You are on page 1of 9

câu hỏi ngắn (31-40)

31. Hội chứng di truyền K ĐTT (Hội chứng LYNCH)

- Ung thư đại tràng do di truyền không phải đa polype


- Chiếm 5% ung thư đại tràng
- Đột biến của 1 trong 5 gene: MLH1, MSH2, MSH6, PMS1, PMS2

33. Phương pháp điều trị ung thư phổi?

Phẫu thuật

Xạ trị

Hóa trị

Phối hợp

Nâng đỡ, giảm triệu chứng

34. ER (3+), PR(3+), HER2 (+) => K vú nhóm Luminal B

35. Phương tiện tầm soát ung thư biểu mô tế bào gan cho đối tượng nguy cơ?

Có 2 nhóm nguy cơ : cao, rất cao

Tầm soát bằng siêu âm bụng và xét nghiệm phối hợp các chỉ dấu sinh học AFP, AFP -
L3, PIVKA II

Nếu nghi ngờ có tổn thương UTBMTBG và hoặc các chỉ dấu sinh học tăng nên chụp
CT scan bụng có cản quang hoặc MRI bụng có tương phản từ

36. Triệu chứng bạch cầu cấp

• Hội chứng thiếu máu

• Hội chứng xuất huyết

• Hội chứng nhiễm trùng

• Hội chứng thâm nhiễm

TRIỆU CHỨNG toàn thân

37. Chẩn đoán xác định ung thư đại trực tràng dựa vào:
- Lâm sàng.
- Tổn thương phát hiện qua nội soi.
- Hình ảnh học (siêu âm, CT, MRI, SPECT, PET/CT để đánh giá giai đoạn).
- Mô bệnh học: là phương pháp quyết định nhất để khẳng định bệnh ung
thư

39. 2 nhóm gen liên quan đến phát triển ung thư?

● sự xuất hiện của nhóm gen sinh ung


● sự mất đi của gen ức chế bướu

40. 3 nhóm nguyên nhân bên trong gây ung thư?

- nguyên nhân bên trong: gen, di truyền, nội tiết, miễn dịch
- nguyên nhân bên ngoài môi trường sống: hoá chất, vi khuẩn, tia xạ

câu hỏi ngắn part 8 câu

1. Phân nhóm sinh học của ung thư vú

Phân nhóm Tỉ lệ % Định nghĩa


Luminal A 40% ER (+) và/hoặc PR (+), HER2 (-)
2. Ki67 thấp <14%
Luminal B 20% ER (+) và/hoặc PR (+), HER2 (-)
Ki67 cao >14%
10% ER (+) và/hoặc PR (+), HER2 (+)
Ki67 bất kì
HER2 dương tính 15% ER (-), PR (-), HER2 (+) Ki67 bất kì
Tam âm, giống đáy 15% ER (-), PR (-), HER2 (-) Ki67 bất kì

Giai đoạn K ĐTT di căn xa:

3. ung thư di đoạn 2 của u lympHO ( CÁI ĐỀ KHÔNG HIỂU LẮM CHẮC LÀ HỎI GIAI
ĐOẠN)
4. GIỐNG CÂU 33 Ở TRÊN

5. Hạch vùng ung thư vú

Hạch nách, Rotter, dưới đòn, trên đòn, vú trong.

6. Triệu chứng báo hiệu ung thư? Cái nào dễ bỏ qua:

- Ho kéo dài
- Xuất huyết, tiết dịch bất thường
- Thay đổi thói quen đại, tiểu tiện
- Rối loạn tiêu hóa
- Đau đầu, ù tai 1 bên
- Nói khó
- Nổi u, cục cứng, phát triển nhanh
- Loét dai dẳng khó liền.
- Nổi hạch bất thường, cứng, ít đau
7.triệu chứng bạch cầu cấp

Lâm sàng: triệu chứng theo hội chứng:

• Hội chứng thiếu máu:mệt mỏi, da niêm nhạt màu, chán ăn, khó thở.

