You are on page 1of 13

Phần I.

Nội tiết
A. Hạ đường huyết
1/ Tiêu chí chuẩn đoán hạ đường huyết?
- Bệnh nhân có triệu chứng của hạ đường huyết
- đường huyết của bệnh nhân thấp < 70 mg%
- Các triệu chứng hạ đường huyết cải thiện sau khi được bù đường.
2/ Xử trí và theo dõi hạ đường huyết nặng?
Xử trí:
+ Tiêm tĩnh mạch glucose 20-30% (khoảng 10 -15g glucose), có thể tiêm nhắc
lại nếu bệnh nhân chưa tỉnh. Theo dõi đường huyết mỗi 15 – 30 phút cho đến
khi bệnh nhân tỉnh. Sau đó duy trì đường huyết >5,5 mmol/l bằng truyền
glucose cho đến khi bệnh nhân tỉnh táo và ăn uống được.
+ Nếu có glucagon và không lấy được tĩnh mạch có thể tiêm bắp 1 ống
Glucagon 1mg. Tiêm nhắc lại sau 10 phút nếu không có kết quả.
Theo dõi
– Trường hợp bệnh nhân tỉnh có thể duy trì qua đường uống.
– Trong trường hợp hạ đường huyết kéo dài có thể duy trì glucose 10% để tránh
hạ đường huyết tái phát.
– Cần theo dõi chặt chẽ đường huyết (4 giờ /lần), phòng ngừa hạ đường huyết
tái phát.
– Xử lý nguyên nhân:
B.Đái tháo đường
1/ Đối tượng có yếu tố nguy cơ để sàng lọc bệnh đái tháo đường típ 2
 Tuổi trên 45.
 BMI trên 23.
 Huyết áp tâm thu ≥ 140 và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 85 mmHg.
 Trong gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường ở thế hệ cận kề (bố, mẹ,
anh, chị em ruột, con ruột bị mắc bệnh đái tháo đường typ 2)
.  Tiền sử được chẩn đoán mắc hội chứng chuyển hóa, tiền đái tháo đường.
 Phụ nữ có tiền sử thai sản đặc biệt (đái tháo đường thai kỳ, sinh con to-nặng
trên 4000 gam, xảy thai tự nhiên nhiều lần, thai chết lưu…)
 Người có rối loạn lipid máu; đặc biệt khi HDL-c dưới 0,9 mmol/l và
Triglycrid trên 2,2 mmol/l.
2/ Chỉ định sử dụng insulin:
 Có thể chỉ định insulin ngay từ lần khám đầu tiên nếu HbA1C > 9,0% và
glucose máu lúc đói trên 15,0 mmol/l (270 mg/dL).
 Người bệnh đái tháo đường typ 2 đang mắc một bệnh cấp tính khác; ví dụ
nhiễm trùng nặng, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
 Người bệnh đái tháo đường suy thận có chống chỉ định dùng thuốc viên hạ
glucose máu; người bệnh có tổn thương gan…
 Người đái tháo đường mang thai hoặc đái tháo đường thai kỳ.
 Người điều trị các thuốc hạ glucose máu bằng thuốc viên không hiệu quả;
người bị dị ứng với các thuốc viên hạ glucose máu…
3/ Đối với bệnh nhân bị nhiễm toan ceton khi nào chuyển từ insulin truyền
tĩnh mạch sang insulin tiêm dưới da:
 Khi người bệnh tỉnh táo và có thể ăn uống được mà không bị nôn hoặc buồn
nôn.
 Tình trạng lâm sàng tốt lên (các dấu hiệu biểu hiện chức năng sống ổn định:
mạch, nhiệt độ, huyết áp, tri giác tỉnh táo).  pH máu >7,3, nồng độ bicarbonat
huyết tương > 18 meq/L, điện giải máu trở lại bình thường.
 Các yếu tố stress (như nhiễm trùng, chấn thương...) đã được kiểm soát.
