You are on page 1of 4

ÔN TẬP TMH

Phần 1 (5đ): 25 câu


1. Soi thanh quản bằng gương: Muốn xem mép trước của thanh quản thì tư thế
thầy thuốc là:
a. Thầy thuốc ngồi thấp hơn và ngước thiết mắt lên, bệnh nhân cúi mặt xuống
b. Thầy thuốc đứng dậy còn bệnh nhân thì ngửa đầu lên, gương nghiêng 60
độ.
c. Thầy thuốc ngồi thấp hơn và ngước mắt lên, bệnh nhân ngửa đầu lên
d. Thầy thuốc đứng dậy còn bệnh nhân thì cúi mặt xuống

2. Hình ảnh của thanh quản trong gương khám nghiêng xuống 60 độ: Chi tiết ở
xa nhất là:
a. Amydan lưỡi
b. Thanh thiệt (tư thế 45 độ xuống dưới của gương)
c. Sụn phễu
d. Miệng thực quản (chị BS nói 70 độ ống cứng soi thấy nên 60 độ thì có thể là
này, nói chung éo có biết, slide cũng éo có nói - Nhu)

3. Máy khí dung (Aerosone) tai mũi họng tạo ra các hạt dung dịch có kích
thước:
a. < 1 μm
b. 1 - 4 μm
c. 5 - 10 μm
d. > 10 μm

4. Khí dung (Aerosone) phế quản, phổi:


a. Kêu“A” dài, đặt cái vòi phun lên 1/3 sau của lưỡi
b. Kêu “Kê kể” dài,đặt cái vòi phun lên 2/3 trước của lưỡi
c. Kêu “Ê” dài, đặt cái vòi phun lên 2/3 trước của lưỡi
d. Úp cái mặt nạ lên mũi và mồm rồi hít sâu, thở ra dài

5. Xì (hỉ) mũi đúng cách là:


a. Xì hơi mạnh ra trước qua 2 lỗ mũi
b. Bịt kín một bên lỗ mũi rồi xì bằng lỗ mũi bên kia
c. Bịt cả hai lỗ mũi, phồng má lên rồi buông tay xì mạnh (chất bẩn ở mũi sẽ bị dồn
vào vòi tai gây viêm)
d. Hít (khịt) mạnh vào rồi khạc đờm (đàm) ra

6. Phương pháp Proetz đưa thuốc vào xoang bướm và xoang sàng sau thì tư thế
bệnh nhân là:
a. Nằm ngửa đầu nhiều, cằm và lỗ tai thẳng góc với mặt đất
b. Nằm ngửa đầu nhiều, xương móng và lỗ tai thẳng góc với mặt đất (cho thuốc
vào xoang hàm và sàng trước)
c. Nằm sấp, đầu nhô ra khỏi cạnh bàn và cúi gập, cằm và khớp mũi - trán thẳng
góc với mặt đất (cho thuốc vào xoang trán)
d. Nằm sấp, đầu nhô ra khỏi cạnh bàn và cúi gập, cằm và lỗ tai thẳng góc nang với
mặt đất

7. Khám soi tai: Cần kéo vành tai để làm thẳng ống tai theo hướng:
a. Sang bên, lên trên
b. Sang bên, xuống dưới
c. Ra sau, lên trên
d. Ra sau, xuống dưới

8. Khám thính lực bằng âm thoa. Nghiệm pháp Rinner là gõ cho âm thoa phát
ra âm thanh rồi đặt chân âm thoa vào:
a. Xương đỉnh
b. 2 răng cửa giữa dưới
c. Cằm
d. Xương chũm

9. Đo điện thính giác thân não ABR (Auditory brainstem response) là phương
pháp đo khách quan
a. Đúng
b. Sai

