You are on page 1of 6

TỔNG HỢP

Hình ảnh người nhìn bằng mắt bình thường(trái) và mắt bị glocom(phải)

1. GLAUCOMA LÀ GÌ?
- Glaucoma là từ dùng để chỉ một nhóm bệnh có những đặc điểm
chung là tăng nhãn áp quá mức chịu đựng của mắt bình thường,
gây tổn thương thị thần kinh (lõm và teo thị thần kinh), tổn hại thị
trường.
- Là 1 trong những nguyên nhân quan trọng gây mù. Ở các nước
phát triển, glaucoma là nguyên nhân gây mù thứ 2 sau đái tháo
đường.
- Tại Việt Nam, glaucoma cũng là một trong các nguyên nhân gây
mù.

2. PHÂN LOẠI GLAUCOMA:

Glocom góc mở nguyên phát là loại thường gặp nhất, chiếm 70%
các trường hợp. Tuy nhiên, người ta cho rằng 20 – 52% số bệnh
nhân Glocom có nhãn áp trong khoảng bình thường, do đó được
gọi là có Glocom nhãn áp thấp (King, 2013).
3. BIẾN ĐỔI THẦN KINH THỊ TRON BỆNH GLAUCOMA:
- Các sợi trục tế bào hạch đi nông ở trong lớp sợi thần kinh. Các sợi
trục này trở thành mô thần kinh – võng mạc của thị thần kinh.
- Vành thần kinh – võng mạc cũng có mao mạch và mô liên kết nâng
đỡ.
- Trung tâm đĩa thị có 1 vùng khuyết mô gọi là đĩa gai.
- Các sợi trục tế bào bị chết, tương ứng tổn hại vành thần kinh –
võng mạc. Sau đó, kích thước lõm gai tăng.
- Những biến đổi vành thần kinh – võng mạc xuất hiện rõ nhất ở bó
sợi thần kinh phía trên và phía dưới, một phần là do cấu trúc giải
phẫu.
4. CÁC TRIỆU CHỨNG BỆNH GLAUCOMA:
Các triệu chứng của glaucoma góc mở:
 Giảm thị lực từ từ (đặc biệt là khi vào nơi thiếu sáng), khó phát
hiện
 Nhức đầu, nặng mắt khi làm việc nặng
 Nhức mắt, đỏ mắt nhẹ
 Nhìn mờ như sương mù, thấy quầng xanh đỏ khi nhìn đèn
Triệu chứng bệnh glaucoma góc đóng mãn tính:
 khá giống triệu chứng của góc mở, không có triệu chứng rõ ràng
 Giai đoạn nặng Giảm thị lực, thu hẹp thị trường
Triệu chứng bệnh glaucoma góc đóng cấp tính:
 Nhức mắt, nhức đầu, kèm buồn nôn và nôn
 Mờ mắt đột ngột, nhìn thấy quầng xanh đỏ
 Mắt đỏ
 Nhức 1/2 đầu cùng bên mắt đau
Các loại glaucoma khác không có triệu chứng cơ năng điển hình rõ ràng
hoặc khá giống các lại triệu chứng trên
5. ẢNH HƯỞNG ĐẾN MẮT TRONG GLAUCOMA:
5.1 GLAUCOMA GÓC ĐÓNG: dễ phát hiện
- Nhãn áp cao, có thể trên 35mmHg → phù giác mạc, giác mạc
mờ, mất bóng, thị lực giảm
- Có thể có phù gai thị
- Đồng tử giãn, méo và mất phản xạ ánh sáng do dính góc và liệt
cơ co đồng tử vì tăng nhãn áp
5.2 GLAUCOMA GÓC MỞ: triệu chứng âm thầm, tiến triển chậm
- Nhãn áp dao động có thể tăng từng lúc
- Tổn hại gai thị: lõm teo gia, mạch máu dạt về phía mũi. Tỷ lệ
C/D >=4/10 (bình thường C/D <=3/10)

- Tổn thương gai thị và thị trường giai đoạn sớm: mất một phần thị
trường phía mũi kèm theo ám điểm hình vòng ở phía trên

- Tổn thương gai thị và thị trường giai đoạn muộn: mất thị trường
phía mũi kèm theo ám điểm hình vòng ở phía trên và dưới
- Tổn thương gai thị và thị trường giai đoạn cuối: thị trường hoàn
toàn thu hẹp, lõm teo gai toàn bộ
5.3 GLAUCOMA BẨM SINH:
- Nhẫn cầu to, giác mạc to: đường kính ngang > 12mm
- Giác mạc mờ đục do ngấm nước
- Nhãn áp thường không cao nhiều như ở người lớn do củng mạc
giãn
5.4 GLAUCOMA TUYỆT ĐỐI
- Mắt mù tịt, căng cứng, đau nhức
6. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ GLAUCOMA:
Tùy vào tình trạng bệnh mà có phương pháp điều trị thích hợp. Hiện nay có 3 cách
điều trị glocom:
- Hỗ trợ điều trị bằng thuốc: áp dụng cho người bị glocom góc mở. Có nhiều
nhóm thuốc điều trị khác nhau nhưng ở giai đoạn nhẹ bệnh nhân có thể được chỉ
định dung thuốc nhỏ mắt.
- Điều trị bằng Laser: áp dụng cho người bị glocom góc đóng nếu phát hiện bệnh
ở giai đoạn đầu. Mục đích nhằm làm giảm áp lực trong mắt người bệnh
- Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật thông thường: áp dụng cho bệnh nhân
đang trong giai đoạn nặng của bệnh

You might also like