• Hội chứng xuất huyết: do giảm tiểu cầu, xuất huyết tự nhiên. Tùy mức độ giảm
tiểu cầu có thể xuất huyết dạng chấm, nốt, mảng ở da, chảy máu niêm mạc, nặng
hơn có thể gặp xuất huyết nội tạng.

• Hội chứng nhiễm trùng: Sốt, nhiễm trùng tại chỗ như viêm loét miệng họng,
nhiễm trùng da, viêm phổi... nặng hơn có thể nhiễm trùng huyết.

• Hội chứng thâm nhiễm: Gan, lách, hạch to, phì đại lợi răng, thâm nhiễm da,
thâm nhiễm thần kinh trung ương, thâm nhiễm phổi, đau xương (đặc biệt là
xương ức), lồi mắt do sự xâm lấn các tế bào ác tính ở hốc mắt...

• Có thể gặp triệu chứng tắc mạch do tăng bạch cầu.

• Biểu hiện toàn thân: Mệt mỏi, gầy sút, suy sụp nhanh.

8. ranh giới, mật độ, di động u lành

- ranh giới: rõ
- mật độ: mềm
- di động: dễ

Câu 1: Hãy nêu nguyên tắc phẫu thuật trong ung thư vú

- Đối với khối u nguyên phát: cắt tuyến vú vét hạch nách, cắt tuyến vú tiết kiệm da,
cắt tuyến vú bảo tồn quầng núm, phẫu thuật bảo tồn kết hợp với các kỹ thuật tái tạo.

- Đối với hạch vùng: nạo vét hạch nách hoặc sinh thiết hạch cửa.

- Tạo hình và tái tạo tuyến vú cho bệnh nhân UTV: đây là nhu cầu cấp thiết và chính
đáng của người bệnh trong những năm gần đây. Có nhiều biện pháp tạo hình, tái tạo
tuyến vú như sử dụng chất liệu độn (implant), sử dụng các vạt da cơ có cuống hay vạt
da cơ tự do với kỹ thuật vi phẫu. Việc chỉ định loại phẫu thuật này cần được đưa ra
bởi bác sỹ chuyên ngành ung bướu sau khi đã có đánh giá tổng thể toàn diện các vấn
đề liên quan đến tiên lượng bệnh ung thư và chất lượng sống của người bệnh.

- Phẫu thuật sạch sẽ, phẫu thuật triệu chứng: đối với giai đoạn muộn.
Câu 2: Nguyên tắc chung điều trị ung thư dạ dày. Chỉ định cắt u dạ dày qua nội
soi

Nguyên tắc chung điều trị ung thư dạ dày

- Phẫu thuật là phương pháp đóng vai trò quan trọng và chủ đạo trong điều trị ung thư
dạ dày. Phẫu thuật có vai trò điều trị triệt căn trong giai đoạn sớm, là phương pháp
chính trong giai đoạn còn phẫu thuật được và là biện pháp điều trị triệu chứng ở giai
đoạn muộn.

- Hóa trị, xạ trị đóng vai trò điều trị bổ trợ, tân bổ trợ trong giai đoạn còn chỉ định điều
trị triệt căn và vai trò giảm nhẹ, kéo dài thời gian sống thêm khi bệnh ở giai đoạn
muộn, tái phát, di căn.

Chỉ định cắt u qua nội soi

* Nguyên lý chỉ định: xem xét điều trị ở những khối u ít có khả năng di căn hạch và
thích hợp cho việc cắt tổn thương thành một khối.

* Chỉ định tuyệt đối: ESD và EMR được chỉ định cho khối u thể biệt hóa cao không
có loét, chẩn đoán lâm sàng giai đoạn T1a và kích thước dưới 2cm.

