You are on page 1of 49

1.

Khó thở thanh quản 1


2. Biến chứng nội sọ do tai 4
3. Điếc và sinh lý nghe 5
4. Chấn thương TMH 7
5. Khó thở thanh quản 11
6. Liên quan giữa TMH và các chuyện khoa 14
7. Ung thư thanh quản 17
8. Viêm mũi xoang cấp mạn 19
9. Viêm tai giữa cấp và mạn 24
10. Khám TMH 26
11. Viêm amidan – VA 31
12. Ung thư vòm mũi họng 36
13. Viêm thanh quản cấp 38
14. Chảy máu mũi 41
15. Dị vật đường thở đường ăn 43

TRẮC NGHIỆM THẦY CHO TMH


1/ Tất cả đều là cặp, ngoại trừ:
A. Băng thanh thất
B. Sụn nón
C. Dây thanh
D. Sụn phễu
E. Sụn giáp
2/ Khó thở thanh quản được gây bởi, ngoại trừ:
A. Hạ canci
B. Hen phế quản
C. Viêm nắp thanh thiệt
D. U thanh quản
3/ Một bé trai 2 tuổi, được đưa đến cấp cứu trong tình trạng đột ngột khó thở,
tím. Nguyên nhân thường gặp nhất:
A. Dị vật đường thở
B. Viêm phế quản
C. Hen phế quản cấp tính
D. Không câu nào đúng
4/ Khó thở thanh quản ở người lớn thường là do nguyên nhân:
A. Phù Reinke
B. U ác tính
C. Hen phế quản cấp tính
D. Ngộ độc khí gas
5/ Nguyên nhân thường gặp gây khó thở thanh quản ở bệnh nhân nam, 60 tuổi:
A. Ung thư vòm mũi họng
B. Ung thư tuyến giáp
C. Dị vật đường thở
D. Ung thư thanh quản
6/ Nguyên nhân thường gặp nhất gây khó thở ở trẻ em:
A. Mềm sụn thanh quản
B. Liệt thanh quản bẩm sinh
C. Dị vật ở thanh quản
D. U thanh quản bẩm sinh
7/ Bệnh nhân vào cấp cứu, được chẩn đoán khó thở thanh quản độ 1. Thái độ xử
trí:
A. Theo dõi sát tình trạng khó thở
B. Sử dụng corticoide tĩnh mạch
C. Mở khí quản
D. Đặt nội khí quản
E. A và B đúng
8/ Đặc điểm của khó thở thanh quản:
A. Khó thở chậm
B. Khó thở thì hít vào
C. Khó thở thì thở ra
D. Hay ho ra máu
E. A và B đúng
9/ Những khó thở nào sau đây chưa nhất thiết phải mở khí quản:
A. Khó thở do dị vật đường thở
B. Khó thở do uốn ván
C. Khó thở do tràn dịch màng phổi
D. Khó thở do chấn thương thanh quản
E. Khó thở do bạch hầu thanh quản
10/ Phải mở khí quản trước khi chuyển lên tuyến trên cho những bệnh nhân có
dị vật ở khí quản di động để phòng ngừa:
A. Viêm khí quản xuất tiết
B. Dị vật mắc kẹt lại khi lên buồng thanh thất
C. Dị vật đi sâu vào phế quản phân thuỳ
D. Tràn khí trung thất
E. Xẹp phổi
11/ Triệu chứng nào sau đây là nổi bật nhất của viêm thanh quản cấp ở trẻ em:
A. Nuốt đau
B. Khó thở
C. Ho kích thích
D. Khàn tiếng
E. Sốt cao, co giật
12/ Tìm một nguyên nhân không xảy ra khó thở thanh quản:
A. Viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn
B. Viêm sụn thanh thiệt
C. Hạt thanh đai
D. Khối u băng thanh thất
E. Bạch hầu thanh quản
13/ Tìm tình huống đúng nhất phải mở khí quản
A. Khó thở thanh quản cấp 1
B. Khó thở thanh quản cấp 2
C. Theo dõi dị vật đường thở
D. Theo dõi viêm thanh khí quản cấp trẻ em
E. Theo dõi co thắt thanh quản do uốn ván
14/ Hen phế quản cũng có thể gây khó thở thanh quản, đúng hay sai? A. Đúng
B. Sai
15/ Mở khí quản đôi khi làm nặng thêm bệnh chính, đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
BIẾN CHỨNG NỘI SỌ DO TAI
1. Các biến chứng nội sọ do tai thường gặp là:
a. Viêm màng não
b. Áp xe não
c. Viêm tắc xoang tĩnh mạch bên
d. Tất cả đều đúng
2. Hội chứng hồi viêm trong viêm tai xương chũm có nghĩa là:
a. Bệnh nhân có tiền sử chảy mủ tai nhiều lần
b. Bệnh nhân bị chảy mủ tai đang tái phát
c. Bệnh nhân có tiền sử chảy mủ tai nhiều lần, hiện đang tái phát, ù
tai, đau tai, chảy mủ nhiều
d. Bệnh nhân chảy mủ tai và ù tai
3. Viêm tai xương chũm có biến chứng nội sọ thường xảy ra ở:
a. Trẻ em suy dinh dưỡng, người già suy nhược
b. Bệnh nhân bị tiểu đường, lao phổi
c. Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch
d. Cả ba đều đúng
4. Hội chứng màng não:
a. Nhức đầu
b. Nôn vọt
c. Táo bón
d. Cả a, b và c
5. Hội chứng tăng áp lực nội sọ:
a. Nhức đầu
b. Nôn vọt
c. Phù gai thị
d. Cả a, b và c
7. Để chẩn đoán bệnh nhân bị viêm màng não do tai cần có các điều kiện
sau
a. Hội chứng hồi viêm của viêm tai xương chũm mạn tính
b. Hội chứng màng não
c. Khám có tổn thương ở tai
d. Cả a,b và c
8. Để chẩn đoán một bệnh nhân bị áp xe não do tai cần có các điều kiện
sau:
a. Hội chứng hồi viêm của viêm tai xương chũm mạn tính
b. Hội chứng tăng áp lực nội sọ
c. Khám thấy tổn thương ở tai
d. Cả a,b và c
9. Để chẩn đoán một bệnh nhân bị viêm tắc xoang tĩnh mạch bên do tai cần
có:
a. Hội chứng hồi viêm của viêm tai xương chũm mạn tính
b. Hội chứng nhiễm trùng, sốt cao rét run
c. Chọc dò tủy sống test Queckensted (+)
d. Cả a, b và c
10. Khi áp lực nội sọ gia tăng có nguy cơ tụt kẹt hạnh nhân tiểu não, bệnh
nhân có các dấu hiệu sau
a. Tinh thần trì trệ
b. Mạch chậm: càng lúc càng chậm so với lúc nhập viện
c. Huyết áp tăng
d. Cả ba đều đúng

ĐIẾC VÀ SINH LÍ NGHE


1/ Tai ngoài có tác dụng
a. Hứng lấy âm thanh
b. Định hướng âm thanh
c. Cộng hưởng âm thanh
d. Cả a, b, c
2/ Tai giữa bao gồm các bộ phận nào:
a. Chuỗi xương con
b. Cơ búa, cơ bàn đạp, dây chằng treo xương
c. Mạng mạch máu thần kinh phân bố ở niêm mạc
d. Cả a, b, c
3/ Thành phần chính của tai trong bao gồm:
a. Màng nhĩ, chuỗi xương con và ống bán khuyên
b. Màng nhĩ, chuỗi xương con và ốc tai
c. Chuỗi xương con, tiền đình và ốc tai
d. Tiền đình và ốc tai
4/ Định nghĩa điếc:
a. Không nghe được âm thanh
b. Chỉ nghe được những âm có cường độ lớn và tần số thấp
c. Chỉ nghe được những âm có cường độ lớn và tần số cao
d. Mất một phần hoặc toàn bộ sức nghe
5/ Tổn thương bộ phận nào của tai gây nghe kém dẫn truyền đơn thuần:
a. Mê đạo tai
b. Ống tai ngoài, tai giữa
c. Dây thần kinh ốc tai
d.Tổn thương cơ quan Corti
6/ Tổn thương bộ phận nào của tai gây nghe kém tiếp nhận
a. Tổn thương ở cầu nang, soan nang
b. Tổn thương tế bào lông cơ quan Corti
c. Tổn thương ở tai giữa
d. Tổn thương ở cửa sổ bầu dục
7/ Vòi tai có chức năng gì
a. Dẫn lưu không khí từ họng mũi vào hòm tai và ngược lại
b. Dẫn truyền âm thanh
c. Duy trì sự cân bằng áp lực ở bên trong và bên ngoài màng nhĩ
d. Cả a, c
8/. Điếc tuổi già là điếc:
a. Điếc dẫn truyền
b. Điếc tiếp nhận
c. Điếc hỗn hợp
d. Điếc do tổn thương dây thần kinh thính giác
9/. Điếc trung bình, sức nghe bị mất:
a. 20 – 40 dB
b. 40 – 60 dB
c. 60 – 80 dB
d. > 80 dB
10/ Các loại thuốc gây độc cho tai thường gây điếc:
a. Điếc dẫn truyền
b. Điếc tiếp nhận
c. Điếc hỗn hợp
d. Cả ba loại a, b, c

