You are on page 1of 58

CÔNG CỤ LƯỢNG GIÁ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH

CHUYÊN KHOA HỆ NGOẠI

Tên môn học/module: Chăm sóc người bệnh chuyên khoa hệ ngoại

Số tín chỉ: 02

Số câu hỏi: 300 câu

Câu 1: Nước mắt được tiết ra từ:

A. Hố lệ.
B. Tuyến lệ.
C. Túi lệ.
D. Cục lệ.

Câu 2: Giác mạc gồm có mấy lớp:


A. 1 Lớp
B. 2 Lớp
C. 3 Lớp
D. 5 Lớp

Câu 3: Củng mạc chiếm mấy phần của nhãn cầu:


A. 1/5
B. 2/5
C.3/5
D. 4/5

Câu 4: Liệt VII ngoại vi thường gây ra triệu chứng:


A. Sụp mi.
B. Tắc tuyến lệ
C. Mắt nhắm không kín
D. Cả 3 đáp án đều đúng.
Câu 5: Đặc điểm nào sau về nhãn cầu là :
A. Hình cầu
B. Hình bán cầu
C. Hình tròn
D. Hình oval.

Câu 6: Giác mạc chiếm mấy phần của vỏ nhãn cầu:


A. 1/2.
B. 1/4.
C. 1/3.
D. 1/5.

Câu 7: Nhiệm vụ của nước mắt là:


A. Tăng độ ẩm cho mắt
B. Bảo vệ và làm ẩm nhãn cầu
C. Dinh dưỡng và bảo vệ giác mạc
D. Tạo môi trường các thành phần của mắt.

Câu 8: Đặc điểm của củng mạc là:


A. Mô xơ cứng, màu trắng, bảo vệ cho các màng và môi trường bên trong
B. Mô xơ cứng, màu đục, bảo vệ cho các màng và môi trường bên trong
C. Mô xơ rất dai, màu trắng, bảo vệ cho các màng và môi trường bên trong
D. Mô xơ rất dai, màu đục, bảo vệ cho các màng và môi trường bên trong.

Câu 9: Nhiệm vụ của màng bồ đào là:


A. Nuôi dưỡng nhẵn cầu và điều hòa nhãn áp
B. Nuôi dưỡng nhẵn cầu và bảo vệ cho các màng
C. Nuôi dưỡng môi trường bên trong và bảo vệ cho các màng
D. Nuôi dưỡng môi trường bên trong và điều hòa nhãn áp.

Câu 10: Môi trường nào của mắt là yếu tố quan trọng nhất tác động đến nhãn áp:
A. Thể thủy tinh
B. Tiền phòng
C. Thủy dịch
D. Dịch kính.

Câu 11: Vai trò của mống mắt là:


A. Nuôi dưỡng nhãn cầu
B. Điều tiết giúp mắt nhìn rõ
C. Điều chỉnh lượng ánh sáng đến võng mạc
D. Điều hòa nhãn áp.

Câu 12: Đặc điểm của hắc mạc là:


A. Màng liên kết lỏng lẻo nằm giữa củng mạc và võng mạc
B. Màng liên kết lỏng lẻo nằm giữa tiền phòng và hậu phòng
C. Màng cứng nằm giữa củng mạc và võng mạc
D. Màng cứng nằm giữa tiền phòng và hậu phòng.

Câu 13: Dây thần kinh chi phối cơ vòng mi là dây thần kinh số:|
A. II
B. III
C. V
D. VII.

Câu 14: Dây thần kinh thị giác là dây số:


A. II
B. III
C. IV
D. V.

Câu 15: Sụp mi là do tổn thương dây thần kinh số:


A. III.
B. IV.
C. V.
D. VI.
Câu 16: Nguyên nhân gây chắp mắt là do:
A. Viêm sụn mi.
B. Viêm cơ mi.
C. Viêm tổ chức dưới da.
D. Viêm da mi.

Câu 17: Nguyên nhân gây lẹo mắt là do:


A. Viêm sụn mi.
B. Viêm cơ mi.
C. Viêm tổ chức dưới da.
D. Viêm tuyến bờ mi.

Câu 18: Thuốc thường được sử dụng nhỏ mắt sau khi chích lẹo là:
A. Kháng sinh.
B. Giảm đau.
C. Hạ nhãn áp.
D. Giãn đồng tử.

Câu 19: Mộng mắt là một phát triển quá mức của:
A. Kết mạc cùng đồ.
B. Củng mạc.
C. Giác mạc.
D. Võng mạc.

Câu 20: Mộng mắt phân loại thành mấy độ:


A. 3
B. 4
C. 5
D. 6

Câu 21: Phát biểu đúng về bệnh mộng mắt là:


A
Thường gặp mộng kép trong bệnh mộng mắt
.
B. Thường gặp mộng đơn trong bệnh mộng mắt
C. Có thể ảnh hưởng tới thị lực
D
Chỉ cần nhỏ kháng sinh không cần phải phẫu thuật.
.

Câu 22: Phát biểu đúng về nguyên nhân gây bệnh mộng mắt là:
A. Xem ti vi, máy tính nhiều là nguyên nhân chính gây bệnh mộng mắt
B. Thợ may, thợ hàn xì là những đối tượng có nguy cơ cao gây mộng mắt
C. Những người có sức đề kháng yếu, cận thị thường hay xuất hiện mộng mắt
D. Nguyên nhân của mộng mắt chưa rõ nhưng do kích thích thường xuyên của
khói, bụi, gió.

Câu 23: Cô Hoa, 56 tuổi, ngủ dậy thấy mắt hơi cộm, sờ thấy khối cứng dưới da
mi, cảm giác nặng trong mi, không sốt, mắt không đỏ. Theo em, cô Hoa có thể mắc
bệnh gì:
A. Chắp măt
B. Lẹo mắt
C. Mộng mắt
D. Viêm kết mạc

Câu 24 : Cô Hoa, 56 tuổi, ngủ dậy thấy mắt hơi cộm, sờ thấy khối cứng dưới da
mi, cảm giác nặng trong mi, không sốt, mắt không đỏ. Theo em, biện pháp chăm
sóc phù hợp nhất là:
A. Nhỏ Vrohto
B. Chữa mẹo
C. Chườm nóng vị trí khối cứng
D. Chườm mát vị trí khối cứng.

Câu 25: Bệnh nhân Hưng vào viện trong tình


trạng: mi mắt phải sưng to, đau vùng mi mắt phải, kết mạc mắt phải nề, không đỏ,
chảy nước mắt, không có gỉ mắt. Theo em bệnh nhân Hưng có khả năng bị bệnh gì:
A. Chắp mắt
B. Lẹo Mắt
C. Mộng mắt
D. Viêm kết mạc.

Câu 26 : Bệnh nhân Hưng vào viện trong tình trạng: mi mắt phải sưng to, đau
vùng mi mắt phải, kết mạc mắt phải nề, chảy nước mắt, không có gỉ mắt. Được
chẩn đoán là: Lẹo mắt phải. Theo em hướng xử lý phù hợp với bệnh nhân Hưng:
A. Chườm mát mỗi lần 15- 20 phút
B. Châm cứu
C. Tra dung dịch Kháng sinh
D. Tra nước mắt nhân tạo.

Câu 27: Triệu chứng có giá trị chẩn đoán phân biệt viêm kết mạc với đa số bệnh lí
chuyên khoa mắt khác là:
A. Chảy nước mắt.
B. Cộm mắt.
C. Thị lực bình thường.
D. Ngứa mắt.

Câu 28: Đâu không phải dấu hiệu thực thể luôn có trong viêm kết mạc:
A. Mi mắt sưng nề.
B. Dỉ mắt.
C. Kết mạc phù nề.
D. Giác mạc phù nề.

Câu 29: Triệu chứng cơ năng có giá trị nhất trong bệnh viêm kết mạc:
A. Đau nhức mắt dữ dội.
B. Sợ ánh sáng.
C. Chảy nhiều nước mắt.
D. Ra nhiều gỉ mắt.

Câu 30: Đường lây truyền của viêm kết mạc do virus:
A. Đường hô hấp, đường tiêu hóa.
B. Đường tiếp xúc, đường tiêu hóa.
C. Đường tiêu hóa, qua da và niêm mạc
D. Đường hô hấp và đường tiếp xúc.
Câu 31: Tính chất dịch tiết trong viêm kết mạc mắt do virus:
A. Dịch trong, dính.
B. Dịch đục.
C. Dịch có màu vàng.
D. Dịch có màu xanh.

Câu 32: Dung dịch chỉ định rộng rãi nhất để rửa mắt là:
A. Nước muối sinh lý.
B. Nước đun sôi để nguội.
C. Dung dịch thuốc tím.
D. Dung dịch Natribicacbonat .

Câu 33: Bệnh mắt hột là bệnh gây tổn thương ở:


A. Kết mạc và giác mạc.
B. Kết mạc và củng mạc.
C. Kết mạc và võng mạc.
D. Kết mạc và thủy tinh thể.

Câu 34: Để xác định nguyên nhân gây loét giác mạc điều quan trọng nhất là:
A. Khám bằng mắt thường
B. Khám bằng sinh hiển vi
C. Soi tươi soi trực tiếp
D. Làm kháng sinh đồ.

Câu 35: Loét giác mạc do nấm thường xảy ra sau:


A. Chấn thương nông nghiệp
B. Chấn thương công nghiệp
C. Dị tật gia đình
D. Cả 3 loại

Câu 36: Đặc điểm chung của viêm kết mạc do vi khuẩn:
A. Khởi phát từ từ đồng thời cả 2 mắt
B. Khởi phát từ từ, lúc đầu ở một mắt sau lan sang mắt kia
C. Khởi phát đột ngột đồng thời cả 2 mắt
D. Khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lan sang mắt kia

Câu 37: Bệnh đau mắt đỏ là bệnh bị tổn tổn thương ở cơ quan nào:
A. Kết mạc
B. Giác mạc
C. Thủy tinh thể
D. Võng mạc.

Câu 38: Anh Hưng là thợ cơ khí, sau mỗi ngày làm việc mắt anh thường mỏi, cộm,
ngứa mắt, chảy nước mắt. Biện pháp cần thực hiện để giảm triệu chứng của anh
Hưng:
A. Chớp mắt vào chậu nước sau mỗi giờ làm
B. Nhỏ nước muối sinh lý nhiều lần trong ngày
C. Nhỏ dung dịch thuốc kháng sinh
D. Nhỏ dung dịch Corticoid mỗi lần thấy cộm

Câu 39: Chị Lê Thị Thanh 20 tuổi, mấy ngày nay thấy mắt đỏ, cộm như có cát
trong mắt, mắt sưng nề và khó mở nhất là vào buổi sáng. Chị đi khám và được
chẩn đoán viêm kết mạc do virus. Bệnh của chị Thanh có thể lây qua:
A. Đường hô hấp và tiêu hóa
B. Đường tiếp xúc và tiêu hóa
C. Đường hô hấp và đường tiếp xúc
D. Đường máu và dịch tiết.

Câu 40: Chị Lê Thị Thanh 20 tuổi, mấy ngày nay thấy mắt đỏ, cộm như có cát
trong mắt, mắt sưng nề và khó mở nhất là vào buổi sáng. Chị đi khám và được
chản đoán viêm kết mạc do virus. Hướng dẫn nào chưa đúng để phòng lây bệnh
cho gia đình chị Thanh:
A. Hướng dẫn chị Thanh đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người trong gia đình.
B. Hướng dẫn chị Thanh đeo kính đen.
C. Hướng dẫn chị Thanh dùng riêng khăn mặt.
D. Hướng dẫn chị Thanh dùng riêng lọ thuốc tra mắt.

