You are on page 1of 9

BỆNH DẠI (Virus Dại)

Tổng quan về virus dại


 Virus dại hay virus bệnh  Virus bệnh dại có hình trụ
dại (Rabies virus) là một loại 
và là loài điển hình của
virus neurotropic gây bệnh dại ở
người và động vật. Truyền nhiễm giống Lyssavirus , nằm
 bệnh dại có thể xảy ra thông qua trong họ Rhabdoviridae .
giọt nước bọt của động vật và ít khi
tiếp xúc qua nước bọt của con  Có 2 chủng virus dại:
người. virus dại đường phố là
virus dại tồn tại trên động
vật bị bệnh và virus dại
cố định (cố định thời gian
ủ bệnh trên thỏ). Chủng
virus dại cố định được
dùng để làm vacxin dại
lần đầu tiên bởi L.Pasteur.
Cấu trúc của
virus dại
Hình thể và cấu trúc
Virus dại thuộc nhóm
Rhabdovius nên có hình trụ
giống như hình viên đạn với
một đầu hình tròn và đầu kia
phẳng, virus có kích thước
khoảng 180 x 75nm.Vỏ
envelope là một lớp lipid kép,
bao phủ mặt ngoài của
envelope là glycopotein và
mặt trong bởi một lớp protein
(matrix protein). Nucleo-
capsid bao gồm 1 phân ARN
một sợi âm uốn lượn và bao
quanh là vỏ capsid.
 Ribonuceoprotein: bao gồm RNA mang bộ gene virus và phần nucleoprotein (N
protein) có tác dụng gói RNA.

Sơ đồ cắt ngang của virus với các phần cấu tạo tương ứng Bộ gene virus (khoảng
12kb) mang leader-sequence (trình tự mở đầu) có kích thước khoảng 50 nucleotide sau
đó là các gene mã hóa cho 5 loại protein.
Bộ gene của virus dại (12kilobase) với đoạn trình "trắng" tại đầu 3', tiếp theo là các
gene mã hóa protein N, P, M, G và L với kích thước tương ứng
 Lớp vỏ:Hai loại phosphoprotein (P protein) và polymerase (L protein) liên kết với RNP.
Matrixprotein (M protein) bao ngoài phần lõi, liên kết với RNP và lớp vỏ ngoài virus có
tác dụng quan trọng trong quá trình lắp ráp tạo các virion. Glycoprotein (G protein)
tạo thành khoảng 400 "gai" có kích thước khoảng 10 nm trên bề mặt virus
Sự xâm nhập của
virus dại
Virus dại xâm nhập vào tế bào
bằng các gai glycoprotein có ái
lực cao với các thụ thể
acetylcholin, các thụ thể
acetylcholin thường có nhiều
trong tế bào cơ và đặc biệt là
tế bào thần kinh. 
Sau khi xâm nhập vào cơ thể
qua tổn thương da – niêm
mạc, virus dại tồn tại trong vết
cắn một thời gian rồi nhân lên
tại các tế bào cơ, sau đó xâm
nhập sợi trục của tế bào thần
kinh và di chuyển hướng tâm
theo sợi trục này về trung
ương thần kinh cả tuỷ và não,
chất trắng lẫn chất xám.
Virus dại tác động như thế
nào đến cơ thể?
 Sau khi xâm nhập cơ thể qua tổn thương da-niêm mạc, virus
dại tồn tại trong vết cắn một thời gian rồi nhân lên tại các tế
bào cơ, sau đó xâm nhập sợi trục của tế bào thần kinh và di
chuyển hướng tâm theo sợi trục này về trung ương thần kinh
cả tuỷ và não, chất trắng lẫn chất xám.
 Tại hệ thần kinh trung ương, virus gây ra hiện tượng tế bào
chết theo chương trình (apoptosis), từ đó dẫn đến các biểu
hiện lâm sàng.
 Virus có mặt trong nước bọt, nước tiểu, dịch não tuỷ và tập
trung nhiều ở tiểu não, cuống não và các hạch nền sọ. Ngoài
ra còn có thể thấy virus ở các mô khác trong cơ thể như cơ
xương, cơ tim, thận, tuỷ thượng thận, tuyến tuỵ…
 Tổn thương giải phẫu bệnh đặc hiệu của bệnh dại là tiểu thể
Negri. Đây là một thể vùi quan sát được trong nguyên sinh
chất tế bào thần kinh của sừng Ammon, vỏ não, cuống não,
tế bào Purkinje của tiểu não và hạch tuỷ sống lưng. Tiểu thể
này từ 1-7 µm hình bầu dục, bắt màu đỏ eosin chứa
nucleocapsid virus bên trong.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh dại
Triệu chứng của bệnh dại ở người

Người mắc bệnh dại sẽ có các dấu


hiệu và triệu chứng sau đây:
-Đau hoặc ngứa ở vết cắn (trên 80%
các trường hợp)
-Sốt, mệt mỏi, đau đầu kéo dài 2 - 4
ngày.
-Sợ nước, ở giai đoạn sau chỉ thoáng
nhìn thấy hình ảnh nước đã có thể gây
co thắt ở cổ và họng.
-Không chịu được tiếng ồn, ánh sáng.
-Sợ hãi khi cảm thấy cái chết sắp xảy
ra
-Tăng động, tức giận, bứt rứt hoặc
trầm cảm.
-Thời gian phát bệnh thường là 2 - 3
ngày, nhưng có thể kéo dài đến 5 - 6
ngày hoặc dài hơn khi được chăm sóc
tích cực.
Bệnh dại ở người theo từng thời kỳ

Thời kỳ ủ bệnh: được tính từ khi bị


chó (hoặc động vật mắc bệnh dại)
cắn đến khi phát bệnh, đây là khoảng
thời gian quý báu để cứu sống người
bệnh. Dấu hiệu của thời kỳ này chỉ
duy nhất là vết cắn, vì vậy người bị
chó cắn phải đi khám và tiêm phòng
bệnh dại là việc làm quan trọng nhất.
Thời kỳ tiền triệu: là các biểu hiện
ban đầu của bệnh dại ở người trước
khi phát bệnh, bệnh nhân có biểu
hiện lo lắng, thay đổi tính tình, có
cảm giác ngứa, đau ở nơi bị cắn. Lưu
ý rằng đến lúc này, đa phần bệnh
nhân đã quên việc bị chó (hoặc động
vật khác) cắn.
Thời kỳ toàn phát: bệnh dại thường
có 2 thể bệnh là thể hung dữ và
thể liệt.
Phòng tránh bệnh dại

You might also like