You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

KHOA DƯỢC
LIÊN BỘ MÔN DƯỢC LÝ – DƯỢC LÂM SÀNG

BÁO CÁO
THEO DÕI NỒNG ĐỘ THUỐC TRONG
TRỊ LIỆU CỦA DIGOXIN
MÔN: DƯỢC ĐỘNG HỌC

NHÓM 4:
STT HỌ VÀ TÊN MSSV
1 Lê Quang Linh 1953030029
2 Nguyễn Thanh Ngân 1953030038
3 Nguyễn Hoàng Tân 1953030059
4 Nguyễn Minh Tiến 1953030074
5 Ngô Thanh Toàn 1953030075
6 Võ Thị Ngọc Trinh 1953030080
7 Võ Kim Tuyền 1953030083
8 Trần Khánh Duy 1953030093
9 Đỗ Kim Ngân 1953030099
10 Lê Kim Thắm 1953030100

Năm 2020-2021
MỤC LỤC
I. THÔNG TIN CHUNG............................Error! Bookmark not defined.
1. Giới thiệu........................................Error! Bookmark not defined.
2. Phân loại.........................................Error! Bookmark not defined.
3. Tác dụng dược lý..............................................................................2
II. DƯỢC ĐỘNG HỌC............................................................................3
1. Pha hấp thu.......................................................................................3
2. Pha phân bố......................................................................................3
3. Pha chuyển hóa.................................................................................3
4. Pha thải trừ.......................................................................................3
III. MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN..............................................4
1. Chỉ định............................................................................................4
2. Chống chỉ định.................................................................................4
3. ADR.................................................................................................4
4. Tương tác.........................................................................................5
5. Tương kỵ..........................................................................................5
6. Liều dùng và cách dùng...................................................................5
6.1 Liều dùng.................................................................................6
6.1.1. Điều trị suy tim, người lớn............................................6
6.1.2. Điều trị rung nhĩ hoặc cuồng động nhĩ, người lớn........6
6.1.3. Liều cho trẻ em..............................................................6
6.1.4. Người cao tuổi...............................................................6
6.1.5. Chú ý..............................................................................7
6.2 Cách dùng................................................................................7
7. Tác dụng phụ và độc tính.................................................................7
7.1 Tác dụng phụ............................................................................7
7.2 Độc tính....................................................................................7
IV. THIẾT LẬP CÁC BƯỚC THEO DÕI NỒNG ĐỘ........................8
DIGOXIN
I. THÔNG TIN CHUNG:
1. Giới thiệu:
- Tên chung quốc tế: Digoxin.

- Mã ATC: C01A A05

- Loại thuốc: Thuốc chống loạn nhịp, glycosid trợ


tim.

- Nguồn gốc: Được chiết xuất từ lá cây Digitalis


Lanata. Năm 1775, William Withering phát hiện lá
cây Digitalis Lanata có thể làm giảm phù nề. Năm
1799, John Ferriar chứng tỏ tác động có lợi chủ yếu là
tại tim.

- Dạng thuốc và hàm lượng:

 Thuốc uống: Nang chứa dịch lỏng: 50 microgam, 100 microgam, 200
microgam.
 Cồn ngọt: 50 microgam/ml (60 ml).
 Viên nén: 125 microgam, 250 microgam, 500 microgam.
 Thuốc tiêm: 100 microgam/ml (1 ml), 250 microgam/ ml (2 ml).

