You are on page 1of 5

ĐỀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II

MÔN: Khoa học tự nhiên 7

MÃ ĐỀ 1
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời
đúng được 0,25 điểm.
Câu1 <NB> .Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng, tia phản xạ thu được nằm trong mặt
phẳng nào?
A. Mặt gương.
B. Mặt phẳng tạo bởi tia tới và mặt gương.
C. Mặt phẳng vuông góc với tia tới.
D. Mặt phẳng tạo bởi tia tới và pháp tuyến với gương ở điểm tới.
Câu2 <NB>. Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của nam châm?
A. Mỗi nam châm đều có hai cực: cực bắc và cực nam.
B. Cực bắc nam châm sơn màu đỏ còn cực nam sơn màu xanh.
C. Cực Nam và cực Bắc của nam châm được kí hiệu lần lượt là chữ S và chữ N.
D. Cực Nam và cực Bắc của nam châm được kí hiệu lần lượt là phần đế trống và phần có nét
gạch chéo.
Câu 3 <NB>. Chỉ ra phát biểu sai
A. Ánh sáng bị hắt trở lại khi gặp mặt phân cách là hiện tượng phản xạ ánh sáng.
B. Phản xạ ánh sáng chỉ xảy ra trên mặt gương.
C. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến tại điểm tới.
D. Góc phản xạ là góc tạo bởi tia sáng phản xạ và đường pháp tuyến tại điểm tới.
Câu 4<NB>. Một ngọn nến đặt cách gương 10cm, ảnh của nến cách gương một khoảng là bao
nhiêu?
A. 20cm. C. 15cm
B. 10 cm. D. 5cm
Câu 5: <NB> Những yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp của cây
xanh là:
A. nước, ánh sáng, nhiệt độ.
B. nước, khí cacbon dioxide, nhiệt độ.
C. nước, ánh sáng, khí oxygen, nhiệt độ.
D. nước, ánh sáng, khí cacbon dioxide, nhiệt độ.
Câu 6 <NB> .Yếu tố bên ngoài nào sau đây không ảnh hưởng đến quang hợp của cây xanh?
A. Nước. B. Khí oxygen.
C. Khí cacbon dioxide. D. Ánh sáng.
Câu 7 <VD>. Khi nuôi cá cảnh trong bể kính có thể làm tăng dưỡng khí cho cá bằng cách
nào?
A. Thả rong hoặc cây thủy sinh khác vào bể cá.
B. Tăng nhiệt độ trong bể.
C. Thắp đèn cả ngày và đêm.
D. Đổ thêm nước vào bể cá.
Câu 8<NB>. Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm:
A. Oxi, nước và năng lượng
B. Nước, đường và năng lượng
C. Nước, khí cacbonic và đường

1
D. Khí cacbonic, đường và năng lượng
Câu 9<VD> Biện pháp nào sau đây là hợp lí để bảo vệ sức khoẻ hô hấp ở người?
A. Tập luyện thể thao với cường độ mạnh mỗi ngày.
B. Ăn thật nhiều thức ăn có chứa glucose để cung cấp nguyên liệu cho hô hấp.
C. Tập hít thở sâu một cách nhẹ nhàng và đều đặn mỗi ngày.
D. Để thật nhiều cây xanh trong phòng ngủ.
Câu 10 .<VD> Hô hấp diễn ra mạnh nhất trong trường hợp nào sau đây?
A. Lúa đang trổ bông.
B. Lúa đang chín.
C. Lúa đang làm đòng.
D. Hạt lúa đang nảy mầm.
Câu 11.<NB> Quá trình trao đổi khí ở thực vật diễn ra vào thời gian nào trong ngày?
A. Sáng sớm
B. Buổi chiều
C. Buổi tối
D. Suốt cả ngày đêm
Câu 12<NB>Trao đổi khí ở những sinh vật :
A. Động vật
B . Cả động vật, thực vật và con người
C. Ở thực vật khi có ánh sáng mặt trời
D . Chỉ có ở con người
Câu 13.<NB>Quá trình hô hấp cây xanh nhận từ môi trường khí:
A. Oxygen
B. Carbon dioxide
C. Không khí
D. Cả Oxygen và Carbon dioxide
Câu 14: Sự phân bố của sinh vật trên Trái Đất phụ thuộc vào đâu?
A. Đồng bằng. B. Nhà ở.
C. Nguồn nước. D. Chất dinh dưỡng.
Câu 15 <NB>: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu
A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống. B. từ mạch gỗ sang mạch rây.
C. từ mạch rây sang mạch gỗ. D. qua mạch gỗ.
Câu 16 <NB>: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion muối khoáng chủ yếu qua
A. miền lông hút. B. miền chóp rễ. C. miền sinh trưởng. D. miền trưởng thành.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm): Cho tia sáng SI chiếu trên 1 gương phẳng. Góc tạo bởi tia SI với mặt gương
bằng 600
a. Hãy cho biết góc phản xạ bằng bao nhiêu độ?
b. Hãy vẽ tiếp tia phản xạ.
Câu 2 (1,5 điểm): Trình bày ảnh hưởng của nước đến quá trình quang hợp của cây xanh.
Câu 3 (2 điểm): Trình bày 4 ví dụ minh họa về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thực vật và
động vật.
Câu 4 (0,5 điểm): Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?

