You are on page 1of 101

Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn

BÀI 1. GIẢI PHẪU SINH LÝ MẮT VÀ MỘT SỐ BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP

GIẢI PHẪU SINH LÝ MẮT

MỤC TIÊU
- Trình bày được giải phẫu cơ quan thị giác
- Phân tích được sinh lý của cơ quan thị giác

I. GIẢI PHẪU CƠ QUAN THỊ GIÁC


Cơ quan thị giác bao gồm mắt và các cơ quan mắt phụ. Mắt gồm nhãn cầu và thần kinh thị
giác. Nhãn cầu nằm trong một hốc xương gọi là ổ mắt. Cơ quan mắt phụ gồm có: cơ nhãn
cầu, mạc ổ mắt, lông mày, mi mắt, kết mạc và bộ lệ.

Hình. Nhãn cầu


1. Ổ mắt: chứa nhãn cầu, cơ, thần kinh, mạch máu, mỡ và bộ lệ

Hình. Ổ mắt

Khoa Y Trang 1
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
- Là 2 hốc xương mặt ở 2 bên mũi, bên trong chứa nhãn cầu. Do các xương nền sọ, xương
mặt, xương thái dương tạo thành. Hốc mắt có hình chóp 4 mặt, đỉnh quay về phía sau.
Đỉnh hốc mắt thông với nền sọ qua 2 lỗ, đó là:
+ Lỗ thị giác: có dây thần kinh số II và động mạch, tĩnh mạch mắt đi qua.
+ Khe bướm: có các dây thần kinh vận động của mắt đi từ não ra (dây số III, VI).
2. Nhãn cầu
- Nhãn cầu nằm ở 1/3 trước ổ mắt và nhô ra thành ngoài trên ổ mắt, có hình một khối cầu:
trục trước sau hơi lớn hơn trục trên dưới, đường kính trung bình 25mm. Cực trước là trung
tâm của giác mạc, cực sau là trung tâm của củng mạc. Đường thẳng qua hai cực là trục
nhãn cầu.

- Nhãn cầu được cấu tạo bởi ba lớp vỏ kể từ ngoài vào trong là: lớp xơ, lớp mạch và lớp
trong (võng mạc).
* Lớp xơ: được coi là lớp bảo vệ nhãn cầu và chia làm hai phần:
+ Giác mạc phía trước, trong suốt, chiếm 1/6 khối cầu. Có hình dạng một chỏm cầu, lối
duy nhất để ánh sáng lọt vào bên trong nhãn cầu. Đường kính ≈11 mm, dày ≈ 0,8-1mm.
Không có mạch máu, giác mạc được nuôi dưỡng bằng quá trình thẩm thấu chất dinh dưỡng
từ thủy dịch phía bên trong thấm ra và từ nước mắt ở bên ngoài thấm vào.
+ Củng mạc bao gồm 5/6 phía sau nhãn cầu, còn gọi là lòng trắng của mắt, phần trước có
kết mạc bao phủ. Là lớp màng xơ rất dai, màu trắng đục. Dày khoảng 0,6 -1mm. Phía sau
có một lỗ thủng có đường kính khoảng 1,5 mm để cho dây thần kinh thị giác đi qua. Ranh
giới giữa củng mạc và giác mạc gọi là vùng rìa, ở đó có ống Schlemm rất nhỏ bao quanh
giác mạc. Ống Schlemm có nhiệm vụ dẫn chất thuỷ dịch trong mắt lưu thông ra hệ thống
tĩnh mạch.
Khoa Y Trang 2
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn

* Lớp mạch: từ sau ra trước có ba phần: màng mạch, thể mi và mống mắt
+ Màng mạch: là màng mỏng ở 2/3 sau của nhãn cầu, nằm giữa củng mạc và lớp trong
của mắt, chức năng chính là dinh dưỡng và làm thành phòng tối cho nhãn cầu.
+ Thể mi: là một vòng dẹt nối liền màng mạch với mống mắt gồm có cơ thể mi và thể mi
có tác dụng điều tiết cho thấu kính. Thể mi có nhiều nếp gấp gọi là tua mi và có các cơ thể
mi, từ đó toả ra các dây rất mảnh treo thuỷ tinh thể, gọi là dây chằng Zinn. Thể mi có 2
chức năng quan trọng là: tiết ra thủy dịch: để duy trì áp lực của nhãn cầu và chức năng
điều tiết: giúp nhìn gần.
+ Mống mắt (hay lòng đen): là một lớp sắc tố. Mống mắt chia khoảng nằm giữa giác mạc
và thấu kính làm hai phòng: tiền phòng nằm giữa giác mạc và mống mắt, hậu phòng nằm
giữa mống mắt, thể mi và thấu kính. Trong hai phòng có chứa thủy dịch. Mống mắt là một
màng màu nâu đen hay màu vàng xanh tùy chủng tộc. Có hình đồng xu cổ, thủng ở giữa,
lỗ thủng được gọi là đồng tử to khoảng 3mm, khi ánh sáng chiếu vào mắt thì đồng tử co
nhỏ lại, không bị chiếu nữa thì lại giãn ra. Sự co giãn ấy gọi là phản xạ đồng tử, có tác
dụng điều hoà lượng ánh sáng vào mắt.

Khoa Y Trang 3
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
* Lớp trong (võng mạc): ở trong cùng của nhãn cầu. Có rất nhiều tế bào thần kinh thị
giác, đặc biệt là các tế bào hình que và hình nón rất nhạy cảm với ánh sáng, tiếp nhận hình
ảnh, truyền theo các sợi trục thần kinh, rồi tập trung tại vùng gai thị ở cực sau nhãn cầu
(hơi lệch về phía trong mũi), từ đó tạo thành dây thần kinh thị giác, ra khỏi nhãn cầu, đi lên
vùng thị giác trên vỏ não.
Trên bề mặt của võng mạc có hai vùng đặc biệt:
+ Vết võng mạc (hay điểm vàng) trong đó có lõm trung tâm là nơi nhìn được các vật rõ
nhất và chi tiết nhất. Là trung tâm cực sau của nhãn cầu, nằm đúng trên trục thị giác và có
rất nhiều tế bào thị giác hình chóp cở bé, chứa nhiều sắc tố vàng, rất nhạy với ánh sáng,
nên đây là vùng cho thị lực tốt nhất.

3. Các môi trường trong suốt của nhãn cầu: gồm từ sau ra trước: pha lê thể, thấu kính
(thủy tinh thể), và thủy dịch.

Khoa Y Trang 4
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn

- Pha lê thể: là một khối trong suốt như lòng trắng trứng, chứa đầy ở 4/5 sau nhãn cầu.
- Thấu kính: là một đĩa, hơi vàng, trong suốt nằm giữa mống mắt và pha lê thể . Là một
thấu kính sinh học trong suốt, lồi hai mặt, nằm ngay sau mống mắt và được giữ cân đối sau
đồng tử nhờ các dây Zinn. Thủy tinh thể có chức năng hội tụ ánh sáng và làm nhiệm vụ
điều tiết, giúp nhìn rõ được những vật ở gần.

- Thủy dịch được tạo ra từ mỏm mi vào hậu phòng, chui qua con ngươi để sang tiền phòng
rồi chui vào góc mống mắt giác mạc để vào xoang tĩnh mạch củng mạc. Nếu có sự tắc
nghẽn lưu thông sẽ làm tăng áp lực và gây nên bệnh tăng nhãn áp.

Khoa Y Trang 5
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn

4. Cơ quan mắt phụ:


- Mạc ổ mắt: gồm những mô xơ nâng đỡ và che chở các phần trong ổ mắt.

- Cơ nhãn cầu bao gồm cơ thẳng trên, thẳng dưới, thẳng trong, thẳng ngoài, cơ chéo trên và
cơ chéo dưới, cơ nâng mi trên.

- Lông mày.
Khoa Y Trang 6
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
- Mi mắt: Bảo vệ nhãn cầu, nhiều lông mi, cạnh lông mi có tuyến bã, tuyến mồ hôi. Mi mắt
có cấu tạo gồm: da mi, cơ vòng cung mi, sụn mi và kết mạc mi.
- Kết mạc gồm 2 phần:
+ Kết mạc mi nằm lót mặt trong mi.
+ Kết mạc nhãn cầu phủ phần trước của củng mạc.

- Bộ lệ gồm tuyến lệ, tiểu quản lệ, túi lệ, ống lệ mũi. Tuyến lệ làm nhiệm vụ tiết nước mắt
để bảo vệ và nuôi dưỡng giác mạc, chống khô mắt, chống bụi, chống nhiễm khuẩn. Đường
dẫn nước mắt (lệ đạo) giúp nước mắt lan dần qua mắt, đi vào 2 lỗ lệ ở góc trong của mắt,
để chảy vào lệ quản, tới túi lệ và đổ xuống mũi qua ống lệ mũi..

5. Hệ thống thần kinh thị giác


- Đường thần kinh thị giác: Từ nhãn cầu lên não, đường thần kinh thị giác lần lượt có các
thành phần là:
+ Dây thần kinh thị giác
+ Giao thoa thị giác
+ Dải thị giác
+ Thể gối ngoài.
Khoa Y Trang 7
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
- Trung tâm phân tích thị giác: Nằm ở vùng thùy chẩm của vỏ não.

II. SINH LÝ CƠ QUAN THỊ GIÁC


1. Hiện tượng thành lập ảnh trên võng mạc – sự điều tiết
- Mắt hoạt động như một máy ảnh. Nó có một buồng tối, một hệ thống thần kinh và bộ
phận điều chỉnh cho hình ảnh được rõ ràng, còn võng mạc đóng vai trò như một tấm phim
màu nhạy cảm với ánh sáng
- Sự điều tiết của mắt khi nhìn một vật
+ Khi nhìn xa, cơ thể mi dãn, dây chằng treo thể thủy tinh ở trạng thái căng => T3 dẹt
+ Khi nhìn gần cơ thể mi co lại, dây chằng treo T3 chùng xuống => T3 lồi thêm để tăng độ
hội tụ, ảnh rơi vào võng mạc

Khoa Y Trang 8
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn

Hình. Sự điều tiết của mắt


- Nếu hình ảnh rơi vào điểm mù của võng mạc thì sẽ không thấy gì cả.
- Nếu hình ảnh rơi vào điểm vàng của võng mạc thì sẽ nhìn rõ.

Hình. Điểm vàng – điểm mù.


- Các cơ vận động nhãn cầu có nhiệm vụ phối hợp với nhau để quay đồng thời hai nhãn
cầu về một phía thuận lợi nhằm làm cho hình ảnh được rõ nhất.
- Ngoài ra muốn nhìn rõ một vật nào đó, vật đó phải không quá nhỏ để mắt có thể phân
biệt được hai điểm riêng rẽ ở gần nhau. Khả năng phân biệt này gọi là thị lực. Bình thường
thị lực của người là cách 5m nhìn rõ một vật dài 1,5 mm. Người ta thường đo thị lực bằng
bảng thị lực đặt cách xa 5m.
- Sự điều hòa ánh sáng: lượng ánh sáng chiếu vào mắt được điều hòa nhờ mống mắt.

Khoa Y Trang 9
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
+ Ở chỗ sáng, các cơ vòng của mống mắt co lại làm cho đồng tử thu nhỏ lại để cản bớt ánh
sáng.
+ Ở chỗ tối, các cơ nan hoa của mống mắt co lại làm cho đồng tử giãn rộng ra để ánh sáng
vào dễ dàng hơn.
- Các tật ở mắt:
+ Mắt của một số người không thể tự điều chỉnh được cho hình ảnh rơi vào đúng võng mạc
được phải dùng kính để điều chỉnh.
+ Người ta coi đó là mắc tật về khúc xạ của mắt gồm: cận thị, viễn thị, và loạn thị (lão thị
không phải là tật khúc xạ).
2. Hiện tượng hóa học của thị giác
- Cảm giác nhìn liên quan đến các phản ứng hóa học rất phức tạp, các chất có vai trò quyết
định là rodopxin và iodopxin.

- Rodopxin là một chất cản quang rất nhạy cảm đối với ánh sáng có chứa trong tế bào thị
giác hình que. Iodopxin là hợp chất có trong tế bào thị giác hình nón, cũng là một chất cản
quang nhưng nhạy cảm với ánh sáng yếu hơn.
- Tế bào thị giác hình que chứa nhiều rodopxin nên chức năng cơ bản của nó là tiếp thu
ánh sáng vừa và yếu. Võng mạc của loài ăn đêm (như cú) chứa nhiều tế bào thị giác hình
que nên ban đêm nhìn rõ và ban ngày bị lóa.
- Tế bào thị giác hình nón chứa nhiều iodopxin nên chúng có chức năng tiếp thu ánh sáng
cường độ mạnh. Võng mạc của các loài ăn ngày ( người, gà…) có nhiều tế bào thị giác
hình nón nên các loài này nhìn ban ngày rõ nhưng ban đêm bị quáng.

Khoa Y Trang 10
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
- Ngoài ra, tế bào hình nón có chức năng quan trọng là cảm thụ các màu sắc. Có 3 loại tế
bào hình nón cảm thụ 3 màu cơ bản là: đỏ, xanh lá cây và xanh dương. Tùy theo tỉ lệ được
kích thích mà sẽ ra các màu khác nhau.
- Ví dụ, tỉ lệ màu đỏ : xanh lá cây : xanh dương = 99 : 42 : 0  màu cam. Tỉ lệ 0: 0: 97 
xanh dương. Khi cả 3 loại tế bào nón được kích thích với tỉ lệ bằng nhau chúng ta sẽ có
cảm giác ánh sáng trắng.
- Ở một số người không đủ các loại tế bào hình nón nên họ không phân biệt được một số
màu. Họ mắc bệnh mù màu.

PHƯƠNG PHÁP KHÁM MẮT

Mục tiêu:
- Nắm được kỹ thuật của khám thị giác
- Trình bày được các bước tổng quát khi khám mắt
- Chuẩn bị và thực hiện được các kỹ thuật khám chức năng thị giác.

I. Dụng cụ:
- Đèn chéo kiểu Landolt với nguồn sáng 75w.
- Lúp cầm tay.
- Đèn soi đáy mắt.
- Vài cái nâng mi, bông hấp ướt, cồn sát trùng.
- Thuốc giãn đồng tử: Là loại thuốc giãn đồng tử nhanh (Homatropin 1%, Tropicamid …)
- Một số thuốc cần dùng khác (Fluorescein 1%- 0,5%, Chlorocit 4%)
- Gương soi bóng đồng tử.
- Hộp kính Parent.
- Một hộp kính thử.
- Máy sinh hiển vi.
II. Hỏi bệnh:
Quá trình tiếp xúc với bệnh nhân cần hỏi rõ các câu sau :
- Lý do sao đi khám
- Cách bắt đầu của bệnh và quá trình tiến triển.
- Bệnh nhân đã sử dụng phương pháp điều trị gì trước khi đến viện.
- Hỏi tiền sử bệnh mắt và toàn thân
-Cần hỏi kỹ các triệu chứng cơ năng và biểu hiện sự rối loạn chức năng thị giác: mắt đỏ,
mắt mờ, nhức mắt , hiện tượng ruồi bay ,dấu hiệu nhìn một thành hai, đám đen trước mắt,
biến dạng hình, quáng gà…
Khoa Y Trang 11
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
III. Trình tự khám:
Bệnh nhân ngồi đối diện, chân để so le với chân nhân viên y tế. Đèn chéo ở bên tay phải
của nhân viên y tế, lần lượt khám các chi tiết từ ngoài vào trong, từ trước ra sau.
1. Mi mắt: Có thể thấy các dấu hiệu bệnh lý sau.
- Co quắp mi: Khe mi hẹp lại, bệnh nhân không thể tự mở rộng khe mi như trước khi bị
bệnh. Thường kèm theo có sưng nề mi, chảy nước mắt giàn giụa. Đó là triệu chứng của
viêm loét giác mạc, glocom cấp, viêm mống thể mi cấp, vết thương nhãn cầu.
- Sụp mi: Ở người bình thường trong tư thế nhìn thẳng đằng trước thì bờ tự do mi trên lấn
xuống chừng 2mm quá rìa giác mạc phía 12giờ. Nếu bờ tự do mi trên ở thấp hơn giới hạn
này thì đó là dấu hiệu sụp mi. Sụp mi có thể do bẩm sinh, do thứ phát sau nhược cơ, sau
chấn thương hoặc do liệt dây III.
- Hở mi: Khi bệnh nhân nhắm mắt hai bờ tự do mi trên và mi dưới không gặp nhau và để
hở kết mạc nhãn cầu thì đó là chứng hở mi.
- Lộn mi: Khi mi bị lộn, bờ tự do của mi không áp sát được vào nhãn cầu. Ở mức độ nặng
hơn có khi kết mạc sụn bị lật hẳn ra ngoài.
- Quặm và lông xiêu: Quặm có thể do bẩm sinh và thấy ở bệnh nhân còn nhỏ tuổi. Khi bị
quặm, cả hàng lông mi không mọc chĩa ngang ra trước mà cụp xuống và chọc vào bề mặt
nhãn cầu. Lông xiêu cũng là do di chứng cuả bệnh mắt hột và của các sang chấn gây sẹo
nhỏ ở mi mắt. Đó là một vài lông mi mọc cụp vào trong hoặc chọc vào nhãn cầu.
- Sưng tấy mi, u mi: Hay gặp nhất là do chắp lẹo ở giai đoạn đầu. Bệnh nhân đến khám với
mi mắt sưng mọng đỏ, sờ có điểm đau chói và đó chính là nơi mọc chắp hoặc lẹo.
U ở mi mà nhìn thấy rõ thường là u bã đậu, u dạng bì. Những u dạng này thường di động,
ấn chắc và không đau. Nếu u to có thể đè ép làm cho nhãn cầu bị lệch
- Lồi mắt: Độ lồi của mắt ở người bình thường có biên độ dao động rất cao. Số đo độ lồi
trung bình ở người Việt Nam theo Ngô Như Hoà là 12±1,75mm. Khi khám độ lồi mắt
chúng ta lưu ý ở chỗ bệnh nhân có sự thay đổi độ lồi khác thường so với trước đó.
2. Lệ bộ: Gồm tuyến lệ chính, các tuyến lệ phụ và đường dẫn lệ.
- U tuyến lệ chính: Sờ thấy ở góc trên ngoài hốc mắt.
- Lỗ lệ: Ở gần góc trong mi trên và mi dưới. Lỗ lệ có thể tắc bẩm sinh hay thứ phát.
- Ấn vào vùng túi lệ: Xem tình trạng viêm mủ hay viêm mủ - nhày túi lệ.
3. Kết mạc:
Khám kết mạc nhãn cầu không chỉ ở phần hở của khe mi mà cần kéo mi kết hợp với động
tác liếc mắt của bệnh nhân để quan sát cho tới tận túi cùng kết mạc. Khám kết mạc nhãn
cầu và túi cùng kết mạc nhất thiết phải thành thạo động tác lật mi. Các dấu hiệu ở kết mạc
tương đối phong phú:
- Cương tụ rìa: Kết mạc đỏ xẫm ở quanh rìa

Khoa Y Trang 12
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
- Phù nề kết mạc: Kết mạc dày lên, mờ đục
- Xuất huyết kết mạc: Do chấn thương, do cao huyết áp, do ho gà… thành mạch vốn yếu
lại thêm tăng áp lực gây vỡ mạch xuất huyết.
-Hột và sẹo hột: Hột thực chất là những nang lympho nhỏ, ở nông, màu trắng đục, dễ vỡ.
- Thẩm lậu: là sự thâm nhiễm tế bào viêm từ lòng mạch biểu hiện bằng: Kết mạc dày lên,
che lấp các chi tiết ở phía sau của nó.
. Nhú gai: Nằm san sát nhau thành một thảm đỏ.
-Sẹo: Những vệt trắng, đó là tổ chức xơ, kết qủa của một quá trình xơ hoá.
- Màng máu: Màng máu là một vùng đục mờ
- Chất tiết ở kết mạc (dử mắt): có các đặc điểm riêng tuỳ tác nhân gây bệnh.
+Dạng nước dính: do nước mắt và dịch viêm thường gặp trong viêm kết mạc do virus.
+Nhày mủ: Nước mắt kết hợp dịch viêm, chất nhầy và tế bào chết gặp trong viêm kết mạc
do vi khuẩn. Mủ càng nhiều thì chứng tỏ vi khuẩn có độc tố càng mạnh (tụ cầu. lậu cầu )
+Màng giả: Một lớp màng màu trắng đục ở trên bề mặt của kết mạc, rõ hơn ở kết mạc mi.
Đó là do các vi khuẩn có độc tố mạnh gây viêm kết mạc đưa tới giãn mạch thoát fibrrin
cùng tổ chức hoại tử kết chặt lại thành màng. Màng này khó bóc, bóc dễ chảy máu.
- U ở kết mạc;
+Mộng thịt: được coi như là một u xơ của kết mạc.
4. Giác mạc : Bình thường giác mạc trong suốt, đường kính 11-12mm
-Hình thể : Giác mạc quá to trên một mắt trẻ em, đó có thể là do glocôm bẩm sinh.
Giác mạc hình chóp: bệnh bẩm sinh keratocone.
-Giác mạc đục: do thẩm lậu, do hoại tử, do thay đổi cấu trúc (sẹo) gặp trong
. Viêm loét giác mạc.
. Sẹo giác mạc.
-Cácvùng tổn thương giác mạc được thấy rõ bằng nhuộm Fluorescein natri 0,5%
-Cảm giác giác mạc: Dùng bông vê nhỏ đầu chấm lên giác mạc. Cảm giác giác mạc tốt là
mắt phản xạ nhắm ngay lại. Lưu ý tránh để mắt nhìn thấy bông.
5. Tiền phòng:
-Độ sâu: tuỳ theo tuổi, giới, tật khúc xạ, tác giả và phương pháp đo.
-Tiền phòng nông bất thường do: rò vết mổ, vết thương mất thuỷ dịch ...
-Tiền phòng đục: Biểu hiện một quá trình viêm mống mắt thể mi hoặc viêm màng bồ đào.
-Tiền phòng có máu: gặp trong chấn thương đụng dập, vết thương nhãn cầu.. Tiền phòng
có mủ viêm loét giác mạc, viêm ống mắt thể mi, vết thương nhãn cầu...
6. Mống mắt đồng tử:
-Rách, đứt chân mống trong chấn thương đụng dập, vết thương nhãn cầu
-Bạc màu: do thoái hoá, viêm mống mắt, glocôm giai đoạn muộn.

Khoa Y Trang 13
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
-Dính mống mắt vào giác mạc: do viêm loét giác mạc nặng, dính mống mắt vào mặt trước
thể thuỷ tinh do viêm mống mắt gây méo đồng tử. Nhỏ thuốc giãn đồng tử thấy rõ ràng
những chỗ dính.
- Rung rinh mống: lệch thể thuỷ tinh hoặc trên mắt đã mổ lấy bỏ thể thuỷ tinh.
-Phản xạ đồng tử :
.Phản xạ ánh sáng trực tiếp: chiếu ánh sáng vào mắt, đồng tử co lại.
.Phản xạ đồng cảm: chiếu áng sáng vào mắt này, đồng tử mắt kia co lại.
7. Thuỷ tinh thể: phải giãn đồng tử dùng đèn khe để khám
-Dấu hiệu ruồi bay sớm, đơn độc.
-Đục thuỷ tinh thể ở các mức độ khác nhau.
-Lệch thuỷ tinh thể do chấn thương.
-Vỡ thuỷ tinh thể do chấn thương.
8. Dịch kính:
-Dùng đèn soi đáy mắt soi từ khoảng cách 40-50cm, chỉnh kính để thấy toàn thể một màu
hồng. Nếu có đục thì xuất hiện những chấm đen lơ lửng. Nếu xuất huyết thì ánh đồng tử
có màu xám.
- Xuất huyết
9. Đáy mắt:
- Sử dụng đèn soi đáy mắt
10. Khám chức năng thị giác:
Là bước quan trọng trong quá trình khám bệnh nhân mắt. Tùy từng người bệnh và trang
thiết bị có mà những chỉ định khám chức năng thị giác khác nhau
• Khám chức năng thị giác bao gồm :
- Đo thị lực
- Thử kính
- Đo khúc xạ
- Đo nhãn áp,đo thị trường, ám điểm , đo test màu ….
10.1.Đo thị lực:
• Là bước thăm khám đầu tiên cho phép đánh giá bước đầu chức năng thị giác hiện
tại của người bệnh.
• Đo thị lực là bước bắt buộc đối với tất cả người bệnh đến khám mắt.
• Thị lực : là khả năng mắt phân biệt được hai vật ở gần nhau một khoảng cách nhất
định
• Các bảng thị lực hiện có :đối với người lớn ,biết đọc có thể sử dụng bảng thị lực
:chữ cái, chữ E , vòng hở, số. Đối với trẻ em nhỏ dùng bảng thị lực hình vẽ.

Khoa Y Trang 14
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
• Nguyên tắc đo thị lực :
- Bệnh nhân đứng cách xa bảng thị lực 5m ( tốt nhất là trong buồng tối)
- Bảng thị giác phải được chiếu sáng
- Phải đo thị lực từng mắt một. Nếu bệnh nhân mới đến hay từ chỗ sáng vào trong
tối thì cho người bệnh nghỉ ngơi 15 phút.
• Cách tiến hành :
*) Chuẩn bị dụng cụ : Bảng thị lực, que chỉ , bìa che mắt.
*) Tiến hành đo thị lực : Bệnh nhân đứng cách xa bảng thị lực 5m che từng mắt một
. Dùng que chỉ từng chữ to hoặc nhỏ, đầu que cần cách chữ 1 cm vào đúng giữa chữ
đó. Khi người bệnh chỉ được 2/3 số chữ trong một dòng thì chuyển sang dòng tiếp
theo.
*) Cách ghi thị lực: đo thị lực từng mắt một và ghi kết quả tương ứng trên bảng thị
lực bệnh nhân nhìn thấy được.
VD :MP : 10/10
MT : 9/10
Chú ý: Nếu mắt bệnh nhân mờ, đồng tử giãn có thể tiến hành thử qua kính lỗ và thử
kính
Các yếu tố ảnh hưởng tới thị lực đó là : Ánh sáng, màu sắc, điều tiết, bệnh mắt.
10.2. Đo nhãn áp:
• Nhãn áp là áp lực của các chất lỏng trong nhãn cầu.
• Nhãn áp được bình ổn bởi cấu trúc nhãn cầu và sự lưu thông thủy dịch.
• Ở người NA bình thường dao động từ 14- 24 mmHg. Nếu NA <14 hoặc >24 là NA
không bình thường. Sự chênh lệch NA giữa hai mắt không quá 5mmHg
Đo nhãn áp cần tiến hành với tất cả người bệnh trên 50 tuổi ,bệnh nhân có nghi ngờ
tăng NA, bong võng mạc, bệnh nhân Glocom. Không tiến hành đo nhãn áp với bệnh
nhân có chấn thương xuyên thủng nhãn cầu, dị vật hay viêm loét giác mạc.
• Gồm hai phương pháp :
- Ước lượng NA bằng sờ nắn
- Đo NA bằng NA kế.
Cách đo NA bằng NA kế Maclacop : NA kế Maclacop dựa trên nguyên lý làm bẹp
phẳng giác mạc. Diện bẹp phẳng của NA kế phụ thuộc vào độ căng của nhãn cầu.
Nếu mắt mềm thì diện kẹp phẳng rộng và ngược lại.
10.3. Đo thị trường:
• Thị trường là khoảng không gian mà mắt còn thấy khi nó nhìn cố định vào một
điểm. Thị trường của mỗi mắt nói lên cảm giác của mắt đó và cảm giác liên lạc
trung tâm của nó.

Khoa Y Trang 15
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
Chỉ định :
- Bệnh Glocom
- Một số bệnh về võng mạc :Viêm võng mạc sắc tố, Bong VM
Phương pháp đo :
- phương pháp ước lượng
- đo bằng thị trường kế
10.4. Soi đáy mắt:
- Sử dụng đèn soi đáy mắt để kiểm tra phát hiện các tổn thương trong nội nhãn sau khi
đã được tra giãn đồng tử cho phép sơ bộ đánh giá:
-TTT : trong hay đục? Vị trí?
- DK : trong hay đục? Có máu ?
- Các tổn thương cuả gai thị ,hắc mạc, võng mạc.

