser
81. Điều trị chủ yếu của Glaucome góc mở là:
A. Điều trị nội khoa.
B. Phẫu thuật.
C. Bắn tia laser.
D. Phẫu thuật kết hợp laser.
82. Phòng ngừa trên mắt còn lại của Glaucome góc đóng là:
A. Cắt mống chu biên bằng tia laser .
B. Điều trị nội khoa.
C. Nhỏ thuốc dự phòng.
D. Phẫu thuật.
83. Triệu chứng cơ năng của Glaucome nguyên phát góc mở:
A. Xuất hiện âm thầm, không đau, tiến triển chậm .
B. Thường xảy ra chỉ một bên mắt.
C. Xuất hiện đột ngột, đau.
D. Chảy nước mắt, có ghèn, đau.
84. Nhãn áp được quyết định bởi mấy yếu tố:
A. 3 yếu tố
B. 2 yếu tố
C. 4 yếu tố
D. 5 yếu tố
85. Theo Goldmann, nhãn áp bình thường là:
A. Từ 10 – 21 mmHg
B. Từ 5 – 10 mmHg
C. Từ 25 – 35 mmHg
D. Từ 35 – 40 mmHg
86. Bệnh Glaucome gây tổn thương:
A. Thần kinh thị giác.
B. Giác mạc.
C. Kết mạc.
D. Thủy tinh thể.
87.Cấu trúc nào dưới đây không thuộc về giác mạc :
A. Biểu mô sắc tố
B. Nội mô
C. Nhu mô
D. Màng Descemet
88.Nhiệm vụ của thể mi là :
A. Tiết thủy dịch và tham gia điều tiết
B. Nuôi dưỡng võng mạc
C. Dãn đồng tử
D. Co đồng tử
89.Kết mạc là một màng liên kết mỏng phủ lên :
A. Mặt trước củng mạc và mặt sau mí mắt
B. Mặt trước nhãn cầu
C. Mặt trước giác mạc
D. Toàn bộ mặt ngoài của nhãn cầu
90.Việc điều chỉnh lượng ánh sáng vào võng mạc là chức năng của :
A. Mống mắt
B. Giác mạc
C. Thể mi
D. Thể thủy tinh
91.Hắc mạc là một phần của màng bồ đào:
A. Nằm giữa võng mạc và củng mạc.
B. Nằm giữa thể mi và mống mắt.
C. Nằm trước thể thủy tinh.
D. Nằm giữa võng mạc và thể mi.
92.Tuyến Meibomius nằm ở:
A. Trong sụn mí mắt.
B. Trong hốc mắt.
C. Rìa giác mạc.
D. Kết mạc.
93.Đặc điểm của giác mạc là:
A. Đường kính ngang khoảng 12mm.
B. Có nhiều mạch máu.
C. Có màu trắng đục.
D. Công suất hội tụ khoảng 20D.
94.Thể thuỷ tinh có đặc điểm:
A. Tham gia điều tiết để nhìn gần.
B. Chỉ gồm có hai phần: nhân và vỏ.
C. Thấu kính hai mặt lỏm.
D. Công suất hội tụ khoảng 45D.
95.Thể thuỷ tinh có đặc điểm:
A. Tham gia điều tiết để nhìn gần.
B. Chỉ gồm có hai phần: nhân và vỏ.
C. Thấu kính hai mặt lỏm.
D. Công suất hội tụ khoảng 45D.
96.Giác mạc có mấy lớp:
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 6.
97.Hốc mắt có mấy thành:
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 6.
98.Dây thần kinh VI có nhiệm vụ vận động cho cơ nào:
A. Trực ngoài.
B. Trực trong.
C. Trực trên.
D. Trực dưới.
99.Liệt thần kinh III sẽ không có dấu chứng nào:
A. Lé trong
B. Sụp mi
C. Mắt lồi nhẹ
D. Dãn đồng tử
100.Tổn thương thần kinh nào sẽ gây mù:
A. Thần kinh II
B. Thần kinh III
C. Thần kinh IV
D. Thần kinh V
101.Chức năng của mi mắt:
A. Bảo vệ nhãn cầu
B. Làm đẹp
C. Tiết nước mắt
D. Điều tiết để nhìn gần
II. CHỌN CÂU ĐÚNG SAI:

1. Cha mẹ mắc bệnh giang mai là yếu tố nguy cơ đục thủy tin thể bẩm sinh:
A. Đúng. B. Sai.
2. Phẫu thuật lấy thủy tinh thể và đặt thủy tinh thể nội nhãn là điều trị chính yếu của đục
thủy tinh thể:
A. Đúng. B. Sai.
3. Đục thủy tinh thể do bệnh giảm Calci huyết thường xảy ra chỉ 1 bên mắt:
A. Sai. B. Đúng.
4. Sử dụng thuốc Cortiostéroide lâu dài không gây nên bệnh lý đục thủy tinh thể ở mắt:
A. Sai. B. Đúng.
5. Để xem tình trạng đục thủy tinh thể như thế nào, phải nhỏ thuốc co đồng tử:
A. Sai. B. Đúng.
6. Đục thủy tinh thể ở người trẻ xuất hiện đột ngột và tiến triển nhanh:
A. Đúng. B. Sai.
7. Đục thủy tinh thể chấn thương xuyên nhãn cầu thường gây đục vỏ thủy tinh thể ở vị
trí rách:
A. Đúng. B. Sai.
8. Điều trị glaucome góc đóng chủ yếu bằng phẫu thuật.
A. Đúng. B. Sai.
9. Pilocarpin là thuốc có tác dụng giãn đồng tử.
A. Sai. B. Đúng.
10. Mắt viễn thị là yếu tố nguy cơ của glôcôm góc đóng.
A. Đúng. B. Sai.
11. Bệnh glaucome có thể khỏi hẳn sau điều trị.
A. Sai. B. Đúng.
12. Bỏng acide và bỏng bazơ có mức độ nặng như nhau
A. Sai B. Đúng
17. Quan trọng nhất trong điều trị bỏng là sơ cứu ban đầu
A. Đúng B. Sai
18. Trong thực tế bỏng acide có thể trung hoà bằng một bazơ
A. Sai B. Đúng
19. Bỏng mắt là bệnh nhẹ không cần điều trị cũng khỏi :
A. Sai B. Đúng
20. Cách xử trí bỏng vôi khác với các loại bỏng khác :
A. Đúng B. Sai
21. Mống mắt là một phần của màng bồ đào:
A. Đúng B. Sai
22. Thủy tinh thể là môi trường trong suốt.
A. Đúng B. Sai
23. Sự điều tiết phụ thuộc vào sự đàn hồi của thể thuỷ tinh.
A. Đúng B. Sai
24. Mỗi nhãn cầu được vận động bởi 6 cơ thẳng :
A. Sai B. Đúng
25. Cấu tạo võng mạc bao gồm 3 lớp nơ-ron thần kinh.
A. Đúng B.Sai
26. Viêm kết mạc là bệnh nặng:
A. Sai B. Đúng
27. Viêm kết mạc làm giảm thị lực:
A. Đúng B. Sai
28. Viêm kết mạc thường để lại di chứng:
A. Sai B. Đúng
29. Trước một viêm giác mạc tái phát, nguyên nhân thường gặp nhất là virus Herpes
Simplex.
A. Đúng. B. Sai.
30. Phẫu thuật điều trị quặm mí nhằm mục đích cải thiện khô mắt.
A. Sai. B. Đúng.
31. Sử dụng thuốc tra mắt kháng sinh kết hợp corticoid điều trị viêm loét giác mạc.
A. Sai. B. Đúng.

32. Trẻ suy dinh dưỡng có thể bị loét giác mạc.


A. Đúng. B. Sai.
33. Bệnh mắt hột có thể là nguyên nhân của viêm loét giác mạc.
A. Đúng. B. Sai.
34. Xác định tổn thương loét trên giác mạc bằng sinh hiển vi là chắc chắn nhất.
A. Sai. B. Đúng.
35. Viêm loét giác mạc do nấm hay gặp trong chấn thương nông nghiệp.
A. Đúng. B. Sai.
36. Sử dụng thuốc giãn đồng tử là chỉ định đầu tiên để điều trị viêm loét giác mạc.
A. Sai. B. Đúng.

You might also like