CHẤN THƯƠNG TMH


Câu 1. Nêu một lý do không chính đáng gây chấn thương vành tai:
A. Vành tai chìa ra ngoài đầu
B. Vành tai không có vật che chắn bảo vệ
C. Vành tai to, mềm yếu bởi cấu tạo da, cân và sụn...
D. Vành tai là một bộ phận “lộ thiên” bên ngoài không được phủ lên, mặc
vào như bít tất, áo quần, mủ đội...
E. Vì vành tai bảo vệ cho sọ não bên ngoài nên vành tai bao giờ chũng bị
chấn thương trước khi chấn thương sọ não
Câu 2. Khi bị chấn thương Tai ngoài người Thầy thuốc Tai Mũi Họng lo
ngại nhất biến chứng gì?
A. Giảm sức nghe
B. Nhiễm trùng lan rộng vào tai giữa, tai trong...
C. Nhiễm trùng sụn của vành tai ống tai ( b/ c tiêu sụn, dăn dúm vành tai)
D. Sẹo hẹp ống tai
E. Khâu phục hồi vết thương khó khăn
Câu 3. Một nguyên tắc cơ bản quan trọng nhất khi khâu sụn vành tai phải
nhớ:
A. Khâu phục hồi vành tai đúng bình diện giải phẩu
B. Khâu xong phải điều trị kháng sinh
C. Đảm bảo khâu phủ kín sụn
D. Sau khâu phải tiêm phòng uốn ván
E. Khâu sụn càng sớm càng tốt
Câu 4. Trong các bộ phận sau bộ phận nào của tai hay bị chấn thương
nhất:
A. Vành tai
B. Màng nhĩ
C. Ống tai ngoài
D. Tai giữa
E. Tai trong
Câu 5. Tìm một triệu chứng ít gặp trong chấn thương tai giữa
A. Chảy máu tai
B. Nghe kém
C. Ù tai tiếng trầm
D. Đau trong tai
E. Khịt khạc ra máu đỏ tươi
Câu 6. Khi có chấn thương vùng xương gò má khám xét nào là quan trọng
nhất:
A. Xét nghiệm máu chảy, máu đông
B. Xét nghiệm công thức máu, nhóm máu...
C. Siêu âm vùng tổn thương
D. Chụp CT Scan vùng tổn thương
E. Khám nội soi mũi xoang
Câu 7. Tìm một lý do quan trọng nhất để giải thích cần can thiệp sớm cho
gãy xương chính mũi:
A. Thường gây chảy máu dữ dội
B. Dễ nhiễm trùng
C. Dễ gây sẹo xấu
D. Can liền rất sớm
E. Nếu bị uốn ván thì rất nặng nề vì gần sọ não.
Câu 8. Một sang chấn mạnh đập vào vùng thanh quản, tuy không gây vết
thương ngoài da nhưng có thể làm bệnh nhân chết ngay tức khắc do
nguyên nhân sau:
A. Chảy máu động mạch lớn.
B. Khó thở do phù nề.
C. Do đau.
D. Phản ứng do chấn động thanh quản.
E. Do đứt cơ thanh quản.
Câu 9. Bộ phận nào bị chấn thương sau đây không thuộc chấn thương tai
trong:
A. Vòng bán khuyên ngoài
B. Mê nhĩ
C. Dây thần kinh thính giác (dây VIII)
D. Khớp xương đe-đạp
E. Cữa sổ tròn
Câu 10. Tìm một triệu chứng ít gặp trong chấn thương tai giữa
A. Chảy máu tai
B. Nghe kém
C. Ù tai tiếng trầm
D. Đau trong tai
E. Khịt khạc ra máu đỏ tươi
Câu 11. Nguyên nhân nào sau đây dễ gây vỡ xương đá nhất:
A. Chấn thương vùng chẩm-thái dương
B. Chấn thương trực tiếp vào ống tai
C. Chấn thương vùng lồi cầu xương hàm dưới
D. Chấn thương vào đỉnh đầu
E. Chấn thương mạnh vùng xương gò má
Câu 12.Phương tiện cận lâm sàng nào cho phép chẩn đoán chính xác chấn
thương thanh quản:
A. Soi thanh quản gián tiếp.
B. Xquang cổ nghiêng, phổi thẳng.
C. CTscan.
D. Nội soi mềm.
E. Siêu âm vùng cổ.
Câu 13: Trước một trường hợp cấp cứu, nguyên tắc xử trí được ưu tiên là:
A. Tính mạng, chức năng, thẩm mỹ
B. Tính mạng, thẩm mỹ, chức năng
C. Chức năng, tínhmạng, thẩm mỹ
D. Chức năng, thẩm mỹ, tínhmạng
E. Thẩm mỹ, tính mạng, chức năng
Câu 13: Đường vỡ nào trong chấn thương xương đá thường gây liệt mặt:
A. Đường vỡ ngang (đúng)
B. Đường vỡ dọc
C. Đường vỡ chéo
D. Đường vỡ trước
E. Đường vỡ sau
Câu 14: Đường vỡ dọc trong chấn thương xương đá, sang chấn thường tác
động vào vị trí:
A. Vùng thái dương
B. Vùng đỉnh
C. Vùng chẩm
D. Vùng thái dương-đỉnh
E. Vùng thái dương-chẩm
Câu 15: Đường vỡ ngang trong chấn thương xương đá, sang chấn thường
tác động vào vị trí:
A. Vùng thái dương
B. Vùng đỉnh
C. Vùng chẩm
D. Vùng thái dương-đỉnh
E. Vùng thái dương-chẩm
Câu 16: Đường vỡ chéo trong chấn thương xương đá, sang chấn thường tác
động vào vị trí:
A. Vùng thái dương
B. Vùng đỉnh
C. Vùng chẩm
D. Vùng thái dương-đỉnh
E. Vùng thái dương-chẩm
Câu 17: Đường vỡ nào trong chấn thương xương đá ít khi gây liệt mặt:
A. Đường vỡ ngang
B. Đường vỡ dọc
C. Đường vỡ chéo
D. Đường vỡ trước
E. Đường vỡ sau
Câu 18. Trên phim CT scan mũi xoang, luôn luôn thấy xoang hàm bị vỡ
trong kiểu gãy nào sau đây của xương hàm trên.
A. Gãy Lefort 1.
B. Gãy Lefort 2.
C. Gãy Lefort 3.
D. Gãy cành lên xương hàm trên.
E. Gãy Guérin.
Câu 19. Xoang nào sau đây khi bị chấn thương có thể làm cho nhãn cầu
lõm vào trong, hạ xuống thấp và gây kẹt cơ trực dưới?
A. Xoang trán.
B. Xoang hàm.
C. Xoang sàng trước.
D. Xoang sàng sau.
E. Xoang bướm.

Khó thở thanh quản


1/Những khó thở nào sau dây chưa nhất thiết phải mở khí quản:
a.Khó thở do dị vật đường thở
b.Khó thở do uốn ván
c.Khó thở do tràn dịch màng phổi
d.Khó thở do chấn thương thanh quản
e.Khó thở do bạch hầu thanh quản
Trả lời: c
2/Phải mở khí quản trước khi chuyển lên tuyến trên cho những bệnh nhan có dị
vật khí quản di động để phòng ngừa:
a.Viêm khí quản xuất tiết
b.Dị vật mắc kẹt lại khi lên buồng thanh thất
c.Dị vật đi sâu vào các phế quản phân thùy
d.Tràn khí trung thất
e.Xẹp phổi
Trả lời: b
3.Một bệnh nhân sau mở khí quản, chưa cần chú ý theo dõi:
a.Chảy máu
b.Tràn khí
c.Khó thở do tắc ống canul
d.Nhiễm trùng vết mổ
e.Tiếng nói có bị khàn hay không?
Trả lời: e
4/Tìm một đặc điểm không đúng về lý do cấp cứu dị vật đường thở:
a.Dị vật bịt kín đường thông khí gây ngạt thở
b.Dị vật sắc nhọn gây chấn thương lan rộng
c.Dị vật gây nhiễm trùng hô hấp dưới
d.Dị vật có thể mắc kẹt băng thanh thất Morgannie
e.Dị vật gây tràn khí trung thất nguy hiểm
Trả lời: b
5/Tìm một nguyên nhân không xảy ra khó thở thanh quản:
a.Viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn
b.Viêm sụn thanh thiệt
c.Hạt xơ thanh đai
d.Khối u băng thanh thất
e.Bạch hầu thanh quản
Trả lời: c
6/Triệu chứng nào sau đây là nổi bật nhất của viêm thanh quản cấp ở trẻ em:
a.Nuốt đau
b.Khó thở
c.Ho kích thích
d.Khàn tiếng
e.Sốt cao, co giật
Trả lời: Khàn tiếng
7/Dấu hiệu nào sau đây không thuộc khó thở thanh quản:
a.Khó thở chậm, khó thở thì hít vào
b.Môi đầu chi tím
c.Khó thở thì thở ra
d.Khi hít vào có tiếng rít
e.Co kéo các cơ hô hấp: thượng đòn, liên sườn
Trả lời: c
8/Nguyên nhân nào sau đây gây khó thở trong viêm thanh quản do bạch hầu:
a.Co thắt thanh quản do kích thích
b.Do giả mạc bạch hầu bít tắc thanh môn
c.Do độc tố của bạch hầu
d.Do liệt cơ mở và co thắt cơ khép của thanh quản
e.Phù nề thanh quản do viêm nhiễm
Trả lời: b
9/Tiêu chuẩn nào quan trọng nhất để chẩn đoán “viêm thanh quản phù nề hạ
thanh môn” gây khó thở thanh quản:
a.Cơn khó thở xảy ra đột ngột ban đêm
b.Khó thở thanh quản điển hình, không có tiền sử hóc dị vật
c.Trẻ có cơ địa viêm VA mạn tính
d.Niêm mạc hạ thanh môn phù nề, niêm mạc thanh quản đỏ rực tương phản với
hai dây thanh bình thường
e.Cơn khó thở hay tái phát
Trả lời:d
10/Trong đêm một cháu bé đang ngủ tự nhiên thức dậy ho khan, dữ dôi, khó thở
với tiếng rít. Cách đây vài hôm cháu có cảm mạo, nghẹt mũi.. bạn hướng tới
chẩn đoán?
a.Viêm phổi
b.Dị vật đường thở
c.Ho gà
d.Mềm sụn thanh quản
e.Viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn
Trả lời: e
11/Tìm tình huống đúng nhất cần mở khí quản cấp cứu
a.Khó thở thanh quản cấp 1
b.Khó thở thanh quản cấp 2
c.Theo dõi dị vật đường thở
d.Theo dõi viêm thanh quản cấp ở trẻ em
e.Theo dõi co thắt thanh quản do uốn ván
Trả lời: b