Câu 41: Triệu chứng nào không có ở bệnh viêm giác mạc:

A. Ngứa mắt
B. Đau nhức
C. Sợ ánh sáng
D. Nhìn mờ

Câu 42: Có mấy nguyên nhân gây loét giác mạc:


A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 43: Triệu chứng thực thể không phải của viêm giác mạc:
A. Cương tụ rìa
B. Giác mạc trong suốt
C. Giác mạc phù
D. Giác mạc có ổ viêm

Câu 44: Vào lúc 23h có 1 người bệnh 40 tuổi đến khoa Mắt. Người bệnh kêu đau
mắt trái, đau 1/2 đầu trái, nhìn mờ, buồn nôn, người bệnh không bị chấn thương.
Người điều dưỡng trực phải làm gì trước tiên:
A. Báo cáo thầy thuốc.
B. Đo nhãn áp, thị lực.
C. Hẹn người bệnh sáng mai đến khám.
D. Cho người bệnh uống thuốc an thần.

Câu 45: Dung dịch chỉ định rộng rãi nhất để rửa mắt là:
A. Nước muối sinh lý.
B. Nước đun sôi để nguội.
C. Dung dịch thuốc tím.
D. Dung dịch Natribicacbonat .

Câu 46: Anh Trần Thanh Sơn, thấy mắt cộm, nóng rát như có bụi ở mắt nên đi
khám tại phòng khám và được chẩn đoán viêm kết mạc. Hướng dẫn nào chưa đúng
khi chăm sóc phòng bệnh:
A. Giải thích rõ cho người bệnh hiểu đây là bệnh dễ lây thành dịch.
B. Hướng dẫn giải thích cho người bệnh dùng đồ dùng riêng (chậu, khăn).
C. Đeo kính đen
D. Không được băng mắt

Câu 47: Điều dưỡng Lan thực hiện y lệnh tiêm hidrocortisol hậu nhãn cầu cho
bệnh nhân Anh. Bệnh nhân Anh có thể bị mắc bệnh nào về mắt:

A. Viêm kết mạc do vi khuẩn


B. Viêm kết mạch do Virus
C. Viêm kết dị ứng
D. Viêm kết mạc mùa xuân.
Câu 48: Bé Hoa được 20 ngày tuổi, 4kg, đẻ thường, bú tốt. 2 ngày nay bé ngủ dậy
có nhiểu gỉ mắt kèm theo, mở mắt dính, khó mở. Mẹ bé sinh con lần đầu nên rất lo
lắng. Hãy tư vấn cách chăm sóc mắt cho mẹ bé Hoa:

A. Nhỏ sữa mẹ vào mắt của trẻ


B. Ra hiệu thuốc mua thuốc nhỏ mắt về nhỏ
C. Rửa mắt bằng nước muối sinh lý nhiều lần trong ngày
D. Nhỏ mắt bằng nước trà xanh trà xanh thêm chút muối trắng.

Câu 49: Dấu hiệu không đặc trưng trong giai đoạn toàn phát của Glocom:
A. Nhãn áp tăng cao.
B. Thị trường thu hẹp.
C. Lõm gai.
D. Sưng đỏ.

Câu 50: Triệu chức cơ năng không phải của Glocom góc đóng cấp:
A. Nhìn mờ.
B. Đau nhức.
C. Đỏ mắt.
D. Mắt nhiều gỉ.

Câu 51: Triệu chứng toàn thân của Glocom góc đóng cơn cấp:
A. Đau đầu.
B. Buồn nôn, nôn.
C. Vã mồ hôi.
D. Cả 3 triệu chứng

Câu 52: Phát biểu nào là đúng về triệu chứng cơ năng cơn cấp Glocom góc đóng:
A. Bệnh nhân nhìn mờ như qua màn sương nhìn đèn có quầng xanh đỏ.
B. Bệnh nhân nhìn mờ ít.
C. Bệnh nhân nhìn mờ nhiều.
D. Bệnh nhân nhìn đèn có quầng xanh đỏ.

Câu 53: Biện pháp phân biệt Glocom góc đóng và Glocom góc mở chính xác nhất
là:
A. Soi góc tiền phòng.
B. Đo nhãn áp.
C. Đo thị lực.
D. Khám đáy mắt.
Câu 54: Glocom góc đóng trong cơn cấp nhãn áp thường:
A. Không tăng.
B. Tăng nhẹ.
C. Tăng vừa.
D. Tăng cao.

Câu 55: Thị trường trong bệnh Glocom:


A. Thu hẹp.
B. Tăng lên.
C. Bình thường.
D. Cả 3 yếu tố

Câu 56: Giai đoạn cuối của Glocom thị trường bệnh nhân có tên gọi:
A. Thị trường hình ống.
B. Thị trường hình sao.
C. Thị trường hình tròn.
D. Thị trường hình vuông.

Câu 57: Triệu chứng cơ năng của Glocom góc mở:


A. Thi thoảng nhức mắt.
B. Nhức mắt thường xuyên.
C. Không nhức mắt.
D. Cả 3 đều đúng.

Câu 58: Yếu tố không phải nguy cơ của bệnh Glocom nói chung :
A. Cận thị cao.
B. Gia đình có người mắc bệnh Glocom.
C. Stress.
D. Sau viêm kết mạc.

Câu 59: Ưu tiên số 1 trong điều trị Glocom góc mở:


A. Dùng thuốc tra.
B. Dùng thuốc uống.
C. Phẫu thuật.
D. Laser mống mắt chu biên.

Câu 60: Thuốc không dùng trong Glocom góc mở:


A. Hạ nhãn áp.
B. Giảm đau.
C. An thần.
D. Corticoid.

Câu 61: Phương pháp điều trị dứt điểm Glocom góc đóng:
A. Phẫu thuật.
B. Dùng thuốc uống.
C. Dùng thuốc tra.
D. Rửa mắt thường xuyên.

Câu 62. Dấu hiệu khác biệt khi khám mắt để phân biệt chẩn đoán Glocom góc
đóng vàGlocom góc mở nguyên phát:

A. Nhãn áp tăng cao


B. Thị trường mắt hẹp
C. Đáy mắt có lõm teo đĩa thị
D. Đau tức ở mắt

Câu 63: Bác Ngô Thị Xuân, 63 tuổi gần đây thấy nhìn mờ dần cả 2 mắt, thỉnh
thoảng có cơn đau tức ở mắt, nhức kéo lên cung mày Tại phòng khám bệnh nhân
được thử thị lưc: mắt trái 3/10, mắt phải 3/10, đo nhãn áp: 28mmHg, khám thấy thị
trường mắt hẹp, đáy mắt có lõm teo đĩa thị. Bệnh nhân được chẩn đoán: Glocom
góc mở nguyên phát. Dấu hiệu kết mạc trên người bệnh có thể:
A. Không có dấu hiệu bất thường
B. Kết mạc đỏ
C. Kết mạc không cương tụ hoặc cương tụ rìa
D. Kết mạc sẩn trắng.

Câu 64: Bác Lê Thị Sơn 75 tuổi, có tiền sử bị đái tháo đường 15 năm điều trị
không thường xuyên. Gần đây người bệnh thấy mắt nhìn mờ dần cả 2 mắt, thỉnh
thoảng có cơn đau tức ở mắt, nhức kéo lên cung mày. Bệnh nhân đi khám và được
chẩn đoán Glocom góc đóng. Để theo dõi bệnh có tính chất gia đình, cần hướng
dẫn người nhà:
A. Thường xuyên rửa mắt bằng nước muối
B. Lấy thuốc nhỏ mắt của bác Sơn nhỏ để dự phòng
C. Nếu thấy ai có triệu chứng nhức mắt phải đi kiểm tra ngay.
D. Khám mắt định kỳ 1 tháng 1 lần
Câu 65: Bệnh nhân Nguyễn Thanh Sơn, 67 tuổi được chẩn đoán: Sau mổ Glocom
góc mở nguyên phát ngày thứ nhất, bệnh nhân cần theo dõi biến chứng sớm:
A. Viêm màng bồ đào
B. Xuất huyết tiền phòng
C. Viêm mủ nội nhãn
D. Đục thủy tinh thể cấp.

Câu 66: Bênh nhân Nguyễn Thanh Sơn, 67 tuổi được chẩn đoán: Sau mổ Glocom
góc mở nguyên phát ngày thứ nhất, tư thế nằm không được áp dụng là:
A. Nằm sấp
B. Nằm ngửa thoải mái
C. Nằm nghiêng bên mắt đau
D. Nằm nghiêng bên mắt lành.

Câu 67: Bệnh Glocom thường gặp ở:


A. Trẻ em
B. Tuổi dậy thì
C. Từ 18-30 tuổi
D. Từ 35 tuổi trở lên

Câu 68: Bác Lê Thị Thanh 75 tuổi, Gần đây người bệnh thấy mắt nhìn mờ dần cả 2
mắt, thỉnh thoảng có cơn đau tức ở mắt, nhức kéo lên cung mày. Bệnh nhân đi
khám và được chẩn đoán Glocom góc đóng. Bệnh nhân được điều trị bằng phương
pháp phẫu thuật. Chế độ ăn bệnh nhân sau phẫu thuật cần:
A. Nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch
B. Ăn tăng cường các Vitamin nhóm B
C. Ăn đầy đủ dinh dưỡng
D. Ăn đủ chất dinh dưỡng và kiêng các đồ cay nóng, kích thích.

Câu 69: Điền vào chỗ trống: Để phòng và phát hiện sớm bệnh Glocom cho những
người trên 35 tuổi cần tiến hành khám và …….. thường xuyên:
A. Đo huyết áp
B. Đo thị lực
C. Đo nhãn áp
D. Siêu âm võng mạc.

Câu 70: Bệnh nhân Lê Thị An, 69 tuổi được chẩn đoán là Glocom, trong thời gian
nằm viện dấu hiệu cần theo dõi quan trong nhất đối với bệnh nhân là:
A. Mạch, nhiệt độ.
B. Nhịp thở
C. Nhãn áp.
D. Huyết áp.

Câu 71: Khi thực hiện thay băng cho người bệnh mổ glôcôm 2 mắt. Điều dưỡng
phát hiện mắt phải bị xuất huyết tiền phòng, công việc nào phải làm ngay trong
trường hợp này:
A. Cho người bệnh uống nhiều nước.
B. Băng chặt mắt phải cho người bệnh.
C. Cho người bệnh uống thêm thuốc an thần.
D. Băng 2 mắt cho người bệnh.

Câu 72: Vào lúc 23h có 1 người bệnh 40 tuổi đến khoa Mắt. Người bệnh kêu đau
mắt trái, đau 1/2 đầu trái, nhìn mờ, buồn nôn, người bệnh không bị chấn thương.
Người điều dưỡng trực phải làm gì trước tiên:
E. Báo cáo thầy thuốc.
F. Đo nhãn áp, thị lực.
G. Hẹn người bệnh sáng mai đến khám.
H. Cho người bệnh uống thuốc an thần.

Câu 73: Triệu chứng của đục thủy tinh thể tuổi già:
A. Nhức mắt.
B. Chảy nước mắt.
C. Giảm thị lực
D. Mắt đỏ.

Câu 74: Có mấy loại đục thể thuỷ tinh:


A. 1
B. 2
C. 3
D. 4.

Câu 75: Theo dõi thị lực trong đục thể thuỷ tinh tuổi già chúng ta thấy:
A. Giảm nhiều.
B. Giảm ít
C. Giảm tuỳ mức độ đục.
D. Giảm hoàn toàn.

Câu 76: Đục thủy tinh thể là bệnh lý mắt có thể hồi phục thị lực nếu điểu trị:
A. Thuốc nhỏ mắt đặc hiệu
B. Rửa và vệ sinh mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý
C. Mổ thay thủy tinh thể nhân tạo
D. Dùng kháng sinh toàn thân kết hợp nhỏ Corticoid tại chỗ.

Câu 77: Điều trị đục thủy tinh thể giai đoạn đầu:
A. Phẫu thuật.
B. Bảo tồn dùng thuốc tra.
C. Bổ sung các vitamim
D. Cả 3 đáp án đều đúng.

Câu 78: Đục thủy tinh thể trẻ em có thể phát hiện:
A. Ngay khi vừa sinh ra
B. Năm đầu tiên của cuộc đời
C. Những năm học tiểu học
D. Những năm học phổ thông.