BỆNH HỌC MẮT

MỤC TIÊU
1. Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của một số bệnh lý mắt thường gặp
2. Biết cách chẩn đoán được các bệnh lý mắt thường gặp
3. Nắm vững nguyên tắc điều trị và phòng ngừa các bệnh lý mắt

A. BỆNH MẮT HỘT


I. ĐỊNH NGHĨA
- Định nghĩa mắt hột theo WHO (1981): Mắt hột là một viêm kết giác mạc lây lan mạn
tính. Tác nhân gây bệnh là Chlamydia trachomatis, nhưng có nhiều tác nhân vi sinh vật
khác tham gia gây bệnh. Trong giai đoạn lây bệnh, viêm nhiễm, bệnh thể hiện đặc
trưng bằng các hột kèm theo thẩm lậu tỏa lan và phì đại gai nhú trên kết mạc và màng
máu trên giác mạc.
II. LÂM SÀNG VÀ TIẾN TRIỂN CỦA MẮT HỘT
Bệnh mắt hột gây tổn thương ở kết mạc và giác mạc.
1. Lâm sàng:
a. Các tổn thương cơ bản của bệnh mắt hột trên kết mạc
- Thâm nhiễm : Hiện tượng thâm nhập của các tế bào viêm, chủ yếu là các tế bào limphô
vào tổ chức bạch nang của kết mạc.Thâm nhiễm làm cho kết mạc dày đỏ, che mờ các
mạch máu.

Khoa Y Trang 16
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
- Hột: hột thường xuất hiện ở kết mạc sụn mi trên, có thể gặp ở kết mạc mi dưới và ở cùng
đồ, kích thước không đều, từ 0,5 - 1mm.
- Sẹo: Sẹo trên kết mạc là các đoạn xơ trắng nhỏ, dải sẹo, hình sao mạng lưới. Sẹo gây co
kéo cùng đồ - mi cụp vào.
- Nhú: Khối đa giác, giữa khối có 1 chùm mạch máu. Nhú xuất hiện trong thời kỳ viêm
kéo dài hoặc có sự kích thích liên tục ở kết mạc. Nhú không phải là yếu tố đặc hiệu của
bệnh mắt hột.
b. Các tổn thương cơ bản của bệnh mắt hột trên giác mạc :
- Thâm nhiễm: Sự thâm nhập của các tế bào viêm vào lớp nông, cực trên của giác mạc.
Giai đoạn sau thâm nhiễm làm giác mạc có màu xám.
- Hột: Thường ở vùng rìa cực trên, từ 2 - 5 hột. Hột trên giác mạc thoái triển, làm sẹo. Hột
trên giác mạc là có giá trị chẩn đoán gần tuyệt đối, chỉ xuất hiện ở bệnh mắt hột giai đoạn
toàn phát.
- Màng máu: Là tổn thương đặc hiệu của bệnh mắt hột trên giác mạc, màng máu thường
khu trú ở lớp nông, ở phần trên của giác mạc. Màng máu được tạo bởi thâm nhiễm giác
mạc, hột và tân mạch. Màng máu có biểu hiện lâm sàng rất phong phú, có nhiều hình thái.
Màng máu bao giờ cũng để lại di chứng.Màng máu có thể gây giảm thị lực.
III. PHÂN LOẠI BỆNH
- Giai đoạn 1: Tiền hột (KM, GM): trắng vàng, nhỏ (đầu kim)
- Giai đoạn 2: Hột chín: to, dễ vỡ khi ấn, tiết nhầy vàng nhạt
- Giai đoạn 3: Tiền sẹo kèm hột
- Giai đoạn 4: Sẹo, biến chứng
IV. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN
Ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau:
- Hột trên kết mạc sụn mi trên.
- Hột hoặc lõm hột rìa giác mạc.
- Màng máu.
- Sẹo kết mạc.
- Cận lâm sàng: Nuôi cấy hoặc huyết thanh học.
V. TIẾN TRIỂN
- Mạn tính, lặng lẽ, phát hiện tình cờ
- Không có miễn dịch đặc hiệu  tiếp nhiễm sau khi đã điều trị khỏi
- Mù do các biến chứng nếu không điều trị
VI. BIẾN CHỨNG
- Lệ bộ: hẹp và tắc ống dẫn lệ, viêm túi lệ, tuyến lệ, khô mắt
- Kết mạc: hẹp cùng đồ, dính mi cầu

Khoa Y Trang 17
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
- Mi mắt: lông xiêu, quặm, hẹp khe mi
- Giác mạc:
+ Loét giác mạc  thủng nhãn cầu
+ Sẹo giác mạc  mờ mắt, loạn thị
VII. ĐIỀU TRỊ
1. Kháng sinh
- Uống : Quinolones, Macrolide, β-lactam x 1tuần
- Nhỏ: Quinolones 6-8 lần/ngày x 4 – 6 tuần
2. Xử lý hột và biến chứng
Xử lý hột
- Xưa : day kẹp hột gây vỡ sớm gây sẹo
+ Không loại bỏ được tác nhân
+ Gây sẹo co rúm kết mạc
- Nay : lấy “sạn vôi" hoặc không làm gì
Xử lý biến chứng
- Lông xiêu: nhổ, đốt nang
- Quặm: mổ quặm
- Sẹo giác mạc: ghép giác mạc hoặc laser
- Viêm túi lệ mãn: tiếp khẩu túi lệ-mũi
- Viêm bờ mi , tuyến lệ : kháng sinh
- Khô mắt: nước mắt nhân tạo
VIII. PHÒNG BỆNH
Giải thích đặc điểm bệnh mắt hột:
- Có khả năng lây lan cho cả gia đình và người chung quanh
- Nếu không điều trị sẽ biến chứng và bị mù
Giải thích cách điều trị:
- Đòi hỏi phải điều trị lâu dài đúng phác đồ
- Vệ sinh mắt: tránh bụi, dùng khăn sạch hoặc gòn sạch, nguồn nước sinh hoạt sạch,
tránh lây lan
Công tác tuyên truyền y tế:
- Sử dụng nguồn nước sạch
- Vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh
- Khi nghi ngờ có người bị mắt hột nên đưa cả gia đình đi khám và điều trị đúng phương
pháp
B. VIÊM KẾT MẠC
I. ĐẠI CƯƠNG

Khoa Y Trang 18
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
- Kết mạc là lớp màng niêm mạc che phủ phần củng mạc (lòng trắng) của nhãn cầu và
phía trong của mi mắt. Khi lớp niêm mạc này bị viêm hoặc nhiễm trùng được gọi là
viêm kết mạc. Viêm kết mạc còn được gọi đau mắt đỏ. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em
nhưng bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể bị bệnh. Hay lây lan thành dịch, Chiếm 70% các
trường hợp đến khám ở phòng khám mắt
II. NGUYÊN NHÂN
1. Vi khuẩn, vi rút:
- Ngoại lai: Theo bụi bặm, dụng cụ, tay bẩn ô nhiễm vào mắt.
- Tại ổ kết mạc: Rối loạn cân bằng sinh thái tại chỗ (sử dụng thuốc tra mắt không đúng
chỉ định, nhất là thuốc kháng sinh, sang chấn bội nhiễm thêm).
- Các tổng kết về vi sinh vật cho thấy tụ cầu chiếm hàng đầu trong tổng số các tác nhân
vi khuẩn gây viêm kết mạc (57% các trường hợp ), đặc biệt là chúng có khả năng
kháng lại kháng sinh và có sắc tố đặc trưng cho từng loài. Lậu cầu (Neisseria
gonorrheae) một loại vi khuẩn Gram (-) có thể lây từ đường sinh dục, từ tay thầy thuốc
đỡ đẻ sang mắt trẻ sơ sinh hoặc lây từ bể bơi .Viêm kết mạc do lậu cầu thường nhanh
chóng dẫn đến biến chứng loét giác mạc và rất nhanh thủng nhãn cầu mắt.
2. Tác nhân lý học:
- Gió, bụi, khói, các chất axit, kiềm, tia tử ngoại, chất độc hoá học… đều là những tác
nhân gây kích thích mạnh gây viêm kết mạc thậm chí tổn thương cả giác mạc.
3. Dị ứng:
- Có thể gặp các dạng viêm kết mạc do hai kiểu phản ứng dị ứng.
- Tăng cảm ứng tức thì: Thường gặp do thuốc, tá dược….
- Tăng mẫn cảm muộn: Viêm kết mạc bọng, viêm kết mạc mùa xuân
III. TRIỆN CHỨNG
1. Triệu chứng cơ năng:
- Ngứa rát cộm.
- Sợ áng sáng
- Nhiều ghèn kèm nhèm. Buổi sáng ngủ dậy rất khó mở mắt vì ghèn dính chặt hai mi
- với nhau.
- Chảy nước mắt (ít).
- Đỏ mắt
- Đau mắt
2. Triệu chứng thực thể:
- Mi sưng nề, có thể mọng đỏ nếu là viêm cấp.
- Kết mạc: Phù nề là do dịch thấm qua các mao mạch có lỗ của kết mạc
- Trên kết mạc còn thấy các hình ảnh tổn thương cơ bản khác như:

Khoa Y Trang 19
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
- Hột: Rõ nhất ở hai góc trong, ngoài của kết mạc mi trên, những hột này có đặc điểm là
to, trong, kẹp không vỡ)
+ Gai máu: Thấy rõ hơn ở kết mạc mi, trông như những lấm chấm đỏ, dày chi chít,
nặng hơn có thể có xuất huyết. Gai máu là tổn thương không đặc hiệu của các viêm
kết mạc.
+ Nhú gai: Làm cho kết mạc sần sùi trông như hình ảnh đá lát, thấy rõ ở kết mạc sụn
mi trên.
- Thâm nhiễm kết mạc: Xuất hiện trong các viêm nhiễm kết mạc nói chung. Kết mạc mất
độ trong bóng bình thường, trở nên dày và đỏ
- Giả mạc và màng: Là dịch thấm fibrin thoát ra qua các mạch máu kết mạc bị viêm
nhiễm cùng các bạch cầu đa nhân và có thể đông lại trên bề mặt biểu mô kết mạc.
- Ghèn mắt : Nhiều ghèn nhưng tuỳ theo tác nhân mà ghèn có đặc điểm khác nhau, ví dụ:
ghèn mắt nhiều và loãng, hơi dính thường là của viêm kết mạc cấp do virus; viêm do
tụ cầu có ghèn màu vàng; viêm do lậu ghèn mắt giống như mủ; viêm do liên cầu tan
huyết, bạch hầu là những vi khuẩn có độc tính cao thường gây giãn mạch, tạo màng giả
bám chặt vào kết mạc mi khi bóc sẽ chảy máu; viêm kết mạc mùa xuân ghèn mắt có
đặc điểm là trong, dai, dính, có thể kéo ra thành sợi…
- Hạch: ở trước tai, dưới hàm, to bằng hạt lạc, hạt đậu đen, di động, đau.
- Thị lực không giảm (chú ý lau kỹ ghèn trước khi đo thị lực), giúp cho việc chẩn đoán
phân biệt với những bệnh có tổn thương giác mạc
- Giác mạc trong.
- Tiền phòng, đồng tử, nhãn áp bình thường.
3. Xét nghiệm cận lâm sàng:
- Cấy khuẩn, soi tươi tiết tố tìm vi khuẩn.
- Xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang tìm virus.
- Xét nghiệm máu thấy bạch cầu Eosinophil tăng trong viêm dị ứng.
- Xét nghiệm tế bào bằng phương pháp nạo kết mạc sẽ thấy tỷ lệ bạch cầu đa nhân tăng
cao nếu là căn nguyên vi khuẩn, tỷ lệ bạch cầu limpho chiếm ưu thế nếu là căn nguyên
virus, tỷ lệ bạch cầu ái toan (Eosinophil) cao nếu là viêm dị ứng, nếu thấy tế bào có thể
vùi thì đó là viêm kết mạc do Chlamydia…
IV. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
Nhiều loại viêm kết mạc có xu hướng tự khỏi như viêm kết mạc do virus APC, do
chlamydia, một số viêm kết mạc do dị ứng … Tuy nhiên có một số loại viêm kết mạc có
diễn biến bệnh lý đáng quan tâm như:
- Viêm kết mạc do cầu khuẩn lậu có thể nhanh chóng chuyển sang viêm loét giác mạc và
tiếp đó là biến chứng thủng nhãn cầu.

Khoa Y Trang 20
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
- Viêm kết mạc do virus APC: khoảng một tuần sau lúc khởi phát viêm kết mạc sẽ xuất
hiện viêm giác mạc chấm nông. Bệnh nhân cảm thấy mắt bị kích thích, chói, chảy nước
mắt và giảm thị lực.
- Viêm kết mạc mùa xuân: nhú gai quá phát ở kết mạc sụn mi trên kết hợp với các yếu tố
bệnh lý khác của tình trạng dị ứng - miễn dịch tại mắt gây ra loét trợt nông ở giác mạc.
- Viêm kết mạc có giả mạc: nếu không được bóc đi và kết hợp dùng thuốc tích cực thì
tình trạng viêm sẽ kéo dài và về sau để lại sẹo dúm dó ở kết mạc ….
V. ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG
1. Dùng thuốc kháng sinh và thuốc sát trùng:
- Thuốc nước: Chloromicetin 4%o, Sulfat kẽm 1%o nhỏ 10 – 20 lần/ngày
- Thuốc mỡ : Tetraxyclin 1%, Gentamicin. Các thuốc này tra 1lần/ tối (trước khi đi ngủ)
- Có thể dùng riêng lẻ hay kết hợp cả 2.
2. Chống viêm:
- Corticoid dùng dưới dạng thuốc rỏ mắt hoặc tiêm dưới kết mạc nhưng chỉ định phải hết
sức thận trọng và dùng trong thời gian ngắn (chỉ 3-5-7 ngày). Trên thị trường hiện nay
rất hay gặp loại thuốc nhỏ mắt phối hợp kháng sinh với corticoid.
- Cách phối hợp này tạo ra sự thuận tiện cho người bệnh nhưng nếu phải dùng kéo dài thì
cần được theo dõi nhãn áp vì corticoid có thể gây tăng nhãn áp và đục thể thuỷ tinh.
Một nguy cơ cần được nhắc tới khi dùng corticoid nhỏ mắt kéo dài là gây giảm sức đề
kháng dễ dẫn tới bội nhiễm nấm, vi khuẩn, virus herpes…., những bệnh rất nguy hiểm
cho mắt.
3. Nâng đỡ cơ thể, tăng tái tạo biểu mô:
- Các vitamin A, B, C dùng đường uống
- Băng che để mắt đỡ bị kích thích.
4. Phòng bệnh :
- Viêm kết mạc, nhất là các viêm kết mạc thành dịch, nói chung có xu hướng tự khỏi.
Tuy nhiên, có loại viêm kết mạc rất dai dẳng, tương đối khó chữa như viêm kết mạc
mùa xuân, viêm kết mạc có hột. Nhiều khi còn thêm cả biến chứng do thuốc điều trị
chúng. Có loại viêm kết mạc nhanh chóng dẫn đến tổn thương giác mạc như viêm do
cầu khuẩn lậu hoặc ít gặp hơn như viêm do adenovirus. Điều đó cho ta thấy cũng
không nên xem nhẹ mặt bệnh này. Khi khám bệnh cần kiểm tra tình trạng thị lực, giác
mạc… để tránh có những sự bỏ sót hoặc biến chứng đáng tiếc.
- Cách ly người bệnh không cho dùng chung chậu, khăn mặt. Khăn mặt của người
- bệnh cần được giặt xà phòng và phơi nắng.
- Tra thuốc phòng bệnh cho người lành.
- Thầy thuốc: Vệ sinh tay khám và chú ý khử trùng dụng cụ để tránh trở thành

Khoa Y Trang 21
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
- trung gian truyền bệnh.
C. BỆNH GLAUCOMA
I. ĐẠI CƯƠNG:
1. Định nghĩa
Glaucoma là một nhóm bệnh do nhiều nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh gây ra nhưng
trong giai đoạn toàn phát có 3 dấu hiệu đặc trưng cho mọi hình thái, những dấu hiệu
đó là:
- Nhãn áp tăng cao từ 25mmHg trở lên
- Thị trường thu hẹp
- Soi đáy mắt có dấu hiệu lõm teo đĩa thị
Phân loại:
- Glaucoma nguyên phát: là hình thái glaucoma không kèm theo bệnh lý mắt và toàn
thân nào làm cản trở lưu thông thủy. Bệnh thường ở 2 mắt và có thể di truyền.
- Glaucoma thứ phát:là hình thái glaucoma kèm theo bệnh lý mắt và toàn thân cản trở
lưu thông thủy dịch. Bệnh thường ở 1 mắt và ít có tính chất gia đình
- Glaucoma bẩm sinh
2. Dịch tễ học
- Glaucoma là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù loà ở nước ta cũng như
trên thế giới, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến mù loà
vĩnh viễn. Theo số liệu thống kê của ngành mắt năm 2002, tỷ lệ mù loà do glaucoma ở
Việt nam là 5,7%. Tỷ lệ glaucoma góc đóng là 79,8% và tỷ lệ glaucoma góc mở là
20,2%.Bệnh glaucoma nguyên phát có tính chất gia đình.Tiền sử gia đình được coi là
yếu tố cóý nghĩa trong bệnh glaucoma nguyên phát. Các nhà khoa học đã xác định
được gen gâybệnh đối với glaucoma góc mở nguyên phát. Trong glaucoma góc đóng
nguyên phát, ngườita nhận thấy glaucoma góc đóng có thể được di truyền nhưng tiền
sử gia đình không chophép khẳng định trong tương lai người ruột thịt của bệnh nhân
glaucoma góc đóng có bị glaucoma hay không.
- Glaucoma là bệnh liên quan đến tuổi, tuổi càng cao tỷ lệ bị glaucoma càng lớn. Bệnh
thường gặp ở những người từ 35 tuổi trở lên.
- Bệnh glaucoma góc đóng hay gặp ở những mắt có cấu trúc đặc biệt như sau: mắt nhỏ,
giác mạc nhỏ, tiền phòng nông, góc tiền phòng hẹp, thể thuỷ tinh to hơn bình thường,
vị trí của thể thuỷ tinh nhô ra trước, viễn thị. Glaucoma góc đóng thường xảy ra trên
những người da vàng. Điều này được giải thích do nhãn cầu của người da vàng thường
nhỏ.
- Glaucoma góc mở thường xảy ra ở những người da đen và da trắng do đặc điểm cấu
trúc nhãn cầu và kích thước độ cong giác mạc ở người da đen và da trắng lớn.

Khoa Y Trang 22
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
- Bệnh thường xảy ra trên những cơ địa dễ xúc cảm, tỷ lệ gặp ở nữ cao hơn nam.
II. YẾU TỐ NGUY CƠ
1. Glaucoma góc đóng:
- Lớn tuổi
- Giác mạc nhỏ
- Tiền phòng nông, góc hẹp
- TTT to hơn bình thường,
- TTT nhô ra trước, viễn thị.
- Người da vàng
- Gia đình có người bệnh
2. Glaucoma góc mở:
- Lớn tuổi
- Da đen
- Da trắng
III. CƠ CHẾ BỆNH SINH
1. Sinh lý lưu thông thủy dịch
- Thủy dịch được tiết ra bởi các tế bào biểu mô bài tiết ở nếp thể mi, thủy dịch từ hậu
phòng qua lỗ đồng tử qua tiền phòng.
- Từ tiền phòng thủy dịch đến góc tiền phòng, qua lưới bè vào các tĩnh mạch củng mạc
rồi vào hệ tuần hoàn chung
- Vai trò của thủy dịch:
+ Tạo nhãn áp
+ Giữ độ cong giác mạc
+ Nuôi dưỡng giác mạc và thể thủy tinh
2. Cơ chế bệnh sinh trong bệnh glaucoma góc đóng nguyên phát
a. Cơ chế nghẽn đồng tử
- Trên những mắt có cấu trúc thể thuỷ tinh to hơn bình thường, hoặc vị trí thể thuỷ tinh
nhô ra trước hơn người bình thường, khi đó mặt trước của thể thuỷ tinh sẽ áp sát mặt
sau mống mắt gây nghẽn đồng tử. Thuỷ dịch không thoát ra tiền phòng, sẽ bị ứ lại ở
hậu phòng và áp lực hậu phòng tăng lên, chân mống mắt bị đẩy vồng ra trước áp vào
vùng bè củng giác mạc gây đóng góc. Thuỷ dịch bị ứ lại trong nhãn cầu gây tăng nhãn
áp.
b. Nghẽn trước vùng bè củng giác mạc (cơ chế đóng góc)
- Trên những mắt có cấu trúc giác mạc nhỏ, tiền phòng nông, góc tiền phòng hẹp. Khi
đồng tử dãn chân mống mắt dầy lên dính vào mặt sau giác mạc do đó góc tiền phòng bị

Khoa Y Trang 23
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
đóng lại. Thuỷ dịch không thoát qua vùng bè vào hệ thống tĩnh mạch nên ứ lại trong
nhãn cầu gây tăng nhãn áp.
- Glaucoma góc đóng có thể xảy ra mà không có hiện tượng nghẽn đồng tử. Một số
trường hợp bề mặt mống mắt bằng phẳng, tiền phòng ở trung tâm có vẻ sâu. Hiện
tượng này là do dị dạng của mống mắt, không có nghẽn đồng tử. Sau khi đồng tử dãn
vùng chu vi mống mắt dồn lên và bít vào vùng bè gây đóng góc.
3. Cơ chế bệnh sinh trong Glaucoma góc mở nguyên phát
- Cơ chế bệnh sinh của glaucoma góc mở nguyên phát còn chưa được biết rõ. Bệnh
thường tương ứng với tổn thương thần kinh thị gây ra bởi sự rối loạn tuần hoàn cung
cấp máu cho đĩa thị và tình trạng tăng nhãn áp do rối loạn quá trình lưu thông thuỷ dịch
ở vùng bè
IV. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN
1. Triệu chứng lâm sàng
a. Glaucoma góc đóng nguyên phát:
Đây là thể lâm sàng điển hình nhất
- Hoàn cảnh xuất hiện: Khởi phát đột ngột, có thể xảy ra sau một số yếu tố phát động như
xúc động mạnh, dùng thuốc toàn thân, tại mắt có tác dụng huỷ phó giao cảm hoặc cường
alpha giao cảm....
- Triệu chứng cơ năng: Đột nhiên bệnh nhân thấy đau nhức mắt, nhức xung quanh hố mắt,
nhức lan lên nửa đầu cùng bên. Kèm theo bệnh nhân nhìn thấy mờ nhiều, nhìn đèn có
quầng xanh đỏ. Đôi khi bệnh nhân thấy sợ ánh sáng, chảy nước mắt nhưng không tiết rửa
mắt.
- Triệu chứng thực thể: Mi mắt sưng nề, mắt đỏ theo kiểu cương tụ rìa, giác mạc phù nề
mờ đục có bọng biểu mô, tiền phòng nông, đồng tử dãn méo mó mất phản xạ với ánh
sáng, thể thuỷ tinh phù nề đục màu xanh lơ có thể có các vết rạn bao trước, dịch kính phù
nề. Đáy mắt trong cơn cấp diễn khó soi được do phù nề các môi trường trong suốt, những
trường hợp soi được đáy mắt thấy gai thị hồng có thể có xuất huyết quanh gai.
- Triệu chứng toàn thân: Một số trường hợp glôcôm có kèm theo một số triệu chứng toàn
thân như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, vã mồ hôi...
- Các xét nghiệm chức năng:
+ Thị lực giảm sút trầm trọng có khi chỉ còn phân biệt được ánh sáng
+ Nhãn áp tăng cao trên 30mmHg có thể trên 60 mmHg, nếu sờ tay thấy nhãn cầu căng
cứng như hòn bi
+ Thị trường có thể tổn thương hay chưa tuỳ theo thời gian bệnh nhân đến viện
b. Glaucoma góc mở:

Khoa Y Trang 24
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
- Triệu chứng cơ năng: Bệnh nhân thỉnh thoảng có những cơn đau tức ở mắt, nhứctrên
cung lông mày, nhìn mờ như qua màng sương nhìn đèn có quầng xanh đỏ.
- Triệu chứng thực thể:
+ Kết mạc không cương tụ hoặc cương tụ rìa nhẹ.
+ Giác mạc bình thường về chiều dầy và độ cong.
+ Tiền phòng sâu sạch.
+ Đồng tử tròn kích thước có thể bình thường hoặc hơi dãn, phản xạ với ánh sáng
còn hoặc mất.
+ Nhãn áp từ 25mmHg trở lên.
+ Đáy mắt thường có lõm teo đĩa thị.
+ Thị trường thường thu hẹp
2. Chẩn đoán
a. Chẩn đoán xác định
Dựa vào các triệu chứng chính của bệnh:
- Nhãn áp trên 25mmHg
- Thị trường có thể tổn thương hoặc chưa.
- Đáy mắt có thể có lõm đĩa thị giác
b. Chẩn đoán hình thái
Glôcôm góc đóng
- Tiền phòng nông
- Góc tiền phòng đóng
Glôcôm góc mở
- Tiền phòng sâu
- Góc tiền phòng mở rộng
c. Chẩn đoán phân biệt
- Viêm mống mắt thể mi
- Viêm kết mạc cấp
V. ĐIỀU TRỊ
1. Nội khoa:
- Thuốc tra tại chỗ bằng các loại thuốc co đồng tử như Pilocacpin1%
- Toàn thân: Uống axetazolamit . Đối với những trường hợp cơn tối cấp, bệnh nhân nôn
mửa nhiều, dùng thuốc uống không kết quả có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng
Diamox tiêm tĩnh mạch chậm
- Ngoài ra có thể dùng thêm các loại thuốc giảm đau, an thần.
2. Ngoại khoa:
- Phẫu thuật cắt mống mắt ngoại vi dự phòng: bằng Laser hoặc phẫu thuật

Khoa Y Trang 25
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
VI. PHÒNG BỆNH
1. Phát hiện sớm glaucoma
- Bệnh glaucoma nguyên phát có tính chất gia đình và tự phát mà không do tác nhân từ
bên ngoài vì vậy phòng bệnh glaucoma nguyên phát là rất khó thực hiện. Tuy nhiên
nhằm giảm bớt tỷ lệ mù loà do bệnh glaucoma cần thiết phải được phát hiện sớm.
2. Đối tượng cần thiết được phát hiện sớm glaucoma
Đối tượng này là những người có nguy cơ cao mắc bệnh:
- Những người ruột thịt của bệnh nhân glaucoma nguyên phát nhất là những người trên
35 tuổi.
- Những người có mắt với cấu trúc giải phẫu thuận lợi cho bệnh glaucoma
- Những người có triệu chứng nghi ngờ glaucoma:
+ Đau nhức mắt nhìn mờ nhìn đèn có quầng xanh đỏ.
+ Nhãn áp từ 22mmHg đến 24 mmHg.
+ Đáy mắt có lõm gai rộng hơn 3/10, nhất là những trường hợp lõm gai thị ở 2 mắt không
cân xứng.
3. Phương pháp phát hiện sớm glaucoma
- Theo dõi nhãn áp: Phương pháp này chỉ được thực hiện tại các cơ sở nhãn khoa,
hoặc bởi các kỹ thuật viên hoặc y tá có trình độ đo nhãn áp chuẩn xác.
- Đo nhãn áp cho những nhóm đối tượng này từ 2 đến 6 lần trong 1 ngày, theo dõi liên
tục trong 3 ngày liền.
4. Một số phuơng pháp góp phần phát hiện sớm bệnh glaucoma
- Tuyên truyền cho người dân có hiểu biết nhất định về triệu chứng của bệnh glaucoma
từ đó người bệnh có thể tự phát hiện ra bệnh của mình và đi tới khám sớm tại các cơ
sở nhãn khoa.
- Bệnh glaucoma dù đã được điều trị bởi bất kỳ phương pháp nào đều có tỷ lệ tái phát
nhất định vì vậy người bệnh cần được theo dõi định kỳ tại các cơ sở nhãn khoa
5. Phòng bệnh
Bệnh glaucoma nguyên phát không thể phòng bệnh được. Tuy nhiên một số nguyên nhân
khác có thể dẫn đến glaucoma thứ phát. Tiến triển của glaucoma thứ phát cũng rất nặng nề
và có thể dẫn đến mù loà giống như glaucoma nguyên phát. Vì vậy việc phòng bệnh tránh
gây ra glaucoma thứ phát cũng góp phần làm giảm bớt tỷ lệ mù loà do bệnh glaucoma
a. Một số nguyên nhân gây bệnh glaucoma thứ phát
- Điều trị các chế phẩm có corticoid tại mắt và toàn thân trong thời gian dài
- Bệnh nhân bị bệnh đái đường không được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ đường máu.
- Bệnh nhân bị cao huyết áp có biến chứng tại mắt nhưng không được điều trị đúng, kịp
thời.

