You are on page 1of 12

Họ và tên: Võ Ngọc Nam

Bài tập ngày ATSH 21/4/2023

Bài 1: Nhận diện và mô tả các mối nguy hiểm/nguy cơ trong PXN(tình huống 1)
1. Tác nhân sinh học: tác nhân gây bệnh tiềm ẩn trong quá trình thực hiện xét nghiệm,
virus Sars–Cov-2 -> nguy cơ dễ phát tán tác nhân gây bệnh nguy hiểm ra cộng đồng.
2. Tác nhân hóa học: Sinh phẩm và hóa chất xét nghiệm được giữ trong tủ lạnh không có
danh mục cập nhật -> nguy cơ Gây ảnh hưởng đến người tiếp xúc trực tiếp và môi trường
xung quanh.
3. Con người: • nhân viên chưa được đào tạo về cách vận hành tủ ATSH -> nguy cơ nhân
viên khi thực hành trong tủ ATSH sẽ thực hiện sai cách, vô tình làm lây lan tác nhân gây
bệnh ra môi trường xung quanh, không biết cách bảo quản máy .

• Chỉ có trưởng PXN và 2 nhân viên chính phụ được tập huấn sử dụng máy Realtime
PCR và cách thực hiện xét nghiệm Sars-Cov-2 nhưng lại cho tất cả nhân viên trong PXN
được thực hiện xét nghiệm Sars-Cov -> nguy cơ nhân viên XN sẽ không biết cách thực
hiện đúng qui trình (lấy mẫu, thực hiện xét nghiệm, khử khuẩn,…) dẫn đến nhân viên có
thể lây nhiễm chéo từ mẫu bệnh phẩm  

4. Trang thiết bị: • Chưa có vòi rửa mắt khẩn cấp -> nguy cơ khi có sự cố làm văng bắn
mẫu bệnh phẩm chứa tác nhân gây bệnh trong quá trinh làm vào mắt sẽ không kịp thời
rửa trôi mẫu bệnh phẩm trong mắt ra kịp. 

• Hộp sơ cứu đặt trong phòng nghỉ của nhân viên -> nguy cơ nếu trong quá trình làm việc
nhân viên bị thương thì khoảng cách để lấy hộp sơ cứu không hợp lí để sơ cứu vết thương
kịp thời. 

• Máy ly tâm được đặt trên bàn làm bằng gỗ -> nguy cơ không chắc chắn, có thể rơi bất
cứ lúc nào 

5.Cơ sở vật chất:

Ÿ PXN không có cảnh báo ATSH

Ÿ PXN lót gạch men -> nguy cơ không chống thấm nước

Ÿ Không phân riêng khu vực lấy mẫu bệnh phẩm và trả kết quả xét nghiệm -> nguy cơ dễ
lây nhiễm tác nhân gây bệnh
6. Công việc, qui trình, kỹ thuật:
PXN chưa có nội quy, sổ tay an toàn sinh học, chưa có hướng dẫn rõ ràng về khử nhiễm
-> nguy cơ không thống nhất các quy trình kỹ thuật giữa các nhân viên với nhau.

7. Kiểm soát hành chính:


Chưa có bảng mô tả công việc của mỗi nhân viên,Nồi hấp không có hồ sơ thiết bị,Phòng
xn chưa thực hiện lưu trữ và ghi chép hồ sơ báo cáo sự cố-> nguy cơ không có thông tin,
hồ sơ để cung cấp cho cơ quan quản lý có thẩm quyền.

8. Môi trường:
Trong 6 tháng gần đây có 1 nhân viên đã bị vấp dây điện trên sàn và làm rơi mẫu bệnh
phẩm máu -> nguy cơ làm tăng khả năng nhân viên bị phơi nhiễm với các tác nhân sinh
học.
Bài 2: Tìm thông tin an toàn (đặc điểm) của tác nhân vi rút SARS-COVID- 2 theo biểu
mẫu

THÔNG TIN AN TOÀN TÁC NHÂN SINH HỌC


Đơn vị: Khoa/Phòng xét nghiệm:

Người quản lý PXN: Thông tin liên lạc:

