You are on page 1of 18

VIRUS DẠI

(Rabiesvirus)
MỤC TIÊU
1. Nêu được đặc điểm sinh vật học của virus dại
2. Trình bày được khả năng gây bệnh của virus
dại
3. Trình bày được nguyên tắc phòng bệnh và
điều trị dự phòng bệnh dại. Cách xử lý trường
hợp bị chó nghi dại cắn.
Bệnh dại (rabie có nguồn gốc từ tiếng latinh,
rabere có nghĩa là điên dại)
• Là bệnh viêm não cấp do virus từ nhiều loài động vật máu nóng
khác nhau truyền cho người,thông qua vết cắn hoặc vết trầy xước.
• Bệnh dại được mô tả cách đây 2000 năm, nhưng đến nay vẫn còn là
vấn đề nghiêm trọng, gây tỷ lệ tử vong cao cho người và động vật.
• Mỗi năm trên thế giới có khoảng 35.000 người chết vì bệnh dại.
• Ở Việt nam, bệnh dại thường xảy ra vào các tháng mùa hè.
• Những sự kiện chủ yếu góp phần kiểm soát bệnh dại ở người là:
Tìm ra vaccin dại cho người (1885)
Phát hiện tiểu thể Negri để chẩn đoán bệnh (1903)
Dùng vaccin kháng dại cho chó (những năm 1940)
Kháng thể kháng dại kết hợp với trị liệu bằng vaccin (1954)
Nuôi cấy virus dại trong các loại tế bào khác nhau (1958)
Các thử nghiệm chẩn đoán bằng kháng thể huỳnh quang (1959).
Đặc điểm sinh vật học
Cấu trúc:
• Virus dại thuộc họ Rhabdo virus
• Có hình gậy giống như đầu viên đạn, kích thước
170x70nm.
• Cấu trúc đối xứng xoắn, chứa ARN một sợi âm,
• Có vỏ capsid và vỏ peplon.
• Virus dại cố định ngắn hơn, thường có dạng hình cầu,
đường kính khoảng 60nm.
• Nuôi cấy được trên các tế bào nuôi tiên phát như: TB bào
thai gà, TB thận chuột đất, và trên các tế bào thường trực
như tế bào thần kinh khỉ Vero.
• Tiêm truyền cho động vật máu nóng như: cáo, chồn, chó,
mèo, thỏ, chuột cống, chuột nhắt, chuột lang…
Sơ đồ cấu trúc virus dại
Sức đề kháng