Khoa Y Trang 26
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
- Bệnh nhân bị bệnh viêm màng bồ đào, bị chấn thương, bị bỏng mắt, không được điều trị
kịp thời.
- Bệnh nhân bị bệnh đục thể thuỷ tinh ở giai đoạn cuối gây biến chứng tăng nhãn áp.
b. Một số điều cần tuyên truyền tại cộng đồng
- Mọi người không được lạm dụng thuốc có chứa corticoid nhất là những thuốc tra tại mắt
vì có thể dẫn đến mù loà do bị glaucoma, đục thể thuỷ tinh, loét giác mạc. Nếu phải điều
trị corticoid toàn thân trong một số bệnh lý khác cần phải được theo dõi chặt chẽ nhãn áp
để phát hiện kịp thời những biến chứng do thuốc gây ra.
- Những người bị mắc bệnh đái đường, bệnh cao huyết áp cần thiết được điều trị đúng để
đường huyết, hoặc huyết áp ổn định ở mức bình thường, mặt khác phải được kiểm tra đáy
mắt định kỳ nhằm phát hiện tình trạng võng mạc thiếu máu do những bệnh này gây ra để
điều trị laser dự phòng glaucoma.
- Những người được chẩn đoán bị đục thể thuỷ tinh cần theo dõi và mổ đúng thời điểm để
tránh những biến chứng do đục thể thuỷ tinh giai đoạn cuối gây ra.
- Hướng dẫn cho người dân biết cách sơ cứu bỏng hoá chất, chấn thương. Điều trị đúng,
tích cực những trường hợp bỏng hoặc chấn thương tránh biến chứng dính mống mắt
- Cần thiết phát hiện được những bệnh lý tại mắt và chuyển đi tuyến trên kịp thời.
D. ĐỤC THỦY TINH THỂ
I. ĐẠI CƯƠNG
- T3 là một thấu kính trong suốt, 2 mặt lồi. Dầy khoảng 4 mm, đường kính ngang 9 mm.
- Về mặt khúc xạ, có giá trị là + 20D trong tổng công suất hội tụ của mắt.
- T3 là một cấu trúc không có mạch máu và không mạch bạch huyết.
- Chức năng chủ yếu của T3 là điều tiết. Khoảng 40 tuổi, lực điều tiết giảm  lão thị.
- Đục T3 là nguyên nhân hàng đầu gây mù
- Hay gặp ở người > 50 tuổi, Phụ nữ > Nam
II. LÂM SÀNG
- Thị lực giảm, có cảm giác nhìn qua một màng sương, tiến triển từ từ trong một thời
gian dài.
- Lóa mắt, không chịu được ánh sáng ban ngày hay đèn pha trước mặt.
- Cận thị hóa: gây triệu chứng cận thị từ nhẹ đến trung bình ở bệnh nhân lão thị, khi đó
độ lão thị sẽ giảm.
- Song thị: do đục T3 không đồng đều giữa 2 mắt.
- Mắt không đỏ, không đau nhức (do T3 không mạch máu và thần kinh).
- Chủ yếu là quan sát lỗ đồng tử, lỗ đồng tử đục trắng 1 phần hay toàn bộ.
- Để khám chính xác, nên cho thuốc dãn đồng tử trước khi khám.
III. ĐIỀU TRỊ

Khoa Y Trang 27
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
- Phẫu thuật: giải quyết triệt để bệnh đục thủy tinh thể.
- Thuốc nhỏ mắt dùng trong: đục thủy tinh thể khởi phát, đục thủy tinh thể chờ đến giai
đoạn phẫu thuật.
- Các thuốc này chưa chứng minh có thể làm tan được đục T3
IV. PHÒNG CHỐNG MÙ LÒA DO ĐỤC T3
- Đục T3 là một bệnh điều trị được và tỷ lệ thành công hơn 90%.
- Tuyên truyền vận động nhân dân đi khám mắt khi có triệu chứng mờ mắt để sớm phát
hiện đục T3.
- Huấn luyện cán bộ y tế cơ sở biết khám và phát hiện đục T3, để tham gia vào các
chương trình phòng chống mù lòa ở địa phương.
E. TẬT KHÚC XẠ
I. MẮT CHÍNH THỊ
- Là mắt bình thường về quang học. Khi nhìn 1 vật ở vô cực (về quang sinh lý là 5m),
các tia sáng song song từ vô cực đến mắt sẽ hội tụ trên võng mạc tức tiêu điểm sau
trùng võng mạc.
- Điều tiết: Là khả năng thay đổi độ hội tụ của thủy tinh thể để ảnh của vật luôn luôn
trùng với võng mạc. Giúp mắt luôn nhìn rõ nét ở những khoảng cách khác nhau.
- Cận điểm: Là điểm gần nhất mắt vẫn nhìn thấy rõ với điều tiết tối đa.
- Viễn điểm: Là điểm xa nhất mắt vẩn còn nhìn thấy rõ mà không cần điều tiết.
II. THỊ LỰC VÀ TẬT KHÚC XẠ
THỊ LỰC:
- Là khả năng nhận thức rõ chi tiết
- Hay nói cách khác là khả năng mắt phân biệt 2 điểm riêng biệt gần nhau.
TẬT KHÚC XẠ:
 Mắt có tật khúc xạ khi nhìn một vật ở vô cực
 Các tia sáng song song từ vô cực đến mắt sẽ hội tụ trước hoặc sau võng mạc.
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
- Tuổi:
+ Lứa tuổi mới sanh gần như tất cả trẻ em đều viễn thị +2.5 đến +3.0 D sau đó giảm
dần tới tuổi thanh niên.
+ Người già mắt cũng có thể bị viễn thị do khúc xạ của thuỷ tinh thể giảm đi, do giảm
điều tiết.
+ Tật cận thị thường phát triển ở lứa tuổi đi học, độ cận ổn định ở tuổi 25.
- Điều kiện làm việc:
+ Tỉ lệ cận thị tăng nhanh và đều đặn ở những người sử dụng nhiều thị giác gần như
+ Học sinh.

Khoa Y Trang 28
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
+ Sinh viên.
- Ánh sáng
+ Càng mạnh thị lực càng tăng.
+ Nhưng đến một mức tối đa thì không tăng nữa.
PHƯƠNG PHÁP ĐO THỊ LỰC
 Bảng thị lực cách mắt 5m.
 Độ sáng bảng thị lực phải đạt 100 Lux.
 Nếu bệnh nhân mới từ chỗ sáng vào chỗ tối phải cho nghỉ 10-15’.
PHÂN LOẠI TẬT KHÚC XẠ
- CẬN THỊ
+ Nhãn cầu có đường kính dài hơn bình thường
+ Các tia song song hội tụ ở phía trước võng mạc.
- VIỄN THỊ
+ Nhãn cầu có đường kính ngắn hơn bình thường.
+ Các tia song song hội tụ ở sau võng mạc.
- LOẠN THỊ
+ Độ cong của giác mạc không đồng đều.
+ Nên những điểm hội tụ trên võng mạc khác nhau làm hình ảnh bị mờ
CHẨN ĐOÁN TẬT KHÚC XẠ
- Chẩn đoán xác định tật khúc xạ dùng kính lỗ.
- Thị lực của mắt có tật khúc xạ tăng khi đeo kính lỗ .
III. ĐIỀU TRỊ TẬT KHÚC XẠ
- Nguyên tắc: đưa mắt trở về tình trạng chính thị. Đeo kính: kính gọng hoặc kính tiếp
xúc
- Đối với cận thị: chọn kính cầu phân kỳ (kính -) có số nhỏ nhất cho thị lực tối đa.
- Đối với viễn thị: đeo kính cầu hội tụ (kính +) thích hợp: chọn kính hội tụ có số lớn nhất
cho thị lực tối đa.
- Đối với loạn thị: phối hợp kính trụ và kính cầu thích hợp
- Phẫu thuật: Hiện nay người ta có thể phẫu thuật tác động lên giác mạc, thuỷ tinh thể để
điều trị cận thị, loạn thị.
IV. PHÒNG BỆNH CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG
- Cường độ ánh sáng phải đủ và phân bố tốt.
- Tư thế ngồi học phải tự nhiên, thoải mái.
- Chữ in trong sách phải rõ ràng, giấy không quá bóng.
- Đảm bảo sức khoẻ cơ thể.
- Mật độ làm việc gần nên giảm bớt nếu có dấu hiệu mệt mỏi thị giác.

Khoa Y Trang 29
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn

BÀI 2. GIẢI PHẪU SINH LÝ RĂNG HÀM MẶT VÀ MỘT SỐ


BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP

GIẢI PHẪU SINH LÝ RĂNG HÀM MẶT

MỤC TIÊU
- Trình bày được giải phẫu răng hàm mặt
- Phân tích chức năng sinh lý của răng hàm mặt
- Thực hiện được phương pháp chải răng đúng cách

1. Một số định nghĩa


- Hệ thống nhai là một tổng thể, một đơn vị chức năng. Thành phần hệ thống nhai gồm:
răng, nha chu, xương hàm, khớp thái dương hàm, cơ hàm, hệ thống môi má lưỡi, tuyến
nước bọt, hệ thống mạch máu và thần kinh nuôi dưỡng và chi phối các cơ quan đó.
- Cơ quan răng bao gồm răng và nha chu (quanh răng), là đơn vị hình thái và chức năng
của bộ răng.
- Răng là bộ phận trực tiếp nhai, nghiền thức ăn, nha chu là bộ phận giữ và nâng đỡ răng,
đồng thời là bộ phận nhận cảm, tiếp nhận và dẫn truyền lực nhai.
- Răng chính danh gồm men, ngà (mô cứng) và tủy (mô mềm).
- Nha chu gồm xê-măng, dây chằng, xương ổ răng, nướu.

Hình. Bộ răng vĩnh viễn


2. Một số khái niệm
a. Răng sữa – răng vĩnh viễn.
Khoa Y Trang 30
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
- Lúc mới sinh, trẻ không có răng trong miệng. Bộ răng sữa là bộ răng tạm thời, bắt đầu
mọc lúc 6 tháng tuổi, mọc đầy đủ lúc 24 - 36 tháng.
- Khi trẻ được khoảng 6 tuổi, các răng vĩnh viễn đầu tiên bắt đầu mọc, đó là răng số 6 (
răng sáu tuổi, răng cối lớn thứ nhất, răng cối lớn 1). Sau đó các răng khác của bộ răng vĩnh
viễn sẽ mọc lên để thay thế các răng sữa. Bộ răng vĩnh viễn mọc đầy đủ ở tuổi 18-25.
- Giai đoạn từ 6-7 tuổi đến 12 tuổi, trong miệng trẻ sẽ có hai loại răng cùng tồn tại, được
gọi là bộ răng hỗn hợp.
b. Công thức răng
- Công thức răng là một dãy chữ và số, dùng để biểu diễn số lượng răng của từng nhóm
răng ở một bên hàm (gồm nửa hàm trên và nửa hàm dưới)
- Công thức bộ răng sữa:
+ Cửa 2/2 - Nanh 1/1 - Cối sữa 2/2 = 10
+ Có 10 răng sữa mỗi nửa hàm, bộ răng sữa đầy đủ có 20 răng.
- Công thức bộ răng vĩnh viễn của người :
+ Cửa 2/2 - nanh 1/1 - cối nhỏ 2/2 - cối lớn 3/3 = 16
+ Có 16 răng vĩnh viễn mỗi hàm, bộ răng vĩnh viễn của người đầy đủ có 32 răng.
- Các răng cửa và răng nanh gọi chung là răng trước, các răng cối sữa hoặc răng cối lớn và
răng cối nhỏ gọi chung là răng sau.
- Răng vĩnh viễn ký hiệu bằng số 1 đến 8, răng sữa ký hiệu I đến V. Hàm được chia làm 4
phần hàm trên bên phải đến hàm dưới bên phải từ 1 - 4. Ví dụ răng 16 (một sáu) là răng cối
lớn 1 hàm trên bên phải.

Hình. Sơ đồ hàm răng vĩnh viễn trên và dưới


3. Sơ lược cấu trúc răng

Khoa Y Trang 31
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn

Hình 8.3. Cấu tạo răng


3.1. Cấu tạo của răng: bao gồm men răng, ngà răng (mô cứng) và tủy răng (mô mềm).
a. Men răng
- Phủ mặt ngoài ngà thân răng, là mô cứng nhất trong cơ thể, có tỉ lệ chất vô cơ cao (96%)
- Hình dáng và bề dày của men răng được xác định từ trước khi mọc răng ra, trong đời
sống men răng không có sự bồi đắp thêm mà chỉ mòn dần theo tuổi, nhưng có sự trao đổi
về vật lý hóa học với môi trường miệng.
b. Ngà răng
- Kém cứng hơn men, chứa tỉ lệ chất vô cơ thấp hơn men (75%). Trong ngà có nhiều ống
ngà, chứa đuôi bào tương của nguyên bào ngà.
- Bề dày của ngà răng thay đổi trong đời sống do hoạt động của nguyên bào ngà. Ngà răng
ngày càng dày theo hướng về phía hốc tủy răng làm hẹp dần hốc tủy.
c. Tủy răng
- Là mô liên kết mềm, nằm trong hốc tủy gồm tủy chân và tủy thân.
- Tủy răng có nhiệm vụ duy trì sự sống của răng, cụ thể là sự sống của nguyên bào ngà và
tạo ngà thứ cấp, nhận cảm giác của răng. Trong tủy răng có chứa nhiều mạch máu, mạch
bạch huyết và đầu tận cùng của thần kinh.
3.2. Bộ phận nâng đỡ răng (nha chu):

Khoa Y Trang 32
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn

Hình. Các bộ phận nậng đỡ răng


Bao gồm xương ổ răng, xê – măng, dây chằng nha chu và nướu (lợi) răng.
a. Chức năng của nướu
- Góp phần vào việc bám dính, giữ vị trí ổn định cho các răng trong xương ổ răng.
- Liên kết các răng riêng lẻ thành cung răng liên tục
- Duy trì sự liên tục của biểu mô phủ hốc miệng
- Tạo phòng tuyến ngoại vi chống sự xâm nhập của vi khuẩn
b. Dây chằng nha chu: mô liên kết sợi, đậm đặc nối răng và xương ổ răng. Chức năng:
- Cột chặt
- Hấp thu lực va chạm
- Truyền lực nhai đến xương ổ răng
c. Cement
- Là chỗ bám cho dây chằng nha chu nối răng vào xương ổ răng.
- Sự bồi đắp liên tục và suốt đời bù trừ sự mòn của răng.
d. Xương ổ răng: là phần của xương hàm trên, hàm dưới dùng làm chỗ tựa cho răng, nơi
dây chằng nha chu bám vào.
- Neo giữ răng trong xương ổ răng.
- Liên kết các răng trong cung răng
- Tự thích nghi với những thay đổi.
- Tham gia sửa chữa.
- Duy trì sự che phủ của biểu mô, tạo hàng rào chống nhiễm trùng.

KHÁM RĂNG HÀM MẶT

MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:


1. Kể được các nguyên tắc khám ngoài mặt và trong miệng
2. Nhận biết được các cấu trúc giải phẫu học bình thường trong miệng
3. Nhận dạng rõ những biến đổi thông thường của răng và niêm mạc miệng
Khoa Y Trang 33
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
4. Ghi được phiếu khám tổng quát của bệnh nhân
I. NGUYÊN TẮC KHÁM :
1. Mục đích khám lâm sàng:
- Phát hiện những bất thường vùng răng miệng để điều trị.
- Phát hiện những dấu hiệu miệng liên quan bệnh tòan thân đã biết hay bệnh nhân không
hề hay biết.
a. Dụng cụ khám:
- Khay, gương phẳng, cây thám trâm, kẹp gắp, cây đo túi nha chu, gòn, gạc, dụng cụ xịt
hơi, xịt nước…
b. Phương tiện khám:
- Nhìn: ánh sáng tốt, quan sát bằng 2 cách
+ Trực tiếp
+ Gián tiếp qua gương
- Sờ: bằng ngón tay, 3 cách:
+ Ấn: trực tiếp mô mềm (khám tuyến nước bọt…), ấn trên mô cứng lân cận (khám hệ cơ,
hạch quanh hàm, xoang mặt, nướu răng, khẩu cái…)
+ Bằng ngón cái và ngón 2 của một bàn tay (khám môi, niêm mạc má, lưỡi, cơ cổ, tuyến
giáp…)
- Gõ: 2 cách:
+ Trực tiếp bằng ngón tay
+ Gián tiếp bằng dụng cụ kim lọai
- Nghe: 2 cách
+ Trực tiếp bằng tai
+ Gián tiếp bằng ống nghe (khớp thái dương hàm, mạch đập, tiếng thổi của u máu…)
- Ngửi: mùi hôi (do VSRM kém…), mùi của mủ (áp xe), mùi aceton (tiểu đường)…
2. Khám kỹ lưỡng và tóan diện
3. Khám theo một trình tự cố định.
II. HỎI BỆNH NHÂN:
1. Lý do đến khám.
2. Bệnh sử.
3. Tiền sử răng miệng.
4. Tiền sử bệnh bản thân và gia đình.
III. KHÁM VÙNG CỔ MẶT:
1. Mặt:
- Mặt nhìn thẳng và nhìn nghiêng: cân xứng / bất thường.
2. Da:
- Màu sắc da.
- Cảm giác: bình thường / tăng / giảm / dị cảm.
- Tổn thương trên da: có / không.
3. Hạch cổ:
- Nhìn: có thể cho bệnh nhân nghiêng đầu về phía bên kia để nổi rõ hạch cần khám.
- Sờ: là phương pháp thường sử dụng: đứng phía sau bệnh nhân.
• Hạch dưới hàm, hạch dưới cằm.

Khoa Y Trang 34
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
• Hạch trước tai: các ngón tay sờ vùng trước tai.
• Chuỗi hạch dọc giữa cổ.
• Chuỗi hạch trên đòn.
4. Tuyến nước bọt:
• Nhìn vùng mang tai và vùng dưới hàm.
• Sờ ấn trực tiếp (tuyến mang tai) và sờ kỹ thuật 2 ngón (tuyến dưới hàm)
5. Khớp thái dương hàm:
• Sờ khớp thái dương hàm: đặt ngón 2 vào vùng khớp (trước đối bình tai khoảng 1cm):
sưng, đau…?
• Đánh giá vận động hàm dưới: đặt các ngón tay vào vùng khớp, cho bệnh nhân há tối đa,
ngậm lại, đưa hàm dưới ra trước và sang hai bên để khảo sát
• Đánh giá biên độ há tối đa: đo bằng cách đặt các ngón tay vào khoảng giữa các răngcửa
trên và răng cửa dưới lúc há tối đa.
IV. KHÁM TRONG MIỆNG:
1. Khám khớp cắn:
• Nhìn hàm răng:
- Hình dạng cung răng
- Mặt răng mòn bất thường
- Răng mất, thiếu, di, xoay, nghiêng, trồi.
- Răng lung lay.
- Khe hở giữa răng
2. Khám mô mềm:
a. Môi:
• Nhìn: vị trí, hình dạng, thể tích, màu sắc, chức năng, tổn thương.
• Lật môi lên quan sát niêm mạc môi, thắng môi giữa và bên.
• Sờ nắn hai ngón tay trong và ngoài môi.
b. Niêm mạc má:
• Nhìn: dùng ngón tay hay gương banh má để xem rõ thay đổi màu sắc (trắng, nhiễm
sác...), tổn thương (lóet...).
• Sờ bằng kỹ thuật hai ngón trong và ngoài má để đánh giá tính chất bề dày má.
c. Các tuyến nước bọt phụ và các lỗ bài tiết của chúng.
d. Trụ Amidan (trụ trước, trụ sau), hố Amidan.
e. Lưỡi: quan sát gai lưỡi, màu sắc, cử động lưỡi
3. Khám mô cứng:
a. Mô nha chu và niêm mạc xương ổ răng:
• Nhìn: dùng gương quan sát nướu: màu sắc, hình dạng, vị trí...
• Sờ: nướu chắc / sưng, phập phều, dễ chảy máu khi thăm khám
• Độ lung lay răng.
Lưu ý: Gai nướu. Nướu rời. Nướu dính. Niêm mạc xương ổ răng. Lồi củ hàm trên
b. Răng:
• Dùng gương, thám trâm, xịt nước, xịt hơi, ánh sáng rõ.
• Ghi nhận tất cả những thay đổi của răng về:
+ Số lượng

Khoa Y Trang 35
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
+ Hình dạng
+ Cấu trúc
+ Màu sắc
+ Vị trí
+ Sự mọc răng.
V. NHỮNG BIẾN DẠNG THÔNG THƯỜNG CỦA VÙNG MIỆNG CÓ THỂ GẶP:
• Khuyết môi, khuyết mép.
• Lưỡi nhỏ, lưỡi to, lưỡi dính, lưỡi chẻ,lưỡi nứt nẻ, lưỡi bản đồ.
• Nhiễm sắc Melanine niêm mạc miệng
VII. CÁCH GHI PHIẾU ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN KHÁM TẠI KHOA RHM :
1. Phần hành chánh:
• Họ tên bệnh nhân, tuổi, phái.
• Địa chỉ gia đình, nghề nghiệp.
• Địa chỉ cơ quan, ngày khám đầu tiên.
2. Phần tiền sử bệnh:
• Hỏi tiền sử bệnh, đặc biệt là 9 lọai bệnh lý (có ghi trong phiếu) cần lưu ý nhất khi điều trị
răng miệng.
• Đánh dấu chéo x vào cột có (nếu bệnh nhân có bệnh), vào cột không (nếu không có bệnh)
trong bảng có / không.
• Nếu còn bệnh lý khác mà trong phần liệt kê không có ghi thì ghi thhêm vào bên dưới và
đánh chéo vào phần có.
3. Phần khám:
• Khám ghi vào sơ đồ răng:
- Hệ răng vĩnh viễn
- Hệ răng sữa nếu còn răng sữa trên cung răng.
• Ghi kí hiệu:
- X: răng mất, thiếu
- O: răng cần trám
- / : răng cần nhổ
- V: chân răng
- ∙ : sâu men
- O: sâu răng cần trám
• Ghi vật liệu nơi răng đã trám:
- A: Amalgam.
- Co: Composite hóa trùng hợp, quang trùng hợp
- Ce: cement
- GIC: Glass Ionomer Cement
- Eu : Eugénate.
• Ghi lọai phục hình cố định nếu đã có :
- Răng chốt
- Mão
- Cầu răng (không cần ghi kí hiệu X ở răng mất)
• Phục hình tháo lắp : bệnh nhân phải tháo hàm ra lúc khám răng miệng

Khoa Y Trang 36
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
- Ghi kí hiệu X trên răng đã nhổ
- Không ghi phục hình lắp ráp ở sơ đồ răng
• Ghi chữ nơi răng :
- Vị trí răng : xoay, nghiêng N-T-G-X, lệch, di, trồi.
- Răng dị dạng.
- Răng dư, thiếu.
- Răng đang mọc, chưa mọc.
- Vỡ
- Mòn
- Lung lay
- Lỗ dò
- Tụt nướu
- Túi nha chu - ...
4. Phần nhận xét :
• Tình trạng thay đổi của một răng hay chung của nhiều răng. Ví dụ : vôi răng, răng nhiễm
sắc tétracycline...
• Tình trạng thay đổi của niêm mạc miệng
• Biến dạng thông thường vùng miệng
• Các triệu chứng, dấu hiệu lâm sàng của bệnh lý.
5. Phần chẩn đoán : các bệnh lý
6. Kế họach điều trị : đánh dấu chéo X vào cột tương ứng với các mục cần điều trị.

BỆNH HỌC RĂNG HÀM MẶT

MỤC TIÊU
1. Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của một số bệnh lý răng hàm mặt thường
gặp
2. Biết cách chẩn đoán được các bệnh lý răng hàm mặt thường gặp
3. Nắm vững nguyên tắc điều trị và phòng ngừa các bệnh lý răng hàm mặt

A. VIÊM NƯỚU – VIÊM NHA CHU


I. ĐẠI CƯƠNG
- Là bệnh rất phổ biến của vùng răng miệng. Hay gặp ở lứa tuổi trung niên, người già.
Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp của tình trạng mất răng ở người lớn.
- Bệnh diễn tiến thầm lặng nên người bệnh thường không quan tâm => thường phát hiện
rất trễ, khi đã có nhiều biến chứng: hôi miệng, gãy răng...
- Gồm 2 hình thái:
+ Viêm nướu: tình trạng viêm chỉ khu trú ở nướu, là mô nha chu bề mặt

Khoa Y Trang 37
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
+ Viêm nha chu : là giai đoạn tiến triển của viêm nướu. Tình trạng viêm và phá huỷ ở
mô nha chu sâu (xương ổ răng, dây chằng nha chu, xê măng).
II. NGUYÊN NHÂN
- Do tình trạng vệ sinh răng miệng kém tạo điều kiện cho các mảng vi khuẩn bám dọc
theo cổ răng, khe răng.
- Vi khuẩn tích tụ trong các mảng bám này sẽ gây viêm nướu răng.
- Theo thời gian, mảng bám răng bị vôi hóa thành vôi răng => nướu sẽ bị viêm nặng hơn,
bệnh chuyển sang giai đoạn viêm nha chu.
III. LÂM SÀNG
1. Dấu chứng của bệnh viêm nướu.
- Nướu có màu đỏ hơn bình thường.
- Nướu sưng lớn hơn bình thường, đặc biệt ở gai nướu.
- Chảy máu khi chải răng, xỉa răng.
- Trường hợp nặng có thể chảy máu tự phát
- Cảm giác hôi, khó chịu trong miệng.
- Thấy vôi răng đóng ở cổ răng.
2. Dấu chứng bệnh viêm nha chu
- Chảy máu nướu khi chải răng, xỉa răng.
- Nướu đỏ, sưng, tách ra khỏi răng.
- Hơi thở hôi
- Tiêu xương ổ răng, răng lung lay hay thưa ra.
- Có túi nha chu, tạo áp xe hoặc có mủ chảy ra giữa răng và nướu
IV. DIỄN TIẾN
- Bệnh tiến triển rất thầm lặng nên người bệnh ít chú ý.
- Các nướu bị sưng to rồi tự xẹp xuống, làm người bệnh lầm tưởng là bệnh tự lành.
- Không điều trị kịp thời thì lớp mô nâng đỡ răng, dây chằng sẽ bị phá hủy , tiêu xương ổ
răng, răng bị lung lay. Cuối cùng sẽ mất răng dù răng còn nguyên vẹn, không bị sâu.

Khoa Y Trang 38
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
Quá trình viêm nha chu
V. ĐIỀU TRỊ
- Hướng dẫn vệ sinh răng miệng: cách chải răng, dùng chỉ nha khoa, dùng bàn chải kẽ
răng
- Hoá học: thuốc súc miệng, kháng sinh (penicillin, erythromycin, doxycyline nếu cần
phối hợp với clindamycin hoặc metronidazol)
- Cơ học: cạo vôi răng, xử lý mặt gốc răng.
- Phẫu thuật(nếu cần thiết).
- Điều trị duy trì :tránh tái phát, kiểm soát mảng bám và tái khám định kì.