Tên vi sinh vật VIRUS SARS-COV-2

Nguy cơ liên quan tới đặc tính của vi sinh vật

Đặc điểm
Yếu tố nguy cơ

Khả năng gây bệnh ở Không


người

Không biết

Đặc điểm gây bệnh ở Không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ
người
Bệnh nhẹ hoặc trung bình

Bệnh nặng

Bệnh nặng nghiêm trọng

Phương thức lây truyền Không biết

Qua côn trùng


Qua đường tiêu hóa, tiêm truyền hoặc qua tiếp xúc với
màng nhầy

Qua hạt khí dung

Qua đường không khí

Khác: Đường tiếp xúc với các dịch tiết từ đường hô hấp có
chứa vi rút bắn ra và bám dính vào môi trường bề mặt
(giường, bàn ghế, tủ đầu giường, máy móc) xung quanh
người bệnh, qua dụng cụ chăm sóc đường hô hấp cho người
bệnh (mask khí dung, dây mắy thở, dây nối ô xy,…), qua
giọt bắn, qua đường hô hấp…

Khả năng lây truyền Rất hạn chế

Hạn chế

Trung bình

Rộng rãi

Liều lây nhiễm Cao (1,000 tế bào hoặc cao hơn)

Trung bình (10-1,000 tế bào)

Thấp (1-10 tế bào)

Sự có sẵn của biện pháp Biện pháp phòng ngừa và điều trị hiểu quả có sẵn
phòng ngừa hoặc/và điều
Biện pháp phòng ngừa và điều trị hạn chế
trị
Không có biện pháp phòng ngừa và điều trị
Khác:

Bệnh đặc thù của địa Không


phương, quốc gia
Tỷ lệ mắc bệnh thấp

Tỷ lệ mắc bệnh trung bình

Tỷ lệ mắc bệnh cao

Phạm vi vật chủ Phạm vi vật chủ hạn chế

Nhiều loại vật chủ

Phạm vi vật chủ rộng lớn

Côn trùng truyền nhiễm Không có

Truyền nhiễm qua côn trùng nhưng côn trùng không có


tại địa phương

Truyền nhiễm qua côn trùng và côn trùng có tại địa


phương

Ổn định trong thời gian ngắn (vài ngày)

Tính ổn định môi trường Ổn định trong thờigian trung bình (vài ngày đến vài
tháng)

Ổn định trong thời gian dài (vài tháng đến vài năm)

Tác động kinh tế khi bị Không


phát tán
Hạn chế

Trung bình

Nghiêm trọng
Nhóm nguy cơ tổng quát

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4

-Nguồn gốc lây nhiễm, phát tán VSV trong PXN:


+ Lây từ người sang người: dễ dàng bị lây nhiễm bệnh khi tiếp xúc gần với người bị
Covid thông qua dịch tiết từ mũi hoặc miệng khi họ nói chuyện, hắc xì hay ho.
+ Lây qua không khí: Những giọt bắn tiết ra từ người bị nhiễm Covid có thể bay lơ lửng
trong không khí và tồn tại trong một thời gian nào đó.
+Lây qua các vật dụng và đồ vật xung quanh.
- Tính ổn định, khả năng bị bất hoạt:
+ SARS - CoV có thể sống sót bên ngoài cơ thể tương đối bền vững, nhất là ở nhiệt độ
thấp, thời tiết mát, lạnh
+ Ở nhiệt độ 0°C, virus này có thể tồn tại tới 3 tuần.
+ Vi rút giữ nguyên độc lực trong 4 - 5 ngày ở 4 - 200C, tuy nhiên chúng bị bất hoạt bởi
các hoạt chất ức chế của clo trong 5 phút, mất hoạt tính gây nhiễm nếu tiếp xúc với các
chất diệt khuẩn thông thường và có thể bị chết ở nhiệt độ 56°C
+ Các hoá chất khử trùng thông thường và tia cực tím diệt vi rút trong 60 phút.
- Tồn tại ở môi trường, không khí, bề mặt:

+ Trong không khí: Virus tồn tại tối đa là 3 giờ.

+ Trên bề mặt các đồ vật có chất liệu bằng đồng: Virus tồn tại tối đa là 4 giờ.

