You are on page 1of 61

BÀI 1: VIÊM LOÉT GIÁC MẠC

Câu 1: Giải phẫu giác mạc

- Là một mô trong suốt, chiếm 1/6 trước vỏ nhãn cầu.
- Giống như một thấu kính với một mặt lồi và một mặt lõm, hình dạng hơi
oval với đường kính dọc 9-11 mm, đường kính ngang 11-12 mm.
- Độ dày giác mạc ở trung tâm khoảng 0,5 mm, càng ra ngoại vi càng dày hơn
(khoảng 0,7 mm)
- Cấu trúc mô học, giác mạc bao gồm 6 lớp từ trước ra sau là biểu mô, màng
đáy và màng Bowman, nhu mô, màng Descemet và nội mô.

Câu 2: Nguyên nhân

 Do viêm nhiễm:
+ Vi khuẩn
+ Vi rút
+ Nấm
+ Ký sinh trùng
 Do dinh dưỡng
+ Thiếu vitamin A
+ Hở mi: do liệt V, hôn mê, nhãn giáp
 Do bệnh tự miễn

Câu 3: Yếu tố thuận lợi


- Chấn thương: nông nghiệp, công nghiệp, bỏng, sinh hoạt
- Do dùng thuốc: corticoid, phương pháp phản khoa học
- Do biến chứng từ viêm bờ mi.
- Do mắt nhắm không kín
- Do tình trạng toàn thân: bệnh suy giảm miễn dịch
Câu 4: Triệu chứng chung
 Cơ năng:
- Đau nhức mắt kèm nhức ½ đầu
- Sợ ánh sáng
- Chảy nước mắt
- Nhìn mờ
 Thực thể:
- Thị lực giảm
- Kết mạc cương tụ toàn bộ
- Mi mắt phù nề
- Ổ loét bắt màu Fluorescein
- Mủ tiền phòng:+/-
Khám ổ loét
- Vị trí: chu biên, trung tâm, toàn bộ
- Đường kính ổ loét
- Mức độ ổ loét: nông, sâu
- Hình thái ổ loét: chấm, bản đồ, cành cây, đĩa, vệ tinh...
- Giới hạn, đáy, bờ ổ loét
Câu 5: Nguyên tắc điều trị
 Điều trị nguyên nhân: kháng sinh, kháng nấm hoặc kháng virus
 Giảm đau, chống dính: atropin
 Tăng dinh dưỡng
 Kháng viêm nếu cần
 Loại trừ các yếu tố sang chấn
Câu 6:
A. Viêm loét giác mạc do vi khuẩn
 Một số vi khuẩn thường gặp
- Pseudomonas
- Moracella
- Streptococcus
- Lậu cầu
 Đặc điểm
- Xuất hiện sau sang chấn, sau bụi, di vật vào mắt, sau trầy xướt tại mắt, chấn
thương, đeo kính tiếp xúc, phẫu thuật mộng, quặm...
- Có thể khởi phát tự nhiên
- Là một bệnh nặng
 Hình thái lâm sàng
- Đau nhức, sợ ánh sáng, giảm thị lực
- Bệnh tiến triển nhanh hay chậm tùy độc tính của tác nhân gây bệnh, thời
gian khởi đầu điều trị
- Có mủ tiền phòng hoặc không
- Lớp biểu mô bị tổn thương, thâm nhiễm rộng, có thể có phản ứng tiền phòng
(Bệnh do trực khuẩn mủ xanh tiến triển rất nhanh, có thể thủng nhãn cầu, do
staphylococcus thủng rất nặng, do Mycobacterium hoặc vi khuẩn kỵ khí phát
triển chậm)
B. Viêm loét giác mạc do nấm
 Các loại nấm thường gặp
- Candida abican
- Fusarium
- Aspergillus 
- Penicillium
- Cephalosporin
 Đặc điểm
- Xảy ra sau chấn thương nông nghiệp
- Sau dùng corticoid
- Giai đoạn khởi đầu tiến triển chậm, triệu chứng ít rầm rộ, dễ chẩn đoán
nhầm viêm giác mạc do virus Herpes
- Giai đoạn sau nặng, thường có mủ tiền phòng.
 Hình thái lâm sàng
- Đặc điểm ổ loét:
o + Đường phân nhánh dạng ngón tay
o + Tổn thương vệ tinh: cạnh ổ loét chính, có vẻ như tách rời ổ loét
chính
o + Bờ dạng lông vũ
- Bề mặt ổ loét: gờ nổi, mảng cứng
- Xuất tiết mặt sau giác mạc. Chú ý hình ảnh xuất tiết bắc cầu từ mặt sau giác
mạc đến mống mắt.
C. Viêm loét giác mạc do virus Herpes
 Đặc điểm
- Chiếm 90% trường hợp viêm giác mạc do virus ở người lớn, 70%
viêm giác mạc do virus ở tre em
- Sau khi bị nhiễm lần đầu virus sống tiềm ẩn trong các hạch thần kinh
và nơi bị nhiễm trùng, sau một thời gian virus trỗi dậy, lần theo các
dây thần kinh gây nên đợt tái phát
 Hình thái lâm sàng
Viêm giác mạc biểu mô:
+ Viêm giác mạc chấm
+ Thường gặp là loét giác mạc hình cành cây, khi nhuộm Fluorescein
sẽ thấy những nhánh có đầu tận cùng bằng bọng phình ra
+ Tái phát nhiều lần dạng cành cây chuyển thành hình bản đồ
Viêm giác mạc nhu mô hình dĩa (viêm nhu mô miễn dịch)
+ Phù ở phần trước hay bề dày nhu mô có dạng hình đĩa, một số
trường hợp lan tỏa cả giác mạc, có thể lắng đọng ở mặt sau giác mạc
Viêm giác mạc nhu mô hoại tử:
+ Gặp ở bệnh nhân HSV tái phát nhiều lần
+ Khám: nhu mô giác mạc có một hoặc nhiều ổ hoại tử màu trắng đục
giống phomat
+ Do HSV xâm nhập vào nhu mô giác mạc gây phản ứng miễn dịch tế
bào quá mức làm hoại tử nhu mô

BÀI 2: BỆNH GLÔCÔM (Glaucoma)


Câu 1:  PHÂN LOẠI GLÔCÔM
- Glôcôm bẩm sinh
(Nhãn áp tăng trong glôcôm bẩm sinh do tồn tại tổ chức trung phôi ở góc tiền
phòng làm thủy dịch không thấm qua vùng bè để ra ngoài nhãn cầu)
- Glôcôm nguyên phát
(Nhãn áp tăng do những rối loạn đường lưu thông thủy dịch)
- Glôcôm thứ phát
(Nhãn áp tăng là do một bệnh khác ở mắt như chấn thương, viêm màng bồ
đào, lệch thể thủy tinh)
A.GLÔCÔM NGUYÊN  PHÁT
I. Glôcôm góc đóng (Một loại glôcôm cấp tính do góc
tiền phòng đóng gây tăng nhãn áp, do chân mống mắt áp sát
vào vùng bè làm cản trở lưu thông thủy dịch)
1. Dịch tể học
-  Thường xảy ra ở người trên 40 tuổi, Nữ > nam .
- Thường gặp cả 2 mắt.
- Có tiền sử gia đình.
- Những người có tật viễn thị.
2. Yếu tố nguy cơ:
 Về cấu trúc giải phẩu:
- Chân mống mắt dày: Chân mống mắt áp vào góc tiền phòng làm bít hệ
thống vùng bè, góc tiền phòng bị đóng, thủy dịch không thoát ra ngoài nên nhãn áp
tăng.
-  Thể thủy tinh: Thể thủy tinh nằm quá về phía trước, áp sát vào mặt sau
mống mắt khiến thủy dịch khó lưu thông từ hậu phòng ra tiền phòng do đó  chân
mống mắt bị đấy phồng ra trước, góc tiền phòng hẹp
 Về thần kinh vận mạch:
- Do những hoạt động không bình thường của vùng hạ não, làm giãn
mạch của mi thể. Gần đây một số tác giả cho rằng có một trung tâm ở
vùng hạ não kiểm soát nhãn áp 
2. Lâm sàng:
 Triệu chứng cơ năng
- Đau nhức mắt kèm theo đau nửa đầu tương ứng với mắt đau, đau lên đỉnh
đầu và lan ra sau gáy.
- Thị lực giảm do giác mạc bị phù nề .
- Nhìn đèn thấy quầng xanh đỏ. 
 Triệu chứng thực thể
- Kết mạc: Có cương tụ rìa.
- Giác mạc: Phù nề do ngấm nước làm giác mạc mờ đục.
- Tiền phòng: Tiền phòng rất nông, góc tiền phòng đóng.
- Đồng tử: Đồng tử giãn và méo.
- Mống mắt và mi thể: Phù nề và xung huyết về sau thường bị thoái
hóa.
- Thể thủy tinh: Bao thể thủy tinh rạn ngấm nước gây đục thể thủy
tinh và điều tiết kém.
- Dĩa thị: Bị lõm và teo.
- Thị trường: Nếu không điều trị kịp thời thị trường thu hẹp.
- Nhãn áp: Nhãn áp tăng từ 25mmHg trở lên.
3. Giai đoạn Glôcôm góc đóng gồm:
 Giai đoạn tiền triệu
- cơn cao nhãn áp thoáng qua gây giảm thị lực, nhìn đèn có quầng
xanh đỏ và nhức đầu nhẹ. Mắt không đỏ, chưa có tổn thương thị
trường.
 Giai đoạn glôcôm cấp tính
- đau nhức dữ dội, mắt đỏ, thị lực giảm có khi chỉ còn sáng tối dương
tính. Mi mắt phù, kết mạc cương tụ rìa, giác mạc mờ do phù nề, tiền
phòng nông, góc tiền phòng đóng
- Diễn tiến của giai đoạn glôcôm cấp tính có 4 khả năng sau:
+ Cơn glôcôm cấp tự động chấm dứt sau vài giờ hoặc vài ngày
+  Cơn glôcôm cấp thuyên giảm do được điều trị bằng thuốc hoặc
phẫu thuật.
+ Cơn glôcôm cấp chuyển qua giai đoạn mãn tính cương tụ.
+ Cơn glôcôm cấp bùng nổ chỉ một cơn cấp đưa ngay đến glôcôm
tuyệt đối không qua giai đoạn mãn tính
 Glôcôm góc đóng mãn tính
- Hình thái ít gặp, diễn biến lâm sàng gần giống như glôcôm góc mở
ở chỗ nó không có triệu chứng, nhãn áp tăng vừa phải, lõm gai phát
triển dần và tổn hại thị trường đặc hiệu của glôcôm. Đây là một lý
do vì sao soi góc là một khám nghiệm rất quan trọng đối với tất cả
những người nghi ngờ glôcôm.
 Glôcôm tuyệt đối
- Thị lực AS (-), đồng tử giãn mất  phản xạ, đĩa thị lõm 10/10, nhãn
áp rất cao.
4. Chẩn đoán

 Giai đoạn tiền triệu (Chẩn đoán sớm ở giai đoạn này rất quan trọng, có thể
chữa lành vì chưa có tổn thương thực thể)
-Bệnh sử: có cơn cao nhãn áp thoáng qua và có những cơn nhức đầu. 
-Nhìn đèn có quầng xanh đỏ. 
-Khám thấy tiền phòng nông.
-Đo nhãn áp nhiều lần trong ngày nếu thấy độ chênh lệch của nhãn áp trên
5mmHg thì nghi ngờ. 
Một số thử nghiệm để phát hiện sớm glôcôm:
+ Cho bệnh nhân ngồi trong phòng tối khoảng một giờ không được ngủ (vì
ngủ đồng tử sẽ co lại) sau đó đo lại nhãn áp nếu thấy nhãn áp cao thêm từ 6 đến 8
mmHg thì nghi ngờ.
+ Giãn đồng tử bằng thuốc Atropin 1%.
+ Bệnh nhân nằm sấp khoảng một giờ sau đó đo lại nhãn áp nếu cao thêm
trên 6mmHg thì nghi ngờ glôcôm.
+ Trắc nghiệm uống nước buổi sáng bụng đói uống 1 lít nước trong 5 phút,
đo nhãn áp sau 30, 45, 60 phút nếu cao thêm từ trên 6 mmHg trở lên thì nghi ngờ. 