4/ Phân loại mức độ loét bàn chân theo Meggitt-Wagner
– Độ 0: không có tổn thương nhưng có các yếu tố nguy cơ như nốt chai chân
– Độ 1: Loét trên bề mặt
– Độ 2: Loét sâu tới gân, dây chằng, cân cơ
– Độ 3: viêm tủy xương hoặc áp xe sâu.
– Độ 4: Hoại thư khu trú: ngón, phần trước của bàn chân hoặc gót chân.
– Độ 5: Hoại thư nặng (lan rộng và sâu).
5/ Tầm soát Đái tháo đường thai kỳ một bước (Theo khuyến cáo của Hội
sản phụ khoa Mỹ)
 Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose 75 gam, đo glucose huyết đói, 1 giờ
và 2 giờ sau.  Đối tượng phụ nữ có thai vào tuần lễ 24-28, chưa được chẩn
đoán đái tháo đường trước khi có thai.
 Nghiệm pháp thực hiện vào buổi sáng, thai phụ nhịn đói 8 giờ qua đêm, uống
75 gam glucose trong 200-250 ml nước. Lấy máu tĩnh mạch đo glucose huyết
tương lúc đói, 1 giờ và 2 giờ sau khi uống glucose.
 Chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ khi có một trong các kết quả glucose lớn hơn hoặc
bằng trị số sau đây:
 glucose huyết đói ≥ 92 mg/dL (5,1 mmol/L),
 Glucose huyết 1giờ ≥ 180 mg/dL (10,0mmol/L),
 Glucose huyết 2 giờ ≥ 153mg/dL (8,5 mmol/L).
6/ Nên nghĩ đến các bệnh thận không do ĐTĐ trong các trường hợp sau
đây:
 Tiểu đạm đại lượng khi mới chẩn đoán ĐTĐ dưới 5 năm
 Đạm niệu xuất hiện đột ngột  Giảm độ lọc cầu thận nhưng không kèm tiểu
đạm
 Suy thận cấp hoặc chức năng thận suy nhanh trong thời gian ngắn
 Có hồng cầu biến dạng trong nước tiểu
 Không có bệnh lý võng mạc đi kèm (nhất là ở bệnh nhân ĐTĐ typ 1).
7/ Một số nguyên nhân có thể làm tăng albumin niệu thoáng qua
- Tăng glucose huyết nặng, cấp
- Tăng huyết áp nặng kiểm soát kém
- Ăn quá nhiều đạm
- Luyện tập
- Nhiễm trùng đường tiểu, tiểu máu
- Suy tim
- Bệnh nhiễm gây sốt cấp tính
- Lẫn dịch tiết âm đạo trong mẫu nước tiểu
C. Bệnh lý tuyến giáp
1/ Liều thuốc kháng giáp tổng hợp trong điều trị cường giáp?
Liều kháng giáp tổng hợp khác nhau tùy vào giai đoạn điều trị
* Giai đoạn điều trị tấn công: trung bình 6 - 8 tuần.
nên dùng ngay liều trung bình hoặc liều cao.
Methimazol: 20 - 30 mg/ngày, chia 2 lần;
PTU: 400 - 450 mg/ngày chia 3 lần.
* Giai đoạn điều trị duy trì: trung bình 18 - 24 tháng.
Ở giai đoạn này, liều thuốc giảm dần mỗi 1 - 2 tháng dựa vào sự cải thiện của
các triệu chứng. Methimazol mỗi lần giảm 5 - 10mg; liều duy trì 5 - 10mg/ngày.
PTU mỗi lần giảm 50 - 100 mg; liều duy trì 50 - 100mg/ngày.
Liều tấn công và duy trì cao hay thấp tùy thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của bệnh
và đáp ứng của từng người bệnh, tùy thuộc vào độ lớn của tuyến giáp, nồng độ
hormon tuyến giáp và TRAb. Sau 6 - 8 tuần đầu của giai đoạn điều trị tấn công,
nếu các triệu chứng giảm dần về mức bình thường và đạt được tình trạng gọi là
bình giáp thì coi như đã kết thúc giai đoạn tấn công.
2/ Corticoid chỉ định dùng ở người bệnh Basedow khi nào?
