You are on page 1of 76

GIẢI PHẪU MẮT

BS Hồ Thị Phương Dân


MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Xác định được các thành phần cấu trúc cơ


quan thị giác (mi mắt, lệ đạo, bán phần trước nhãn
cầu…)
2. Biết ứng dụng giải phẫu mắt trong lâm sàng.
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CƠ QUAN THỊ GIÁC
Do 3 bộ phận tạo thành:

1. Phần phụ: hốc mắt, mi mắt, lệ bộ, các cơ vận nhãn

2. Nhãn cầu: - Các lớp màng bọc


- Các thành phần trong suốt

3. Thần kinh thị giác và đường dẫn truyền thần kinh thị
giác
I. BỘ PHẬN PHỤ THUỘC MẮT
1.HỐC MẮT
2. MI MẮT
3.LỆ BỘ
I. BỘ PHẬN PHỤ THUỘC MẮT
1. HỐC MẮT
 Hình thể: hình tháp 4
cạnh, đỉnh ra phía sau.
 Các thành: trên, dưới,
trong, ngoài.
 Liên quan với các xoang:
xoang trán, hàm trên,
sàng, bướm.
 Kích thước:
Cao 35mm
Rộng 40mm
Sâu 45mm
HỐC MẮT
HỐ RÒNG
PHẦN Ổ MẮT RỌC

GAI MŨI
X. BƯỚM

X. KHẨU X.MŨI
CÁI HỐ LỆ
X. SÀNG

RÃNH
DƯỚI Ổ
MẮT

X. GÒ MÁ
XƯƠNG
HÀM TRÊN
I. BỘ PHẬN PHỤ THUỘC MẮT
1. HỐC MẮT
Các thành hốc mắt
 Thành trên:
 Gồm: x.trán & cánh nhỏ x.bướm
 Bờ trên trong có hố ròng rọc là nơi cơ chéo lớn
bám
 Phía trên tiếp giáp xoang trán
 Thành dưới
 Gồm: x.hàm trên, x.gò má, x.khẩu cái
 Có rãnh dưới ổ mắt: TK, ĐM dưới ổ mắt đi qua
I. BỘ PHẬN PHỤ THUỘC MẮT
1. HỐC MẮT
Các thành hốc mắt
 Thành trong
 Gồm: x.sàng, x.lệ, x.hàm trên, x.bướm
 Thành mỏng nhất.
 Liên quan: xoang sàng, xoang bướm, khoang mũi.
 Bờ dưới trong hốc mắt có máng lệ (chứa túi lệ)
 Thành ngoài:
 Gồm: x.gò má & cánh lớn x.bướm
 Dày
Ở đỉnh hốc mắt có các khe, lỗ nối với hộp sọ
Hốc mắt LỖ TK THỊ GIÁC

TK II- ĐM MẮT
XƯƠNG BƯỚM

TK III, IV, V1,VI


CÁNH NHỎ

KHE Ổ MẮT
CÁNH LỚN
TRÊN

KHE Ổ MẮT
DƯỚI
I. BỘ PHẬN PHỤ THUỘC MẮT
Đỉnh hốc mắt:
Lỗ thị giác: 5 mm, có TK II – ĐM
mắt
Khe bướm:
Ngoài vòng Zinn: TK lệ,TK trán
(V1), TK IV, TM mắt
Trong vòng Zinn: TK III, TK
VI,TK mũi (V1)
Rãnh bướm hàm: TK dưới ổ
mắt (V2)
I. BỘ PHẬN PHỤ THUỘC MẮT
CÁC THÀNH PHẦN TRONG HỐC MẮT