 Giai đoạn cơn cấp tính (Chẩn đoán thường dể dàng)

Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh đau mắt đỏ:

Viêm kết mạc cấp


+
+ Viêm mống mắt cấp
+ Viêm mống mắt thể mi tăng nhãn áp
 Giai đoạn glôcôm góc đóng mãn tính
- Chẩn đoán phân biệt với glôcôm góc mở: Góc tiền phòng mở, mắt không
đau nhức và mắt không đỏ.
 Giai đoạn glôcôm tuyệt đối
- Thị lực ánh sáng âm tính, nhãn áp cao, gai thị lõm hoàn toàn và bạc màu.
5. Biến chứng
- Đục thể thủy tinh
- Glôcôm ác tính
6. Điều trị
Nội khoa
 Điều trị giai đoạn tiền triệu
- Dùng thuốc co đồng tử pilocarpine 1%, 2% nhỏ mắt ngày 3 lần
-  Đọc sách phải đủ ánh sáng, không nên xem phim, không dùng rượu hoặc
uống nhiều nước.
- Không nên hút thuốc
 Điều trị cơn glôcôm cấp diễn ( cấp cứu nhãn khoa trước khi điều trị bằng
phẫu thuật, phối hợp thuốc co đồng tử với thuốc tăng thẩm thấu)
- Pilocarpine 2% nhỏ 15 phút một lần trong nhiều giờ sau đó thưa dần.
- Glycerine 50% uống liều 1ml/ kg. Thuốc này làm máu ưu trương, do đó sẽ
rút nước từ mắt vào lòng mạch.
- Diamox (Acetazolamide) liều 250 mg x 4 viên uống 4 lần cách nhau 6 giờ.
Điều trị nội khoa trong vòng 24h nếu nhãn áp hạ thì phẩu thuật, nếu nhãn áp
không hạ cũng phải phẩu thuật.
 Điều trị glôcôm góc đóng
-  Cắt mống mắt bằng laser:  do nghẽn đồng tử, bất kể glôcôm nguyên phát
hay thứ phát
- Biến chứng có thể gặp là bỏng giác mạc, đục thể thuỷ tinh khu trú, tăng nhãn
áp thoảng qua, viêm mống mắt, rách bao thể thuỷ tinh, bỏng võng mạc và lỗ
cắt mống mắt bị bịt lại.
Ngoại khoa: (đối với glôcôm góc đóng phải được điều trị bằng phẫu thuật sớm mới
có thể điều trị dứt hẳn bệnh)
- Cắt mống mắt chu biên
- Phẩu thuật lổ dò: đối với glôcôm góc đóng mãn tính
- Đối với glôcôm tuyệt đối có chỉ định khoét bỏ nhãn cầu

II. Glôcôm góc mở (loại glôcôm mãn tính trong đó góc tiền phòng mở rộng và
nguyên nhân tăng nhãn áp do trở ngại tại vùng bè)
1. Dịch tễ học
- Ở Việt Nam tỷ lệ ngược lại, glôcôm góc đóng gặp nhiều hơn glôcôm góc
mở.
- Thường gặp ở người trên 40 tuổi, bệnh xảy ra cả 2 mắt và xảy ra ở những
người có rối loạn xơ hóa mạch máu.
2. Sinh bệnh học
Nhãn áp tăng do:
- Thoái hóa ở các hệ thống vùng bè: Xơ hóa vùng bè, hệ thống tỉnh mạch
nước và ống Schlemm thoái hóa và xẹp khiến thủy dịch không qua được.
- Tăng tiết thủy dịch ở một số trường hợp.
- Nghẹt chức năng của ống Schlemm: Do áp lực của tiền phòng đẩy vùng
bè kém thấm ra ngoài và làm xẹp ống Schlemm
3.  Triệu chứng cơ năng
- Có những cơn nhức đầu nhẹ đặc biệt sau khi nhìn gần một thời gian.
- Viễn thị tăng nhanh có triệu chứng quáng gà.
- Có rối loạn thị trường.
4. Triệu chứng thực thể
-  Nhãn áp rất cao.
- Đĩa thị bị lõm.
- Thu hẹp thị trường ngoại vi và xuất hiện các ám điểm.
- Soi góc tiền phòng thì góc mở.
5.  Chẩn đoán: Chủ yếu dựa vào 3 dấu thực thể chính
- Tăng nhãn áp
 Một số thử nghiệm để phát hiện glôcôm:
+ Thử nghiệm uống nước nhằm tăng lưu lượng thuỷ dịch tiết ra qua thể mi.
+ Thử nghiệm nhỏ pilocarpine 1% sau 1 giờ đo lại, nếu nhãn áp giảm trên
5mm Hg thì nghi ngờ.
+ Thử nghiệm đè nhãn cầu: Thông thường người ta đè lên mắt một trọng
lượng 50g trong 4 phút, nếu nhãn áp giảm dưới 40 % thì nghi ngờ  glôcôm góc mở.
- Thị trường
+ Thị trường nội vi
+ Thị trường ngoại vi
+ Thị lực: Thị lực giảm từ từ nhưng về sau mất hoàn toàn.
- Lõm gai (dấu hiệu sớm thường khởi phát ở phía thái dương dưới. Về sau thì
lõm toàn bộ)
+ Động mạch mắt đập: Đôi khi thấy các động mạch của võng mạc đập theo
nhịp tim ở bờ gai đó là một dấu hiệu của tăng nhãn áp. Huyết áp động mạch mắt
khoảng 50-55 mmHg, khi nhãn áp tăng khoảng 40 - 45mmHg gần bằng huyết áp
động mạch mắt khi thấy động mạch mắt đập.
6. Điều trị:  điều trị glôcôm góc mở chủ yếu là điều trị nội khoa mà
không cần điều trị bằng phẫu thuật. Glôcôm góc mở tiến triển một
cách âm thầm, cuối cùng dẫn đến mù lòa nếu không được điều trị
Nội khoa:
- Pilocarpine 1% nhỏ mắt 3 lần ngày, thuốc này có tác dụng co cơ thể mi làm
vùng bè được giãn rộng giúp thủy dịch lưu thông dể dàng.
Điều trị bằng laser để tạo hình vùng bè
-  Chỉ định:
+ Nhãn áp không điều chỉnh được bằng thuốc.
+ Bệnh nhân không có điều kiện dùng thuốc (do hoàn cảnh kinh tế, do
không theo dõi được, do tác dụng phụ của thuốc).
- Chống chỉ định:
+ Glôcôm góc đóng.
+ Đục giác mạc.
+ Bệnh nhân không cộng tác.
+ Glôcôm do viêm.
Phẫu thuật:
- Các phẩu thuật lổ dò như: kẹt mống mắt, cắt mống mắt củng mạc, tách thể
mi và cắt bè củng giác mạc.
- Phá hủy thể mi làm giảm tiết thủy dịch bằng điện nhiệt, lạnh đông.
-
BÀI 3: BỆNH ĐỤC THỂ THỦY TINH
Câu 1: Giải phẫu thể thủy tinh
- Là một thấu kính hội tụ trong suốt, đảm nhiệm khoảng 1/3 tổng công suất
khúc xạ hội tụ của mắt.
- Là một cấu trúc không có thần kinh và mạch máu. TTT nằm ở phía sau của
mống mắt và phía trước của màng dịch kính.
- Nó được giữ yên ở bên trong nhờ áp lực của thủy dịch và dịch kính và đặc
biệt là nhờ hệ thống dây treo TTT (dây chằng Zinn) xuất phát từ nếp thể mi
đến bám vào xích đạo, bao trước và bao sau của TTT.
Câu 2: Cấu trúc của TTT gồm:
- Bao TTT
- Biểu mô TTT
- Nhân và vỏ TTT
- Dây treo TTT (dây chằng Zinn)
Câu 3: Nguyên nhân gây đục thể thủy tinh
- Đục thể thủy tinh bẩm sinh, đục thể thủy tinh ở trẻ em: đục TTT ngay từ
khi trẻ mới sinh

+ Do di truyền hoặc do bệnh của phôi trong thời kì mang thai.


+ Hình thái của đục TTT bẩm sinh: đục cực, đục đường khớp, đục nhân, đục
bao, đục lớp hoặc đục vùng, đục TTT hoàn toàn, đục dạng màng.
-  Đục thể thủy tinh do tuổi già  (nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở
người cao tuổi)
+ do rối loạn quá trình dị hóa glucose trong TTT làm rối loạn quá trình tổng
hợp protein của TTT.
+ có 3 hình thái:
Đục nhân TTT
Đục vỏ TTT
Đục TTT dưới bao sau
- Đục thể thủy tinh do chấn thương
+ Đục thể thủy tinh sau chấn thương đụng đập

+ Đục thể thủy tinh sau chấn thương xuyên


+ Đục thể thủy tinh do bức xạ
+ Đục thể thủy tinh do hóa chất
- Đục thể thủy tinh bệnh lý
+  Bệnh đái tháo đường
+ Bệnh giảm canxi huyết
+ Đục TTT sau viêm màng bồ đào.
+ Đục TTT do thuốc gây ra: Corticosteroid
Câu 4: Triệu chứng cơ năng
- Nhìn mờ: là triệu chứng chính, mờ từ từ tăng dần, không đau nhức, không
đỏ mắt, lúc đầu nhìn xa mờ nhưng nhìn gần vẫn rõ, về sau cả nhìn xa và nhìn
gần đều mờ
- Chói mắt: khi ra ánh sáng mặt trời, nhìn trong râm thấy rõ hơn.
- Nhìn một vật thành hai (song thị)
- Một số người lớn tuổi có hiện tượng giảm số kính đọc sách
Câu 5: Cận lâm sàng
- Siêu âm đo trục nhãn cầu, đo khúc xạ giác mạc, tính công suất TTT nhân
tạo.
- Siêu âm B: để kiểm tra tình trạng dịch kính, võng mạc.
Câu 6: Chỉ định của phẫu thuật đục thể thủy tinh
- Đục TTT có ảnh hưởng đến chức năng thị giác, cản trở các sinh hoạt thường
ngày dù đã có các biện pháp hỗ trợ thị giác: kính đeo mắt,…
- Đục TTT cản trở theo dõi và điều trị bệnh lý đáy mắt
- Phòng biến chứng của đục TTT,
- Điều chỉnh khúc xạ (người bệnh trên 35 tuổi), phẫu thuật điều trị viêm màng
bồ đào do dị ứng chất nhân
Câu 7: Phẫu thuật là phương pháp duy nhất điều trị bệnh đục TTT
 Các phương pháp phẫu thuật điều trị đục thể thủy tinh
- Phẫu thuật lấy thể thủy tinh trong bao (Intra-capsular cataract extraction -
ICCE) 
+ Là phẫu thuật lấy toàn bộ nhân, vỏ và bao TTT. Sau phẫu thuật, người
bệnh phải đeo kính
+  áp dụng trong những trường hợp lệch TTT, hệ thống dây treo TTT quá
yếu.
+ Biến chứng sau phẫu thuật như bong võng mạc, phù hoàng điểm dạng
nang…
- Phẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao (Extra-capsular cataract extraction -
ECCE) 
+ Là phẫu thuật lấy đi khối nhân và toàn bộ chất vỏ TTT qua một khoảng
mở ở trung tâm của bao trước và để lại bao sau tại chỗ
+ Hạn chế đáng kể các biến chứng sau mổ đặc biệt là tăng nhãn áp, phù
hoàng điểm dạng nang, bong võng mạc.
- Phẫu thuật phaco (phổ biến nhất)
+ Dùng một kim dẫn động bằng siêu âm để tán nhuyễn nhân TTT và hút
chất TTT qua lỗ kim đó.
+  Phẫu thuật có rất nhiều ưu điểm: vết mổ nhỏ, không cần khâu, tiền phòng
luôn được khép kín nên an toàn hơn, thị lực phục hồi tốt, giảm độ loạn thị sau mổ
và các biến chứng.

BÀI 4: NGUYÊN NHÂN ĐỎ MẮT


Tùy theo nguyên nhân gây đỏ mắt mà sẽ có các biểu hiện cương tụ khác nhau. Có
2 loại cương tụ:
- Cương tụ nông (cương tụ kết mạc): do hệ mạch nông của hệ mạch cương tụ, có
màu đỏ tươi, khi tra adrenalin 0,1% mạch sẽ co lại và kết mạch sẽ trắng ra.
- Cương tụ sâu (cương tụ rìa giác mạc): do hệ mạch ở sâu cương tụ (động mạch mi
trước) nên được biểu hiện bằng một vòng cương tụ quanh rìa giác mạc, màu đỏ
sẫm và nhạt dần về phía cùng đồ.
Tùy theo hình thái đỏ và phù nề, người ta phân biệt ba loại đỏ mắt:
I. Đỏ mắt có cương tụ kết mạc gồm:
1. Viêm kết mạc cấp
- Nguyên nhân thường do vi khuẩn (tụ cầu, liên cầu, phế cầu, lậu cầu,…),
virus (herpes, adenovirut), chlamydia,…
- Triệu chứng chủ quan thường khởi đầu bằng cộm như có cát trong mắt, chảy
nước mắt, khô, rát, nhạy cảm với ánh sáng.
- Triệu chứng khách quan: nhiều dử mắt làm hai mí mắt dính chặt nhau trong
khi ngủ dậy (nếu dử mắt màu vàng bẩn như mủ thường do vi khuẩn; nếu dử
mắt trong và dính thường do virus)
- Thị lực thường không giảm hoặc giảm rất ít, mi sưng nề, kết mạc cương tụ,
có thể có phù kết mạc. Nhãn cầu thường không có tổn thương
- Xét nghiệm chẩn đoán: soi tươi, soi trực tiếp, nuôi cấy vi khuẩn - làm kháng
sinh đồ.
- Điều trị: theo nguyên nhân.
2. Xuất huyết dưới kết mạc
- Nguyên nhân có thể tự phát, sau khi ho, hắt hơi, do một số bệnh toàn thân
(cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn đông máu), do chấn thương (khi đó
cần phải tìm kiếm vết thương nhãn cầu hoặc dị vật bị đám xuất huyết che
lấp).
- Triệu chứng chủ quan: cộm, đỏ mắt.
- Triệu chứng khách quan: xuất huyết khu trú hay toàn bộ kết mạc.
- Điều trị: tùy theo nguyên nhân, tăng cường sự bền vững thành mạch.
3. Đỏ mắt do bức xạ
- Nguyên nhân: do ánh sáng hồ quang (thợ hàn).
- Triệu chứng chủ quan: đau nhức mắt dữ dội, chảy nước mắt, sợ ánh sáng.
- Triệu chứng khách quan: hai mi sưng, kết mạc cương tụ, có thể có xuất
huyết kết mạc mi và nhãn cầu
- Điều trị cấp cứu (giảm đau) bằng tra dicain 1% 2-3 lần, sau đó cấp đơn tra
tại mắt với vitamin A.
4. Viêm kết mạc có mụn phỏng (bọng)
- Nguyên nhân chưa rõ nhưng cũng có thể do dị ứng lao
- Có hai hình thái lâm sàng: viêm kết mạc có mụn phỏng (ổ viêm khu trú ở
trên kết mạc) và viêm kết giác mạc có mụn phỏng (ổ viêm nằm ở rìa giác
mạc).
- Triệu chứng cơ năng: đau nhức. sợ ánh sáng, chảy nước mắt, thị lực không
giảm hoặc giảm ít
-  Triệu chứng thực thể: trên kết mạc hoặc vùng rìa giác mạc nổi lên một hoặc
nhiều nốt viêm màu vàng nhạt, kết mạc xung quanh cương tụ và có nhiều
mạch máu bò vào
- Điều trị: theo nguyên nhân; tại chỗ có thể tra kháng sinh phối hợp với kháng
viêm có corticoid.
5. Mộng thịt (một khối tăng sản xơ mạch của kết mạc mãn cầu ở vùng khe
mi)
- Nguyên nhân còn chưa rõ
- Triệu chứng chủ quan: cộm, vướng, thị lực giảm nếu mộng phát triển vào
trung tâm giác mạc
- Triệu chứng khách quan: mộng gồm ba phần: đầu mộng (là phần mộng bò
vào giác mạc), thân mộng (là phần chính của mộng có hình tam giác) và cổ
mộng (nằm giữa mộng và đầu mộng). 
- Điều trị: phẫu thuật cắt mộng - ghép kết mạc rìa tự thân, cắt mộng - áp
Mytomycin C.
6. Viêm kết giác mạc mùa xuân
- Nguyên nhân do dị ứng thời tiết, thường phát triển theo mùa (xuân - hè)
- Nam > nữ và chủ yếu ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
- Triệu chứng chủ quan: ngứa (thường xuất hiện thành từng cơn vào buổi sáng
hoặc chiều tối), có thể cộm, rát, sợ ánh sáng, tiết tố dây dai và dính.
- Điều trị: chủ yếu là điều trị triệu chứng, tra thuốc kháng histamin

