You are on page 1of 15

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CUỐI HKII – SINH HỌC 8

NĂM HỌC 2022 – 2023


⁂⁂⁂
Phần trắc nghiệm (gồm 5 bài)
1) Bài 50: Vệ sinh mắt
2) Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác
3) Bài 52: Phản xạ có điều kiện - Phản xạ không điều kiện
4) Bài 54: Vệ sinh hệ thần kinh
5) Bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết

Phần tự luận (gồm 3 bài)


1) Bài 50: Vệ sinh mắt
2) Bài 54: Vệ sinh hệ thần kinh
3) Bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết

I. Phần trắc nghiệm (7 điểm)


TRẮC NGHIỆM BÀI 50: VỆ SINH MẮT
Câu 1: Điều nào dưới đây KHÔNG đúng khi nói về tật cận thị?
A. Nguyên nhân bẩm sinh do cầu mắt dài B. Thể thủy tinh quá phồng
C. Nguyên nhân bẩm sinh do cầu mắt ngắn D. Do thể thủy tinh phồng
Câu 2: Đâu là nguyên nhân gây ra bệnh về tật viễn thị
A. Do thể thủy tinh không phồng được B. Do thể thủy tinh phồng
C. Do thể thủy tinh quá phồng D. Do cầu mắt dài
Câu 3: Đâu là tật của mắt?
A. Đau mắt hột B. Loạn thị C. Đau mắt đỏ D. Viêm kết mạc
Câu 4: Nguyên nhân gây ra các bệnh về mắt?
A. Do cầu mắt dài B. Do cầu mắt ngăn
C. Do thể thủy tinh quá phồng D. Do virut
Câu 5: Hậu quả nghiêm trọng nhất của bênh đau mắt hột?
A. Gây sẹo B. Đục màng giác
C. Lông mi quặm lại gây ngứa ngáy D. Mù lòa
Câu 6: Bạn A bình thường nhìn gần thì rõ, càng xa càng mờ. Hỏi bạn A bị tật hay bệnh liên quan đến
mắt nào?
A. Cận thị B. Viễn thị C. Loạn thị D. Viêm kết mạc
Câu 7: Tại sao bệnh cận thị lại thường gặp nhất ở lứa tuổi thanh thiếu niên?
A. Do không giữ đúng khoảng cách khi đọc sách B. Do chơi điện tử nhiều
C. Do xem TV nhiều, xem gần. D. Tất cả các đáp án trên

Trang 1/15
Câu 8: Đâu là bệnh về mắt?
A. Cận thị B. Loạn thị C. Viêm kết mạc D. A và B đều đúng
Câu 9: Bạn B có thể nhìn bình thường ở cự ly xa nhưng không nhìn rõ những mục tiêu ở cự li gần. Hỏi
bạn B bị bệnh hay tật gì liên quan đến mắt?
A. Cận thị B. Viễn thị C. Loạn thị D. Viêm kết mạc
Câu 10: Đâu là triệu chứng của tật loạn thị?
A. Nhìn bình thường những vật ở gần, không nhìn rõ các vật ở xa
B. Nhìn bình thường các vật ở xa, không nhìn rõ các vật ở gần
C. Nhìn bình thường vào buổi sáng, nhìn mờ vào buổi tối
D. Nhìn các hình ảnh bị mờ, nhòe, không rõ
Câu 11. Cận thị là
A. tật mà hai mắt nằm quá gần nhau. B. tật mà mắt không có khả năng nhìn gần.
C. tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần. D. tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa.
Câu 12. Viễn thị thường gặp ở
A. thai nhi. B. trẻ em. C. người lớn tuổi. D. thanh niên.
Câu 13. Viễn thị có thể phát sinh do nguyên nhân nào dưới đây ?
1. Do cầu mắt quá dài 2. Do cầu mắt ngắn
3. Do thể thủy tinh bị lão hóa 4. Do thường xuyên nhìn vật với khoảng cách quá gần
A. 1, 2, 3, 4 B. 2, 4 C. 1, 3 D. 2, 3
Câu 14. Đâu là nguyên nhân gây ra cận thị ?
1. Do cầu mắt quá dài 2. Do cầu mắt ngắn
3. Do thể thủy tinh bị lão hóa 4. Do thường xuyên nhìn vật với khoảng cách quá gần
A. 1, 4 B. 2, 4 C. 1, 3 D. 2, 3
Câu 15. Để khắc phục tật cận thị, ta cần đeo
A. kính râm. B. kính lúp. C. kính hội tụ. D. kính phân kì.
Câu 16. Để khắc phục tật viễn thị, ta cần đeo loại kính nào dưới đây ?
A. Kính hiển vi B. Kính hội tụ C. Kính viễn vọng D. Kính phân kì
Câu 17. Trong các bệnh về mắt, bệnh nào phổ biến nhất ?
A. Đau mắt đỏ B. Đau mắt hột C. Đục thủy tinh thể D. Thoái hóa điểm vàng
Câu 18. Để phòng ngừa các bệnh về mắt do vi sinh vật gây ra, chúng ta cần lưu ý điều gì ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh
C. Hạn chế sờ tay lên mắt, dụi mắt
D. Nhỏ mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lí 0,9%

Trang 2/15
Câu 19. Việc giữ đúng tư thế và khoảng cách khi viết hay đọc sách giúp ta phòng ngừa được tật nào sau
đây?
A. Tất cả các phương án còn lại B. Viễn thị
C. Cận thị D. Loạn thị
Câu 20. Kính hội tụ còn có tên gọi khác là
A. kính râm. B. kính cận. C. kính lão. D. kính lúp.