 Có chỉ định áp dụng bổ sung các biện pháp điều trị lồi mắt, khi đó dùng liều
cao đường uống hoặc tiêm truyền, thậm chí dùng liều xung (pulse - therapy).
 Dùng phối hợp khi xuất hiện cơn bão giáp.
 Khi người bệnh có dị ứng với thuốc kháng giáp tổng hợp.
 Điều trị phù niêm trước xương chày.
3/ Mục tiêu, nguyên tắc điều trị điều trị suy giáp ở người lớn
 Mục tiêu
 Đưa người bệnh về tình trạng bình giáp.
 Duy trì tình trạng bình giáp thường xuyên, lâu dài.
 Dự phòng và điều trị các biến chứng do suy giáp.
 Nguyên tắc điều trị
 Điều trị nguyên nhân gây suy giáp.
 Bồi phụ hormon tuyến giáp.
 Liều lượng và loại hormon bồi phụ tùy thuộc vào mức độ suy giáp và đặc
điểm của người bệnh (tuổi, bệnh kèm theo...).
 Hormon tuyến giáp thay thế thường bắt đầu với liều nhỏ sau đó tăng dần
tới liều tối đa.
4/ Một số chú ý khi dùng thuốc có hormon giáp
 Thường bắt đầu bằng liều nhỏ trong một tuần sau đó tăng dần tới liều tối đa.
Nếu người bệnh trẻ không có bệnh tim mạch kèm theo, có thể bắt đầu ngay với
liều cao (100µg L-T4 / ngày).
 Người bệnh cao tuổi nên bắt đầu bằng liều thấp (1µg/ kg/ ngày). Trong quá
trình điều trị cần theo dõi các biểu hiện tim mạch, điện tâm đồ. Nếu có cơn đau
thắt ngực hoặc thiếu máu cơ tim cục bộ thì cần giảm liều.
 Theo dõi khi dùng thuốc: cân nặng, tần số tim, táo bón, cholesterol máu, FT4
và TSH xét nghiệm lại cứ mỗi 6- 8 tuần / lần.
5/ Các trường hợp cần tăng liều levothyroxin:
 Người bệnh có thai.
 Suy giáp ở người bệnh Basedow sau điều trị bằng phóng xạ.
 Suy giáp sau viêm tuyến giáp Hashimoto.
 Giảm hấp thu levothyroxin do dùng cholestyramin, colestipol, sulphat sắt,
hydroxide nhôm hoặc hội chứng ruột ngắn.
 Tăng chuyển hóa levothyroxin do dùng phenytoin, rifampicin, carbamazepin.
6/ Các trường hợp cần giảm liều levothyroxin:
 Sự hồi phục toàn bộ của bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto do hết các tự kháng
thể kháng TPO (TPOAb).
 Có dấu hiệu tái phát bệnh Basedow.
 Tình trạng cấp tính của các bướu nhân tự chủ.
 Người bệnh suy giáp cao tuổi.
 Dùng các loại thức ăn hoặc thuốc có chứa hoặc có tác dụng tương tự
levothyroxin.
D/Khác
1/ Những đặc điểm gợi ý THA thứ phát
 Khởi phát tăng huyết áp < 25 hay > 55 tuổi
 Tăng huyết áp nặng, HA >180/110 mmHg lúc chẩn đoán
 Khởi phát đột ngột, từ HA bình thường đến THA nặng trong vòng < 1
năm
 Tăng huyết áp kiểm soát kém gần đây
 Tăng huyết áp kháng trị
 Tổn thương nhiều cơ quan đích khi mới phát hiện tăng huyết áp
 Có những triệu chứng/bất thường xét nghiệm gợi ý THA thứ phát: âm thổi
ở bụng, THA cơn, hạ kali máu…
2/ Khi nào cần tầm soát cường Aldosterol nguyên phát cho bệnh nhân?
Cần tầm soát bệnh ở những đối tượng có biểu hiện:
 Tăng huyết áp kháng trị với trị liệu thông thường (thường trên 160mmHg
huyết áp tâm thu hoặc trên 100mmHg huyết áp tâm trương).