Dùng bàn chải răng


VI. PHÒNG NGỪA
- Chải răng sau khi ăn
- Chải răng đúng cách, thay bàn chải mỗi 3 tháng/lần
- Dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày
- Khám răng định kỳ 6 – 12 tháng/lần
- Điều trị răng sâu
B. SÂU RĂNG
I. ĐẠI CƯƠNG
Sâu răng là bệnh nhiễm khuẩn, có thể điều trị và dự phòng được. Vi khuẩn gây sâu
răng là Streptococcus Mutans (SM) và Lactobacillus acidophillus (ở các giai đoạn
sau), gây ra sự phá hủy mô cứng của răng (men, ngà, cement).
II. ĐỊNH NGHĨA
Là bệnh nhiễm khuẩn của mô răng xảy ra sau khi răng mọc. Sâu răng là một bệnh đa yếu
tố chịu tác động đồng thời của vật chủ (răng, miệng), cộng đồng vi khuẩn miệng, chế độ ăn
và thời gian.
III. YẾU TỐ BỆNH CĂN
Sâu răng là bệnh phức tạp, đa yếu tố và gần như là một bệnh mắc phải do điều kiện môi
trường. Có tối thiểu 4 yếu tố chính đồng thời tương tác với nhau để tạo nên sang thương
sâu được minh họa trong sơ đồ Keyes: răng, carbonhydrat, vi khuẩn và thời gian

Khoa Y Trang 39
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn

Thời gian

Sơ đồ Keyes
- Răng: một số yếu tố làm tăng tính nhạy cảm của răng đối với sự khởi phát sâu răng ở
mỗi cá thể:
+ Giải phẫu và hình thái bất thường của răng
+ Vị trí bất thường trên cung răng
+ Các khiếm khuyết trong khi hình thành chất cơ bản và/hoặc giảm sự khoáng hóa
- Vi khuẩn: vi khuẩn gây sâu răng lên men carbohydrate tạo acid theo cơ chế dinh dưỡng
của chúng. Nói chung, Streptococcus Mutans gây khởi phát sang thương thông qua
mảng bám; trong khi đó, Lactobacillus acidophillus làm sang thương tiến triển xuống
bên dưới bề mặt.

Mảng bám vi khuẩn Streptococcus Mutans


- Carbohydrate:
+ Một mình vi khuẩn sẽ không tự gây sâu răng được, cần phải có nguồn chất đường
cho sự chuyển hóa của vi khuẩn. Các loại carbohydrate tinh chế, đặc biệt dưới dạng
sucrose là loại ưa thích của vi khuẩn gây sâu răng.
+ Vi khuẩn chuyển hóa các carbohydrate lên men, như sucrose, thành acid. Nếu pH
đủ thấp, chính sự sinh acid này sẽ làm mất khoáng men răng.

Khoa Y Trang 40
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
+ Tuy nhiên, quá trình mất khoáng này có thể phục hồi hoặc giảm nhờ sự hiện diện
của fluoride, calcium và phospho trong nước bọt góp phần tái khoáng hóa bề mặt
răng.
- Thời gian: Sâu răng chỉ phát triển khi phản ứng sinh acid kéo dài và lập đi lập lại trong
một khoảng thời gian thì mới gây mất khoáng và phá hủy các chất nền của răng.
- Tóm lại:
+ Khi vệ sinh răng miệng không kỹ, trên răng có một lớp vi khuẩn đang tăng trưởng
bám chặt gọi là mảng bám răng.
+ Vi khuẩn trong mảng bám răng sẽ cùng đường hoặc tinh bột đã được nấu chín trong
thức ăn tạo ra acid, acid này sẽ làm phá hủy men răng, ngà răng và tạo ra lỗ sâu.
IV. YẾU TỐ NGUY CƠ
- Các suy yếu về thể chất và tinh thần có ảnh hưởng đến việc giữ gìn vệ sinh hay sức
khỏe răng miệng.
- Tình trạng khô miệng, thiếu sự bảo vệ của nước bọt.
- Bệnh toàn thân: những bệnh lý mà điều trị có thể ảnh hưởng trên sinh lý nước bọt.
- Thói quen ăn uống không đúng (ăn vặt, thường hay ăn đường).
- Kinh tế xã hội: yếu tố nhân học (tuổi, chủng tộc, di truyền, giới tính), tình trạng kinh tế-
xã hội; tầng lớp xã hội, giáo dục, thu nhập, thái độ, trình độ.
- Không hay ít sử dụng flour.
- Tỉ lệ vi khuẩn sâu răng cao.
V. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH SÂU RĂNG
Có thể tóm tắt các giai đoạn của quá trình sâu răng như sau:
Giai đoạn 1: Gắn kết
Ban đầu vi khuẩn đóng khúm tại một vị trí trên răng. Giai đoạn này không thấy sang
thương và các biện pháp phòng ngừa có tác dụng tốt.

Vi khuẩn gắn kết


Giai đoạn 2: Phát triển
Vi khuẩn Streptococcus Mutans tăng sinh. Giai đoạn này cũng chưa thấy sang thương và
các biện pháp phòng ngừa vẫn có tác dụng tốt.
Khoa Y Trang 41
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
Giai đoạn 3: Sâu răng mới chớm
Sâu men, sâu cement (sâu răng mới chớm, chưa có lỗ sâu): Có thể thấy sang thương trắng
đục và các biện pháp phòng ngừa còn có tác dụng tốt.
Giai đoạn 4: Sâu răng tiến triển
Ba giai đoạn 1, 2, 3: có thể hoàn nguyên. Giai đoạn 4, tổn thương răng không hồi phục.
VI. BIẾN CHỨNG
- Bệnh lý tủy răng (viêm tủy): sâu răng tiến triển tới tủy.
- Nhiễm trùng mô quanh răng (abces quanh chóp).
- Viêm mô tế bào, viêm xương.
- Nhiễm khuẩn huyết.
- Nhiễm khuẩn có thể lan xa hơn như tới khớp, tim, màng não và có thể dẫn đến tử vong.
VII. HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ
- Các nghiên cứu về sinh học đã khám phá ra rằng sự phát triển của các triệu chứng sâu
răng bao gồm một loạt rất nhiều các thay đổi , từ sự hòa tan của các tinh thể trong các
cấu trúc siêu hiển vi , đến các lỗ sâu thấy được bằng mắt thường. Vì vậy, giai đoạn
được xem là khởi phát trước đây , thực tế chỉ là biểu hiện của một sự phát triển chậm ,
nhưng không thấy được bằng mắt thường của các triệu chứng.
- Việc chăm sóc SKRM hiện đại đòi hỏi một kiến thức sâu về tầm quan trọng tương đối
của các yếu tố môi trường trong xoang miệng quyết định sự phát triển và tiến triển
bệnh sâu răng.Một nha sĩ đương thời phải chọn lựa được biện pháp thích hợp nhất để
kiểm soát sự tiến triển của bệnh cho từng cá thể, với mục tiêu tối hậu là loại bỏ việc
đơn thuần chỉ điều trị triệu chứng.
- Biện pháp tái khoáng phần bị sâu, dùng dung dịch gồm các chất calcium, phosphate,
fluorine trám vào nơi răng bị sâu. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp răng chớm
sâu, có khả năng thu hẹp vùng có màu trắng vôi hoặc vùng đó ngừng phát triển. Đây là
phương pháp tái khoáng đơn giản, hiệu quả, không đau và an toàn.
- Biện pháp nạo bỏ phần răng bị sâu, áp dụng cho mọi lỗ sâu răng, nhất là lỗ sâu rộng,
nhằm ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của răng sâu. Sau đó hàn trám lỗ sâu răng là
phương pháp thường dùng nhất để chữa sâu răng. Khi hàn sử dụng chất liệu hàn trám
để hàn thật chắc vào răng, trám đầy vào chỗ khuyết của răng để không lưu vi khuẩn và
thức ăn vào hốc sâu răng nhằm ngăn chặn hậu sâu răng nặng hơn hoặc hậu quả của sâu
răng, khôi phục tính năng của răng, nhằm giữ được thẩm mỹ và chức năng cho hàm
răng.
VIII. PHÒNG NGỪA
Trước hết phải vệ sinh răng miệng sau khi ăn, trước khi đi ngủ. Hạn chế ăn thức ăn chứa
nhiều đường hoặc chải răng đúng cách sau ăn. Trẻ em trong thời kỳ mọc răng, thay răng

Khoa Y Trang 42
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
càng phải đặc biệt quan tâm đến hàm răng, như cho trẻ ăn đủ chất tạo răng, đánh răng và
dạy trẻ biết đánh răng cho mình. Dùng kem đánh răng có chứa flourine, có thể dùng thêm
nước súc miệng diệt khuẩn sau bữa ăn. Những phụ nữ mang thai cần bổ sung calcium để
trẻ sinh ra không bị thiếu chất tạo răng. Mọi người cũng cần khám răng định kỳ 6 tháng/lần
để kịp thời phát hiện những biến đổi của răng, có các biện pháp điều trị phù hợp.
C. BỆNH LÝ TỦY RĂNG
I. ĐẠI CƯƠNG:
- Tủy răng được cấu tạo bởi khối mô liên kết non giàu mạch máu và dây thần kinh. Tủy
răng nằm trong hốc tủy được bao bọc xung quanh bởi lớp mô cứng của răng đó là ngà
(ngoại trừ lỗ chóp chân răng).
- Đặc điểm của mạch máu tủy răng là mạch máu tận cùng, vào ra hốc tủy bởi lỗ chóp chân
răng, nên khi tủy bị viêm thì dễ bị xung huyết đè nén gây đau nhức và dễ bị hoại tử.
- Bệnh lý tủy thông thường là biến chứng của sâu răng, nhưng chưa có một số liệu chính
xác nào nói đến tỷ lệ bệnh tủy và bệnh vùng quanh chóp.

II. BỆNH NGUYÊN


1. Nguyên nhân gây bệnh
Có thể chia làm 3 nhóm
- Do vi khuẩn: vi khuẩn và sản phẩm của vi khuẩn đi vào tủy qua ống ngà (sâu ngà) hoặc
qua lỗ chóp chân răng (bệnh nha chu)
- Nguyên nhân tự tạo: đó là do những lỗi về điều trị và kỹ thuật
- Do chấn thương: chấn thương nhẹ liên tục và chấn thương mạnh gây gãy răng.

Khoa Y Trang 43
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
2. Đường xâm nhập vào tủy
Có thể theo 3 đường
- Xâm nhập trực tiếp qua ống ngà như trong sâu răng hay hóa chất đặt lên ngà
- Sự khu trú của vi khuẩn ở trong máu đi đến tủy răng
- Viêm tủy ngược dòng do viêm nha chu.
III. HÌNH THỂ LÂM SÀNG VÀ TRIỆU CHỨNG:
1. Viêm tủy có khả năng hồi phục
• Triệu chứng cơ năng:
- Đau do kích thích như ăn ngọt, chua, lạnh
- Thời gian đau ngắn khoảng vài giây
- Thực chất cơn đau là đau nhói và khu trú
- Bệnh nhân không có tiền sử của một cơn đau trước đây.
• Triệu chứng khách quan :
- Lỗ sâu nhiều ngà mềm, nạo hết ngà mềm có thể thấy ánh hồng của tủy hoặc lộ sừng tủy
gây đau nhiều
- Gõ và lung lay răng không đau
- Thử nhiệt độ: lạnh gây đau
2. Viêm tủy không có khả năng phục hồi
Có thể là cấp, mạn tính, có thể là một phần hay toàn phần. Trên lâm sàng viêm tủy cấp
được xem như viêm tủy có triệu chứng và viêm tủy mạn tính được xem như viêm tủy
không có triệu chứng.
2.1. Viêm tủy cấp
• Triệu chứng cơ năng:
- Cơn đau tự phát kéo dài thường hay xảy ra vào ban đêm nhất là khi bệnh nhân nằm
xuống
- Cơn đau có thể do kích thích như sự thay đổi nhiệt độ, thức ăn lọt vào lỗ sâu
- Cơn đau có thể nhói hay âm ỷ, khu trú hay lan tỏa
- Đau từng cơn hay liên tục.
• Triệu chứng thực thể:
- Gõ ngang đau nhiều, gõ dọc đau nhẹ hoặc không đau
- Khám thấy răng sâu lộ tủy hay nướu xung quanh răng đó có túi nha chu
- Nhiệt độ: nóng đau, lạnh giảm đau
• Viêm tủy cấp triệu chứng có thể dai dẳng hay giảm bớt nếu dịch tiết được dẫn lưu (lấy
thức ăn nhồi nhét trong lỗ sâu, rửa sạch...) nếu không điều trị sẽ dẫn đến viêm tủy mạn
tính, hoại tử tủy.
2.2. Viêm tủy mạn tính:

Khoa Y Trang 44
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
• Triệu chứng cơ năng: thường không có hoặc chỉ đau thoáng qua khi có kích thích
• Triệu chứng thực thể: tùy hình thể bệnh có:
- Viêm tủy triển dưỡng
- Bệnh nhân không có triệu chứng trừ một cơn đau nhẹ thoáng qua khi nhai
- Khám có một nấm đỏ mọc giữa thân răng dùng thám trâm chọc vào bệnh nhân đau ít
đồng thời máu chảy ra nhiều.
- Vôi hóa ống tủy: Do chữa răng, điều trị nha chu (cạo láng gốc răng làm đứt tuần hoàn
máu ở ống tủy phụ), mòn răng do sinh lý, mòn răng do cơ học, chấn thương hay một số
yếu tố không rõ nguyên nhân làm cho tủy răng bị viêm. Răng không có triệu chứng nhưng
có thể hơi đổi màu. Thường nhận biết bởi phim X quang (do có sự tích tụ một số lượng lớn
ngà thứ cấp suốt dọc hệ thống ống tủy)
2.3. Hoại tử tủy:
Do tủy viêm không hồi phục mà không điều trị, hoặc xảy ra ngay sau chấn thương mạnh.
Tủy hoại tử có thể bán phần hay tòan phần
- Triệu chứng cơ năng: không có
- Triệu chứng khách quan: răng bị đổi màu sậm hơn, khoan mở tủy có thể có mùi hôi, gõ
không đau, không có phản ứng với nhiệt điện.
IV. CHẨN ĐOÁN:
1. Chẩn đoán xác định :
• Dựa vào triệu chứng lâm sàng
2. Chẩn đoán phân biệt:
- Viêm quanh chóp cấp: (răng trồi và lung lay gõ dọc đau dữ dội) khác với viêm tủy
cấp(răng bình thường gõ ngang đau)
- Sâu ngà: (khoan răng có cảm giác ê buốt), viêm quanh chóp mãn (trên phim có một vùng
thấu quang ở chóp chân răng) khác với hoại tử tủy (chóp chân răng bình thường, khoan
răng không có cảm giác ê buốt).
V. ĐIỀU TRỊ:
1. Viêm tủy có khả năng hồi phục
- Phải loại bỏ các nguyên nhân sau: Có lỗ sâu lớn hay miếng trám Amalgam quá sâu gây
đau, cần nạo hết phần sâu hoặc lấy hết Amalgam đã trám. Sau đó trám tạm bằng Zinc
Oxide Eugenol hoặc che tủy với Ca(OH)2 và trám tạm bằng Zinc Oxide Eugenol trong
nhiều tuần có thể làm giảm đau cho bệnh nhân. Sau nhiều tuần hết đau, răng có thể được
trám vĩnh viễn.
- Hiện nay theo cách điều trị mới, nếu đúng là viêm tủy có khả năng phục hồi ta có thể
trám luôn bằng Glass ionomer cement ở lớp dưới và lớp trên là Composite hoặc Amalgam.
2. Viêm tủy không có khả năng hồi phục:

Khoa Y Trang 45
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
- Lấy tủy tòan phần: có thể gây tê lấy tủy hay đặt thuốc diệt tủy
3. Hoại tử tủy:
- Lấy tủy toàn phần
VI. TIẾN TRIỂN:
1. Viêm tủy có khả năng hồi phục
Nếu chẩn đoán đúng và tủy được bảo vệ, tủy có thể trở về trạng thái bình thường, ngược
lại nếu tủy không được bảo vệ thì triệu chứng có thể dai dẳng hoặc dẫn đến viêm tủy
không có khả năng hồi phục.
2. Viêm tủy không có khả năng hồi phục
Nếu không điều trị tủy sẽ bị hoại tử
3. Hoại tử tủy
- Nếu không điều trị vi khuẩn, độc tố và sản phẩm phân hủy Protein của tủy có thể đi ra
khỏi chóp gây ra bệnh vùng quanh chóp
D. CHẢI RĂNG ĐÚNG CÁCH ( PHƯƠNG PHÁP BASS CẢI TIẾN)
I. PHẦN CƠ BẢN
- Nên chải theo thứ tự nhằm tránh bỏ sót răng và mặt răng .
- Chải hàm trên trước hàm dưới sau; mỗi hàm cần chải sạch mặt ngoài, mặt trong, mặt
nhai (2 mặt tiếp xúc gần, xa nên dùng chỉ tơ nha khoa).
- Chải cẩn thận mỗi lần 2,3 răng; tuần tự cho sạch tất cả các răng .
II. ĐỘNG TÁC CHẢY
- Đặt lông bàn chai nghiêng 45 độ về phía nướu răng .
- Đối với mặt ngoài,mặt trong :Chải với động tác rung nhẹ tại chỗ nhiều lần ,vừa rung
vừa di chuyển bàn chải về phía mặt nhai ,mỗi vùng lập lại từ 6-10 lần.
- Đối với mặt nhai: chải theo động tác tới lui ngắn .

Khoa Y Trang 46
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
Chải răng theo phương pháp Bass
- Sau mỗi lần chải răng chúng ta có thể tự kiểm tra việc chải răng có đủ sạch hay chưa
bằng một các phương pháp sau :
+ Soi gương tự kiểm tra xem còn mảng bám đọng lại ở rãnh nưới kẽ răng hay không.
+ Dùng lưỡi đưa qua đưa lại để kiểm tra xem răng có trơn láng và sạch sẽ chưa (tương
đối).

Khoa Y Trang 47
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn

BÀI 3. GIẢI PHẪU SINH LÝ TAI MŨI HỌNG VÀ MỘT SỐ BỆNH


LÝ THƯỜNG GẶP

GIẢI PHẪU SINH LÝ TAI MŨI HỌNG

MỤC TIÊU
- Trình bày được cấu tạo và chức năng của tai.
- Nhắc lại được cấu tạo và chức năng của mũi, xoang; họng; thanh quản

I. HỆ THỐNG THÍNH GIÁC


Hệ thống thính giác gồm : Tai ngoài, tai giữa tai trong. Có 2 chức năng : thính giác, định
hướng âm thanh và chức năng tiền đình.

1. Cấu tạo
a. Tai ngoài:

- Vành tai: Như một cái loa để hứng âm thanh. Cấu tạo bằng sụn, ngoài có da bao bọc. Có
những chỗ lồi lõm để hạn chế tiếng vọng của âm thanh. Hướng âm thanh vào ống tai
ngoài.

Khoa Y Trang 48
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn

- Ống tai ngoài: Dài khoảng 2 - 2,5 cm, hơi cong nhẹ theo hình chử S. 1/3 ngoài: sụn ống
tai
- 2/3 trong: xương thái dương. Có tác dụng như một cái ống dẫn âm thanh vào màng nhĩ.

b. Tai giữa: bao gồm


- Hòm nhĩ: Hòm nhĩ như một cái hộp có 6 mặt:
+ Mặt ngoài: là màng nhĩ, ngăn cách với tai ngoài.
+ Mặt trong: liên tiếp với tai trong. Có cửa sổ bầu dục để xương bàn đạp lắp vào, truyền
xung động vào chất ngoại dịch của tai trong. Và có cửa sổ tròn được che đậy bởi màng nhĩ
phụ, có tác dụng ổn định áp lực chất ngoại dịch.
+ Mặt trước: có vòi nhĩ, nối thông với họng.
+ Mặt sau: có đường thông với hốc xoang của xương chũm.
+ Mặt trên: ngăn cách với màng não bởi một lớp xương sọ mỏng.
+ Mặt dưới: là sàn của hòm nhĩ.
- Màng nhĩ:

Khoa Y Trang 49
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn

- 3 xương con: Xương búa, Xương đe, Xương bàn đạp


+ Các xương này tạo nên một hệ đòn bẩy làm tăng biên độ dao động từ màng nhĩ dẩn
truyền vào cửa sổ bầu dục.
+ Chúng được treo trong hòm nhĩ nhờ các cơ và hệ thống dây chằng.

- 2 cửa sổ: Cửa sổ tròn, Cửa sổ bầu dục


- Vòi tai (vòi nhĩ) thông với họng: là một ống nhỏ thông thương với họng, giúp áp lực bên
trong hòm nhĩ luôn cân bằng với bên ngoài, làm màng nhĩ rung động bình thường.
- Xương chũm: là một phần của xương thái dương, có rất nhiều hốc xoang giúp cộng
hưởng âm thanh.
c. Tai trong:
- Nằm toàn bộ trong xương đá, kế tiếp trong hòm nhĩ. Gồm những cái hốc thông với nhau,
đào vào trong xương, gọi là mê nhĩ xương, nó như một cái khuôn chứa những cái bọc nằm
trong đó. Những bọc này cũng thông thương nhau, có cấu tạo bằng lớp màng mềm, gọi là
mê nhĩ màng. Giữa mê nhĩ xương và mê nhĩ màng có một lớp dịch, gọi là ngoại dịch.
Trong lòng mê nhĩ màng có một chất dịch khác, gọi là nội dịch.

Khoa Y Trang 50
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn

- Cấu tạo đặc biệt của mê nhĩ màng gồm 2 phần chính, đó là: Ốc tai; tiền đình và các ống
bán khuyên
+ Ốc tai: chuyển tính hiệu âm thanh -> tính hiệu thần kinh.
+ 3 vòng bán khuyên: định vị không gian, tư thế
+ Tiền đình: khuếch đại âm thanh
- Liên quan với các cơ quan lân cận
+ Hòm nhĩ thông với họng mũi qua vòi nhĩ. Nên khi viêm mũi họng sẽ có thể dẫn đến
viêm tắc vòi nhĩ, viêm tai giữa.
+ Trên hòm nhĩ và xương chũm là màng não và não. Nên khi viêm tai giữa, viêm tai xương
chũm có thể gây viêm màng não, áp xe não.
+ Sau xương chũm liên quan đến tĩnh mạch bên. Nên khi xương chũm bị viêm, có thể sẽ
gây viêm tắc tĩnh mạch bên, nhiễm trùng máu.
2. Sinh lý tai:

Khoa Y Trang 51
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
a. Chức năng nghe:
- Bộ phận dẫn truyền âm thanh: tai ngoài, tai giữa, ngoại dịch, nội dịch.
- Bộ phận tiếp nhận âm thanh: tai trong (các cơ quan Corti). Biến đổi các năng lượng cơ
học thành các xung thần kinh.
- Bộ phận dẫn truyền các xung thần kinh lên các trung khu và vỏ não.
- Bộ phận phân tích và tổng hợp các xung thần kinh để có cảm giác nghe.
Tóm lại :
Cơ chế nghe: sóng âm thanh đập vào màng nhĩ lan truyền qua chuỗi xương con, ốc tai đến
cơ quan thụ cảm âm thanh sau đó theo thần kinh ốc tai lên não.

+ Nhiệm vụ của tai ngoài: Vành tai có tác dụng hứng lấy các sóng âm thanh từ không khí
truyền tới. Ống tai có nhiệm vụ đưa các sóng âm thanh vào đến màng nhĩ.
+ Nhiệm vụ của tai giữa. Màng nhĩ: có tác dụng thu nhận sóng âm thanh, nó rung lên, biến
xung động âm thanh thành dao động cơ học. Chuổi các xương con, gồm: xương búa,
xương đe và xương bàn đạp liên quan nhau như một hệ thống đòn bẩy, có tác dụng
khuyếch đại dao động từ màng nhĩ và truyền dẫn vào cửa sổ bầu dục ở tai trong.
+ Nhiệm vụ của tai trong: Khi dao động đập vào cửa sổ bầu dục, sẽ tạo nên một lực ép vào
chất ngoại dịch trong mê nhĩ, làm chuyển động ngoại dịch, kết quả sẽ tạo nên sự kích thích
lên cơ quan Corti, và ở đây năng lượng cơ học của âm thanh được biến thành xung động
thần kinh, rồi theo dây thần kinh thính giác chuyển lên vỏ não để phân tích.
b. Chức năng tiền đình: Nhờ vị trí 3 ống bán khuyên nằm trên 3 chiều không gian và nhờ
trọng lực tác động lên chất dịch trong các bán khuyên, tạo nên lực ép tác động lên thành
Khoa Y Trang 52
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
các bán khuyên của mê nhĩ màng. Lực này khác nhau ở các bán khuyên tùy theo tư thế
của cơ thể. Chính lực ép khác nhau này sẽ tác động khác nhau lên các cơ quan cảm thụ tiền
đình ở các bán khuyên, từ đó giúp não bộ phân tích được tư thế của cơ thể.
- Cảm nhận được vị trí, tư thế của đầu mình, tay chân trong không gian và giữ thăng bằng.
- Chức năng chính: mê đạo tai. Ngoài ra còn có: mắt, xúc giác...
c. Chức năng của vòi tai: Duy trì sự cân bằng áp lực khí quyển ở 2 phía bên trong và bên
ngoài màng tai.
d. Chức năng định hướng âm thanh
II. HỆ THỐNG MŨI XOANG
1. Cấu tạo
- Hình thể ngoài : mũi là phần đầu của hệ hô hấp có hình tháp : Phần trên của tháp bằng
xương, Phần dưới của tháp bằng sụn. Đáy tháp có 2 lỗ bầu dục gọi là lỗ mũi trước.

- Hình thể trong và cấu tạo : Mũi gồm có hai hốc mũi ngăn cách nhau bỡi vách mũi và
được giới hạn bởi xương và sụn.

- Thành ngoài của hốc mũi có ba xương xoăn, giữa các xương xoăn có ba ngách mũi thông
với các xoang (xoang trán, xoang sàng, xoang bướm và xoang hàm trên.)

Khoa Y Trang 53
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn

- Niêm mạc có nhiều mao mạch, phủ các thành hốc mũi và lách vào trong các xoang. Niêm
mạc mũi gồm hai phần: Phần trên có nhiều tế bào thần kinh khứu giác và phần dưới có
nhiều tuyến dịch nhờn và lông.

- Các xoang trước: xoang hàm, xoang trán, xoang sàng trước.
- Các xoang sau : đám tế bào sàng sau và xoang bướm.

- Thần kinh: Nhánh 1 và 2 của thần kinh V và thần kinh I.


2. Sinh lý mũi xoang

Khoa Y Trang 54
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
- Chức năng hô hấp: Không khí từ môi trường ngoài, qua mũi, được làm ấm, làm ẩm và
đưa vào phổi.
- Chức năng ngửi: không khí tiếp xúc với niêm mạc vùng ngửi ở khe mũi trên. Các cơ
quan thụ cảm của thần kinh I sẽ tiếp nhận mùi và đưa lên vỏ não.
- Cộng hưởng và tạo âm sắc giọng: Hốc mũi, các xoang và họng mũi là các bộ phận cộng
hưởng của giọng. Xoang hàm có ý nghĩa quan trọng hơn cả.
- Chức năng bảo vệ: Giữ lại dị vật, bụi ở mũi.Trung hòa một số chất độc hại.
III. HỌNG
1. Giải phẫu
Họng là ngả tư giữa đường ăn và đường thở, nơi nối hốc mũi và thanh quản.
+ Họng trên (họng mũi): Thông với mũi hốc mũi qua hai lỗ mũi sau. Thành bên có vòi
Eustache ( tai vòi). Thành trên là mái vòm họng, đây thường là nơi xuất phát của ung thư
vòm họng.
+ Họng giữa (họng miệng): thông ra khoang miệng.
+ Họng dưới (họng thanh quản): thông với thực quản và liên quan với thanh quản ở trước.

