You are on page 1of 6

Rickettsia

Tên khoa học


- Rickettsia là những vi sinh vật có cấu trúc giống với tế bào vi khuẩn nhưng không có khả
năng nhân lên trong môi trường nuôi cấy nhân tạo. Chúng là loài ký sinh bắt buộc trong nội
bào, nên sự tồn tại của Rickettsia phụ thuộc vào sự tồn tại, phát triển và nhân rộng trong tế
bào chất của nhân tế bào chủ.
-Chi: Rickettsia ( Rickettsia là một chi vi khuẩn không di động, gram âm, không hình thành
bào tử, có thể xuất hiện ở dạng cocci (đường kính 0,1 μm ), trực khuẩn (dài 1–4 μm) hoặc
sợi chỉ (dài đến khoảng 10 μm ).
-Họ: Rickettsiaceae.

Nguồn gốc
Rickettsia được Ricketts và Wilder phát hiện năm 1910.

Đặc điểm hình thái


- Ricketsia là những vi khuẩn không di động, hình dạng thay đổi qua các giai đoạn phát triển:
cầu khuẩn đứng riêng rẻ hoặc xếp từng đôi, trực khuẩn và hình sợi. Thường gặp nhất là hình
trực khuẩn, kích thước khoảng 0,5 - 1μm.
- Nhuộm Gram bắt màu Gram âm. Khi nhuộm Giemsa vi khuẩn bắt màu xanh, còn nhuộm
Machiavello vi khuẩn bắt màu đỏ khá tương phản với màu xanh của tế bào vật chủ.
- Rickettsia có tất cả đặc tính cấu tạo của vi khuẩn, đặc biệt là có vách tế bào điển hình.
- Có tất cả các enzyme cần thiết cho sự chuyển hóa.
- Chứa cả hai loại acid nucleic: DNA và RNA.
- Phân bào giống vi khuẩn.
- Sử dụng oxy và nhạy cảm với một số kháng sinh (chloramphenicol, tetracyclin) kháng sinh
thế hệ mới đặc hiệu như Doxycylin, Oxytetacylin.
- Rickettsia có sức đề kháng yếu, chúng bị tiêu diệt nhanh chóng bởi sức nóng, độ ẩm và các
chất hoá học.

Tính chất nuôi cấy


Ngoại trừ Rochalimaea quintana có thể nuôi cấy trên môi trường thạch máu, các Rickettsia
còn lại đều không có khả năng phát triển trong môi trường nuôi cấy nhân tạo mà phải nuôi
cấy vào tế bào sống bằng các phương pháp sau:
- Tiêm vào loài gặm nhấm như chuột lang, chuột bạch. Tổn thương do Rickettsia gây ra chủ
yếu ở mảng trong tế bảo các mao mạch. Đặc biệt khi cho chuột hít Rickettsia, vi khuẩn sẽ
nhân lên ở tế bào nhu mô phổi, gây viêm phổi.

- Gây bệnh thực nghiệm ở côn trùng tiết túc như ve, bọ, rận (đặc biệt là tiêm qua hậu môn
rận, vi khuẩn sẽ gây tổn thương ở ruột rận).
- Tiêm vào lòng đỏ bào thai gà ấp bảy ngày, để ở nhiệt độ 34°C – 37°C, Rickettsia phát triển
ở màng niệu đệm, nhất là ở noãn hoàng.

Rickettsia phát triển trong tế bào bằng cách cắt ngang, phân đôi. Qua nhiều thế hệ, vi khuẩn
tập trung thành từng đám trong tế bào, làm tế bào vỡ ra, Rickettsia được phóng thích và tiếp
tục xâm nhập tế bào khác.
Kháng nguyên
- Kháng nguyên đặc hiệu:
+Kháng nguyên không chịu nhiệt: là kháng nguyên không hòa tan, bản chất là protein, đặc
hiệu loài.
+Kháng nguyên chịu nhiệt: là kháng nguyên hòa tan, có bản chất là polysaccharid, đặc hiệu
nhóm.
- Kháng nguyên không đặc hiệu:
Bản chất là polysaccharid, kháng nguyên này có cấu trúc gần giống với kháng nguyên của vi
khuẩn Proteus vulgaris, vì vậy kháng nguyên này được sử dụng trong phản ứng Weil - Felix
để chẩn đoán huyết thanh.