• Virus dại nhạy cảm với các yếu tố ngoại cảnh như: tia cực
tím hoặc ánh sáng mặt trời, bởi sức nóng (50uc/1 giờ) và
nhiệt độ (56oC/30’, 80oC/3’)
• Bị tiêu diệt nhanh chóng bởi xà phòng đặc 20%, bởi các
dung môi hòa tan lipid như ether, sodium deoxycholate
0,1%, trypsin, formalin…, môi trường kiềm cao hoặc
acid mạnh, các chất tẩy, chất ôxi hóa và bởi pH quá cao
hoặc quá thấp.
• Sống được vài tuần khi lưu trữ ở 4°C trong các mẫu não
• Ở -70oC có thể tồn tại hàng năm vẫn không mất tính chất
gây bệnh.
Phân loại
• Virus dại hoang dại: tồn tại ở 3 dạng sinh học: cổ điển, cường độc và
nhược độc.
• Virus dại hoang dại(virus dại “đường phố”): Là các dòng virus mới
được phân lập trực tiếp từ con vật bị nhiễm.
• Thời kỳ ủ bệnh dài và thay đổi (thường từ 21-60 ngày ở loài chó),
tạo thể vùi trong bào tương (Negri), khả năng gây bệnh cao nên còn
gọi là virus dại độc lực.
• Virus dại cố định: tiêm virus dại qua não thỏ (1884, L. Pasteur ) ->
virus dại không độc với người, không tồn tại trong điều kiện tự
nhiên bởi virus không đào thải ra theo tuyến nước bọt và không thể
truyền qua vết cắn
• Chỉ được bảo tồn bằng nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.
• Thời gian ủ bệnh ngắn (7 ngày): ủ bệnh cố định, gây bệnh cảnh dại
bại liệt cho động vật nhưng mất khả năng gây bệnh cho người, được
sử dụng để sản xuất vaccin phòng bệnh.
• Trong tế bào não của động vật bị nhiễm virus dại cố định không
hình thành tiểu thể Negri.
Khả năng gây bệnh cho động vật
• Tất cả động vật máu nóng đều có thể bị nhiễm virus dại.
• Thời kỳ ủ bệnh không cố định, trung bình 7-14 ngày
• Hai thể bệnh thường gặp: thể hung dữ và thể liệt -> chết.
(Ở dơi có thể gặp thể không triệu )
• Thấy virus trong não và tuyến nước bọt của con vật bị
bệnh. Hiếm thấy virus trong máu và phủ tạng.
• Thời kỳ ủ bệnh ở chó thường kéo dài từ 3-8 tuần, lâm
sàng cũng có ba giai đoạn giống như bệnh dại ở người.
• Chó con không có những triệu chứng điển hình của bệnh
dại. Vì vậy, cần tiêm phòng bệnh dại khi bị chó con
cắn.
Khả năng gây bệnh cho người
• Đường lây: từ động vật lây sang người qua vết cắn hoặc do
tiếp xúc với nước bọt của động vật mắc bệnh dại.
• Đây là bệnh viêm não tủy cấp tính, gây tử vong chắc chắn.
• Thời kỳ ủ bệnh: trung bình 1-3 tháng
• Dấu hiệu có giá trị chẩn đoán nhất là dấu hiệu kiến bò tại
vết cắn.
• Thời kỳ toàn phát: triệu chứng gồm sốt, mệt mỏi, lo âu, giãn
đồng tử, tiết nước bọt, người bệnh bị kích thích trên mọi
giác quan -> sợ nước, sợ gió, sợ tiếng động và ánh sáng.
• Các cơ co thắt mạnh dẫn đến đau đớn, trong đầu bệnh nhân
có cảm giác bị đè nén, sợ hãi, lo âu sau đó hưng phấn và
cuối cùng dẫn đến giai đoạn liệt.
• Tất cả bệnh nhân dại khi lên cơn đều bị chết trong tình trạng
bị liệt cơ hô hấp và tuần hoàn.
• Khi đã lên cơn thì xem như đã cầm chắc cái chết.
Cơ chế
• Virus dại thường xuyên có mặt trong hệ thống TKTW và
TK ngoại biên của động vật bị dại.
• Các tế bào TK ở hạch giao cảm bị bong ra làm tuyến nước
bọt bị nhiễm virus (sự bong ra không có tính chất liên tục,
điều này giải thích sự lây bệnh không liên tục khi bị động
vật dại cắn).
• Khi người bị động vật dại cắn, virus từ nước bọt xâm nhập
vào cơ thể qua vết cắn hoặc vết cào, trầy xước. Virus di
chuyển đến hệ thần kinh ngoại vi và theo dây thần kinh
hướng tâm đến tủy sống và hệ TKTW.
• Sự nhân lên của virus trong tế bào thần kinh dẫn đến xuất
hiện một vật thể ưa acid trong bào tương của tế bào, đó là
tiểu thể Negri (bản chất là các thành phần của virus chưa
được lắp ráp thành hạt virus hoàn chỉnh tập trung lại).
Chẩn đoán vi sinh
• Chẩn đoán VSV bệnh dại đối với người ít làm vì lấy bệnh
phẩm khó khăn và không có ý nghĩa cho việc điều trị.
• Chỉ chẩn đoán VSV trên động vật bị nghi dại:
• Tìm tiểu thể Negri: bệnh phẩm là não động vật, nhuộm
theo phương pháp Seller hay Mann, soi thấy tiểu thể
Negri thường khư trú trong tế bào sừng Amon, bắt màu
Eosin.
• Phân lập virus: bệnh phẩm là não hoặc nước dãi động vật,
bệnh phẩm được nghiền nhỏ, ly tâm lấy nước nổi, tiêm
vào não chuột nhắt trắng 2-3 ngày tuổi. Sau 7 ngày, chuột
xuất hiện liệt mềm.
• Phản ứng MDHQTT
• Xác đinh ARN bằng RT - PCR
Phòng bệnh