Liên quan giữa TMH và các chuyên khoa


1. Để bảo vệ công nhân làm việc trong một nhà máy có tiếng ồn cao có thể gây
điếc; nhiều bụi... có thể gây bệnh phổi; nhiều hơi độc hoá chất có thể ảnh hưởng
đường hô hấp và chuyển hoá..Vậy phải mời ai đến can thiệp:
A. chuyên khoa TMH
B. Chuyên khoa Nội hô hấp
C. Chuyên khoa Y tế công nghiệp
D. Chuyên khoa Y học nhiệt đới
2. Đau đầu, Nghẹt mũi, Giảm thị lực, chảy nước mũi,… Chuyên khoa nào liên
quan NHIỀU nhất đến bệnh: 
A. Tai Mũi Họng
B. Nội thần kinh
C. Ngoại Thần Kinh
D. Mắt
3. Một bệnh nhân bị chóng mặt nhiều, Các chuyên khoa khoa nào chưa cần
được mời hội chẩn:
A. Nội thần kinh
B. Mắt
C. Tai Mũi Họng
D. Nội cơ xương khớp
4. Một bệnh nhân nhân bị mất tiếng, có thể không liên quan đến chuyên khoa:
A. Nội thần kinh (Hysteria, liệt tủy,…)
B. Viêm thanh quản cấp
C. Ngoại lồng ngực (u trung thất, u tuyến giáp,…)
D. Nội tiêu hóa
5. Một bệnh nhân bị cứng hàm chưa rõ nguyên nhân. Chuyên khoa nào chưa
cần hội chẩn:
A. Tai Mũi Họng để loại bỏ áp xe quanh Amiđan
B. Y học nhiệt đới để loại bỏ cứng hàm do uốn ván
C. Răng Hàm Mặt để loại bỏ nguyên nhân do răng
D. Tâm thần để loại bỏ nguyên nhân bệnh nhân không hợp tác
6. Một bệnh nhi bị chảy máu mũi, chuyên khoa nào cần ưu tiên hội chẩn trước:
A. Nhi huyết học
B. Ngoại Nhi
C. Tai Mũi Họng
D. Nhi Hồi sức
7. Chảy máu mũi là bệnh tại chỗ và được theo dõi và điều trị tại chuyên khoa
Tai Mũi Họng?
A. Đúng, vì chảy máu ở mũi
B. Chảy máu mũi không gây khạc ra máu hoặc nôn ra máu
C. Điều trị chỉ cần nhét meche cầm máu mũi
D. Chảy máu mũi liên quan trước hết đến TMH nhưng nguyên nhân có
thể là bệnh ngoài chuyên khoa TMH: Nội huyết học, Ngoại chấn thương,
Nội tiêu hóa,…
8. Các BS đa khoa có cần phải biết những liên quan giữa TMH và các chuyên
khoa khác?
A. Không vì bệnh ở cơ quan nào thì triệu chứng ở cơ quan đó
B. Cần thiết vì nhiều khi bệnh của bộ phận khác lại có triệu chứng tại Tai
Mũi Họng hoặc ngược lại
C. Chỉ cần xử trí triệu chứng tại chỗ thị bệnh thuyên giảm
D. A,C đúng
9. Bệnh nhân ho, khạc ra máu đáp án nào sau đây ít chính xác nhất?
A. Chỉ do bệnh lao
B. Bệnh dạ dày thực quản
C. Rối loạn đông máu
D.Viêm mũi họng cấp
10. Những triệu chứng TMH gợi ý bệnh HIV- AIDS:
A. Đau đầu
B. Chóng mặt
C. Mất mùi
D. Loét miệng, lưỡi, họng, thực quản nghi do nấm, loạn sản ở lưỡi, miệng
họng, điếc tai trong.
11. Một bệnh nhi bị câm bẩm sinh, Chuyên khoa nào sau đây ít liên quan nhất:
A. Tai Mũi Họng
B. Tâm Thần
C. Nhi Thần kinh
D. Ngoại
12. Một cháu sơ sinh bị ho sặc sụa, BS Sản khoa chưa cần mời chuyên khoa nào
để tìm nguyên nhân?
A. Nhi hô hấp
B. Tai Mũi Họng
C. Nhi Tiêu hóa
D. Răng Hàm Mặt
13. Một bệnh nhân khởi phát với các triệu chứng: sốt, ho, đau họng, tức ngực,..
nên xử trí trước tiên:
A.  Nằm phòng cách ly và xét nghiệm Covid -19
B.  Chụp phim phổi thẳng
C.  Mời khám chuyên khoa Tai Mũi Họng
D.  Chuyển khoa Y học nhiệt đới 
14. Một bệnh nhân bị suy hô hấp do Covid-19 đang điều trị thở máy kéo dài, chỉ
định mở khí quản hợp lý nhất nên được tiến hành khi:
A. RT-PCR dương tính
B. RT-PCR âm tính lần 1
C. RT-PCR âm tính lần 2
D. Cả 3 đều đúng
15. Khó thở thanh quản cấp là:
A. Khó thở nhanh
B. Khó thở chậm
C. Khó thở thì hít vào
D. B và C đúng

16. Trong viêm họng cấp có biến chứng ở tim, thận, khớp chủ yếu do:
A. Vi trùng Loeffler trong viêm họng bạch hầu
B. Vi trùng thường khu trú họng trong viêm họng loét hoại tử
C. Liên cầu tan huyết nhóm A 
D. Siêu vi HIV trong viêm họng AIDS
17.  Bệnh nhân bị viêm thần kinh hậu nhãn cầu là một trong những biến chứng
hay gặp trong:
A. Viêm xoang sàng sau
B. Viêm xoang bướm
C. Viêm đồng thời xoang hàm và xoang trán
D. A và B đúng

Ung thư thanh quản


1/Ung thư thanh quản là loại ung thư: chọn một câu sai
a.Gặp ít hơn ung thư vòm nhưng nhiều hơn ung thư hạ họng
b.Gặp ở nam nhiều hơn nữ
c.Ở VN, chiếm khoảng 4% trong các loại ung thư
d.Thường là loại adeno-carcinoma
e.Nếu để muộn có thể lan ra hạ họng
Trả lời :d
2/Điều kiện thuận lợi làm cho ung thư thanh quản phát sinh là
a.Nghiện rượu, thuốc lá, có tiền sử tia xạ vùng cổ
b.Thức ăn có nhiều gia vị
c.Tăng Cholesterol trong máu
d.Làm nghề thợ mộc
e.Uống nhiều nước đá
Trả lời: a
3/Tìm một ý đúng nhất về ung thư thanh quản có tiên lượng tốt hơn ung thư hạ
họng vì:
a.Triệu chứng khàn tiếng của thanh quản có sơm hơn nuốt nghẹn của hạ họng
b.Thanh quản có ít tổ chức bạch huyết hơn hạ họng
c.Thanh quản có phản xạ ho và co thắt
d.Hạ họng dễ bị xây sướt hơn thanh quản
e.Thanh quản nhạy cảm với tia xạ hơn
Trả lời: b
4/Triệu chứng nào sau đây gợi y ung thư thanh quản giai đoạn sớm:
a.Nuốt đau
b.Nuốt nghẹn
c.Khàn tiếng
d.Khó thở
e.Ho
Trả lời:c
5/Chỉ một ý sau đây là đúng đối với chụp CTscan trong ung thư thanh quản
trong điều kiện kinh tế khó khăn:
a.Cần làm thường quy với tất cả ung thư thanh quản
b.Cho phép đánh giá sự xâm lấn của khối u vào các tổ chức ở sâu như khoảng
giáp móng thanh thiệt và sụn giáp
c.Rất cần trong ung thư sụn thanh thiệt
d.Rất cần trong ung thư khu trú ở dây thanh một bên
e.Nên làm để khỏi bỏ sót trong chẩn đoán bệnh
Trả lời: b
6/Biện pháp giá trị nhất để chẩn đoán ung thư thanh quản là:
a.Sinh thiết khối u
b.Chụp phim cổ nghiêng
c.Hỏi bệnh và sờ hạch cổ
d.Chụp CTscan
e.Chọc hạch xét nghiệm tế bào
Trả lời:a
7/Ung thư thanh quản (chọn câu đúng)
a.Hay gặp ở người trung niên
b.Gặp nhiều nhất trong tai mũi họng
c.Tỉ lệ khoảng 15% các loại ung thư
d.Nam gặp nhiều hơn nữ
e.Gay gặp ở những người thường sống trong môi trường lạnh
Trả lời : d
8/Biên pháp điều trị ung thư thanh quản hiện nay là: phẫu thuật phối hợp xạ trị
sau mổ
a.Đúng
b.Sai
Trả lời: a
9/Biện pháp phòng bệnh ung thư thanh quản và hạ họng đúng nhất
a.Dùng kháng sinh, kháng viêm
b.Súc họng nước muối
c.Giữ ấm vùng cổ khi lạnh
d.Bỏ thuốc lá và rượu
e.Xông hơi nước nóng
Trả lời:d
10/Cần nghĩ đến ung thư thanh quản và hạ họng khi có các triệu chứng:
a.Sốt đau họng, sưng hạch cổ
b.Khàn tiếng, nuốt vướng, đau
c.Ho, tức ngực, khạc đờm
d.Nuốt đau, nói giọng lung búng, há miệng hạn chế
e.Nuốt vướng, đau xuất hiện từng đợt
Trả lời: b