 Các cơ vận nhãn


 Bao tenon
 Hạch mi
 Mỡ hốc mắt
I. BỘ PHẬN PHỤ THUỘC MẮT
CÁC THÀNH PHẦN TRONG HỐC MẮT
1. Các cơ vận nhãn:
 4 cơ thẳng: trên, dưới, trong, ngoài
 2 cơ chéo: chéo lớn, chéo bé
 TK III: thẳng trên, dưới, trong,chéo bé.
TK VI: thẳng ngoài.
TK IV: chéo lớn Bám vào đỉnh hốc mắt ở phía sau qua
vòng gân Zinn
 Ở trước NC bám vào củng mạc qua 1 gân dài 0,5-1cm.
Vị trí bám vào cũng mạc:
+ Trực trong: 5 mm + Trực ngoài: 7 mm
+ Trực dưới: 6 mm + Trực trên: 8 mm
I. BỘ PHẬN PHỤ THUỘC MẮT
CÁC THÀNH PHẦN TRONG HỐC MẮT
2. Bao Tenon:
Bọc quanh nhãn cầu, chỉ chừa phần giác mạc, tạo
điều kiện cho nhãn cầu vận động dễ dàng.
I. BỘ PHẬN PHỤ THUỘC MẮT
CÁC THÀNH PHẦN TRONG HỐC MẮT
3. Hạch mi:
Là đám rối thần kinh, hình chữ nhật, cách đỉnh hốc
mắt khoảng 6 mm, do 3 rễ thần kinh tạo thành:
- Rễ vận động từ nhánh TK III
- Rễ cảm giác từ nhánh mũi của TK V1
- Rễ giao cảm từ đám rối giao cảm cổ
I. BỘ PHẬN PHỤ THUỘC MẮT
2. MI MẮT:
Gồm mi trên và mi dưới
Cấu tạo mi mắt:
 Da mi
 Các cơ của mi:
cơ nâng mi (TK III)
cơ vòng mi (TK VII)
cơ muller (TK giao cảm)
 Sụn mi: tuyến Meibomius
 Kết mạc mi: tuyến lệ phụ
I. BỘ PHẬN PHỤ THUỘC MẮT
3. LỆ BỘ:
Gồm 2 bộ phận:
 Bộ phận chế tiết nước mắt
 Bộ phận dẫn lưu nước mắt
(lệ đạo)
Bộ phận chế tiết nước mắt:
• Tuyến lệ chính: góc trên ngoài
hốc mắt
• Tuyến lệ phụ: Krause, Wolfring
nằm ở kết mạc mi – nhãn cầu
• Nước mắt có nhiệm vụ: sát
khuẩn nhẹ, dinh dưỡng giác
mạc, làm bóng và ẩm giác mạc
I. BỘ PHẬN PHỤ THUỘC MẮT
Màng film nước mắt:
I. BỘ PHẬN PHỤ THUỘC MẮT
3. LỆ BỘ:
Bộ phận dẫn lưu nước mắt: lệ đạo
 2 lổ lệ trên, dưới

 2 lệ quản riêng: dài 6 – 7 mm

 Lệ quản chung: 1 – 3 mm

 Túi lệ: ở bên trong máng lệ,


dài #12mm, vòm túi lệ nhô lên
trên d/c mi trong 2 mm

 Ống lệ mũi: dài 12 – 15 mm,


mở vào mũi
TUYẾN LỆ VÀ LỆ ĐẠO

Lệ quản
Tuyến lệ riêng
chính
Túi lệ

Lỗ lệ quản dưới

Ổ mũi
Lỗ đổ của ống
lệ mũi
Nghách
mũi dưới
II. NHÃN CẦU
II. NHÃN CẦU

• Hình cầu
• Trục nhãn cầu: 22 – 24mm
1. Vỏ bọc NC:
•Màng xơ: 1/5 trước là giác
mạc, 4/5 sau là cũng mạc
•Màng bồ đào: Mống mắt –
Thể mi – Hắc mạc
•Võng mạc

2. Các môi trường trong suốt:


+ Giác mạc
+ Thủy dịch
+ Thủy tinh thể
+ Dịch kính
II. NHÃN CẦU

Nhãn cầu chia làm 2 phần:


• Bán phần trước:
Giác mạc
Mống mắt
Thể mi
Tiền phòng
Hậu phòng
Thể thủy tinh
• Bán phần sau:
Dịch kính
Võng mạc
Hắc mạc
Mạch máu võng mạc
VỎ BỌC NHÃN CẦU

A.MÀNG XƠ

B.LỚP MÀNG MẠCH

C.VÕNG MẠC
VỎ BỌC NHÃN CẦU
A. LỚP XƠ: giác mạc và cũng mạc
1. Giác mạc:
VỎ BỌC NHÃN CẦU
1. Giác mạc:
 Chiếm 1/5 trước NC, trong suốt
 Dày 0,5mm ở trung tâm, 1mm ở chu biên
 ĐK: ngang 11,6mm, dọc 10,6mm
 Cấu tạo: 5 lớp: + Biểu mô
+ Màng Bowman
+ Nhu mô
+ Màng Descemet
+ Nội mô
 Dinh dưỡng: thẩm thấu ( nước mắt, thủy dịch)
 TK cảm giác: TK V1
CHỨC NĂNG
– Bảo vệ tránh các tác nhân bên ngoài
– GM giống như một thấu kính có chức năng kiểm soát
và hội tụ các tia sáng vào mắt
– Sàng lọc tia cực tím (UV)
VỎ BỌC NHÃN CẦU
A. LỚP XƠ: giác mạc và củng mạc
2. Củng mạc:
CỦNG MẠC
Giải phẫu:
• Mô xơ màu trắng
• Dày khoảng 1mm ở cực
sau, mỏng hơn ở xích đạo
• 3 lớp: lớp thượng củng mạc,
lớp nhu mô, và trong cùng là
những sợi nhỏ hơn chứa tế
bào sắc tố và sớ đàn hồi.
• Được nuôi dưỡng bởi mạch
máu thượng củng mạc và hắc
mạc
CỦNG MẠC
Chức năng:
 Duy trì hình dạng của nhãn
cầu.
 Bảo vệ mắt khỏi bị tổn
thương
 Là nơi gắn kết với các cơ vận
nhãn điều khiển chuyển
động của mắt.
Viêm củng mạc Viêm thượng củng mạc
VỎ BỌC NHÃN CẦU
B. LỚP MÀNG MẠCH: mống mắt, thể mi, hắc mạc
1. Mống mắt
MỐNG MẮT
- Là màng ngăn giữa hậu
phòng và tiền phòng
- Có lổ đồng tử # 3mm.
- Cấu tạo bởi 2 cơ:
+ Cơ vòng: Co đồng tử
(TK III, phó giao cảm)
+ Cơ tia: Dãn đồng tử
(TK giao cảm)
- Mạch máu: nhánh đm mi dài
sau và mi ngắn sau
- Thần kinh: nhánh tk mi ngắn
- Nhiệm vụ: điều chỉnh ánh
sáng vào nhãn cầu
Tiền phòng:
Giới hạn: trước là giác
cũng mạc, sau là mống
mắt. Độ sâu trung tâm 3mm

Hậu phòng:
Giới hạn: trước là mống
mắt, sau là màng Hyaloid
Bệnh lý liên quan mống mắt

Viêm mống mắt

Chấn thương
mắt gây đứt
chân mống mắt
VỎ BỌC NHÃN CẦU
B. LỚP MÀNG MẠCH: mống mắt, thể mi, hắc mạc
2. Thể mi:
Cơ thể mi:
- Cơ dọc (Brucke)
- Cơ vòng ( Rouget)

Cơ chế điều tiết của


mắt

THỂ Phần phẳng:


- 4mm, nối tiếp vùng
Phần ụ thể mi:
- 2mm, chỗ bám của dây
chẳng Zinn treo thể thủy
MI Oraserrata của võng tinh.
Nối liền mống mạc. - TB lập phương
mắt và liên tục - Nhiều mạch máu.
với hắc mạc - Không mạch máu - Tiết thủy dịch
PT bán phần sau nhãn - Dễ xuất huyết, viêm
cầu mống mắt thể mi
ĐIỀU TIẾT THỂ MI
VỎ BỌC NHÃN CẦU
B. LỚP MÀNG MẠCH: mống mắt, thể mi, hắc mạc
3. Hắc mạc:
Nhiều sắc tố đen 
tạo buồng tối  ảnh HẮC
hiện rõ nét, không bị MẠC:
chói Nối tiếp thể mi, trải
dài đến dây thần
kinh thị giác
Hắc mạc

Mạch máu phong phú


 Nuôi dưỡng củng
mạc và phần ngoài của
võng mạc
HẮC MẠC

• Là lớp lót bên trong cũng mạc, dưới võng mạc


 Có nhiều mạch máu & TK.
 Động mạch: + 2 ĐM mi dài sau ( từ ĐM mắt)
+ Nhiều ĐM mi ngắn sau
+ ĐM cơ (thuộc nhánh ĐM mi trước)
 Tĩnh mạch: từ màng mạch -> TM nhỏ -> 4 TM xoắn ->
TM mắt
 Thần kinh:
+ TK mi dài (từ nhánh mũi TK V1)
+ TK mi ngắn (từ hạch mi)
VỎ BỌC NHÃN CẦU
C. LỚP THẦN KINH: Võng mạc
VÕNG MẠC

 Là màng lót trong nhất của NC, bám dính vào hắc mạc
từ vùng Oraserrata đến bờ dây TK thị
 Dày 0,4 mm, mỏng hơn ở hoàng điểm, Oraserrata
 Cấu tạo: 4 lớp
1. Lớp biểu mô sắc tố
2. Lớp tế bào thị giác
3. Lớp tế bào 2 cực
4. Lớp tế bào đa cực
Các lớp của võng mạc

ĐM trung tâm
võng mạc

ĐM hắc mạc
Mạch máu của võng mạc

1. Động mạch
 Lớp ngoài: hệ thống động mạch hắc mạc
 Lớp trong: động mạch trung tâm võng mạc
 Hoàng điểm: động mạch hoàng điểm

2. Tĩnh mạch
 Tĩnh mạch trung tâm võng mạc
Động mạch trung tâm
võng mạc
VÕNG MẠC
 Tế bào thị giác (TB cảm thụ ánh sáng): TB nón và TB que
 Chia 3 khu vực:
+ Ngoại vi: có TB que  nhận thức AS ban đêm, sự di
động
+ Hoàng điểm: TB nón  nhận thức chi tiết sự vât, màu
sắc.
+ Gai thị: không có TB thị giác  điểm mù sinh lý
VÕNG MẠC
 Hoàng điểm: trung tâm VM, hình hơi bầu dục, trung tâm hơi
lõm ( hố HĐ). KT 2x1,5mm. TB nón. Là vùng rất mỏng và
không có mạch máu.
 Đĩa thị: phía trong, hình tròn hoặc hơi bầu dục. Có ĐM và
TM trung tâm VM.
 Oraserrata: cách rìa GM 7-8 mm, giới hạn VM cảm thụ &
VM vô cảm.
CÁC MÔI TRƯỜNG TRONG SUỐT
1. GIÁC MẠC
2. THỦY DỊCH
3. THỂ THỦY TINH
4. DỊCH KÍNH
CÁC MÔI TRƯỜNG TRONG SUỐT
2. THỦY DỊCH
THỦY DỊCH
1. Thành phần thủy dịch
 Nước 98,75%