 Có thể kèm theo hạ kali máu tự phát hoặc hạ kali nặng khi dùng lợi tiểu.
 Tăng huyết áp có kèm theo hạ kali máu dưới < 3,5 mmol/L
+ Người bệnh có u tình cờ phát hiện trên hình ảnh vùng thượng thận.
 Tiền sử gia đình có tăng huyết áp ở người trẻ tuổi.
 Tiền sử gia đình họ hàng trực hệ cường aldosteron tiên phát.
3/ 5 triệu chứng kinh điển của bệnh Addison là gì?
 Mệt mỏi
 Gầy sút
 Rối loạn tiêu hóa
 Xạm da, niêm mạc
 Hạ huyết áp
4/ Triệu chứng xảy ra ở bệnh nhân khi ngừng thuốc corticoid đột ngột sau
thời gian kéo dài
 Trục hạ đồi - yên - thượng thận bị ức chế gây suy thượng thận thứ phát, bệnh
nhân có thể rơi vào suy thượng thận cấp nếu có các yếu tố stress đồng thời.
 Bệnh lý nền nặng lên.
 Hội chứng ngừng thuốc: người bệnh mệt mỏi khó chịu khi ngừng thuốc hay
chỉ giảm liều.
 Chán ăn, đau cơ, nhức đầu, sốt, bong vảy da.
5/ Phương pháp William trong cai thuốc corticoid
 Giảm từ từ, từ liều cao dược lý tới liều sinh lý, prednisolon giảm từ 5–7,5mg/
ngày, hydrocortisone từ 15 – 20mg/ ngày. Sau khi đã giảm tới liều sinh lý thì có
một số cách tiếp theo có thể áp dụng:
 Chuyển sang dùng hydrocortisone có tác dụng ngắn cho phép trục hạ đồi - yên
- thượng thận phục hồi.
 Chuyển sang dùng cách nhật glucocorticoid có tác dụng trung bình:
prednisolon dùng buổi sáng cách nhau 48 giờ.
 Khi tới giai đoạn liều sinh lý, đo cortisol huyết tương 8 giờ sáng để đánh giá
suy thượng thận.  Nếu cortisol huyết tương 8 giờ sáng < 3mcg/dl: có thiếu
cortisol nền, vì vậy người bệnh tiếp tục dùng glucocorticoid liều sinh lý.
 Nếu cortisol huyết tương 8 giờ sáng > 20mcg/dl: tức là trục hạ đồi - yên -
thượng thận đã phục hồi, vì vậy có thể ngừng thuốc.
 Nếu cortisol huyết tương 8 giờ sáng từ 3–20mcg/ dl: đã có cortisol nền nhưng
chưa đủ vẫn có thể thiếu khả năng đáp ứng với stress. Những trường hợp này
cần làm nghiệm pháp kích thích đánh giá trục hạ đồi - yên - thượng thận, nếu
không dùng nghiệm pháp đánh giá trục hạ đồi - yên - thượng thận thì có thể tiếp
tục giảm liều glucocorticoid.
Tuy nhiên, cần dặn dò trong 1 năm sau khi ngừng người bệnh phải bù thêm
glucocorticoid khi bị bệnh hay chấn thương.
Phần II. Hô hấp
1/ Thang điểm CURB65 và giá trị của thang điểm này trong lâm sàng?
 Confusion: Lú lẫn rối loạn ý thức.
 Urea máu lớn hơn 7 mmol/L (19 mg/dL)
 Respiratory rate (nhịp thở) từ 30 lần/phút trở lên
 Blood pressure: huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc huyết áp tâm
trương từ 60 mmHg trở xuống
 65 tuổi trở lên
Mỗi yếu tố nguy cơ ghi một điểm, cho điểm tối đa là 5:
Viêm phổi nhẹ: CURB65 = 0-1 điểm: điều trị ngoại trú
Viêm phổi trung bình: CURB65 = 2 điểm: điều trị tại bệnh viện
Viêm phổi nặng: CURB65 = 3-5 điểm: điều trị tại bệnh viện.