+ Trên bề mặt bìa giấy cứng: Virus tồn tại tối đa 1 ngày.
+ Trên bề mặt đồ vật có chất liệu bằng thép không gỉ: Virus tồn tại từ 2 cho đến 3 ngày.
Biện pháp kiểm soát

Bảo hộ: Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân theo khuyến cáo trong chăm sóc người
nhiễm hoặc nghi nhiễm SARS-CoV-2. Các loại phương tiện phòng hộ bao gồm quần, áo
choàng, mũ trùm đầu riêng biệt, kính bảo hộ, găng tay y tế, khẩu trang y tế đạt chuẩn, ủng
cao su, bao giày chống thấm. Thực hiện vệ sinh tay thường xuyên, đúng 5 thời điểm vệ
sinh tay trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh nhân. Xử lí dụng cụ, xử lí đồ vải, xử lí
chất thải, xử lí dụng cụ ăn uống, vệ sinh bề mặt môi trường, vệ sinh phương tiện vận
chuyển người nhiễm hoặc nghi nhiễm theo hướng dẫn của Bộ Y Tế Việt Nam.

Sơ cứu: - Cách ly hoàn toàn các bệnh nhân nhiễm và người nghi nhiễm SARS-COV2.

- Tại địa chỉ gia đình các bệnh nhân SARS-CoV và người tiếp xúc đều được khử khuẩn,
khử trùng, giám sát dịch tễ trong suốt thời gian xảy ra dịch.

Điều trị: Các bệnh nhân ở trong khu cách ly tuyệt đối, đảm bảo độ thông khí tốt. Nếu có
điều kiện được bố trí ở các phòng có áp lực âm. Nhân viên y tế được trang bị bảo hộ tối
đa (quần áo vô trùng, khẩu trang N95, ủng, găng tay một lần) đảm bảo không lây chéo
trong bệnh viện.
- Điều trị triệu chứng:
+ Sốt cao trên 39 - 400C: Chườm lạnh trên trán, dùng thuốc hạ nhiệt Paracetamol người
lớn 2 gam/ngày chia 4 lần, trẻ em 50 mg/kg nặng/ngày chia 4 lần.
+ Ho: Dùng thuốc giảm ho.
+ Khó thở: Hô hấp hỗ trợ theo phác đồ sau:
. Suy hô hấp nhẹ (nhịp thở < 30 lần/phút, SaO2 > 90%, PaO2 > 60 mmHg) thở Oxy qua
mũi, qua mask.
. Suy hô hấp nặng (nhịp thở > 30 lần/phút, SaO2 < 90%, PaO2 < 60 mm Hg) thông khí
nhân tạo không xâm nhập CPAP hoặc BIPAP.
. Methylprednisolon 80 mg/ngày tiêm tĩnh mạch x 5 ngày.
. Nâng cao thể trạng: truyền máu, plasma, albumin, gammaglobulin, sinh tố.
- Điều trị  bội nhiễm, hỗ trợ kháng vi rút:
+ Thể nhẹ:
. Điều trị rối loạn chức năng, cân bằng nước điện giải.
. Điều trị các bệnh có sẵn: Tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch...
Nếu số lượng bạch cầu > 9,3 x 109/lít  hoặc tỷ lệ bạch cầu đa nhân > 80% cần cho kháng
sinh:
. Ceftiazidime: 2 g/ngày x 7 ngày.
. Zithromax 500 mg/ngày x 3 ngày.
(có thể thay Ceftiazidime bằng Ceftiaxone hoặc Tequine).
+ Thể nặng:
. Ceftiazidime hoặc Ceftiazon 3g/ngày TM x 10 ngày
. Tequine 0,4 g/ngày x 10 ngày (uống)
. Zithromax 500 mg/ngày x 3 ngày (uống)
Có thể thay Ceftiazidime bằng Acepim hoặc Tielnam

Tiêm phòng:

Pfizer (Mỹ) & BioNTech (Đức)


