You are on page 1of 5

Module: Thực hành Y khoa – Học phần: Thực hành Nội khoa 1 Tiếp cận bệnh nhân sụt

nh nhân sụt cân

TIẾP CẬN BỆNH NHÂN SỤT CÂN KHÔNG CHỦ ĐÍCH


MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Nhận định được tính trạng sụt cân không chủ đích
2. Đề xuất được các xét nghiệm tìm nguyên nhân gây sụt cân không chủ đích
3. Định hướng được các nguyên nhân gây nên tình trạng sụt cân không chủ đích
I. ĐẠI CƯƠNG:
1.1. Khái niệm
Sụt cân không chủ đích – sụt cân không rõ nguyên nhân là dấu hiệu lâm sàng thường gặp
trên thực tế. Tình trạng này có thể là một dấu hiệu của một rối loạn tiềm ẩn, một bệnh lý nghiêm
trọng, hoặc đôi khi chỉ bởi tuổi tác, sự hoạt động quá mức, hoặc một yếu tố xã hội.
Sụt cân không chủ đích là khi cân nặng mất > 5% trọng lượng cơ thể trong 6 – 12 tháng.
Thời gian sụt cân càng ngắn, tình trạng sụt cân nhiều và kéo dài thường là chỉ điểm của một
bệnh lý nghiêm trọng cần được đánh giá và can thiệp càng sớm càng tốt. Ở cơ thể bình thường
cân nặng (trọng lượng cơ thể) thường xuyên biến động. Cân nặng ở người bình thường phụ
thuộc vào chế độ ăn uống, mức độ hoạt động thể lực, sức khỏe tổng thể, tuổi tác, sự hấp thụ các
chất dinh dưỡng và các yếu tố kinh tế xã hội. Khi trọng lượng cơ thể sụt giảm > 5% trọng lượng
trong thời gian dài mà không giải thích được nhất là người lớn tuổi thường là dấu hiệu chỉ điểm
của một bệnh lý nào đó cần được phát hiện và can thiệp kịp thời.
1.2. Các nguyên nhân gây sụt cân không chủ đích
❖ Các bệnh nội tiết - chuyển hóa:
- Đái tháo đường.
- Suy thượng thận tiên phát (bệnh Addison).
- Cường giáp trạng (Basedow).
- Cường cận giáp tiên phát (hiếm gặp).
❖ Các bệnh ung thư:
- Ung thư đường tiêu hóa: dạ dày, gan mật, tụy, đại tràng, thực quản,...
- Ung thư phổi
- Ung thư tiền liệt tuyến (nam giới)
- Ung thư máu.
- Ung thư hạch, ung thư xương,…..
❖ Các bệnh nhiễm trùng mạn tính kéo dài
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
- Lao phổi, lao xương, lao ruột.
- Nhiễm HIV/AIDS
- Viêm loét đại tràng
- Viêm dạ dày mạn
- Bệnh Crohn
- Viêm tụy mạn
Đại học Y Dược Hải Phòng Tài liệu học tập
Module: Thực hành Y khoa – Học phần: Thực hành Nội khoa 1 Tiếp cận bệnh nhân sụt cân

❖ Các nguyên nhân khác:


- Suy tim mạn tính
- Dùng một số thuốc: lợi tiểu, thuốc gây khô miệng (anti cholinecgic ).
- Đột quỵ, Parkinson.
- Trầm cảm
- Đau kéo dài
- Bệnh lý răng miệng kéo dài : mất răng,...
- Sử dụng, lạm dụng chất gây nghiện (rượu, cocain,..)
- Bệnh Celiac (là bệnh không dung nạp Gluten có lúa mì, ngũ cốc).
II. NHẬN ĐỊNH ĐỂ XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH TRẠNG SỤT CÂN
KHÔNG CHỦ ĐÍCH
1. Hỏi bệnh
1.1. Bệnh sử: Cần khai thác được các vấn đề
- Tình trạng ăn uống: tăng, giảm về số lượng; cảm giác ngon miệng hoặc chán ăn; cảm
giác sợ, kiêng một thức ăn nào đó;....
- Tình trạng mệt mỏi: kéo dài, vô cớ, giảm sút sức lao động,...
- Tình trạng vệ sinh: có thay đổi thói quen vệ sinh? Tiểu nhiều/ ít? Rối loạn đi phân( táo/
lỏng, bất thường đi phân,...)? Rối loạn tiểu tiện: tiểu buốt/ dắt?
- Tình trạng giấc ngủ: có thay đổi (mất ngủ, rối loạn giấc ngủ,...)
- Có biểu hiện bất thường: đau bụng, nôn/ buồn nôn, nuốt nghẹn, ho, ho khạc đờm, ho ra
máu, đau ngực, khó thở, phù chi, đau bụng, sốt kéo dài, sốt thất thường,...
- Có sử dụng một số thuốc: lợi tiểu, các thuốc gây nôn, một số thuốc gây khô miệng (anti-
cholinecgic).
- Tình trạng sử dụng rượu bia, thuốc lá các loại chất gây nghiện.
1.2. Tiền sử:
- Tiền sử bản thân: các bệnh đã mắc, các thuốc mới sử dụng,…
- Tiền sử gia đình: một số bệnh lý có tính chất gia đình: Đái tháo đường, bệnh tuyến giáp, ung
thư,…
2. Khám bệnh
2.1.1. Khám toàn thân
- Cân nặng, chiều cao, BMI, mạch, nhiệt độ, huyết áp, tần số thở, nhận định kiểu thở bất
thường (nếu có)
- Khám phù
- Khám thiếu máu
- Khám dấu hiệu mất nước.
- Khám xuất huyết dưới da
- Tuyến giáp: to, đau, tiếng thổi.
- Hạch ngoại vi: vùng cổ, thượng đòn, nách, bẹn.
- Da, lông, tóc, móng.
Đại học Y Dược Hải Phòng Tài liệu học tập
Module: Thực hành Y khoa – Học phần: Thực hành Nội khoa 1 Tiếp cận bệnh nhân sụt cân

2.1.2. Khám bộ phận


- Khám tuần hoàn: tim: tần số, nhịp, tiếng tim bất thường. Mạch máu ngoại biên.
- Khám hô hấp: phổi, lồng ngực, kiểu thở
- Khám tiêu hóa: bụng- thăm trực tràng.
- Khám thần kinh: liệt mặt, liệt chi, cảm giác ngọn chi có rối loạn?
- Khám cơ – xương – khớp: lưu ý tình trạng yếu cơ (trương lực cơ và cơ lực).
- Khám mắt: lồi mắt, mất/giảm độ hội tụ nhãn cầu
- Khám răng-hàm-mặt: sâu răng, viêm,…
III. CÁC XÉT NGHIỆM CẦN LÀM ĐỊNH HƯỚNG NGUYÊN NHÂN
- Công thức máu.
- Sinh hóa: glucose, HbA1C, điện giải đồ (Na, K, Cl, Ca), định lượng FT3, FT4, TSH,
albumin, protein.
- Nước tiểu thường quy: glucose, protein, ceton, hồng cầu, bạch cầu, tỉ trọng.
- Các Marker ung thư
- AFB đờm, Quantiferon,…
- Xét nghiệm hình ảnh: siêu âm ổ bụng (đánh giá gan, lách, dịch ổ bụng, tuyến thượng
thận, bất thường khác), siêu âm tuyến giáp, siêu âm tim, điện tim đồ, chụp phổi chuẩn
(CT, MRI khi cần).
IV. ĐỊNH HƯỚNG MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP GÂY SỤT CÂN
KHÔNG CHỦ ĐÍCH
1. Bệnh đái tháo đường:
- LS: Gầy sút cân (nhiều hoặc ít)
Kèm: tiểu nhiều ≥ 2 - 3 lít/24h, uống nhiều
Ăn nhiều
Có thể có mệt mỏi, hoặc hoặc triệu chứng của biến chứng (lơ mơ, hôn mê, đột
quỵ não, NMCT cấp).
-CLS: G máu: ≥ 7 mmol/l lúc đói, ≥ 11 mmol/l lúc bất kỳ
G niệu (+) ít hoặc nhiều.
HbA1C ≥ 6.5%.
Có thể có biến đổi Na máu, K máu, áp lực thẩm thấu tăng, Ceton niệu (+).
2. Bệnh cường giáp - Basedow
- LS: Gầy sút cân rõ, ăn uống bình thường hoặc ăn nhiều.
Kèm: tim đập nhanh, hồi hộp trống ngực, run tay.
Bướu cổ
Lồi mắt