2/ Định nghĩa viêm phổi mắc phải bệnh viện và viêm phổi liên quan đến thở
máy
 Viêm phổi mắc phải bệnh viện là viêm phổi xuất hiện sau nhập viện 48
giờ.
 Viêm phổi liên quan đến thở máy là một thể của viêm phổi mắc phải bệnh
viện xuất hiện 48 – 72 giờ sau khi đặt ống nội khí quản hoặc mở khí quản.
3. Định nghĩa về viêm phổi liên quan chăm sóc y tế?
Viêm phổi liên quan chăm sóc y tế là viêm phổi xuất hiện ở những người không
nhập viện nhưng có tiếp xúc rộng rãi với các chăm sóc y tế như:
 Có tiêm truyền tĩnh mạch, chăm sóc vết thương trong vòng 30 ngày trước
 Sống trong các nhà điều dưỡng, dưỡng lão
 Điều trị cấp cứu tại bệnh viện ≥ 2 ngày, trong vòng 90 ngày
 Vào bệnh viện hoặc các phòng lọc máu trong vòng 30 ngày
4/ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ MẮC PHẢI VI KHUẨN KHÁNG THUỐC :
 Điều trị kháng sinh trước đó trong vòng 90 ngày.
 Hiện đang nằm viện ≥ 5 ngày.
 Tần suất của đề kháng kháng sinh cao trong cộng đồng hay tại đơn vị điều
trị trong bệnh viện.
 Có bệnh suy giảm miễn dịch và/ hoặc sử dụng các thuốc ức chế miễn
dịch.

5/ chẩn đoán viêm phổi không đáp ứng điều trị


 Viêm phổi không đáp ứng điều trị bao gồm những trường hợp viêm phổi
được điều trị kháng sinh nhưng có đáp ứng chậm hoặc hoặc đáp ứng với
điều trị.
 Chẩn đoán xác định:
o Trên lâm sàng: Không đáp ứng điều trị kháng sinh đầy đủ sau 10
ngày hoặc các biểu hiện lâm sàng càng nặng lên sau 5 ngày điều trị
kháng sinh đầy đủ
o Trên x-quang phổi: tổn thương trên x-quang không thuyên giảm sau
1 tháng điều trị hoặc tổn thuong tiến triển nặng hơn sau 5 ngày điều
trị.
6/ Nguyên tắc điều trị kháng sinh trong điều trị áp xe phổi
 Phối hợp từ 2 kháng sinh, theo đường tĩnh mạch hoặc tiêm bắp
 Liều cao ngay từ đầu
 Sử dụng thuốc ngay sau khi lấy được bệnh phẩm chẩn đoán vi sinh vật
 Thay đổi kháng sinh dựa theo diễn biến lâm sàng và kháng sinh đồ nếu
có.
 Thời gian dùng kháng sinh ít nhất 4 tuần (có thể kéo dài đến 6 tuần tùy
theo lâm sàng và x-quang phổi)/
7/ Chỉ định phẫu thuật trong điều trị áp xe phổi
Mổ cắt phân thùy phổi hoặc thủy phổi hoặc cả 1 bên phổi tùy theo mức độ
lan rộng với thể trạng bệnh nhân và chức năng hô hấp trong giới hạn cho phép
(FEV1 > 1 lít so với số lý thuyết):
 ổ áp xe > 10 cm
 áp xe phỏi mạn tính điều trị nội khoa không kết quả
 ho ra máu tái phát hoặc ho máu nặng đe dọa tính mạng
 áp xe phối hợp với giãn phế quản khu trú nặng
 có biến chứng rò phế quản khoang màng phổi.
8/Chẩn đoán đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Chẩn đoán xác định:
Bệnh nhân đã được chẩn đoán BPTNMT đột nhiên xuất hiện một hoặc nhiều
dấu hiệu:
 Khó thở tăng
 Khạc đờm tăng
 Thay đổi màu sắc của đờm
Các biểu hiện khác có thể có bao gồm: sốt, rối loạn ý thức, tím môi, giảm
hoạt động…
9/ Các yếu tố nguy cơ cho kết cục xấu của đợt cấp BPTNMT:
- Có bệnh đồng mắc (đặc biệt suy tim hoặc bệnh tim thiếu máu cục bộ) .