VIÊM MŨI XOANG CẤP MẠN

Câu 1: Câu nào sau đây là đúng nhất với giải phẫu hốc mũi
A. Hốc mũi gồm có 4 thành: trên, dưới, trong, ngoài
B. Thành trên có cấu tạo bởi xương mũi ở phía trước, mảnh ngang xương
sàng ở phía trong, phần ngang xương trán ở phía ngoài, mặt dưới thân
xương bướm ở phía sau
C. Thành ngoài là vách mũi xoang, có cấu tạo phức tạp. Thành ngoài có các
cuốn mũi và các khe mũi.
D. Tất cả đều đúng.
Trả lời: D
Câu 2. Câu nào sau đây là sai với xoang hàm
A. Xoang hàm có hình tháp gồm có 3 thành, 1 đáy và 1 đỉnh.
B. Thành trên: tương ứng với nền hốc mắt
C. Thành sau: tương ứng với hố chân bướm hàm. 
D. Đáy xoang hàm tương ứng với mặt trước xoang hàm
Trả lời: D
Đáy xoang hàm tương ứng với thành ngoài của hốc mũi
Câu 3. Chọn câu đúng với viêm mũi xoang
A. Viêm mũi xoang ở người lớn được định nghĩa là viêm mũi và xoang cạnh
mũi đặc trưng bởi hai hoặc nhiều triệu chứng, một trong số đó phải là
nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi ( nhỏ giọt phía trước hoặc sau mũi)
B. Viêm mũi xoang cấp tính ở người lớn được định nghĩa là khởi phát đột
ngột hai hoặc nhiều triệu chứng < 12 tuần,
C. Viêm mũi xoang cấp tính tái phát  được định nghĩa từ 4 đợt mỗi năm với
các khoảng thời gian không có triệu chứng xen kẻ giữa các đợt.
D. Tất cả đều đúng
Trả lời: D
Câu 4. Chọn câu sai
A. Có năm đôi xoang: xoang hàm, xoang trán, xoang sàng trước, xoang sàng
sau và xoang bướm
B. Có năm đôi xoang: xoang hàm, xoang trán, xoang sàng, xoang hang và
xoang bướm
C. Nhóm xoang trước gồm xoang hàm, xoang sàng trước và xoang trán
D. Nhóm xoang sau gồm xoang sàng sau và xoang bướm
Trả lời: B
Các xoang là các hốc rỗng nằm trong khối xương mặt, ở người có 10 xoang, đều
thông với hốc mũi, xếp thành 5 đôi cân đối 2 bên hốc mũi, được chia thành 2
nhóm: nhóm xoang trước gồm xoang hàm, xoang trán, xoang sàng trước và
nhóm xoang sau gồm xoang sàng sau và xoang bướm.
Câu 5: Chọn câu sai:
A. Thành ngoài của hốc mũi tương ứng là đáy của xoang hàm
B. Thành trong của hốc mũi có các cuốn mũi trên, giữa và dưới
C. Nhóm xoang trước có lỗ đổ thông ra khe mũi giữa giữa
D. Nhóm xoang sau có lỗ đổ thông ra khe mũi sau. 
Trả lời: B
Thành trong của hốc mũi là vách ngăn mũi. Thành ngoài có các cuốn mũi và
các khe mũi.
Câu 6. Chọn câu sai:
A. Thành trước xoang hàm có lỗ của thần kinh dưới ổ mắt
B. Khe mũi dưới có lỗ đổ của ống lệ tỵ
C. Khe mũi giữa có lỗ đổ của xoang hàm và xoang sàng sau
D. Khe mũi trên có lỗ đổ của xoang bướm qua ngách sàng bướm
Trà lời: C
Khe mũi trên: có lỗ thông của các xoang sau gồm xoang sàng sau và xoang
bướm, dẫn lưu xuống mũi qua khe trên và cửa mũi sau.
Câu 7. Viêm mũi xoang mạn tính người lớn
A. Hai hoặc nhiều triệu chứng kéo dài ≥ 12 tuần
B. Phải có một trong các triệu chứng nghẹt mũi và chảy nước mũi (nhỏ giọt
nước trước / sau mũi)
C. Kèm theo các triệu chứng đau nặng mặt, giảm hoặc mất mùi
D. Tất cả đều đúng
Trà lời: D
Câu 8. Phân loại viêm mũi xoang mạn theo EPOS 2020:
A. Theo EPOS 2020, viêm mũi xoang mạn được phân loại nguyên phát, thứ
phát và phân chia mỗi loại thành tại chỗ và lan tỏa dựa trên phân bố giải
phẫu
B. Viêm mũi xoang mạn nguyên phát tại chỗ được chia thành hai loại
phenotype: viêm mũi xoang do nấm dị ứng (AFRS) hoặc viêm xoang đơn
độc. 
C. Viêm mũi xoang mạn lan tỏa, các phenotype trên lâm sàng chủ yếu là
Ecrs hoặc non-Ecrs, được xác định bằng định lượng mô học của số lượng
bạch cầu ái toan
D. Tất cả đều đúng
Trả lời: D
Câu 9.Viêm mũi xoang cấp do vi khuẩn: theo EPOS khi có ít nhất 3/5 triệu
chứng sau đây:
 Chất nhầy mũi đổi màu
 Đau cục bộ (thường 1 bên mũi)
 Sốt > 38 độ
 Tất cả đều đúng 
Trả lời: D

Câu 10. Hình thức điều trị nào ít được sử dụng trong kháng sinh với viêm mũi-
xoang:
A. Khí dung
B. Bôi mỡ kháng sinh 
C. Kháng sinh uống
D. Kháng sinh tiêm
Trả lời: B
Câu 11. Các thuốc nhỏ mũi thường ít được sử dụng vì tác dụng này:
A. Co mạch
B. Giảm đau 
C. Chống dị ứng
D. Sát khuẩn
Trả lời: A
Câu 12.  Thuốc nào sau đây ít được sử dụng khí dung:
A. Kháng sinh chống nhiễm khuẩn
B. Corticoide chống dị ứng
C. Giảm viêm, giảm xuất tiết
D. Vitamin A bảo vệ niêm mạc mũi  
Trả lời: D
Câu 13. Thuốc nào quan trọng nhất trong điều trị viêm mũi xoang nhiễm khuẩn:
A. Kháng dị ứng
B. Giảm viêm, giảm đau
C. Kháng sinh  
D. Co mạch
Trả lời: C
Câu 14. Chỉ khám mũi bình thường nhưng hay gặp 1 tai biến phải xử trí:
A. Gây đau đớn
B. Chảy máu  
C. Gây nhiễm trùng 
D. Kích thích gây hắt hơi
Trả lời: B
Câu 15. Tìm một biến chứng phẩu thuật vách ngăn không do thầy thuốc gây ra:
A. Sập sống mũi do lấy vách ngăn quá rộng
B. Thủng vách ngăn do rách niêm mạch đối xứng và nhiễm trùng
C. Rách màng não gây chảy nước não tủy
D. Suy hô hấp sau gây mê và nhét mèche mũi  
Trả lời: D
Câu 16. Tìm một biến chứng không do nhét mèche mũi gây ra
A. Viêm xoang cấp
B. Gây rối loạn về đông chảy máu  
C. Gây đau đớn tại mũi, gây nhức đầu
D. Tụt mèche ra cữa mũi sau (có thể thành dị vật đường thở)
Trả lời: B
Câu 17: Xoang nào hay bị viêm do răng gây ra
A. Xoang Trán
B. Xoang Hàm  
C. Xoang Bướm
D. Xoang Sàng trước
Trả lời: B
Câu 18: Những nhóm răng nào mà tất cả các răng đều là thủ phạm chính gây
viêm xoang hàm:
A. Răng số 1,2,3,4. Hàm trên
B. Răng số 2,3,4.5. Hàm trên
C. Răng số 4,5,6,7. Hàm trên 
D. Răng số 5,6,7,8 .Hàm trên
Trả lời: C
Câu 19. Mờ xoang hàm trong viêm xoang do răng, trên phim Blondeau hay
nhầm với tình huống nào sau đây nhất:
A. Tiền sử đã mổ nạo niêm mạc xoang hàm  
B. bệnh lý Polype trong xoang hàm
C. Do bệnh lý khối u sàng hàm
D. Do sau chấn thương tụ máu trong xoang
Trả lời: D