TRẮC NGHIỆM BÀI 51: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC


Câu 1: Tai được chia ra làm 3 phần, đó là những phần nào?
A. Vành tai, tai giữa, tai trong. B. Tai ngoài, tai giữa, tai trong.
C. Vành tai, ống tai, màng nhĩ. D. Tai ngoài, màng nhĩ, tai trong.
Câu 2: Thành phần nào dưới đây không thuộc tai trong?
A. Ống bán khuyên. B. Dây thần kinh số VIII.
C. Ốc tai. D. Màng nhĩ.
Câu 3: Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên có chức năng gì?
A. Thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.
B. Thu nhận sự chuyển động trong không gian.
C. Thu nhận thông tin về vị trí chuyển động trong không gian.
D. Tiếp nhận thông tin vị trí của các vật thể trong không gian.
Câu 4: Tai ngoài được giới hạn với tai giữa bởi bộ phận nào?
A. Ống bán khuyên. B. Màng nhĩ. C. Chuỗi tai xương. D. Vòi nhĩ.
Câu 5: Quá trình thu nhận kích thích của sóng âm diễn ra như thế nào?
A. Vành tai hứng sóng âm → màng nhĩ rung → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai →
màng cửa bầu rung, chuyển động ngoại dịch và nội dịch → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng
thính giác.
B. Vành tai hứng sóng âm → màng nhĩ rung → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → tế
bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác.
C. Vành tai hứng sóng âm → màng nhĩ rung → màng cửa bầu rung, chuyển động ngoại dịch và nội
dịch → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng
thính giác.
D. Vành tai hứng sóng âm → màng cửa bầu rung, chuyển động ngoại dịch và nội dịch → âm thanh
được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → màng nhĩ rung → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng
thính giác.
Câu 6: Nếu âm thanh ở bên phía tai phải thì tai nào nhận được sóng âm trước?
A. Tai trái. B. Tai phải. C. Cả hai tai cùng nhận. D. Một trong hai tai.
Trang 3/15
Câu 7: Ốc tai màng là một ống màng chạy dọc ống tai xương và cuốn quanh trụ ốc hai vòng rưỡi, gồm
A. màng tiền đình ở phía trên, màng cơ sở ở phía dưới và màng bên áp sát vào vách xương của ốc tai
xương.
B. màng cơ ở ở phía trên, màng tiền đình ở phía dưới và màng bên áp sát vào vách tai của ốc tai xương.
C. màng cơ ở ở phía trên, màng bên ở phía dưới và màng tiền đình áp sát vào vách tai của ốc tai xương.
D. màng cơ ở ở phía dưới, màng tiền đình ở phía trên và màng bên áp sát vào vách tai của ốc tai xương.
Câu 8: Ráy tai có là do đâu?
A. Do các tuyến ráy trong thành ống tai tiết ra.
B. Do tai ẩm.
C. Do tế bào thụ cảm tiết ra.
D. Do chất dịch ở màng trong của tai tiết ra.
Câu 9: Tại sao phải tránh tiếp xúc với nơi có tiếng ồn mạnh hoặc tiếng động mạnh thường xuyên?
A. Vì làm thủng màng nhĩ dẫn đến nghe không rõ.
B. Vì dễ dẫn đến viêm tai dẫn đến nghe không rõ.
C. Vì làm giảm tính đàn hổi của màng nhĩ dẫn đến nghe không rõ.
D. Vì làm thủng màng nhĩ dẫn đến bị điếc.
Câu 10: Chuỗi xương tai bao gồm
A. Xương búa. B. Xương đe. C. Xương bàn đạp. D. Cả 3 xương trên.
Câu 11. Ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa là
A. màng cơ sở. B. màng tiền đình. C. màng nhĩ. D. màng cửa bầu dục.
Câu 12. Ở người, loại xương nào dưới đây được gắn trực tiếp với màng nhĩ ?
A. Xương bàn đạp B. Xương đe C. Xương búa D. Xương đòn
Câu 13. Ở tai giữa của chúng ta tồn tại mấy loại xương ?
A. 5 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 14. Trong tai người, xương bàn đạp nằm áp sát với bộ phận nào dưới đây?
A. Màng nhĩ B. Màng cửa bầu dục C. Màng tiền đình D. Ống bán khuyên
Câu 15. Ở tai trong, bộ phận nào có nhiệm vụ thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ
thể trong không gian ?
A. Ốc tai và ống bán khuyên
B. Bộ phận tiền đình và ốc tai
C. Bộ phận tiền đình và ống bán khuyên
D. Bộ phận tiền đình, ốc tai và ống bán khuyên
Câu 16. Các tế bào thụ cảm thính giác nằm ở
A. màng bên. B. màng cơ sở. C. màng tiền đình. D. màng cửa bầu dục.