2. Phân loại:

- Thuộc nhóm Glycoside tim

- Inotrope (+): tăng sức co bóp của tim

- Chronotrope (-): giảm nhịp tim

- Ức chế xung thần kinh giao cảm


1
- Tác dụng trên hệ thần kinh thể dịch
 ↓ Norepinephrine huyết tương
 ↓ Hoạt tính hệ RAA
 ↑ Trương lực phó giao cảm
3. Tác dụng dược lý:
- Tác dụng chủ yếu trên tim: Digoxin là glycosid trợ tim, thu được từ lá
Digitalis lanata. Digoxin tác dụng bằng cách làm tăng lực co cơ tim, tác dụng co
sợi cơ dương tính. Như vậy, làm giảm tần số mạch ở người suy tim vì tăng lực
co cơ tim đã cải thiện được tuần hoàn. Digitalis còn có tác dụng làm giảm điều
nhịp trực tiếp (tác dụng trực tiếp trên tần số tim) và làm giảm tần số tim thông
qua kích thích thần kinh đối giao cảm (kích thích dây thần kinh phế – vị). Ngoài
ra, digoxin còn làm chậm sự dẫn truyền trong nút nhĩ – thất.
- Trên thận: thuốc ức chế Na+ - K+ ATPase ở màng tế bào ống thận, tăng thải
muối và nước gây lợi niệu và do thuốc làm tăng cung lượng tim nên máu qua
thận tăng, tăng sức lọc cầu thận cùng gây lợi niệu.
- Trên cơ trơn: Digoxin liều cao làm tăng co bóp cơ trơn dạ dày, ruột nên có thể
gây nôn, đi phân lỏng. Co thắt khí, phế quản, tử cung (có thể gây sảy thai).
- Trên hệ thần kinh trung ương: kích thích trung tâm nôn ở não thất tư.
- Tác dụng dược lý kéo dài 3-4 ngày sau khi ngưng thuốc vì đã ngấm digitan

II. DƯỢC ĐỘNG HỌC:


1. Pha hấp thu:

2
- Qua đường tiêu hóa nhờ khuếch tán thụ động.
- Viên nén hoặc cồn ngọt hấp thu khoảng 60-85% liều, viên nang hấp thu
khoảng 90-100%, chủ yếu ở ruột non.
- Sinh khả dụng khoảng 75%.
- Khi tiêm thuốc bệnh nhân, tác dụng bắt đầu sau 10 phút và kéo dài trong 2-4
giờ.
- Khi cho bệnh nhân uống thuốc, tác dụng bắt đầu sau 30 phút-1 giờ và kéo dài
trong 5-7 giờ.
- Nồng độ thuốc trong máu người lớn thường là 1,5-2,6 nanomol/lít, xác định
bằng xét nghiệm Digonxin trong máu.
2. Pha phân bố:
- Thuốc được phân bố vào nhiều mô khác nhau.
- Thuốc vào được nhau thai và sữa mẹ.
- Thuốc gắn ít với protein huyết tương (20%-30%)

3. Pha chuyển hóa:


- Chuyển hóa ở gan khoảng 5-10%, tạo thành những chất ít hoặc không có hoạt
tính.
- Con đường chuyển hóa chính là thủy phân mất dần phần đường, giải phóng
Genin. Genin giải phóng được hydroxyl hóa tại microsom gan, liên hợp với
acid glucuronic và sulfuric.

3
4. Pha thải trừ:
- Con đường thải trừ chính là thải trừ digoxin qua thận, được bài tiết cùng với
nước tiểu.
- Ở những bệnh nhân truyền tĩnh mạch Digoxin thì 50%-70% Digoxin được bài
tiết cùng với nước tiểu ở dạng còn hoạt tính.
- Khoảng 25 đến 28% digoxin được thải trừ qua các con đường phi thượng thận.
- Sự bài tiết qua mật có thể tăng lên đến 30% liều lượng nhất định, nhưng qua
mật có thể tái hấp thu theo chu kỳ gan ruột.

III. MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN:


1. Chỉ định:
Digoxin được sử dụng cho bệnh nhân:
 Suy tim.
 Rung nhĩ.
 Cuồng động nhĩ
 nhịp nhanh trên thất

2. Chống chỉ định:


Cần phải thận trọng khi kê đơn digoxin, đặc biệt ở những người bị rối loạn
chức năng thận, những người có thể được phân loại là ốm yếu hoặc có các
bệnh đi kèm khác:
 Block tim hoàn toàn từng cơn, Block nhĩ - thất độ hai;
 Loạn nhịp trên thất gây ra bởi hội chứng Wolff - Parkinson – White
 Bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn (trừ khi có đồng thời rung nhĩ và suy tim,
nhưng phải thận trọng). Phải thận trọng cao độ bằng giám sát điện tâm
đồ (ÐTÐ) nếu người bệnh có nguy cơ cao tai biến tim phải điều trị.
 Hội chứng nhịp nhanh nhịp chậm
 Hội chứng tăng cảm xoang cảnh.