Câu 20. Nguyên tắc nào sau đây về điều trị viêm mũi xoang là sai:
A. Phá vỡ vòng xoắn bệnh lý từ tắc nghẽn ứ đọng gây phù nề niêm mạc
B. Phá vở vòng xoắn bệnh lý từ nhiễm trùng gây tắc nghẽn gia tăng
C. Giải quyết tình trạng nhiễm trùng
D. Chỉ có phẫu thuật nội soi càng sớm càng tốt 
Trả lời: D

Viêm tai giữa cấp và mạn


1. Tai giữa thông thương với họng qua:
A. Tai ngoài
B. Vòi nhĩ Eustachi
C. Sào đạo
D. Xương bàn đạp
2. Viêm tai giữa cấp thường gặp ở trẻ em, nguyên nhân chủ yếu là 
A. Thời tiết
B. Viêm phổi
C. Viêm mũi họng
D. Suy dinh dưỡng
3. Chọn câu sai:
Các yếu tố thuận lơi làm trẻ em dễ mắc bệnh viêm tai giữa cấp:
A. Vòi nhĩ trẻ em dài hơn của người lớn
B. Hít khói thuốc lá
C. Tổ chức VA của trẻ có kích thước lớn làm hạn chế dẫn lưu dịch của vòi
nhĩ
D. B và C đúng
4. Vi khuẩn gây viêm tai giữa cấp thường gặp là:
A. Streptococcus viridan, Haemophilus Influenzae, Staphylococcus aureus.
B. Streptococcus pneumoniae, Haemophilus Influenzae, Moxarella
catarrhalis.
C. Streptococcus pyogenes, Pseudomonas aeruginosa, E. coli.
D. Streptococcus pneumoniae, staphylococcus aureus, Bacteroid fragilis.
Vi khuẩn: các loại vi khuẩn gây viêm tai giữa thường gặp là: Streptococucus
pneumoniae, Haemophilus influenza, Moxorella catarrhalis. Ngoài ra còn gặp
một số vi khuẩn khác như Streptococcus tan huyết, Staphylococcus aureus,
Pseudomonas,.. aeruginosa.
5. Các triệu chứng thường gặp trong giai đoạn đầu của viêm tai giữa cấp ở
trẻ em:
A. Sốt
B. Đau tai
C. Quấy khóc, rối loạn tiêu hóa
D. Tất cả đều đúng
6. Mủ xuất hiện trong tai giữa giai đoạn nào của viêm tai giữa cấp:
A. Ngay trong giai đoạn đầu
B. Giai đoạn toàn phát
C. Giai đoạn màng nhĩ thủng
D. Tất cả đều đúng
7. Chọn câu trả lời sai:
Các triệu chứng thường gặp trong giai đoạn toàn phát của viêm tai giữa
cấp ở trẻ em:
A. Sốt tăng lên
B. Đau tai ít hơn
C. Cảm giác đầy tai, điếc
D.  A và C đúng
8. Chích rạch màng nhĩ trong viêm tai giữa cấp:
A. Nên làm cho mọi trường hợp
B. Không cần làm
C. Chỉ làm trong một số trường hợp có chỉ định
D. Vị trí chích rạch là ¼ sau trên của màng nhĩ.
9. Các cận lâm sàng thường làm đối với một trường hợp viêm tai giữa cấp
đến khám lần đầu, không có biến chứng:
A. Công thức máu
B. Xquang Schuller hai tai
C. Thính lực đồ
D. Thường không cần làm gì cả
10.Kháng sinh trong điều trị viêm tai giữa cấp thường được dùng:
A. 5-10 ngày
B. 10- 14 ngày
C. 15-20 ngày
D. Các câu trên đều sai
11.Triệu chứng chủ yếu nào trong viêm tai giữa tiết dịch làm bệnh nhân đến
khám bệnh:
A. Đau tai
B. Ù tai
C. Nghe kém
D. Chóng mặt
12.Viêm tai giữa mủ mạn tính do:
A. Viêm tai giữa cấp mủ chuyển thành
B. Do không điều trị viêm tai giữa cấp hoặc điều trị không dứt điểm
C. Do sức đề kháng kém như sau mắc bệnh sởi, cúm, bạch hầu , lao…
D. Tất cả đều đúng
13. Vi khuẩn thường gặp trong viêm tai giữa mạn mủ là:
A. Strep. Viridans. Sta. aureus, Bacteroid fragilis
B. Strep. Pneumoniae, Hae. Influenzae, Moxarella catarhalis.
C. Strep. Pyogenes, Pseudomonas aeruginosa, E. coli.
D.  Pseudomonas aeruginosa, Sta.aureus, Klebsiella pneumoniae.
Vi khuẩn gây bệnh thường gặp là Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus
aureus, Proteus species, Klebsiella pneumoniae.
14.Triệu chứng chủ yếu trong viêm tai giữa mạn tính mủ:
A. Chảy mủ tai qua lỗ thủng màng nhĩ
B. Chảy mủ tai, màng nhĩ không thủng
C. Đau tai
D. Đau đầu, chóng mặt.
15.Điều trị nội khoa viêm tai giữa mạn tính mủ bao gồm:
A. Chăm sóc tại chỗ: hút sạch mủ, rửa tai
B. Thuốc nhỏ tai
C. Kháng sinh toàn thân
D. Cả ba câu trên đều đúng

ĐÁP ÁN
1: B, 2: C, 3: A, 4: B, 5: D, 6: B, 7: B, 8: C, 9: D, 10: B, 11: C, 12: D, 13:
D, 14: A, 15: D

Khám TMH
1. Cấu trúc một phòng khám tai mũi họng tuyến tỉnh không bao gồm:

a. Phòng đợi

b. Phòng nghỉ ngơi*

c. Phòng khám chính

d. Phòng săn sóc và điều trị ngoại trú

2. Đèn khám tai mũi họng có tên gọi là đèn:

a. Đèn Clar

b. Đèn pin

c. Đèn Neon

d. Tất cả các loại đèn trên

3. Dụng cụ khám tai mũi họng cần có:

a. Nhiều kích thước phù hợp cho từng người bệnh

b. Ống nội soi tai

c. Ống hút các loại

d. Tất cả đều đúng

4. Chọn câu sai cho các tình huống sau:

a. Phòng khám Tai mũi họng phải có 3 buồng

b. Cần có tủ sấy dụng cụ cho phòng khám

c. Để khám được bệnh cần có một nguồn sáng tập trung

d. Cần cho người bệnh nằm thoả mái để khám tai mũi họng*

5. Với trẻ em nhỏ, tư thế khám là:

a. Bế trẻ em

b. Để trẻ ngồi ghế khám, hai người lớn giữ đầu và chân trẻ
c. Bế trẻ em và giữ đầu, tay và kẹp chân trẻ*

d. Động viên, giải thích để tự ngồi khám

6. Hóa chất sử dụng tại bàn khám Tai Mũi Họng là:

a. Glycerin borate 3%

b. Betadine

c. Sulfauric acid

d. a và b đúng

7. Chấn thương vùng cổ gây tràn khí dưới da, khó thở, khàn giọng thường do:

a. Tổn thương thực quản

b. Tổn thương thanh khí quản

c. Tổn thương thần kinh

d. Chấn thương gãy cột sống cổ

8. Một bệnh nhân 50 tuổi chảy máu mũi tái đi tái lại số lượng ít và nghẹt mũi
tăng dần, có thể do:

a. V.A quá phát

b. Polyp mũi

c. U xơ vòm mũi họng

d. Ung thư sàng hàm

9. Ống tai ngoài bị hẹp và không đau (so sánh với bên không bệnh) có thể là:

a. Nhọt ống tai

b. Xương ống tai bị vỡ và bị đẩy vào trong

c. Viêm tai xương chũm cấp

d. Cả 3 đều đúng

10. Viêm tai giữa mạn tính có Cholesteatoma, khám tai thường thấy:
a. Màng nhĩ thủng trung tâm

b. Màng nhĩ thủng sát rìa, mủ thối*

c. Màng nhĩ mất tam giác sáng

d. Cán xương búa bị kéo lệch ra sau

11. Trong hộp thuốc chống sốc tại phòng khám Tai Mũi Họng, thuốc tác dụng
chính là:

a. Solu-Medrol (Methylprednisolon)

b. Nước cất

c. Adrenalin

d, Cả 3 câu trên đều đúng

12. Chảy máu mũi nhẹ có thể xử trí ban đầu tại phòng khám bằng cách:

a. Nhét bấc mũi trước

b. Nhét bấc mũi sau

c. Ép hai cánh mũi bằng ngón cái và ngón trỏ

d. Cả 3 câu trên đều sai

13. Thường chỉ định CT scan mũi xoang để chẩn đoán viêm mũi xoang mạn
tính vì:

a. Ít tốn kém

b. Ít cho các hình ảnh giả

c. Dễ thực hiện

d. Cả 3 câu trên đều đúng

14. Trong CT scan mũi xoang người ta thường sử dụng:

a. Bình diện trán và tư thế Hirtz

b. Bình diện ngang và tư thế Blondeau


c. Tư thế Blondeau và Hirtz

d. Bình diện trán và ngang

15. Khi khám bệnh mũi xoang, khi nghi ngờ bệnh lý u phần mềm, chỉ định đúng
nhất:

a. MRI

b. CT scan

c. Xquang cổ điển (Blondeau, Hirtz)