Câu 79: Đục thủy tinh thể sơ sinh được phát hiện:
A. Ngay khi vừa sinh ra
B. Năm đầu tiên của cuộc đời
C. Những nă học tiểu học
D. Những năm học phổ thông.

Câu 80: Dùng Corticoid kéo dài có thể gây đục thủy tinh thể ở:
A. Nhân thể thủy tinh
B. Vỏ thể thủy tinh
C. Thể thủy tinh dưới bao sau
D. Nhân thể thủy tinh và viêm kết mạc.

Câu 81: Phương pháp phẫu thuật đục thủy tinh thể hiện đại nhất:
A. Ngoài bao.
B. Trong bao.
C. Phaco.
D. Cả 3 đáp án đều đúng.

Câu 82: Bệnh lý toàn thân làm tăng nặng đục thủy tinh thể tuổi già:
A. Tim mạch.
B. Tiểu đường.
C. Xơ gan.
D. Viêm phổi.

Câu 83: Biện pháp điều trị đục thủy tinh thể do chấn thương:
A. Phẫu thuật.
B. Tra thuốc.
C. Bổ sung các thuốc nhiều Vitamin.
D. Nghỉ ngơi, băng mắt

Câu 84: Chỉ định phẫu thuật thủy tinh thể ở người già khi thị lực:
A. < 2/10.
B. < 5/10.
C. < 6/10.
D. < 7/10.

Câu 85: Đục thể thủy tinh hoàn toàn, điều trị:
A. Uống thuốc.
B. Tra thuốc.
C. Phẫu thuật thay thể thủy tinh nhân tạo.
D. Cả 3 ý đều đúng.

Câu 86: Triệu chứng của đục thủy tinh thể:


A. Mắt đỏ
B. Đau nhức
C. Không nhức, không đỏ mắt
D. Nhãn áp tăng cao.

Câu 87: Triệu chứng không phải của đục thủy tinh thể:
A. Mắt mờ dần nhưng không đồng đều
B. Không nhức
C. Không đỏ mắt
D. Nhãn áp tăng cao.
Câu 88: Triệu chứng đúng nhất trong đục thể thuỷ tinh tuổi già là:
A. Mi mắt không sưng nề.
B. Kết mạc cương tụ toả lan.
C. Giác mạc trong thoái hoá rìa.
D. Đồng tử trắng, phản xạ (+).

Câu 89: Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể tuổi già:
A. Thoái hóa điểm mù
B. Thoái hóa dây thần kinh thị giác
C. Rối loạn quá trình tổng hợp Protein của thể thủy tinh.
D. Rối loạn quá trình tổng hợp Glucose của thể thủy tinh.

Câu 90: Người bệnh Nguyễn Thị Hiền, 67 tuổi được chẩn đoán: Đục thủy tinh thể.
Bệnh nhân được kê đơn:
- Pirenoxin 0,05mg 1 lọ nhỏ mắt sáng - tối;
- NaCl 0,9% nhỏ mắt sáng – tối.
Cần hướng dẫn người bệnh cách nhỏ mắt:
A. Nhỏ Nacl trước, nhỏ Pirenoxin sau
B. Nhỏ Pirenoxin trước, nhỏ Nacl sau
C. NhỏNacl trước sau 2h nhỏ Pirenoxin
D. Nhỏ Pirenoxin trước sau 2h nhỏ Nacl..

Câu 91: Người bệnh Nguyễn Thị Hiền, gần đây thấy mắt ngày càng nhìn mờ, mắt
không đỏ. Gia đình đưa người bệnh đến viện khám và được chẩn đoán: Đục thủy
tinh thể. Bệnh nhân được kê 2 loại thuốc nhỏ mắt, cần hướng dẫn bệnh nhân tra
mắt, các loại thuốc nhỏ mắt nên nhỏ cách nhau ít nhất:
A. 5 phút
B. 10 phút
C. 15 phút
D. 20 phút.

Câu 92: Bệnh nhân Vũ Thị Thanh 68 tuổi được chẩn đoán: Sau mổ đục thủy tinh
thể ngày thứ 2. Để đề phòng căng chỉ khâu cần hướng dẫn người bệnh tránh:
A. Đi lại nhiều
B. Nằm đầu cao
C. Cúi gập người ra trước
D. Nằm nghiêng bên mắt đau.

Câu 93: Bệnh nhân Trần Thanh Tùng, nghề nhiệp: giáo viên dạy bơi. Bệnh nhân
mổ đục thủy tinh thể ngày thứ 3 và được sắp xếp cho ra viện. Sau ra viện cần tư
vấn cho người bệnh không nên bơitrong:
A. 1 tuần
B. 10 ngày
C. 20 ngày
D. 30 ngày.

Câu 94: Người bệnh Nguyễn Thị Hiền, gần đây thấy mắt ngày càng nhìn mờ, mắt
không đỏ. Gia đình đưa người bệnh đến viện khám và được chẩn đoán: Đục thủy
tinh thể. Bệnh nhân được kê 2 loại thuốc nhỏ mắt, hướng dẫn bệnh nhân tra mắt
cần:
A. Nhỏ thẳng 1-2 giọt vào mắt
B. Kéo mi mắt trên lên và nhỏ 1-2 giọt vào mi trên
C. Kéo mi mắt dưới xuống rồi nhỏ 1-2 giọt vào mi dưới
D. Nhỏ 1-2 giọt vào đuôi mắt.

Câu 95: Bệnh nhân Vũ Thị Thanh 68 tuổi được chẩn đoán: Sau mổ đục thủy tinh
thể ngày thứ 1, chế độ ăn của người bệnh cần tăng cường:
A. Glucose
B. Lipid
C. Vitamin
D. Khoáng chất.

Câu 96: Để tránh nguy cơ ngất, trước khi nhổ răng khuyên người bệnh không nên:
A. Ăn no.
B. Căng thẳng.
C. Dùng an thần.
D. Đi ngủ sớm.

Câu 97: Triệu chứng nào dưới đây không phải của viêm ổ răng khô:
A. Đau nhức ổ răng.
B. Ổ răng không có dịch tiết.
C. Ổ răng bẩn.
D. Đáy ổ răng màu trắng xám.

Câu 98: Xác định sót chân răng gây chảy máu sau nhổ răng cần phải:
A. Lấy chân răng.
B. Lấy chân răng và nạo ổ răng.
C. Khâu ổ răng.
D. Cả 3 biện pháp.

Câu 99: Nguyên nhân tại chỗ nào dưới đây không gây chảy máu kéo dài sau nhổ
răng:
A. Sót u hạt.
B. Vỡ xương ổ răng.
C. Vỡ răng.
D. Sang chấn răng bên cạnh.

Câu 100: Trung bình chiều dài ống tai ở người lớn khoảng:
A. 1cm
B. 3cm
C. 5cm
D. 7cm

Câu 101: Thành phần của tai trong, ngoại trừ:


A. Ống bán khuyên
B. Ốc tai.
C. Tiền đình
D. Vòi tai

Câu 102: Khái niệm ống tai là tính từ cửa ống tai ngoài cho tới:
A. Màng nhĩ
B. Cửa sổ bầu dục
C. Ốc tai
D. Cơ quan corti trong ốc tai

Câu 103:Chuỗi xương con: xương búa, xương đe, xương bàn đạp thuộc cấu tạo
của:
A. Màng tai
B. Hòm nhĩ
C. Vòi nhĩ
D. Xương chũm

Câu 104: Thứ tự hoạt động đúng của các cơ quan sau đây trong quá trình truyền
âm:
A. Xương búa, xương đe, xương bàn đạp, màng nhĩ, cửa sổ bầu dục
B. Cửa sổ bầu dục, xương đe, xương bàn đạp, xương búa, màng nhĩ
C. Màng nhĩ, xương đe, xương bàn đạp, xương búa, cửa sổ bầu dục
D. Màng nhĩ, xương búa, xương đe, xương bàn đạp, cửa sổ bầu dục

Câu 105 :Vòi Eustache nối liền giữa:


A. Tai giữa và mũi
B. Tai giữa và họng
C. Tai giữa và họng mũi
D. Tai giữa và họng miệng.

Câu 106: Cơ quan corti nằm trong phần:


A. Tiền đình.
B. Ống bán khuyên.
C. Vòi nhĩ.
D. Ốc tai

Câu 107:Nhiệm vụ của vòi Eustache là:


A. Cân bằng áp lực không khí giữa thùng tai với bên ngoài
B. Điều chỉnh sự thăng bằng tĩnh tại
C. Đảm bảo sự thăng bằng vận động
D. Tiếp nhận và xử lý âm thanh

Câu 108: Vòi nhĩ nối thông giữa:


A. Tuyến lệ và tuyến nước bọt
B. Tai ngoài và tai trong
C. Trống và loa của tai giữa
D. Hòm nhĩ và tị hầu

Câu 109:Nhiệm vụ điều chỉnh sự thăng bằng tĩnh tạicủa tai trong là phần:
A. Tiền đình
B. Ốc tai
C. Ống bán khuyên
D. Đáy ốc tai.

Câu 110 :Vòng bạch huyết Waldayer bao gồm các hạch Lympho ở vùng:
A. Họng mũi và họng miệng
B. Họng miệng và họng thanh quản
C. Họng mũi và họng thanh quản
D. Toàn bộ vùng họng

Câu 111:Xoang trước gồm có :


A. Xoang hàm, xoang trán, xoang sàng trước
B. Xoang hàm, xoang sàng trước
C. Xoang bướm, xoang sàng trước
D. Xoang bướm, xoang trán, xoang sàng trước.

Câu 112:Xoang sau gồm có:


A. Xoang hàm, xoang sàng sau
B. Xoang trán, xoang sàng sau
C. Xoang bướm, xoang sàng sau
D. Xoang hàm, xoang bướm, xoang sàng sau.
Câu 113:Phát biểu nào sau đây về chức năng sinh lý của thanh quản là đúng:
A. Dẫn không khí từ họng vào khí quản
B. Dẫn không khí từ họng vào phế quản
C. Khi phát âm 2 dây thanh môn sẽ mở ra
D. Khi hít vào thanh môn sẽ khép lại.

Câu 114:Màng tai bình thường có đặc điểm:


A. Hình tròn, hơi lõm, ngả về phía sau
B. Hình tròn, hơi lõm, ngả về phía trước
C. Hình bầu dục, hơi lõm, ngả về phía sau
D. Hình bầu dục, hơi lõm, ngả về phía trước.

Câu 115:Phát biểu nào sau đây là chính xác:


A. Amidan vòm là tổ chức lympho nằm sau đáy lưỡi
B. Amidan lưỡi là tổ chức lympho nhỏ nhất
C. Amidan vòi là tổ chức lympho nằm nóc vòm mũi
D. Amidan khẩu cái là tổ chức lympho lớn nhất.

Câu 116: Giai đoạn đầu viêm tai giữa thể điển hình có triệu chứng sau:
A. Ù tai, nghe kém
B. Có cảm giác căng tức hay đau nhói trong tai
C. Dịch chảy ra còn trong và chưa bị hôi
D. Ngứa tai đặc biệt khi đi ngủ

Câu 117:V.A thường phì đại ở lứa tuổi:


A. < 1 tuổi
B. 2-3 tuổi
C. 1-7 tuổi
D. Người lớn

Câu 118: Trẻ sốt cao co giật hay xảy ra ở giai đoạn nào của viêm tai giữa:
A. Vỡ mủ.
B. Xuất huyết.
C. Ứ mủ
D. Xung huyết.