Trang 4/15
Câu 17. Vì sao trẻ bị viêm họng thường dễ dẫn đến viêm tai giữa ?
A. Vì vi sinh vật gây viêm họng và vi sinh vật gây viêm tai giữa luôn cùng chủng loại với nhau.
B. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể theo vòi nhĩ tới khoang tai giữa và gây viêm tại vị trí này.
C. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể biến đổi về cấu trúc và theo thời gian sẽ gây viêm tai giữa.
D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 18. Tai ngoài có vai trò gì đối với khả năng nghe của con người ?
A. Hứng sóng âm và hướng sóng âm
B. Xử lí các kích thích về sóng âm
C. Thu nhận các thông tin về sự chuyển động của cơ thể trong không gian
D. Truyền sóng âm về não bộ
Câu 19. Mỗi bên tai người có bao nhiêu ống bán khuyên ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 20. Để bảo vệ tai, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây ?
A. Tất cả các phương án còn lại.
B. Vệ sinh tai sạch sẽ bằng tăm bông, tránh dùng vật sắc nhọn vì có thể gây tổn thương màng nhĩ.
C. Tránh nơi có tiếng ồn hoặc sử dụng các biện pháp chống ồn (dùng bịt tai, xây tường cách âm…).
D. Súc miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên để phòng ngừa viêm họng, từ đó giảm thiếu
nguy cơ viêm tai giữa.

TRẮC NGHIỆM BÀI 52: PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN
Câu 1: Phản xạ có điều kiện là
A. phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh
nghiệm.
B. phản xạ có sẵn, sinh ra đã có, không cần phải học tập.
C. phản xạ được hình thành trong đời sống.
D. phản xạ đã được hình thành trong quá trình tích lũy.
Câu 2: Ví dụ nào dưới đây thuộc phản xạ có điều kiện?
A. Trời rét tự giác mặc áo cho ấm. B. Chạm tay vào vật nóng vội rụt tay lại.
C. Chạy bộ thì người đổ mồ hôi. D. Sáng ngủ dậy đánh răng rửa mặt.
Câu 3: Phản xạ không điều kiện là
A. phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh
nghiệm.
B. phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.
C. phản xạ sinh ra đã có, nhưng phải học tập mới biết được.
D. phản xạ đã được hình thành trong quá trình tích lũy.
Trang 5/15
Câu 4: Buổi sáng nghe thấy chuông báo thức sẽ bật dậy. Đây là ví dụ của loại phản xạ nào?
A. Phản xạ không điều kiện.
B. Phản xạ có điều kiện.
C. Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.
D. Phản xạ có điều kiện hoặc phản xạ không điều kiện.
Câu 5: Thí nghiệm về sự phản xạ có điều kiện do ai nghiên cứu?
A. Paplop. B. Moocgan. C. Lamac. D. Menđen.
Câu 6: Phản xạ nào phải thường xuyên củng cố, nếu không củng cố sẽ mất do ức chế tắt dần?
A. Phản xạ không điều kiện. B. Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.
C. Phản xạ có điều kiện. D. Phản xạ có điều kiện hoặc phản xạ không điều kiện.
Câu 7: Phản xạ không điều kiện có tính chất nào dưới đây?
A. Bẩm sinh. B. Dễ mất khi không củng cố.
C. Số lượng không hạn định. D. Hình thành đường liên hệ tạm thời.
Câu 8: Điều nào dưới đây không đúng?
A. Phản xạ không điều kiện là cơ sở để thành lập phản xạ có điều kiện.
B. Phản xạ không điều kiện có cung phản xạ đơn giản.
C. Phản xạ có điều kiện trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện.
D. Phản xạ có điều kiện có tính chất di truyền, mang tính chủng loại.
Câu 9: Phản xạ có điều kiện có tính chất nào dưới đây?
A. Dễ mất khi không củng cố. B. Số lượng không hạn định.
C. Hình thành đường liên hệ tạm thời. D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 10: Ví dụ nào dưới đây thuộc phản xạ không điều kiện?
A. Thí nghiệm của Paplop. B. Vỗ tay thì cá ngoi lên.
C. Làm bài tập về nhà trước khi lên lớp. D. Chạy nhanh thì tim đập mạnh.
Câu 11. Phản xạ không điều kiện có đặc điểm nào dưới đây ?
A. Mang tính chất cá thể, không di truyền B. Trung ương nằm ở trụ não và tủy sống
C. Dễ mất đi khi không được củng cố D. Số lượng không hạn định
Câu 12. Phản xạ có điều kiện mang đặc trưng nào sau đây ?
A. Có sự hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời
B. Cung phản xạ đơn giản
C. Mang tính chất bẩm sinh
D. Bền vững theo thời gian
Câu 13. Phản xạ nào dưới đây là phản xạ có điều kiên ?
A. Bỏ chạy khi có báo cháy B. Nổi gai gốc khi có gió lạnh lùa
C. Vã mồ hôi khi tập luyện quá sức D. Rụt tay lại khi chạm phải vật nóng
Trang 6/15
Câu 14. Phản xạ nào dưới đây không có sự tham gia điều khiển của vỏ não ?
A. Tim đập nhanh khi nhìn thấy chó dại chạy đến gần
B. Môi tím tái khi trời rét
C. Né sang đường khác khi thấy đường đang đi tới bị tắc
D. Xếp hàng chờ mua bánh Trung thu
Câu 15. Phản xạ nào dưới đây có thể bị mất đi nếu không thường xuyên củng cố?
A. Co chân lại khi bị kim châm B. Bật dậy khi nghe thấy tiếng chuông báo thức
C. Đỏ bừng mặt khi uống rượu D. Vã mồ hôi khi lao động nặng nhọc
Câu 16. Thông thường, sự duy trì hay biến mất của phản xạ có điều phụ thuộc chủ yếu vào sự tồn tại
của yếu tố nào sau đây ?
A. Đường liên hệ thần kinh tạm thời B. Các vùng chức năng của vỏ não
C. Kích thích không điều kiện D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 17. Sự hình thành phản xạ có điều kiện cần tới điều kiện nào sau đây ?
A. Kích thích có điều kiện phải tác động cùng lúc với kích thích không điều kiện
B. Kích thích không điều kiện phải tác động trước kích thích có điều kiện một thời gian ngắn
C. Có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện và một kích thích không điều kiện
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 18. Phản xạ có điều kiện có ý nghĩa như thế nào trong đời sống con người?
A. Có tính linh hoạt cao, giúp con người dễ dàng thay đổi thói quen để thích nghi với điều kiện sống
mới.
B. Mang tính bền vững, giúp con người giữ được các phẩm chất đã được hình thành qua thời gian dài
sinh sống.
C. Có tính chất cá thể, tạo ra sự đa dạng sinh học trong nội bộ loài người.
D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 19. Ai là người đầu tiên xây dựng một thí nghiệm quy mô về sự hình thành phản xạ có điều kiện ở
loài chó ?
A. C. Đacuyn B. G. Simson C. I.V. Paplôp D. G. Menđen
Câu 20. Phản xạ nào dưới đây không phải là phản xạ có điều kiện ?
A. Run lập cập khi giáo viên gọi lên bảng khảo bài
B. Chảy nước miếng khi nhìn thấy quả sấu
C. Vã mồ hôi khi ăn đồ chua
D. Bỏ chạy khi nhìn thấy rắn