II.  Đỏ mắt có cương tụ sâu (cương tụ rìa giác


mạc)

1.  Viêm giác mạc và viêm loét giác mạc


- Nguyên nhân: do vi khuẩn (cầu khuẩn Gram (+) hoặc trực khuẩn Gram (-)),
nấm (Fusarium, Aspergillus), virut (Herpes).
- Triệu chứng chủ quan: cộm, xốn, chói, chảy nước mắt, đau nhức, nhìn mờ.
- Triệu chứng khách quan: sưng phù mi, cượng tụ kết mạc và cương tụ rìa,
giảm thị lực. Giác mạc đục do thâm nhiễm tế bào viêm, bề mặt mất bóng, gồ
ghề.
Nguyên nhân do virut: Thường do virut herpes. Giai đoạn sớm xuất hiện những
ổ tổn thương dạng chấm, sợi hoặc sao, sau đó sẽ loét (ổ loét có hình cành cây hoặc
địa đồ). Khi bệnh khỏi thường trên bề mặt giác mạc vẫn còn lại bóng mờ hình cành
cây (vết tích của ổ loét cũ) và sẽ mất dần đi.
Nguyên nhân do vi khuẩn: ổ loét có bờ nham nhở, hoại tử bẩn. Trực khuẩn mủ
xanh thì thường bệnh tiến triển rất nhanh, hoại tử toàn bộ và thủng giác mạc sau 48
giờ, do tụ cầu hay liên cầu: hình thái điển hình là loét hoặc ápxe tròn hoặc bầu dục
màu trắng vàng, thâm nhiễm của tế bào viêm đậm đặc trong nhu mô, giác mạc
xung quanh ổ loét thường trong.
Nguyên nhân do nấm: ổ loét có hình tròn hoặc hình oval màu trắng xám hoặc
hơi vàng, có ranh giới khá rõ.
Chẩn đoán xác định: dựa vào xét nghiệm cận lâm sàng: soi tươi, soi trực tiếp
chất nạo ổ loét và nuôi cấy vi khuẩn hoặc nấm.
Nguyên tắc điều trị:
- Điều trị theo nguyên nhân: kháng sinh (vêm loét giác mạc do vi khuẩn),
thuốc chống nấm (viêm loét giác mạc do nấm), thuốc chống virut (viêm loét
giác mạc do virut).
- Điều trị triệu chứng: giảm đau, hạ nhãn áp (nếu có tăng nhãn áp).
- Giãn đồng tử: atropin 1 - 4%.
- Dinh dưỡng tái tạo biểu mô giác mạc.
2. Viêm mống mắt thể mi (viêm màng bồ đào trước)
- Nguyên nhân: do vi khuẩn, nấm, virus, yếu tố tự miễn
- Triệu chứng chủ quan: đỏ mắt, có thể đau nhức mắt lan ra hốc mắt, nhìn mờ,
sợ ánh sáng, chảy nước mắt.
- Triệu chứng khách quan: cương tụ rìa, giác mạc có thể trong hoặc phù, có
nếp gấp màng Descemet, tủa mặt sau giác mạc
(  Phân biệt giữa viêm mống mắt - thể mi có tăng nhãn áp với glôcôm góc đóng
cơn cấp: trong viêm mống mắt - thể mi có tăng nhãn áp, tủa ở mặt sau giác mạc là
tủa viêm có màu trắng xám, đồng tử co nhỏ. Trong glôcôm góc đóng cơn cấp, lắng
đọng mặt sau giác mạc là sắc tố mống mắt, đồng tử giãn)
-  Nguyên tắc điều trị: chống viêm đặc hiệu (nếu nguyên nhân do vi khuẩn,
nấm) và không đặc hiệu (corticoid, không steroid); chống dính (nhỏ atropin
1 - 4%; giảm đau, an thần.
3. Glôcôm góc đóng cơn cấp
-  Gặp ở người cao tuổi, nữ giới, nhất là người viễn thị.
- Hoàn cảnh xuất hiện: khởi phát đột ngột
- Triệu chứng cơ năng: đột nhiên đau nhức mắt, nhức xung quanh hố mắt,
nhức lan lên nửa đầu cùng bên. Nhìn mờ nhiều, nhìn đèn có quầng xanh đỏ.
Đôi khi sợ ánh sáng, chảy nước mắt nhưng không có dử mắt.
-  Triệu chứng thực thể: mi mắt có thể sưng nề, cương tụ rìa, giác mạc phù nề,
mờ đục, có bọng biểu mô, tiền phòng nông, đồng tử giãn méo, mất phản xạ
ánh sáng
- Điều trị:
Nội khoa
+ Dùng thuốc hạ nhãn áp: toàn thân (Acetazolamid), tại chỗ (Betoptic, Timolol)
+ Thuốc co đồng tử: Pilocarpin 1%
+ Giảm đau, an thần
Ngoại khoa
- Laser mống mắt chu biên
- Phẫu thuật cắt bè củng giác mạc

III. Đỏ mắt do một số bệnh ở phần phụ cận


nhãn cầu:

- Viêm tuyến lệ
-  Lẹo mi: viêm cấp tính
- Viêm bao Tenon
- Viêm thượng củng mạc, viêm củng mạc
- Viêm tổ chức hốc mắt
- Viêm mủ toàn bộ nhãn cầu
- Viêm tắc tĩnh mạch hốc mắt
Các nguyên nhân gây đỏ mắt khác:
 Trợt biểu mô giác mạc
 Dị vật giác mạc
 Chấn thương đụng giập nhãn cầu
 Chấn thương xuyên
 Dị vật nội nhãn
 Bỏng mắt

BÀI 5: THỊ LỰC VÀ PHƯƠNG PHÁP KHÁM THỊ


LỰC
1. THỊ LỰC
Thị lực là khả năng của mắt nhận biết riêng biệt 2 điểm ở gần nhau. Như vậy 2
điểm này sẽ được nhìn dưới một góc được gọi là góc thị giác.

Hay thị lực là thước đo khả năng nhận biết và phân biệt hình dạng, chi tiết của các
vật thể ở một khoảng cách nhất định
Phương pháp đo và đánh giá thị lực

 Có nhiều loại bảng thị lực thông dụng được xây dựng ở khoảng cách 5m như bảng
Armaignac với chữ E, bảng Landolt với vòng hở chữ C.

Các loại bảng thị lực:

+ Bảng thị lực vòng tròn hở Landolt (hình a)

+ Bảng thị lực chữ E của Armaignac (hình b)

+ Bảng thị lực chữ cái của Snellen với các chữ cái: L  F  D  O  I  E

+ Bảng thị lực hình với các loại đồ vật hay con vật dùng cho trẻ em hoặc người
không biết chữ.

Các phương pháp đo:

 Đo thị lực xa

- Dùng bảng thị lực: Đối với bảng thị lực vòng hở Londolt cho bệnh nhân
đứng cách bảng thị lực 5m, lần lượt chỉ các dòng từ lớn tới nhỏ. Ghi lại thị
lực tương ứng với hàng nhỏ nhất mà bệnh nhân còn có thể đọc được.
- Thị đếm ngón tay: Nếu đứng xa 5m bệnh nhân không đọc được hàng chữ
lớn nhất trên bảng thị lực, cho bệnh nhân tiến gần đến bảng thị lực để đọc
các hàng chữ trên bảng thị lực, kết quả cũng là hàng chữ nhỏ nhất mà bệnh
nhân có thể đọc được nhưng khi đó cách ghi là MP: 2/10-2m. Hoặc cho bệnh
nhân đếm số ngón tay thầy thuốc đưa ra trước mắt bệnh nhân. Kết quả thị
lực là khoảng cách xa nhất mà bệnh nhân còn đếm đúng số ngón tay đưa ra.
- Thị lực bóng bàn tay: Khi bệnh nhân không thể đếm đúng ngón tay thầy
thuốc đưa ra, ta thử khua bàn tay trước mắt bệnh nhân, bệnh nhân nhận biết
có vật đang cử động trước mắt. Kết quả là khoảng cách xa nhất mà bệnh
nhân còn nhận biết được có vật cử động
- Thị lực hướng sáng: Dùng đèn pin chiếu vào mắt bệnh nhân lần lượt theo
các vị trí, chính giữa, trên, dưới, trái, phải và bảo bệnh nhân chỉ hướng của
nguồn ánh sáng tới.
- Thị lực sáng tối: Chiếu 1 nguồn sáng vào mắt bệnh nhân, bệnh nhân biết có
ánh sáng, cắt nguồn sáng đi bệnh nhân thấy tối, như vậy là cảm giác AS(+),
nếu không còn cảm giác sáng tối là bệnh nhân mù tuyệt đối.
Đánh giá mức độ thị lực
- Thị lực từ 10/10 trở lên : thị lực tốt.
- Thị lực từ 8/10 đến 10/10: thị lực bình thường, khá tốt.
- Thị lực từ 2/10 đến 7/10: thị lực trung bình.
- Thị lực từ ĐNT 2M đến 1/10: thị lực kém.
- Thị lực <ĐNT 1M: thị lực rất kém.
- Thị lực ST (-): mù lòa.

Các yếu tố có thể làm sai lệch kết quả đo thị lực:  nguyên nhân là do
- Bảng đo thị lực không đạt chuẩn: độ sáng kém, không đảm bảo độ tương
phản cần thiết
- Các bệnh mắt cấp tính: viêm giác mạc, viêm kết mạc, lẹo,… có thể gây nhìn
mờ tạm thời, do vậy làm sai kết quả đo thị lực.
- Cảm nhận chủ quan của người khám: một số người khám không nhìn rõ ký
hiệu nhưng phán đoán đúng khiến kết quả đo mắt sẽ tốt hơn so với thực tế.

Thị lực nhìn gần

- Để đo thị lực gần chúng ta dùng một bảng thị lực gần, bệnh nhân cầm bảng
ở khoảng cách đọc sách hoặc nhìn gần bình thường. Khoảng cách này
thường khoảng 33-40m. Các bảng thị lực nhìn gần thường dùng thang điểm
“N”, N5 là chữ in rất nhỏ và N8 xấp xỉ kích thước chữ in báo

BÀI 6: TẬT KHÚC XẠ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP


ĐIỀU TRỊ
I. Cận thị
Câu 1: Cận thị là một loại tật khúc xạ đáng quan tâm nhất trong các loại tật khúc
xạ không chỉ vì nó là loại phổ biến nhất mà còn vì nó có thể dẫn tới các nguy cơ
như rách hay bong võng mạc hoặc tăng nhãn áp

Câu 2: Phân loại

Theo thể lâm sàng


- Cận thị đơn thuần: do chiều dài trục trước sau của nhãn cầu quá dài so với
công suất của hệ quang học (giác mạc và thủy tinh thể)
- Cận thị ban đêm: thường xảy ra về đêm hoặc khi có ánh sáng yếu
- Cận thị giả: xảy ra khi mắt gia tăng điều tiết hay do co quắp cơ thể mi
- Cận thị thoái hóa loại cận thị nặng kèm theo thoái hóa bán phần sau của
nhãn cầu do đó loại cận thị này còn gọi là cận thị bệnh lý
- Cận thị thứ phát

Theo mức độ cận

- Cận nhẹ (<-3.00D)


- Cận trung bình (-3.00 đến -6.00D)
- Cận nặng (>-6.00D)

Theo tuổi khởi phát

- Cận thị bẩm sinh (xuất hiện khi sinh)


- Cận thị xuất hiện khi trẻ (từ 6 tuổi đến  <20 tuổi)
- Cận thị trưởng thành (từ 20 đến 40 tuổi)
- Cận thị cuối gia đoạn trưởng thành (>40 tuổi)

Câu 3: Nguyên nhân cận thị

- Do trục: chiều dài trục trước sau của nhãn cầu quá dài trong khi công suất
của quang hệ là bình thường.
- Do công suất của quang hệ: công suất khúc xạ của quang hệ quá cao trong
khi chiều dài trục nhãn cầu là bình thường.
- Cận thị do chiết suất: chiết suất bất thường của 1 hoặc 2 môi trường trong
suốt của mắt (giác mạc, thủy tinh thể).
- Cận thị do độ cong: do sự gia tăng bán kính độ cong của giác mạc hoặc thủy
tinh thể.