d. Cả 3 đều đúng

16. Giả mạc do vi khuẩn bạch hầu là:

a. Dính vào amiđan, gỡ ra dễ chảy máu

b. Lan ra khỏi amidđan đến họng, hạ họng

c. Có khi có hạch cổ viêm

d. Cả 3 đêu đúng

17. Giả mạc do vi khuẩn tụ cầu, phế cầu Hemophilus Influenza là:

a. Mềm, dễ hút ra

b. Lấy giả mạc thường không chảy máu

c. Không lan ra khỏi bề mặt amiđan

d. Cả 3 câu trên đều đúng

18. Trên phim X quang cột sống cổ nghiêng, phần mềm trước cột sống cổ bình
thường dày:

a. Khoảng 3 – 5 mm

b. Khoảng 10 – 15 mm

c. Khoảng 25 – 30 mm

d. Cả 3 câu trên đều sai


19. Ở trẻ em thấy những hạch nhỏ ở 2 bên cổ, không đau, không dính với nhau,
có thể là:

a. Hạch áp xe hóa

b. Hạch viêm tấy

c. Hạch do ung thư di căn

d. Hạch viêm do nhiễm trùng vùng lân cận

20. Khi khám mũi trước bằng đèn đội đầu, BS không thể quan sát được:

a. Cuốn mũi trên

b. Cuốn mũi giữa

c. Cuốn mũi dưới

d. a và b đúng

Viêm Amidan – AV
Câu 1.Vòng Walderyer gồm những thành phần nào sau đây:
A. Amidan ở vùng vòm mũi họng còn gọi là V.A
B. Amidan vòi (Amidan Gerlach) ở quanh vòi nhĩ.
C. Amidan khẩu cái thường gọi tắt là amiđan
D. Tất cả đều đúng
Trả lời: D
Vòng Waldeyer gồm có: (sửa đề, ngoại trừ)
- Amidan ở vùng vòm mũi họng còn gọi là V.A(Vegetation Adenoide)
- Amidan vòi (Amidan Gerlach) ở quanh vòi nhĩ.
- Amidan khẩu cái thường gọi tắt là amidan có hình hạt hạnh nhân ở 2 bên
thành họng, giữa trụ trước và trụ sau.
- Amidan lưỡi nằm ở đáy lưới sau V lưỡi.
Câu 2. Câu nào sau đây sai ?
A. Amidan là tổ chức lympho vùng mũi họng
B. Khám V.A bằng cách đè lưỡi của trẻ
C. Nhờ có nội soi chúng ta có thể phát hiện V.A quá phát dễ dàng
D. Trước đây, khi chưa có nội soi, bác sĩ tai mũi họng phải soi gián tiếp
bằng gương để phát hiện V.A quá phát.
Trả lời: B
Câu 3.Câu nào sau đây sai?
A. Amiđan khẩu cái là tổ chức nguy hiểm dễ gây biến chứng tim mạch cần
phải cắt bỏ
B. Amidan khẩu cái quá phát gây cho trẻ ngủ ngáy
C. V.A là một tổ chức lympho ở vùng vòm mũi họng
D. Viêm V.A có thể gây biến chứng viêm tai giữa, viêm xoang, viêm họng
Trả lời: A
Câu 4. Câu nào sau đây là đúng đối với amiđan khẩu cái:
A. Amidan là một khối lympho có hình dạng bầu dục như hạnh nhân
B. Có mô lỏng lẻo ngăn cách mô amidan với lớp cơ phía ngoài và rất dễ
bóc tách ở phía trên amidan, nơi đó dễ phát sinh áp xe quanh amidan.
C. Động mạch cung cấp máu cho amidan: hầu lên, hàm trong, động mạch
lưỡi
D. Tất cả đều đúng
Trả lời: D
Câu 5.Câu nào trên đây là đúng: Khoang quanh amidan là khoang trên móng
được giới hạn bởi:
A. Phía trong: lớp bao amidan khẩu cái.
B. Phía ngoài: cơ siết họng trên.
C. Phía trước - trên: trụ trước amidan.
D. Tất cả đều đúng
Trả lời: D
Câu 6. Câu nào sau đây là sai đối với viêm amidan cấp tính:
A. Viêm amidan cấp tính thường không gây sốt
B. Biến chứng thường gặp là áp xe quanh amidan
C. Vi khuẩn thường gây viêm amidan cấp tính: tụ cầu, liên cầu, vi khuẩn
yếm khí.
D. Xét nghiêm máu, bạch cầu thường tăng trên 10000
Trả lời: A
Câu 7. Đánh giá mức độ quá phát của amidan dựa vào phân độ theo Brodsky có
4 độ:
A. Độ I: hẹp eo họng ≤ 25%.
B. Độ II: hẹp eo họng > 25% - 50%.
C. Độ III: hẹp eo họng > 50% - 75%.
D. Tất cả đều đúng
Trả lời: D
Câu 8.Câu nào sau đây sai đối với V.A:
A. V.A là tổ chức lympho ở xung quanh lỗ vòi nhĩ
B. Khi viêm V.A, trẻ có thể ngạt mũi, thở miệng, bỏ bú.
C. Để chẩn đoán chính xác viêm V.A cần phải nội soi mũi
D. Viêm V.A có thể gây biến chứng viêm tai giữa
Trả lời: A
Câu 9.Trẻ bị viêm V.A mạn tính:
A. Thường hay sốt vặt, em bé phát triển chậm so với lứa tuổi, kém nhanh
nhẹn, ăn uống kém, người gầy, da xanh.
B. Mũi thường bị viêm, tiết nhầy và chảy mũi thò lò ra cửa mũi trước
C. Bộ mặt V.A: da xanh, miệng há, răng vẩu, răng mọc lệch, môi trên bị
kéo xếch lên, môi dưới dài thõng,..
D. Tất cả đều đúng
Trả lời: D
Câu 10.Hiện nay phương pháp vô cảm nào là đúng nhất cho nạo VA
A. Bôi tê bề mặt
B. Châm tê
C. Gây mê
D. Cho tiền mê và an thần
Trả lời: C
Câu 11. Xét nghiệm tiền phẫu nào sau đây là không cần thiết cho cắt A gây mê:
A. Công thức máu
B. Máu chảy máu đông
C. U rê đường máu
D. Cấy tìm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ dịch tiết từ Amidan
Trả lời: D
Câu 12. Chảy máu sau cắt A thường xẩy ra vào thời điểm nào nhất?
A. Ngày thứ nhất
B. Ngày thứ 3
C. Ngày thứ 7
D. Ngày thứ nhất và ngày thứ 7
Trả lời: D
Câu 13. Theo dõi nào sau gây tê gây mê cắt A là không cần thiết.
A. Nhiệt độ
B. Huyết áp
C. Màu da và niêm mạc
D. Hỏi về tình trạng đói và khát nước
Trả lời: D
Câu 14. Biện pháp để chẩn đoán chảy máu sau cắt A nào sau đây là chính xác
nhất
A. Đếm mạch
B. Đè lưỡi nhìn hố A và thành sau họng
C. Đo huyết áp
D. Cặp nhiệt độ
Trả lời: B
Câu 15. Dung dịch nào sau đây thường được dùng để súc họng?
A. Thuốc đỏ
B. Muối kiềm
C. Nước chè xanh
D. Nước muối sinh lý
Trả lời: D
Câu 16. Thuốc nào sau đây thường được dùng trong cầm máu khi sinh thiết
vùng họng – thanh quản:
A. Adrenoxin
B. Adrenaline
C. Atropine
D. Nước ô xy già
Trả lời: B
Câu 17. Thuốc nào sau đây không dùng để khí dung vùng Họng – Thanh quản:
A. Dung dịch kiềm Natri Borate
B. Hydrocortisol
C. Gentamycine
D. Dung dịch Anpha Chymotrypsine
Trả lời: A
Câu 17. Áp xe nào không thuộc áp xe quanh họng:
A. Áp xe Amidan
B. Áp xe quanh Amidan
C. Áp xe quanh thực quản
D. Áp xe thành sau họng
Trả lời: C
Câu 19. Áp xe thành sau họng thường gặp ở lứa tuổi nào nhiều nhất:
A. 1-4 tuổi(tt Thế 1-3 tuổi)
B. 4-6 tuổi
C. 6-10 tuổi
D. 10-15 tuổi
Trả lời: A
Câu 20. Triệu chứng nào ít nghĩ tới áp xe quanh Amidan
A. Nuốt đau, có thể đau lan lên tai
B. Hơi thở hôi
C. Không sốt
D. Há miệng hạn chế
Trả lời: C