Trang 7/15
TRẮC NGHIỆM BÀI 54: VỆ SINH HỆ THẦN KINH
Câu 1: Giấc ngủ có ý nghĩa như thế nào với sức khỏe con người?
A. Là thời gian tốt để gan đào thải chất độc. B. Mắt được nghỉ ngơi.
C. Phục hồi hoạt động cho hệ thần kinh và các cơ quan. D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 2: Điều kiện để có một giấc ngủ tốt là gì?
A. Ngủ đúng giờ, thoải mái, ánh sáng phù hợp. B. Không cần điều kiện cụ thể nào cả.
C. Sử dụng chất kích thích trước khi ngủ. D. Ngủ 4-5 tiếng một ngày.
Câu 3: Các chất gây nghiện như ma túy, thuốc lá,… có tác hại gì đối với cơ thể con người?
A. Cơ thể suy yếu, dễ mắc bệnh nguy hiểm. B. Giảm hoạt động của trí óc.
C. Suy giảm giống nòi. D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 4: Chất làm suy giảm chức năng hệ thần kinh là
A. Cocain. B. Thuốc lá. C. Ma túy. D. Rượu chè.
Câu 5: Yêu cầu nào dưới đây không đúng cho một cơ thể khỏe mạnh?
A. Giữ gìn cho tâm hồn khỏe mạnh, tránh âu lo.
B. Xây dựng một chết độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí.
C. Đảm bảo có một giấc ngủ đủ hằng ngày.
D. Cuối tuần chơi thì phải hết mình.
Câu 6: Tại sao không nên làm việc quá sức và thức quá khuyu?
A. Vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng phục hồi hoạt động của hệ thần kinh và hoạt động của các hệ cơ
quan khác.
B. Vì sẽ ảnh hưởng đến người khác.
C. Vì ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của cơ thể.
D. Vì thức khuyu sẽ dẫn đến béo phì.
Câu 7: Giấc ngủ là
A. khả năng nhắm mắt và thở đều, không suy nghĩ của con người.
B. kết quả của một quá trình ức chế tự nhiên để bảo vệ và phục hồi khả năng hoạt động của hệ thần
kinh.
C. kết quả của việc nhắm mắt và nghỉ ngơi.
D. khả năng ức chế hoạt động của cơ thể.
Câu 8: Muốn có một giấc ngủ tốt thì cần phải
A. Tạo một phản xạ chuẩn bị cho giấc ngủ. B. Uống cà phê trước khi đi ngủ 1 tiếng.
C. Lo lắng áp lực phía công việc. D. Làm việc cật lực để hoàn thành đúng tiến độ.
Câu 9: Những chất nào dưới đây gây hại đối với hệ thần kinh?
A. Chất kích thích. B. Chất gây nghiện.
C. Chất làm giảm chức năng hệ thần kinh. D. Cả 3 đáp án trên.
Trang 8/15
Câu 10: Ý nào dưới đây không đúng?
A. Cơ thể con người là một khối thống nhất.
B. Sức khỏe con người phụ thuộc vào trạng thái của hệ thần kinh.
C. Cơ thể con người điều khiển hoạt động theo suy nghĩ chứ không phải hệ thần kinh.
D. Mọi hoạt động của con người đều chịu sự điều khiển, điều hòa và phối hợp của hệ thần kinh.
Câu 11. Mỗi ngày, một người trưởng thành nên ngủ trung bình bao nhiêu tiếng?
A. 5 tiếng B. 8 tiếng C. 9 tiếng D. 11 tiếng
Câu 12. Đồ uống nào dưới đây gây hại cho hệ thần kinh ?
A. Nước khoáng B. Nước lọc C. Rượu D. Sinh tố chanh leo
Câu 13. Ban đêm, để dễ đi vào giấc ngủ, bạn không nên sử dụng đồ uống nào dưới đây ?
A. Cà phê B. Trà atisô C. Nước rau má D. Nước khoáng
Câu 14. Để bảo vệ hệ thần kinh, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Giữ cho tâm hồn được thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu
C. Xây dựng một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí
D. Đảm bảo giấc ngủ hằng ngày để phục hồi chức năng của hệ thần kinh sau thời gian làm việc căng
thẳng
Câu 15. Để có giấc ngủ tốt, chúng ta có thể áp dụng biện pháp nào sau đây ?
A. Tắm nước ấm trước khi đi ngủ
B. Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao
C. Lắng nghe những bản nhạc du dương
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 16. Loại đồ uống nào dưới đây có tác dụng an thần, giảm căng thẳng thần kinh và chống mất ngủ?
A. Trà tâm sen B. Trà móc câu
C. Trà sâm D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 17. Điều nào sau đây có thể gây cản trở đến giấc ngủ của bạn ?
A. Tâm trạng bất ồn B. Tiếng ồn
C. Ánh sáng mạnh D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 18. Vì sao nói ngủ là nhu cầu sinh lí của cơ thể ?
A. Vì đó là kết quả của quá trình ức chế tự nhiên sau một thời gian làm việc của hệ thần kinh.
B. Vì khi ngủ, khả năng làm việc của hệ thần kinh được phục hồi lại hoàn toàn.
C. Vì thời gian đi vào giấc ngủ đã được cài đặt sẵn trong cấu trúc hệ gen của loài người.
D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 19. Trong các đối tượng dưới đây, đối tượng nào có thời gian ngủ mỗi ngày nhiều nhất ?