10. Thực hành nghiệm pháp Valsava:


a. Hít sâu, ngậm miệng rồi thở mạnh ra mũi (hỉ mũi)
b. Bịt mũi rồi nuốt
c. Hít sâu, bịt mũi rồi há miệng thở mạnh ra
d. Hít sâu, ngậm miệng, bịt mũi rồi đẩy khí ở phổi ra làm phồng căng 2 má
11. Để rỏ (nhỏ) thuốc vào mũi thì tư thế bệnh nhân là:
a. Bệnh nhân nằm sấp, đầu buông thống ra ngoài cạnh giường, cổ gập tối đa.
Mặt nghiêng 30° sang 1 bên , rỏ thuốc vào bên kia
b. Bệnh nhân nằm sấp, đầu buông thống ra ngoài cạnh giường, cổ gập tối đa. Mặt
nghiêng 30° sang 1 bên, trỏ thuốc vào bên đó
c. Tư thế Fowler, cổ ngửa tối đa. Mặt nghiêng 30° sang 1 bên, rỏ thuốc vào bên đó
d. Tựa gáy lên thành ghế, cổ ngửa tối đa. Mặt nghiêng 30° sang 1 bên, rỏ thuốc
vào bên kia

12. Phương pháp Proetz đưa thuốc vào xoang, khi thầy thuốc hút mũi thì bệnh
nhân phát âm:
a. Aaaaaaa....
b. Éeeeeee....
c. Kê kê kê kê...
d. Ok ok ok ok ....

13. Khám thính lực bằng âm thoa. Nghiệm pháp Weber là gõ cho âm thoa phát
ra âm thanh rồi đặt chân âm thoa vào:
a. Cằm
b. Xương chũm
c. Cách cửa tai 2 cm
d. Xương chẩm

14. Khi ta có loa âm thanh công suất 100W thì ta sẽ nghe được âm thanh lớn nhất
là 20 dexiBen (log 100 = 2B = 20 dB). Nếu ta có loa công suất gấp đôi là 200w
thì ta sẽ nghe được âm thanh lớn nhất là:
a. 40 dexi Ben
b. 30 dexi Ben
c. 25 dexi Ben
d. 23 dexi ben

15. Không nhỏ thuốc dung dịch nước vào tai bệnh nhân:
a. Viêm ống tai ngoài
b. Viêm tai xương chũm mạn
c. Chấn thương mới rách ống tai
d. Chấn thương mới rách màng nhĩ
16. Viêm họng do liên cầu khuẩn: Chỉ số Centor (1981) biến đổi của McIsaac là
-1 điểm khi tuổi của bệnh nhân là:
a. < 3
b. 3 - 14
c. 15 - 44
d. > 45

17. Những xoang có lỗ thông vào khe giữa là:


a. Xoang trán, xoang hàm, xoang sàng trước
b. Xoang trán, xoang hàm, xoang hang
c. Xoang bướm, xoang sàng sau
d. Xoang sàng trước, xoang hàm, lỗ lệ mũi

18. Một người thợ mộc 50 tuổi đến khám bệnh vì chảy máu mũi nhiều. Đây là lần
đầu tiên, thiết không có tiền sử viêm xoang, không nghẹt mũi, thỉnh thoảng có
những cơn nhức đầu. Trong những chẩn đoán sau, chẩn đoán nào có thể loại
trừ dễ dàng dựa theo tuổi của bệnh nhân?
a. U xơ vòm mũi họng (trẻ em)
b. Cao huyết áp
c. K vòm
d. Xơ gan

19. Dấu hiệu có giá trị nhất khi bị hóc dị vật đường ăn giai đoạn đầu là:
a. Nuốt đau
b. Nuốt khó
c. Nuốt vướng, cảm giác u cục mắc ở họng hoặc ngực
d. Sốt

20. Yếu tố nguy cơ cao của ung thư thanh quản là:
a. Lao thanh quản
b. Polyp dây thanh
c. Hạt xơ dây thanh
d. Bạch sản dây thanh

You might also like