Khoa Y Trang 55
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
2. Sinh lý:
- Cơ quan dẫn thức ăn từ miệng xuống thực quản.
- Dẫn không khí vào thanh quản, khí quản.
- Tham gia vào quá trình cộng hưởng giọng.
- Có đầu tận dây thần kinh vị giác, nên có chức năng vị giác và phản xạ cơ khít họng khi
có kích thích: nhiệt, hóa chất, dị vật.

CÁCH KHÁM BỆNH TAI MŨI HỌNG

Dụng cụ:
- Nguồn sáng : đèn pin nhỏ, gương trán, đèn clar, ánh sáng tự nhiên.
- Đè lưỡi, Loa soi mũi, Loa soi tai, Que bông tai, Kẹp khuỷu, Máy hút.
- Khay chữ nhật, Khay quả đậu.
- Các hộp nhỏ đựng bông gạc.
Chú ý: Các dụng cụ khám tiếp xúc với bệnh nhân cần được sắp xếp trật tự cẩn thận vào
khay chữ nhật và tất cả phải được khử trùng đảm bảo tuyệt đối.
Hướng dẫn người bệnh cách ngồi để khám bệnh
- Bệnh nhân ngồi ghế đối diện thầy thuốc.
- Bệnh nhân là trẻ nhỏ thì phải được mẹ ( hoặc người lớn) bồng, lưng trẻ tựa vào ngực mẹ,
hai chân mẹ bắt chéo để giữ chặt chân trẻ, tay phải của mẹ giữ chặt hai tay trẻ bắt chéo lại,
tay trái mẹ giữ đầu trẻ không cho trẻ lắc lư khi khám.
Khám miệng họng
Quan sát:
- Bảo người bệnh há to miệng, quan sát môi, răng , lợi, hàm ếch, mặt trong của má sau đó
bảo người bệnh thè lưỡi ra và kêu a.a…để quan sát họng, lưỡi gà, amidal.
Cách đặt đè lưỡi:
- Chọn đè lưỡi vừa với cỡ của người bệnh.
- Đặt đè lưỡi lên 2/3 trước của lưỡi để tránh phản xạ nôn và không ấn lưỡi lâu quá 20
giây, quan sát màng hầu, lưỡi gà, amidal, trụ trước và trụ sau amidal, thành sau họng.
Khám hạch cổ
- Quan sát hạch cổ xem có sưng to và đỏ không.
- Sờ nắn xem hạch cổ cứng hay mềm, kích thước hạch, số lượng hạch, vị trí của hạch,
hạch di động hay dính vào các tổ chức xung quanh.
Cách khám mũi
- Quan sát bên ngoài mũi, dịch mũi chảy ra như thế nào.

Khoa Y Trang 56
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
- Kiểm tra sự thông khí của mũi bằng cách dùng gương đặt trước cửa mũi để xem vệt mờ
trên gương do luồng không khí thở ra tạo nên.
- Dùng loa soi mũi và ánh sáng đèn soi để kiểm tra bên trong.
Khám tai
- Quan sát ngoài tai: lỗ tai, vành tai, vùng xương chũm.
- Quan sát dịch chảy ra từ tai nếu có để xem màu sắc, tính chất, mùi.
- Ấn khắp tai, kéo nhẹ vành tai xem người bệnh có đau chói không.
- Sờ vào xương chũm phía sau tai để xem có sưng đau không.
- Dùng loa soi tai và đèn chiếu nhìn vào mỗi tai để tìm các dấu hiệu bất thường như nhọt
ống tai, mủ tai hay dị vật và xem tình trạng màng nhĩ.

BỆNH HỌC TAI MŨI HỌNG

MỤC TIÊU
1. Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của một số bệnh lý tai mũi họng thường
gặp
2. Biết cách chẩn đoán được các bệnh lý tai mũi họng thường gặp
3. Nắm vững nguyên tắc điều trị và phòng ngừa các bệnh lý tai mũi họng

A. CHẢY MÁU MŨI


I.ĐẠI CƯƠNG
Chảy máu mũi là tai biến thường gặp trong sinh hoạt hằng ngày, bao gồm tất cả các trường
hợp máu chảy từ mũi ra ngoài hoặc xuống họng. Chảy máu mũi không phải là một bệnh,
mà là triệu chứng của nhiều bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên. Bệnh nhân thường đến
trong tình trạng khẩn cấp, do đó phải nhận định nhanh, xử trí cầm máu kịp thời.
Khoảng 60% trên tổng số người trưởng thành có ít nhất một lần chảy máu mũi, nhưng chỉ
khoảng 6% đến bác sỹ. Chảy máu mũi hay gặp ở mùa khô do độ ẩm không khí giảm, có
ảnh hưởng đến sinh lý niêm mạc mũi.
II.HỆ THỐNG CUNG CẤP MÁU CHO MŨI
Mũi được nuôi dưỡng bởi hai mạch máu chính.
Động mạch bướm khẩu cái (thuộc động mạch cảnh ngoài)
Động mạch cảnh ngoài cho nhánh bên là động mạch hàm trong. Sau khi đi qua hố chân
bướm hàm, động mạch hàm trong cho nhánh tận là động mạch bướm khẩu cái. Tại lỗ
bướm khẩu cái, động mạch này phân thành hai nhánh nhỏ:
Nhánh ngoài: nuôi cuốn giữa và cuốn dưới.
Khoa Y Trang 57
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
Nhánh trong: nuôi cuốn trên và vách ngăn.
Động mạch sàng trước và sau (thuộc động mạch cảnh trong)
Động mạch cảnh trong cho động mạch mắt. Sau khi đi qua lỗ thị vào ổ mắt, động mạch mắt
cho hai nhánh bên là động mạch sàng trước và động mạch sàng sau, chui qua mảnh sàng
xuống nuôi phần trước của mũi.
Hai động mạch bướm khẩu cái và động mạch sàng đan xen với nhau tạo thành một lưới mao
mạch (ở phần trước dưới của vách ngăn hai bên hốc mũi) gọi là điểm mạch Kisselbach,
đây là nơi rất dễ chảy máu mũi.
III.PHÂN LOẠI CHẢY MÁU
Theo số lượng máu chảy
- Chảy máu nhẹ: máu đỏ tươi nhỏ từng giọt, số lượng ít hơn 100ml, thường ở điểm mạch.
- Chảy máu vừa: máu chảy thành dòng ra ngoài cửa mũi hoặc chảy xuống họng, số lượng
từ 100 - 200ml.
- Chảy máu nặng: máu chảy nhiều kéo dài, bệnh nhân có thể ở trong trạng thái kích thích,
hốt hoảng, vả mồ hôi, môi mặt xanh nhợt, mạch nhanh huyết áp hạ, số lượng máu mất
nhiều hơn 200 ml
Theo vị trí
- Chảy máu ở điểm mạch Kisselbach: chảy máu ít, có xu hướng tự cầm, thường gặp viêm
tiền đình mũi, trẻ em hay ngoáy mũi
- Chảy máu mao mạch: toàn bộ niêm mạc mũi rỉ máu, gặp ở những bệnh nhân bị bệnh về
máu như bệnh ưa chảy máu, bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn
- Chảy máu động mạch: chảy máu ở động mạch sàng trước, động mạch sàng sau, động
mạch bướm khẩu cái chảy máu nhiều không tự cầm, thường chảy ở sâu và cao.
IV.NGUYÊN NHÂN CHẢY MÁU MŨI
Nguyên nhân tại chỗ
Do viêm nhiễm tại chỗ: viêm mũi xoang cấp, viêm loét ở mũi, dị vật mũi
Do khối u:
- U lành tính: polype mũi thể chảy máu (polype killian), u mạch máu ở mũi, u xơ vòm
mũi họng
- U ác tính: ung thư sàng hàm, ung thư vòm mũi họng, u ác tính ở mũi
Do chấn thương: chấn thương mũi đơn thuần như gãy xương chính mũi, gãy sụn vách ngăn
hay chấn thương vùng mặt gây vỡ xoang hàm, vỡ xoang trán hoặc gãy xương hàm trên theo
kiểu Lefort I, II, IIIhoặc chấn thương sọ não.
Sau phẫu thuật tai mũi họng- hàm mặt: Các phẫu thuật ở hốc mũi và hàm mặt đều có thể gây
chảy máu mũi.
Nguyên nhân toàn thân
Khoa Y Trang 58
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
- Bệnh nhiễm khuẩn ký sinh trùng: cúm, thương hàn, sốt xuất huyết, sốt vàng da xoắn
trùng
- Bệnh về máu: bạch cầu cấp, xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn ( bệnh werlhof), rối loạn
đông chảy máu như Hemophilie, giảm tỉ prothrombine, bệnh xuất huyết Schoenlein-
Henoch, bệnh dãn mao mạch Rendu-Osler
- Bệnh tim mạch: cao huyết áp, xơ động mạch
- Suy chức năng gan, thận, xơ gan
- Nội tiết: chảy máu trong thời kỳ kinh nguyệt, trong thời kỳ mang thai, u tế bào ưa
crome, rối loạn nội tiết tăng trưởng ở trẻ trai.
- Vô căn: Theo tài liệu nghiên cứu tại Việt Nam, khoảng 70% số bệnh nhân chảy máu mũi
là vô căn ( không tìm thấy nguyên nhân)
V.CẬN LÂM SÀNG
- Công thức máu, máu chảy, máu đông
- Chức năng đông máu toàn bộ
- Công thức tiểu cầu
- Chức năng gan
- Huyết đồ, tuỷ đồ
VI.CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán chảy máu mũi rất cần thiết cho vấn đề điều trị, cần dựa vào một số đặc điểm:
- Chảy từ điểm mạch Kisselbach hay gặp nhất, chiếm khoảng 90%, thường chảy ra cửa
mũi trước, chảy ít hoặc vừa, dễ cầm máu, ít nguy hiểm.
- Chảy từ phần sau, từ khe trên và khe giữa chỉ chiếm khoảng 10%, thường do tiểu động
mạch hoặc động mạch, chảy tương đối nhiều.
- Chảy máu ra cửa mũi trước và sau, đôi khi bệnh nhân nuốt máu vào dạ dày rồi nôn ra, gây
mệt lã, lo lắng, hốt hoảng, nếu không xử trí kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Chẩn đoán phân biệt


- Máu chảy từ họng - thanh quản sặc lên mũi như khối u lành hay ác tính gây chảy máu,
sau phẩu thuật vùng họng như cắt amiđan...
- Từ phổi sặc qua mũi: chảy máu do lao phổi, u máu
- Từ vỡ tĩnh mạch thực quản gây nôn, sặc lên mũi: xơ gan, bệnh tăng áp lực tĩnh mạch cửa
- Từ vỡ các động mạch tầng giữa đáy sọ như các nhánh của động mạch cảnh trong hoặc
chảy từ vòi Eustache do chấn thương tai giữa, vỡ xương đá
VII.XỬ TRÍ CHẢY MÁU MŨI
Điều trị toàn thân

Khoa Y Trang 59
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
Để bệnh nhân nghỉ ngơi yên tĩnh, ngồi hoặc nằm đầu cao, há miệng để nhổ máu ra.
- Truyền dịch nếu có truỵ mạch huyết áp.
- Truyền máu nếu Hb hạ dưới 50%, truyền máu là một biện pháp tích cực, đặc biệt trong
trường hợp chảy máu nặng, tốt nhất là truyền máu tươi liều nhỏ (100ml) nhiều lần.
- Corticoid: nếu không có chống chỉ định dùng corticoid, phần lớn các tác giả đều cho rằng
sử dụng corticoid trong chảy máu là cần thiết, thường dùng tiêm tĩnh mạch như depersolone.
- Kháng sinh: đề phòng xuất tiết ứ đọng sẽ gây viêm nhiễm ở mũi và các bộ phận kế cận
- Thuốc đông máu: làm tăng vững bền thành mạch, giảm thời gian chảy máu như
Adrenoxyl, Premarin... hoặc trực tiếp làm đông máu như Vitamin K, Sulfate de protamine.
Điều trị tại chỗ
1. Đè ép cánh mũi vào vách mũi
2. Dung dịch cầm máu
3. Hạt trai Nitrat Bạc (AgNO3)
4. Nhét mechè mũi trước
5. Nhét mechè mũi sau
6. Thắt động mạch
Điều trị nguyên nhân: sau khi đã cầm máu tại chổ, cần tìm nguyên nhân để điều trị.
B. DỊ VẬT ĐƯỜNG ĂN
ĐẠI CƯƠNG
Ở Việt Nam, hầu như 100% người trưởng thành đều có hóc xương 1 lần trở lên. Dị vật
đường ăn gặp nhiều hơn dị vật đường thở, người lớn mắc nhiều hơn trẻ em. Bản chất dị vật
đa dạng: Xương và các dị vật lẫn trong thức ăn, đôi khi có cả dị vật sống như tôm, cá, đỉa...
Dị vật có thể mắc lại ở vùng họng nhưng cũng có thể mắc sâu trong thực quản. Vùng sau
họng, sau thực quản, trước cột sống có một khoang tổ chức lõng lẻo gọi là khoảng Henké
chạy dài xuống trung thất, khi bị áp xe vùng cổ khối mủ có thể bóc tách xuống gây áp xe
trung thất.
Mặt khác thực quản nằm cạnh các động tỉnh mạch lớn vùng đầu mặt cổ như động mạch
cảnh gốc, tĩnh mạch cảnh trong, thân động mạch cánh tay đầu, sâu hơn có quai động mạch
chủ, động mạch chủ bụng... và lân cận: Thanh, khí, phế quản, phổi..., tuyến giáp.. Những
tổn thương gây viêm nhiễm vùng này thường ồ ạt, không đơn thuần vi trùng yếm khí mà
cả vi trùng kỵ khí... vì vậy biến chứng dị vật đường ăn xảy ra thường nguy hiểm với thủng
các mạch máu lớn, nhiễm trùng máu, khó thở...có thể gây tử vong nếu không chẩn đoán
đúng và điều trị kịp thời.
Bản chất dị vật, tuổi bệnh nhân, đến khám và chẩn đoán đúng sớm hay muộn cũng như
trang thiết bị cơ sở y tế xử trí cấp cứu... đều có quyết định đến tiên lượng.
NGUYÊN NHÂN

Khoa Y Trang 60
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
Do sử dụng và chế biến thực phẩm có xương không hợp lý: chặt quá nhỏ, vằm quá lớn, nấu
món ăn dễ hóc (xương nấu với miến).
Ăn vội vàng, cười đùa trong khi ăn, nuốt ẩu nuốt vội khi say rượu.
Ngậm các dị vật nhỏ vô tình nuốt.
Răng kém hoặc không có răng ở người già và trẻ em.
Thực quản: Bình thường đã có 3 chổ hẹp sinh lý:
 Miệng thực quản: khoảng 15 cm cách cung răng trên (CCRT) ở người lớn
 Chổ cung động mạch chủ và phế quản gốc trái vắt qua.(27cm CCRT).
 Thực quản chui qua cơ hoành.
Một số tác giả còn đề cập hẹp ở đoạn cuối thực quản (tâm vị) ngoài ra có hẹp mắc phải ở
thực quản như: khối u, sẹo hẹp, túi thừa, co thắt...thực tế lâm sàng 80 % tổng số dị vật mắc
ở đoạn đoạn thực quản cổ; 12 % là đoạn thực quản ngực, chỉ 8 % ở đoạn cơ hoành tâm vị.
DỊ VẬT HỌNG
Dị vật vòm mũi - họng
Vào đường mũi hoặc từ họng sặc lên mũi (thường là hạt cơm).
Nếu là dị vật rắn; bệnh nhân sẽ đau vùng trên họng, viêm mũi, chảy mũi một bên, soi mũi
trước khó thấy dị vật, phải soi mũi sau gắp dị vật theo đường miệng hoặc đường mũi.
Dị vật họng - miệng
Là những dị vật nhỏ, nhọn, sắc như xương cá, xương dăm...
Thứ tự các vị trí thường gặp:
1. Amidan khẩu cái, các trụ A.
2. Đáy lưỡi, rãnh lưỡi A, hố lưỡi thanh thiệt
3. Xoang lê, miệng thực quản
4. Thành sau họng…
Bệnh nhân nuốt đau, đôi khi vẫn ăn uống được. Khám họng gắp dị vật dễ dàng. Tuy vậy,
nhiều khi rất khó khăn do dị vật quá bé như xương dăm nhỏ, ngắn...
Với bệnh nhân có phản xạ nôn ọe mạnh, phải gây tê bằng xylocaine 6 % mới khám kỷ
được. Đôi khi chẩn đoán nhầm với loạn cảm họng (cũng nuốt đau như hóc xương, khi có khi
không, nhưng ăn cơm uống nước bình thường...)
Dị vật họng - thanh quản
Thường là những dị vật lớn, góc cạnh như xương gà, hàm răng giả... chưa vào tới thực
quản.
Bệnh nhân nuốt rất đau, không thể ăn, uống được, miệng chảy nhiều nước bọt, nếu dị vật
to có thể gây khó thở. Soi hạ họng-Thanh quản có thể thấy dị vật cắm vào đáy xoang lê,
nẹp phểu- thanh thiệt, rãnh lưỡi-thanh thiệt, sụn phểu... Nếu không gắp dị vật sớm có thể
gây: Viêm thanh quản; Viêm tấy áp xe quanh họng; Phù nề vùng cổ, nuốt đau, khó thở...

Khoa Y Trang 61
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
nhiễm trùng máu rất nguy hiểm .
X quang: Chụp phim thực quản cổ nghiêng có thể thấy vị trí, kích thước dị vật .
Điều trị: Soi gắp dị vật (trực tiếp hoặc gián tiếp), theo dõi điều trị hoặc cho về.
DỊ VẬT THỰC QUẢN
Triệu chứng
Giai đoạn đầu:
Biểu hiện nuốt đau với các mức độ khác nhau, phải bỏ dở bửa ăn
Khi khạc mạnh, cảm giác đau ở cổ, đau ngày một tăng, nếu dị vật ở đoạn thực quản ngực,
bệnh nhân sẽ đau sau xương ức, lan ra sau lưng, lan ra bả vai.
Triệu chứng dị vật thực quản không ồ ạt như dị vật đường thở, tuy vậy nếu dị vật to như
quả trứng luộc, hạt trái cây, miếng thịt quá lớn... có thể chèn ép ngạt thở.
Giai đoạn viêm nhiễm
Dị vật cắm vào thành thực quản làm xây xước hoặc thủng thực quản, nếu dị vật là xương
trong thức ăn thì viêm nhiễm xảy ra nhanh chóng. Chỉ sau 1-2 ngày các triệu chứng nuốt
đau vùng cổ, vùng ngực tăng nhanh, không thể ăn được, thậm chí không dám uống nước
mặc dù rất đói và khát. Viêm tổ chức lỏng lẻo quanh thực quản hoặc áp xe dưới niêm mạc
xuất hiện:
 Bệnh nhân sốt 38 – 390C, bộ mặt nhiễm trùng
 Soi hạ họng có nhiều nước bọt ở 2 xoang lê, máng cảnh bị đầy (thường bên trái).
 Ấn bờ trước cơ ức đòn chũm (tầm sụn nhẫn) bệnh nhân kêu đau. Tiếng lọc cọc thanh
quản cột sống giảm hoặc mất.
 Chụp X - quang thực quản cổ nghiêng: Khoảng cách giữa Thanh-Khí quản và Cột sống
dày gấp 3 lần bình thường (do thực quản cổ bị sưng, hoặc có áp xe dưới niêm mạc.). Có
thể thấy dị vật nếu cản quang. Cột sống cổ mất chiều cong sinh lý.
 Soi thực quản: Thấy được dị vật, niêm mạc xung quanh phù nề, viêm, có giả mạc, hoặc
có mủ thối.
Giai đoạn biến chứng
Do không được điều trị, tổn thương lan rộng ra ngoài thực quản hoặc dị vật đã xuyên
thủng thành thực quản gây ra: viêm tấy xung quanh thực quản cổ, áp xe thực quản cổ, áp xe
trung thất, viêm mủ màng phổi, dò khí thực quản, thủng mạch máu lớn (Động mạch cảnh
gốc, tỉnh mạch cảnh trong, thân động mạch cánh tay đầu, quai động mạch chủ...)
CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán xác định
 Tiền sử có hóc xương.
 Lâm sàng: đau họng, nuốt đau, sưng đau và ấn máng cảnh có điểm đau chói
 X quang: có thể thấy dị vật, viêm tấy hoặc đã có áp xe.
Khoa Y Trang 62
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
 Nội soi: là phương pháp vừa chẩn đoán vừa điều trị.
Chẩn đoán phân biệt
 Loạn cảm họng (còn gọi hóc xương giả)
 Ung thư thực quản, hạ họng - thanh quản giai đoạn đầu
 Bệnh tâm thần...
ĐIỀU TRỊ
 Giai đoạn đầu: Khi mới hóc, chụp phim, soi gắp dị vật cho bệnh nhân về, tùy tình trạng
tổn thương có thể cho kháng sinh hoặc không.
 Giai đoạn viêm nhiễm: Soi gắp dị vật, điều trị kháng sinh (kèm vi khuẩn kỵ khí), giảm
viêm, bồi phụ nước, điện giải, nâng cao thể trạng...
 Giai đoạn biến chứng: điều trị theo biến chứng.
PHÒNG BỆNH
 Tuyên truyền sâu rộng về tính chất nguy hiểm của dị vật đường ăn.
 Nên có thói quen ăn chậm nhai kỹ, chế biến thực phẩm có xương tốt.
 Tránh ngậm dụng cụ khi làm việc.
 Cấm trẻ em ngậm đồ chơi.
 Không điều trị hóc xương bằng chữa phép, cúng bái, các phương pháp phi khoa học...
 Khi bị hóc xương nên đi khám và điều trị sớm.
C. DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ
ĐẠI CƯƠNG
Đó là những dị vật có bản chất vô cơ, hữu cơ, chất dẽo... xâm nhập vào đường hô hấp:
Thanh - Khí - Phế quản. Đây là một tai nạn nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không được
phát hiện và xử trí kịp thời.
Dị vật đường thở (DVĐT) gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn ( < 4 tuổi tới 90 %).
Dị vật thường là các loại xương có trong thực phẩm ăn, uống, các loại hạt thực vật như:
Lạc, Na, Hồng bì, Dưa, Ngô... ở Việt nam hay gặp hạt lạc (đậu phộng) là dị vật nguy hiểm
nhất hiện nay; ngoài ra dị vật nguồn gốc kim khí như kim băng, kim khâu, lưỡi câu, cặp
tóc, đinh vít... Các chất dẽo, thuỷ tinh... mãnh đồ chơi, hòn bi... cả dị vật sống như Tôm,
Cá, Đĩa, Sên, ... đều có thể là DVDT.
Vị trí dị vật: thường gặp ở thanh quản, khí quản, phế quản gốc phải nhiều hơn phế quản
gốc trái.
NGUYÊN NHÂN
Trẻ em có thói quen ngậm thức ăn hoặc đồ chơi vào miệng. Người lớn có thói quen ngậm
dụng cụ khi làm việc... Đó là những điều kiện thuận lợi.
Dị vật lọt vào đường thở trong thì hít mạnh, sâu và đột ngột, sau một cơn cười, khóc hay

Khoa Y Trang 63
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
khi quá ngạc nhiên, quá sợ hãi...
Do tai biến ở một số phẫu thuật như: Nạo VA, tai biến gây mê, nhổ răng. Đôi khi do bố
mẹ cho trẻ uống thuốc cả viên, ngay khi ăn bột cũng có thể bị sặc...
LÂM SÀNG
Hội chứng xâm nhập
Khi dị vật xâm nhập:
Bệnh nhân lập tức lên cơn ho sặc dữ dội
Khó thở thanh quản điển hình: Khó thở chậm, khó thở thì hít vào, khi hít vào có tiếng rít, co
kéo các cơ hô hấp tím tái vả mồ hôi.
Kích thích vật vã, rối loạn cơ vòng
Đây là phản xạ bảo vệ đường hô hấp của thanh quản: Co thắt, không cho dị vật lọt vào và
ho để tống vật lạ ra ngoài...
Kết quả là:
- Bệnh nhân có thể chết ngạt trước khi cấp cứu
- Có thể may mắn thoát chết nhờ dị vật được bắn ra trong một thì ho mạnh
Thông thường, dị vật bị mắc kẹt lại ở 1 trong 3 vị trí của đường hô hấp dưới: Thanh quản -
Khí quản - Phế quản.
Tùy vị trí của dị vật mà triệu chứng lâm sàng khác nhau:
Dị vật thanh quản
Triệu chứng tùy kích thước và vị trí dị vật:
- Nếu dị vật to: nút kín thanh môn, bệnh nhân có thể chết ngạt không kịp cấp cứu.
- Nếu dị vật nhỏ: xương cá, hạt dưa, vảy ốc...sẽ khó thở thanh quản điển hình... ho từng
cơn, ho khan về sau khạc đàm.
Soi thanh quản sẽ thấy dị vật , niêm mạc phù nề, đỏ, xuất tiết, đôi khi có ít giã mạc.
Dị vật khí quản
Dị vật thường di động lên xuống, gây ra những cơn khó thở khi dị vật chạm vào hạ thanh
môn, nếu cố định ở khí quản thì thở tương đối dễ dàng, nhưng cảm giác đau tức sau xương
ức.
Nghe trước khí quản: dấu hiệu phất cờ (lật phật cờ bay) khi bệnh nhân thở mạnh.
Chụp film X quang thẳng nghiêng có thể thấy dị vật (nếu dị vật cản quang).
Soi khí quản sẽ thấy dị vật.
Dị vật phế quản
Sau hội chứng xâm nhập, bệnh nhân hoàn toàn trở lại bình thường, vì dị vật đã nằm yên ở
phế quản.
Dễ gây nhiểm khuẩn thứ phát (viêm phế quản), xẹp phổi
X Quang phổi thẳng nghiêng có thể thấy hình dáng, vị trí, kích thước dị vật và các biến

Khoa Y Trang 64
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
chứng của nó.
Soi phế quản sẽ thấy dị vật.
Phân loại mức độ khó thở thanh quản
Dị vật đường thở thường gây nên KTTQ, đây là một cấp cứu không trì hoãn, cần phải
đánh giá mức độ để xử trí kịp thời.
- Độ 1: khó thở thanh quản chỉ xuất hiện khi gắng sức, khi nghỉ ngơi khó thở giảm hoặc
mất.
- Độ 2: Khó thở thanh quản điển hình khi nghỉ ngơi.
- Độ 3: Khó thở mất bù, không còn khó thở chậm mà là khó thở nhanh nông, mặt lờ đờ,
da xanh sắp tử vong.
Xử trí khó thở thanh quản:
Tùy từng cấp độ khó thở, mà có thái độ xử trí khác nhau:
- Độ 1: Theo dõi sát diễn tiến khó thở để xử trí. Tìm nguyên nhân điều trị...
- Độ 2: Có chỉ định mở khí quản (MKQ) cấp cứu, hồi sức hô hấp, tìm nguyên nhân để
điều trị, điều trị các rối loạn do khó thở gây ra.
- Độ 3: Mở khí quản tối cấp (Mở vào màng giáp nhẫn) hồi sức hô hấp, tim mạch và các
rối loạn do khó thở gây nên, sau đó tìm nguyên nhân điều trị...
CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán xác định: dựa vào
Bệnh sử điển hình là hội chứng xâm nhập (khoảng 75%).
Dựa vào triệu chứng lâm sàng đặc trưng từng vị trí sau khi xảy ra hội chứng xâm nhập:
- Dị vật thanh quản: Khó thở thanh quản, khàn tiếng, ho kích thích...
- Dị vật khí quản: Khó thở từng cơn, dùng ống nghe nghe trước khí quản có dấu hiệu lật
phật cờ bay (tiếng phất cờ-cờ bay trước gió).
- Dị vật phế quản: Sau vài ngày mới xuất hiện phế quản phế viêm, xẹp phổi, áp xe phổi...
X quang: Có thể thấy được vị trí, kích thước, bản chất của dị vật..
Nội soi thanh, khí, phế quản phổi: là động tác vừa chẩn đoán vừa điều trị chắc chắn nhất.
Chẩn đoán phân biệt
1. Viêm thanh quản co thắt: Đột ngột xẩy ra khi đang ngủ vào ban đêm, có VA mạn.
2. Lao phổi: Khám lao - Chụp phổi, máu lắng, xét nghiệm đờm, phản ứng IDR.
3. Bạch hầu thanh quản: Có thể thành dịch, đặc điểm giả mạc bạch hầu, soi tươi, nuôi cấy
...
Biến chứng
1. Phế quản phế viêm
2. Viêm màng phổi mủ
3. Áp xe phổi