4
3. ADR:
5 - 30% người bệnh dùng digoxin có ADR. Những ADR này do quá liều hoặc
do kết quả của mất cân bằng điện giải ở người bệnh. Nồng độ thay đổi của kali,
calci và magnesi trong máu làm thay đổi tính nhạy cảm với ADR ở người bệnh;
thay đổi cân bằng acid/base cũng có thể làm tăng nguy cơ ADR.
Hệ cơ quan Triệu chứng
Toàn thân Biếng ăn, mệt mỏi, nhức đầu.
Thường gặp
Tuần hoàn Rối loạn dẫn truyền, loạn nhịp tim.
ADR>1/100
Tiêu hóa Chán ăn, buồn nôn, nôn
Nhịp tim chậm xoang, blốc nhĩ - thất, blốc
xoang nhĩ, ngoại tâm thu nhĩ hoặc nút, loạn
Tim mạch
nhịp thất, nhịp đôi, nhịp ba, nhịp nhanh nhĩ
với blốc nhĩ - thất.
Hệ thần kinh Ngủ lơ mơ, nhức đầu, mệt mỏi, ngủ lịm,
trung ương chóng mặt, mất phương hướng.
Ít gặp Nội tiết và
Tăng kali huyết với ngộ độc cấp
1/1000 chuyển hóa
< ADR < 1/100 Không dung nạp thức ăn, đau bụng, ỉa
Tiêu hóa
chảy.
Thần kinh -
Ðau dây thần kinh.
cơ và xương
Nhìn mờ, vòng sáng, nhìn vàng hoặc xanh
Mắt lá cây, nhìn đôi, sợ ánh sáng, ánh sáng lóe
lên.

4. Tương tác:
- Tăng nồng độ hấp thu Digoxin ( có khả năng gây nên nguy cơ ngộ độc)
 Thuốc lợi tiểu : Furosemid, hydroclorothiazid
 Thuốc cường giao cảm : Dopamin, Adrenalin
 Thuốc chống trầm cảm ức chế tái thu hồi Serotonin: Flouxetin,
Paroxetin
 Các chất đối kháng Receptor Vasopressin: Conivaptan Hoặc các
nhóm kháng sinh: Tetracyclin, Quinin.
- Giảm nồng độ hấp thu Digoxin ( có khả năng giảm hoặc làm mất tác dụng
điều trị của Digoxin)
- Thuốc tăng nhu động ruột: Metoclopramid, Sucralfat., Hoặc các nhóm kháng
sinh: Rifamycin.

5. Tương kỵ:

5
- Thuốc tiêm digoxin tương hợp với phần lớn các dịch truyền tĩnh mạch.
- Trước khi tiêm tĩnh mạch, phải pha loãng thuốc tiêm digoxin với thể tích ít
nhất gấp 4 lần bằng nước cất vô khuẩn để tiêm, dịch truyền dextrose 5%, hoặc
dịch truyền natri clorid 0,9%; nếu thể tích dịch pha loãng ít, dưới 4 lần, có thể
gây tủa digoxin.
6. Liều dùng và cách dùng:
6.1 Liều dùng:
- Digoxin có phạm vi điều trị hẹp, liều phải điều chỉnh theo nhu cầu và đáp ứng
của từng bệnh nhân, theo tình trạng tim mạch, chức năng thận, tuổi, trọng
lượng, bệnh mắc kèm, thuốc dùng đồng thời và nồng độ digoxin trong huyết
thanh.
- Phải chú ý đến sự khác biệt về sinh khả dụng khi chuyển đổi giữa thuốc tiêm
và uống; khi chuyển từ dạng bào chế này sang dạng bào chế khác của cùng
đường uống; khi chuyển từ uống sang tiêm tĩnh mạch, liều digoxin phải giảm
khoảng 20 - 25%; khi chuyển từ viên nén hoặc cồn ngọt sang viên nang, liều
digoxin phải giảm khoảng 20%.