(Tỉ lệ cận thị: Cận thị – 0.50D chiếm tỉ lệ thấp <5% ở nhóm trẻ 5 tuổi, gia tăng ở
lứa tuổi bắt đầu đi học và nhóm vị thành niên)

Câu 4: Khám chẩn đoán cận thi

Các test thông dụng trong việc khám sàng lọc cận thị bao gồm: Thử thị lực, soi
bóng đồng tử, soi đáy mắt, và cover test.
Khám lâm sàng

1. Thị lực: thử thị lực không kính từng mắt cả thị giác xa và gần. Thị lực
xa là yếu tố gợi ý về mức độ cận thị, tuy nhiên điều này chỉ đúng khi
không có loạn thị kèm theo
2. Khám khúc xạ: Soi bóng đồng tử là một phương pháp khách quan
giúp xác định rất sát mức độ cận thị.
+ Máy khúc xạ điện tử thường sẽ không loại trừ được lực điều tiết của
bệnh nhân, không cho chúng ta biết về sự trong suốt của các môi
trường, tính chất quang học của của khe phản xạ, và sự thay đổi
đường kính của đồng tử.
+  Phương pháp soi bóng đồng tử trong phòng tối giúp ta chẩn đoán
được cận thị về đêm
3. Khám tình trạng thị giác 2 mắt, vận nhãn, điều tiết:  quan sát thấy tình
trạng gia tăng qui tụ, thiểu năng điều tiết, và giảm khả năng buông thả
điều tiết
4. Khám tổng quát về bệnh lý mắt: Soi đáy mắt bằng phương pháp trực
tiếp hoặc phương pháp hình đảo giúp chẩn đoán và ngăn ngừa được
thoái hóa hắc võng mạc, bong võng mạc và tăng nhãn áp. Khám sinh
hiển vi giúp chẩn đán phân biệt các cận thị thứ phát do đục thủy tinh
gây ra, cận thị do phù giác mạc gây ra bởi đeo kính tiếp xúc.

5. Các xét nghiệm bổ sung:  theo dõi những biến đổi ở hắc võng mạc
trong cận thị bệnh lý, bao gồm:

 Chụp ảnh võng mạc


 Siêu âm A và B
 Thị trường
 Xét nghiệm đường huyết

Câu 5: Điều trị

1. Điều chỉnh quang học

Các điều chỉnh quang học thông dụng nhất hiện tại là kính gọng và kính tiếp xúc.

 Lợi điểm của kính gọng:

- Rẻ tiền
- Kính gọng sẽ an toàn cho mắt nhất
- Đeo kính gọng bệnh nhân sẽ ít phải điều tiết hơn khi đeo kính tiếp xúc do đó
sẽ thoải mái hơn
- Điều chỉnh loạn thị bằng kính gọng sẽ dễ dàng và chính xác hơn
 Lợi điểm của đeo kính tiếp xúc:

- Có tính thẩm mỹ cao hơn


- Cho hình ảnh võng mạc có kích thước lớn hơn

- Các trường hợp bất đồng khúc xạ kính tiếp xúc ít gây bất đồng ảnh võng
mạc hơn.
- Làm giảm đáng kể các khó chịu do sức nặng của gọng kính, thị trường bị thu
hẹp, và tác dụng lặng kính

2. Huấn luyện thị giác: tác dụng làm giảm điều tiết trong trường hợp cận thị giả

- Chỉnh giác mạc bằng kính tiếp xúc cứng thấm khí: giúp làm dẹt vùng trung
tâm giác mạc trong một thời gian (sau khi đã tháo kính tiếp xúc ra). Điều
này giúp điều chỉnh được cận thị.

- Phương pháp sử dụng kính đa tiêu cự: gồm kính 2 tròng hoặc kính công suất
tăng dần. Đây là các loại kính dùng cho bệnh nhân lão thị. Khi sử dụng cho
bệnh nhân trẻ kính tác dụng làm giảm nỗ lực điều tiết ở thị giác gần. Kính
thường được sử dụng trên những bệnh nhân có lác ẩn trong ở thị giác gần
giúp làm giảm nhức đầu và tăng hiệu quả thị giác của việc điều chỉnh cận
thị.
- Vệ sinh thị giác

+ Khi đọc sách hoặc làm các công việc đòi hỏi nỗ lực thị giác cao ở thị giác
gần cần nghỉ ngơi mắt mỗi 45 phút. Khi nghỉ cần đứng lên đi lại và nhìn ra
xa

+ Khoảng cách đọc sách cần phù hợp

+ Khi đọc sách cần có đủ ánh sáng.

II. Viễn thị


Câu 1: Viễn thị là mắt mà công suất của quang hệ là kém so với chiều dài trục
trước sau của nhãn cầu, do đó các tia sáng song song từ vô cực khi vào mắt sẽ hội
tụ phía sau võng mạc.
Câu 2: Phân loại viễn thị

Về mặt lâm sàng viễn thị

- Viễn thị đơn thuần (sinh lý): gây ra do sự thay đổi sinh học của mắt, có thể
do trục quang học của mắt hay do công suất khúc xạ của quang hệ.
- Viễn thị bệnh lý: gây ra do cấu trúc giải phẫu bất thường, có thể do quá trình
phát triển bất thường, các bệnh lý về mắt, hay do chấn thương.
- Viễn thị chức năng: gây ra do liệt điều tiết

Câu 3: Nguyên nhân viễn thị

Viễn thị sinh lý: gây bởi sự kết hợp giữa yếu tố di truyển và các biến đổi sinh lý
khác của mắt.

- Do trục: chiều dài trục trước sau của nhãn cầu quá ngắn (nhãn cầu nhỏ)
trong khi công suất của quang hệ là bình thường
- Do công suất của quang hệ: công suất khúc xạ của quang hệ quá thấp trong
khi chiều dài trục nhãn cầu là bình thường

Viễn thị bệnh lý: gây ra bởi sự phát triển bất thường diễn ra trong quá trình bào
thai hoặc sơ sinh, do các biến đổi ở giác mạc và thủy tinh thể, do các viêm hoặc u
tăng sinh ở hắc võng mạc hoặc hốc mắt, do nguyên nhân thần kinh hoặc hóa học.

- Bệnh lý mắc phải có thể tạo ra viễn thị như: chấn thương gây biến dạng giác
mạc, bỏng giác mạc do hóa chất hoặc sức nóng, chắp lẹo, tân mạch võng
mạc, đái tháo đường, đục thủy tinh thể hoặc đo đeo kính tiếp xúc. Lệch thủy
tinh thể có thể gây ra tình trạng viễn thị nặng.

Câu 4: Triệu chứng

- Viễn thị có thể gây: Nhìn mờ, căng thẳng thị giác gồm: mệt mỏi, nhức mắt,
đau đầu và có thể kèm song thị, suy giảm điều tiết, rối loạn thị giác 2 mắt,
nhược thị và lác
- Triệu chứng của viễn thị có thể là: đỏ mắt, chảy nước mắt, nheo mắt, hay
nhăn mặt hoặc nhíu mày nhất là khi đọc. Triệu chứng khác như mệt mỏi thị
giác, hay chớp mắt, mờ mắt thường xuyên hay từng lúc, giảm chức năng thị
giác 2 mắt và sự phối hợp mắt-tay có thể kèm với việc đọc khó hoặc ghét
đọc sách
- Các loạn viễn kép nhất là các loạn thị xiên và nghịch thường hay gây các rối
loạn thị giác hơn các viễn thị đơn thuần có cùng độ.
Đối với trẻ có viễn thị nhẹ thường không có các triệu chứng chức năng vì sức điều
tiết vẫn còn đủ để bù trừ cho viễn thị này.

Ở tuổi lão thị do sức điều tiết đã giảm nhiều bệnh nhân sẽ có các triệu chứng chức
năng nhất là ở thị giác gần.

Câu 5: Khám chẩn đoán viễn thị

-  Bệnh sử:

+ Mắt trẻ bị đỏ, mắt kích thích chảy nước mắt, nhìn không rõ hoặc không thoải
mái, hoặc nghi ngờ bị lác.

+ Người lớn có viễn thị từ trung bình sẽ than phiền khi làm việc lâu bằng mắt dưới
điều kiện ánh sáng yếu.

+ Bệnh nhân ở tuổi lão thị thường sẽ than phiền rằng thị giác ngày càng tệ đi nhất
là thị giác gần.

-  Khám khúc xạ

+ Soi bóng đồng tử là phương pháp phổ biến nhất trong việc khám viễn thị.

+ Qui trình khám có thể bao gồm: khám máy khúc xạ tự động, soi bóng đồng tử,
khám khúc xạ chủ quan.

- Soi bóng đồng tử

- Soi bóng đồng tử có liệt điều tiết:  giúp ta tìm ra được toàn thể độ viễn của
bệnh nhân kể cả viễn thị tiềm ẩn.

- Khúc xạ chủ quan: phương pháp đo ra độ viễn thị để kê toa cho bệnh nhân
đeo trong trường trường hợp trẻ lớn và người lớn

- Khám thị giác 2 mắt, vận nhãn và điều tiết: Các test sẽ là: khám cover test,
cận điểm qui tụ, biên độ điều tiết và thị giác hình nổi.

- Khám các bệnh lý về mắt và bệnh lý toàn thân

Câu 6: Điều trị:

- Điều chỉnh quang học


+ Đối với viễn thị trung bình và nặng ta cần cân nhắc đến tình trạng điều tiết
của bệnh nhân vì đa số các bệnh nhân không thể dung nạp được công thức kính
xác định bằng phương pháp khúc chủ quan cũng như khúc xạ có liệt điều tiết.

+  Với các loại kính hiện đại như kính có chỉ số khúc xạ cao hoặc kính phi cầu
có thể làm kính mỏng hơn, thẩm mỹ hơn và làm bệnh nhân dễ chấp nhận đeo kính
hơn.

- Huấn luyện thị giác: kết hợp giữa điều chỉnh quang học và huấn luyện thị
giác làm cải thiện đáng kể tình trạng thị giác 2 mắt của bệnh nhân trong
trường hợp bệnh nhân bị lác trong do viễn thị.

- Thay đổi thói quen và môi trường làm việc và sinh hoạt của bệnh nhân
- Giáo dục bệnh nhân

III. Loạn thị


Câu 1: Loạn thị ? : Mắt loạn thị có một hướng kinh tuyến cong nhất và một hướng
kinh tuyến ít cong nhất và 2 hướng kinh tuyến này vuông góc với nhau. Vì có sự
khác biệt công suất giữa 2 hướng kinh tuyến chính nên ảnh của quang hệ không
còn là một điểm mà là 2 đoạn thẳng gọi là tiêu tuyến

Câu 2: Nguyên nhân loạn thị

- Do mặt trước giác mạc: nguyên nhân thông thường nhất gây ra loạn thị,
- Do mặt sau giác mạc
- Do thủy tinh thể
- Loạn thị tổng và loạn thị bên trong:

+ Loạn thị tổng = Loạn thị giác mạc (mặt trước) +


Loạn thị bên trong

Trong đó loạn thị bên trong (hay loạn thị thặng


+
dư) bao gồm: loạn thị mặt sau giác mạc và loạn thị của thủy tinh thể.

Câu 3: Phân loại loạn thị

- Phân loại theo loạn thị đều và không đều

+ Loạn thị đều có 2 kinh tuyến chính vuông góc với nhau.
+ Loạn thị không đều: 2 kính tuyến chính không vuông góc với nhau có thể gặp
trong trường hợp sẹo giác hoặc giác mạc chóp

- Phân loại theo sự phối hợp của loạn thị với các tật khúc xạ khác:  phân loại
này dựa trên vị trí của các tiêu tuyến so với võng mạc
+ Nếu có 1 tiêu tuyến nằm trên võng mạc thì loạn thị này được gọi là loạn
đơn.
+ Nếu cả 2 tiêu tuyến nằm trước võng mạc ta có loạn cận kép

+ Nếu có 1 tiêu tuyến nằm trước võng mạc và 1 tiêu tuyến nằm sau võng
mạc ta có loạn hỗn hợp.