Khoa Y Trang 65
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
4. Dãn phế quản
ĐIỀU TRỊ
Sơ cứu dị vật đường thở
Khi trẻ có dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ hóc dị vật phải đánh giá được mức độ khó thở để có
thể cho thở Oxy, nếu ngạt thở phải mở khí quản tối cấp (Chọc Troca vào màng nhẫn giáp).
Khi bị ngạt thở chúng ta có thể làm thử nghiệm pháp Heimlick
Nghiệm pháp Heimlick
Bệnh nhân tỉnh: Đặt bệnh nhân ở tư thế đứng hay ngồi trên ghế tựa, người cấp cứu đứng
sau lưng bệnh nhân. Hai tay ôm vòng trước ngực bệnh nhân đột ngột kéo mạnh ra sau gây
một áp lực lên cơ hoành cho nạn nhân thở ra mạnh để tống dị vật ra ngoài. Làm đi làm lại 10
lần. Theo dõi miệng bệnh nhân, nếu có dị vật xuất hiện thì nhanh chóng lấy ra
Bệnh nhân mê: Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm. Người cấp cứu quỳ trên người nạn nhân. Đặt
bàn tay trên bụng nạn nhân, giữa rốn và xương ức, bàn tay kia đặt lên bàn tay này. Làm
động tác đầy mạnh và nhanh lên phía trên, làm đi làm lại 10 lần.
Nội soi
Dù dị vật mắc lại ở đâu cũng phải nội soi Thanh - Khí - Phế quản gắp dị vật.
Lưu ý: Nếu có khó thở thanh quản độ 2 nên mở khí quản cấp cứu trước khi gắp dị vật (kể
cả dị vật khí quản trước khi chuyển lên tuyến trên tuy hiện tại không có khó thở).
TIÊN LƯỢNG
Nói chung dị vật đường thở là nguy hiểm, có thể tử vong, phải được xử trí cấp cứu. Ngành
nội soi phát triển đã cứu được nhiều trường hợp nặng, tuy vậy tiên lượng còn phụ thuộc
vào các yếu tố sau:
- Bản chất dị vật: Các chất hữu cơ, các hạt thực vật nguy hiểm hơn là các chất kim khí,
chất dẽo...
- Tuổi bệnh nhân: Người càng già và trẻ càng nhỏ tiên lượng càng nặng.
- Thời gian đến khám: Càng trễ dị vật càng khó lấy, càng có nhiều biến chứng.
- Trang bị nội soi, khả năng hồi sức, trình độ thầy thuốc nội soi...
Tỷ lệ biến chứng dị vật 25 %, tỷ lệ tử vong 2-5 %.
PHÒNG BỆNH
Tuyên truyền tính chất nguy hiểm của dị vật đường thở, giáo dục không cho trẻ em ngậm đồ
chơi, không cho ăn những thức ăn dễ hóc, không cho uống thuốc cả viên... Người lớn bỏ
thói quen ngậm dụng cụ khi làm việc. Nếu bị hóc hoặc nghi ngờ hóc đường thở cần đi
bệnh viện khám ngay.
Ở trẻ em khi có ho, khó thở kéo dài không rõ nguyên nhân cần nghĩ tới dị vật đường thở bị
bỏ quên trước khi tìm các nguyên nhân khác.
D. VIÊM TAI GIỮA CẤP

Khoa Y Trang 66
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
I. ĐỊNH NGHĨA
- Là tình trạng viêm cấp tính của tai giữa. Tiến triển trong vòng 3 tuần
- Chủ yếu xảy ra ở trẻ em, cao nhất: 3 – 18 tháng.
- Các triệu chứng của quá trình viêm cấp: sốt, đau tai, màng nhĩ đỏ.
II. TÁC NHÂN
- Virus: < 10%, thường gặp RSV (respiratory syncytial virus), virus cúm.
- Vi khuẩn chủ yếu:
+ Streptococcus pneumoniae.
+ Hemophilus Influenza
+ Moxarella catarrhalis.
III. LÂM SÀNG
1. TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG
- Trẻ sơ sinh: quấy khóc, bỏ bú.
- Trẻ nhỏ: sốt, đau tai.
- Trẻ lớn và người lớn: nghe kém, cảm giác đầy tai.
- Khác: ù tai, chóng mặt, mất thăng bằng, buồn nôn, nôn...
2. TRIỆU CHỨNG THỰC THỂ
- Giai đoạn đầu, màng nhĩ đỏ.
- Trễ hơn: tụ mủ, di động kém.
- Giai đoạn thủng nhĩ: giảm sốt, bớt đau tai, chảy mủ tai
IV. ĐIỀU TRỊ
- Kháng sinh phổ rộng: amoxicillin / acid clavulanic, cephalosporin thế hệ 2 , 3.
- Sử dụng kháng sinh 10 – 14 ngày. Trẻ dưới 2 tuổi: kéo dài 20 ngày.
- Giảm đau.
E. VIÊM TAI GIỮA MẠN MỦ
I.ĐỊNH NGHĨA
- Là tình trạng chảy mủ tai mạn tính (> 6 tuần) qua lỗ thủng ở màng nhĩ.
- Thủng nhĩ là triệu chứng bắt buộc của viêm tai giữa mủ mạn.
- Nhiễm khuẩn từ ống tai ngoài, qua lỗ thủng màng nhĩ, vào tai giữa.
II.TÁC NHÂN
- Pseudomonas aeruginosa
- Staphylococcus aureus
- Klebsiella pneumoniae
III.YẾU TỐ NGUY CƠ
Nguy cơ bị VTGMM tăng trong các trường hợp:
- Tiền căn bị nhiều đợt VTG cấp.

Khoa Y Trang 67
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
- Điều kiện sống đông đúc, kém vệ sinh.
- Trẻ em được gởi ở nhà trẻ, mẫu giáo.
- Bệnh nhân có cấu trúc sọ mặt bất thường: chẻ vòm, hội chứng Down…
IV.LÂM SÀNG
- Tiền căn chảy mủ tai kéo dài, nhiều đợt. thường không đau, không sốt hay khó chịu.
- Nghe kém ở tai chảy mủ.
- Có thể sốt, chóng mặt, đau: cần nghĩ tới biến chứng ở xương thái dương hay nội sọ.
- Ống tai ngoài có thể bị phù nề, nhưng không đau.
- Dịch tai thay đổi: có thể đục, hôi hay trong, loãng.
- Thủng nhĩ.
- Mô hạt viêm: trong hòm nhĩ và đoạn trong của ống tai
V.ĐIỀU TRỊ
1. Nội khoa
- Giải quyết mô hạt viêm: thuốc nhỏ tai có steroid.
- Kháng sinh toàn thân: Thời gian sử dụng 3 -4 tuần, và tiếp tục 3 – 4 ngày sau khi hết
chảy mủ tai .
- VTGMM thường đáp ứng với điều trị tại chỗ hơn là toàn thân.
- Thuốc nhỏ tai: kháng sinh phải diệt được cả vi khuẩn Gram âm và Gram dương
(aminoglycosid, quinolone).
- Chăm sóc tai: rửa tai với dung dịch 50% oxy già và 50% nước vô trùng
2. Ngoại khoa
- Phẫu thuật khi điều trị nội thất bại.
VI.PHÒNG NGỪA – TRÁNH TÁI PHÁT
- Giữ tai khô, tránh vô nước khi tắm rửa, bơi lội
- Phẫu thuật đóng kín màng nhĩ sau điều trị nội khoa ổn định và tai khô hoàn toàn ít nhất
1 tháng
F.VIÊM MŨI CẤP
I.ĐẠI CƯƠNG
- Thường do virus gây ra (chủ yếu Rhinovirus), xảy ra nhiều vào những lúc thời tiết thay
đổi.
- Lây nhiễm từ chất tiết của bệnh nhân.
- Thời gian ủ bệnh 1 – 3 ngày.
II.LÂM SÀNG
1. Giai đoạn tiền triệu:
- Triệu chứng toàn thân: mệt mỏi, ớn lạnh, đau đầu, biếng ăn, sốt nhẹ.
- Triệu chứng tại chỗ: ngứa, bỏng rát, khô mũi họng.

Khoa Y Trang 68
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
- Khám: niêm mạc mũi tái nhạt và khô.
2. Giai đoạn xuất tiết: xuất hiện sau giai đoạn tiền triệu vài giờ.
- Triệu chứng toàn thân của giai đoạn tiền triệu nặng hơn.
- Triệu chứng tại chỗ: chảy nước mũi, nghẹt mũi, mất khứu giác tạm thời.
- Khám: hốc mũi có nhiều chất xuất tiết, niêm mạc mũi sung huyết đỏ, phù nề.
3. Giai đoạn nhầy: vài ngày sau giai đoạn xuất tiết.
- Triệu chứng toàn thân cải thiện dần.
- Triệu chứng tại chỗ: chất tiết mũi nhầy, đặc hơn , tình trạng mất khứu giác được cải
thiện.
- Bệnh thường khỏi sau 1 tuần.
4. Bội nhiễm vi trùng: có thể xảy ra.
- Triệu chứng: nước mũi có màu vàng, xanh và bệnh kéo dài hơn.
III. ĐIỀU TRỊ
Chủ yếu là điều trị triệu chứng
- Nghỉ ngơi.
- Hạ sốt.
- Thuốc co mạch nhỏ mũi hoặc uống.
- Kháng sinh khi có bội nhiễm.
G. VIÊM MŨI MẠN
I. ĐẠI CƯƠNG
Tình trạng viêm mạn tính của niêm mạc hốc mũi. Gồm 2 loại:
- Viêm mũi dị ứng.
- Viêm mũi mạn không dị ứng.
II. LÂM SÀNG
1. Viêm mũi dị ứng
- Hắt hơi từng đợt, chảy nước mũi trong, nghẹt mũi.
- Khám mũi: niêm mạc mũi tái nhợt. Giai đoạn cấp: niêm mạc mũi đỏ. Các cuốn mũi phù
nề, hốc mũi có nhiều chất xuất tiết.
- Ít khi rối loạn khứu giác.
- Liên quan đến mùa trong năm, thời điểm trong ngày, nơi chốn làm việc.
2. Viêm mũi không dị ứng
- Viêm mũi mạn không dị ứng với tăng eosinophile.
- Triệu chứng gần giống viêm mũi dị ứng.
- Xuất hiện nhanh, khi thời tiết thay đổi đột ngột, hoặc ngửi mùi kích thích mạnh.
Viêm mũi vận mạch.
- Thường gặp ở người lớn.

Khoa Y Trang 69
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
- Có những đợt nghẹt mũi hoàn toàn; nước mũi nhầy, quánh.
- Ít khi ngứa mũi, hắt hơi.
III. ĐIỀU TRỊ
1. Nội khoa
- Tránh tiếp xúc dị nguyên.
- Kháng Histamin H1. Tác dụng chủ yếu lên triệu chứng chảy mũi và hắt hơi.
- Corticoid xịt: làm giảm các triệu chứng: hắt hơi, chảy mũi, nghẹt mũi.
- Anticholinergic: làm giảm chảy mũi.
- Viêm mũi cấp thường do virus, chỉ dùng kháng sinh khi có bội nhiễm
2. Ngoại khoa
Cải thiện tình trạng nghẹt mũi kéo dài, không đáp ứng với điều trị nội:
- Đốt cuốn mũi dưới.
- Cắt cuốn mũi dưới.
H. VIÊM AMIDAN
I. ĐẠI CƯƠNG
- Amidan nằm 2 bên đáy lưỡi. Có nhiều khe hốc, Vị trí ở ngã tư đường ăn và đường thở,
Viêm nhiễm các bộ phận kế cận lan tới như răng, miệng, mũi xoang . Nơi dễ bị viêm,
từ 3 tuổi trở lên đều có thể bị.
- Tác nhân: phế cầu, HI, Moraxella catarrhalis
II. NGUYÊN NHÂN
Viêm nhiễm
- Do bị lạnh: VK ở mũi họng trở nên gây bệnh.
- Bệnh truyền nhiễm do VK hoặc siêu vi: cúm, sởi, ho gà…
Do cơ địa
III. VIÊM AMIDAN CẤP
1. Định nghĩa
- Viêm sung huyết và xuất tiết của amiđan.
- Trẻ em từ 3 tuổi trở lên.
- Do vi khuẩn hoặc siêu vi.
- Thường thấy ở thời kỳ xâm nhập của nhiều bệnh viêm nhiễm.
2. Triệu chứng cơ năng
- Bắt đầu đột ngột với cảm giác rét run,
- Sốt 38 – 390C.
- Mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, nước tiểu ít, sậm màu.
- Đau họng, đau nhói lên tai, đau tăng khi nuốt và khi ho.
- Trẻ em thường kèm theo viêm mũi, khó thở khò khè, đêm ngáy to, nói giọng mũi.

Khoa Y Trang 70
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
- Viêm lan xuống thanh khí quản gây nên ho từng cơn, đau và có đàm nhày, giọng khàn
nhẹ
3. Triệu chứng thực thể
- Lưỡi trắng, miệng khô, niêm mạc họng đỏ, amidan sưng to và đỏ (thường do Adeno
virus).
- Hai amidan sưng đỏ.
- Mủ bám trên amidan( liên cầu, tụ cầu).
4. Cận lâm sàng
- Bạch cầu máu tăng cao trong thể viêm do vi khuẩn
- Soi, nhuộm gram, cấy kháng sinh đồ cũng cần thiết trong một số trường hợp.
IV. VIÊM AMIDAN MẠN
1. Định nghĩa
- Viêm amiđan cấp điều trị không đúng cách hoặc không điều trị
- Sau 3 – 5 ngày
- Bệnh có thể giảm, nhưng vi trùng kháng thuốc sẽ bộc phát lên sau vài tháng.
2. Lâm sàng
- Thường không sốt, không đau họng
- Nuốt vướng, thỉnh thoảng ho khan.
- Trẻ em: thể quá phát, người lớn: thể teo.
- Khám: viêm 2 bên, nếu 1 bên lớn 1 bên nhỏ, bên lớn có thể là u, nên sinh thiết để xác
định u ác hay lành
3. Biến chứng
- Viêm tấy quanh amidan
- Viêm tấy hạch dưới hàm, hạch thành bên họng.
- Nhiễm trùng huyết, viêm nội tâm mạc.
- Thấp khớp cấp, viêm cầu thận cấp.
4. Điều trị
- Kháng sinh, giảm đau, giảm ho, giữ vệ sinh răng miệng.
- Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính:
+ Điều trị triệu chứng
+ Kháng sinh trong đợt tái phát cấp.
Chỉ định phẫu thuật
- Tái phát cấp từ 4 lần trong năm trở lên.
- Viêm Amiđan mạn kéo dài, đã được điều trị nội tích cực trong 4 – 6 tuần mà bệnh
nhân vẫn đau họng, viêm hạch cổ, hơi thở hôi ảnh hưởng giao tiếp.

Khoa Y Trang 71
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
- Amiđan quá phát bít tắc hô hấp trên gây ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, có những cơn
ngưng thở trong lúc ngủ, bất thường về phát âm, khó nuốt.
- Viêm Amiđan gây biến chứng sốt thấp khớp, viêm vi cầu thận hoặc gây viêm tai giữa,
viêm xoang….tái đi tái lại nhiều lần
Chống chỉ định phẫu thuật
- Rối lọan đông cầm máu bẩm sinh hoặc mắc phải ( Hemophilia A, B, C ; suy tủy, xuất
huyết giảm tiểu cầu,…)
Trì hoãn cắt amiđan khi:
- Bệnh nhân đang có nhiễm khuẩn toàn thân hoặc tại chỗ.
- Bệnh mạn tính điều trị chưa ổn định (đái tháo đường, lao, Basedow…).
- Phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh.
J. VIÊM VA
I. ĐẠI CƯƠNG
- VA (Végétations Adénoides) là tổ chức lympho ở vòm mũi họng thuộc vòng bạch
huyết Waldayer. Dày khoảng 2mm, nằm gần cửa sau mũi.
- VA có vai trò bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây gây bệnh( vi khuẩn, virus…) đi
qua đường hô hấp trên, VA hoạt động mạnh từ 1-5 tuổi sau đó teo đi khi trẻ lớn.
- Khi tổ chức này bị viêm và quá phát thì nó biến thành những khối to gọi là viêm VA
(hay còn gọi là viêm sùi vòm, viêm họng mũi, viêm amiđan vòm) có thể che lấp mũi sau.
II. VÒNG BẠCH HUYẾT WALDEYER
- VA (Végétations Adénoides) nghĩa là sùi vòm, nằm ở thành sau trên của vòm và còn
gọi là amiđan vòm hay amiđan Luschka.
- Amiđan vòi ở quanh lỗ vòi Eustache còn gọi là amiđan Gerlach.
- Amiđan khẩu cái nằm ở thành bên của họng miệng còn gọi tắt là amiđan.
- Amiđan đáy lưỡi ở 1/3 sau của lưỡi, thuộc vùng họng miệng.
- Chức năng chủ yếu của vòng Waldeyer là miễn dịch
III. NGUYÊN NHÂN
1. Viêm nhiễm
- Vi khuẩn: thường là liên cầu, tụ cầu.
- Virus: cúm, sởi, ho gà... Do đó những trẻ sống tập thể (nhà trẻ, mẫu giáo) dễ lây lan cho
nhau.
- Giang mai bẩm sinh là một yếu tố thuận lợi cho sự quá phát của VA.
2. Tạng bạch huyết
- Có một số trẻ có tổ chức bạch huyết phát triển rất mạnh.
- Nhiều hạch ở cổ, ở họng quá phát rất dễ bị viêm nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho viêm
VA.

Khoa Y Trang 72
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
3. Do cấu trúc và vị trí của VA
- VA có nhiều khe hốc là nơi vi khuẩn dễ trú ẩn và phát triển.
- VA nằm ở vòm mũi họng, là cửa ngõ của đường thở ở trẻ em (trẻ em thường quen thở
bằng mũi là chủ yếu), nên vi khuẩn-virus dễ xâm nhập.
IV. VIÊM VA CẤP
1. Toàn thân
- Sốt cao 39-400C, thể trạng nhiễm trùng.
- Co giật hoặc khó thở do co thắt thanh quản.
- Đôi khi có phản ứng màng não: nôn ói, rối loạn tiêu hóa…
2. Cơ năng
- Tắc mũi: trẻ thở bằng miệng, bú ngắt quảng, quấy khóc, ngủ ngáy ở trẻ lớn…
- Chảy mũi: chảy mũi nhầy ra cả hai mũi, cả mũi trước và mũi sau.
- Ho: do phản xạ kích thích bởi dịch mũi từ vòm họng chảy xuống thành sau họng
- Viêm VA ở người lớn: cảm giác mệt mỏi, thở khụt khịt, nhức đầu, khô rát vòm họng, có
thể ù tai và nghe kém.
3. Thực thể
- Soi mũi trước: thấy hốc mũi đầy mủ nhầy, các cuốn mũi phù nề đỏ, xuất tiết
- Soi mũi sau gián tiếp bằng gương hoặc dùng ống nội soi: VA viêm đỏ và vòm có nhiều
xuất tiết nhầy
- Khám họng: niêm mạc họng đỏ, có mủ nhầy phủ lên niêm mạc thành sau họng
- Khám tai: thấy màng nhĩ thường có phản ứng, trở thành sung huyết đỏ và lõm.
- Hạch ở góc hàm, máng cảnh, có khi ở cả sau cơ ức đòn chũm. Hạch sưng, ấn đau.
- Không nên sờ vòm trong giai đoạn viêm cấp.
V. VIÊM VA MẠN TÍNH
- Là viêm VA quá phát xơ hóa sau viêm cấp nhiều lần.
- Bệnh hay gặp ở trẻ từ 18 tháng đến 6 tuổi.
1. Toàn thân
- Ho và sốt từng đợt
- Chậm phát triển về thể chất và tinh thần
2. Cơ năng
- Tắc mũi liên tục.
- Chảy mũi mủ nhầy xanh kéo dài
- Thường xuyên há mồm để thở, nói giọng mũi kín
- Nghe kém
- Đêm ngủ ngáy. Hay nghiến răng, ho do phản xạ và khóc vặt.
3. Thực thể

Khoa Y Trang 73
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
- Soi mũi trước: hốc mũi đầy mủ nhầy xanh, niêm mạc mũi phù nề
- Soi mũi sau: VA màu hồng nhạt, quá phát, vòm có nhiều mủ nhầy xanh.
- Khám họng: amiđan khẩu cái quá phát, thành sau họng có nhiều khối lympho to
- Khám tai: thấy màng nhĩ mất bóng trở thành xám đục, hơi lõm do tắc vòi nhĩ, hoặc bị
VTG mạn tính mủ nhầy.
- Sờ vòm: cảm giác có tổ chức VA như búi dâu, mềm. Vòm họng hẹp lại.
VI. BIẾN CHỨNG CỦA VIÊM VA
- Biến chứng gần: Viêm tai giữa (hay gặp nhất), viêm thanh khí phế quản, viêm mũi,
viêm xoang, viêm hạch cổ, áp xe thành sau họng, viêm kết mạc, viêm mi mắt, viêm hốc
mắt.
- Biến chứng xa: Viêm thận, viêm khớp, viêm tim.
- Biến chứng toàn thân: Chậm phát triển thể chất và tinh thần. Rối loạn tiêu hóa.
- VA quá lớn gây ảnh hưởng đến hô hấp và phát âm.
VII. ĐIỀU TRỊ
1. Viêm VA cấp
- Nhỏ mũi và làm cho hốc mũi thông thoáng.
- Kháng sinh nếu thấy nặng, đe dọa biến chứng.
- Điều trị triệu chứng.
- Nâng cao thể trạng.
2. Viêm VA mãn tính
- Nạo VA.
- Nhỏ mũi.
- Nâng cao thể trạng.
3. Chỉ định nạo VA
- Viêm VA tái hồi 5-6 lần/ 1 năm hoặc viêm kéo dài trên 3 tháng
- Viêm VA gây biến chứng: viêm tai, viêm đường hô hấp, viêm hạch, viêm khớp, viêm
cầu thận…
- VA quá phát ảnh hưởng đến đường thở.
VIII. PHÒNG BỆNH
- Nâng cao thể trạng-sức đề kháng của cơ thể và cơ địa của bệnh nhân bằng rèn luyện
thân thể, dinh dưỡng hợp lý.
- Tránh bị nhiễm lạnh.
- Vệ sinh tốt mũi-họng-răng-miệng, chú ý khi có những vụ dịch cúm, sởi, ho gà...
- Xử trí kịp thời và đúng cách nếu đã bị viêm VA để tránh các biến chứng
K. VIÊM XOANG
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ XOANG

Khoa Y Trang 74
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
- Xoang là những hốc rỗng nằm trong một số xương của khối sọ mặt: xương hàm trên,
xương trán, xương sàng và xương bướm.
- Những hốc này được lót bởi niêm mạc hô hấp với biểu mô trụ có lông chuyển.
- Mỗi bên mũi có 4 xoang: xoang hàm, xoang trán, xoang sàng và xoang bướm.
II. VIÊM XOANG CẤP
- Chủ yếu là viêm xoang hàm.Viêm xảy ra ở các xoang trước đó hoàn toàn bình thường,
thường xuất hiện sau một đợt viêm họng, viêm amiđan, cảm cúm, sâu răng. Bệnh giới
hạn trong vòng 4 tuần
1. Lâm sàng – Cơ năng
- Triệu chứng toàn thân: mệt mỏi, suy nhược, kém ăn, mất ngủ, sốt.
- Chảy mũi, nghẹt mũi: nhiều vào buổi sáng.
- Mắt : mỏi mắt, sợ ánh sáng, không đọc sách hoặc xem ti vi được
- Đau nhức đầu mặt là triệu chứng nổi bật, vị trí đau tùy theo xoang viêm:
+ Xoang trán: vùng trán, trên cung mày.
+ Xoang hàm: gò má và hàm răng trên.
+ Xoang sàng trước: đau ở góc trong trên và đau sâu trong ổ mắt.
+ Xoang sàng sau: đau sâu phía sau hốc mắt, đau lan lên đỉnh đầu và vùng chẩm.
+ Xoang bướm: đau trên đỉnh đầu và vùng chẩm
2. Lâm sàng – Thực thể
- Tìm các điểm đau
- Soi mũi trước: thấy toàn bộ niêm mạc hốc mũi sung huyết, cuốn mũi sưng to và đỏ,
chảy nhầy mủ.
3. Cận lâm sàng
- Chụp XQ kinh điển: hai tư thế Blondeau, Hirtz.
- Chụp cắt lớp điện toán CT scan.
- Nội soi mũi xoang.
4. Điều trị
- Điều trị đặc hiệu: kháng sinh: Amoxicillin / acid clavulanic, cephalosporin thế hệ 1 – 2,
nhóm Macrolide.
- Thời gian điều trị 10-14 ngày hoặc 7 ngày sau khi đã hết triệu chứng.
- Điều trị hỗ trợ: nghỉ ngơi, thuốc hạ nhiệt, kháng viêm, tiêu nhầy hoặc bơm rửa mũi
bằng nước muối đẳng trương.
II. VIÊM XOANG MẠN
1. Triệu chứng cơ năng
Triệu chứng chính:
- Nghẹt mũi, sổ mũi

Khoa Y Trang 75
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
- Vướng nhầy ở mũi sau buộc bệnh nhân phải luôn khịt khạc.
- Đau nhức căng ở mặt ( trước trán, gò má, hốc mắt…)
- Ngửi kém
- Sốt âm ỉ, ớn lạnh. Sốt cao có thể gặp trong đợt cấp tính của viêm xoang mạn.
Các triệu chứng phụ
- Hơi thở hôi
- Ho dai dẳng
- Nhức đầu: cảm giác nặng ở vùng đầu, hai thái dương hoặc đau mỏi vùng chẩm và gáy.
- Đau tai hoặc cảm giác căng đầy trong tai.
- Nhức răng
- Mệt mỏi, uể oải, giảm khả năng tập trung làm việc trí óc
2. Triệu chứng thực thể
- Sờ nắn các điểm đau thường không rõ rệt như trong viêm xoang cấp
- Soi mũi trước: các cuốn mũi quá phát, có thể thấy các polyp.
3. Chẩn đoán lâm sàng
Chẩn đoán viêm xoang mạn:
- Hai triệu chứng chính.
- Hoặc một triệu chứng chính + ≥ 2 triệu chứng phụ.
Chẩn đoán nghi ngờ viêm xoang mạn
- Có 1 triệu chứng chính
- Hoặc chỉ có các triệu chứng phụ.
4. Điều trị
Kháng sinh:
- Amoxicillin / acid clavulanic, Cefuroxim, Quinolone có thể dùng kéo dài 4 tuần.
- Kháng sinh chống kỵ khí: Clindamycin, Metronidazole trong những thể VXM dai
dẳng.
Các thuốc hỗ trợ
- Corticosteroid tại chỗ
- Thuốc tiêu nhầy.
- Bơm rửa mũi bằng nước sinh lý.
Ngoại khoa
- Chỉ đặt ra trong những trường hợp viêm mạn, điều trị nội khoa tích cực nhưng thất bại.
- Khi có dị vật trong xoang.
- Chống chỉ định trong giai đoan viêm cấp.
Phòng ngừa và nâng đỡ:
Loại bỏ những nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi gây viêm xoang như:

Khoa Y Trang 76
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
- Nhổ răng sâu,
- Cắt bỏ polyp mũi,
- Mổ chỉnh hình vẹo vách ngăn…

Khoa Y Trang 77
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn

BÀI 4. GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ DA VÀ MỘT SỐ BỆNH LÝ


THƯỜNG GẶP

GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ DA

MỤC TIÊU
- Nêu được tổ chức học của da.
- Trình bày được các chức năng của da.