Ung thư vòm mũi họng


1. Chọn câu đúng nhất?
A. Vòm mũi họng là một khoang rỗng hình hộp chữ nhật nằm ngay dưới
mảnh nền xương chẩm.
B. Vòm mũi họng nằm trước các đốt sống cổ 1-2, ở phần trên của họng
miệng, sau cửa mũi sau.
C. Vòm mũi họng gồm có 6 thành: thành trên và thành sau liên tiếp với
nhau còn được gọi là nóc vòm, thành trước liên quan với cửa mũi sau,
thành dưới ngang qua mặt sau màn hầu và 2 thành bên.
D. Tất cả đều đúng
E. Tất cả đều sai.
2. Câu nào là đúng nhất với dịch tể học của u vòm mũi họng ?
A. Khu vực có nguy cơ cao nhất:  tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung
Quốc.
B. Khu vực ít nguy cơ: Hồng Kông, người gốc Hoa ở Đông Nam Á và
những vùng khác.
C. Khu vực có nguy cơ thấp: các dân tộc khác ở vùng Đông Nam Á
(Malaysia, Indonesia, Thái lan, Việt nam, Philipin ).
D. Vùng có nguy cơ cao: vùng Bắc Phi, người Eskimos ở Canada, Alaska
và Greenland.
E. Khu vực có nguy cơ cao: Châu Âu, Châu Mỹ.
3. Nguyên nhân của ung thư vòm họng ?
A. Ăn nhiều cá muối, dưa muối, cà muối chứa chất Nitrosamin.
B. Virus Epstein – Barr
C. Những người có chứa gen HLA.
D. Tất cả đều đúng.
E. Tất cả đều sai.
4. Triệu chứng nào là của ung thư vòm họng ?
A. Hội chứng khe bướm: Liệt toàn bộ nhãn cầu (số III, IV và VI) và đau
nhức vùng trán-ổ mắt (nhánh mắt của dây V).
B. Hội chứng đá - bướm (Jacord): Liệt hoàn toàn nhãn cầu, mù mắt, liệt
cơ nhai, mất cảm giác nửa bên mặt, kèm điếc tai (liệt các dây II, III,
IV, V, VI).
C. Hội chứng lỗ rách sau (Vernet): Liệt họng, liệt màn hầu, thanh quản,
cơ ức đòn chũm, cơ thang, mất cảm giác họng (dây IX, X, XI).
D. Hội chứng lồi cầu lỗ rách sau: HC Vernet + liệt lưỡi (dây IX, X, XI,
XII).
E. Tất cả các câu trên đều đúng.
5. Chọn câu đúng nhất về ung thư vòm họng ?
A. Chẩn đoán ung thư vòm họng dựa trên dấu hiệu hạch góc hàm lớn,
chắc, không di động.
B. Chẩn đoán ung thư vòm họng dựa vào chụp CT Scan thấy khối u ở
vòm họng.
C. Chẩn đoán ung thư vòm họng dựa vào nội soi mũi phát hiện khối u
nằm ở vòm họng.
D. Chẩn đoán ung thư vòm họng dựa vào sinh thiết vòm cho kết quả
carcinoma tế bào gai.
E. Chẩn đoán ung thư vòm họng dựa vào dấu hiệu ù tai 1 bên, đau nhức
mặt cùng bên kèm liệt dây thần kinh sọ não III, IV, VI.

6. Đánh giá giai đoạn của khối u vòm họng ?


 To: Không có u nguyên phát.
 Tis: Ung thư tại chỗ.
 T1: Không xác định được u nguyên phát.
 T3: U lan vào hốc mũi hoặc họng miệng.
 Cả B và D đều đúng.
7. Đánh giá tình trạng di căn hạch của u vòm họng ?
 Nx: Không xác định được di căn hạch vùng.
 No: Không có di căn hạch vùng.
 N1: Di căn 1 hạch cùng bên, kích thước £ 3cm.
 N2: Di căn hạch kích thước > 3cm &  £ 6cm.
 Tất cả các câu trên đều đúng.
8. Đánh giá giai đoạn của u vòm họng ?
A. Giai đoạn I:   T1NoMo
B. Giai đoạn II:  T2NoMo
C. Giai đoạn III: T3NoMo hoặc T1,2,3N1Mo
D. Giai đoạn IV: T4N1Mo hoặc bất kỳ TN2,3Mo hoặc bất kỳ T, bất kỳ N
và M1
E. Tất cả câu trên đều đúng.

Viêm thanh quản cấp và mạn


1. Nguyên nhân của viêm thanh quản cấp thường là:
a. Vi khuẩn
b. Nấm
c. Siêu vi
d. Dị ứng
2. Viêm thanh quản cấp thường xãy ra vào:
a. Mùa đông
b. Mùa hè
c. Quanh năm
d. Cả ba đều đúng
3. Các yếu tố thuận lợi cho bệnh viêm thanh quản cấp
a. Hút thuốc lá
b. Uống rượu bia
c. Làm việc trong môi trường khói, bụi
d. Tất cả đều đúng
4. Thuốc điều trị chính trong viêm thanh quản hạ thanh môn cấp là
a. Kháng sinh
b. Corticoid
c. Thuốc chống nấm
d. Thuốc chống ung thư
5. Khi trẻ viêm thanh quản có khó thở thanh quản, việc cần làm ngay là:
a. Mở khí quản
b. Đặt nội khí quản
c. Tiêm corticoid tĩnh mạch
d. Cả ba câu trên đều sai
6. Nguyên nhân chính của viêm thanh quản hạ thanh môn là
a. Vi khuẩn
b. Nấm
c. Siêu vi
d. Vi khuẩn yếm khí
7. Nguyên nhân chính của viêm thanh thiệt cấp ở trẻ em là:
a. Vi khuẩn
b. Nấm
c. Siêu vi
d. Dị ứng
8. Vi khuẩn chủ yếu gây nên viêm thanh thiệt cấp ở trẻ em là
a. Hemophilus influenzae
b. Tụ cầu
c. Liên cầu
d. Vi khuẩn yếm khí
9. Thuốc điều trị chính trong viêm thanh thiệt cấp là
a. Kháng sinh
b. Corticoid
c. Thuốc chống nấm
d. Thuốc chống ung thư
10.Hội chứng tư thế trong viêm thanh thiệt cấp ở trẻ em là:
a. Nằm ngửa
b. Nằm sấp
c. Nằm nghiêng
d. Ngồi chồm đưa mặt ra trước
11.Viêm thanh thiệt cấp ở trẻ em thường gặp ở lứa tuổi:
a. < 1 tuổi
b. 1-4 tuổi
c. 6-10 tuổi
d. > 10 tuổi
12.Triệu chứng chủ yếu của viêm thanh quản mạn tính
a. Khàn tiếng
b. Đau họng
c. Khó thở
d. Ho
13.Nguyên nhân chủ yếu của viêm thanh quản mạn tính;
a. Ung thư
b. Nấm
c. Do tình trạng viêm thanh quản cấp tính tái lại nhiều lần, thanh quản
làm việc quá sức.
d. Do suy nhược cơ thể
14.Triệu chứng thực thể của viêm thanh quản mạn tính
a. Liệt dây thanh 1 bên
b. Liệt dây thanh 2 bên
c. Phù nề hạ thanh môn
d. Dây thanh đọng nhầy, xung huyết, phù nề
15.Diễn tiến của viêm thanh quản mạn tính
a. Khỏi hẳn sau một đợt điều trị
b. Kéo dài và nguy hiểm đến tính mạng
c. Kéo dài nhưng không nguy hiểm đến tính mạng
d. Nguy kịch nếu không điều trị kịp thời
ĐÁP ÁN:
1: c, 2: a, 3: d, 4: b, 5: c, 6: c, 7: a, 8: a, 9: a, 10: d, 11: b, 12: a, 13: c, 14: d,
15: c

Chảy máu mũi


Câu 1: Vị trí hay chảy máu mũi
a. Đám rối Woodruff
b. Brown area
c. Little area
d. Vestibular area/c;
Câu 2: Đám rối Woodruff nằm ở
a. Phần trước dưới của cuốn mũi dưới
b. Cuốn mũi giữa
c. Phần sau của cuốn mũi dưới
d. Phần trước của cuốn mũi dưới/c;
Câu 3: Mạch máu cung cấp cho Little area, ngoại trừ
a. Nhánh vách ngăn của đ.m môi trên
b. Nhánh mũi của đ.m bướm khẩu cái
c. Đ.m sàng trước
d. Đ.m khẩu cái nhánh của đ.m bướm
Câu 4: Đối tượng bệnh nhân nào thường chảy máu mũi sau:
a. Trẻ em
b. Trẻ sơ sinh
c. Phụ nữ mang thai
d. Người lớn tuối/d;
Câu 5: Tại sao chảy máu mũi sau cần được đặc biệt quan tâm:
a. Vì không thể nhìn thấy
b.thường chảy nhiều và ảnh hưởng đường thở
c. vì bệnh nhân hay ho
d. vì hay tái phát/A;
Câu 6: Chẩn đoán nguyên nhân chảy máu mũi liên quan đến bệnh lý di
truyền gia đinh thường gặp và khó xử trí:
a. Hemophila a
b. Hemophila b
c. Von Willebrand
d. Osler-Weber-Rendu/C;
Câu 7: Trong xử trí chảy máu mũi, nhét meche mũi sau:
a. Nên là điều trị đầu tiên
b. Nên tránh sử dụng
c. Nên được thực hiện kèm theo với meche mũi trước
d. Cần theo dõi bệnh nhân tình trạng thiếu oxy, ngưng thở và loạn nhịp
tim/d;
Câu 8: Dấu hiệu sốt, nôn/buồn nôn, và tiêu chảy trên bệnh nhân được nhét
meche mũi có thể là:
a. TSS (Toxic Shock Syndrome = Hội chứng sốc độc tố)
b. Nhiễm trùng Strep
c. Nhiễm trùng virus
d. Nhiễm trùng meche mũi/a;
Câu 9: Trong phẫu thuật nội soi mũi xoang, bệnh nhân chảy máu mũi
nhiều trong lúc phẫu thuật viên thực hiện nạo sàng trước ở phía trên. Động
mạch nào có nguy cơ bị chảy máu?
a. Đ.m mắt
b. Đ.m sàng sau
c. Đ.m sàng trước
d. Đ.m bướm khẩu cái/c;
Câu 10: Các phương pháp tắc mạch trong điều trị chảy máu mũi :
a. Thắt động mạch cảnh ngoài nên được ưu tiên chọn lựa
b. Can thiệp mạch bằng DSA thường được làm và không có tai biến nào nghiêm
trọng
c. phẫu thuật nội soi thắt động mạch bướm khẩu cái hiện nay được ưu tiên
chọn lựa
d. Thắt động mạch khẩu cái xuống (nhánh của đ.m hàm trong) nên được lựa
chọn qua nội soi/c;

