You are on page 1of 25

VẨY NẾN

ThS.BS. Nguyễn Việt Thanh Phúc


THS. BSCKII NGUYỄN ViỆT THANH PHÚC
Mục tiêu bài giảng
1. Trình bày được các yếu tố liên quan đến sinh bệnh
học.

2. Trình bày được các triệu chứng lâm sàng.

3. Kể tên một số thể lâm sàng thường gặp của bệnh.

4. Biết cách điều trị bệnh vảy nến.

5. Trình bày được cách phòng bệnh.


1. Đại cương

Vẩy nến là một bệnh da thường gặp (1.5 – 2% dân số),


có tính di truyền, khởi phát ở độ tuổi 20 – 30 bởi chấn
thương (tâm lý, vật lý), nhiễm trùng, thuốc với biểu
hiện da đặc trưng là dát hồng ban, sẩn, mảng tróc vẩy.
Sinh bệnh học

Đa số các tác giả cho rằng vẩy nến là 1 bệnh rối


loạn miễn dịch có yếu tố di truyền đa gen:
1. 33-50 % bệnh nhân có tiền sử gia đình có người
mắc bệnh vẩy nến.
2. Có sự mất cân bằng một số gen HLA trong
bệnh vẩy nến (những người có HLA-Cw6,
HLA-B13, HLA-B17, HLA-B27, HLA-B37…có nguy
cơ mắc bệnh vẩy nến cao).
Sinh bệnh học
3. Nguy cơ mắc bệnh vẩy nến là:
41 % nếu cả cha và mẹ cùng mắc bệnh;
14 % nếu có cha hoặc mẹ mắc bệnh;
6 % nếu có 1 người trong anh chị em ruột mắc bệnh.
(so với tỷ lệ mắc bệnh là khoảng 2% dân số)
4. Chỉ có 35 - 73 % trường hợp anh chị em sinh đôi
cùng trứng cùng mắc bệnh vẩy nến.
(Fitzpatrick’s dermatology in General Medicine, 7th
Edition, 2008 McGraw-Hill)
Sinh bệnh học
Các yếu tố môi trường đóng vai trò quan trọng làm
khởi phát bệnh vẩy nến:
1. Nhiễm khuẩn.
2. Chấn thương.
3. Stress.
4. Một số loại thuốc như thuốc kháng sốt rét, chẹn
beta, kháng viêm nonsteroid, ức chế men chuyển
angiotensin, lithium, imiquimod...
2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
2.1 TỔN THƯƠNG DA
Dát hồng ban, sẩn, mảng tróc vẩy

Hồng bankhông tẩm nhuận, sẩn, mảng: đỏ tươi, giới hạn


rõ, hình tròn hay đa cung.

Vẩy: các phiến mỏng xếp chồng lên nhau, dễ tróc, màu
trắng như xà cừ hay lấp lánh như mica.

Kích thước: rất thay đổi

Số lượng: vài đến vài chục mảng.


2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

Vị trí:

Chọn lọc: da đầu, rìa chân tóc, đầu gối, cùi chỏ,
xương thiêng, mặt duỗi cẳng chân, cẳng tay.

Đối xứng

Chỗ da bị chấn thương, kích thích, cọ xát.


2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
2.2 Thương tổn móng:

(30-40%)

Móng ngả màu vàng.

Dầy, dễ mủn.

Có các chấm lỗ rỗ trên


bề mặt (dấu rỗ móng/dấu
đinh ghim)

Dấu giọt dầu (oil spot).


3. Thể lâm sàng

Thể thông thường


(vẩy nến mảng mãn tính )

Nhiều mảng đỏ, tróc vẩy, đối


xứng, khu trú ở niêm mạc, da
đầu, đầu chi, vùng tỳ đè, các kẽ,
nếp gấp hoặc lan tỏa toàn
thân.

Gặp ở khoảng 90% bệnh nhân


vẩy nến.
Vẩy nến giọt

Kích thước thương


tổn nhỏ, từ 0,5 –1,5 cm.
-Thường gặp ở người
trẻ tuổi.
-Nhiễm streptococcus
thường có trước hoặc
cùng với đợt bùng phát
bệnh.
Đỏ da toàn thân vẩy nến

Vẩy nến mảng tiến triển từ


từ tới ĐDTT.
Do hậu quả điều trị không
đúng cách (corticoid tại chỗ
và toàn thân, anthralin,
UVB…).
Đôi khi là biểu hiện đầu tiên
của bệnh vẩy nến.
Vẩy nến mủ
các mụn mủ vô trùng trên mảng
đỏ da, kèm sốt cao, mệt mỏi.