Trang 9/15
A. Người cao tuổi B. Thanh niên C. Trẻ sơ sinh D. Trẻ vị thành niên
Câu 20. Chất nào dưới đây có hại cho hệ thần kinh ?
A. Tất cả các phương án còn lại B. Hêrôin C. Cafêin D. Côcain

TRẮC NGHIỆM BÀI 55: GIỚI THIỆU CHUNG HỆ NỘI TIẾT


Câu 1: Hệ nội tiết có vai trò trong quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong các tế bào của cơ
thể là nhờ
A. Hoocmon từ các tuyển nội tiết tiết ra. B. Chất từ tuyến ngoại tiết tiết ra.
C. Sinh lí của cơ thể. D. Tế bào tuyến tiết ra.
Câu 2: Hệ nội tiết có đặc điểm nào dưới đây?
A. Điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể.
B. Tác động qua đường máu.
C. Chuyển hóa năng lượng nhờ hoocmon ở tuyến nội tiết tiết ra.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 3: Tuyến nào dưới đây không thuộc tuyến nội tiết?
A. Tuyến mồ hôi. B. Tuyến ức C. Tuyến yên. D. Tuyến giáp.
Câu 4: Tuyến nào vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết?
A. Tuyến tụy. B. Tuyến cận giáp. C. Tuyến yên. D. Tuyến tùng.
Câu 5: Sản phẩm tiết của các tuyến nội tiết là gì?
A. FSH. B. Hoocmon. C. Mồ hôi. D. Dịch nhầy.
Câu 6: Tính đặc hiệu của hoocmon là gì?
A. Ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan nhất định.
B. Hoocmon theo máu đi khắp cơ thể.
C. Không đặc trưng cho loài.
D. Có hoạt tính sinh học cao.
Câu 7: Điều nào dưới đây không đúng?
A. Có thể dùng insullin của bò thay thế cho người.
B. Insullin do tuyến tụy tiết ra có tác dụng hạ đường huyết.
C. Hoocmon có hoạt tính sinh học rất cao.
D. Hoocmon theo máu đi khắp cơ thể nên ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan.
Câu 8: Vai trò nào dưới đây không đúng với tuyến nội tiết?
A. Duy trì được tính ổn định của môi trường trong cơ thể.
B. Điều hòa các quá trình sinh lý diễn ra bình thường.
C. Đảm bảo quá trình trao đổi và chuyển hóa diễn ra bình thường.
D. Hoocmon có hoạt tính sinh học rất cao.
Trang 10/15
Câu 9: Hoocmon đi khắp cơ thể là nhờ
A. Máu. B. Tim. C. Tuyến yên. D. Vùng dưới đồi.
Câu 10: Hoocmon nào dưới đây được tiết ra từ tuyến tụy?
A. FSH. B. LH. C. Insullin. D. Ostrogen.
Câu 11. Tuyến nào dưới đây vừa có chức năng ngoại tiết, vừa có chức năng nội tiết ?
A. Tuyến cận giáp B. Tuyến yên C. Tuyến trên thận D. Tuyến sinh dục
Câu 12. Tuyến nội tiết nào dưới đây nằm ở vùng đầu ?
A. Tuyến tùng B. Tuyến tụy C. Tuyến ức D. Tuyến giáp
Câu 13. Dịch tiết của tuyến nào dưới đây không đi theo hệ thống dẫn ?
A. Tuyến nước bọt B. Tuyến sữa C. Tuyến giáp D. Tuyến mồ hôi
Câu 14. Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết có tên gọi là gì ?
A. Kháng nguyên B. Hoocmôn C. Enzim D. Kháng thể
Câu 15. Hoocmôn glucagôn chỉ có tác dụng làm tăng đường huyết, ngoài ra không có chức năng nào
khác. Ví dụ trên cho thấy tính chất nào của hoocmôn?
A. Tính đặc hiệu B. Tính phổ biến
C. Tính đặc trưng cho loài D. Tính bất biến
Câu 16. Hoocmôn có vai trò nào sau đây ?
1. Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể
2. Xúc tác cho các phản ứng chuyển hóa vật chất bên trong cơ thể
3. Điều hòa các quá trình sinh lý
4. Tiêu diệt các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể
A. 2, 4 B. 1, 2 C. 1, 3 D. 1, 2, 3, 4
Câu 17. Chỉ cần một lượng rất nhỏ, hoocmôn đã tạo ra những chuyển biến đáng kể ở môi trường bên
trong cơ thể. Điều này cho thấy tính chất nào của hoocmôn?
A. Có tính đặc hiệu B. Có tính phổ biến
C. Có tính đặc trưng cho loài D. Có hoạt tính sinh học rất cao
Câu 18. Sản phẩm tiết của các tuyến nội tiết được phân bố đi khắp cơ thể qua con đường nào ?
A. Hệ thống ống dẫn chuyên biệt B. Đường máu
C. Đường bạch huyết D. Ống tiêu hóa
Câu 19. Ở người, vùng cổ có mấy tuyến nội tiết ?
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
Câu 20. Tuyến nào dưới đây là tuyến pha ?
A. Tuyến tùng B. Tuyến sữa C. Tuyến tụy D. Tuyến nhờn