Câu 4: Triệu chứng

- Hình ảnh bị biến dạng


- Có thể nhìn mờ cả xa lẫn gần
- Nhức đầu mỏi mắt (vùng trán và thái dương)
- Nheo mắt, chảy nước mắt, mắt bị kích thích

Câu 5:  Khám chẩn đoán loạn thị

- Các phương pháp khúc xạ khách quan: soi bóng đồng tử, khám bằng máy
khúc xạ điện tử, khám bằng máy đo độ cong giác mạc (kertometer), máy lập
bản đồ giác mạc.
- Phương pháp khúc xạ chủ quan: sử dụng đồng hồ Parent, test Fan and Block,
sử dụng kính trụ chéo Jackson
- Khám đáy mắt có thể thấy gai thị bị biến dạng nhất là trong trường hợp loạn
thị nặng và có trục xiên.

câu 6: Điều chỉnh loạn thị

- Nguyên tắc điều chỉnh của mắt loạn thị,  nhưng hai kinh tuyến chính có công
suất khác nhau
- Hướng dẫn kê toa kính trụ điều chỉnh để giảm tình trạng méo ảnh

+ Đối với trẻ em ta có thể kê hoàn toàn độ trụ vì khả năng thích nghi của trẻ rất
tốt.
+ Đối với người lớn, ta cho đeo thử độ loạn tối đa với gọng thử trước và cảnh
báo cho bệnh nhân về các khó chịu có thể gặp. Sau đó gia giảm và kê toa.
+ Nên dùng kính trụ trừ và giảm thiểu khoảng cách đỉnh.
Để làm giảm sự méo ảnh ta xoay trục loạn về gần 900 hoặc 1800 và/hoặc giảm
+
công suất kính trụ

Câu 7: Phẫu thuật khúc xạ

1. Phẫu thuật trên giác mạc


 Phẫu thuật bằng Laser Excimer
a.  Phẫu thuật bề mặt: PRK, LASEK, EpiLASIK : là phương pháp chiếu laser
lên nền nhu mô sau khi bóc lớp biểu mô bề mặt

 Ưu điểm:

- Không làm thay đổi cấu trúc giải phẫu của giác mạc
- có thể phẫu thuật cho những trường hợp giác mạc mỏng
- không bị các biến chứng liên quan đến vạt giác mạc
- nguy cơ dãn phình giác mạc thấp

 Nhược điểm:
- Kích thích và cộm xốn khi lớp biểu mô chưa tái tạo hoàn toàn, có nguy cơ
mờ giác mạc khi điều trị độ cao.
b. Phẫu thuật cắt lớp: LASIK
 Ưu điểm: Không đau, nhanh lành, thị lực sau mổ phục hồi rất nhanh,
tính chính xác cao.
 Nhược điểm:
+ Tiềm ẩn nguy cơ biến chứng vạt trong và sau khi phẫu thuật,
+ không điều trị được cho những trường hợp giác mạc mỏng, độ cận
cao,
+ không phù hợp với những ngành nghề có tính chất đối kháng về thể
lực hoặc xác suất chấn thương cao
 Phẫu thuật rạch giác mạc:
-  Rạch giác mạc hình nan hoa
-  Rạch giác mạc điều trị loạn thị
 Đặt vòng implant trong giác mạc (Intracorneal Ring Segments - INTACTS)
 Phẫu thuật khác trên giác mạc

2.  Phẫu thuật nội nhãn

- Đặt bổ sung thủy tinh thể nhân tạo (Phakic IOL)

- Thay thủy tinh thể nội nhãn


GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ MẮT

1. Chiều dài trục nhãn cầu của người trưởng thành là:
A. 16 - 18 mm

B. 18 - 20 mm

C. 20 - 22 mm

D. 22 - 24 mm

E. 24 - 26 mm

2. Cấu tạo của giác mạc gồm :


A. 1 lớp
B. 2 lớp
C. 3 lớp
D. 4 lớp
E. 5 lớp
3. Lớp không thuộc cấu trúc của giác mạc là
A. Biểu mô sắc tố
B. Màng Bowman
C. Nhu mô
D. Màng Descemet
E. Nội mô
4. Công suất hội tụ của giác mạc là :
A. 30 dioptries
B. 45 dioptries
C. 55 dioptries
D. 65 dioptries
E. 70 dioptries
5. Củng mạc được cấu tạo từ :
A. cơ vân
B. cơ trơn
C. thành mạch máu
D. collagen
E. nhiều lớp băng xơ dày đan chéo nhau rất vững chắc
6. Thần kinh điều khiển cơ vòng đồng tử là :
A. Sợi vận động chủ động đến từ dây III
B. Sợi cảm giác đến từ dây V
C. Sợi giao cảm đến từ hạch giao cảm cổ
D. Sợi phó giao cảm đến từ dây III
E. Thần kinh bán tự động
7. Thần kinh điều khiển cơ nan hoa của mống mắt là :
A. Sợi vận động chủ động đến từ dây III
B. Sợi cảm giác đến từ dây V
C. Sợi giao cảm đến từ hạch giao cảm cổ
D. Sợi phó giao cảm đến từ dây III
E. Thần kinh bán tự động
8. Chế tiết thuỷ dịch là chức năng của:
A. mống mắt
B. thể mi
C. hắc mạc
D. võng mạc
E. dịch kính
9. Hắc mạc là tổ chức có nhiều :
A. Sắc tố Xantrophin
B. Collagen
C. Sắc tố mélanine
D. Myéline
E. Axit hyaluronic
10. Tế bào nón tập trung nhiều nhất ở đâu trên võng mạc :
A. Vùng võng mạc trung tâm.
B. Đĩa thị
C. Vùng xích đạo
D. Ora - Serrata
E. Vùng võng mạc vô cảm
11. Vai trò của tế bào que ở võng mạc là:
A. Nhận biết các chi tiết trong điều kiện chiếu sáng tốt
B. Nhận biết hình khối trong điều kiện ánh sáng yếu
C. Nhận biết màu sắc
D. Liên lạc giữa các tế bào nón
E. Không có vai trò sinh lý gì
12. Gai thị nằm ở phía nào so với hoàng điểm
A. Phía thái dương
B. Phía mũi
C. Phía trên
D. Phía dưới
E. Trùng với hoàng điểm
13. Trong lớp đệm của mống mắt có :
A. Cơ vòng Đ-S
B. Cơ dọc Đ - S
C. Cơ chéo Đ - S
D. Cơ nan hoa Đ – S
E. Cả 4 loại cơ nói trên Đ – S
14. Cấu trúc thuộc màng bồ đào là :

A. Mống mắt Đ-S

B. Thể mi Đ-S

C. Thể thuỷ tinh Đ-S

D. Hắc mạc Đ-S

E. Võng mạc Đ–S

15. Vai trò của thuỷ dịch là:

A. Nuôi dưỡng thể thuỷ tinh Đ-S

B. Nuôi dưỡng mống mắt Đ-S

C. Góp phần nuôi dưỡng giác mạc Đ-S

D.Tham gia vào quá trình điều tiết Đ-S

E. Duy trì nhãn áp Đ – S

16. Các môi trường trong suốt của mắt bao gồm :

A. Giác mạc Đ-S

B. Củng mạc Đ-S

C. Thuỷ dịch Đ-S

D. Thể thuỷ tinh Đ-S

E. Dịch kính Đ-S


17. Động tác nhắm mắt được chi phối bởi dây thần kinh VII.

18. Kết mạc có 3 phần: Kết mạc mi, kết mạc cùng đồ, và kết mạc nhãn cầu

19. Tuyến lệ chính nằm ở góc trên ngoài .của hốc mắt.

20. Vỏ nhãn cầu:


 Lớp ngoài: giác mạc, cũng mạc
 Lớp giữa: mống mắt, thể mi, hắc mạch
 Lớp trong: võng mạc
21.  Tổ chức học giác mạc có 5 lớp, kể từ ngoài vào trong bao gồm:
 Biểu mô: là biểu mô lát tầng không sừng hoá
 Màng Bowman: có vai trò như lớp màng đáy của biểu mô
 Nhu mô: chiếm 9/10 chiều dày giác mạc.           
 Màng Descemet: rất dai
 Nội mô: chỉ có một lớp tế bào
22.  Thần kinh chi phối cảm giác giác mạc gồm:
nhiều nhánh xuất phát từ dây thần kinh mắt (V1).
22. Về mô học mống mắt gồm 3 lớp chính:
 Lớp nội mô ở mặt trước, liên tiếp với lớp nội mô của giác mạc
 Lớp đệm: là tổ chức bấc xốp bên trong có hai loại sợi cơ trơn là cơ vòng (co
đồng tử) và cơ nan hoa ( giãn đồng tử)
 Lớp biểu mô ở mặt sau, gồm những tế bào mang sắc tố xếp rất dày đặc
23. Vai trò chính của mống mắt là:
điều chỉnh lượng ánh sáng đến võng mạc thông qua việc thay đổi kích thước của
đồng tử.
23. Vai trò thể mi:
 điều tiết giúp mắt nhìn rõ những vật ở gần
 tiết ra thuỷ dịch nhờ các tế bào lập phương ở tua mi
24. Về tổ chức học, từ ngoài vào trong thể mi có 7 lớp:
 Lớp trên thể mi: liên tục với lớp thượng hắc mạc
 Lớp cơ thể mi: gồm các sợi cơ trơn xếp theo hướng dọc (cơ Brucke) và
hướng vòng (cơ Muller)
 Lớp mạch máu: phát triển rất phong phú ở các tua mi
 Lớp màng kính: trong suốt
 Lớp biểu mô sắc tố: gồm những tế bào hình trụ chứa nhiều myeline
 Lớp biểu mô thể mi: gồm những tế bào hình trụ không có sắc tố
 Lớp giới hạn trong: là lớp trong cùng
25. Về tổ chức học hắc mạc gồm 3 lớp:
 Lớp thượng hắc mạc ở ngoài cùng
 Lớp hắc mạc chính danh có rất nhiều mạch máu
 Lớp màng Bruch ở trong cùng
26. Mạch máu, thần kinh màng bồ đào:
 Động mạch: màng bồ đào gồm có 2 hệ thống là các động mạch mi ngắn sau
và các động mạch mi dài sau
 Tĩnh mạch: dồn về 4 tĩnh mạch lớn gọi là tĩnh mạch trích trùng ra ngoài
nhãn cầu đi theo tĩnh mạch mắt chảy vào xoang tĩnh mạch hang.
 Thần kinh: có 2 loại sợi là thần kinh mi dài (từ nhánh mũi từ dây V1) và
thần kinh mi ngắn ( từ hạch mi)

27. Võng mạc có 4 lớp tế bào:


 Lớp biểu mô sắc tố : gồm 1 lớp tế bào nằm sát mạch mạc.
+ Những tế bào này dẹt hình lục giác, nhân nhỏ, bào tương có nhiều sắc tố
 Lớp tế bào thị giác : đây là những tế bào cảm giác.
Có 2 loại tế bào cảm thụ ánh sáng là tế bào nón và tế bào que
 Lớp tế bào 2 cực: có nhiệm vụ dẫn truyền xung động thần kinh từ các tế bào
cảm thụ ánh sáng đến các tế bào hạch ( 2 loại tế bào hạch là đa sy-nap và
đơn sy-nap)
 Lớp tế bào hạch hay tế bào đa cực: là những tế bào khá to, kích thước 20 -
30 micron. Mỗi tế bào có nhiều tua gai tiếp xúc với các tế bào hai cực
28. Vai trò tế bào nón và tế bào que:
+ Tế bào nón ( nằm chủ yếu ở trung tâm võng mạc) giúp chúng ta nhận thức
tinh tế hình ảnh của vật trong điều kiện có đầy đủ ánh sáng, cảm nhận được
màu sắc.
+ Tế bào que ( nằm chủ yếu ở ngoại vi võng mạc): giúp ta nhìn được trong
điều kiện ánh sáng yếu.

29. Nội nhãn ( môi trường trong suốt ) gồm:


- Tiền phòng
- Hậu phòng
- Thủy dịch
- Thể thủy tinh
- Dịch kính
30. Tiền phòng:
 Tiền phòng là một khoang nằm giữa giác mạc ở phía trước, mống mắt và thể
thuỷ tinh ở phía sau, trong chứa đầy thuỷ dịch.
 Góc tiền phòng: là nơi nơi phần lớn thuỷ dịch được hấp thụ thoát ra khỏi tiền
phòng
+ được giới hạn bởi giác - củng mạc ở phía trước và mống mắt - thể mi ở
phía sau
 Góc tiền phòng có: Vòng Schwalbe, Trabeculum, Ống Schlemm, Cựa củng
mạc, Dải thể mi, Chân mống mắt
31. Hậu Phòng:
+ giới hạn trước là mặt sau mống mắt
+ giới hạn sau là mặt trước của màng dịch kính (màng Hyaloid).
+ Hậu phòng thông với tiền phòng qua lỗ đồng tử
32. Thủy dịch:
 Do thể mi tiết ra
 Tuần hoàn thủy dịch:
Thủy dịch :Được tiết ra ở hậu phòng
80% => tiền phòng qua lỗ đồng từ => cấu trúc Trabeculum ở góc tiền phòng
=> ống Schlem => tĩnh mạch => tuần hoàn chung cơ thể
20% được hấp thu qua màng bồ đào
33.Vai trò của thuỷ dịch là:
Nuôi dưỡng thể thuỷ tinh
Góp phần nuôi dưỡng giác mạc
Duy trì nhãn áp, Nhờ có nhãn áp nên nhãn cầu luôn có hình dạng ổn định,
đảm bảo cho chức năng quang học của mắt
34. Thể thủy tinh
 Thể thuỷ tinh là một thấu kính trong suốt hai mặt lồi được treo cố định vào
vùng thể mi nhờ các dây Zinn.
 Kích thước: dày 4mm, đường kính 8 – 10mm, bán kinh độ cong mặt trước
10mm mặt sau 6mm.
 Cấu trúc 3 phần: Bao TTT, biểu mô dưới bao, nhân và vỏ TTT
35.Vai trò thể thủy tinh :
+ Công suất hội tụ của thể thủy tinh có vai trò quan trọng trong hệ thống
khúc xạ
+ Giúp tiêu điểm ảnh hội tụ đúng trên võng mạc khi nhìn xa
+ Khả năng thay đổi độ dày của thể thuỷ tinh gọi là sự điều tiết có tác dụng
giúp mắt nhìn rõ những vật ở gần.
36. Dịch kính: Là một chất lỏng như lòng trắng trứng nằm sau thuỷ tinh thể, chiếm
toàn bộ phần sau nhãn cầu,
37. Bộ phận bảo vệ nhãn cầu:
 Hốc mắt
 Mi mắt
 Lệ Bộ
38. Mi mắt
 2 mi: mi trên và mi dưới
 4 lớp:
+Lớp da mi: mỏng, mịn
+ Lớp cơ mi: cơ vòng mi (dây VII chi phối), Cơ nâng mi trên ( dây III chi
phối)
+ Lớp sụn mi: chưa các tuyến nhầy
+ Lớp kết mạc
37. Lệ bộ:
 Bộ phận chế tiết nước mắt:
+ Nước mắt được tiết ra từ tuyến lệ
+ Nhiệm vụ của nước mắt là dĩnh dưỡng và bảo vệ giác mạc.
 Đường dẫn nước mắt:
Nước mắt => lỗ lệ trên và lỗ lệ dưới ở góc trong của mi mắt => lệ quản trên
và dưới => ống lệ chung => túi lệ => đi qua ống lệ mũi => đổ xuống mũi ở
ngách mũi dưới.
38.Đường thần kinh thị giác
Sợi trúc của các tế bào hạch tập trung đến gai thi, chui qua lỗ sàng tạo
thành dây thần kinh thị giác (II) => đến đỉnh hốc mắt => chui qua lỗ thị giác
=> vào trong họp sọ => bó mũi bắt chéo qua đối diện đi với bó thái dương
tạo giao thoa thị giác tại hố yến => thể gối ngoài => võ não thùy chẩm
39. Trung khu thị giác ở vỏ não:
 Gồm các vùng vỏ não 17, 18 và 19 thuộc vỏ não thuỳ chẩm,
 xung quanh rãnh cựa và lấn một phần vào mặt ngoài của thuỳ chẩm