Câu 119:Giai đoạn ứ mủ của viêm tai giữa, cảm giác đau thường lan theo hướng:
A. Vào giữa và xuống dưới theo sống mũi
B. Ra sau gáy
C. Sau tai và xương thái dương
D. Xung quanh tai

Câu 120:Biểu hiện thường gặp của viêm tai giữa giai đoạn ứ mủ:
A. Sốt cao, mệt mỏi
B. Sốt nhẹ, trẻ bỏ bú
C. Không sốt nhưng kèm tiêu chảy
D. Sốt nhẹ về đêm

Câu 121:Biểu hiện của màng nhĩgiai đoạn ứ mủ trong viêm tai giữathường gặp là:
A. Có lỗ thủng
B. Căng sáng
C. Đục, phồng căng
D. Lõm vào trong

Câu 122:Thành phần thuộctai ngoài là:


A. Ống tai
B. Màng nhĩ
C. Thùy nhĩ
D. Ốc tai

Câu 123:Nguyên nhân chính của viêm tai giữa cấp là do:
A. Chấn thương gây thủng màng nhĩ
B. Chấn thương áp lực khi lên cao hoặc xuống thấp
C. Viêm ở mũi họng
D. Tắc vòi Eustache.
Câu 124:Biểu hiện đúng của viêm tai giữa giai đoạn vỡ mủ:
A. Mủ nhiều tự vỡ hoặc do chích màng nhĩ
B. Sốt tăng, bệnh nhân suy kiệt
C. Giảm sốt nhưng bị tiêu chảy
D. Đau tai giảm nhưng chức năng nghe không hồi phục

Câu 125: Biểu hiện đúng của viêm tai giữa giai đoạn vỡ mủ:
A. Đau tai giảm nhưng chức năng nghe không hồi phục
B. Giảm sốt, tiêu chảy thường giảm ngay
C. Mủ tai loãng hay đặc đều có mùi thối.
D. Màng nhĩ không có lỗ thủng vì vỡ mủ vào cửa sổ bầu dục

Câu 126:Hình ảnh màng nhĩ điển hình của viêm tai giữa cấp giai đoạn ứ mủ là:
A. Màng nhĩ sung huyết đỏ rực
B. Hình ánh vú bò
C. Mất tam giác sáng
D. Mấu ngắn xương búa nhô lên cao.

Câu 127:Viêm taigiữa mạn tính là tình trạng chảy mủ tai kéo dài:
A. 2 tuần.
B. < 5 tuần.
C. 6 tuần.
D. < 4 tuần.

Câu 128:Tình trạng đau thường gặp tronggiai đoạn viêm tai giữa mãn tính là:
A. Đau tai ít
B. Liên tục thấy nặng tai
C. Đau nửa đầu đối diện bên bệnh
D. Đau sâu trong tai

Câu 129 : Nguyên tắc khi chích rạch màng nhĩ trong giai đoạn ứ mủ của viêm tai
giữa cấp là:
A. Chuẩn bị cẩn thận và tỉ mỉ
B. Vô khuẩn dụng cụ và sát trùng ống tai ngoài
C. Kịp thời và đúng vị trí
D. Sau khi điều trị kháng sinh và hết sốt.

Câu 130:Thành phần thuộc taigiữa là:


A. Ốc tai
B. Vòi nhĩ.
C. Gờ tai
D. Ống bán khuyên
Câu 131: Lưu ý trong điều trị và chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh vềtai:
A. Rửa tai khi có dịch, uống thuốc kháng sinh liều cao sớm
B. Rửa tai khi có dịch, lau khô, tán kháng sinh rắc vào
C. Lau dịch ở tai, nhỏ thuốc đông y
D. Rửa tai khi có dịch, lau khô, nhỏ hoặc phun thuốc.

Câu 132:Tình trạng nghetrong giai đoạn của viêm tai giữa mãn tính là:
A. Nghe rõ hơn giai đoạn cấp tính
B. Nghe kém ngày càng tăng
C. Nghe kém tiếng trầm
D. Khả năng nghe trở về bình thường

Câu 133: Mức độ ù tai trong giai đoạn củaviêm tai giữa mãn tính:
A. Ù tai liên tục không ngừng
B. Ù tai khi ăn
C. Ù tai từng lúc
D. Hết tình trạng ù tai

Câu 134:Diễn biến của viêm tai giữa cấp tính thường qua các giai đoạn sau:
A. Xung huyết, vỡ mủ, ứ mủ.
B. Xung huyết, ứ mủ, vỡ mủ.
C. Vỡ mủ, ứ mủ, xuất huyết.
D. Xung huyết, xuất huyết, ứ mủ.
Câu 135:Mức độ sốt cao thường gặp trong giai đoạn nào của viêm tai giữa cấp:
A. Xung huyết
B. Ứ mủ
C. Vỡ mủ
D. Cả 3 giai đoạn

Câu 136:Triệu chứng chủ yếu của viêm tai giữa mạn tính:
A. Sốt.
B. Đau tai.
C. Chảy mủ tai.
D. Nghe kém.

Câu 137: Diễn biến của viêm mũi mạn tính thường trải qua các giai đoạntheo trình
tự:
A. Xuất huyết, xung huyết, quá phát.
B. Quá phát, xung huyết, xuất huyết.
C. Quá phát, xuất huyết, xung huyết.
D. Xung huyết, xuất tiết, quá phát.

Câu 138:Ngạt mũi là triệu chứng chủ yếu của giai đoạn nào của viêm mũi mạn
tính:
A. Xung huyết.
B. Xuất tiết.
C. Quá phát.
D. Cả 3 giai đoạn.

Câu 139:Chảy mũi là triệu chứng chủ yếu của giai đoạn nào của viêm mũi mạn
tính:
A. Xuất tiết.
B. Xung huyết.
C. Quá phát.
D. Cả 3 giai đoạn.
Câu 140:Tắc mũi liên tục là triệu chứng chủ yếu của giai đoạn nào viêm mũi mạn
tính:
A. Xung huyết.
B. Quá phát.
C. Xuất huyết.
D. Cả 3 giai đoạn.

Câu 141:Thuốc nào có thể sử dụng khi người bệnh bị ngạt mũi:
A. Argyrol
B. Tobramycin
C. Naphazolin
D. NaCl 0,9%.

Câu 142:Các triệu chứng: “tắc mũi hoàn toàn, há mồm để thở hoặc thở ngáy” có
thể gặp trong bệnh:
A. Viêm mũi cấp
B. Viêm xoang cấp
C. Viêm VA
D. Viêm Amidan

Câu 143:Bộ mặt VA thường có biểu hiện:


A. Mặt dẹt, dài, mồm há, răng vẩu, môi dày, chân tay khẳng khiu
B. Mặt tròn, mồm há, răng vẩu, môi mỏng, chân tay yếu
C. Mặt tròn, hay chảy nước rãi, răng vẩu, môi mỏng,chân tay yếu
D. Mặt dài, hay chảy nước rãi, răng vẩu, môi mỏng, chân tay khẳng khiu

Câu 144:Biến chứng của VA mạn tính có thể gặp


A. Răng thưa.
B. Mũi lõ.
C. Răng vổ
D. Môi mỏng.
Câu 145: Triệu chứng thường gặp trong viêm xoang mạn tính:
A. Đau dữ dội ở trán
B. Ngẹt mũi vào ban đêm
C. Chảy mũi thường xuyên
D. Mất khứu giác.

Câu 146:Đặc điểm đau trong viêm mũi xoang cấp tính thường là:
A. Thi thoảng đau ở trán, má hoặc thái dương, đau có giờ nhất địnhvề buổi tối
B. Đau dữ dội ở trán, má hoặc thái dương, thường đau liên tục về buổi tối
C. Đau dữ dội ở trán, má hoặc thái dương, thường đau liên tục về buổi sáng
D. Đau dữ dội ở trán, má hoặc thái dương, thường đau có giờ nhất định về buổi
sáng.

Câu 147: Biểu hiện của hội chứng xâm nhập vào đường mũi họng là:
A. Đau bụng.
B. Đau lưng.
C. Đau đầu.
D. Tím tái.

Câu 148:Dị vật đường thở thường gặp ở đối tượng:


A. Người già răng kém
B. Thanh niên ăn uống vội vàng
C. Trẻ em dưới 5 tuổi
D. Phụ nữ lứa tuổi nuôi con.

Câu 149:Trong viêm amiđan, loại vi khuẩn nguy hiểm nhất vì gây biến chứng
nặng là:
A. Tụ cầu
B. Liên cầu tan huyết  nhóm A.
C. Phế cầu
D. Haemophilus.
Câu 150: Phương pháp chăm sóc hiệu quả nhất cho người bệnh viêm tai giữa mạn
tính là:
A. Dùng kháng sinh toàn thân.
B. Chế độ ăn uống tốt.
C. Làm thuốc tai hàng ngày.
D. Vệ sinh vành tai và xung quanh tai.

Câu 151: Điểm quan trọng nhất trong quy trình làm thuốc tai là:
A. Rửa tai bằng ôxy già trong mọi trường hợp.
B. Nhỏ hoặc phun nhiều thuốc.
C. Lau sạch vành tai và xung quanh tai.
D. Lau sạch tai trước khi nhỏ thuốc.

Câu 152:Điểm quan trọng nhất khi nhỏ thuốc mũi có hiệu quả là:
A. Nhỏ trong đợt viêm cấp.
B. Làm sạch mũi trước khi nhỏ.
C. Nên nhỏ vào buổi tối.
D. Nhỏ nhiều lần trong ngày.

Câu 153:Thành phần thuộc tai trong là:


A. Màng tai
B. Ống bán khuyên
C. Thùng nhĩ
D. Xương chũm

Câu 154:Chăm sóc người bệnh viêm mũi, xoang, VA trước khi nhỏ thuốc mũi
người điều dưỡng cần phải hướng dẫn:
A. Xì sạch mũi từng bên một.
B. Xì mũi cả 2 bên cùng một lúc.
C. Nhỏ thuốc co mạch, sau đó xì mũi 2 bên.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 155:Trẻ bị VA mạn tính quá phát có viêm tai giữa mạn tính mủ nhày, hướng
xử trí tốt nhất là:
A. Dùng kháng sinh toàn thân.
B. Nhỏ thuốc mũi.
C. Nhỏ thuốc tai.
D. Nạo VA.

Câu 156: Biến chứng hay gặp do viêm mũi, xoang, VA gây nên:
A. Viêm đường tiêu hoá.
B. Viêm họng, viêm thanh quản
C. Viêm tai giữa.
D. Viêm tấy ổ mắt
Câu 157:Tư thế nhỏ mũi đúng là:
A. Ngồi ngửa đầu ra sau.
B. Nằm trên giường, gối đầu.
C. Nằm đầu thấp, ngửa ra sau.
D. Ngồi, đầu nghiêng một bên.

Câu 158:Vị trí nhỏ thuốc đúng là vào vị trí nào của hốc mũi:
A. Thành trong.
B. Thành ngoài.
C. Thành trên.
D. Thành dưới.

Câu 159:Triệu chứng để nghĩ tới viêm họng cấp tính là:
A. Sốt cao
B. Ho khan
C. Chảy nước mũi
D. Đau rát họng.

Câu 160:Biến chứng hay gặp nhất trong viêm amidan là:
A. Viêm tấy, áp xe quanh amidan.
B. Viêm tai giữa.
C. Viêm mũi xoang.
D. Viêm hạch góc hàm.

Câu 161:Thuốc dùng để bôi họng làm giảm đau trong viêm họng cấp:
A. Clorat kali 1%
B. Glyxerin borat 5%.
C. Natriclorua 9 ‰.
D. BBM.

Câu 162:Biện pháp phòng bệnh viêm họng đơn giản, tiết kiệm chi phí là:
A. Uống tăng đề kháng
B. Tăng cường dinh dưỡng, vitamin cho người bệnh.
C. Súc họng hàng ngày bằng Nacl 0,9% đúng cách
D. Uống nước ấm hàng ngày, hạn chế cafe.

Câu 163:Nguyên nhân gây dị vật đường thở nào người bệnh khó phòng tránh
được:
A. Hít vào sâu mạnh và đột ngột
B. Ngậm vật dễ hóc cười đùa
C. Ngậm vật dễ hóc trong lúc quá ngạc nhiên quá sợ hải
D. Thủ thuật nạo VA, nội soi, nhổ răng sửa.

