You are on page 1of 49

VIÊM ĐẶC HIỆU

VIÊM ĐẶC HIỆU


Viêm đặc hiệu là những loại viêm do một nguyên
nhân xác định gây ra, hình thái tổn thương dạng nang,
giống nhau ở mọi nơi trên cơ thể:
1. Hình ảnh tổn thương đại thể đặc trưng đối với
từng bệnh.
2. Hình ảnh tổn thương vi thể dưới dạng các nang
viêm, đặc thù đối với mỗi bệnh.
Viêm đặc hiệu gồm ba bệnh:
1. Viêm lao (do trực khuẩn Koch).
2. Viêm hủi (phong - do trực khuẩn Hansen).
3. Giang mai (do xoắn khuẩn treponema pallidium).
VIÊM LAO
Mục tiêu

1. Mô tả được hình thái đại thể của Viêm lao.


2. Mô tả được hình thái vi thể của Viêm lao.
3. Phân biệt được tổn thương lao với các tổn
thương dạng lao.
Dịch tễ học bệnh lao:
- Vào thế kỷ 18-19, tại nhiều nước Châu Âu,
xảy ra nhiều vụ dịch lao lan tràn, làm chết hàng
chục vạn người.
- Đầu thế kỷ 20, viêm lao vẫn còn là một
trong tứ chứng nan y (phong, lao, cổ, lại). Vào
những năm của thập kỷ 50, trên thế giới có khoảng
50 triệu người mắc bệnh lao. Hàng năm có khoảng
5 triệu người chết vì bệnh lao. Trong thời gian đó,
tỷ lệ chết vì bệnh lao trong 100.000 dân: 260 - 360
(châu Á), 240 - 300 (châu Phi), 170 - 220 (châu
Mỹ La tinh) và 40 (Bắc Mỹ).
Bệnh lao thường phát triển ở vùng
cư dân có nhiều yếu tố thuận lợi cho
việc lây bệnh:
- Môi trường sống ô nhiễm,
- Nhiều mầm bệnh lây truyền (vi
khuẩn, virus),
- Điều kiện kinh tế kém phát triển,
mức sống thấp, chế độ dinh dưỡng
không đầy đủ...
- Năm 1993, WHO thông báo
bệnh lao báo động toàn cầu.
- Năm 2005, ước tính 1.6 triệu
người tử vong vì lao toàn thế giới.
- Năm 2008, ước tính 1/3 dân số
toàn cầu nhiễm bệnh lao, 8,8 triệu ca
mắc mới.
- Năm 2009: Tại Mỹ tỷ lệ mắc
lao 3,8 ca/100.000 dân.
- Việt Nam xếp thứ 12 trong tổng số 22
nước có gánh nặng bệnh lao toàn cầu. Tỷ lệ mắc
bệnh lao tại Việt Nam cao hơn 1,6 lần so với ước
tính của WHO, nghĩa là có khoảng 150.000 bệnh
nhân lao.
- Chương trình Phòng chống lao quốc gia,
hàng năm Việt Nam phát hiện và điều trị khoảng
100.000 bệnh nhân lao, trong đó, 65% là lao
phổi và tập trung ở các vùng đông dân - thành
phố lớn. Bệnh lao ở Việt Nam đang có xu hướng
trẻ hoá. Ước tính mỗi năm, nước ta có khoảng
3.000 ca mắc bệnh lao đa kháng thuốc.
ĐỊNH NGHĨA:
Viêm lao là một viêm đặc
hiệu do trực trùng lao gây ra.
Đường vào và lây truyền của vi khuẩn lao:

⚫ Đườnghô hấp.
⚫ Đường tiêu hoá.
⚫ Đường da và niêm
mạc .
⚫ Đường máu.
Hình thái tổn thương viêm
lao:

⚫ Đại thể.
⚫ Vi thể.
Đại thể
Có thể biểu hiện dưới hai dạng:
- Dạng lan toả, chiếm một
vùng màng não - não hoặc một
thuỳ phổi, với hình thái xâm nhập
bã đậu, thoái hoá nhầy. Dạng lan
toả hiếm gặp.
- Dạng khu trú, là dạng thường
gặp, bao gồm những hình thái sau:
* Hạt lao:
Còn gọi là hạt kê, là tổn
thương lao nhỏ nhất có thể nhìn
thấy bằng mắt thường:
- Hình tròn, đường kính 1 - 5mm,
- Màu trắng, hơi đục,
- Gặp trong lao màng não, lao kê
ở phổi, gan, lách, thận, đáy mắt.
* Củ kê:
Gồm nhiều hạt kê, ranh giới rõ,
đường kính từ vài mm đến 3cm,
màu trắng, trung tâm mầu vàng
(hoại tử bã đậu), hợp thành đám
vây quanh phế quản nhỏ (dạng hoa
hồng).
Củ kê tạo nên tổn thương cơ
bản của bệnh lao.
* Củ sống:
Nhiều củ kê, ranh giới không
rõ, tập hợp tạo thành củ sống,
vùng trung tâm có thể bị hoại tử
bã đậu.
* Củ hoá bọc (nang hóa):
Gồm nhiều củ kê hoặc củ
sống, bao xơ (sợi) vây quanh, có
thể thấy canxi lắng đọng.
Vi thể
* Xuất dịch:
Là phản ứng viêm xảy ra
sớm nhất ở cơ thể người lành
nhiễm khuẩn lao, gồm:
- Sung huyết,
- Phù viêm ,
- Bạch cầu thoát mạch.
* Hình thành nang lao
Trên tiêu bản thấy nhiều nang lao tròn
hoặc bầu dục, kích thước nang lao không
đều, những nang nhỏ mới hình thành chưa
có chất hoại tử ở trung tâm. Nang lao điển
hình bao gồm 5 thành phần chính:
Chất hoại tử bã đậu ở trung tâm:
- Là một dạng hoại tử đông,
- Giàu lipid,
- Chất hoại tử thuần nhất hoặc dạng
hạt nhỏ, ưa toan, thường lẫn mảnh vụn tế
Tế bào khổng lồ Langhans:
- Là một khối nguyên sinh chất rộng,
chứa nhiều nhân, xếp theo hình móng ngựa
hoặc hình vành khăn, kích thước lớn, có thể
đạt tới 300 micromet.
- Trong bào tương có thể chứa những
mảnh vùi hình sao và những hạt canxi lắng
đọng thành nhiều lớp đồng tâm.
- Thường nằm ở vùng ngoại vi của chất
hoại tử bã đậu xen kẽ với các tế bào viêm
khác (limpho, bán liên…).
Tế bào khổng lồ Langhans:
Thường ở vùng ngoại vi chất hoại tử bã đậu
xen kẽ với các tế bào viêm khác, kích thước lớn
(có thể đến 300 micromet), nhiều nhân xếp theo
hình móng ngựa hoặc hình vành khăn, bào
tương đôi khi chứa những mảnh vùi hình sao và
những hạt lắng đọng canxi thành lớp đồng tâm.
Tế bào bán liên: (tế bào dạng liên bào) sắp
xếp lộn xộn hoặc thành hình dậu hướng tâm, bào
tương ưa toan, nhân hình thoi, hai đầu nhân
phình to, giữa thắt hẹp trong giống hình đế giầy,
chất nhiễm sắc ít.
Tế bào lympho:
Nằm rải rác quanh những tế bào bán
liên tạo thành vành đai limpho - bán liên.
Nang lao có thể xơ hoá:
Thường bắt đầu ở vùng ngoại vi của
nang lao, gồm các tế bào sợi non, các sợi
keo, tạo thành vành đai xơ
* Nang lao không điển hình có thể
không có chất hoại tử hoặc tế bào khổng
lồ hoặc vành đai xơ.
Vùng trung tâm ổ viêm hình thành đám
hoại tử bã đậu do nhiều nguyên nhân:
- Thiếu máu địa phương.
- Tác động của acid phtioic.
- Chất phosphatid.
- Tình trạng quá nhạy cảm của người
bệnh.
Hình ảnh đại thể của bã đậu có màu xám
trắng hoặc vàng nhạt, đặc quánh hoặc mềm.
Hình ảnh vi thể thuần nhất, không có cấu trúc,
ưa acid, nhuộm bắt màu hồng với phẩm nhuộm
Hematoxylin - Eosin, giàu lipid và ít chứa vi
Chất hoại tử có thể tiến triển theo
nhiều hướng:

⮚ Xơ hóa (hoá sợi ).