VIÊM KẾT MẠC.


a. Phân loại viêm kết mạc theo nguyên nhân:
 Do nhiễm trùng: vi khuẩn, vi rút
 Không do nhiễm trùng: dị, ứng, nhiễm độc, chấn thường,..
b. Phân loại viêm kết mạc theo hình thái:
 Viêm kết mạc tối cấp
 Viêm kết mạc cấp
 Viêm kết mạc mạn tính
c. Đặc điểm viêm kết mạc do virus:
- Tác nhân thường gặp: Adenovirus
- Có thể lây lan thành dịch trong cộng đồng (trường học, cơ
quan…)
- Thời kì ủ bệnh: 4-10 ngày
- Lây qua đường tiếp xúc trực tiếp (khăn, dụng cụ tiếp xúc với
mắt)
- Có 2 thể:
 Thể sốt viêm họng hạch
 Thể viêm kết mạc-giác mạc dịch
d. Triệu chứng viêm kết mạc virus:
- Triệu chứng cơ năng:
 Đỏ mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng
 Có hạch trước tai
 Cảm giác nóng rát, cộm xốn
- Triệu chứng thực thể:
 Mi mắt sưng
 Dịch tiết loãng hoặc hơi nhầy
 Sung huyết, phù nề kết mạc, có thể có xuất huyết kết mạc.
 Nhú kết mạc
e. Viêm kết mạc do vi khuẩn:
- Trẻ nhũ nhi: chlamydia trachomatis, neisseria gonorrhoeae
- Trẻ em: Haemophilus influenzae, streptococcus pneumoniae,
moracella catarrhalis
- Người lớn: staphylococcus aureus

f. Triệu chứng viêm kết mạc cấp do vi khuẩn


- Khởi phát cấp đỏ mắt, kích thích, nóng rát.
- Khó mở mắt nhất là khi mới ngủ dậy (do ghèn).
- Kết mạc phù nề nhẹ, cương tụ KM lan tỏa, đỏ rõ nhất ở vùng
cùng đồ và nhạt dần về phía vùng rìa, kèm phản ứng KM ở
nhiều mức độ khác nhau.
- Dịch tiết lúc đầu loãng, sau đó đặc dần thành dạng mủ nhày.
g. Viêm kết mạc mạn:
- Bệnh nguyên: họ Staphylococcus
- Triệu chứng: Cảm giác cộm xốn, ngứa, nóng rát kéo dài, đỏ
mắt nhẹ, có viêm bờ mi kèm theo
h. Phân loại viêm kết mạc dị ứng:
- Viêm kết mạc dị ứng cấp: dị ứng theo mùa ( phấn hoa), dị ứng
quanh năm ( bọ nhà)
- nViêm kết mạc dị ứng mùa xuân
- Viêm kết mạc dị ứng cơ địa
- Viêm kết mạc dị ứng nhú gai khủng lồ
i. Triệu chứng của viêm kết mạc dị ứng:
- ngứa, chảy nước mắt, đỏ mắt, ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước
mũi…
- Mi mắt phù cấp, có nhiều nhú gai viêm.
j. Điều trị viêm kết mạc:
- Virus:
 điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng
 kháng sinh dự phòng bội nhiễm,
 cân nhắc dùng corticoid
- Vi khuẩn:
 Tối cấp: tích cực tra các kháng sinh nhạy cảm với lậu cầu tại
mắt liên tục 15p/1 lần, sau đó giảm xuống 30 phút/1 lần.
 Cấp:
 Rửa mắt thường xuyên, trước khi nhỏ thuốc
 Thuốc: kháng sinh dùng tại mắt ( 7 -10 ngày)
 Mạn: kháng sinh, vệ sinh bờ mi
- Dị ứng: kháng histamin, chống dị ứng, ổn định tương bào

CHẮP VÀ LẸO
1. Bờ mi có 3 tuyến tiết nhầy ở sụn mi:
- Tuyến Meibomius
- Tuyến Moll’s
- Tuyến Zeiss’s
2. Đinh nghĩa Chắp:
- Chắp là do tắc nghẽn không nhiễm trùng của tuyến meibomius,
gây giãn ống và thoát lipid ra mô mềm gây kích thích, dẫn tới
viêm dạng u hạt thứ phát
3. Nguyên nhân Chắp:
- Chắp là do tắc tuyến meibomius,
- thường gặp ở có các bệnh lý gây dày bất thường màng xuất tiết
của tuyến meibomius (ví dụ rối loạn chức năng tuyến
meibomius, trứng cả đỏ)
4. Triệu chứng Chắp:
- Thường xuất hiện ở xa bờ mi hơn lẹo, nổi to hơn và không gây
đau.
- Chắp vỡ thường trào qua mặt trong của mi mắt hoặc thoái triển
tự nhiên sau 2 đến 8 tuần.
- Nếu nhiễm trùng thứ phát trên chắp sẽ có các triệu chứng
viêm: sưng, nóng, đỏ, đau
- Chắp quá to đề lên giác mạc gây nhìn mờ, loạn thị
5. Định nghĩa Lẹo:
- Lẹo là một ổ sưng tấy cấp tính, cục bộ của mí mắt có thể là bên
ngoài hoặc bên trong và thường là nhiễm khuẩn sinh mủ
(thường là staphylococcal).
6. Nguyên nhân Lẹo:
- Lẹo có 2 dạng: lẹo bên ngoài và lẹo bên trong
 Lẹo bên ngoài là do nhiễm trùng nang lông và các tuyến liền kề
Zeiss và Moll
 Lẹo bên trong: hiếm gặp hơn, do nhiễm trùng tuyến meibomius
7. Triệu chứng Lẹo:
- Lẹo là viêm cấp nên có đầy đủ các triệu chứng của viêm cấp là
sưng, nóng, đỏ, đau.
- Khi lẹo mới mọc, mi mắt sẽ hơi sưng, hơi đỏ, kèm cảm giác hơi
ngứa, khó chịu và đỏ khu trú
- Đau khi chớp mắt hoặc khi sờ vào
- Sau khoảng 3-4 ngày, lẹo sẽ mưng mủ và vỡ.
- Lẹo có đặc điểm là rất hay tái phát, khi sưng to gây ứ phù kết
mạc

8. Điều trị Chắp, Lẹo:


- Phần lớn tự lành
- Không nên nặn hoặc cố ấn cho vỡ khối phồng đó ra
- Chườm ấm:
 nên chườm tích cực 4-6 lần/ 1 ngày, mỗi lần từ 10-15 phút
 Luôn cố duy trì nhiệt độ thích hợp là 40-50 độ quá trình chườm ấm
 Chườm đến khi khối chắp lẹo tan đi hoặc tạo mủ.
 Chú ý vấn đề vệ sinh tránh nhiễm trùng
- Massage nhẹ nhàng để việc thoát lưu được dễ dàng hơn
- Thuốc:
  Kháng sinh đường uống ( macrolid hoặc betalactam),
Tra nhỏ mắt nếu lẹo hoặc để phòng nhiễm trùng thứ phát trên chắp
 Kháng viêm (corticoid) tra nhỏ mắt sẽ làm giảm các triệu chứng sưng
đau của chắp.
- Phẫu thuật hoặc tiêm corticoid.
 được tiến hành nếu khối chắp lẹo không đáp ứng điều trị nội khoa, 
mưng mủ nguy cơ vỡ hoặc khối chắp lẹo quá to,
9. Phòng ngừa:
- Giữ vệ sinh mắt và vệ sinh bờ mi
- Nên đeo kính bảo hộ mắt  khi làm việc trong các môi trường ô
nhiễm, nhiều khói bụi..
- Giữ vệ sinh tay, tránh đưa tay lên dụi hoặc chà xát mắt.
- Nên tẩy trang mắt sạch trước khi đi ngủ, không dùng chung đồ
trang diểm hoặc khăn mặt, nên thay mascara 3-6 tháng/1 lần.
- Không nên trang điểm hoặc dùng kính áp tròng khi đang bị
chắp lẹo.
- Điều trị các bệnh lý về bờ mi nếu có như viêm bờ mi, bệnh mụn
trứng cá đỏ…
-
VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO
TRẮC NGHIỆM:
1. Định nghĩa đúng nhất về viêm màng bồ đào là:
a. Viêm mống mắt
b. Viêm thể mi
c. Viêm hắc mạc
d. Viêm ít nhất một trong các thành phần trên
e. Viêm của tất cả các thành phần trên.
2. Bộ phận không thuộc màng bồ đào là:
a. mống mắt
b. thể mi
c. võng mạc
d. hắc mạc
e. vùng Pars plana
3. Viêm màng bồ đào thường được phân loại theo:
a. nguyên nhân
b. giải phẫu
c. tổn thương giải phẫu bệnh
d. diễn biến
e. hội chứng lâm sàng
(đáp án cho là e mà t nghĩ là b nên chọn b =)))
4. Cương tụ kết mạc trong viêm mống mắt thể mi là cương tụ ở
a. kết mạc sụn mi
b. kết mạc cùng đồ
c. kết mạc nhãn cầu vùng rìa
d. kết mạc nhãn cầu
e. toàn bộ kết mạc
5. Bệnh có gây đau nhức mắt là
a. glôcôm mạn tính
b. viêm kết mạc mùa xuân
c. đục thể thuỷ tinh
d. bong võng mạc
e. viêm mống mắt thể mi
6. Bệnh có co đồng tử là:
a. viêm mống mắt thể mi
b. glôcôm
c. viêm thị thần kinh
d. liệt điều tiết
e. viêm kết mạc
7. Bệnh có thể có tăng nhãn áp là:
a. viêm kết mạc
b. viêm giác mạc
c. viêm mống mắt thể mi
d. bong võng mạc
e. viêm thị thần kinh.
8. Nguyên tắc điều trị corticoid trong viêm màng bồ đào là:
a. Không có liều chung cho tất cả bệnh
b. Có giảm liều
c. Liều lượng tuỳ theo mức độ trầm trọng của bệnh
d. Cần theo dõi tác dụng phụ
e. Tất cả các câu trên
9. Trong số những dấu hiệu sau, dấu hiệu nào không phải là triệu chứng của
viêm mống mắt thể mi
a. Đau vùng DTK số V
b. Dãn đồng tử