Câu 164:Dấu hiệu quan trọng nhất chẩn đoán xác định dị vật thanh quản:
A. Soi thấy dị vật ở thanh quản
B. Khàn tiếng, mất tiếng
C. Ho kích thích, lúc đầu ho khan, sau ho có đờm
D. Khó thở thanh quản điển hình.

Câu 165:Phương pháp nào sau đây quan trọng nhất để điều trị dị vật đường thở:
A. Nội soi gắp dị vật
B. Cho thở O xy
C. Mở khí quản cấp cứu
D. Kháng sinh liều cao, giảm viêm, giảm xuất tiết.
Câu 166:Đặc điểm của khó thở thanh quản là:
A. Khó thở chậm, thì thở ra.
B. Khó thở chậm, thì hít vào.
C. Khó thở nhanh, thì hít vào.
D. Khó thở nhanh, có tiếng rít.

Câu 167:Loại dị vật hay gặp nhất trong dị vật đường thở là:
A. Hạt thực vật: hạt ngô, lạc...
B. Xương động vật: xương gà, cá...
C. Kim khí: kim khâu, huy hiệu...
D. Động vật sống: tôm, cá...
Câu 168:Cách xử trí sớm nhất với người bệnh dị vật thanh quản:
A. Liệu pháp thở oxy
B. Điều trị bằng thuốc.
C. Làm thủ thuật Hiemlich.
D. Soi thanh quản gắp dị vật.

Câu 169:Tiếng ho đặc trưng nhất của người bệnh dị vật thanh quản là:
A. Ho từng cơn.
B. Ho liên tục.
C. Ho ông ổng.
D. Ho từng tiếng.

Câu 170:Biến chứng hay gặp nhất của dị vật đường thở do sặc bột là:
A. Viêm phế quản.
B. Viêm phế quản phổi.
C. Xẹp phổi.
D. Áp xe phổi.

Câu 171:Nguyên nhân của viêm mũi và viêm mũi xoang đều có thể gặp do:
A. Nhiễm khuẩn thứ phát sau viêm Amidan
B. Nhiễm khuẩn thứ phát sau sởi, cúm
C. Các yếu tố kích thích, bụi hóa chất, dị hình ở mũi
D. Dị hình ở mũi, chấn thương cơ học.

Câu 172:Yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm mũi là:


A. Chấn thương cơ học
B. Người bị suy nhược toàn thân
C. Người bị rối loạn nội tiết
D. Người có dị hình ở mũi.

Câu 173:Triệu chứng thường gặp ở viêm mũi giai đoạn xung huyết:
A. Ngạt mũi, chủ yếu về đêm
B. Ngạt mũi, chủ yếu buổi sáng
C. Chảy mũi nhiều về đêm
D. Mất ngửi hoàn toàn.

Câu 174: Triệu chứng thường gặp ở viêm mũi giai đoạn xuất tiết:
A. Chảy mũi ít, nhưng đặc
B. Chảy mũi nhiều, mủ xanh
C. Ngạt mũi nhiều vào buổi sáng
D. Hắt hơi liên tục.

Câu 175:Đặt thuốc co mạch cuốn mũi dưới không co hồi lại được thường gặp ở
giai đoạn nào của viêm mũi:
A. Giai đoạn xung huyết
B. Giai đoạn xuất tiết
C. Giai đoạn quá phát
D. Cả 3 giai đoạn .

Câu 176:Đặt thuốc co mạch cuốn mũi dưới co mạch tốt thường gặp ở giai đoạn
nào của viêm mũi:
A. Giai đoạn xung huyết
B. Giai đoạn xuất tiết
C. Giai đoạn quá phát
D. Cả 3 giai đoạn .

Câu 177:Đặt thuốc co mạch cuốn mũi dưới co hồi chậm thường gặp ở giai đoạn
nào của viêm mũi:
A. Giai đoạn xung huyết
B. Giai đoạn xuất tiết
C. Giai đoạn quá phát
D. Cả 3 giai đoạn .

Câu 178:Các triệu chứng của bệnh viêm Amidan thường nặng khi có nguyên nhân
gây bệnh là do:
A. Nhiễm lạnh
B. Sau cúm
C. Liên cầu
D. Tụ cầu

Câu 179: Bệnh nhân Lan, 39 tuổi, sau mổ cắt Amidan ngày thứ 3, người bệnh tỉnh,
ổn định. Theo em chế độ ăn nào phù hợp với bệnh nhân Lan:
A. Ăn cháo lỏng ấm
B. Ăn cháo lỏng nguội
C. Ăn sữa hoàn toàn
D. Ăn cơm nát

Câu 180: Bệnh nhân Hùng, 60 tuổi, sau mổ cắt Amidan ngày thứ hai, người bệnh
tỉnh, còn đau vùng cắt Amidan. Theo em chế độ ăn nào phù hợp với bệnh nhân
Hùng:
A. Ăn sữa ấm
B. Ăn sữa lạnh
C. Ăn cháo lỏng ấm
D. Ăn cháo lỏng nguội

Câu 181:Bé Bình 26 tháng, sau nạo VA ngày thứ 2, bé tỉnh, tiếp xúc tốt. Theo em
chế độ sinh hoạt phù hợp với bé là:
A. Nằm nghỉ tại giường hoàn toàn, không la hét
B. Đi lại nhẹ nhàng, không la hét
C. Nằm nghỉ tại giường, hạn chế nói, không la hét
D. Đi lại nhẹ nhàng, nói nhỏ, không la hét.

Câu 182:Bé Bình 26 tháng, sau nạo VA ngày thứ 2, bé tỉnh, tiếp xúc tốt. Theo em
chế độ ăn uống phù hợp với bé là:
A. Ăn cháo, mì cắt ngắn ấm
B. Ăn sữa để nguội
C. Ăn cháo, mì cắt ngắn, nguội
D. Ăn sữa ấm.
Câu 183:Bé Minh 32 tháng, chẩn đoán: viêm VA cấp, hiện tại ngày thứ nhất sốt
390C, đi ngoài 4 lần/ ngày, phân lỏng, chảy mũi nhiều dịch nhầy, ngạt tắc mũi.
Chăm sóc nào cần ưu tiên với bé Minh:
A. Bù nước, điện giải
B. Làm thỗng đường mũi họng
C. Chống chảy mũi
D. Giảm thân nhiệt.

Câu 184:Bệnh nhân Tuấn 11 tháng, viêm tai giữa trái cấp, nhiệt độ: 390C, quấy
khóc nhiều, đi ngoài 3 lần/ ngày, phân lỏng, trẻ khóc thét khi chạm vào tai trái.
Theo em, bệnh nhân Tuấn đang ở giai đoạn nào của viêm tai:
A. Giai đoạn xung huyết
B. Giai đoạn ứ mủ
C. Giai đoạn vỡ mủ
D. Giai đoạn cấp tính.

Câu 185:Bệnh nhân Minh 5 tuổi, viêm tai giữa trái cấp, nhiệt độ: 38,50C, ngạt,
chảy mũi, cảm giác căng tức trong tai, màng nhĩ đỏ. Theo em, bệnh nhân Minh
đang ở giai đoạn nào của viêm tai:
A. Giai đoạn xung huyết
B. Giai đoạn ứ mủ
C. Giai đoạn vỡ mủ
D. Giai đoạn cấp tính.

Câu 186: Bệnh nhân Minh 5 tuổi, viêm tai giữa trái cấp, ngày thứ 3 vào viện, nhiệt
độ giảm 37,50C, đau tai giảm, nghe khá hơn, chảy mủ tai trái loãng. Theo em, bệnh
nhân Minh đang ở giai đoạn nào của viêm tai:
A. Giai đoạn xung huyết
B. Giai đoạn ứ mủ
C. Giai đoạn vỡ mủ
D. Giai đoạn cấp tính.
Câu 187:Bệnh nhân Minh 5 tuổi, viêm tai giữa trái cấp, ngày thứ 3 vào viện, nhiệt
độ giảm 37,50C, đau tai giảm, nghe khá hơn, chảy mủ tai trái đặc. Theo em cần ưu
tiên chăm sóc vấn đề gì ở Minh:
A. Uống oresol tích cực
B. Dùng thuốc giảm đau
C. Làm thuốc tai
D. Nhỏ thuốc tai bằng Glycerin borat.

Câu 188:Bé Hòa, 23 tháng, rất hiếu động, đi khám tai mũi họng. Em hãy hướng
dẫn tư thế ngồi đúng cho Mẹ bé Hòa để khám an toàn và hiệu quả:
A. Mẹ bế, ngồi đối diện với bác sỹ, mẹ giữ chặt 2 tay quàng trước bụng
B. Mẹ bế, ngồi đối diện với bác sỹ, nhờ người giữ chặt 2 tay, 2 chân
C. Mẹ bế ngồi lên đùi, ôm ghì đầu bé vào ngực, nhờ người giữ chặt 2 tay, 2 chân
D. Mẹ bế ngồi lên đùi, 2 chân kẹp chân bé, một tay ôm ghì đầu, 1 tay quàng trước
bụng giữ chặt 2 tay.

Câu 189: Cô Hòa, 54 tuổi, nghề nghiệp, thi thoảng đau dữ dội ở trán, thái dương,
thường xuyên hắt hơi, ngạt mũi, đau họng khi thay đổi thời tiết. Theo em cô Hòa
có thể mắc bệnh gì?
A. Viêm mũi dị ứng
B. Viêm mũi xoang
C. Viêm họng cấp
D. Viêm họng mạn tính.
Câu 190:Một cháu bé bị sốt cao, dấu hiệu để nghĩ tới cháu có thể bị viêm tai giữa
cấp:
A. Chảy mũi nhiều.
B. Co giật.
C. Rối loạn tiêu hoá.
D. Khóc thét khi chạm vào tai

Câu 191: Bé Minh 6 tuổi, bị ngạt mũi nhiều, ngửi kém, có nhiều dịch mũi đặc. Em
hãy hướng dẫn mẹ Minh rửa mũi đúng cách:
A. Nhỏ thông mũi, xịt mũi nước muối từng bên, bịt từng bên xì ra
B. Bơm nước muối rửa từng bên bằng xilanh, nhỏ thông mũi
C. Nhỏ thông mũi , nhỏ nước muối sinh lý từng bên, xay xay cánh mũi
D. Xịt mũi nước muối từng bên, bịt từng bên xì ra, nhỏ thông mũi.

Câu 192:Bé Ân, 9 tháng, chẩn đoán viêm VA cấp, điều trị tại nhà, mũi xanh, đặc,
tắc mũi bên phải. Em hãy hướng dẫn mẹ bé Ân rửa mũi đúng cách:
A. Nhỏ thông mũi, xịt mũi nước muối từng bên, để tự chảy dịch ra
B. Bơm nước muối rửa từng bên bằng xilanh, nhỏ thông mũi
C. Nhỏ thông mũi , nhỏ nước muối sinh lý từng bên, dùng dụng cụ hút từng bên.
D. Xịt mũi nước muối từng bên, dùng dụng cụ hút từng bên, nhỏ thông mũi.

Câu 193:Bệnh nhân Ánh 28 tháng, chẩn đoán: Viêm tai giữa trái cấp, điều trị ngày
thứ 3, hiện tại: đỡ sốt 380 C, đi ngoài 2 lần/ ngày, phân lỏng, đau tai trái, mủ tai
chảy ra đặc, không có mùi. Em hãy đưa ra hướng chăm sóc ưu tiên số 1 ở bệnh
nhân Ánh:
A. Hạ thân nhiệt cho người bệnh
B. Giảm đau tai và làm thuốc tai
C. Các biện pháp tránh tiêu chảy
D. Hướng dẫn người nhà biết cách vệ sinh tai.

