You are on page 1of 30

BỆNH LÝ TINH HOÀN

VÀ TUYẾN TIỀN LIỆT


ThS. BS. Hoàng Đình Khánh
BỘ MÔN MÔ – BỆNH HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Mô tả và nhận biết được hình ảnh đại thể, vi thể
các bệnh lý của hệ sinh dục nam (tinh hoàn,
tuyến tiền liệt).
2. Mô tả và nhận biết được hình ảnh đại thể, vi thể
các bệnh lý của hệ sinh dục nữ (nội mạc tử cung,
cổ tử cung và buồng trứng).
I. MỘT SỐ BỆNH LÝ CỦA TINH HOÀN

1.Tinh hoàn ẩn
2.Viêm tinh hoàn
3.Tràn dịch màng tinh hoàn
4.Tràn máu màng tinh hoàn
5.U tinh hoàn
1. TINH HOÀN ẨN
 Cơ chế: Sự di
chuyển của tinh
hoàn từ ổ bụng
xuống bìu bị
ngưng giữa chừng
(gặp ở khoảng 5%
trẻ trai).
 Nếu không được
kéo xuống hay cắt
bỏ thì có nguy cơ
ung thư hóa.
Đại thể của tinh hoàn ẩn
Đại thể: Kích thước
nhỏ, diện cắt thường
không có gì đặc biệt.
Vi thể của tinh hoàn ẩn
Các tiêu chuẩn:
1. Các ống sinh tinh chỉ
chứa các tế bào
Sertoli.
2. Màng đáy rất dày.
3. Ngoài ra, còn sót lại 1
ít tế bào Leydig.
2. VIÊM TINH HOÀN

1. Viêm tinh hoàn – mào tinh cấp


2. Viêm lao màng tinh hoàn
3. Viêm tinh hoàn do quai bị
4. U hạt tinh trùng
Viêm tinh hoàn – mào tinh cấp
Nguyên nhân: Thường do
lậu, C. trachomatis hoặc E.
Coli,…
Lâm sàng: Tinh hoàn sưng
to và rất đau.
Đại thể: Sung huyết đỏ
hoặc hoại tử, áp-xe hóa.
Vi thế: Phù, sung huyết và
xâm nhập bạch cầu đa
nhân. Nặng hơn có hoại tử.
Viêm lao màng tinh hoàn
 Thường là thứ phát sau lao
phổi hoặc lao thận.
 Lâm sàng: Thường khá kín
đáo, chỉ đau nhẹ hoặc cảm
giác khó chịu, bìu to lên.
 Đại thể: Trung tâm hoại tử
bã đậu, bao quanh bởi các
dải xơ.
Viêm lao màng tinh hoàn
Vi thể: Có nang lao điển
hình với 5 thành phần.
1. Chất hoại tử ở trung
tâm
2. Tế bào khổng lồ
Langhans
3. Tế bào dạng biểu mô
4. Lympho bào
5. Mô xơ.
Viêm tinh hoàn do quai bị
 Do nhiễm virus quai bị (thuộc họ
Paramyxoviridae), thường gặp ở trẻ em.
 Có thể gây vô sinh nếu viêm cả 2 bên.
 Đại thể: Sưng to, đau.
 Vi thể: Phù viêm, kèm theo xâm nhập tế bào
viêm đơn nhân.
U hạt tinh trùng
 Thường nằm dọc theo
ống dẫn tinh hoặc
mào tinh.
 Đại thể: Các cục cứng
và đau.
 Vi thể: giống viêm hạt
dị vật (là các tinh
trùng). Tế bào dạng
biểu mô, lympho bào,
tế bào khổng lồ dị vật.
Bệnh lý tuyến tiền liệt
 Tuyến tiền liệt có hình nón
ngược, nằm sau phúc mạc,
bao quanh cổ bàng quang và
niệu đạo.
 Về mặt giải phẫu, tuyến
tiền liệt gồm: 3 vùng và 1
bản sợi – cơ trước.
 Về mặt bệnh lý, tuyến tiền
liệt gồm 2 vùng (trong và
ngoài).
Mô học tuyến tiền liệt

Về mô học, tuyến tiền


liệt cấu tạo bởi: Biểu
mô tuyến và mô đệm.
 Biểu mô tuyến: Tế
bào chế tiết và tế bào
đáy.
 Mô đệm: Mô xơ và
cơ trơn.
Các bệnh lý thường gặp ở tuyến tiền liệt

1.Viêm tuyến tiền liệt (viêm cấp và viêm mạn)