Đại học Y Dược Hải Phòng Tài liệu học tập


Module: Thực hành Y khoa – Học phần: Thực hành Nội khoa 1 Tiếp cận bệnh nhân sụt cân

- CLS: FT3/FT4 tăng, TSH máu giảm


3. Suy thượng thận tiên phát (bệnh Addison).
- LS: Gầy sút cân nặng
Kèm: đái nhiều, xạm da và niêm mạc, huyết áp thấp.
- CLS: Kali máu giảm
Siêu âm ổ bụng/ cắt lớp ổ bụng: tuyến thượng thận to
4. Các bệnh ung thư
❖ Ung thư đường tiêu hóa: gan, tụy, dạ dày, ruột.
- LS: Gầy sút rõ, nhanh
Kèm: ăn kém, chậm tiêu, đau màng bụng, nôn/buồn nôn, rối loạn đi phân
(phân máu).
Khám bụng có thể gặp: gan to, chắc, rắn hoặc khối u vùng thượng vị.
Thăm trực tràng có thể gặp u hậu môn, trực tràng.
- CLS: SA hoặc CT/MRI ổ bụng
Nội soi phế quản - sinh thiết qua nội soi hoặc xuyên thành
❖ Ung thư phổi:
- LS: Gầy sút cân rõ
Kèm: ho, ho máu kéo dài, đau ngực, có thể sốt
Chụp phổi chuẩn, CT/MRI lồng ngực
- CLS:
Nội soi phế quản - sinh thiết qua nội soi hoặc xuyên thành.
5. Các bệnh lao:
- LS: Gầy sút cân, ăn uống kém, sốt nhẹ về chiều
Kèm: ho thúng thắng, có thể ho máu (lao phổi), chướng bụng, cổ trướng dịch tiết
(lao màng bụng), điểm đau cột sống thắt lưng (lao đốt sống)
- CLS: Chụp phổi/ chụp xương(MRI/ CLVT khi có chỉ định
Tìm vi khuẩn kháng cồn kháng toan (AFB) trong dịch đờm (qua soi tươi hoặc
nuôi cấy)
6. Một số nguyên nhân khác:
- Dùng thuốc gây sụt cân: cần khai thác kĩ tiền sử sử dụng thuốc.
- Bệnh lý răng miệng: mất, đau răng; viêm lợi
- Nhiễm HIV/AIDS: thường có tiền sử tiêm chủng không an toàn chất gây nghiện hoặc
quan hệ tình dục không an toàn.

Đại học Y Dược Hải Phòng Tài liệu học tập


Module: Thực hành Y khoa – Học phần: Thực hành Nội khoa 1 Tiếp cận bệnh nhân sụt cân

- Suy tim mạn tính: đôi khi bệnh nhân phù làm mất dấu hiệu sụt cân (do giữ nước, giữ
muối). Bệnh nhân thường khó thở, tăng lên khi gắng sức. Kèm tím môi, đầu chi. Có thể
gặp gan to, TM cổ nổi, phản hồi gan tĩnh mạch cổ (+).
TLTK:
1. Nguyễn Thị Dung, Phạm Văn Nhiên (2012), Triệu chứng học Nội khoa, NXB Y học,
Hà Nội.

Đại học Y Dược Hải Phòng Tài liệu học tập

You might also like