Dị vật đường thở, đường ăn


Câu 1: Dị vật đường ăn nào sau đây có khả năng gây viêm nhiễm sớm nhất?
a. Chiếc kim khâu, cái đinh vít
b. Xương cá, gà, vịt
c.Mảnh đồ chơi bằng nhựa
d.Viên thuốc bọc vỏ kẽm
Câu 2: Triệu chứng nào sau đây không phù hợp với bệnh nhân hóc xương
a. Thực quản sưng nề, cột sống cổ thẳng, mất chiều cong sinh lý
b. Sốt cao, đau vùng cổ, quay cổ hạn chế.
c. Có tiền sử hóc xương, ấn máng cảnh đau.
d. Cảm giác đau khi nuốt nước bọt, nhưng khi ăn cơm, uống bình thường
Câu 3: Dấu chứng nào sau đây không phải biến chứng do hóc xương
a.Sưng tấy, áp xe trung thất
b. Thủng các mạch máu lớn.
c. Nuốt tắc nghẹn và đau ngày càng tăng dần đã mấy tháng nay
d.Sốt cao, rét run do nhiễm trùng máu
Câu 4: Biện pháp tuyên truyền phòng ngừa dị vật đường ăn không hợp lý?
a. Hóc xương là một cấp cứu vì có thể nguy hiểm tính mạng.
b.Nên ăn chậm, nhai kỹ, không cười đùa trong khi ăn
c.Tuyệt đối không nên dùng xương để làm thực phẩm ăn, uống.
d.Chế biến thực phẩm có xương thật tốt.
Câu 5: Biện pháp nào không có giá trị phòng ngừa dị vật đường ăn
a. Ăn chậm, nhai kỹ
b.Chế biến tốt thực phẩm có xương
c. Không nên ăn nhiều.
d.Không nấu xương với các món ăn dễ hóc
Câu 6: Lưá tuổi hay hóc xương nhất ở Việt Nam
a. Nhà trẻ mẫu giáo
b. Trẻ em
c. Người lớn
d. Người già
Câu 7: Bản chất dị vật đường ăn hay gặp ở nước ta nhất
a. Dị vật sống
b. Các loại xương trong thực phẩm ăn uống
c. Các loại hạt trái cây
d. Các mẫu đồ chơi trẻ em

Câu 1: Nguyên nhân gây dị vật đường thở nào sau đây bệnh nhân khó
phòng tránh
a. Hít vào sâu mạnh, đột ngột
b. Ngậm vật, dễ hóc khi cười đùa
c. Ngậm thức ăn dễ hóc bị sặc
d. Thủ thuật nạo VA, nội soi, nhổ răng sửa.
Trả lời: d
Câu 2: Một cháu bé bị ho, khàn tiếng, khó thở ... triệu chứng quan trọng
nhất để nghỉ tới dị vật đường thở là:
a. Khó thở thanh quản điển hình
b.Có hội chứng xâm nhập
c. Phim phổi thẳng có hình ảnh phế quản phế viêm
d. Các triệu chưngs trên hay tái phát thành cơn, không sốt.
Trả lời: b
Câu 3: Nguy cơ chính của dị vật đường thở di động ở trẻ em là:
a. Mắc kẹt vào buồng thanh thất Morgagnie gây ngạt thở
b. Viêm khí - phế quản
c. Tràn khí dưới da
d. Xẹp phổi
Trả lời: a
Câu 4: Cần phải làm gì với một trẻ bị viêm phế quản phế viêm kéo dài, tái
phát nhiều lần, mặc dù đã điều trị tích cực, XQuang có xẹp phổi?
a. Tăng liều kháng sinh
b. Lấy đờm thử vi trùng và làm kháng sinh đồ
c. Tiến hành nội soi khí phế quản kiểm tra
d. Làm phản ứng nội bì IDR
Trả lời: c
Câu 5: Vị trí dị vật hạt đậu phụng trong đường thở thường gặp ở trẻ em là:
a. Thanh quản
b. Phế quản gốc phải
c. Phế quản gốc trái
d.Khí quản
Trả lời: b
Câu 6: Bản chất dị vật nào nguy hiểm nhất trong dị vật đường thở?
a. Chất thuỷ tinh
b. Chất vô cơ
c. Chất dẽo
d. Chất hữu cơ
Trả lời: d
Câu 7: Dị vật đường thở nào sau đây nguy hiểm nhất trong tiên lượng bệnh
a. Chiếc đinh ghim kim loại
b. Mẫu xương cá
c. Hạt đậu phụng
d. Hạt dưa
Trả lời: c
Câu 8: Một bệnh nhân mẫu giáo có sốt, ho, khò khè , khó thở nhẹ 2 thì ..
Điều trị kháng sinh tích cực , bệnh khỏi nhưng cắt kháng sinh bệnh tái
phát, phải cảnh giác bệnh gì?
a. Lao sơ nhiễm
b. Viêm phổi do tụ cầu
c. Phế quản phế viêm
d. Dị vật đường thở bỏ quên
Trả lời: d
Câu 9: Tiên lượng bệnh nhân dị vật đường thở không phụ thuộc vào:
a. Bản chất dị vật
b. Tiền sử có hội chứng xâm nhập điển hình
c. Trang thiết bị và sự thành thạo của kip nội soi, gây mê hồi sức
d. Tuổi quá trẻ hoặc quá già
Trả lời: b
Câu 10: Triệu chứng nào sau đây quan trọng nhất hướng nghĩ tới dị vật ở
khí quản
a. Có hội chứng xâm nhập
b. Nghe trước khí quản có dấu hiệu " lật phật cờ bay"
c. Đau nhức vùng trước cổ, vùng xương ức lan lên bả vai
d. Khó thở thanh quản từng cơn
Trả lời: b
Câu 11: Bênh nhân theo dõi dị vật đường thở đã 1 tuần nay. Biểu hiện nào
sau đây loại trừ khả năng dị vật phế quản
a. Khó thở liên tục, khó thở 2 thì
b. tiền sử có hội chứng xâm nhập
c. Soi kiểm tra đường hô hấp không thấy dị vật
d. Chụp phim không thấy bán xẹp hoặc xẹp phân thuỳ hay 1 thuỳ phổi
Trả lời: c
Câu 12: Dị vật đường thở dễ chẩn đoán nhầm với:
a. phế quản phế viêm
b. Viêm thanh quản phù nề
c. Hen phế quản
d. Dị vật thực quản
Trả lời: d
Câu 13: Phương pháp nào sau đây không cần thiết sử dụng chẩn đoán dị
vật đường thở
a. XQuang hệ thống đường hô hấp
b. Nội soi
c. Dựa vào triệu chứng lâm sáng
d. Siêu âm
Trả lời: d
Câu 14: Phương pháp nào sau đây quan trọng nhất để điều trị dị vật đường
thở
a. Nội soi gắp dị vật
b. cho thở oxy
c. Mở khí quản cấp cứu
d. Cho kháng sinh, ,kháng viêm liều cao
Trả lời: a
Câu 15: Dấu hiệu nào không có trong : Hội chứng xâm nhập của dị vật
đường thở
a. Khó thở thanh quản, đột ngột, thở rít tăng
b. Tinh thần vật vả hốt hoảng, nằm không yên
c. Sốt cao, co giật, dấu hiệu nhiễm trùng
d. Thiếu dưỡng khí, có tím tái, vã mồ hôi
Trả lời: c
Câu 16: Dấu hiệu nào sau đây quan trọng nhất để theo dõi dị vật đường
thở
a. Tình trạng lo lắng, ngủ kém
b. Tình trạng ăn uống kém
c. Khó thở xuất hiện từng cơn như hội chứng xâm nhập ban đầu
d. Tình trạng ho, đờm xuất hiện nhiều
Trả lời: c
Câu 17: Tiên lượng dị vật đường thở nào nặng nề nhất trong các tình
huống sau
a. Đến viện sớm chưa có biến chứng
b. Đến sớm bắt đầu có biến chứng
c. Đến trễ đã có biến chứng
d. Đến trễ chưa có biến chứng
Trả lời: c

You might also like