6.1.1. Điều trị suy tim, người lớn


Liều tấn công:
- Uống: Tổng liều tấn công 0,75 - 1,5 mg digoxin; liều đầu tiên bằng 1/2
tổng liều tấn công, sau đó cho 1/4 tổng liều tấn công mỗi lần trong hai
lần sau, cách nhau 6 - 8 giờ.
- Tiêm tĩnh mạch: Tổng liều tấn công 0,5 - 1 mg; cách cho như trên.

Liều duy trì: Uống 0,125 - 0,5 mg/ngày; liều duy trì thông thường 125 - 250
microgam/ngày, có thể dao động từ 62,5 - 500 microgam/ngày.
Đối với suy tim nhẹ không cần thiết phải dùng liều tấn công, có thể dùng
liều 250 microgam/ngày uống 1 hoặc 2 lần.

6.1.2. Điều trị rung nhĩ hoặc cuồng động nhĩ, người lớn
- Để đạt nhanh nồng độ digoxin thích hợp, uống 0,75 - 1,5 mg trong 24 giờ,
chia thành liều nhỏ; liều duy trì 125-250 microgam/ngày.
- Liều tấn công trong cấp cứu (truyền tĩnh mạch nhưng ít khi cần thiết): 0,75 -
1,00 mg trong ít nhất 2 giờ, sau đó dùng liều duy trì đường uống ngày sau.

6.1.3. Liều cho trẻ em:


- Sơ sinh – 2 tuổi: đường uống 45 microgam/kg thể trọng chia 3 lần/ngày. Sau
đó dùng liều 10microgam/kg chia 2 lần/ngày.
6
- Tiêm tĩnh mạch ( ít dùng): 35 microgam/kg chia 3 lần/24 giờ; sau đó dùng 10
microgam chia 2 lần/ngày.
- 5-10 tuổi: liều uống 25 microgam/kg trong chia 3 lần/24 giờ; sau đó liều duy
trì 6 microgam/ngày chia 2 lần.

6.1.4. Người cao tuổi:


- Phải giảm liều, đặc biệt người có bệnh động mạch vành;
- tuổi từ 70 trở lên, liều duy trì thường bắt đầu 125 microgam ngày 1 lần.

6.1.5. Chú ý:
- Cần dùng điện tâm đồ để đánh giá hiệu quả, đo nồng độ thuốc trước khi dùng
liều tiếp theo, đánh giá chức năng thận bệnh nhân.
- Suy gan: không cần hiệu chỉ liều vì thuốc đào thải chủ yếu qua thận (95%).
- Suy thận: Clcr 10 - 50 ml/phút: 25 - 75% liều hoặc cách 36 giờ/liều; Clcr < 10
ml/phút: 10 - 20% liều hoặc cách 48 giờ/liều; giảm liều tấn công khoảng 50%.
6.2 Cách dùng:
- Uống ngày 1 lần, trẻ dưới 10 tuổi ưu tiên chia nhỏ liều.
- Chỉ tiêm khi không uống được hoặc cần tác dụng nhanh. Chuyển sang uống
ngay khi có thể, bằng cách pha thuốc tiêm với thể tích gấp 4 lần hoặc hơn với
nước cất, hoặc dd dextrose 5% hoặc NaCl 0,9%.
- Không tiêm bắp dễ gây kích ứng tại chỗ.
- Tiêm tĩnh mạch chậm, ít nhất là 5 phút.
- Tiêm xong, không tráng bơm tiêm với dịch truyền.

7. Tác dụng phụ và độc tính:


7.1 Tác dụng phụ:
- Một số tác dụng phụ phổ biến như:
 Phát ban
 Đau đầu
 Gynecomastia ( chứng vú to ở nam giới).
 Suy nhược
- Tăng kali máu, mất cân bằng điện giải tăng calci nội bào .
- Buồn nôn, nôn, chán ăn, mệt mỏi.
- Về thị lực bị thay đổi màu sắc, bệnh nhân thấy mờ hoặc rối loạn ánh sáng, ảo
giác.
- Rối loạn trương lực cơ.
7.2 Độc tính:

7
- Loạn nhịp tim
- Tâm thất bị suy yếu dễ bị loạn nhịp nhanh thất, ngoại tâm thu.
- Nồng độ digoxin cao bất thường kích thích hoạt động tâm nhĩ, do đó nhịp
nhanh nhĩ ở bệnh nhân đang dùng digoxin gợi ý độc tính của thuốc. Những
cơn nhịp nhanh nhĩ này dai dẳng và giải quyết khi giảm nồng độ digoxin
trong huyết thanh
IV. THIẾT LẬP CÁC BƯỚC THEO DÕI NỒNG ĐỘ:
Các bước theo dõi nồng độ của Digoxin:
- Bước 1: Thu thập dữ liệu cần thiết về bệnh nhân.
- Bước 2: Lựa chọn điều trị.
- Bước 3: Theo dõi các thông số.
- Bước 4: Theo dõi tiến triển bệnh nhân, ADR và tương tác thuốc.
- Bước 5: Hiệu chỉnh liều điều trị.
Bước 1: Thu thập dữ liệu cần thiết về bệnh nhân:
- Họ và tên: Đỗ Bách Khoa
- Tuổi: 67 tuổi; Giới tính: Nam.
- Cân nặng: 60 kg; Chiều cao 1m64.
- Lý do nhập viện: khó thở khi làm việc nhẹ.
- Mạch: 90 lần/ phút; HA: 130/80 mmHg.
- Kết quả ECG: Gợi ý suy tim nhẹ.
- Tiền sử bệnh: Tăng huyết áp vô căn (nguyên phát).
- Thuốc đang dùng: Telmisartan 40 mg x 01 viên/ ngày (buổi sáng).
- Nhập viện lần đầu với chẩn đoán:
Suy tim ứ huyết trên nền tăng huyết
áp.
- Các xét nghiệm cận lâm sàng để
đánh giá chức năng gan thận cho
thấy bệnh nhân có dấu hiệu suy
thận.

8
=> Bệnh nhân thuộc diện có yếu tố nguy cơ bị ngộ độc khi dùng Digoxin nên
phải tiến hành theo dõi.
Bước 2: Lựa chọn điều trị:
- Creatinin máu trước khi dùng thuốc: 1.2 mg/dL
- Độ thanh thải Creatinin tính theo công thức Cockroft – Gault:
Clcr (nam) = ( ( 140-67 ) * 60 ) / ( 72 * 1.2) = 50,69 (ml/phút)
→ Clcr trong khoảng 30-80 mL/phút nên chọn liều Digoxin 0,125 mg dùng 1
lần/ngày.
- Thuốc đang dùng: Telmisartan 40mg x 01viên/ngày (buổi sáng).
*Các nghiên cứu cho thấy: Telmisartan dùng đồng thời với Digoxin làm tăng
khoảng 50% nồng độ đỉnh của Digoxin và tăng khoảng 20% nồng độ tối thiểu,
có thể gây ngộ độc.
→ Điều chỉnh liều Digoxin dùng 0.25 mg x 1/4 viên/ngày (buổi sáng).
Bước 3: Theo dõi các thông số:
-Đo các thông số: mạch, huyết áp, ECG, Creatinin huyết thanh (SrCr) khi bắt
đầu điều trị, tiến hành đo hằng ngày do bệnh nhân có dấu hiệu suy thận.
- Nồng độ Digoxin:
+ Trạng thái ổn định đạt được sau 4-5 lần T1/2.
+ Lấy mẫu thích hợp khi có sự cân bằng giữa nồng độ digoxin trong huyết
thanh và tại cơ tim.
+ Mẫu máu của bệnh nhân được lấy ở tĩnh mạch tay sau khi uống liều thứ
07 từ 12 đến 24 giờ.
+ Lưu ý: tập thể dục hằng ngày có thể làm giảm lượng Digoxin trong huyết
thanh, do đó bệnh nhân cần được lấy máu trong tình trạng nghỉ ngơi,
không vận động.
+ Khi thay đổi liều duy trì: lấy mẫu cách 07-14 ngày sau khi đổi liều ở bệnh
nhân suy thận giai đoạn cuối , có thể cần 15-20 ngày để đạt đến trạng thái
ổn định .
- Nồng độ Digoxin huyết thanh được khuyến cáo là 0,6 - 2,0 ng/ml.
- Khoảng trị liệu là 0.5- 2 (mg/L) đối với bệnh nhân suy tim, theo khuyến cáo
không cần sử dụng liều nạp đối với bệnh nhân suy tim nhẹ.