- Nhập viện vì đợt cấp BPTNMT trong vòng 3 tháng trước .
- Có ≥ 2 đợt cấp BPTNMT nhẹ-trung bình trong năm trước.
- Đã được chẩn đoán BPTNMT có mức độ tắc nghẽn đường dẫn khí nặng
hoặc rất
nặng (FEV1 < 50%).
- Đã có chỉ định thở oxy dài hạn, thở máy không xâm nhập tại nhà.
- ≥ 65 tuổi

10/ Các yếu tố nguy cơ nhiễm Pseudomonas aeruginosa ở bệnh nhân


BPTNMT
- Có bằng chứng BPTNMT rất nặng (FEV1 < 30%).
- Có vi khuẩn thường trú mạn tính hoặc đ ã phân lập được Pseudomonas
aeruginosa
trong đờm trước đây (đặc biệt trong vòng 12 tháng qua).
- Có giãn phế quản trên X-quang hoặc CT ngực.
- Dùng kháng sinh phổ rộng trong vòng 3 tháng qua .
- Có dùng kéo dài glucocorticoid toàn thân
11/ Hướng dẫn nâng bậc điều trị hen của Bộ Y tế theo Quyết định số
5850/QĐ-BYT ngày 24 tháng 12 năm 2021 khi nào Nâng bậc hen dài hạn?
 Chỉ định: khi người bệnh có triệu chứng hô hấp được xác định là gây ra
do hen, kỹ thuật hít thuốc đúng, tuân thủ điều tị tốt và giải quyết được các yếu tố
nguy cơ có thể thay đổi như hút thuốc lá.
 Nâng bậc luôn cần được xem là điều trị thử và phải đánh giá lại đáp ứng
sau khi nâng bậc tối đa 2- 3 tháng. Nếu không có đáp ứng, nên giảm điều trị về
mức trước đó, cân nhắc lựa chọn điều trị khác hoặc chuyển lên tuyến cao hơn.
12/ Nguyên tắc chung của hạ bậc điều trị khi hen được kiểm soát tốt?
 Xem xét hạ bậc điều trị khi triệu chứng hen đã được kiểm soát tốt và chức
năng phổi ổn định trong ≥ 3 tháng.
 Chọn thời điểm thích hợp để hạ bậc ( người bệnh không bị nhiễm trùng hô
hấp, không đi xa và không mang thai)
 Trước khi hạ bậc cần đánh giá các yếu tố dự báo mất kiểm soát hen khi hạ
bậc điều trị. Nếu óc, việc hạ bậc cần được theo dõi chặt chẽ
 Trước khi hạ bậc điều trị, cung cấp cho người bệnh một bản kế hoạch
hành động và hướng dẫn phương pháp và thời điểm quay lại điều trị trước đó
nếu triệu chứng nặng lên.
13/ Các yếu tố nguy cơ dự báo cơn hen phế quản cấp nặng
 Có tiền sử bị các cơn hen nặng phải đặt nội khí quản hoặc thở máy
 Có ít nhất 1 lần phải đi cấp cứu vì hen trong 1 năm gần đây
 Dùng kéo dài hoặc ngừng đột ngột glucocorticoid đường uống
 Không điều trị kiểm soát hen bằng glucocorticoid dạng phun hít
 Hen nhạy cảm với aspirin và các thuốc kháng viêm giảm đau không
steroid
 Phải phối hợp ít nhất 3 nhóm thuốc chữa hen
 Có các ván đề về tâm thần hoặc đang phải dùng thuốc an thần
 Sang chấn tâm lý hoặc các bất ổn về gia đình
 Tiền sử nghiện thuốc lá…
14/ Các dấu hiệu cận lâm sàng ở bệnh nhân tràn dịch màng phổi cần cấp
cứu
Tùy theo từng bệnh lý cụ thể, có thể gặp một hoặc nhiều dấu hiệu sau:
 x-quang phổi chuẩn: hình mờ đậm, đồng đều quá phổi hoặc phổi tráng.