Chuẩn đoán
*Chuẩn đoán trực tiếp:
- Bệnh phẩm: máu, nước chọc hạch, dịch não tủy, mảnh tổ chức khi mổ tử thi.
- Nhuộm soi: nhuộm bệnh phẩm bằng kỹ thuật nhuộm Giemsa hoặc nhuộm Macchiavello.
- Nuôi cấy phân lập: bệnh phẩm được xử lý và tiêm vào bào thai gà, vào vật thí nghiệm hoặc
tế bào nuôi cấy.
*Chuẩn đoán gián tiếp: chuẩn đoán huyết thanh
- Phản ứng không đặc hiệu (phản ứng Weil-Felix):
+Rickettsia và Proteus vulgaris hình như có chung một số kháng nguyên, lúc nhiễm Rickettsia
bệnh nhân sản sinh một số kháng thể ngưng kết với một vài chủng Proteus vulgaris (chủng
OX19, OX2, OXK) như R.prowazeki (OX19), Oriental tsutsugamushi (OXK) và R.mooseri
(OX19).
+Phản ứng này không áp dụng cho những Rickettsia không có kháng nguyên chung với
Proteus.
- Phản ứng đặc hiệu: kháng nguyên thu hoạch ở sản phẩm nuôi cấy ở trứng gà lộn có thể
làm các phản ứng ngưng kết đặc hiệu, phản ứng kết hợp bổ thể, phản ứng ức chế ngưng kết
hồng cầu, phản ứng miễn dịch huỳnh quang.

Sinh bệnh học


- Rickettsia là ký sinh trùng tự nhiên của một số động vật chân đốt nhất định (đặc biệt là chí,
bọ chét, ve và bọ ve) và có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng, thường đặc trưng bởi sốt cấp
tính, tự giới hạn trên người và động vật khác.
- Rickettsia phát triển ở tế bào nội mạch vách huyết quản, ở đó chúng nhân lên và bài tiết ra
yếu tố tiền đông máu, qua trung gian của độc tố làm cho những tế bào đó phồng lên rồi hoại
tử nên mạch máu bị nghẽn rồi bị vỡ nên những thương tổn của mạch máu trông rõ ở da. Ở
não người ta tìm thấy thương tổn ở mạch máu của chất xám. Tim cho thấy những thương
tổn ở mạch máu nhỏ.