* Chỉ định tương đối (mở rộng chỉ định)

- Các khối u ít khả năng di căn hạch và không có xâm nhập mạch bạch huyết. Phương
pháp ESD cắt rộng rãi lớp hạ niêm mạc hay được dùng hơn EMR.

- Các khối u được chẩn đoán T1a và:

✔ Thể mô bệnh học biệt hóa cao, không có loét, đường kính > 2cm
✔ Thể mô bệnh học biệt hóa cao, có loét, và đường kính ≤ 3cm
✔ Thể mô bệnh học kém biệt hóa, không có loét, và đường kính ≤ 2cm

Câu 3: Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG).

Khi tổn thường ở gan có một trong ba tiêu chuẩn sau:

- Hình ảnh điển hình* của UTBMTBG trên CT scan bụng có cản quang hoặc MRI
bụng có tương phản từ + AFP >= 400 ng/ml.

- Hình ảnh điển hình* của UTBMTBG trên CT scan bụng có cản quang hoặc MRI
bụng có tương phản từ + AFP tăng cao hơn bình thường (nhưng chưa đến 400 ng/ml)
+ có nhiễm HBV và/hoặc HCV. Có thể làm sinh thiết gan để chẩn đoán xác định nếu
bác sĩ lâm sàng thấy cần thiết.
Các trường hợp không đủ các tiêu chuẩn nói trên đều phải làm sinh thiết khối u gan
(có thể phải làm nhiều lần) để chẩn đoán xác định. Nếu sinh thiết lại vẫn âm tính thì
có thể theo dõi và làm lại các xét nghiệm hình ảnh học và chỉ dấu sinh học mỗi 2
tháng.

- Có bằng chứng giải phẫu bệnh lý là UTBMTBG.

* Hình ảnh điển hình trên CT scan bụng có cản quang hoặc MRI bụng có tương phản
từ: (các) khối u bắt thuốc trên thì động mạch gan và thải thuốc (wash-out) trên thì tĩnh
mạch cửa hay thì chậm. Nên chụp MRI với chất tương phản từ gan -mật gadoxetate
disodium (Gd-EOB-DTPA - gadolinium ethoxybenzyl diethylenetriamine pentaacetic
acid) để tăng khả năng chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan.

Câu 4: Trình bày sơ lược các hội chứng xâm lấn, chèn ép tại chổ có thể gặp trong
ung thư phổi giai đoạn muộn?

Hội chứng trung thất:

✔ Chèn ép tĩnh mạch chủ trên: phù áo khoác, truyền tĩnh mạch cổ nổi to, tuần
hoàn bàng hệ.
✔ Chèn ép thực quản: khó nuốt, nuốt đau.
✔ Chèn ép thần kinh quặt ngược trái: khàn tiếng, giọng đôi
✔ Chèn ép thần kinh giao cảm cổ: khe mắt hẹp, đồng tử co nhỏ, gò má đỏ bên
tổn thương.
✔ Chèn ép thần kinh phế vị: hồi hộp, tim đập nhanh.
✔ Chèn ép thần kinh hoành: nấc, đau vùng hoành, khó thở.
✔ Chèn ép đám rối cánh tay: đau vai lan mặt trong cánh tay, rối loạn cảm giác.
✔ Chèn ép ống ngực chủ: tràn dưỡng chấp màng phổi.

Hội chứng Pancoast - Tobias: xảy ra khi các khối u ở vùng đỉnh phổi, lan lên thành
ngực trên, , màng phổi, xương sườn hoặc chèn ép vào đám rối cánh tay gây đau vùng
mặt trong cánh tay, cẳng tay, đau vai, đau đầu, và suy nhược, hoặc teo bàn tay cùng
bên.

Hội chứng Claude –Bernard – Horner: thường đi kèm với hội chứng Pancoast –
Tobias: do u chèn ép gây tổn thương thần kinh giao cảm, bệnh nhân có triệu chứng
sụp mi, co đồng tử, hẹp khe mắt, nóng bừng nửa mặt cùng bên khối u.