Trung thất và khí quản bị đẩy lệch sang bên đối diện
 công thức máu:
o tràn mủ màng phổi: số lượng bạch cầu tăng, tỷ lệ bạch cầu đa nhân
trung tính tăng.
o Tràn máu màng phổi: hồng cầu giảm, hemoglobin giảm, tỷ lệ Hb
DMP/Hb máu > 0,5
 KMĐM: PaO2 < 60 mmHg, SaO2 < 90%
 Điện tim có thể thấy: các rối loạn nhịp tim, hình ảnh tăng gánh các buồng
tim trong trường hợp có bệnh lý tim mạch.
 Chọc dò màng phổi
o Dịch máu: Hb DMP/Hb máu > 0,5
o Dịch màu máu: dịch màu đỏ máu, nhưng tỷ lệ Hb DMP/Hb máu <
0,5
o Dịch đục mủ hoặc mủ rõ.
15/ Chỉ định gây dính màng phổi trong điều trị dự phòng tái phát tràn khí
màng phổi
 TKMP đã hút dẫn lưu 5 ngày không hết khí
 TKMP tái phát
 TKMP thứ phát do các bệnh lý như: BPTNMT, xơ phổi, kén khí phổi
 TKMP có liên quan đến nghề nghiệp: phi công, thợ lặn.

Phần 3. Tiêu hóa


1/ Theo đồng thuận chẩn đoán và điều tị nhiễm H.P của Hội khoa học Tiêu
hóa Việt Nam năm 2022 thì xét nghiệm chẩn đoán H.pylori được khuyến
cáo mạnh trong các trường hợp nào?
 Loét dạ dày – tá tràng
 Tiền sử loét DD-TT nhưng chưa từn được xét nghiệm để chẩn đoán tình
trạng nhiễm H.pylori.
 Khó tiêu
 Có tổn thương tiền ung thư dạ dày trên mô bệnh học (viêm dạ dày mạn
teo, dị sản ruột hoặc loạn sản dạ dày)
 Sau can thiệp nội soi điều trị ung thư dạ dày sớm
 MALT lymphoma đối thấp
 Có cha mẹ hoặc anh chị em ruột bị UTDD
 Mới bắt đầu sử dụng và dự kiến điều trị lâu dài với các thuốc nhóm kháng
viêm không steroid.
2/ Theo đồng thuận chẩn đoán và điều tị nhiễm H.P của Hội khoa học Tiêu
hóa Việt Nam năm 2022 thì chọn lựa phác đồ diệt trừ H.pylori lần đầu?
 Phác đồ ưu tiên 1: PPI + Tetracycline + Metronidazole + Bismuth
 Phác đồ thay thế là PPI + Amoxicilline + Levofloxacin + Bismuth
 Không sử dụng phác đồ bộ 3 chứa Clarithromycine do tỉ lệ thất bại điều
trị cao và làm tăng nguy cơ đề kháng kháng sinh.
3/ Theo đồng thuận chẩn đoán và điều tị nhiễm H.P của Hội khoa học Tiêu
hóa Việt Nam năm 2022 thì chọn lựa phác đồ diệt trừ H.pylori lần thứ 2?
 Sử dụng phác đồ PPI + Tetracycline + Metronidazole + Bismuth, nếu
trước đó chưa dùng phác đồ điều trị này
 Sử dụng phác đồ PPI + Amoxicilline + Levofloxacin + Bismuth, nếu
trước đó đã dùng phác đồ 4 thuốc có Bismuth thất bại.
4/ Chẩn đoán xác định viêm tụy cấp theo tiêu chuẩn Atlanta sửa đổi 2017
Chẩn đoán xác định viêm tụy cấp theo tiêu chuẩn Atlanta sửa đổi 2017 khi bệnh
nhân có 2 trong 3 tiêu chuẩn sau:
1- Đau bụng cấp kiểu viêm tụy cấp.
2- Amylase hoặc lipase máu tăng > 3 lần so với giá trị bình thường.