I. TỔ CHỨC HỌC CỦA DA


- Da bao bọc hoàn toàn mặt ngoài cơ thể (trừ: niêm mạc mắt, mũi, miệng, hậu môn, cơ
quan sinh dục). Có vai trò: bảo vệ cơ thể, cơ quan xúc giác
- Da chiếm 15% trọng lượng cơ thể. Diện tích da ở người lớn 1 – 1.5m2
- Cấu tạo thay đổi theo: tuổi, phái tính, nghề nghiệp, địa phương.
- Bề dày lòng bàn tay, lòng bàn chân khoảng 4mm, ở mí mắt, ống tay ngoài mỏng hơn
khoảng vài phần mười mm.Cấu trúc da gồm 3 tầng:
+ Tầng ngoài cùng: Thượng bì
+ Tầng giữa: Bì cấu tạo bởi mô liên kết sợi vững chắc
+ Tầng dưới: Hạ bì chứa mô liên kết mỡ.
1. Thượng bì
- Là lớp tế bào không có mạch máu, mỏng nhất ở mí mắt ≤ 0.1mm, dày nhất ở lòng bàn
tay, lòng bàn chân khoảng 1.5mm.
- Cấu tạo gồm 4 lớp từ trong ra ngoài: Lớp đáy, gai, hạt, sừng
a. Lớp đáy
- Còn gọi là lớp sinh sản. Gồm 1 hàng tế bào đứng trên màng đáy thẳng góc với bề mặt da,
tế bào hình trụ hay vuông nhân hình bầu dục, tế bào chất ưa kiềm, xen kẻ các tế bào đáy có
hắc tố bào: là tế bào sáng có tua.Trung bình 10 tế bào đáy có 1 hắc tố bào.
- Chức năng của màng đáy: Sinh sản tế bào mới, hắc tố bào sản xuất ra hắc tố (melanin).
- Các yếu tố ảnh hưởng hình thành melanin:
+ Thần kinh thực vật (ức chế tạo melanin khi TKTV bị kích thích)
+ Tia cực tím
+ Bức xạ ion
+ Chất hóa học
+Vitamin C
b. Lớp gai

Khoa Y Trang 78
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
- Còn gọi là lớp Malpighi, là lớp dày nhất của thượng bì, cấu tạo có 5 – 12 hàng tế bào,
hàng dưới tế bào lớn hình đa giác trục thẳng đứng, càng lên trên tế bào càng nhỏ, trục song
song với mặt da. Tế bào chất ưa toan, các tế bào liên kết chặt nhờ cầu nối liên bào
c. Lớp hạt
- Có từ 2 – 4 lớp tế bào, tế bào dẹt song song bề mặt da. Tế bào chất chứa nhiều hạt kerato
– hyalin màu tím đậm.
- Lớp hạt là lớp cuối cùng còn nhân và cầu nối, không có niêm mạc
d. Lớp sừng
- Là lớp ngoài cùng của thượng bì tiếp xúc với môi trường
- Gồm những tế bào dẹt không nhân, ưa toan, xếp thành chồng lên nhau
- Có hiện tượng bong tróc liên tục.
2. Bì
- Nằm giữa thượng bì và mô mỡ dưới da, tiếp giáp thượng bì là màng đáy. Phần nhô lên
của bì gọi là nhú bì, phần lõm xuống của thượng bì gọi là mào thượng bì
- Cấu tạo bì gồm: Mô bì, Mạch máu, Mạch bạch huyết
a. Mô bì
Mô bì cấu tạo gồm 3 phần:
+ Sợi: sợi keo, sợi đàn hồi, sợi lưới
+ Chất căn bản: trong suốt, nằm giữa các tế bào
+ Tế bào: Tế bào sợi, mô bào, dưỡng bào
b. Mạch máu
- Gồm: động mạch nhỏ, tĩnh mạch nhỏ và mao mạch
- Xếp thành 2 hệ thống: hệ thống nông ở nhú bì, hệ thống sâu gần hạ bì.
- Mạch máu phân bố nhiều ở: vùng mặt, môi, gan bàn tay da vùng sinh dục và quanh hậu
môn.
c. Mạch bạch huyết
- Có 2 hệ thống nông sâu không thấy được khi nhuộm thông thường
- Sự phân bố thần kinh bởi TK não tủy hơn là thực vật. TK cảm giác: sờ, áp, đau, nhiệt,
ngứa. TK giao cảm: điều khiển mạch máu, cơ nang lông, tuyến mồ hôi
3. Các phần phụ của thượng bì
a. Tuyến mồ hôi
* Tuyến mồ hôi nước
- Hầu hết ở da trừ: môi, qui đầu, mặt trong bao qui đầu, âm vật và môi nhỏ
- Có khoảng 140 – 340 tuyến/ cm2 da
- Nhiều ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, trán, nách
- Mỗi tuyến gồm 2 phần: phần ống, phần ống dẫn

Khoa Y Trang 79
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
* Tuyến mồ hôi nhờn
- Nhiều ở: nách, mí mắt, ống tai ngoài, vú, quanh hậu môn, vùng gần xương mu, âm vật,
bìu, quanh rốn. Tuyến mồ hôi nhờn to hơn tuyến mồ hôi tuyến. Đổ vào nang lông đoạn
trên tuyến bã.
b. Tuyến bã
- Nằm cạnh nang lông, thông với nang lông bằng ống tiết. Có nhiều nhất ở da đầu. Không
có ở lòng bàn tay, lòng bàn chân,
c. Lông, tóc, móng
- Ở mọi nơi trừ: lòng bàn chân, qui đầu, môi nhỏ. Là cấu trúc hóa sừng sinh ra từ nang
lông. Đa số các sợi lông kết hợp với tuyến bã tạo thànhmộtđơn vị lông tuyến bã.
- Lông gồm phần tự do và phần rễ
- Ống tuyến đổ vào ranh giới 1/3 trên và giữa.
- Trung bình tất cả mặt da có khoảng 30 – 50 triệu sợi, tốc độ mọc 0.1 – 0.5 mm/ngày
- Móng là cấu trúc hóa sừng mọc ra thành móng.
4. Hạ bì
- Nằm giữa trung bì và cân hoặc màng xương. Là tổ chức đặc biệt hóa thành mô mỡ. Phần
trên hạ bì có một số tuyến mồ hôi, nang lông, dây thần kinh, mạch máu và hạch bạch
huyết..
II. SINH LÝ HỌC CỦA DA
1. Chức năng che chở
Chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tác nhân cơ học, vật lý, hóa học do:
+ Đàn hồi bền chắc: nhiều sợi đàn hồi, mỡ dưới da.
+ Mang điện tích âm
+ Melanin ngăn tia cực tím
+ Trung hòa hay giảm các chất độc hay vi khuẩn
+ Cấu tạo bởi màng nhủ tương: giúp da thích nghi khi thay đổi nhiệt độ môi trường
2. Chức năng điều hòa thân nhiệt
- Là chức năng chủ yếu. Điều hòa thân nhiệt thông qua cơ chế tiết mồ hôi có sự điều chỉnh
của sợi TK giao cảm, các trung khu dọc tủy sống, trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi.
- Lớp sừng có khả năng cách nhiệt
- Khi kích thích cực độ da có thể tiết 2 lít/h. Làm giảm 540 calo/1 lít mồ hôi.Bài tiết mồ
hôi phụ thuộc: giống người, tuổi, giới, khí hậu, thói quen ăn mặc.
3. Chức năng hấp thu
- Bình thường da không thấm nước do có màng nhủ tương bảo vệ
- Thuốc tan trong nước, không bốc hơi không hấp thu được qua da
- Chất tan trong cồn: eosin, tím gentian, Iode hấp thu qua da

Khoa Y Trang 80
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
- Thuốc dễ bay hơi: Iode, thủy ngân, methyl, salicylate, salicylic acid dễ hấp thu qua da.
- Mỗi giờ da hấp thu 0.5ml Oxy/1cm2 da và 0.75 ml CO2 /1cm2 da
4. Chức năng bài tiết
- Tuyến mồ hôi: tiết mồ hôi làm da mềm mại, giữ cân bằng lớp nước mỡ trên da, diệt vi
khuẩn và chống nấm nhờ pH acid của mồ hôi.
- Tuyến bã: bài tiết chất bã làm da không thấm nước, ngăn bốc hơi nước, làm da mềm mại,
chống nhiễm khuẩn, chống nấm.
5. Chức năng chuyển hóa
- Da có vai trò quan trọng trong cân bằng nước: giữ 9% nước của cơ thể, là nơi chứa nhiều
muối của cơ thể. Khi tiêm NaCl ưu trương da giữ 50% lượng muối. Da là nơi chuyển hóa
một phần đạm, đường, mỡ. Da tổng hợp một số men: amylase, lipase, men oxy hóa, acid
béo và vitamin: Vitamin D
- Một số Vitamin thấy ở da: PP, B6, C, A, pathotenic acid
6. Chức năng thu nhận cảm giác
- Cảm giác: sờ, nhiệt độ, đau, ngứa
- Vùng nhạy cảm: Vú, ngực, bụng, mũi, tai
- Khi da bị tổn thương: cảm giác nóng lạnh tồn tại lâu nhất, phục hồi sớm nhất
- Các điểm thu nhận cảm giác đau phát triển nhiều hơn các điểm khác
- Chức năng cảm giác ảnh hưởng bởi pH của da
III. KẾT LUẬN
- Da bảo vệ cơ thể, đáp ứng với mọi thay đổi của tác nhân bên ngoài.
- Da nhạy cảm với sự thay đổi của các cơ quan bên trong  Da có thể coi là một tấm
gương phản ảnh thay đổi của nội tạng

THƯƠNG TỔN CĂN BẢN


MỤC TIÊU
1. Trình bày được các thương tổn nguyên phát.
2. Trình bày được các thương tổn thứ phát.
3. Nêu được các kiểu phân bố thương tổn.

ĐẠI CƯƠNG
 Chẩn đoán, điều trị tốt bệnh da chủ yếu là khám lâm sàng
 Dựa vào sang thương căn bản
 Sang thương căn bản chia làm 2 loại: Sang thương nguyên phát, thứ phát.
 Sang thương nguyên phát: thay đổi sớm của da chưa trải qua diễn tiến tự nhiên hay chịu
sự tác động của bên ngoài.
 Sang thương thứ phát: đã trải qua diễn tiến tự nhiên hay chịu sự tác động của bệnh nhân.

Khoa Y Trang 81
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
THƯƠNG TỔN NGUYÊN PHÁT
Dát:
 Thay đổi màu sắc của da.
 Kích thước: có thể nhỏ, to thành khoảng
 Thường liên quan bệnh lành tính.
 Hồng ban: là dát màu đỏ hay hồng có tính chất viêm biến mất dưới sức đè ép.
 Gồm: dát sắc tố, dát melanin, dát mạch máu, xuất huyết dưới da.
Mụn nước:
 Thương tổn < 5mm. Nhô cao lên mặt da chứa đầy chất lỏng.
 Sau 1 thời gian bóng nước vỡ đóng mài như trong tổ đĩa, chàm cấp
Bóng nước:
 Cấu tạo như mụn nước, đường kính > 5mm
 Bóng nước căng thành hình bán cầu hay xẹp
 Chất dịch có thể trong, đục, hay máu
 Bệnh thường có bóng nước: Duhring, pemphigus
Mụn mủ:
Thương tổn nhô cao, chứa mủ.Có 2 loại:
 Mụn mủ thượng bì: cạn, hình bán cầu, do bóng nước, mụn nước bội nhiễm
 Mụn mủ nang lông
Sẩn:
 Cao hơn bề mặt da, đường kính < 1cm.
 Đặc, biến mất trong thời gian ngắn, không để lại sẹo.
 Sẩn có thể: phẳng, tròn, hay đa giác
Củ:
 Tương tự sẩn có điểm khác biệt: Thâm nhiễm TB xảy ra phần sâu của bì, Thâm nhiễm
chậm kéo dài, Khi mất để lại sẹo.
 Nhô cao hay bằng da.
 Gặp trong:lupus, giang mai, phong
Cục:
 Nằm sâu trong hạ bì. Hình cầu hay trứng. Phát hiện rõ khi sờ.
 Viêm bán cấp hay mãn tính
 Ban đầu cứng  hóa mềm  đỏ tím  loét sâu
 Bệnh thường gặp: giang mai, nấm sâu, lao.
Sùi:
 Cấu tạo là các nhú bì phát triển.
 Bề mặt phủ bởi thượng bì mỏng màu hồng hay có những vết lở rịnh nước
 Bệnh gặp: mồng gà
Sẩn sừng:
 Là sẩn sùi có bề mặt hóa sừng. Gặp trong: mụn cóc
Nang:
 Là túi chứa dịch lỏng tròn hay bầu dục. Tương tự sẩn to, sẩn cục
 Khi ấn có cảm giác lình bình
 Gặp trong: nang bả.

Khoa Y Trang 82
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
THƯƠNG TỔN THỨ PHÁT
Vẩy:
 Là những phiến thượng bì trên mặt da
 Có khi tiên phát: da vẩy cá
 Có khi thứ phát: chàm
Vẩy tiết:
 Là khối huyết thanh đông lại trong có bạch cầu đa nhân, hồng cầu, vi khuẩn hay sợi
nấm.
 Tùy theo nguyên nhân vẩy tiết có màu khác nhau
Vết xướt:
 Do chấn thương tầng trên da
 Lớp sừng tổn thương: vết trắng hồng xung quanh.
 Lớp gai tổn thương: chất tiết đông thành vẩy tiết.
 Nhú bì tổn thương: chất tiết có lẫn máu, khi đông lại thành vẩy tiết đen và dính.
Lở:
 Còn gọi là trợt.
 Thượng bì bị tróc mất.
 Gặp trong săn giang mai.
Loét:
 Da bị mất đến tận bì.
 Khi lành để lại sẹo.
 Gặp trong loét sâu quảng
Lichen hóa:
 Do gảy hay cọ sát thường xuyên.
 Da dày có màu nâu, các rảnh ngang dọc nằm sâu thành ô không đều.
 Thường gặp trong bệnh chàm mãn tính
Cứng da:
 Do các yếu tố cấu tạo bì đặc lại.
 Da di động khó khăn.
 Không phải dày da.
Teo da:
 Teo thượng bì: da có nhiều nếp nhăn, dể xếp nếp, hơi trong thấy rõ TM bên dưới.
 Teo bì: da bị lõm xuống, teo bì có thể đi kèm với teo thượng bì. Gặp trong vết rạn da.
Seo: Tạo bởi
 Mô sẹo tân lập nơi vùng mô bị mất, hay bị viêm.
 Bề mặt sẹo da trơn mỏng không có: lông, tuyến.

BỆNH HỌC DA LIỄU

MỤC TIÊU

Khoa Y Trang 83
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
1. Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của một số bệnh lý da liễu thường gặp
2. Biết cách chẩn đoán được các bệnh lý da liễu thường gặp
3. Nắm vững nguyên tắc điều trị và phòng ngừa các bệnh lý da liễu

A. NHIỄM TRÙNG DA DO VI TRÙNG THƯỜNG


I. ĐẠI CƯƠNG
- Nhiễm trùng da có thể nguyên phát, hay thứ phát sau một bệnh da có sẵn. Nhiễm trùng có
thể gây tổn thương nông hay sâu, hay chỉ khu trú ở bộ phận phụ thuộc của da như: nang
lông, tuyến mồ hôi.
- Các nhiễm trùng da do vi trùng thường gọi là viêm da mủ. Bệnh viêm da mủ thường cao
nhất mùa hè, nơi có thời tiết nóng ẩm. Tác nhân gây bệnh: thường gặp liên cầu khuẩn, 50%
trường hợp kết hợp liên cầu và tụ cầu.
II. BỆNH NHIỄM TRÙNG NGOÀI NANG LÔNG
1. Chốc:
1.1. Chốc lây:
- Là bệnh da tự tiêm nhiễm, không miễn dịch, rất lây, thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ thiếu
vệ sinh, thiếu dinh dưỡng.
1.1.1. Thương tổn căn bản:
- Mụn nước có quầng viêm đỏ chung quanh. Mụn nước nhanh chóng thành mụn mủ, rồi bể
và khô đi, đóng mài vàng mật ong với viền mủ đặc trưng. Các thương tổn phân bố thành
hình đa cung rất đặc trưng.
1.1.2. Vị trí:
- Bất cứ vùng da nào nhưng thường gặp vùng da hở. Có thể phối hợp với viêm nang lông,
nhọt, viêm hạch ở vùng lân cận.
1.1.3. Nguyên nhân:
- Staphylococus aureus chiếm 60 – 70%, còn lại do Streptococcus pyogens hay kết hợp cả
hai.
1.1.4. Chẩn đoán:
- Dựa vào thương tổn căn bản: mụn nước, bóng nước đóng mài vàng mật ong diễn tiến
nhanh ở trẻ em.
1.1.5. Phân biệt:
- Chàm: mụn nước trên nền hồng ban, ngứa, giới hạn rõ, không tẩm nhuận, rỉ nước, đóng
mài.
- Thủy dậu: mụn nước trong, lõm ở giữa, thương tổn nhiều lứa tuổi khác nhau.
- Chốc hóa: từ bệnh da có trước.
1.1.6. Biến chứng:

Khoa Y Trang 84
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
- Viêm cầu thận cấp: Do liên cầu khuẩn, xảy ra sau 3 tuần sau khi bị chốc
- Hội chứng da bỏng do nhiễm tụ cầu: Do tụ cầu khuẩn, thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ còn
bú. Xảy ra trung bình sau 3 ngày bị nhiễm trùng cục bộ (chốc, viêm rốn, viêm mũi họng,
viêm tai).
1.1.7. Điều trị:
Điều trị cục bộ:
- Ngâm rửa bằng thuốc tím pha loãng 1/10.000
- Khi mài mềm,gỡ ra, rửa sạch mủ, lau khô chấm dung dịch Milian, Eosin hay Castellani.
- Dùng kháng sinh dạng mỡ: Fucidin®( acid fusidique ),Bactroban®( mupirocin ), ...
Điều trị toàn thân:
- Kháng sinh: nhóm Macrolides (Erythromycin, Azithromycin,...), nhóm cephalosporin.
Điều trị kéo dài 7 – 10 ngày.
1.1.8. Phòng bệnh:
Phòng bệnh cấp I: Vệ sinh thân thể hàng ngày. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và các
sinh tố cần thiết.
Phòng bệnh cấp II: Bệnh mới phát: điều trị sớm và đúng.
Phòng bệnh cấp III: Có biến chứng nên chuyển lên tuyến trên.
2. Chốc bóng nước:
- Còn gọi là chốc tụ cầu. Gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ còn bú, bệnh có thể lây thành dịch, nhất là
trong các nhà trẻ.
- Biểu hiện: nhiều bóng nước chùng, tạo thành những vết trợt nông hình đa cung.
- Tác nhân gây bệnh: tụ cầu nhóm I hay nhóm II type 71.
- Điều trị: như chốc lây.
3. Viêm kẽ:
- Thường gặp mùa nóng ẩm, cơ địa béo phì, trẻ còn bú. Hồng ban giới hạn tương đối rõ,
nứt lở, rỉ dịch mủ. Kèm theo rác bỏng và ngứa, có thể gây chàm hóa.
- Vị trí: các nếp da dính vào nhau, vùng sau tai, nếp cổ, ....
- Nguyên nhân: Liên cầu, tụ cầu. Pseudomonas hoặc Corynebacteria
III. BỆNH NHIỄM TRÙNG NANG LÔNG
1. Viêm nang lông:
1.1. Lâm sàng:
- Mụn mủ, sẩn, sẩn mụn mủ ở nang lông, chung quanh có quần viêm đỏ,có thể thấy sợi
lông xuyên qua.
- Vị trí thường gặp: da đầu, mặt, nách, vùng mu, mặt duỗi tứ chi, nhưng bất cứ vùng lông
nào cũng có thể bị.
- Bệnh thường ngứa ( nhất là vùng đầu, mặt ) và hay tái phát.

Khoa Y Trang 85
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
1.2. Nguyên nhân: thường do tụ cầu vàng.
1.3. Điều trị: Nếu có biến chứng chàm hóa thì điều trị chàm trước.
Tại chỗ:
- Thoa kháng sinh mỡ Fucidin®( acid fusidique ),Bactroban®( mupirocin ),...
- Ở da đầu, mặt, nách có thể thoa dung dịch lưu huỳnh 5%.
Toàn thân:
- Kháng sinh nhóm Macrolides, Bactrim.
- Kháng histamin giảm ngứa, giảm tiết dịch
- Bổ sung sinh tố C, B...
2. Nhọt:
2.1. Lâm sàng:
- Nhọt: viêm sâu quanh nang lông, bắt đầu bằng một cục sưng cứng, đau, sờ nóng, sau vài
ngày dẫn đến nung mủ với ngòi màu vàng và hoại tử trung tâm.
- Nhọt cụm: gồm nhiều nhọt tập hợp mủ bên dưới nhưng các ngòi riêng lẻ.
- Nhọt tái phát: có sự tái phát nhiều lần. Thường xảy ra trên cơ địa đái tháo đường, suy
giảm miễn dịch.
- Vị trí: nhọt gặp bất cứ nơi nào, thường ở da đầu, mặt, cổ, mông. Nhọt cụm thường gáy và
lưng. Nhọt ở mũi, môi trên gây tụ cầu ác tính gây tắc nghẽn xoang, viêm màng não rất
nguy hiểm.
2.2. Nguyên nhân: thường do tụ cầu vàng.
2.3. Yếu tố thuận lợi:
- Chấn thương
- Nghiện rượu
- Suy giảm miễn dịch
- Đái tháo đường.
- Suy dinh dưỡng.
2.4. Điều trị:
Tại chỗ:
- Đắp gạc ướt ấm hoặc ngâm thuốc tím pha loãng với nước ấm.
- Thoa mỡ kháng sinh Fucidin®( acid fusidique ),Bactroban®( mupirocin ),...
- Không được nặn, rạch sớm. Rạch hay dẫn lưu khi mủ đã khu trú.
Toàn thân:
- Kháng sinh: Erythromycin, cefpodoxim,...
3. Viêm mô tế bào: là quá trình viêm nung mủ mô dưới da.
- Biểu hiện: hồng ban và đau, hồng ban lan ra, sưng phù, trở nên thâm nhiễm ấn lõm. Vùng
trung tâm có thể thành cục và hoại tử.Sốt, lạnh run, khó chịu và hạch có thể gặp.

Khoa Y Trang 86
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
- Nguyên nhân: Staphylococus aureus, Streptococcus pyogens.Chấn thương là một yếu tố
thuận lợi.
- Điều trị:
Tại chỗ: Đắp gạc ướt ấm hoặc ngâm thuốc tím pha loãng với nước ấm. Nếu có áp xe thì
rạch, dẫn lưu.
Toàn thân: Kháng sinh: docloxacillin, cephalexin, cefpodoxim...
B. MỤN TRỨNG CÁ
I. ĐẠI CƯƠNG
- Mụn là một thương tổn da do sự rối loạn chức năng của bộ lông bã (thường là di truyền).
Sự tiết bã nhờn đọng lại ở lỗ chân lông, tạo ra mụn.
II. DỊCH TỄ HỌC
- Bệnh rất phổ biến, thường gặp ở tuổi thanh niên và người lớn trẻ.
- Tuổi: nữ 10 – 17 tuổi, nam 14 – 19 tuổi, có thể khởi phát sau 25 tuổi. Một số trường hợp
nhẹ, có thể khởi phát lúc mới sinh, nhưng thường biến mất sau vài ngày hay vài tuần.
- Nghề nghiệp: thường tiếp xúc với dầu, khoáng chất gây mụn.
- Thuốc: corticoid, thuốc ngừa thai
- Những yếu tố khác: yếu tố nội tiết, stress, lo lắng, thức ăn (béo, ngọt…)
III. SINH BỆNH HỌC
Gồm 3 yếu tố quan trọng:
- Rối loạn sừng hóa tuyến bã.
- Tăng tiết bã nhờn.
- Vi trùng: Corynebacterium acne
IV. LÂM SÀNG
- Thường gặp ở tuổi dậy thì (90% trước 20 tuổi) do sự tăng androgen (hormone sinh dục
nam).
- Phát ban dạng sẩn, mụn mủ, nang, nốt sẹo.
- Vị trí: vùng tiết bã nhờn nhiều:
Mặt: nhiều nhất ở 2 bên má.
Mũi, trán, cằm: ít bị hơn.
Tai: nang ở dái tai.
Ở người nam: vai, vùng trước ngực, lưng có thể bị.
V. YẾU TỐ BỘC PHÁT
- Thức ăn nhiều mỡ, ngọt.
- Nội tiết: mụn trứng cá trước kỳ kinh, gặp ở phụ nữ.
- Thần kinh: căng thẳng tinh thần, lo lắng quá mức.
- Hóa chất: dầu khoáng chất, iod, brom, corticoid...