c. Cương tụ rìa
d. Tủa sau giác mạc
e. Tyndall tiền phòng
10. Trong viêm màng bồ đào trước cấp, biểu hiện chủ yếu của mắt là:
a. Viêm giác mạc chấm nông
b. Tủa sau giác mạc
c. Đồng tử dãn vừa và mất phản xạ
d. Nhãn áp cao
e. Đục dịch kính
ĐÁP ÁN: 1.d, 2.c, 3.e, 4.c, 5.e, 6.a, 7.c, 8.e, 9.b, 10.b.
1. Định nghĩa:
- Màng bồ đào cấu tạo bởi ba thành phần: mống mắt phía trước,
thể mi ở giữa và hắc mạc ở phía sau. Bệnh lý viêm của ít nhất
một trong ba thành phần trên gọi là bệnh viêm màng bồ đào.
2. Phân loại viêm màng bồ đào:
- Phân loại theo nguyên nhân
+ Viêm màng bồ đào nhiễm trùng: do vi khuẩn, do virus, do nấm, do ký
sinh trùng.
+ Viêm màng bồ đào không do nhiễm trùng: cơ chế dị ứng, liên quan đến
yếu tố miễn dịch
- Phân loại theo tiến triển của bệnh
+ Viêm màng bồ đào cấp tính: khi viêm màng bồ đào < 3 tháng, sau đó ổn
định.
+ Viêm màng bồ đào mạn tính: khi viêm kéo dài > 3 tháng.
- Phân loại theo tổn thương giải phẫu bệnh
+ Viêm màng bồ đào có tổn thương u hạt hoặc không có tổn thương u
hạt.
- Phân loại theo vị trí giải phẫu
( Là cách phân loại cơ bản nhất và đơn giản nhất được nhiều người áp
dụng )
+ Viêm màng bồ đào trước: viêm mống mắt thể mi
+ Viêm màng bồ đào trung gian: viêm vùng Pars-plana
+ Viêm màng bồ đào sau: viêm hắc mạc
+ Viêm màng bồ đào toàn bộ: viêm đồng thời cả mống mắt, thể mi và
hắc mạc.
3. Triệu chứng Viêm mống mắt thể mi:
- Cơ năng : Đỏ mắt, đau mắt, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, rối
loạn thị giác
- Thực thể:
 Mi mắt: thay đổi sắc tố của da (bạch biến) hay các nốt.
 Kết mạc: Cương tụ rìa: cương tụ xung quanh vùng rìa giác mạc, càng
xa vùng rìa cương tụ càng giảm dần.
 Tủa giác mạc: tỏa lan hay khu trú
 Tiền phòng và hậu phòng:
+ Tế bào viêm
+ Tyndall dương tính
+ Sắc tố
+ Máu tiền phòng
+ Mủ tiền phòng
 Mống mắt: các nốt trên bề mặt mống mắt, bờ đồng từ ( nốt koeppe,
nốt Busacca ). Mống mắt bị đẩy phòng lên (dấu hiệu “mống cà chua”)
Có thể có dính mống mắt vào thủy tinh thể, teo mống hay mống mắt
dị sắc.
 Đồng tử co nhỏ, phản ứng chậm
 Góc tiền phòng: có thể bị dính góc hay bè bị bít tắc do các mảnh vụn
của viêm.
 Nhãn áp: thường hạ nhưng đôi khi gây ra glocom thứ phát.
 Dịch kính: tế bào viêm riêng rẽ hay tụ tập trong dịch kính
4. Viêm màng đồ bào trung gian: ( viêm Pars–plana)
- Nhìn mờ: thường là hiện tượng thấy những thể lơ lửng trước
mắt như cảm giác ruồi bay.
- Soi đáy mắt:
 Dịch kính phía dưới có những tổn thương dạng “nắm
tuyết” hoặc tổn thương dạng “đám tuyết” ở vùng Pars-
plana phía dưới.
 Có thể có biểu hiện viêm thành tĩnh mạch võng mạc chu
biên: hiện tượng “lồng bao”.
 Tổn thương vùng hoàng điểm: phù hoàng điểm dạng
nang, là nguyên nhân gây giảm thị lực nhiều trong viêm
màng bô đào trung gian.
5. Viêm hắc mạc:
- Khởi phát điển hình đều từ từ, với giảm thị lực, ruồi bay, ám
điểm.
- Đục dịch kính: dấu hiệu đục nhiều dạng của dịch kính, có thể
thấy dấu hiệu bong dịch kính sau một phần hay toàn bộ.
- Soi đáy mắt có thể thấy viêm hắc mạc thành ổ hay nhiều ổ,
hoặc viêm hắc mạc toả lan đó là những vùng trắng xám hoặc
vàng nhạt bờ thường không rõ, đôi khi có kèm theo xuất huyết
dưới võng mạc.
- Các viêm hắc võng mạc cũ có thể để lại những vùng sẹo tăng
sinh và di thực sắc tố hoặc teo mỏng hắc võng mạc.
6. Cận lâm sàng cận làm:
- X quang ngực
- XN chẩn đoán giang mai, bệnh Sarcoid
- Chụp mạch huỳnh quang, OCT
- Sinh thiết dịch kính
7. Biến chứng của Viêm màng bồ đào:
- Tăng nhãn áp
- Đục thủy tinh thể
- Phù hoàng điểm dạng nang
- Teo nhãn cầu
- Tổ chức hóa dịch kính
- Bong võng mạc
- Biến chứng khác: Màng trước võng mạc, Tân mạch dưới võng
mạc
8. Điều trị Viêm màng bồ đào:
- Điều trị theo nguyên nhân bằng thuốc đặc hiệu
 Kháng sinh chống vi khuẩn, thuốc chống virus, thuốc chống nấm,
thuốc, diệt ký sinh trùng...
- Thuốc làm giãn đồng tử và liệt thể mi
 Atropin 1-4% tra mắt 1-2 lần/ngày, thuốc có tác dụng làm giãn đồng
tử, tách dính mống mắt vào mặt trước thể thuỷ tinh,
- Thuốc chống viêm: Corticoid
 Có thể dùng indomethacin, diclofenac... trong chống chỉ định
Corticoid
- Thuốc ức chế miễn dịch:
 Dùng trong những trường hợp viêm màng bồ đào nặng, kháng
corticoid.
 Bao gồm các thuốc như: cyclophosphamid, clorambuxil, azathioprin,
methotre-xat, cyclosporin....
CHẤN THƯƠNG MẮT:
1. Nguyên tắc khám chấn thương mắt:
- Đo thị lực: là yếu tố rất cần thiết giúp cho việc điều trị
- Khám vận động nhãn cầu.
- Chú ý tình trạng nhắm, mở mắt để xem tình trạng cơ nâng mi,
nhất là những trường hợp có rách mi trên.
- Khám cần chú ý:
 Tình trạng giác mạc.
 Tiền phòng còn sâu, sạch không?
 Đồng tử tròn không? PXAS còn không?
- Tìm kiếm dị vật
- Sờ nắn thành xương để phát hiện dấu hiệu gãy xương hốc mắt.
- Nếu nghi ngờ dị vật nội nhãn cần siêu âm, x quang, …
2. Phân loại chấn thương mắt
- Chấn thương mi mắt
 Tụ máu dưới mi
 Rách da mi
- Chấn thương nhãn cầu
 Chấn thương đụng dập nhãn cầu
+ trầy xước giác mạc
+ xuất huyết tiền phòng
+ Rách chân móng mắt
+ Lệch hoặc bán lệch thể thủy tinh
+ Đục thủy tinh thể do chấn thương
+ Dị vật nội nhãn
 Chấn thương xuyên nhãn cầu
+ Vết thương xuyên giác mạc
+ Vết thương xuyên cũng mạc
 Chấn thương hốc mắt
+ Vỡ sàn hốc mắt
+ Chèn ép ống thị giác: giảm thị lực rất nhiều
+ Đụng dập hốc mắt
3. Xử trí chấn thương mi mắt: Rách da mi
- Kiểm tra, lấy hết dị vật nếu có.
- Rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý.
- Khâu vết thương phải chú ý giải phẫu để đảm bảo sự phục hồi
về mặt chức năng, thẩm mĩ (khâu chỉ nhỏ tránh sẹo xấu, nếu vết
thương bờ tự do góc trong thì cần chú ý lệ quản).
4. Xử trí chấn thương đụng dập nhãn cầu:
- Trầy xước giác mạc:
 Chủ yếu là giữ vệ sinh mắt
 Rửa sạch bằng nước muối sinh lý
 Có thể băng ép
 Kháng sinh tại chỗ đề phòng bội nhiễm.
- Xuất huyết tiền phòng:
 Nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh, nằm cao đầu 30 độ
 Atropin 1%
 Băng ép nếu cần, uống nhiều nước
 Nếu có tăng nhãn áp, phải điều trị hạ áp bằng các thuốc
hạ áp tại chỗ, toàn thân
 Sau 5-7 ngày, lượng máu tiền phòng không giảm, nên
tiến hành phẫu thuật rửa tiền phòng.
- Rách chân mống mắt:
 Nếu rách nhỏ, hẹp dưới 300, không cần điều trị
 Nếu vết rách to, gây song thị thì nên tiến hành phẫu thuật
khâu mống mắt
- Lệch hoặc bán lệch thể thủy tinh:
 Bán lệch: nghỉ ngơi, theo dõi nhãn áp
 Lệch vào tiền phòng: phẫu thuật để tránh biến chứng tăng
nhãn áp và tổn hại nội mô giác mạc.
 Lệch vào buồng dịch kính: không cần can thiệp gấp, theo
dõi các biến chứng do lệch thể thủy tinh gây ra.
- Đục thể thủy tinh do chấn thương: Đặt vấn đề phẫu thuật khi có
thị lực giảm trầm trọng ảnh hưởng đến sinh hoạt
5. Xư trí chấn thương xuyên nhãn cầu:
- Rửa sạch vết thương bằng dung dịch muối đẳng trương
- Đắp gạc ẩm vô trùng trong lúc chờ phẫu thuật
- Khâu giác mạc, đẩy mống phòi, tái tạo tiền phòng (cắt mống
phòi nếu đến trễ hơn 10 giờ hoặc mống phòi bị dập nát )
6. Xử trí chấn thương hốc mắt:
- Vỡ sàn hốc mắt: Phẫu thuật nâng sàn hốc mắt.
- Chèn ép ống thị giác: Corticosteroid liều cao hoặc phẫu thuật
giải áp.
- Đụng dập hốc mắt: Chủ yếu là dùng corticosteroid liều cao.
7. Biện pháp phòng tránh chấn thương mắt:
- Mang kính bảo hộ khi làm việc, sử dụng phương tiện phòng hộ
cá nhân.
- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe trong nhân dân, trong trường
học.
- Xảy ra chấn thương mắt, đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được
cứu chữa kịp thời.
- Huấn luyện nhân viên y tế biết sơ cứu về mắt.

BỎNG MẮT
1. Yếu tố nguy cơ gây bỏng mắt:
- Người lao động không được trang bị bảo hộ lao động tốt.
- Người dân chưa ý thức trong sinh hoạt hàng ngày cũng như
trong lao động sản xuất.
2. Nguyên nhân gây bỏng:
- Do hóa chất: acid, kiềm
- Do nhiệt
- Do các tác nhân khác ( phóng xạ, tia cực tím, laser,..)
3. Đặc tính bỏng do acid:
- Bỏng phá hủy nhanh nhưng hạn chế về chiều sâu.
- Không có xu hướng lan rộng.
- Tổn thương do bỏng acid có thể tiên lượng sớm.
4. Đặc tính bỏng do kiềm:
- Bỏng phá hủy chậm nhưng tiến triển nặng.
- Có xu hướng lan rộng cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
- Không tiên đoán được tổn thương.
5. Xử trí bỏng do hóa chất gồm acid , kiềm:
- Rửa thật nhiều nước, bằng bất kỳ nước sạch nào có sẵn tạo hiện
trường. Sau đó, chuyển đến cơ sở y tế.
- Tại phòng cấp cứu, nên dùng dung dịch muối đẳng trương hoặc
Ringer Lactat để rửa nhãn cầu và kết mạc, đặc biệt là cùng đồ
kết mạc.
- Dùng giấy quỳ để kiểm tra độ pH đến khi pH khoảng 7,3 – 7,7
là ngưng rửa.
- Tra mỡ kháng sinh và băng mắt lại.
6. Điều trị/xử trí bỏng do vôi:
- Đầu tiên là phải lấy hết vôi cục.
- Sau đó mới rửa mắt, nhằm tránh phản ứng tạo nhiệt làm tổn
thương nặng hơn. Dùng dung dịch Glucose 5% rửa mắt là tốt
nhất để biến vôi thành canxi saccharate trung tính.
7. Xử trí bỏng nhiệt:
- Lấy sạch dị vật (nếu có)
- Rửa sạch mắt bằng dung dịch muối đẳng trương.
- Tra mỡ kháng sinh để tránh dính mi mắt.
8. Phân độ bỏng mắt :
Theo R.R.Pfister 1984 có 5 mức độ bỏng mắt.
- Nhẹ
- Trung bình
- Trung bình nặng
- Nặng
- Rất nặng
9. Các biện pháp phòng tránh bỏng mắt:
- Mang kính bảo hộ khi làm việc, sử dụng phương tiện phòng hộ
cá nhân.
- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe trong nhân dân, trong trường
học.
- Xảy ra bỏng mắt, đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cứu
chữa kịp thời.
- Huấn luyện nhân viên y tế biết sơ cứu về mắt.