Biểu hiện lâm sàng


Về mặt lâm sàng có thể phân loại các bệnh nhiễm Ricketsia như sau:
*Sốt phát ban dịch tễ:
- Tác nhân là vi khuẫn Rickettsia prowazeki:
+ Rickettsia prowazeki do H. Ricketts người Mỹ tìm ra năm 1909 – 1910 từ máu bệnh nhân
bị sốt phát ban thành dịch ở Mehico. Đến năm 1913, S. Prowaseki cũng tìm thấy mầm bệnh
ở huyết tương và bạch cầu của người bệnh. Sau nhiều năm nghiên cứu, năm 1916, Rocha
Lima đã đề nghị đặt tên vi khuẩn gây bệnh sốt phát ban là Rickettsia prowaseki để tưởng
nhớ hai nhà bác học đã hy sinh trong khi nghiên cứu mầm bệnh này.
+ Rickettsia prowazeki có hình cầu, hình que nhưng thường là hình cầu, kích thước từ 0,3 –
0,6 µm, sức đề kháng yếu, dễ bị liệt bởi tác nhân lý hóa. Rận là loài rất cảm nhiễm đới với R.
prowaseki, là môi giới làm lây lan mầm bệnh thành dịch lớn.
- Bệnh sốt phát ban do R. prowaseki có ba hội chứng lâm sàng chủ yếu.
+Sốt cao 40°C - 41°C, hình bình nguyên.
+Mụn chấm xuất hiện kín đáo, thường để lại sẹo.
+Sốt phát ban rầm rộ kèm theo nhiễm độc toàn thân, bệnh nhân mê sảng, rối loạn cảm
giác và tinh thần.
- Bệnh xảy ra ở người lớn tuổi nặng hơn ở trẻ em, tỉ lệ tử vong cũng cao hơn.
*Sốt phát ban địa phương (sốt phát ban chuột):
-Tác nhân là vi khuẩn Rickettsia mooseri:
+ Rickettsia mooseri được Neil (1917) và Mooser (1928) xác định vả mô tả.
+ Rickettsia mooseri có hình dạng ít thay đổi, thường là hình cầu, kích thước từ 0,3
– 0,8 µm, có sức đề kháng yếu, dễ bị diệt bởi tác nhân lý hóa.
- Chuột là động vật cảm nhiễm R. mooseri, nhất là chuột lang. Tiêm bệnh phẩm vào bụng
chuột lang đực, ngoài khả năng gây ra viêm phúc mạc, R. mooseri còn gây viêm nhiễm tinh
hoàn và quanh tinh hoàn, làm tinh hoàn bị dính không đẩy lên ổ bụng được.
- Chuột nhà chuột cống là ổ chứa mầm bệnh. Chuột nhiễm bệnh nhưng không chết và thải
mầm bệnh qua nước tiểu. Bệnh lây từ chuột sang chuột và qua trung gian bọ chét
Xenopsylla cheopis và bọ chuột Polyplas spinusis. Bọ chét là vật chủ liên tục đào thải
Rickettsia theo phân. Khi bọ chét đốt, phân bọ chét nhiễm mầm bệnh dính vào vết đốt, hoặc
qua da bị xây xát xâm nhập vào máu. Đôi khi, bụi phân bọ chét gây bệnh qua niêm mạc mắt,
đường hô hấp.
- Các tổn thương và triệu chứng bệnh tương tự như sốt phát ban dịch tễ nhưng nhẹ hơn.
- Chỉ có bọ chét mới truyền được mầm bệnh cho người, vật môi giới mang mầm bệnh nhưng
không bị chết.
* Sốt Q:
- Tác nhân là vi khuẩn Rickettsia burnetii:
+ Từ năm 1937, ở châu Úc những công nhân làm ở các xưởng sản xuất thịt thường bị sốt
cao và viêm phối mà không rõ nguyên nhân, được gọi là bệnh sốt Q (từ chữ query nghĩa là
chưa rõ ràng ). Cũng vào năm 1937 Derrick lấy máu bệnh nhân tiêm vào chuột lang và gây
được bệnh. Burnet và Freeman cho rằng mầm bệnh đó là Rickkettsia. Đến năm 1939,
Derrick đặt tên mầm bệnh đó là Rickettsia burnetii.
+ Rickettsia burnetii có dạng hình cầu hay hình que, có kích thước rất nhỏ (nhỏ nhất trong
các loại Rickettsia), có thể chui qua màng lọc vi khuẩn
- Ổ chứa mầm bệnh: Mầm bệnh được tăng trữ ở nhiều loại động vật: cừu, dê, trâu, bò,
nhiều loại động vật hoang dại, một số loài chim, ve.
- Đường truyền: Có nhiều đường lây, chủ yếu là đường hô hấp, khi tiếp xúc với những gia
súc mang mầm bệnh. Lây qua da bị sây sát hoặc lây truyền qua đường tiêu hoá khi uống sữa
tươi không được khử trùng.
- R. burnetti xâm nhập cơ thể qua hệ thống bạch huyết và máu. Mầm bệnh sinh sản, phát
triển ở tế bào bạch cầu và gây nhiễm khuẩn huyết. Biểu hiện lâm sàng của bệnh sốt Q đa
dạng nhưng thường gặp ở ba thể: thể viêm phổi, thể sốt giống cúm và thể sốt viêm não-
màng não.
- Bệnh sốt Q không có nổi ban và phản ứng Weill – Felix hoàn toàn âm tính.
*Sốt mò (sốt phát ban rừng rú, sốt triền sông Nhật Bản):
- Tác nhân là vi khuẩn Rickettsia orientalis:
+Được Wolbach phát hiện vào ănm 1919. Một năm sau đó, Hyyashi phân lập được và gọi là
Rickettsia tsutsugamushi.
+R. orientalis ốc nhiều hình dạng thay đổi, thường gặp nhất là dạng song cầu khuẩn hay
song cầu trực khuẩn, kích thước trung bình khoản 0,3 – 0,5 µm.
- Ổ chứa mầm bệnh: Trong tự nhiên bệnh lưu hành trong các loài gậm nhấm và mò, ở mò
Rickettsia có thể truyền cho thế hệ sau qua trứng. Như vậy mò vừa là môi giới vừa là ổ chứa
Rickettsia.
- Môi giới truyền bệnh: Bệnh truyền bởi nhiều loại ấu trùng của các loài mò.
- Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể do ấu trùng mò đốt, qua da bị sây sát, có thể xâm nhập
qua niêm mạc mắt, đường hô hấp. Toàn thân sốt cao đột ngột, nơi bị mò đốt tạo thành vết
loét, hạch lân cận sưng to, ban xuất hiện ở ngực, bụng rồi lan ra toàn thân, rất hiếm thấy ở
mặt, gan bàn tay, bàn chân. Ban kiểu dát sần, ít khi xuất huyết.

Phòng bệnh
- Phòng bệnh không đặc hiệu:
+Xua đuổi, tiêu diệt côn trùng tiết túc như phát quang bụi rậm, dùng hóa chất,..
+Khi có dịch cách ly bệnh nhân, cho những người tiếp xúc với bệnh nahan và những người
có nguy cơ nhiễm bệnh uống thuốc kháng sinh phòng ngừa.
- Phòng bệnh đặc hiệu: bằng vaccine
+Vaccine chết gồm ba loại khác nhau bào chế từ ruột rận, phổi chuột, lòng đỏ trứng gà
nhiễm Rickketsia. Vaccine không giúp bảo vệ cơ thể hoàn tàon nhưng làm bệnh xảy ra ở thể
nhẹ, lành tính.
+Vaccine sống giảm động lựuc có tác dụng tốt hơn vaccine chết nhưng chưa được sản xuất
hàng loạt vì còn nhiều nhược điểm.
+Ngoài hai loại trên, người ta có thể dùng vaccine sống phối hợp với kháng sinh.

Điều trị
Dùng kháng sinh càng sớm càng tốt. Kháng sinh nhạy cảm thường dùng là chloramphen- icol
và tetracyclin. Đối với trẻ em và phụ nữ có thai thì dùng rovamycin. Không nên dùng
sulfonamide vì kích thích vi khuẩn tăng trưởng làm bệnh nặng thêm.

*Nguồn:
Rickettsia – Wikipedia tiếng Việt
Sách vi khuẩn y học

You might also like