9
Bước 4 : Theo dõi tiến triển bệnh nhân , ADR và tương tác thuốc:
Tiến hành song song với Bước 2
- Tiến triển bệnh nhân: theo dõi thấy các chỉ số ổn định:
+ Mạch: 79 lần/phút; HA: 130/80 mmHg
+ Creatinin máu: 1.3mg/dL
+ Độ thanh thải Creatinin tính theo công thức Cockroft – Gault:
Clcr (nam) = ((140-67) * 60) / (72 * 1.3) = 46,79 (ml/phút)
+ Nồng độ Digoxin trong máu: 0.78 ng/mL
=> Nồng độ Digoxin nằm trong khoảng 0,6 - 2,0 ng/ml, đạt ngưỡng trị liệu và
không gây độc tính.
- Theo dõi ADR: thường do dùng quá liều:
+ Ngoài tim: Chán ăn, buồn nôn, nôn, đau thượng vị; rối loạn thị giác; mệt
mỏi, suy nhược; các triệu chứng tâm thần; tăng kali huyết và ngộ độc cấp.
+ Tim mạch: nhịp tim chậm xoang, block nhĩ thất, block xoang nhĩ, ngoại
tâm thu nhĩ hoặc thất, loạn nhịp thất, nhịp đôi, nhịp ba, nhịp nhanh nhĩ với
block nhĩ thất.
- Xử trí:
+ Ngừng Digoxin nếu xuất hiện các triệu chứng không nghiêm trọng: có
thể dùng than hoạt để hấp phụ Digoxin; nếu giảm Kali máu thì tiến hành bù
Kali.
+ Khi quá liều đe doạ tính mạng, tiêm tĩnh mạch thuốc giải độc Fab miễn
dịch kháng Digoxin. Một lọ 40 mg Fab miễn dịch với Digoxin có thể gắn
kết khoảng 0,6 mg Digoxin.
- Tương tác thuốc:
+ Những thuốc sau đây gây nhiều tương tác nên cần phải hiệu chỉnh liều:
Amiodaron (tương tác gây tăng nồng độ digoxin huyết lên gấp đôi),
Ciclosporin, Indomethacin, Calci, Quinin, Quinidin, Cholestyramin, thuốc
lợi tiểu quai, Propafenon, Spironolacton, thuốc lợi tiểu thiazid, thuốc lợi
tiểu giống thiazid hormon tuyến giáp, Verapamil.

10
+ Telmisartan: dùng đồng thời làm tăng khoảng 50% nồng độ đỉnh của
Digoxin và tăng khoảng 20% nồng độ tối thiểu, có thể gây ngộ độc.
Bước 5 : Hiệu chỉnh liều điều trị:
Theo dõi nồng độ Digoxin trong máu thấy nồng độ thuốc nằm trong khoảng trị
liệu. Bệnh nhân đáp ứng điều trị, có tiến triển tốt, không thấy xuất hiện các tác
dụng không mong muốn nên không cần hiệu chỉnh lại liều. Tuy nhiên, vẫn tiếp
tục theo dõi các thông số như mạch, HA, ECG, đánh giá chức năng thận để phát
hiện và xử trí kịp thời những tình huống bất thường.

*TÀI LIỆU THAM KHẢO:


Tiếng Việt
1. Bộ Y tế (2018), Dược thư Quốc gia Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.
2. Dược thư Quốc gia Việt Nam.
3. HealCenter, https://www.healcentral.org/digoxin/

Tiếng Anh
1. David, M., & Shetty, M. (2021). Digoxin. In StatPearls. StatPearls
Publishing.
2. Lee G, Hendriks J. Digoxin (2017), “ Don't dismiss it just yet”, Eur J
Cardiovasc Nurs. 2017 Aug, 16(6):464-465.

11

You might also like