ĐỀ CUỐI KÌ
Part 1 of 3 - Câu hỏi trắc nghiệm (4.5 point)

Question 1 of 41 0.15 Points


Bệnh đục TTT là nguyên nhân gây mù đứng:
 A. Thứ 1+
 B. Thứ 2
 C. Thứ 3
 D. Thứ 4
Reset Selection

Question 2 of 41 0.15 Points


Tật khúc xạ bao gồm:
 A. Cận thị, viễn thị và lão thị.
 B. Cận thị, loạn thị và lão thị.
 C. Viễn thị, loạn thị và nhược thị.
 D. Cận thị, viễn thị và loạn thị.+
Reset Selection

Question 3 of 41 0.15 Points


Đục TTT do tuổi già thường có dấu hiệu:
 A. Đau nhức mắt. nhìn mờ
 B. Đau nhức mắt, nhìn đèn có quầng xanh đỏ
 C. Nhìn mờ từ từ, không đau nhức+
 D. Nhìn vật biến dạng
Reset Selection

Question 4 of 41 0.15 Points


Lớp không thuộc cấu trúc của giác mạc là
 A. Biểu mô sắc tố +
 B. Màng Bowman
 C. Nhumô 
 D. Màng Descemet
Reset Selection

Question 5 of 41 0.15 Points


Thần kinh điều khiển cơ vòng đồng tử là:
 A. Sợi vận động chủ động đến từ dây III +
 B. Sợi cảm giác đến từ dây V
 C. Sợi giao cảm đến từ hạch giao cảm cổ
 D. Sợi phó giao cảm đến từ dây III
Reset Selection

Question 6 of 41 0.15 Points


Nguyên tắc điều trị viêm loét giác mạc do nhiễm khuẩn không bao gồm
 A. Điều trị nguyên nhân
 B. Nước mắt nhân tạo
 C. Kháng viêm 
 D. Ức chế miễn dịch +
Reset Selection

Question 7 of 41 0.15 Points


Loại đục TTT chiếm tỷ lệ cao nhất là:
 A. Do đái tháo đường+++
 B. Do tuổi già ( kiểm tra lại dùm)
 C. Bẩm sinh
 D. Do chấn thương
Reset Selection

Question 8 of 41 0.15 Points


Triệu chứng nào sau đây không phải là triệu chứng cơ năng của viêm kết mạc
 A. Đỏ măt
 B. Có xuất tiết
 C. Nhìn mờ+++
 D. Ngứa
Reset Selection

Question 9 of 41 0.15 Points


Triệu chứng nào dưới đây không phải của đục TTT:
 A. Lóa mắt
 B. Đỏ mắt+++
 C. Nhìn mờ
 D. Song thị
Reset Selection

Question 10 of 41 0.15 Points


Trước một bệnh nhân đau nhức mắt và đỏ mắt, dấu hiệu nào phù hợp với chẩn
đoán glôcôm cấp:
 A. Cương tụ ngoại vi ( kiểm tra lại dùm)
 B. Đồng tử giãn, mất phản xạ
 C. Nhãn áp 12mmHg
 D. Tiền phòng sâu
Reset Selection

Question 11 of 41 0.15 Points


Chấn thương đụng dập nhãn cầu
 A. Là vết thương xuyên qua bề dày thành nhãn cầu
 B. Có thể xuất huyết tiền phòng+++
 C. Gây phòi tổ chức nội nhãn
 D. Nguy cơ nhiễm khuẩn cao
Reset Selection

Question 12 of 41 0.15 Points


Kết mạc được chia làm mấy phần:
 A. 3 phần+++
 B. 4 phần
 C. 2 phần
 D. 5 phần
Reset Selection

Question 13 of 41 0.15 Points


Đặc điểm của viêm loét giác mạc di virut Herpes
 A. Cảm giác giác mạc giảm hoặc mất+(đúng hơn mấy câu kia)
 B. Corticoid là thuốc điều trị đặc hiệu
 C. Thường phát triển mạn tính
 D. Thường kèm theo mủ tiền phòng+
Reset Selection

Question 14 of 41 0.15 Points


Điều trị glôcôm cấp
 A. Dùng thuốc co đồng tử+
 B. Thuốc giãn đồng tử
 C. Kháng sinh
 D. Dicain
Reset Selection

Question 15 of 41 0.15 Points


Tổn thương mắt do axit
 A. Gây tổn thương tối đa ban đầu+
 B. Gây glocom thứ phát
 C. Viêm màng bồ đào
 D. Tiên lượng nặng hơn bỏng ba-zơ
Reset Selection

Question 16 of 41 0.15 Points


Trước một bệnh nhân đỏ mắt, nhức mắt và thị lực giảm, dấu hiệu nghĩ tới cơn
glôcôm góc đóng:
 A. Giác mạc bắt màu Fluoresceine(+)
 B. Đồng tử co
 C. Chảy nước mắt nhiều
 D. Tăng nhãn áp +++
Reset Selection

Question 17 of 41 0.15 Points


Các hình thái của viêm loét giác mạc do virusbao gồm:
 A. Viêm giác mạc biểu mô
 B. Viêm giác mạc nhu mô
 C. Viêm giác mạc nội mô
 D. Các câu trên đều đúng +
Reset Selection

Question 18 of 41 0.15 Points


Trong tật loạn thị? Chọn câu sai
 A. Ảnh của một đường thẳng là một chữ thập.+
 B. Do các kinh tuyến của giác mạc không cong đều nhau.
 C. Điều chỉnh bằng kính cầu phân kỳ( pv câu A câu ni dễ sai hơn vì cầu pkyf cho
cận)
 D. Điều chỉnh bằng kính trụ.
Reset Selection

Question 19 of 41 0.15 Points


Cấu tạo của giác mạc gồm:
 A. 2 lớp
 B. 3 lớp
 C. 4 lớp
 D. 5 lớp++
Reset Selection

Question 20 of 41 0.15 Points


Tuyến tiết nhầy nào sau đây không nằm trong bờ mi
 A. Tuyến Meibomius
 B. Tuyến Moll
 C. Tuyến lệ phụ++
 D. Tuyến Zeiss
Reset Selection

Question 21 of 41 0.15 Points


Củng mạc được cấu tạo từ:
 A. cơ vân
 B. cơ trơn
 C. collagen
 D. Nhiều lớp băng xơ dày đan chéo nhau rất vững chắc++
Reset Selection

Question 22 of 41 0.15 Points


Trong tật cận thị?
 A. Ảnh của vật rơi trước võng mạc.+
 B. Ảnh của vật rơi đúng võng mạc.
 C. Ảnh của vật rơi sau võng mạc.
 D. Điều chỉnh bằng kính cầu hội tụ.
Reset Selection

Question 23 of 41 0.15 Points


Chiều dài trục nhãn cầu của người trưởng thành là:
 A. 16 - 18 mm
 B. 18 - 20 mm
 C. 20 - 22 mm
 D. 22 - 24 mm+
Reset Selection

Question 24 of 41 0.15 Points


Công suất hội tụ của giác mạc là:
 A. 30dioptries
 B. 45 dioptries+
 C. 55 dioptries
 D. 65 dioptries
Reset Selection

Question 25 of 41 0.15 Points


Chấn thương nhãn cầu
 A. Là vết thương nông ở mi mắt
 B. Có thể gây giảm thị lực trầm trọng+
 C. Là bệnh lý mạn tính
 D. Là vết thương gây đứt lệ quản dưới
Reset Selection

Question 26 of 41 0.15 Points KHÔNG BIẾT


Ngăn ngừa di chứng dính mi cầu do bỏng
 A. Uống nhiều nước
 B. Nhỏ nước muối sinh lý liên tục 
 C. Dùng đũa thủy tinh tách dính
 D. Nhỏ kháng sinh liên tục+
Reset Selection

Question 27 of 41 0.15 Points


Cấu trúc nào sau đây không thuộc về giác mạc:
 A. Biểu mô
 B. Màng bowman
 C. Màng nhầy+
 D. Nội mô
Reset Selection

Question 28 of 41 0.15 Points


Điều trị chắp lẹo không bao gồm:
 A. Chườm ấm
 B. Kháng sinh
 C. Nặn mủ khối chắp lẹo+
 D. Chích chắp lẹo
Reset Selection

Question 29 of 41 0.15 Points


Nguyên nhân gây giảm thị lực gồm:
 A. Viêm màng bồ đào
 B. Viêm giác mạc
 C. Viêm thị thần kinh
 D. Tất cả đều đúng.+
Reset Selection

Question 30 of 41 0.15 Points


Phân loại chấn thương mắt bao gồm
 A. Chấn thương đụng dập nhãn cầu và chấn thương xuyên nhãn cầu+
 B. Chấn thương đụng dập nhãn cầu, chấn thương xuyên nhãn cầu và vỡ nhãn cầu
 C. Chấn thương nhãn cầu và bộ phận bảo vệ nhãn cầu
 D. Tất cả các câu trên
Reset Selection

Part 2 of 3 - Câu trả lời ngắn (2.5 point)

Question 31 of 41 0.25 Points


Nước mắt được tiết ra từ tuyến lệ chính nằm ở góc ………………..của hốc mắt.
trên ngoài

Maximum number of characters (including HTML tags added by text editor):


32,000
Show Rich-Text Editor (and character count)

Question 32 of 41 0.25 Points


Kết mạc có 3 phần: Kết mạc mi, …………………..và kết mạc nhãn cầu
kết mạc cùng đồ

Maximum number of characters (including HTML tags added by text editor):


32,000
Show Rich-Text Editor (and character count)

Question 33 of 41 0.25 Points


Cận thị giả là gì?

Trả lời: Cận thị giả xảy ra khi mắt gia tăng điều tiết hay do co quắp cơ thể mi
thoáng qua, làm tăng công suất khúc xạ của mắt.

Question 34 of 41 0.25 Points


Nhưng nhận định sau đây, nhận định nào đúng nhận định nào sai? Giải thích? -
Viêm kết mạc do lậu cầu được phân loại là viêm kết mạc cấp do vi khuẩn - Viêm
kết mạc dị ứng quanh năm, tác nhân thường gặp là phấn hoa - Điều trị viêm kết
mạc dị ứng theo mùa có thể dùng thuốc ổn định màng dưỡng bào lâu dài.

Trả lời: 
- Viêm kết mạc do lậu cầu được phân loại là viêm kết mạc cấp do vi khuẩn: Đúng.
- Viêm kết mạc dị ứng quanh năm, tác nhân thường gặp là phấn hoa: Sai. Vì tác
nhân thường gặp là bọ nhà.
- Điều trị viêm kết mạc dị ứng theo mùa có thể dùng thuốc ổn định màng dưỡng
bào lâu dài: Sai. Vì điều trị: chống dị ứng, ổn định tương bào và kháng
histamin, có thể dùng kéo dài. (câu ni đúng)

Question 35 of 41 0.25 Points


Điền vào chỗ trống: - Phẫu thuật là phương pháp ………… điều trị bệnh đục TTT.
- Đục TTT là nguyên nhân gây mù ………… ở các nước đang phát triển.

Trả lời: 
 Phẫu thuật là phương pháp duy nhất điều trị bệnh đục TTT.
 Đục TTT là nguyên nhân gây mù hàng đầu ở các nước đang phát triển.
.

Question 36 of 41 0.25 Points


Nhưng nhận định sau đây, nhận định nào đúng nhận định nào sai? Giải thích? -
Chích rạch chắp lẹo nên được tiến hành sớm để tránh lan tỏa. - Chắp thường nổi ở
gần bờ mi và êm ả hơn lẹo. - Lẹo là khối nhiễm trùng cấp tính trên bờ mi, thường
liên quan đến vi khuẩn sinh mủ.
Maximum number of characters (including HTML tags added by text editor):
32,000
Show Rich-Text Editor (and character count)

Chích rạch chắp lẹo nên được tiến hành sớm để tránh lan tỏa là sai.Chích
rạch sẽ được tiến hành nếu khối chắp lẹo không đáp ứng điều trị nội khoa, 
mưng mủ nguy cơ vỡ hoặc khối chắp lẹo quá to.
- Chắp thường nổi ở gần bờ mi và êm ả hơn lẹo là sai. Chắp thường nổi ở xa
bờ mi
- Lẹo là khối nhiễm trùng cấp tính trên bờ mi, thường liên quan đến vi khuẩn
sinh mủ là đúng

Question 37 of 41 0.25 Points


Điền vào chỗ trống: - Trong viêm loét giác mạc do nấm, xuất tiết từ mặt sau ổ loét
kéo đến mặt trước mống mắt gọi là … - Tính chất tái phát là đặc trưng của viêm
loét giác mạc do…
Xuất tiết bắc cầu
Do Herpes Virus

Maximum number of characters (including HTML tags added by text editor):


32,000
Show Rich-Text Editor (and character count)

Question 38 of 41 0.25 Points


Nhận định sau đây, nhận định nào đúng nhận định nào sai? Giải thích? - Phẫu thuật
lấy TTT trong bao hiện nay không còn được sử dụng.

Maximum number of characters (including HTML tags added by text editor):


32,000
Show Rich-Text Editor (and character count)
 Phẫu thuật lấy TTT trong bao hiện nay không còn được sử dụng là sai. . Hiện
nay, phương pháp phẫu thuật này vẫn còn được áp dụng trong những trường
hợp lệch TTT, hệ thống dây treo TTT quá yếu.
Question 39 of 41 0.25 Points
Hãy nêu những thành phần của lớp vỏ nhãn cầu?
3 lớp vỏ: ngoài, giữa, trong
 lớp ngoài: 
+ giác mạc 
+ củng mạc 
 lớp giữa:
 màng mạch: mống mắt, thể mi, hắc mạc
 lớp trong:
 võng mạc

Maximum number of characters (including HTML tags added by text editor):


32,000
Show Rich-Text Editor (and character count)

Question 40 of 41 0.25 Points


Nhưng nhận định sau đây, nhận định nào đúng nhận định nào sai? Giải thích? -
Tổn thương đĩa thị và thị trường không gặp trong glôcôm góc đóng mạn tính -
Điều trị phẫu thuật glôcôm góc mở là cắt mống mắt chu biên - Điều trị glôcôm góc
mở bằng thuốc nếu không ổn định, thì: phẫu thuật.
Trả lời:
 - Điều trị phẫu thuật glôcôm góc mở là cắt mống mắt chu biên sai vì điều trị phẫu
thuật glôcôm góc mở là phẫu thuật lỗ rò còn cắt mống mắt chu biên dùng trong
glôcôm góc đóng
- Điều trị glôcôm góc mở bằng thuốc nếu không ổn định, thì: phẫu thuật. đúng (
Cân nhắc điều trị phẫu thuật nếu thuốc không hiệu quả hoặc nếu thị lực bị suy
giảm trầm trọng. )
- Tổn thương đĩa thị và thị trường không gặp trong glôcôm góc đóng mạn tính sai (
tổn hại đầu thị thần kinh và khuyết thị trường điển hình. )

Maximum number of characters (including HTML tags added by text


editor): 32,000
-
-
-

You might also like