Khoa Y Trang 87
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
VI. DIỄN TIẾN
Có nhiều cơn bộc phát kéo dài nhiều năm. Bệnh lành tính nhưng gây sẹo, mất thẫm mỹ.
VII. ĐIỀU TRỊ
a. Nguyên tắc
- Cử ngọt
- Hạn chế chất béo
- Tôn trọng cấu trúc da.
- Chống viêm
- Chống vi khuẩn.
b. Phòng bệnh
- Cấp 1:
Tránh dùng thuốc thoa corticoid lên mặt.
Rửa mặt thật sạch sau khi dùng mỹ phẩm hoặc tiếp xúc chất dầu khoáng gây mụn.
- Cấp 2:
Tránh nặn mụn để tránh biến chứng sẹo teo.
Tránh dùng thuốc uống, thuốc thoa có corticoid.
Sử dụng kháng sinh thích hợp.
Sử dụng thuốc thoa thích hợp với các giai đoạn của bệnh.
- Cấp 3: bệnh nặng, điều trị không hết, có biến chứng bội nhiễm nặng. Khám với bác sĩ
chuyên khoa da liễu.
C. BỆNH GHẺ
I. ĐẠI CƯƠNG
- Là bệnh lây, phổ biến nhất ở Việt nam, chiếm 3.9% điều trị tại BV da liễu TP. HCM
- Thường gặp trẻ em và phụ nữ. Do Sarcoptes scabiei (cái ghẻ )gây ra
- WHO: là bệnh lây qua đường tình dục.
II. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁI GHẺ
- Con đực chết sau khi di giống
- Con cái trưởng thành dài khoảng 400µm
- Sống bằng cách đào hầm dưới da( giữa lớp sừng và lớp hạt)
- Thời gian sống khoảng 30 ngày, đẻ trứng sau vài giờ đào hầm.
- Trứng thành ấu trùng trong vòng 10 ngày
- Thường hoạt động về đêm, chết khi ra bên ngoài 3 – 4 ngày
- Lây chủ yếu người qua người.
- Tập trung thường ở bàn tay, cổ tay.
III. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
1 .Thời gian ủ bệnh: Trung bình: 2 – 8 ngày

Khoa Y Trang 88
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
2. Triệu chứng:
Triệu chứng cơ năng: ngứa
o Ngứa nhiều về đêm
o Ngứa vùng da non nhiều
o Xung quanh có nhiều người bị ngứa
o Mức độ ngứa tùy theo mỗi người
Triệu chứng thực thể: 3 loại
2.1. Có giá trị chẩn đoán:
- Xuất hiện ít 20 – 30%, ngày nay còn 10% TH
- Rãnh ghẻ: cái ghẻ đào hầm, đi tiêu ngay trên da nên có màu nâu, dài vài mm, hơi cộm,
mụn nước là nơi cái ghẻ ở.
2.2. Giúp chẩn đoán:
- Mụn nước: nằm rải rác, trắng đục, vùng da non.
- Sẩn cục hay sẩn mụn nước hay ngứa: nốt nhô cao trên đầu có mụn nước. Đặc hiệu hơn
mụn nước. Thường gặp ở trẻ em. Gặp ở nách, bìu giúp chẩn đoán.
2.3. Không đặc hiệu nhưng thường gặp
- Dấu gãi
- Vết chàm hóa
3. Vị trí sang thương:
- Sang thương ở khắp người trừ mặt( trừ trẻ em hay bệnh AIDS)
- Thường gặp ở vùng da non: kẻ ngón tay, mặt trước cổ tay, quanh rốn, nếp dưới rốn, đầu
vú, da đùi, da bộ phận sinh dục, nách...
4. Dịch tễ học:
- Có nhiều người xung quanh cùng bệnh.
IV. BIẾN CHỨNG
1. Chàm hóa
2. Viêm da mũ: thường do liên cầu khuẩn
3. Tổn thương móng: tăng sừng dưới móng, màu xám, có thể thấy cái ghẻ
4. Viêm vi cầu thận cấp và phù toàn thân: hiếm, thường do độc tố của ghẻ hay vi trùng bội
nhiễm.
5. Nhiễm trùng huyết
6. Tiểu Albumin: thường nhẹ, gặp ở trẻ con bị ghẻ nặng.
V. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán xác định:
- Tìm thấy cái ghẻ ở sang thương, nhưng ít làm.
2. Các kỹ thuật XN tìm cái ghẻ:

Khoa Y Trang 89
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
- Cạo da
- Dùng kim tách cái ghẻ
- Sinh thiết thượng bì ...
3. Chẩn đoán phỏng định:
Khả năng đúng > 90%:
- Tính chất sang thương da: rãnh ghẻ, sẩn ngứa, mụn nước vùng da non.
- Vị trí sang thương: không ở mặt, có vùng da non.
- Ngứa: nhiều về đêm
- Dịch tễ học: có nhiều người bị bệnh ghẻ.
4. Chẩn đoán phân biệt:
- Tổ đĩa: nằm mặt ngoài các ngón không có ở thân mình
- Chí rận: ngứa lưng, sau ót, sang thương cào gãy nhiều hơn
- Săng giang mai ở đàn ông: hạch đặc tính không viêm. XN máu.
- Chàm thể tạng: Vị trí đặc hiệu của bệnh.
VI. ĐIỀU TRỊ
1. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ:
- Chẩn đoán sớm, điều trị thích hợp, tránh biến chứng.
- Điều trị cho người tiếp xúc mắc bệnh.
- Vệ sinh quần áo cá nhân tránh lây lan cho cộng đồng, tái nhiễm.
- Bôi thuốc đúng cách.
2. THUỐC:
Chủ yếu là thuốc bôi
Cách bôi thuốc ghẻ
- Tắm với nước tím pha loãng (1/4.000 – 1/10.000), ấm
- Bôi xà phòng toàn thân chú ý nếp gấp, rửa sạch với nước tím loãng ấm
- Thoa thuốc đặc trị toàn thân trừ đầu 1 lần/ ngày vào buổi tối, mặc quần áo sạch và 24h
sau tắm lại
- Sau 2 – 3 ngày không hết thoa lại như trên.
- Không dùng Corticoides
- Thuốc uống : ghẻ nặng không dùng được thuốc sớm.
Điều trị triệu chứng:
- Giảm ngứa: kháng Histamin H1 thường uống buổi tối.
3. DIỆT NGUỒN LÂY:
- Quần áo nên giặc sau 1 tuần: vì cái ghẻ chết sau khi ra ngoài môi trường.
- Quần áo nên đun sôi: 80 – 90o C trong 5 phút: vì cái ghẻ chết ở 60oC.
- Điều trị cho cả người xung quanh bị ngứa.

Khoa Y Trang 90
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
4. THEO DÕI ĐIỀU TRỊ:
- Sau 3 – 5 ngày điều trị, không nổi sang thương, ngứa tồn tại sau 2 tuần.
VII. PHÒNG BỆNH
- Vệ sinh hàng ngày với xà phòng ở kẻ tay, các nếp.
- Khi có người nhà bị ngứa vào ban đêm nên kiểm tra ghẻ
- Tránh tiếp xúc với người bị ghẻ.
- Nếu đã bị ghẻ nên tránh tiếp xúc người xung quanh, tránh lây cho cộng dồng.
- Nếu có biến chứng phải trị bệnh chuyên khoa
- Khi hết biến chứng mới nên trị ghẻ.
D. BỆNH CHÀM
I. ĐỊNH NGHĨA
- Chàm là một bệnh thường gặp do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể xem chàm là một hội
chứng thay vì là một bệnh.
II. LÂM SÀNG
Thương tổn là những dát hay mảng hồng ban giới hạn rõ hoặc không rõ, tiến triển qua 5 –
6 giai đoạn sau:
1. Giai đoạn hồng ban:
Khởi đầu với hai triệu chứng: Ngứa và nổi hồng ban hơi phù nề
Trên nền hồng ban lấm tấm nhiều hạt nhỏ li ti mắt thường khó nhìn thấy được, sờ thấy
nhám, các hạt này sẽ thành mụn nước ở giai đoạn sau.
Có khi không có bóng nước chỉ có hồng ban và phù nề, sau đó lặn đi và tróc vẩy như cám.
2. Giai đoạn mụn nước
Trên nền hồng ban sau vài giờ hay vài ngày xuất hiện những mụn nước nông chứa dịch
trong. Mụn nước sẽ tụ lại thành bóng nước.
3. Giai đoạn đóng mài:
Mụn nước có thể khô tự nhiên và đóng mài nhưng thường mụn nước vỡ ra, rỉ dịch vàng
khi dịch khô lại đóng thành mài.
4. Giai đoạn thượng bì láng nhẳn:
Thượng bì tái tạo mỏng như vỏ hành, giai đoạn này ít có, thường xảy ra thoáng qua.
5. Giai đoạn tróc vảy:
Thượng bì nứt ra và tróc vảy, có khi trong giai đoạn này mụn nước nổi lại và rỉ dịch
vàng.Trong trường hợp chàm cấp da sẽ lành lại bình thường không gây ngứa.
6. Giai đoạn dày da ( trường hợp chàm mạn tính ):
Da dày lên dưới tác động của gãy mạnh do ngứa nhiều.
Da ngày càng dày, màu xám đen, có những rãnh đan chéo nhau thành ô vuông gọi là hiện
tượng lichen hóa, thường gặp ở nếp gấp lớn như: cổ chân, nếp cổ.

Khoa Y Trang 91
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
Thương tổn chàm không gặp ở niêm mạc, có thể có ở vùng bán niêm mạc: môi, qui đầu.
III. TIẾN TRIỂN
1. Thuận lợi:
Khỏi hoàn toàn trong vài ngày hay vài tuần. Thường gặp trong chàm tiếp xúc.
2. Không thuận lợi:
2.1. Tái phát:
Có thể tái phát tại chổ hay phân tán nhiều nơi.
Nếu tái phát nhiều lần hay điều trị không đúng sẽ dẫn đến đỏ da toàn thân.
2.2. Nhiễm khuẩn:
Bề mặt thương tổn trầy xướt do gãy dẫn đến bội nhiễm.
Thương tổn thường có mủ, bệnh nhân sốt và có hạch liên hệ
2.3. Viêm vi cầu thận cấp:
Là biến chứng của nhiễm khuẩn.
IV. NGUYÊN NHÂN
1. Cơ địa:
- Cơ địa dị ứng: Suyễn, viêm mũi dị ứng, mày đay....
- Chức năng gan, ruột kém
- Rối loạn tiêu hóa như táo bón, viêm đại tràng mạn tính...
- Suy thận
- Nội tiết: nhiều trường hợp chàm trong thai kỳ hay hành kinh.
- Chức năng thần kinh bị xáo trộn.
- Thiếu acid béo không no, thiếu sinh tố PP, B6, B12...
2. Dị ứng nguyên:
- Bên ngoài: các yếu tố vật lý, hóa học, vi khuẩn, ký sinh trùng, thảo mộc...
- Bên trong: thuốc men, thức ăn, nội tiết tố.
V. DẠNG LÂM SÀNG
1. Dạng tiến triển:
Chàm cấp: rịn dịch nhiều, hồng ban đỏ và sưng phù.
Chàm bán cấp: rịn dịch ít, không còn sưng phù.
Chàm mạn: có hiện tượng lichen hóa hay dày sừng.
2. Dạng nguyên nhân:
2.1. Chàm mắc phải: Viêm da nhân tạo hay viêm da do tiếp xúc.
- Thường viêm đỏ sưng phù vùng da tiếp xúc với dị nguyên. Mụn nước nhiều, có khi thành
bóng nước. Tiến triển thoáng qua. Tái phát khi tiếp xúc với dị nguyên. Khi thương tổn tiến
xa hơn chổ tiếp xúc với dị nguyên gọi là phản ứng xa.
- Nguyên nhân:

Khoa Y Trang 92
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
 Thuốc bôi, mỹ phẩm
 Áo quần hay giày dép.
 Dụng cụ nội trợ
 Tác nhân nghề nghiệp: Thợ hồ do xi măng, thợ làm bánh do đường, vani. Thợ giặt do xà
phòng, thuốc tẩy. Thợ uống tóc do thuốc uống tóc,thuốc sơn móng...
2.2. Chàm vi khuẩn do:
- Di ứng và nhiễm khuẩn toàn thân. Vi khuẩn nhiễm tác động lên da.
- Chàm do vi khuẩn thường gặp:
Chàm kẽ: xảy ra ở các nếp lớn: bẹn, nách, dưới vú, gian mông.
Chàm quanh lổ tự nhiên:tai ngoài, mũi, hậu môn...
Chàm trên vết loét chân: hồng ban rịn dịch, mũ xảy ra sau khi thoa thuốc mỡ.
2.3. Chàm nhũ nhi (chàm sữa)
- Thường xảy ra ở trẻ khỏe mạnh bụ bẫm lúc 3 – 4 tháng tuổi.
- Vị trí: má, đối xứng, có thể lan ra vành tai, da đầu, cổ, tay chân. Thương tổn không có ở
mũi, mắt, miệng, cằm.
- Lâm sàng: hồng ban sưng phù, có thể có mụn nước, đôi khi có vảy khô, rịn nước và đóng
mài. Trẻ thường ngứa nhiều.Thường hết sau hai tuổi.
2.3. Chàm thể tạng:
- Bệnh tái phát nhiều lần, không rỏ nguyên nhân. Thường có yếu tố gia đình: mày đay,
suyễn...Tổn thương đa dạng do bệnh diễn tiến nhiều năm.
- Biểu hiện: mụn nước, sẩn, vết gãy,lichen hóa,dát hồng ban tím sậm. Bệnh nhân ngứa
nhiều gãi liên tục làm móng tay mòn bóng, lông rụng, da xướt.
2.4. Chàm do ký sinh trùng: Chí rận, cái ghẻ
2.5. Chàm do nấm: tổ đỉa, do nấm da...
2.6. Chàm tiết bã: phân bố ở vùng bã nhầy: da đầu, nếp mũi, má, nách, nếp dưới vú.
Thường gặp ở người to béo, ít vận động, ăn nhiều.
VI. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán xác định: thường là
Mụn nước trên nền hồng ban, giới hạn có thể rõ hay không rõ, ngứa.
Hoặc mảng da dày, lichen hóa, giới hạn không rõ.
Thương tổn thường có tính đối xứng.
2. Chẩn đoán nguyên nhân: ít làm vì rất khó tìm dị ứng nguyên. Thường trong chàm vi
khuẩn.
3.Chẩn đoán phân biệt:
3.1. Tổ đỉa: không có hồng ban, có mụn nước sâu trong da. Thường gặp mặt trên ngón tay,
lòng bàn tay, lòng bàn chân.
Khoa Y Trang 93
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
3.2. Herpes môi hay sinh dục: mụn nước dính chùm trên nền hồng ban. Bắt đầu ngứa, sau
đó rát.
3.3. Zona: chùm mụn nước trên hồng ban hơi phù nề, đau rát nhiều, thương tổn chạy dọc
theo thần kinh nửa bên thân mình.
VII. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc:
- Tìm dị ứng nguyên gây bệnh.
- Tránh bôi nhiều loại thuốc nhất là thuốc không rõ nguồn gốc.
- Dùng thuốc bôi thích hợp trong bệnh chàm.
2. Điều trị cục bộ:
2.1. Giai đoạn cấp:
Sát khuẩn nhẹ da: hexamidine, chlorhexamidin, thuốc tím 1/20.000.
Thoa sau sát khuẩn: hồ nước hay nitrat bạc 1 – 5% làm khô dịch tiết.
2.2. Giai đoạn bán cấp: thoa dung dịch Eosin 2% hay Milian.
2.3. Giai đoạn mạn: Thoa Corticoid dạng mỡ, kem hay dạn phối hợp với acid salicylic
nhằm tiêu sừng.
3. Điều trị toàn thân:
Giảm ngứa: kháng Histamin
Kháng sinh: dùng khi bội nhiễm thường là Staphylococus aureus.
4. Điều trị nguyên nhân:
Vi khuẩn: dùng kháng sinh
Nấm: dùng kháng nấm
Thiếu sinh tố: bổ sung sinh tố B1, B6, B12....
E. MÀY ĐAY
I. ĐẠI CƯƠNG
- Mày đay là một bệnh phổ biến, gặp ở mọi lứa tuổi, tỉ lệ mắc bệnh ở nước ta khoảng 10 –
15%. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên có khi dễ dàng nhận biết nhưng đa số rất khó
tìm. Có mày đay cấp tính và mạn tính. Mày đay mạn tính chủ yếu xảy ra ở người lớn, gặp
ở nữ nhiều hơn nam ( nữ gấp 2 lần nam ). Mày đay mạn tính có xu hướng diễn biến lui
bệnh, hay tái phát thường nặng hơn về đêm.
- Mày đay là phản ứng mạch máu trên da với cơ chế phức tạp xoay quanh chất trung gian
chủ yếu là Histamin. Do đó việc điều trị chủ yếu dùng kháng Histamin và loại bỏ nguyên
nhân.
II. CƠ CHẾ SINH BỆNH
- Do vai trò của các chất hóa học có nguồn gốc tế bào hay huyết thanh can thiệp thường có
cơ chế phức tạp, chủ yếu là histamine.

Khoa Y Trang 94
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
- Histamin đóng vai trò chủ yếu.histamin có nguồn gốc từ thức ăn hay được sản xuất từ,
tích lũy và giải phóng từ tế bào vón, bạch cầu đa nhân ưa kiềm và nhiều loại tế bào khác.
Các chất trung gian gây dãn mạch và phù gồm: Prostaglandin, Leucotrien C, D, E. Các
chất này được tiết ra dưới ảnh hưởng của histamin và ngược lại cũng gây bài tiết
histamine.
III. NGUYÊN NHÂN
1. Do thức ăn:
Là nguyên nhân thường gặp.
Các loại thức ăn có thể gây mày đay: Tôm, cua, thịt bò, cá biển, trứng, chocolate, rượu…
2. Do thuốc
Dùng đường toàn thân hay bôi đều có thể gây mày đay.
Các thuốc có thể do: Penicillin, Barbiturique, Insulin,…
3. Do nhiễm khuẩn
Thường do nhiễm khuẩn mạn tính tại chỗ
4. Do virus
Ở một số bệnh nhân bị viêm gan siêu vi, nhiễm khuẩn tăng bạch cầu đa nhân có thể gặp
mày đay.
5. Do ký sinh trùng
Mày đay thường kéo dài.
Tác nhân thường do: giun kim, giun đủa, giun lươn…
6. Do yếu tố vật lý
Mày đay xuất hiện do lạnh, do nóng, do chấn thương.
7. Do bệnh ác tính
Mày đay có thể phối hợp với bệnh ung thư, Hodgkin.
8. Do tác nhân tâm lý – sinh lý
Chấn động tâm lý mạnh, gắng sức, xúc động có thể xuất hiện mày đay.
IV. LÂM SÀNG
1. Thương tổn căn bản
- Sẩn phù nổi gờ trên da, kích thước thay đổi từ vài mm đến 10 – 20cm hoặc lớn hơn.
Thương tổn có thể một vùng hay lan tỏa toàn bộ cơ thể.
- Triệu chứng ngứa thường hằng định, thường có trước phát ban và lan tỏa ngoài vùng phát
ban. Bên cạnh ngứa , bệnh nhân có cảm giác tê hoặc như kiến bò.
2. Diễn tiến
- Các thương tổn xuất hiện đột ngột, tồn tại vài phút hay vài giờ rối biến mất không để lại
dấu vết. Có trường hợp kéo dài vài tuần, vài tháng hay vài năm…

Khoa Y Trang 95
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
- Thương tồn xuất hiện bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng thường gặp ở thân mình, mông,
ngực, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Các vùng mô dưới da: mi mắt, môi, cơ quan sinh dục
ngoài cũng có thể bị ảnh hưởng.
- Các triệu chứng khác có thế gặp: hắt hơi, suyễn, đau bụng. Phù thanh quản gây thở khò
khè gặp khi mày đay nặng gây ảnh hưởng đến tính mạng, cần phải điều trị khẩn cấp.
V. PHÂN LOẠI
Theo diễn tiến mày đay được chia thành:
1. Mày đay cấp
Diễn tiến nhanh
Xuất hiện trong vài giờ, vài ngày sau đó biến mất.
2. Mày đay mạn
Mày đay kéo dài trên 6 tuần.
Nguyên nhân thường phức tạp
VI. CHẨN ĐOÁN
1. Chần đoán xác định
Sẩn phù
Ngứa
Các triệu chứng xuất hiện và biến mất đột ngột trong vài phút, vài giờ không để lại dấu vết.
2. Chẩn đoán phân biệt
Hồng ban nút
Lupus ban đỏ cấp
Hội chứng Henoch – Schoenlein.
VII. ĐIỀU TRỊ
1. Mày đay cấp
Cần loại trừ yếu tố nguyên nhân nếu có.
1.1. Điều trị tại chỗ
Chống ngứa bằng đắp methol, giấm phenol 1 – 2%
Kháng Histamin tại chổ ít gây hiệu quả, dễ gây nhạy cảm.
1.2. Điều trị toàn thân
Kháng Histamin H1: chlopheniramin, loratadin, desloratadin, cetirizine, fexofenadine,…
Corticoide chỉ sử dụng trong cơn nặng.
2. Mày đay mạn hay tái phát
Điều trị thường khó khăn vì do nhiều nguyên nhân phối hợp
Dùng thuốc kéo dài ít nhất 3 tháng, sau đó ngưng thuốc từ từ
Trong tất cả các trường hợp cần tránh rượu, các thức ăn có màu, các thức ăn lên men.
F. BỆNH VI NẤM

Khoa Y Trang 96
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
I. ĐẠI CƯƠNG
- Nấm da là bệnh lý thường gặp do vi nấm sợi tơ Ephidermophyton, Microsporum và
Trichophyton gây ra, chúng tấn công vào chất keratin của da, lông, tóc, móng ở người.
- Bệnh lây người qua người ( Trichophyton rubrum, Trichophyton interdigitale ), lây từ
súc vật qua người ( Microsporum canis ), từ đất qua người ít gặp.
- Tuổi: trẻ con hay bị nấm da đầu, người trẻ hay bị viêm kẽ.
- Yếu tố thuận lợi: người bị suy giảm miễn dịch có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn. Ngoài ra còn có
suy giảm miễn dịch tại chỗ: bệnh nhân sử dụng corticoides thoa tại chỗ lâu ngày dễ bị nấm
sợi tơ trên vùng bôi thuốc.
II. DỊCH TỄ HỌC
- Sự lây bệnh là do đi chân trần trên đất bị nhiễm vảy có vi nấm từ người khác, có thể lây
bệnh do sống tập trung....
- Khí hậu nóng ẩm là yếu tố thuận lợi cho sự lây lan.
Các loại nấm thường gây bệnh:
Nấm gây bệnh Tóc Lông Móng Da
Microsporum + + - +
Trichophyton + + + +
Ephidermophyton - - + +
III. CÁC DẠNG NẤM THƯỜNG GẶP
1. Nấm chân
1.1. Nguyên nhân
Do Ephidermophyton, Trichophyton đôi khi do Microsporum.
1.2. Yếu tố thuận lợi
Bàn chân ẩm ướt.
Sự lưu thông máu ở chi trì trệ.
Đi giày kín không thay vớ thường xuyên.
Bệnh phổ biến ở đàn ông.
1.3. Triệu chứng
Thể tróc vẩy khô: ở lòng bàn chân, gót chân và cạnh bàn chân có những mảng da dày màu
đỏ, trên phủ vẩy mịn, nhỏ, có thể kết hợp thành mảng lớn bao phủ cả lòng bàn chân.
Thể mụn nước: ở rìa các ngón chân, lòng bàn chân có những mụn nước sâu tập trung thành
đám.
Thể viêm kẽ: thường kẽ hẹp ( ngón 3, ngón 4 ) da kẽ chân mủn trắng, dưới lớp da mủn là
nền đỏ ướt. Có khi có vết nứt kẽ chân.
Các thể trên có thể bị bội nhiễm: có mụn mủ, bóng mủ, sưng tấy bàn chân, nổi hạch háng
và sốt.
Khoa Y Trang 97
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
1.4. Chẩn đoán
Các vị trí bị nấm có thể lầm với chàm, vẩy nến,...
Chẩn đoán xác định: cạo tìm nấm trực tiếp tại thương tổn.
1.5. Điều trị
Nếu có bội nhiễm
Uống kháng sinh: Tetracyline 1g/ngày x 7 ngày hay Erythromycine 1g/ngày x 7 ngày,...
Thoa Milian, eosine 2% khi bội nhiễm
Thoa kháng nấm: actinomycose, kem mỡ Griseofulvine.
Sau khi hết sang thương trên lâm sàng ( hết sang thương da, cạo tìm nấm âm tính ) phải
tiếp tục thoa thuốc tối thiểu 1 tuần.
Nếu nhiều sang thương
Uống Griseofulvine 1g/ngày ( người lớn) uống sau bữa ăn trong 1 tháng.
1.6. Tiến triển
Dai dẳng hay tái phát
Tái nhiễm do bệnh nhân tiếp xúc lại với vật dụng, nền nhà, cát bị nhiễm.
1.7. Phòng ngừa
Giữ chân khô ráo, thay vớ mỗi ngày, vớ phải được giặt, luột.
Tránh đi chân đất.
2. Nấm bẹn
2.1. Nguyên nhân
Do Ephidermophyton, Trichophyton
2.2. Triệu chứng
Các đốm tròn, đa cung giới hạn rõ, teo da.
Có tiến triển ly tâm: Rìa có mụn nước, trung tâm không hay ít bóng nước hơn.
Ngứa nhiều khi ra mồ hôi nhiều.
Bắt đầu từ một bên bẹn, nấm lang sang bên kia, lên xương mu, ra kẽ mông, thắt lưng....
2.3. Chẩn đoán
Dựa vào lâm sàng
Cạo tìm nấm trực tiếp ở rìa sang thương.
2.4. Điều trị
Bôi thuốc kháng nấm
Trường hợp nhiều phải uống thuốc kháng nấm.
2.5. Phòng bệnh
Không tắm giặt, dùng chung đồ tắm, quần áo lót với người bệnh.
Ủi mặt trái quần áo.
3. Nấm thân ( hắc lào ).

Khoa Y Trang 98
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
Nấm gây bệnh ở vùng da không có lông tóc rậm.
3.1. Nguyên nhân
Do Trichophyton, Microsporum
3.2. Lâm sàng
Hồng ban giới hạn rõ hình bầu dục, đa cung, có bóng nước ở rìa, trung tâm lành, teo da.
Ranh giới rõ rệt có bờ viền, trên bờ viền có những mụn nước nhỏ.
Do chà xát, cào gãy,bôi thuốc không thích hợp làm tổn thương nhiễm khuẩn thứ
phát(sưng, có mủ,đóng vảy), nhiều mụn nước lấm tấm khắp bề mặt tổn thương, viền bờ
không còn rõ.
Ngứa nhiều khi ra nắng, ra mồ hôi.
3.3. Chẩn đoán
Dựa vào lâm sàng
Cạo tìm nấm trực tiếp ở rìa sang thương
Phân biệt
Phong củ: không ngứa, cạo tìm không có nấm
Vẩy phấn hồng: cạo tìm không có nấm
Chàm tiếp xúc: cạo tìm không có nấm.
3.4. Điều trị
Bôi thuốc kháng nấm
Trường hợp nhiều phải uống thuốc kháng nấm.
3.5. Phòng ngừa
Không mặc chung quần áo.
Ủi mặt trái quần áo để tránh tái phát.
4. Nấm móng
4.1. Nguyên nhân
Thường do Trichophyton gây ra
4.2. Lâm sàng
Bắt đầu từ bờ tự do hay hai cạnh bên móng.
Móng mất bóng, dòn, dày lên và có màu bẩn, dưới móng có nhiều bột vụng, có thể có viêm
quanh móng.
Trên mặt móng bị lỗ chỗ hoặc có những đường rãnh.Dưới móng có nhiều bột vụng, có hay
không có viêm quanh móng.
Về sau móng bị lẹm dần, phần còn lại bị xù xì vàng đục. Bệnh lan từ móng này sang móng
kia, tiến triển hàng tháng, hàng năm.
4.3. Xét nghiệm

Khoa Y Trang 99
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
Cạo bột vụng dưới móng, cho lên lam, nhỏ 1 – 2 giọt KOH 10 – 20%, soi tươi dưới kính
hiển vi thấy sợi tơ nấm.
Để định loại chủng nấm phải nuôi cấy trên môi trường Sabouraud.
4.4. Chẩn đoán phân biệt
Vẩy nến móng: kèm tổn thương trên da. Xét nghiệm không tìm thấy nấm.
Loạn dưỡng móng: dày móng,móng vuốt, bóc tách móng.
4.5. Điều trị
Tổn thương nhẹ:
Ngâm móng, cạo phần móng bệnh, chấm cồn Iod 10%, BSI 3%, kem chống nấm
Kết hợp uống kháng nấm Griseofulvine, nizoral.
Tổn thương toàn bộ móng:
Bóc móng kết hợp uống kháng nấm.
5. Bệnh lang ben
5.1. Nguyên nhân
Do vi nấm Pityrosporum orbiculaire gây ra
Các yếu tố thuận lợi cho sự gây bệnh:
 Lượng Cortisone trong người tăng cao
 Điều trị corticoide lâu ngày
 Tăng độ ẩm bề mặt da, tiết chất bã nhờn nhiều.
5.2.Lâm sàng
Sang thương cơ bản ở vùng không phơi ra ánh sáng: dát màu cà phê sữa, vàng nhạt, nâu,
đỏ, đen... vì thế có tên bệnh vẩy phấn nhiều màu. Trên bề mặt dát có vẩy.
Hình thể và kích thước của dát biến thiên từ nhỏ lấm tấm đến những mãng lớn có bờ quanh
co như bản đồ.
Vị trí: cổ, ngực, mạn sườn, phía trong cánh tay. Có thể lan rộng lan ra bụng, lưng, mặt,
phía trong đùi.
Bình thường ít hay không ngứa. Khi mồ hôi ra gây ngứa nhiều.
Bệnh dai dẳng dễ tái phát.
5.3. Chẩn đoán
Dựa vào lâm sàng
Cận lâm sàng: cạo vẩy, nhỏ KOH, soi kính hiển vi tìm thấy nấm.
5.4. Chẩn đoán phân biệt
Bạch biến: dát trắng, không vẩy, tăng sắc tố xung quanh.
Phong bất định: không vẩy, không ngứa, không tìm thấy nấm.
5.5. Điều trị
Bôi da bằng dung dịch BSI 1- 2%, ASA 1 – 2% kéo dài 2 – 3 tuần.
Khoa Y Trang 100
Giáo trình: Bệnh học và chăm sóc NB chuyên khoa Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
Tắm xà phòng Sastis, nizoral
Bôi kem lamisil (terbinafine), nizoral.
Uống thuốc kháng nấm Nizoral,...

Khoa Y Trang 101

You might also like