Câu 194: Bệnh nhân Ánh 28 tháng, chẩn đoán: Viêm tai giữa trái cấp, điều trị ngày
thứ 4, hiện tại: mủ tai chảy ra đặc, không có mùi.Dung dịch phù hợp để rửa tai cho
bệnh nhân Ánh là:
A. Chỉ cần dùng nước muối 0,9%
B. Cồn 700 hoặc nước muối 0,9%
C. Cồn iot hoặc nước muối 0,9%
D. Oxy già hoặc nước muối 0,9%.

Câu 195:Bệnh nhânÁnh 28 tháng, chẩn đoán: Viêm tai giữa trái cấp, điều trị ngày
thứ 3, hiện tại: đỡ sốt 380 C, đi ngoài 2 lần/ ngày, phân lỏng, đau tai, mủ tai chảy ra
đặc, không có mùi. Lưu ý quan trong nhất khi làm thuốc taicho bệnh nhân Ánh là:
A. Rửa tai bằng cồn iot trước, thấm khô
B. Nghiêng đầu để mủ chảy ra
C. Lấy ngón tay ấn nắp bình tai
D. Lau sạch mủ, thấm khô

Câu 196:Bệnh nhân Ánh 28 tháng, chẩn đoán: Viêm tai giữa trái cấp, điều trị ngày
thứ 4, hiện tại: mủ tai chảy ra đặc, không có mùi. Sau khi rửa sạch, lau khô tai, loại
thuốc có thể sử dụng cho bệnh nhân Ánh là:
A. Nacl 0,9%
B. Cloroxit 0,4%
C. Argyrol
D. Naphazolin

Câu 197:Bệnh nhân Tuấn 11 tháng, chẩn đoán: viêm tai giữa trái cấp. Hiện tại:
nhiệt độ: 38,60C, quấy khóc nhiều, đi ngoài 3 lần/ ngày, phân lỏng, trẻ khóc thét
khi chạm vào tai trái, người nhà lo lắng. Em hãy đưa ra chẩn đoán chăm sóc ưu
tiên nhất ở bệnh nhân Tuấn:
A. Người nhà lo lắng về tình trạng bệnh
B. Mất ngước do sốt và đi ngoài
C. Thân nhiệt tăng do đợt viêm cấp
D. Đau tai do hòm nhĩ ứ mủ.

Câu 198:Bệnh nhân Tuấn 11 tháng, chẩn đoán: viêm tai giữa trái cấp. Sau khi điều
trị 5 ngày, Bn được ra viện. Tư vấn nào là quan trọng nhất để hạn chế bệnh tái
phát:
A. Không nên cho trẻ bú nằm
B. Lau khô tai sau mỗi lần tắm, gội
C. Hạn chế mắc mắc bệnh viêm mũi, họng
D. Rửa tai hàng ngày bằng Nacl 0,9%.

Câu 199:Bé Hưng 32 tháng, đẻ thường, khỏe mạnh, thường xuyên ngạt, tắc mũi,
viêm mũi họng. Theo em nguyên nhân thường gặp các triệu chứng của bé Hưng
có thể do:
A. Dị vật một bên mũi.
B. Polype mũi xoang.
C. Phì đại VA.
D. Viêm mũi xoang dị ứng.

Câu 200:Một bệnh nhân 35 tuổi, mỗi năm có >4 đợt viêm amiđan cấp, thường
xuyên đau họng khi thay đổi thời tiêt. Tiền sử: khỏe mạnh, không có bệnh lý kèm
theo. Theo em phương pháp điều trị phù hợp nhất là:
A. Cắt amiđan trong giai đoạn hết viêm cấp.
B. Vắc xin liệu pháp
C. Điều trị kháng sinh từng đơt viêm cấp.
D. Vệ sinh răng miệng, rèn luyện thân thể.

Câu 201:Một BN dưới 55 tuổi, thể trạng tốt, bị viêm amiđan mạn tính xơ teo, ấn
vào amiđan có mủ phòi ra, có nhiều đợt viêm phế quản trong một năm. Theo em
điều trị nào sau đây là triệt để nhất ?
A. Liệu pháp kháng sinh dài hạn.
B. Điều trị viêm phế quản tích cực.
C. Uống thuốc làm lỏng chất nhầy - dãn phế quản và khí dung họng nhiều đợt.
D. Cắt amiđan dưới gây mê.

Câu 202:Một bệnh nhân tới khám tai, muốn quan sát màng nhĩ rõ ràng khi khám,
cần phải:
A. Kéo vành tai lên trên, ra trước
B. Kéo vành tai lên trên, ra sau
C. Kéo vành tai xuống dưới, ra trước
D. Ép sát vành tai vào xương chũm phía sau

Câu 203: Bé Minh 36 tháng vào viện trong tình trạng đau tai trái nhiều, được chẩn
đoán là viêm tai giữa trái cấp. Tiền sử: khỏe mạnh, mẹ thường xuyên ngoáy tai khi
bị ướt. Theo em tình trạng đau của bé Minh có thể do :
A. Ngoáy tai nhiều lần
B. Đau đột ngột khi có tiếng động mạnh.
C. Đau tức do ứ mủ ở hòm nhĩ
D. Đau do phản xạ thần kinh

Câu 204:Một bệnh nhân bị viêm VA cấp, sốt 38.80C và ngạt mũi. Theo em tại
tuyến cơ sở xã, phường nên làm gì? :
A. Chuyển lên tuyến trên càng sớm càng tốt.
B. Hạ sốt, xông hơi nước nóng có pha tinh dầu.
C. Hạ nhiệt, nhỏ mũi, theo dõi nếu nặng có thể dùng kháng sinh.
D. Thông báo gia đình, chuyển tuyến để nạo VA ngay.

Câu 205: Răng cửa giữa bên trên bên phải:


A. 1.1.
B. 2.1.
C. 2.2.
D. 1.2.

Câu 206: Răng cửa bên hàm bên trên bên trái là răng số :
A. 2.2.
B. 2.3.
C. 1.3.
D. 2.4.

Câu 207: Răng hàm nhỏ thứ nhất bên dưới bên trái là răng số:
A. 3.1.
B. 3.2.
C. 3.4.
D. 3.5.
Câu 208: Răng hàm lớn thứ nhất bên dưới bên trái là răng số:
A. 3.6.
B. 4.6.
C. 2.6.
D. 2.5.

Câu 209: Răng hàm lớn thứ hai bên dưới bên phải là răng số:
A. 1.7.
B. 2.7.
C. 3.7.
D. 4.7.

Câu 210: Tổng số răng sữa đầy đủ gồm:


A. 18 chiếc
B. 20 chiếc
C. 22 chiếc
D. 24 chiếc.

Câu 211: Cổ răng là phần:


A. Nhìn thấy trên cung hàm
B. Nằm dưới xương hàm
C. Nằm giữa chân và thân răng
D. Nằm ở trên mặt răng.

Câu 212: Răng vĩnh viễn nếu đầy đủ gồm:


A. 20 chiếc
B. 24 chiếc
C. 28 chiếc
D. 32 chiếc.

Câu 213: Chức năng của răng cửa:


A. Xé thức ăn
B. Cắt thức ăn
C. Nghiền thức ăn
D. Làm vỡ thức ăn.

Câu 214: Chức năng của răng nanh:


A. Xé thức ăn
B. Cắt thức ăn
C. Nghiền thức ăn
D. Làm vỡ thức ăn.

Câu 215: Chức năng của răng hàm bé:


A. Xé thức ăn
B. Cắt thức ăn
C. Nghiền thức ăn
D. Làm vỡ thức ăn.

Câu 216: Chức năng của răng hàm lớn:


A. Xé thức ăn
B. Cắt thức ăn
C. Nghiền nát thức ăn
D. Làm vỡ thức ăn.

Câu 217: Đặc điểm của răng cửa có hình:


A. Hình tháp 4 cạnh, , đỉnh có mấu hơi nhọn, chân răng dài mặt trước lồi
B. Hình xẻng, mỗi nửa hàm có 2 răng
C. Ở thân có 2 mấu trong và ngoài, 2 mặt bên lồi
D. Thân răng rất lớn và có 4 mấu.

Câu 218: Đặc điểm của răng nanh có hình:


A. Hình tháp 4 cạnh, , đỉnh có mấu hơi nhọn, chân răng dài mặt trước lồi
B. Hình xẻng, mỗi nửa hàm có 2 răng
C. Ở thân có 2 mấu trong và ngoài, 2 mặt bên lồi
D. Thân răng rất lớn và có 4 mấu.

Câu 219: Đặc điểm của răng hàm bé có hình:


A. Hình tháp 4 cạnh, , đỉnh có mấu hơi nhọn, chân răng dài mặt trước lồi
B. Hình xẻng, mỗi nửa hàm có 2 răng
C. Ở thân có 2 mấu trong và ngoài, 2 mặt bên lồi
D. Thân răng rất lớn và có 4 mấu.

Câu 220: Đặc điểm của răng hàm lớn có hình:


A. Hình tháp 4 cạnh, , đỉnh có mấu hơi nhọn, chân răng dài mặt trước lồi..
B. Hình xẻng, mỗi nửa hàm có 2 răng
C. Ở thân có 2 mấu trong và ngoài, 2 mặt bên lồi
D. Thân răng rất lớn và có 4 mấu.

Câu 221: Đặc điểm của men răng:


A. Nhẵn bóng, trong suốt và rất giòn
B. Màu vàng nhạt, không trong
C. Gồm các mạch máu, thần kinh
D. Có 70% là chất vô cơ,30% là chất hữu cơ và nước.

Câu 222: Đặc điểm của ngà răng:


A. Nhẵn bóng, trong suốt và rất giòn
B. Màu vàng nhạt, không trong
C. Gồm các mạch máu, thần kinh
D. Có 96% là chất vô cơ,3% là chất hữu cơ và 1% nước.

Câu 223: Đặc điểm của tủy răng:


A. Nhẵn bóng, trong suốt và rất giòn
B. Màu vàng nhạt, không trong
C. Gồm các mạch máu, thần kinh
D. Có 70% là chất vô cơ, 30% là chất hữu cơ và nước.

Câu 224: Anh Lê Thanh Tùng, 25 tuổi mấy ngày nay thấy răng đau nhức, má sưng
to, ăn nhai khó, quan sát thấy sưng nề ở răng thứ 3 từ trong ra, vị trí hàm trên bên
trái. Anh đã mọc đủ 4 răng khôn. Răng đau của anh Tùng theo cách gọi tên răng là
răng số:
A. 24
B. 25
C. 26
D. 27.

Câu 225: Niêm mạc mặt trên lưỡi có nhiều:


A. Mạch máu
B. Dây thần kinh
C. Nhú (gai)
D. Tuyến nước bọt.

Câu 226: Yếu tố ảnh hưởng đến sự mọc răng vĩnh viễn:
A. Còi xương.
B. Béo phì.
C. Thiếu Vitamin A
D. Thiếu máu cấp tính.

Câu 227: Răng khôn hàm dưới bên trai gọi tên là:
A. 28.
B. 38.
C. 18.
D. 47.

Câu 228: Những việc làm có hại cho yếu tố men răng, chọn ý sai:
A. Uống kháng sinh tetracyclin.
B. Uống đồ quá nóng.
C. Đánh răng sau ăn
D. Uống đồ quá lạnh.

Câu 229: Những yếu tố có hại đến tiết chế nước bọt, chọn ý sai:
A. Nhai kĩ.
B. Uống thuốc giảm tiết nước bọt.
C. Xạ trị vùng đầu mặt cổ.
D. Bệnh lí tuyến nước bọt.

Câu 230: Dung dịch tăng cường sức đề kháng cho răng:
A. Listerine.
B. Fluor.
C. Nước muối NaCl 0,9/%.
D. Ô xy già.

Câu 231: Diễn biến các giai đoạn của sâu răng, chọn ý sai:
A. Sâu men.
B. Viêm tủy.
C. Sâu ngà.
D. Sâu cổ răng.

Câu 232: Anh Lê Thanh Tùng, 25 tuổi mấy ngày nay thấy răng đau nhức, đau
thường xuyên đặc biệt là vào buổi tối, má sưng to, ăn nhai khó. Vị trí sâu răng tiến
triển đến:
A. Men răng
B. Ngà răng
C. Tủy răng
D. Thân răng.