⮚ Hoá lỏng vùng viêm.

⮚ Hoá hang.

⮚ Nang hóa (hoá bọc).


Các hình thái viêm lao
Lao nhiễm
Còn gọi là lao nguyên phát hoặc lao sơ nhiễm, là
viêm lao xảy ra khi trực khuẩn Koch xâm nhập lần đầu,
thường thấy ở trẻ nhỏ, hiếm gặp ở người trưởng thành.
Tổn thương gồm 3 thành phần:
⮚ Mụn nhiễm lao: thường ở sát màng phổi, thuỳ
dưới, hiếm ở thuỳ đỉnh và giữa. Mụn nhiễm hình tròn
đường kính vài mm đến vài cm, vùng trung tâm có thể
bị hoại tử bã đậu.
⮚ Viêm lao hạch lympho vùng rốn phổi hoặc quanh
khí quản, hạch có thể bị hoại tử bã đậu hoặc canxi hoá.
Viêm lao hạch là ổ nguy cơ gây bệnh lao thứ phát.
⮚ Đường mạch bạch huyết bị viêm, nối liền mụn
nhiễm và lao hạch vùng rốn phổi.
Lao sơ nhiễm có thể tiến triển
theo nhiều hướng:
⮚ Khỏi hoàn toàn, không để lại dấu
vết.
⮚ Viêm lan rộng tại phổi.
⮚ Trở thành bệnh lao kê, lan theo
đường máu đến nhiều tạng và biểu
hiện dưới dạng hạt kê ở phổi, màng
não, gan, lách, thận… (lao toàn thể)
Lao bệnh
Thường gặp lao phổi, tổn thương bã đậu có
thể hoá lỏng và được đào thải ra ngoài theo đường
thông với phế quản, tạo nên một hang lao ở phổi,
đường kính từ vài mm đến vài cm, bờ không đều,
vỏ xơ bao bọc nang lao tạo nên thành hang lao.
Viêm lao ở vùng mô kế cận các nhánh nhỏ
của động mạch phổi có thể gây phồng mạch, rách,
vỡ làm tràn máu vào phế quản gây ho máu sét đánh
và tử vong nhanh chóng.
Lao bệnh cũng có thể ở các vị trí khác:
Lao thận, lao xương - khớp, lao da, lao màng
não, lao đường tiêu hoá (vùng hồi manh tràng).
Điều kiện hình thành hang lao:

1. Vỏ xơ tạo thành nang đủ


chắc. 2. Chất hoại tử hóa lỏng.

3. Đường thông từ nang lao ra


ngoài hoặc mô lân cận.
U lao
Là dạng viêm lao khu trú, biểu
hiện thành khối hoại tử bã đậu, kích
thước vài cm, có hoặc không có vỏ xơ
bao quanh. Có thể thấy u lao ở phổi,
ruột, não, màng não.
U lao là tổn thương hình thành sau
nhiều đợt viêm tiến triển rồi trở thành
mạn tính, nhưng vẫn có thể hoạt động
gây viêm lao lan rộng.
Các tổn thương dạng lao
Bệnh Brucellosis
Gồm những cục viêm
dạng lao nhưng không hoại
tử bã đậu, đặc biệt rõ rệt
trong thể bệnh do Brucella
Abortus.
Bệnh Sarcoidosis
Bệnh căn không rõ, vị trí tổn thương
có thể gặp ở da, đường hô hấp, xương,
gan. Vi thể: Tổn thương dạng nang,
bao quanh là mô sợi, không bao giờ có
hoại tử bã đậu, đôi khi thấy hoại tử dạng
tơ huyết, kèm theo các tế bào khổng lồ
Langhans chứa trong bào tương nhiều hạt,
nhiều thể hình sao, nhiều thể Schaumann,
dạng bầu dục có cấu trúc lá với photphat
Bệnh Crohn
- Đại thể: Tổn thương trên từng
đoạn ruột, điển hình ở đoạn cuối hồi
tràng nhưng cũng có thể hiện diện ở đại
tràng, trực tràng, hậu môn, dạng loét
hình khe nứt sâu, xơ hoá trong các lớp
áo của thành ruột.
- Vi thể: Gồm những nang chứa
nhiều tế bào khổng lồ, thường thấy ở
ruột, gan và hạch lympho kế cận.

You might also like