(Học sinh không được sử dụng bất kỳ tài liệu nào)

2
ĐỀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: Khoa học tự nhiên 7

MÃ ĐỀ 2
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời
đúng được 0,25 điểm.
Câu 1<NB>. Độ lớn của ảnh của vật qua gương phẳng có kích thước như thế nào với vật?
A. Bằng vật. B. Lớn hơn vật. C. Nhỏ hơn
vật. D. Có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn
Câu 2 <NB>. Có mấy cách dựng ảnh của một vật qua gương phẳng?
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 3<NB>. Khi ở vị trí cân bằng, kim nam châm luôn chỉ hướng:
A. Đông – Bắc B. Bắc – Nam C. Tây – Nam D. Đông - Nam
Câu 4 <NB>. Ảnh của vật qua gương phẳng có đặc điểm gì?
A. Là ảnh ảo, không hứng được trên màn.
B. Là ảnh thật, hứng được trên màn.
C. Là ảnh ảo, hứng được trên màn.
D. Là ảnh thật, không hứng được trên màn
Câu 5 <TH>: Cơ sở khoa học của biện pháp bảo quản nông sản bằng cách phơi khô hoặc
sấy khô là
A. Làm ngừng quá trình hô hấp tế bào ở thực vật. B. Giảm sự mất nước ở hạt.
C. Giảm hàm lượng nước trong hạt, hạn chế quá trình hô hấp tế bào.
D. Giảm hàm lượng nước trong hạt, làm ngừng quá trình hô hấp tế bào.
Câu 6<TH>. Vì sao phải đặt một cốc vào chỗ tối, một cốc vào chỗ sáng ( nơi có ánh nắng)?
A. Để xác định ánh sáng cần thiết trong quá trình quang hợp.
B. Để thu kết quả khi cây quang hợp trong bóng tối.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
D. Cả hai ý trên đều sai.
Câu 7: <NB> Lót bông hoặc giấy đã thấm nước rồi đặt trong đĩa Petri có tác dụng gì?
A. Ngăn cản khí oxygen tham gia vào quá trình nảy mầm của hạt.
B. Cung cấp độ ẩm cho hạt.
C. Cung cấp chất dinh dưỡng cho hạt.
D. Làm mát cho hạt.
Câu 8 <NB> Quá trình trao đổi khí ở động vật diễn ra vào thời gian nào trong ngày?
A. Sáng sớm B. Buổi chiều C. Buổi tối D. Suốt cả ngày đêm
Câu 9: Đối với các loại hạt như thóc, ngô, đỗ,… người ta thường ưu tiên sử dụng biện pháp
bảo quản là.
A. bảo quản lạnh. B. bảo quản khô. C. bảo quản trong điều kiện nồng độ khí oxygen thấp
D. bảo quản trong điều kiện nồng độ khí carbon dioxide cao.
Câu 10 <NB> Quá trình hô hấp động vật nhận từ môi trường khí:
A. Oxygen

3
B. Carbon dioxide
C. Không khí
D. Cả Oxygen và Carbon dioxide
Câu 11<NB> Động vật hô hấp bằng hệ thống ống khí là
A. Chim bồ câu B. Kiến C. Cá chép D. Chó

Câu 12: Đặc điểm nào sau đây giúp rễ cây tăng khả năng hút nước và muối khoáng?
A. Rễ cây tạo thành mạng lưới phân nhánh trong đất.
B. Rễ cây phân chia thành rễ cọc và rễ chùm.
C. Rễ cây thường phình to ra để dự trữ chất dinh dưỡng.
D. Rễ cây thường phát triển mọc thêm các rễ phụ trên mặt đất.
Câu 13: Trình tự các cơ quan trong ống tiêu hóa của người là
A. miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → trực tràng → ruột già → hậu môn.
B. miệng → dạ dày → thực quản → ruột non → ruột già → trực tràng → hậu môn.
C. miệng → thực quản → ruột non → dạ dày → ruột già → trực tràng → hậu môn.
D. miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → trực tràng → hậu môn.
Câu 14: Khi quan sát lá trên các cây, Minh nhận thấy các lá trên cây luôn xếp lệch nhau.
Minh vô cùng thắc mắc tại sao lại như vậy? Em hãy chọn đáp án đúng để giải thích giúp Minh
câu hỏi trên.
A. Để lá không che lấp nhau. B. Để phân biệt các loại lá với nhau.
C. Để phân biệt lá non với lá già. D. Để các lá đều lấy được ánh sáng.
Câu 15. Tại sao khi bị táo bón, bác sĩ thường khuyên chúng ta uống nhiều nước?
A. Nước giúp bề mặt niêm mạc ẩm ướt.
B. Nước giúp thải các chất thải của cơ thể.
C. Nước cần cho não để tạo hormon.
D. Nước giúp điều chỉnh thân nhiệt.
Câu 16. [VD]: Phần vỏ bị bóc ở cành 1 có vai trò gì ?
A. Vận chuyển nước và các chất khoáng
B. Vận chuyển chất hữu cơ
C. Nâng đỡ
D. Dự trữ
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Cho tia sáng SI chiếu trên 1 gương phẳng. Góc tạo bởi tia SI với mặt gương
bằng 200
b. Hãy cho biết góc phản xạ bằng bao nhiêu độ?
b. Hãy vẽ tiếp tia phản xạ.
Câu 2 (1,5 điểm): Trình bày ảnh hưởng của nước đến quá trình quang hợp của cây xanh.
Câu 3 (2 điểm): Sự trao đổi khí và hô hấp tế bào ở cơ thể sinh vật có liên quan như thế nào?
Câu 4 (0,5 điểm): Khi một người được cung cấp thiếu hoặc thừa nhiều chất dinh dưỡng hơn
nhu cầu cơ thể cần có thể sảy ra hiện tượng gì? Theo em, cần làm gì để khắc phục những vấn
đề trên?

(Học sinh không được sử dụng bất kỳ tài liệu nào)

4
5

You might also like