Trang 11/15
II. Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1: Cận thị là do đâu? Làm thế nào để nhìn rõ?
Hướng dẫn giải
• Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần. Nguyên nhân có thể là tật bẩm sinh do cầu mắt dài;
không giữ khoảng cách đúng trong vệ sinh học đường, làm cho thể thủy tinh luôn luôn phồng, lâu dần
mất khả năng dãn.
• Người cận thi muốn nhìn rõ những vật ở xa phải đeo kính mặt lõm (kính phân kì).
Câu 2 : Tại sao người già thường phải đeo kính lão?
Hướng dẫn giải
Người già thường bị viễn thị do thể thủy tinh bị lão hóa, mất tính đàn hồi, không phồng được. Vì
vậy muốn nhìn rõ vật phải đeo thêm kính lão (kính hội tụ).
Câu 3 : Tại sao không nên đọc sách ở những nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe bị xóc nhiều?
Hướng dẫn giải
Không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe bị xóc nhiều vì sẽ không giữ khoảng cách để
đọc sách, sự điều tiết mắt không ổn định, làm thể thủy tinh luôn luôn phồng, dần sẽ mất khả năng dãn
gây tật cận thị ở mắt.
Câu 4: Nêu những hậu quả của bệnh đau mắt hột và cách phòng tránh?
Hướng dẫn giải
• Hậu quả: khi hột vỡ làm thành sẹo → lông mi quặp → đục màng giác → mù loà.
• Cách phòng tránh: giữ vệ sinh mắt, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Câu 5: Viễn thị là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục là gì?
Hướng dẫn giải
• Viễn thị: nhìn cả gần và xa đều không rõ (không nhìn rõ chữ cả trên bảng và trong vở viết), nhưng
nhìn mờ nhiều hơn khi nhìn gần, ảnh của vật ở phía sau màng lưới.
• Nguyên nhân:
+ Bẩm sinh: cầu mắt ngắn.
+ Thể thuỷ tinh bị lão hóa (xẹp).
• Cách khắc phục: đeo kính mặt lồi (kính hội tụ hay kính viễn).
Câu 6: Thiếu vitamin A trong khẩu phần ăn hằng ngày sẽ mắc bệnh gì? Vitamin A có nhiều ở đâu?
Hướng dẫn giải
• Nếu thiếu vitamin A trong khẩu phần thức ăn hằng ngày sẽ mắc “bệnh quáng gà”: khả năng thu
nhận ánh sáng bị giảm nên nhìn không rõ lúc hoàng hôn. Vitamin A là một nguyên liệu tạo nên
rôđôpsin có trong tế bào que, phụ trách việc thu nhận ánh sáng.
• Vitamin A có nhiều trong dầu cá, gan và thận động vật, trong lòng đỏ trứng và trong các loại rau
quả có màu da cam như bí đỏ, cà chua, cà rốt, gấc, ớt.
Trang 12/15
Câu 7: Ở người già mắt thường mắc tật nào? Nêu nguyên nhân, cách khắc phục tật đó?
Hướng dẫn giải
• Ở người già mắt thường mắc tật viễn thị.
• Nguyên nhân do:
+ Bẩm sinh: vì trục trước sau của cầu mắt quá ngắn so với bình thường nên ảnh luôn lùi về phía
sau màng lưới
+ Do cao tuổi (già): những người cao tuổi khả năng điều tiết của thể thuỷ tinh kém, chỉ nhìn
được vật ở xa, khi đưa vật lại gần, ảnh của vật lùi ra sau màng lưới nên không nhìn rõ.
• Cách khắc phục: đeo kính lồi (kính viễn, kính lão) để làm tăng thêm độ hội tụ, đưa ảnh về đúng
màng lưới khi nhìn gần.
Câu 8: Nêu rõ ý nghĩa của giấc ngủ? Muốn đảm bảo giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì?
Hướng dẫn giải
Ý nghĩa của giấc ngủ:
+ Ngủ là một nhu cầu sinh lí của cơ thể.
+ Bản chất của giấc ngủ là quá trình ức chế tự nhiên. Khi ngủ các cơ quan giảm hoạt động; có tác
dụng bảo vệ, phục hồi hoạt động của hệ thần kinh và các hệ cơ quan khác.
Để đảm bảo giấc ngủ tốt cần:
+ Ngủ đúng giờ.
+ Ngủ ở nơi thoải mái, điều kiện tốt.