 Albumin và Globulin 0.02%

 Glucose 0,008%

 Acid amin 0.03%


THỦY DỊCH
2. Sự sản xuất thủy dịch
 Lưu lượng bình thường là 2 – 3 µl/phút
 Thời gian tiết tăng cao vào buổi sáng khoảng 4-7h, và
giảm dần vào chiều tối
 Phụ thuộc: hàng rào máu thủy dịch, lưu lượng máu
vào thể mi và điều hòa TK-TD của mm và biểu mô
thể mi
THỦY DỊCH
3. Sự lưu thông thủy dịch
 Thể mi hậu phòng tiền phòng
 Tại góc tiền phòng ống Schlemn Tĩnh mạch nước Tĩnh
mạch thượng củng mạc đi vào tuần hoàn chung của cơ thể
THỦY DỊCH
4. Chức năng
• Áp lực bên trong mắt được duy trì cân bằng đều đặn giữa quá
trình sản xuất và thoát dịch ra khỏi mắt -> duy trì nhãn áp của
nhãn cầu
• Đảm bảo chức năng quang học của mắt
• Nuôi dưỡng các tổ chức vô mạch của nhãn cầu như giác mạc và
thể thủy tinh
CÁC MÔI TRƯỜNG TRONG SUỐT
3. THỂ THỦY TINH
Giải phẫu thể thủy tinh
A. ĐẠI THỂ:
 Là 1 thấu kính trong suốt,
đàn hồi, có 2 mặt lồi (mặt
sau lồi hơn mặt trước),, nằm
ngay sau mống mắt
 Dày 4mm, ĐK từ 8 -10mm,
cân nặng 90mg ở trẻ sơ
sinh, 255mg ở người lớn
 Được treo vào ụ thể mi
bằng các d/c Zinn, tạo tác
động điều tiết bởi cơ thể mi
Giải phẫu thể thủy tinh
B. VI THỂ: gồm 3 phần từ ngoài vào trong
- Bao
- Vỏ
- Nhân

 Không có mạch máu, thần kinh


 Nuôi dưỡng bằng thẩm thấu từ thủy dịch
Chức năng sinh lý
- Thể thủy tinh là một trong những môi trường trong suốt của
nhãn cầu, cho ánh sáng đi qua
- Công suất quang học khoảng 20 - 22D, giúp ánh sáng hội tụ
đúng trên võng mạc
- Tham gia vào hoạt động điều tiết
CÁC MÔI TRƯỜNG TRONG SUỐT
4. DỊCH KÍNH
DỊCH KÍNH

 Là chất dịch dạng keo như lòng trắng trứng, trong


suốt, chiếm khoảng 4/5 thể tích NC
 Nằm ở phần sau ngay sau TTT, cách bao sau TTT 1
khoảng cách gọi là khoang Berger.
 Được bọc bên ngoài bằng màng Hyaloide, tiếp giáp
với mặt sau bao TTT, d/c Zinn, thể mi, võng mạc, gai
thị
 Không có mạch máu
DỊCH KÍNH
Chức năng sinh lý:
-Dịch kính có nhiệm
vụ dẫn truyền ánh
sáng sau khi hội tụ ở
thể thủy tinh đến
võng mạc
- Dinh dưỡng thể
thủy tinh và võng
mạc
Các bệnh lý liên quan đến dịch kính:

Đục dịch kính Xuất huyết dịch kính

Chớp sáng Tăng sinh dịch kính


võng mạc
III. ĐƯỜNG THẦN KINH THỊ GIÁC
 Đường thần kinh:
1. Dây TK thị giác (II)
Võng mạc
2. Giao thoa thị giác
3. Dãi thị giác
4. Thể gối ngoài
5. Tia thị 1
2
6. Trung tâm thị giác ở 3
vỏ não
Thể gối ngoài

Nguyên ủy thật : tầng hạch võng mạc Nguyên ủy hư : thể gối ngoài + lồi não T
TRUNG KHU THỊ GIÁC Ở VỎ NÃO

 Vùng vỏ não 17,18,19


 Thùy chẩm, xung quanh rãnh cựa
XIN CẢM ƠN

You might also like