Câu 5: Trình bày sơ lược về triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán bệnh
ung thư giáp thể nhú dưới 45 tuổi?

● Lâm sàng:
- Cơ năng:
+ GĐ đầu thường nghèo nàn, ít có giá trị, thường do bn tự phát hiện hoặc khám sk
định kỳ.

+ GĐ muộn: Nói khàn, khó nuốt, khó thở hoặc đến khám vì triệu chứng của di căn xa.
- Thực thể:

+ U giáp: thường là đơn độc hoặc eo giáp hơn là đa ổ.

+ Hạch cổ: nhóm VI, cảnh cùng bên,… hạch thường rắn, không đau, di động được khi
chưa xâm lấn.
● Cận lâm sàng:

+ Tế bào học (FNA): nhanh, an toàn, chính xác cao 90-95%, có thể làm tại u hoặc
hạch.

+ Siêu âm vùng cổ: phân biệt u đặc hay nang, xác định vị trí, số lượng, kích thước,
tính chất, xâm lấn, hạch cổ. Hình ảnh đặc giảm âm, ranh giới không rõ, có thể có vi
vôi hóa trong khối, chiều cao lớn hơn rộng, hạch cổ to, tính chất hạch bất thường.

+ CT & MRI vùng cổ: đánh giá kỹ mức độ xâm lấn u giáp và hạch với xung quanh
như khí quản, thực quản, phần mềm vùng cổ.

+ Xạ hình (131I): TB k không bắt màu, có ích trong phát hiện di căn, xác định lạc chỗ,

+ Sinh thiết tức thì trong mổ: quyết định pp phẫu thuật ngay trong mổ.

+ Chỉ điểm sinh học, hormon: biệt hóa TG, thể tủy là Calcitonin, CEA giúp tiên lượng
và theo dõi sau điều trị. FT4, TSH bình thường.
● Chẩn đoán: dựa theo GPB rồi phân chia giai đoạn theo TNM (AJCC 2017)
- GĐ I: bất kỳ T, N, M0
- GĐ II: Bất kỳ T, N, M1

Câu 6: Hãy nêu những đặc điểm để phân biệt giữa u lành và u ác?

U lành K
Biệt hóa Ít biệt hóa

Hiếm có phân bào Thường có phân bào (Nst, AND bất thường hình
dạng)

Phát triển chậm Phát triển nhanh

Không xâm nhập Xâm nhập cơ quan khác

Không phá hủy Phá hủy

Có vỏ bọc Không có vỏ bọc

Không tái phát Tái phát

Không di căn Di căn (BH, máu, kế cận)

Không ảnh hưởng lên cơ thể Ảnh hưởng

Câu 7: Tiêu chuẩn đáp ứng sau hóa trị tấn công trong bệnh bạch cầu cấp

XN tủy đồ sau 3-4 tuần điều trị theo tiêu chuẩn ung thư quốc gia hoa ký 1990:
- Lui bệnh hoàn toàn:

+ Lâm sàng ổn định

+ CTM: NEU 1,5 G/L; Hct > 30%; PLT > 100G/L, không có tế bào blast

+ Tủy đồ: tủy tạo máu bình thường, TB blast < 5% trên nền sinh tủy bình thường.
- Lui bệnh không hoàn toàn: Tủy đồ: TB blast 5-20%
- Không lui bệnh: Blast > 20%.

Câu 8: Nêu các chỉ số tiên lượng quốc tế (IPI) trong U lympho không Hodgkin
- Tuổi > 60
- Giai đoạn bệnh III – IV
- LDH cao
- ≥ 2 vị trí tổn thương ngoài hạch
- Tổng trạng (theo ECOG) ≥ 2.

Nhóm nguy cơ Số lượng yếu tố Tỷ lệ còn sống 5 năm

Thấp ≤1 73%

Trung bình – thấp 2 51%

Trung bình- cao 3 43%

Cao ≥4 26%

You might also like