+ Không dùng chất kích thích: cà phê, chè đặc, thuốc lá.
+ Không ăn quá no, hạn chế kích thích ảnh hưởng tới vỏ não gây hưng phấn.
Câu 9: Trong vệ sinh đối với hệ thần kinh, cần quan tâm tới những vấn đề gì? Vì sao như vậy?
Hướng dẫn giải
Trong vệ sinh đối với hệ thần kinh cần chú ý để tránh suy giảm hệ thần kinh như:
+ Không làm việc quá sức.
+ Đảm bảo giấc ngủ để hồi sức, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi khoa học.
+ Tránh các kích thích quá mạnh về âm thanh và ánh sáng.
+ Giữ gìn vệ sinh tai, mắt,...
+ Tránh sử dụng những chất gây hại đối với hệ thần kinh như: chất kích thích, chất gây nghiện,...
Câu 10: Vì sao nói giấc ngủ là một nhu cầu sinh lí của cơ thể, giấc ngủ có ý nghĩa như thế nào đối với
sức khỏe?
Hướng dẫn giải
Ngủ là nhu cầu sinh lí của cơ thể, để cơ thể nghỉ ngơi sau một ngày dài hoạt động, phục hồi hoạt
động của hệ thần kinh và các cơ quan khác, đặc biệt là mắt và cũng là thời gian tốt để gan hoạt động
đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.
Trang 13/15
Câu 11: Muốn có giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì? Nêu những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp đến giấc ngủ?
Hướng dẫn giải
• Muốn có giấc ngủ tốt cần có những điều kiện:
+ Ngủ đúng và đủ giờ.
+ Chỗ ngủ thoải mái, điều kiện ánh sáng thích hợp.
+ Không dùng các chất kích thích.
+ Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
• Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ là: ánh sáng, nhiệt độ, thức ăn hấp thụ trước khi ngủ.
Câu 1 2: Tại sao không nên làm việc quá sức? Thức quá khuya?
Hướng dẫn giải
Không nên làm việc quá sức và thức quá khuya vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng phục hồi hoạt động của
hệ thần kinh: dễ gây căng thẳng và mệt mỏi cho hệ thần kinh và hoạt động của các hệ cơ quan khác.
Câu13: Em hãy mô tả tác hại của một số chất kích thích với cơ thể con người?
Hướng dẫn giải
• Thuốc lá: trong khói thuốc chứa rất nhiều nicôtin, làm răng ố vàng, gây mất ngủ làm cho bọng mắt
to, tóc nhanh bạc và rụng dần, da khô ráp vì mất đi độ ẩm da; ức chế thức ăn tăng sự tích tụ chất béo
quanh bụng dễ dẫn đến béo phì.
• Rượu bia và các chất có cồn: làm tinh thần kích động, ức chế hệ thần kinh não bộ, giảm trí nhớ,
giảm tập trung chú ý, đau đầu, khó thở dễ dẫn đến rối loạn tâm thần.
• Ma túy: lúc đầu tạo cảm giác hưng phấn, lâu dần lệ thuộc vào thuốc dẫn đến đầu óc hay mơ hồ,
giảm trí nhớ, mất tập trung rất dễ dẫn đến tai biến, đột quỵ,...
Câu 14: Lập bảng so sánh cấu tạo và chức năng của tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết? Chúng giống và
khác nhau ở những điểm nào?
Hướng dẫn giải
Tuyến nội tiết Tuyến ngoại tiết
Giống Cấu tạo: cùng cấu tạo từ các tế bào tuyến.
nhau Chức năng: đều tạo ra sản phẩm tiết tham gia điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể
(trao đổi chất, chuyển hóa vật chất và năng lượng,…).
Khác Cấu tạo: gồm tế bào tuyến và mạch máu. Cấu tạo: gồm tế bào tuyến và ống dẫn chất tiết
nhau Sản phẩm tiết ra là hoocmôn tiết thẳng Sản phẩm tiết ra là mồ hôi, chất nhờn,… tập
vào máu đến cơ quan đích. trung vào ống dẫn rồi đổ ra ngoài.
Chức năng: đảm bảo tính ổn định môi Chức năng: đảm bảo tính ổn định môi trường
trường trong của cơ thể. ngoài cơ thể.

