You are on page 1of 4

Rối loạn thị giác do thuốc

Triệu chứng - Biểu hiện lâm sàng


Các dấu hiệu và triệu chứng rối loạn thị giác do thuốc phần lớn phụ thuộc vào thời gian,
xảy ra sau quá trình điều trị này.
Nguyên tắc điều trị: khởi đầu là sử dụng thuốc khi xuất hiện các triệu chứng liên quan
đến rối loạn thị giác.
Bảng 14-3: Các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến rối loạn thị giác do thuốc gây ra

Dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến rối loạn thị giác do thuốc
 Viêm bờ mi
 Mù lòa
 Nhìn mờ
 Đục thủy tinh thể
 Thay đổi màu sắc khi nhìn
 Viêm kết mạc
 Giảm thị lực (co đồng tử hoặc giãn đồng tử)
 Chứng song thị
 Glaucoma
 Quầng sáng xung quanh đèn
 Ảo giác
 Mờ thị lực
 Tăng áp lực nội nhãn
 Bệnh giác mạc
 Quáng gà
 Viêm dây thần kinh thị giác
 Chứng sợ ánh sáng
 Bệnh giả u não
 Viêm màng cứng mắt
 Hiệu ứng tầm nhìn ống
 Chóng mặt
 Co thắt vùng trường thị giác

Sau đây là một vài trường hợp sử dụng thuốc gây ra các triệu chứng, biểu hiện lâm sàng
liên quan đến rối loạn thị giác:
Việc sử dụng corticosteroid tại chỗ gây tăng áp lực nội nhãn, tăng nhãn áp tối đa xảy ra
trong vòng 4 tuần, do đó, nên đo áp lực nội nhãn một hoặc hai lần trong khoảng thời gian
trên. [1]
Quinolones có thể gây tăng sắc tố ở mí mắt [2]

5-fluorouracil thuộc nhóm thuốc chống ung thư liên quan đến viêm bờ mi và viêm kết
mạc [2]

Các loại thuốc có cấu trúc sulfonamid có thể gây sưng thể mi dẫn đến phát triển bệnh
glaucoma góc đóng. [2]
Các chất làm giãn đồng tử (adrenergic, kháng cholinergic) có thể gây mờ mắt hoặc
glaucoma góc đóng nguyên phát ở bệnh nhân có góc tiền phòng hẹp như sưng mắt, đục
giác mạc và đau dữ dội.
Docetaxel và paclitaxel cũng có liên quan đến sự phát triển của bệnh glaucoma góc mở.
Không giống như bệnh tăng nhãn áp góc đóng, tăng nhãn áp mắt và tăng nhãn áp góc mở
là những bệnh thầm lặng, thường không có triệu chứng đến khi dây thần kinh thị giác bị
tổn thương đáng kể, dẫn đến giảm trường thị giác. [3] , [4]
Corticosteroid, allopurinol, phenothiazines và busulfan đã được báo cáo gây đục thủy tinh
thể. Các triệu chứng của đục thủy tinh thể bao gồm giảm độ rõ nét của thị giác và giảm
khả năng nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc bóng tối. [5]
Amiodarone liên quan đến lắng đọng thủy tinh thể và bệnh lý giác mạc do thay đổi giác
mạc liên quan đến chứng rối loạn dự trữ lipid do thuốc gây ra. Các triệu chứng của bệnh
lý giác mạc bao gồm chói và chứng sợ ánh sáng. [6]

Thời gian một số thuốc gây tác dụng phụ trên mắt đã được báo cáo do đó nên cho bệnh
nhân làm xét nghiệm để chẩn đoán.
Bảng 14-3: Các điều kiện cần xem xét trong chẩn đoán phân biệt rối loạn thị giác do
thuốc

Các điều kiện cần xem xét trong chẩn đoán phân biệt rối loạn thị giác do thuốc
 Đột quỵ
 Chấn thương
 Mất nước
 Bệnh não
 Tiếp xúc với độc tố môi trường
 Ngộ độc thuốc
 Bệnh tăng nhãn áp (glaucoma)
 Chấn thương đầu
 Tăng huyết áp
 Tổn thương/nhồi máu nội sọ
 Thoái hóa điểm vàng
 Đau nửa đầu
 Rối loạn chuyển hóa (ví dụ đái tháo đường, bệnh Wilson)
 U, khối u
 Bệnh tâm thần
 Bệnh bong võng mạc
 Động kinh
 Bong thủy tinh thể (pha lê thể)

Tài liệu tham khảo:


Tisdale_Miller_ Drug-induced diseases_Section II-V.pdf (Chapter 14)
1. Tripathi R.C., Parapuram S.K., Tripathi B.J. và cộng sự. (1999). Corticosteroids and
glaucoma risk. Drugs Aging, 15(6), 439–450.
2. Li J., Tripathi R.C., và Tripathi B.J. (2008). Drug-induced ocular disorders. Drug Saf,
31(2), 127–141.
3. Armaly M.F. (1965). STATISTICAL ATTRIBUTES OF THE STEROID
HYPERTENSIVE RESPONSE IN THE CLINICALLY NORMAL EYE. I. THE
DEMONSTRATION OF THREE LEVELS OF RESPONSE. Invest Ophthalmol, 4,
187–197.
4. Becker B. và Ballin N. (1965). Glaucoma and corticosteroid provocative testing. Arch
Ophthalmol, 74(5), 621–624.
5. Koneru P.B., Lien E.J., và Koda R.T. (1986). Oculotoxicities of systemically
administered drugs. J Ocul Pharmacol, 2(4), 385–404.
6. D’Amico D.J., Kenyon K.R., và Ruskin J.N. (1981). Amiodarone keratopathy: drug-
induced lipid storage disease. Arch Ophthalmol, 99(2), 257–261.

You might also like