• Cần tiêu diệt động vật bị dại hoặc nghi dại.


• Trong số những động vật máu nóng thì chó là
động vật bị nhiễm dại nhiều, mặt khác chó là loài
sống gần người, vì vậy phải:
• Hạn chế nuôi chó.
• Nuôi chó phải xích, nhốt, đeo rọ mõm, không cho
chạy rông ra đường.
• Tiêm vaccine phòng dại cho chó, mỗi năm một
lần vào mùa xuân trước khi bệnh dại có thể phát
triển mạnh.
Cách xử lý trường hợp bị chó nghi dại cắn
Khi bị chó nghi dại cắn cần bình tĩnh thực hiện đầy đủ các bước sau:
• Nhốt chó lại cho ăn uống đầy đủ, theo dõi trong vòng 10 ngày.
• Xử lý vết cắn ở người bằng cách:
Rửa sạch vết thương bằng nước sạch, hoặc xà phòng đặc 20%
Bôi chất sát khuẩn như cồn, iod đặm đặc
Không khâu vết thương
Gây tê tại chỗ cạnh vết thương bằng Procain để ngăn sự tiến triển của virus.
• Nếu vết cắn ở chỗ nguy hiểm (vùng đầu, cổ, vết thương sâu), gần thần kinh trung
ương thì dùng càng nhanh càng tốt các chế phẩm:
Tiêm ngay huyết thanh kháng dại (SAR - serum antirabique)
Tiêm vaccine phòng dại.
Tiêm huyết thanh kháng độc tố uốn ván (SAT) trong trường hợp càn thiết.
• Nếu vết cắn bình thường thì theo dõi chó: Nếu sau 10 ngày chó vẫn sống, ăn uống
bình thường thì không cần tiêm vaccine. Nếu chó bị chết trong 5 ngày đầu thì tiêm
huyết thanh rồi tiêm vaccine. Nếu chó chết trong 5 ngày sau thì chỉ cần tiêm
vaccine.
• Trường hợp chó chạy mất tích, bị đánh chết hoặc chó con cắn thì phải tiêm huyết
thanh và vaccine ngay.
Điều trị dự phòng
Đối với người bị động vật dại cắn, cào chúng ta phải:

• Tiêm huyết thanh kháng dại (SAR) dưới da, phía trên
vết cắn trong vòng 72h, liều 0,2-0,5ml (40 đv/kgcn).
• Tiêm vaccine phòng dại, tùy loại vaccine có cách tiêm
và liều lượng khác nhau. Vaccin chết (Semple tiêm 21
mũi vào bụng quanh rốn, liều lượng lớn và gây đau
đớn), vaccine sống giảm độc lực Fuenzalida (điều chế
từ não chuột), Verorab (từ tế bào Vero hoặc tế bào thận
khỉ) tiêm 5 mũi vào ngày 0, 3, 7, 14, 28 sau khi bị cắn.
• Phản ứng phụ do tiêm vaccine: giảm tí tuệ, chậm phát
triển, có thể tử vong.
Hình ảnh về đường lây bệnh dại
Hình ảnh về cách phòng bệnh dại
cho động vật
Hình ảnh về loại động vật có thể
mang virus dại

You might also like