Trang 14/15
Câu 15: Nêu rõ tính chất và vai trò của các hoocmôn, từ đó xác định rõ tầm quan trọng của các tuyến
nội tiết nói chung?
Hướng dẫn giải
* Tính chất của hoocmôn:
+ Mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng tới một hoặc một số cơ quan nhất định.
+ Hoocmôn có hoạt tính sinh học rất cao, chỉ một lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt.
+ Hoocmôn không mang tính đặc trưng cho loài.
* Vai trò của hoocmôn:
+ Duy trì được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.
+ Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.
 Do đó sự mất cân bằng trong hoạt động nội tiết thường dẫn đến tình trạng bệnh lí. Vì vậy hoocmôn
có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể.
Câu 16: Chọn trong số các thuật ngữ sau: hoạt tính sinh học, cơ quan đích, hoocmôn, trao đổi chất,
chuyển hóa để điền vào chỗ trống thích hợp trong đoạn thông tin sau cho hoàn chỉnh.
Tuyến nội tiết sản xuất các … chuyển theo đường máu đến … Hoocmôn có … cao, chỉ cần một lượng
nhỏ cũng có thể làm ảnh hưởng rõ rệt đến các quá trình sinh lí, đặc biệt là quá trình … Quá trình …
trong các cơ quan đó …, đảm bảo được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.
Hướng dẫn giải
Tuyến nội tiết sản xuất các hoocmôn chuyển theo đường máu đến các cơ quan đích. Hoocmôn có hoạt
tính sinh học cao, chỉ cần một lượng nhỏ cũng có thể làm ảnh hưởng rõ rệt đến các quá trình sinh lí,
đặc biệt là quá trình trao đổi chất. Quá trình chuyển hóa trong các cơ quan đó diễn ra bình thường,
đảm bảo được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.
Câu 17: Vì sao tuyến tụy được gọi là tuyến pha?
Hướng dẫn giải
Tuyến tụy được gọi là tuyến pha vì vừa có chức năng nội tiết, vừa có chức năng ngoại tiết:
+ Chức năng nội tiết: tiết hoocmôn tuyến tụy insulin, glucagôn.
+ Chức năng ngoại tiết: tiết enzim tiêu hóa để vào ruột non.
Câu 18: Người ta dùng insulin của bò để chữa bệnh tiểu đường cho người (thay cho insulin ở người).
Điều này chứng tỏ hoocmôn có tính chất gì?
Hướng dẫn giải
Người ta dùng insulin của bò để chữa bệnh tiểu đường cho người (thay cho insulin ở người). Điều
này chứng tỏ hoocmôn không mang tính đặc trưng cho loài.

Trang 15/15

You might also like