You are on page 1of 5

TÀI LIỆU BỆNH DA LIỄU

A. CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP


Bệnh viêm da là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra trên bề mặt của da. Đây là bệnh
da liễu rất phổ biến, gây nên tình trạng sưng, đỏ và ngứa rất khó chịu. Đặc biệt
viêm da có thể gặp ở mọi lứa tuổi và do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây
ra.
1. Viêm da cơ địa

Đây là một trong những bệnh lý ngoài da thường gặp nhất, đặc biệt thường gặp
ở trẻ em và ít gặp hơn ở người lớn. Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này là do yếu
tố di truyền hoặc môi trường.

Bệnh viêm da cấp tính thường xuất hiện các đám phát ban đỏ hình tròn, trên
bề mặt nổi nhiều mụn nước và vảy tiết. Trên bề mặt da tiết dịch và phù
nề, người bệnh rất ngứa đau rát đặc biệt là về đêm.

Với người bệnh mạn tính, sắc tố da bị thay đổi, rối loạn và xuất hiện nhiều
đám da sần, dày sừng bong tróc và vẫn rất ngứa.

2. Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc gồm 2 loại viêm chính là viêm da tiếp xúc dị ứng và viêm da
tiếp xúc kích ứng.

Đây là bệnh do tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng, chất gây dị ứng.
Bệnh thường có những triệu chứng như nổi ban đỏ, phát ban các khu vực
bị bệnh như cổ, đầu, trán, mặt mí mắt, bụng, chân tay và rất ngứa.
Diện tích phát ban của bệnh được giới hạn và chỉ lan rộng ra khi bệnh nặng
hơn.
3. Eczema

Eczema (hay còn gọi là chàm) là một thể bệnh gồm một nhóm các bệnh ngoài
da và thường gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính. Hiện nay, bệnh
chiếm đến 25% trên tổng số những người mắc bệnh ngoài da ở Việt Nam.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh Eczema là do cơ địa người bệnh và do tiếp
xúc với các hóa chất trong cuộc sống và công việc, ăn phải thức ăn lạ… hoặc
do cơ thể bị rối loạn, sức đề kháng kém. Bệnh có các triệu chứng như ngứa,
nổi mụn nước trên bề mặt da. Những mụn nước này không mọc riêng
rẽ mà tập trung thành từng mảng phát ban mẩn đỏ sưng tấy. Sau một
thời gian, các vùng da bị chàm nhẵn lại, tạo lớp vảy trên bề mặt da, da trở nên
bong tróc và rạn nứt. Sau đó, da dần chuyển đổi màu, sắc tố da có thể bị sẫm
lại.

4. Bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến chiếm đến 10% tổng số người mắc bệnh ngoài da. Mặc dù không
gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh làm mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến
tâm lý người bệnh. Bệnh có thể phát theo từng đợt và cũng có thể giảm theo
mùa. Bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh vảy nến có thể do di truyền, nhiễm khuẩn do tâm
lý người bệnh bị stress… Người mắc bệnh vảy nến trên da thường xuất hiện
các đám đỏ có giới hạn rõ ràng, bề mặt da gồ ghề do phủ trên bề mặt
da là những lớp vảy trắng đục dễ bong tróc, cạo ra thành vụn có hình
dạng giống nến vụn. Ngoài ra, bệnh gây tổn thương trên da và cả cho khớp,
cho móng chân tay, cho toàn thân nữa.
5. Viêm da mủ

Bệnh thường gặp vào mùa hè. Vào thời điểm này, thời tiết nóng nực, cơ thể tiết
nhiều mồ hôi khi gặp tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn sẽ dễ mắc bệnh. Người bệnh
bị viêm nang lông, bị mụn nhọt, chốc lở, hăm kẽ, không những vậy
còn bị chóc mép, chốc loét…

6. Nổi mề đay - mẩn ngứa

Đây là một bệnh da liễu thường gặp, khiến người bệnh ngứa ngáy, đau
bỏng rát khó chịu. Bạn càng gãi, càng động vào vùng da bị mề đay
thì càng ngứa, thậm chí có thể bị chảy máu và bị bội nhiễm.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: Dị ứng với thuốc, thức
ăn hay một số chất kích ứng; tiêu thụ quá tải những loại thức ăn chứa nhiều
đạm, canxi.

7. Nấm da

Nấm da là căn bệnh có khả năng lây lan và tái phát khá cao dẫn đến những triệu
chứng như ngứa ngáy vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống và công
việc của người bệnh.

