You are on page 1of 2

Gram âm:

Ecoli
TRỰC KHUẨN MỦ XANH (PSEUDOMONAS AERUGINOSA)
Vi khuẩn hiếu khí, mọc dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường như thạch dinh
dưỡng, thạch máu, canh thang. Nhiệt độ thích hợp 30 - 37 0C, nhưng có thể phát triển được ở
410C. pH thích hợp là 7,2-7,5. Khuẩn lạc thường lớn, trong, bờ đều hoặc không đều, có thể
có ánh kim loại, màu xám nhạt trên nền môi trường màu hơi xanh, mùi thơm. Cũng có thể
gặp loại khuẩn lạc xù xì hoặc nhầy.
Tính chất đặc trưng của trực khuẩn mủ xanh là sinh sắc tố và chất thơm. 
viêm tai ngoài mạn. Nhiễm trùng thường xảy ra ở những người mà cơ chế bảo vệ bị tổn thương
như sử dụng corticoid hoặc kháng sinh dài ngày, bỏng nặng hoặc tiêm tĩnh mạch ma túy... Vị trí
nhiễm trùng thông thường là đường tiểu và vết thương hở (nhất là vết bỏng). Tại chỗ xâm nhập
chúng gây viêm có mủ (mủ có màu xanh), ở cơ thể suy giảm sức đề kháng chúng có thể xâm
nhập vào sâu hơn trong cơ thể và gây viêm các phủ tạng như các nhiễm trùng nung mủ và những
áp xe ở những phần khác nhau ở cơ thể người. Những trường hợp viêm màng trong tim, viêm
phổi, viêm màng não tuy hiếm nhưng cũng xảy ra hoặc gây bệnh toàn thân (như nhiễm khuẩn
huyết, nhiễm khuẩn ở trẻ mới đẻ hoặc đẻ non thường bệnh rất trầm trọng). 
BURKHOLDERIA PSEUDOMALLEI (TRỰC KHUẨN WHITMORE)
Trên môi trường đặc, tạo khuẩn lạc khô, bề mặy nhăn nheo, bờ răng cưa, màu trắng đục
hoặc màu kem. Có thể quan sát thấy nhiều dạng khuẩn lạc có kích thước và hình thái khác
nhau trên cùng một môi trường. B. pseudomallei không sinh sắc tố hoà tan. Nuôi cấy toả ra
mùi thơm (giống mùi nho).
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua vết thương, những chổ sây sát trên da. Tại nơi xâm
nhập chúng hình thành những mụn mủ nhỏ, có khi tạo thành một áp xe rất lớn. Ở những người
suy giảm miễn dịch, mắc các bệnh mạn tính kéo dài vi khuẩn thường vào máu và gây ra bệnh
cảnh lâm sàng nặng của một nhiểm khuẩn huyết. Từ máu vi khuẩn đến các phủ tạng gây nên áp
xe nhỏ ở nhiều cơ quan như ở phổi, thận, gan, lách. Sau đó các áp xe nhỏ tạo thành các áp xe lớn
gây ra các triệu chứng lâm sàng ở nhiều cơ quan khác nhau. Vi khuẩn có thể sống trong các đại
thực bào, điều này có thể giải thích những trường hợp bệnh tái phát. Bệnh có thể diển biến cấp
tính, bán cấp và mãn tính
Thể cấp tính nhiễm khuẩn huyết với ỉa chảy và sốt ác tính, thường chết trong vài ngày.
Thể ban cấp dạng thương hàn với áp xe ở phổi, thận, gan, cơ, chết sau vài tuần lễ.
Thể mạn tính  có thể khu trú (áp xe ở xương hoặc ở da) hoặc nhiễm khuẩn huyết kiểu làn sóng.
K.pneumoniae
là vi khuẩn lên men lactose, tạo ra khuẩn lạc độ nhày cao
nhiễm khuẩn đường tiết niệu, áp xe gan và viêm phổi ở người khỏe mạnh, nhiễm khuẩn huyết,
nhiễm khuẩn vết thương, nhiễm khuẩn nội mạc, nhiễm khuẩn đường mật, nhiễm khuẩn ổ bụng
và viêm màng não
A. baumannii
Trên thạch máu, thạch thường: A. baumannii thường có khuẩn lạc dạng S, nhày, mỡ,
đường kính 2-3 mm, sắc tố màu trắng xám. Khuẩn lạc của A. baumannii tương
tự K. pneumoniae nhưng kích thước thường lớn hơn.
căn nguyên chính gây nhiễm trùng bệnh viện, đặc biệt ở các khoa Hồi sức tích cực. viêm phổi,
viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng da và vết thương, viêm phúc mạc, nhiễm trùng tiết niệu, viêm kết
mạc, viêm xương tuỷ.
SALMONELLA
khuẩn lạc 24 giờ là dạng S, tròn, nhẵn kích thước 2 – 4 mm. Có thể gặp dạng R do nuôi cấy lâu
trên môi trường nhân tạo. Trên môi trường lỏng vi khuẩn mọc làm đục đều môi trường.
gây thương hàn

You might also like