3- Có hình ảnh viêm tụy cấp điển hình trên CT scan.
5/ Thang điẻm J.H.C. Ranson trong viêm tụy cấp
* Lúc nhập viện:
 Tuổi > 55tuổi.
 Đếm bạch cầu > 16.000/mm3.
 Đường huyết > 10mmol/L ( > 2g/L ).
 LDH > 1,5N ( > 350 UI/l ).
 AST ( SGOT ) > 6N ( > 250 UI/l ).
* Qua 48 giờ theo dõi
 Ure huyết tăng > 3mmol ( 0,2gr/l ).
 PaO2 < 60mmHg.
 Calci máu < 2mmol/l ( 80mg/l ).
 DTHC: giảm > 10%.
 Dự trữ kiềm giảm > 4mmol/l.
 Thoát dịch mô kẽ > 6 lít.

Thang điểm >= 3 điểm tiên lượng viêm tụy cấp nặng.

6/ Bảng điểm IMRIE đánh giá tiên lượng nặng trong viêm tụy cấp
+ Tuổi > 55 + Bạch cầu > 15G / L
+ Đường huyết > 10 mmol/L ở bệnh nhân không có TS tiểu đường
+ LDH huyết tương > 600 U/L
+ AST hoặc ALT huyết tương > 100 UI/L
+ Calcium huyết tương < 2mmol/l
+ PaO2< 60mm Hg
+ Albumin huyết tương < 32g/L
+ Urea huyết tương > 16.0mmol/L
Tính điểm: một điểm cho mỗi tiêu chuẩn xuất hiện sau 48 giờ nhập viện. Viêm
tụy cấp được đánh giá là nặng khi điểm Imrie >=3.
7/ Chỉ định ngoại khoa trong viêm tụy
 Nang giả tụy nhiễm trùng
 Vỡ nang giả tụy
 Xuất huyết trong nang giả tụy
 Nang giả tụy gây chèn ép cơ quan lân cận hoặc gây đau
 Hoại tử tụy
 Hoại tử tụy nhiễm trùng
8/ Các biến chứng của xơ gan
 Xuất huyết tiêu háo do tăng áp lực tĩnh mạch cửa
 Xơ gan ung thư hóa
 Nhiễm trùng dịch báng
 Bệnh lý não gan
 Hội chứng gan thận
 Hạ natri máu
 Huyết khối tĩnh mạch cửa.
9/ Đồng thuận Baveno VII (năm 2021) về điều trị chảy máu tiêu hóa do
tăng áp lực tĩnh mạch cửa khuyến cáo về truyền máu như thế nào?
 Mục tiêu của truyền máu nhằm bảo tồn sự tưới máu ở mô. Lượng máu
truyền ban đầu nhằm khôi phục và duy trì ổn định huyết động.
 Truyền khối hồng cầu cần phải cẩn trọng, dè dặt và duy trì huyết sắc tố ở
mức 7 - 8g/dl. Mặc dù vậy, truyền máu cũng phải xem xét cho từng
trường hợp cụ thể, đặc biệt khi bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, tuổi cao,
tình trạng huyết động và đang chảy máu.

10/ Đồng thuận Baveno VII (năm 2021) về điều trị chảy máu tiêu hóa do
tăng áp lực tĩnh mạch cửa khuyến cáo về dinh dưỡng như thế nào?
 Suy dinh dưỡng làm tăng kết quả bất lợi ở bệnh nhân xơ gan và bệnh nhân
xơ gan sau thắt tĩnh mạch thực quản. Do vậy, dinh dưỡng qua đường
miệng thực hiện càng sớm càng tốt (khuyến cáo mới)
 Nhiễm trùng đường hô hấp có thể xảy ra, kể cả khi đặt sonde dạ dày, nên
được tiến hành cẩn trọng, bởi vì nó có thể là nguy cơ gây viêm phổi
(khuyến cáo mới).
11/ Hướng điều trị trong xuất huyết tiêu hóa trên do loét dạ dày – tá tràng
 Hồi sức tích cực
 Nội soi cầm máu
 Điều trị liền ổ loét

You might also like