Bệnh nấm da hình thành do vi nấm dermatophytes, thường gặp nhất vào mùa
hè và khu trú ở những vùng da ẩm ướt, các nếp gấp… Khi xâm nhập vào da,
các sợi nấm liên kết với nhau tạo thành búi nấm, đến lúc những búi nấm này
già hoặc chết đi sẽ hình thành bào tử. Nấm da gây ngứa bởi trong quá trình sống
của mình, sợi nấm tiết ra độc tố làm kích thích da.
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa

Đến nay nguyên nhân gây bệnh của viêm da cơ địa chưa được biết chính xác.
Các bác sĩ đã thống kê một số nguyên nhân chính như sau:

- Yếu tố di truyền: Do ảnh hưởng từ bố, mẹ hoặc cả bố mẹ. Gia đình có bố mẹ


cùng bị các bệnh về da liễu thì trẻ em sinh ra có khả năng mắc bệnh đến 90%.

- Yếu tố môi trường gắn với sức đề kháng của trẻ còn yếu ớt: Các loại thức ăn
như trứng, sữa, tôm, cua, cá, ốc; côn trùng như bọ nhà; vi khuẩn từ nấm mốc;
da và lông súc vật; phấn hoa...

- Các yếu tố kích phát viêm da cơ địa gồm: Xà phòng, các chất tẩy rửa, nước
hoa và mỹ phẩm; hóa chất như: dầu mỡ hoặc dung môi; bụi bẩn; khói thuốc lá,
sang chấn tâm lý; thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp; sau khi tắm nước nóng; nhiễm
khuẩn da, nhất là do tụ cầu vàng; thay đổi nhiệt độ đột ngột...

B. Giải pháp tối ưu điều trị bệnh viêm da hiệu quả từ các bài thuốc Đông y

Hiện nay, để điều trị bệnh viêm nhiễm ngoài da, nhiều người bệnh tìm đến các
bài thuốc Đông y với các thảo dược tự nhiên lành tính và điều trị bệnh viêm da
từ gốc rễ bên trong.

Bài thuốc Đông y điều trị viêm da bao gồm 3 bài thuốc nhỏ sau:

- Thuốc ngâm rửa: Bao gồm các thảo dược tự nhiên như: Lá trầu không, ô
liên rô, mò trắng, ích nhĩ tử… Bài thuốc có tác dụng sát khuẩn da, loại có các
triệu chứng bệnh viêm da.

- Thuốc bôi ngoài da: Thuốc bôi có tác dụng làm lành tổn thương do viêm
da, dưỡng da, liền sẹo, giúp da khỏe mạnh hơn.

- Thuốc uống: Thuốc uống điều trị viêm da tận gốc từ các nguyên nhân bên
trong, mát gan, giải độc, tăng cường chức năng gan, thận và tốt cho cơ thể.
C. Cách phòng ngừa bệnh viêm da và lời khuyên của bác sĩ

 Giữ cho da luôn được sạch sẽ, thông thoáng.


 Sử dụng mỹ phẩm đúng cách, phù hợp, không nên lạm dùng quá mức/
 Tránh để nhiệt độ cơ thể thay đổi một cách đột ngột.
 Tránh các thói quen có thể làm khô da như: Dùng nước quá nóng để tắm,
lười uống nước, ra ngoài nắng mà không thoa kem dưỡng ẩm hay che chắn
bảo vệ da…
 Mang gang tay, ủng hay mặc đồ bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất, xà phòng
giặt đồ, nước rửa chén…
 Nếu có tiền sử bị viêm da bạn cũng không nên uống bia rượu, bỏ hút thuốc
lá và tránh tuyệt đối những nơi có người hút thuốc lá.
 Thận trọng khi sử dụng các món ăn laaạ, nhất là hải sản hay đồ tanh. Trong
bữa ăn hàng ngày nếu cơ thể có bất kỳ biểu hiện lạ sau khi ăn một món ăn
thì nên ghi chép lại và tránh tiếp tục dùng chúng trong tương lai.

Nhìn chung, bệnh viêm da có thể được chữa khỏi nhưng cần phát hiện sớm và
điều trị đúng cách. Bệnh nhân không nên tùy tiện sử dụng bất kì loại thuốc nào
khi chưa qua thăm khám và được bác sĩ kê đơn. Việc điều trị bệnh viêm da
không đúng cách có thể khiến bệnh tình kéo dài dai dẳng và trở thành mãn tính
rất khó chữa.

You might also like