Nguyên nhân: nhiễm trùng,


thuốc bôi gây kích ứng da,
ngưng sử dụng corticoid toàn
thân.

Biến chứng: bội nhiễm,nhiễm


trùng huyết, mất nước
Vẩy nến khớp
Khi không có tổn thương da: có
tiền sử bản thân và/hoặc gia đình
bị vẩy nến.
Viêm khớp ngoại biên, thường là
không đối xứng hoặc viêm thiểu
khớp lúc bệnh khởi phát.
X.quang thấy hiện tượng mất vôi
ở đầu xương, hủy hoại sụn,
xương, dính khớp, loãng xương.
4. Điều trị
Phần lớn các ca bệnh vẩy nến đáp ứng tốt với điều trị chỉ sử dụng

các thuốc bôi tại chỗ.

Chất tiêu sừng

Chất khử

Corticosteroids.

Vitamin D3 và các dẫn xuất.

Tia cực tím

Retinoid + PUVA
Chất tiêu sừng

Mỡ Sali

Là chất tiêu sừng, dạng mỡ, từ 2-10 %, ở trẻ em


chỉ nên dùng 0.5-1%.

Là thuốc thoa tại chỗ an toàn, có thể sử dụng lâu


dài
Chất khử

Hắc ín
Ức chế tổng hợp DNA và làm giảm hoạt tính quá
trình gián phân (mitosis) tế bào thượng bì, có tác dụng
kháng viêm.

Thường ở dạng kem, mỡ, xà bông, dầu gội đầu từ


5-20 %.

Tác dụng phụ: kích ứng da, phản ứng dị ứng, viêm nang
lông. Là chất có thể gây ung thư.
Corticoids
Rất hiệu quả nếu sử dụng trong thời gian ngắn.

Liều: thoa ngày 2 lần trong 2-4 tuần, sau sử dụng ngắt
quãng ( tuần thoa 2-3 ngày).

Tác dụng phụ: ức chế tuyến thượng thận (nguy cơ cao


hơn ở trẻ em), teo da, rạn da…

Chống chỉ định: mẫn cảm với thuốc, nhiễm trùng da…

Thận trọng khi sử dụng ở trẻ em và phụ nữ có thai.


Vitamin D3 (DAIVONEX)
Có hiệu quả tốt với tác dụng phụ ít nhất khi sử dụng trong thời
gian dài.

Liều: dạng kem 0.005%, thoa ngày 2 lần.

Tác dụng phụ: kích ứng da, tăng calci máu ở 1số bệnh nhân thoa
lượng thuốc quá nhiều.

Chống chỉ định: tăng calci máu.

Cho kết quả tốt nhất nếu kết hợp với corticoids bôi tại chỗ. (Thứ
2-thứ 6 thoa calcipotriene, thứ 7-CN thoa corticoids).
Tia cực tím
UVB + bôi hắc ín

UVA + Psoralene

uống 8 – methoxypsoralene 0,6 mg/kg 2 giờ trước


khi chiếu UVA, chiếu 3 lần/tuần

RETINOID + PUVA
Acitretin (Soriatane) 20mg/ngày, sau đó dùng PUVA liệu
pháp
Toàn thân

Vitamin A liều cao: 200.000 – 300.000 UI/ngày.


Acitretin (Soriatane): 1mg/kg/ngày; chống chỉ định: suy gan,
mang thai.
Dapsone: 1.5 mg/kg/ngày.
Methotrexate: ức chế tổng hợp DNA của tế bào, tác dụng
tốt với vẩy nến mủ, khớp. Liều 15mg/tuần (TB/u) chia 3
liều cách 12g.
Cyclosporin: ức chế miễn dịch, 2,5mg/kg/ngày tăng dần
nhưng không quá 5mg/kg/ngày
4. 5. Phòng bệnh
Cấp 1: người lành (ít có ý nghĩa).
Thông báo cho bệnh nhân biết bệnh có tính di truyền.
Cấp 2: Bệnh nhân cần hạn chế :
chất béo
lo âu, buồn phiền
chấn thương da, cào gãi, trầy xước
dùng chất kích thích: rượu, trà, cà phê.
dùng chất ức chế miễn dịch như corticoid.
Cấp 3: bệnh nhân có biến chứng (chàm hóa, bội nhiễm,
ung thư da)

- Nhập viện để điều trị.

- Vật lý trị liệu tránh cứng khớp.


Xin chaân
thaønh caùm ôn!

You might also like