Câu 233: Chị Trần Thị Hoa, 23 tuổi trong khi đánh răng chị quan sát thấy 2 răng
hàm có dấu hiệu xám màu, màu nâu vàng hơn các răng khác, không có dấu hiệu
đau thi thoảng có ê buốt thoáng qua. Quá trình diễn biến sâu răng ở giai đoạn:
A. Sâu ngà
B. Sâu men
C. Sâu tủy
D. Sâu cổ .

Câu 234: Chị Trần Thị Hoa, 23 tuổi trong khi đánh răng chị quan sát thấy 2 răng
hàm có dấu hiệu nâu đen, mỗi lần uống nước đá đều cảm thấy buốt. Quá trình diễn
biến sâu răng ở giai đoạn sâu:
A. Sâu ngà
B. Sâu men
C. Sâu tủy
D. Sâu cổ

Câu 235: Anh Nguyễn Anh Văn, 30 tuổi. Mấy ngày trước anh bị đau răng dữ dội,
cứ ăn đồ nóng lạnh là lại thấy buốt. Anh chưa điều trị gì mà chỉ súc miệng bằng
nước nuối. Mấy ngày gần đây anh không còn cảm thấy đau nhưng có cảm giác
miệng rất hôi, hơi thở có mùi. Tiến triển sâu răng của anh Văn đang ở giai đoạn:
A. Ngà răng
B. Men răng
C. Tủy răng
D. Tủy chết.

Câu 236: Biến chứng viên xoang hàm dễ bị mắc khi không điều trị triệt để sâu
răng:
A. Răng cửa
B. Răng hàm nhỏ
C. Răng hàm lớn
D. Răng khôn.

Câu 237: Phát biểu nào đúng nhất về sâu răng:


A. Thức ăn bám lâu vào răng
B. Đường bám lâu vào răng
C. Nhiễm khuẩn của răng
D. Lười đánh răng.

Câu 238: Thứ tựcác giai đoạn của sâu răng:


A. Sâu men – sâu ngà – viêm tủy – tủy chết.
B. Sâu men – viêm tủy – sâu ngà – tủy chết.
C. Sâu ngà – sâu tủy – sâu men.
D. Sâu ngà – sâu men – viêm tủy.
Câu 239: Bệnh nhân không đau nhức, triệu chứng dễ bị bỏ qua là triệu chứng của:
A. Sâu men.
B. Sâu tủy.
C. Sâu ngà.
D. Tủy chết.

Câu 240: Bệnh nhân đau răng khi có kích thích là triệu chứng của giai đoạn nào:
A. Sâu men.
B. Sâu ngà.
C. Viêm tủy.
D. Tủy chết.

Câu 241: Bệnh nhân đau răng dữ dội là triệu chứng của:
A. Sâu men.
B. Sâu ngà.
C. Viêm tủy.
D. Tủy chết.

Câu 242: Trong giai đoạn của sâu răng, sâu ngà:
A. Bệnh nhân đau khi có kích thích cơ học.
B. Bệnh nhân không đau.
C. Bệnh nhân đau nhức dữ dội.
D. Miệng có mùi hôi đặc trưng.

Câu 243: Bệnh nhân không đau răng, miệng có mùi hôi thối đặc trưng là triệu
chứng:
A. Sâu men.
B. Sâu ngà.
C. Viêm tủy răng.
D. Tủy chết.

Câu 244: Triệu chứng của viêm tủy:


A. Bệnh nhân đau nhức dữ dội khi làm việc.
B. Bệnh nhân không đau răng.
C. Bệnh nhân đau răng khi có kích thích.
D. Bệnh nhân đau nhức dữ dội khi nghỉ ngơi.

Câu 245: Nhóm thực phẩm dễ gây sâu răng nhất:


A. Protid
B. Lipid
C. Glucid
D. Vitamin.

Câu 246: Yếu tố nào sau đây làm tăng tính nhạy cảm của răng đối với sự khởi phát
sâu răng:
A. Răng nhiễmTetracyline
B. Răng đã mọc lâu trên cung hàm
C. Răng nhiễm Fluor
D. Răng có nhiều cao răng.

Câu 247: Thực phẩm nào không gây sâu răng:


A. Thịt tươi
B. Dầu mỡ
C. Tinh bột
D. Thịt hộp.

Câu 248: Triệu chứng đau trong sâu ngà có đặc điểm:
A. Đau từng cơn
B. Đau ngừng khi kết thúc kích thích
C. Đau liên tục
D. Đau kéo dài sau khi hết kích thích.

Câu 249: Sâu ngà cần phải điều trị chủ yếu bằng cách:
A. Vệ sinh răng miệng
B. Trám kín lỗ sâu
C. Súc miệng với Fluor
D. Che tủy.

Câu 250: Biến chứng nào xảy ra sớm nhất nếu không điều trị sâu ngà:
A. Tủy chết
B. Tủy hoại tử
C. Viêm tủy mãn
D. Viêm tủy cấp.
Câu 251: Trong buổi hướng dẫn chải răng cần hướng dẫn chuẩn bị bàn chải:
A. Bàn chải có kích thước to và độ mền của lông bàn chải phù hợp với lứa tuổi
B. Bàn chải có kích thước nhỏ và độ mền của lông bàn chải phù hợp tình trạng
răng miệng của từng cá nhân
C. Bàn chải có kích thước, độ mềm của lông bàn chải phù hợp với lứa tuổi và tình
trạng răng miệng của từng cá nhân
D. Bàn chải có kích thước vừa và lông bàn chải đủ độ cứng.

Câu 252: Trong giáo dục chăm sóc răng niệng, để phòng bệnh sâu răng cần nhấn
mạnh điều gì:
A. Chế độ dinh dưỡng
B. Triệu chứng mắc bệnh
C. Vai trò của mảng bán răng
D. Vệ sinh răng miệng.

Câu 253: Chị Nguyên Thị Hoa, có thói quen dùng tăm xỉa răng sau khi ăn, càng
ngày chị càng thấy thức ăn bị rắt răng nhiều hơn. Theo em, thói quen của chị Hoa
lâu ngày có thể dẫn đến:
A. Chảy máu chân răng
B. Rộng khe răng và mòn men răng
C. Viêm cổ chân răng
D. Sâu cổ chân răng,

Câu 254: Nhóm thức ăn không nên ăn nhiều để hạn chế dẫn đến sâu răng:
A. Calci: Tôm, cua…
B. Vitamin C: Rau, quả
C. Protid: Thịt, cá, trứng
D. Glucid: Bánh, kẹo.

Câu 255: Hướng dẫn cách chải răng để phòng sâu răng tốt nhất là:
A. Chải nhiều lần trong ngày
B. Chải mạnh
C. Chải kỹ một lần vào buổi sáng
D. Chải sau khi ăn.

Câu 256: Chải răng là một biện pháp giữ gìn vệ sinh răng miệng:
A. Nhẹ nhàng và hữu hiệu
B. Rẻ tiền nhưng ít hiệu quả
C. Khó thực hiện và nhiều tác dụng
D. Dễ làm nhưng mất thời gian.

Câu 257: Anh Phạm Thành Trung mấy ngày nay đánh răng hay bị chảy máu, súc
miệng 1-2 lần là hết, không có dấu hiệu đau buốt răng, vùng lợi chân răng màu đỏ
sẫm. Anh Trung đang gặp phải vấn đề ở:
A. Chân răng
B. Lợi (nướu)
C. Xương hàm
D. Tủy răng.

Câu 258: Cao răng được hình thành từ:


A. Bã thức ăn
B. Xác vi khuẩn
C. Viêm chân răng lâu ngày không được điều trị
D. Sự vôi hóa mảng bám răng.

Câu 259: Chị Lê Thị Mận mấy ngày nay đánh răng hay bị chảy máu, máu chảy ít,
súc miệng 1-2 lần là hết, không có dấu hiệu đau buốt răng, vùng lợi chân răng màu
đỏ sẫm. Chị đi khám và được chẩn đoán là viêm quanh răng. Bệnh nhân được cho
dùng thuốc và làm sạch cao răng, mảng bán quanh răng. Chế độ ăn sau lấy cao
răng cần:
A. Ăn cháo loãng trong ngày đầu
B. Uống nhiều nước cam chanh
C. Ăn đồ ăn nóng
D. Hạn chế nhai đồ ăn cứng trong những ngày đầu.

Câu 260: Chăm sóc răng miệng phòng tránh các bệnh viêm quanh răng cần:
A. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng
B. Hạn chế các chất bột đường
C. Lấy cao răng
D. Đánh răng trước khi đi ngủ.
Câu 261: Cao răng nên lấy:
A. 3 tháng/ lần
B. 6 tháng/ lần
C. 9 tháng/ lần
D. 1 năm / lần.

Câu 262: Trong quá trình ăn uống thức ăn hay bị giắt ở các kẽ sít của răng, phương
pháp để lấy bỏ:
A. Dùng tăm xỉa
B. Dùng chỉ nha khoa
C. Đánh răng
D. Xúc miệng.

Câu 263: Chị Lê Thị Mận mấy ngày nay đánh răng hay bị chảy máu, máu chảy ít,
súc miệng 1-2 lần là hết, không có dấu hiệu đau buốt răng, vùng lợi chân răng màu
đỏ sẫm. Chị đi khám và được chẩn đoán là viêm lợi. Ngoài điều trị thuốc cần
hướng dân người bệnh ăn bổ sung thêm:
A. Vitamin A
B. Vitamin B
C. Vitamin C
D. Vitamin D.

Câu 264: Có những người vệ sinh răng miệng rất tốt nhưng lại bị bệnh viêm quanh
răng nặng, đó chính là:
A. Di truyền
B. Phản ứng miễn dịch của cơ thể
C. Bệnh đái tháo đường
D. Rối loạn nội tiết.

Câu 265: Bệnh viêm quanh răng hay gặp ở lứa tuổi:
A. Trẻ em
B. Tuổi thiếu niên
C. Tuổi dậy thì
D. Tuổi trung niên và người già.
Câu 266: Triệu chứng bệnh viêm quanh răng:
A. Đau khi có kích thích
B. Đau dữ dội nhất là sau khi ăn
C. Buốt khi gặp kích thích
D. Chảy máu khi chải răng.

Câu 267: Bệnh nhân: Phạm Thị Hà, 59 tuổi, có tiền sử đái tháo đường 3 năm nay.
Bệnh nhân bị đau nhức răng hàm dưới bên phải, đau âm ỉ, ăn uống kém. Ở nhà đã
dùng thuốc nhưng không đỡ, gia đình đưa bệnh nhân đến viện, thăm khám ban đầu
ấn lợi vùng răng có nhiều mủ chảy ra, hơi thở hôi. Có nhiều mảng bám trên răng,
bệnh nhân được chẩn đoán viêm quanh cuống răng 4.7, 4.8. Yếu tố tại chỗ nào là
nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm quanh cuống răng của bệnh nhân Hà:
A. Đái tháo đường
B. Mảng bám răng
C. Rối loạn nội tiết
D. Bất thường về lợi.

Câu 268: Bệnh nhân: Phạm Thị Hà, 59 tuổi, có tiền sử đái tháo đường 3 năm nay.
Bệnh nhân bị đau nhức răng hàm dưới bên phải, đau âm ỉ, ăn uống kém. Ở nhà đã
dùng thuốc nhưng không đỡ, gia đình đưa bệnh nhân đến viện, thăm khám ban đầu
ấn lợi vùng răng có nhiều mủ chảy ra, hơi thở hôi. Có nhiều mảng bám trên răng,
bệnh nhân được chẩn đoán viêm quanh cuống răng 4.7, 4.8. Yếu tố toàn thân nào
là nguyên nhân dẫn đến bệnh viên quanh cuống răng của bệnh nhân Hà:
A. Đái tháo đường
B. Mảng bám răng
C. Rối loạn nội tiết
D. Bất thường về lợi.