2.Quá sản lành tính tuyến tiền liệt
3.Ung thư biểu mô tuyến
Viêm tuyến tiền liệt

Có 2 dạng thường gặp:


 Viêm tuyến tiền liệt cấp
 Viêm tuyến tiền liệt mạn
Viêm tuyến tiền liệt cấp
 Nguyên nhân:
Thường do vi khuẩn
E. Coli hoặc các vi
khuẩn Gram âm khác.
Có thể trực tiếp hoặc
gián tiếp.
 Đại thể: TTL sưng to,
phù nề, sung huyết,
có thể tạo ổ áp – xe.
Viêm tuyến tiền liệt cấp
Vi thể:
 Lòng ống xâm nhập
nhiều bạch cầu đa
nhân trung tính, các
mảnh vụn hoại tử.
Viêm tuyến tiền liệt mạn
 Nguyên nhân: Tương tự như
viêm cấp.
 Những trường hợp nuôi cấy
âm tính gọi là viêm mạn tính
vô khuẩn.
 Đại thể: TTL chắc hơn bình
thường.
 Vi thể: Nhu mô tuyến thâm
nhập lympho bào, tương
bào. Chủ yếu ở mô đệm (ít
khi vào biểu mô tuyến).
Quá sản lành tính tuyến tiền liệt
(Tăng sản dạng cục)
 Rất thường gặp ở người trên 50 tuổi.
 Tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi.
 Nguyên nhân chưa rõ, tuy nhiên có liên hệ mật
thiết với testosterone.
Đại thể của quá sản lành tính TTL
 Tuyến tiền liệt tăng
kích thước (60 – 100
g).
 Các nốt tăng sản mềm
hoặc chắc, màu hồng
hoặc trắng xám.
 Tập trung ở vùng
trong của tuyến, chèn
ép lên niệu đạo.
Vi thể của quá sản lành tính tuyến tiền liệt
Quá sản cả 2 thành
phần: Biểu mô tuyến và
mô đệm.
 Biểu mô tuyến: Các
tuyến giãn rộng, có
thể tạo nhú; gồm 2
hàng tế bào (tế bào
chế tiết và tế bào
đáy).
 Mô đệm: Tăng sinh
xơ và cơ trơn.
Vi thể của quá sản lành tính tuyến tiền liệt

Quá sản tuyến, kết thể tiền liệt Quá sản mô đệm
Liên hệ lâm sàng
 Bệnh nhân có triệu
chứng tiểu khó hoặc
bí tiểu.
 Nước tiểu ứ đọng có
thể gây giãn bàng
quang, ứ nước thận,
viêm và suy thận.
Ung thư biểu mô tuyến của tuyến tiền
liệt
 Thường gặp ở người trên 50 tuổi.
 Nguyên nhân chưa rõ, nhưng có liên hệ mật
thiết tới vai trò của testosterone.
 Bệnh không xảy ra trên người bị cắt tinh hoàn
trước dậy thì.
Đại thể ung thư biểu mô tuyến
Xuất phát từ vùng
ngoài, mặt sau (có
thể phát hiện bằng
thăm trực tràng).
Đại thể:
 U chắc, giới hạn
không rõ.
 Màu trắng xám
hoặc vàng nhạt.
Vi thể của ung thư biểu mô tuyến
 Tùy theo mức độ
biệt hóa: Các cấu
trúc tuyến có thể rõ
hoặc không rõ.
 Phân độ mô học
dựa theo thang
điểm Gleason.
Thang điểm Gleason
1: Biệt hóa cao nhất.
5: Biệt hóa kém nhất.
 Điểm Gleason =
Điểm của cấu trúc
chiếm ưu thế nhất
+ Điểm của cấu trúc
chiếm ưu thế thứ 2
 Áp dụng với bệnh
phẩm phẫu thuật.
Liên hệ lâm sàng
 Triệu chứng lâm sàng thường không rõ cho tới khi u xâm lấn hoặc
di căn xa (di căn xương).
 Bệnh thường được phát hiện muộn (giai đoạn T3 hoặc T4 hay
M1).
 Mặc dù phát hiện muộn nhưng tiên lượng khá tốt so với các ung
thư khác.
 PSA (Prostate specific antigen) được dùng để tầm soát, theo dõi
điều trị và phát hiện di căn
(Bình thường PSA dưới 4 ng/ml, nghi ngờ ung thư khi PSA trên 10
ng/ml)
Tiên lượng một số loại ung thư

Ung thư tiền liệt


tuyến có tiên lượng
tốt so với đa số các
loại ung thư khác.

You might also like