Câu 269: Bệnh nhân: Phạm Thị Hà, 59 tuổi, có tiền sử đái tháo đường 3 năm nay.
Bệnh nhân bị đau nhức răng hàm dưới bên phải, đau âm ỉ, ăn uống kém. Ở nhà đã
dùng thuốc nhưng không đỡ, gia đình đưa bệnh nhân đến viện, thăm khám ban đầu
ấn lợi vùng răng có nhiều mủ chảy ra, hơi thở hôi. Có nhiều mảng bám trên răng,
bệnh nhân được chẩn đoán viêm quanh cuống răng 4.7, 4.8. Chăm sóc, xử trí đầu
tiên tại chỗ cho trường hợp của cô Hà
A. Thay bàn chải đánh răng có lông mền
B. Ngậm nước muối đặc để sát trùng
C. Lấy cao răng
D. Bôi kháng sinh tại chỗ.

Câu 270: Bản chất của cao răng là:


A. Xác của vi khuẩn
B. Sự vôi hóa mảng bám răng
C. Bã thức ăn
D. Bã tuyến nước bọt.

Câu 271: Đâu không phải nguyên nhân tại chỗ gây viên quanh răng:
A. Do mảng bám răng và cao răng
B. Do bất thường của hàm răng
C. Bất thường về lợi
D. Do rối loạn nội tiết bất thường.

Câu 272: Bệnh viêm quanh răng nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng:
A. Viêm men răng
B. Viêm ngà răng
C. Mất răng hàng loạt
D. Viêm xương hàm.

Câu 273: Yếu tố nguy cơ của bệnh viêm quanh răng:


A. Bệnh tiểu đường
B. Bệnh tăng huyết áp
C. Bệnh lao
D. Bệnh Ung thư.

Câu 274: Dự phòng các bệnh viêm quanh răng khi chưa xảy ra là:
A. Chụp phim Xquang để phát hiện những tổn thương
B. Điều trị cấp tính các chấn thương
C. Phục hình các răng đã mất
D. Lấy cao răng.

Câu 275: Triệu chứng nào dưới đây không phải của bệnh viêm lợi:
A. Tụt lợi.
B. Ngứa lợi.
C. Chảy máu lợi.
D. Lợi nề đỏ.

Câu 276: Điều trị viêm quanh răng cần ưu tiên:


A. Hàn răng sớm khi có dấu hiệu sâu.
B. Bơm rửa và chấm thuốc.
C. Điều trị các bệnh lý toàn thân.
D. Cố định răng lung lay.

Câu 277: Nắn chỉnh các răng mọc lệch lạc để phòng bệnh viêm quanh răng cho đối
tượng:
A. Trẻ học cấp I,II
B. Thanh niên.
C. Trung niên.
D. Người già.

Câu 278: Chỉ đinh nhổ răng sữa khi:


A. Răng không còn chức năng nhai
B. Răng bị viêm nhiễm mạn tính
C. Răng lung lay đến tuổi thay
D. Nhổ theo yêu cầu phục hình hay chỉnh răng.

Câu 279: Không tiến hành nhổ răng trong trường hợp:
A. Răng đang bị viêm tủy cấp
B. Viêm quanh cuống nặng
C. Răng gây ra nhiều biến chứng
D. Mắc bệnh toàn thân cấp tính.

Câu 280: Bệnh nhân Nguyễn Bích Ngọc 50 tuổi, mấy ngày nay thấy đau nhiều
vùng hàm, nhai khó nên đến khám tại bệnh viện. Sau khi kiểm tra bác sỹ thấy răng
2.8 mọc lệch cung, gõ đau, lợi quanh răng tương ứng nề đỏ ấn đau, có mủ trắng
chảy, há ngậm miệng khó. Răng đau của người bệnh còn gọi là:
A. Răng hàm bé
B. Răng hàm lớn
C. Răng khôn
D. Răng nanh.

Câu 281: Bệnh nhân Nguyễn Bích Ngọc 50 tuổi, có tiền sử tăng huyết áp 2 năm
nay. Mấy ngày nay thấy đau nhiều vùng hàm, nhai khó nên đến khám tại bệnh
viện. Sau khi kiểm tra bác sỹ thấy răng 2.8 mọc lệch cung, gõ đau, lợi quanh răng
tương ứng nề đỏ ấn đau, có mủ trắng chảy, há ngậm miệng khó. Bác sĩ có chỉ định
nhổ răng 2.8 cho bệnh nhân Ngọc. Trước khi tiến hành nhổ răng cần lưu ý tình
trạng:
A. Tình trạng chảy mủ chân răng
B. Tình trạng sưng nề vùng lợi quanh răng
C. Trị số huyết áp
D. Tinh trạng há miệng.

Câu 282: Bệnh nhân Nguyễn Bích Ngọc 50 tuổi, có tiền sử tăng huyết áp 2 năm
nay điều trị không thường xuyên. Mấy ngày nay thấy đau nhiều vùng hàm, nhai
khó nên đến khám tại bệnh viện. Sau khi kiểm tra bác sỹ thấy răng 2.8 mọc lệch
cung, gõ đau, lợi quanh răng tương ứng nề đỏ ấn đau, có mủ trắng chảy, há ngậm
miệng khó. Bác sĩ có chỉ định nhổ răng 2.8 cho bệnh nhân Ngọc. Không tiến hành
nhổ răng cho người bệnh khi:
A. Chân răng quá nhiều mủ
B. Hàm khó há
C. Huyết áp cao
D. Răng mọc quá lệnh.

Câu 283: Đâu không phải tai biến trong nhổ răng:
A. Ngất xỉu
B. Chảy máu kéo dài
C. Viêm tủy răng kế bên
D. Nhiếm trùng xương ổ răng sau nhổ.

Câu 284: Nguyên nhân của chảy máu kéo dài sau nhổ răng;
A. Viêm chân răng quá nặng
B. Rách nát phần mềm nhiều
C. Thời gian nhổ quá lâu
D. Do cơ địa người bệnh.
Câu 285: Bệnh nhân Nguyễn Bích Ngọc 50 tuổi, có tiền sử tăng huyết áp 2 năm
nay điều trị không thường xuyên. Mấy ngày nay thấy đau nhiều vùng hàm, nhai
khó nên đến khám tại bệnh viện. Sau khi kiểm tra bác sỹ thấy răng 2.8 mọc lệch
cung, gõ đau, lợi quanh răng tương ứng nề đỏ ấn đau, có mủ trắng chảy, há ngậm
miệng khó, huyết áp hiện tại 180/100mmHg. Viêc quyết định nhổ răng trên tình
huống phụ thuộc vào:
A. Tình trạng bệnh lý của răng
B. Khả năng chuyên môn của thầy thuốc
C. Tình trạng sức khỏe chung của người bệnh
D. Kết quả chụp Xquang răng.

Câu 286: Bệnh nhân sau nhổ răng cần cắn gạc ít nhất là:
A. 10 phút
B. 30 phút
C. 45 phút
D. 60-90 phút.

Câu 287: Biến chứng nhiếm trùng ổ xương sau khi nhổ răng thường do:
A. U hạt ở cuống răng sau nhổ
B. Còn sót lại chân răng
C. Vệ sinh hốc miệng sau nhổ chưa tốt
D. Răng bị nhiếm trùng trước khi nhổ.

Câu 288: Anh Lê Thanh Bình, 29 tuổi, Nghề nghiệp công nhân. Anh Bình đã nhổ
răng số 8 tại phòng khám răng tư nhân. Sau nhổ răng 3 ngày anh thấy vùng lợi sau
khi nhổ đau nhiều, sưng to và có mủ, hơi thở có mùi hôi, toàn thân giai sốt. Dấu
hiệu trên em nghĩ đến biến chứng gì sau nhổ răng:
A. Chảy máu
B. Nhiễm trùng ổ xương răng
C. Nhiễm trùng răng
D. Viêm lợi cấp.

Câu 289: Bản chất của viêm khô trong nhiễm trùng xương ổ răng:
A. Do nhiếm trùng
B. Do rối loạn vận mạch
C. Do chảy máu nhiều
D. Do viêm răng trước khi nhổ.

Câu 290: Bản chất của viêm ổ răng có mủ:


A. Do nhiếm trùng
B. Do rối loạn vận mạch
C. Do chảy máu nhiều
D. Do viêm răng trước khi nhổ.

Câu 291: Dấu hiệu thực thể để đánh giá sự khác biệt giữa viêm khô và viêm ổ răng
có mủ:
A. Đau nhức ổ răng
B. Sốt
C. Chảy máu
D. Dịch ổ răng.

Câu 292: Anh Lê Thanh Bình, 29 tuổi, Nghề nghiệp công nhân. Anh Bình đã nhổ
răng số 8 tại phòng khám răng tư nhân. Sau nhổ răng 3 ngày anh vẫn thấy đau
nhức ổ răng, ổ răng k có dịch, vùng lợi sung quanh bình thường. Xử trí:
A. Nạo ổ răng
B. Rửa sạch ổ răng bằng nước muối
C. Dùng kháng sinh liều cao
D. Dùng corticoid tại chỗ.

Câu 293: Anh Lê Thanh Bình, 29 tuổi, Nghề nghiệp công nhân. Anh Bình đã nhổ
răng số 8 tại phòng khám răng tư nhân. Sau nhổ răng 3 ngày anh thấy vùng lợi sau
khi nhổ đau nhiều, sưng to và có mủ, hơi thở có mùi hôi, toàn thân giai sốt, ổ răng
có nhiều dịch rỉ viêm. Xử trí trường hợp trên khôngnên:
A. Nạo sạch huyệt ổ răng
B. Rửa sạch ổ răng bằng nước muối sinh lý
C. Dùng kháng sinh, giảm viêm
D. Dùng corticoid tại chỗ.
Câu 294: Bệnh nhân Nguyễn Bích Ngọc 50 tuổi, có chỉ định nhổ răng 2.8 do mọc
lệch. Sau khi nhổ bệnh nhân đau nhiều, vùng má sưng nề, cần hướng dẫn người
bệnh làm gì để giảm sưng nề:
A. Cắn gạc má cầm máu từ 1-1,5h
B. Chườm lạnh ngoài má
C. Ăn lỏng
D. Không khạc nhổ sau nhổ răng.

Câu 295: Bệnh nhân sau nhổ răng cần hướng dẫn không khạc nhổ nhằm mục đích:
A. Tránh nhiếm trùng sau nhổ răng
B. Giảm nguy cơ chảy máu sau nhổ răng
C. Cầm máu
D. Giảm sưng sau nhổ răng.

Câu 296: Bệnh nhân sau nhổ răng hướng dẫn chăm sóc vệ sinh răng miệng không
nên:
A. Dùng chỉ nha khoa
B. Đánh răng
C. Vệ sinh bằng nước muối tự pha
D. Xúc miệng bằng dung dịch có chứa Fluor.

Câu 297: Hướng dẫn chăm sóc vệ sinh răng miệng không nên:
A. Dùng chỉ nha khoa
B. Dùng tăm để cậy và xỉa răng
C. Đánh răng
D. Xúc miệng bằng dung dịch có chứa Fluor.

Câu 298: Bệnh nhân sau nhổ răng hướng dẫn chăm sóc vệ sinh răng miệng không
nên:
A. Dùng chỉ nha khoa
B. Đánh răng
C. Xúc miệng bằng dung dịch có chứa Fluor
D. Trà xát lưỡi vào vùng phẫu thuật.

Câu 299: Sau nhổ răng, hướng dẫn người bệnh nên:
A. Súc miệng nhẹ nhàng.
B. Nằm đầu thấp.
C. Dùng tăm lấy thức ăn ở ổ răng.
D. Day vào má bên nhổ.

Câu 300: Khi cho người bệnh cắn bông hoặc gạc nên:
A. Cắn thật chặt.
B. Cắn lỏng.
C. Cắn vừa phải.
D. Cắn thế nào cũng được.

You might also like