● Số liều tiêm: 2 liều, mỗi liều các nhau 3 tuần
● Điều kiện bảo quản: 36 - 46 độ F (2,2, - 7,7 độ C) trong 1 tháng (không pha loãng)
Moderna (Mỹ)
● Số liều tiêm: 2 liều, mỗi liều các nhau 4 tuần
● Điều kiện bảo quản: 30 ngày trong tủ lạnh thường.
AstraZeneca (Anh)
● Số liều tiêm: 2 liều, mỗi liều các nhau 4 tuần
● Điều kiện bảo quản: Trên 6 tháng trong tủ lạnh thường
Sinopharm (Trung Quốc)
● Số liều tiêm: 2 liều, mỗi liều cách nhau 3 - 4 tuần
● Điều kiện bảo quản: Nên được vận chuyển và bảo quản ở 36 - 46 độ F (2,2 - 7,7
độ C)
Bài 3:Tìm thông tin an toàn (đặc điểm) của hóa chất Chloramine B, alchohol (cồn)

Tìm thông tin an toàn hóa chất Cloramin B

Đơn vị: Khoa/ Phòng xét nghiệm:


Người quản lý PXN: Thông tin liên lạc:

Tên hóa chất: Chloramine B


Người xem xét: Ngày:
Đặc điểm: Loại bột màu trắng Nhà sản xuất:
Đặc tính hóa học:
Công thức hóa học của Cloramin B là C6H5SO2NClNa. 3H2O và hoạt tính Clo chiếm
25%. Đây là hợp chất của benzene được sử dụng rộng rãi để khử trung do có hoạt tính
cao nhờ phản ứng oxy hóa khử,tác dụng khử khuẩn của nó được thể hiện qua Clo hoạt
động. Cloramin B là hợp chất hữu cơ có chứa ion Clo dương, chính là clo hoạt động,
mang lại hoạt tính sát khuẩn khi ở trong nước.
Mục đích sử dụng:
- Dùng khử trùng các bề mặt xét nghiệm,bàn,các trang thiết bị, không gian ở những
khu vực công cộng hoặc nơi đông người (clo hoạt tính 0.5%)
- Dùng Cloramin B để khử trùng dụng cụ y tế và rửa tay (clo hoạt tính 0.1%)
- Ngâm dụng cụ lây nhiễm hoặc xử lí sự cố đổ vỡ (clo hoạt tính 0.5%)
- Sát trùng dụng cụ trước và sau phẫu thuật, sát trùng miệng vết thương để tránh
nhiễm trùng.
- Cloramin B có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn như Escherichia coli,
Pseudomonas aeroginosa và Staphylococcus aureus
- Dùng để sát khuẩn các vật dụng, bề mặt trong nhà mà bạn thường chạm vào như
tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, bề mặt bàn ghế, tủ kệ, remote((clo hoạt tính 0.5%)

Tính không tương thích:

Khi dùng Cloramin B trong khử khuẩn, sử dụng không đúng cách có khả năng gây kích
ứng với một số cơ quan như mắt , da , tiêu hóa , miệng, hô hấp... đặc biệt khi uống nhầm
với liều lượng cao có thể gây ngộ độc

Bảo quản:
Nên bảo quản Cloramin b ở những nơi khô ráo có nhiệt độ từ 20 độ C trở lên. Tuyệt đối
không để Cloramin b ở những nơi ẩm ướt và những nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng
mặt trời. Cần phải để Cloramin b ở nơi xa tầm tay trẻ em. Bởi nếu trẻ vô tình nuốt hoặc
chơi đùa loại hóa chất công nghiệp này thì sẽ rất nguy hiểm.

Yêu cầu:
Chú ý đến liều lượng khi pha dung dịch Cloramin B, không nên pha vượt quá nồng độ
cho phép là 1.5 – 2%.
Địa điểm/vị trí:
khử khuẩn những dụng cụ, bề mặt (trừ phần kim loại vì có đặc tính ăn mòn kim loại),
cần thiết ở trường học, bệnh viện, gia đình, nơi công cộng, nguồn nước....
Biện pháp bảo vệ: Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên đeo kính, khẩu trang và
mang bao tay khi pha dung dịch và khi sử dụng Cloramin B

Ứng phó sự cố: ngộ độc Cloramin B


(a) Sơ cứu:
- Khi vô tình uống phải: nên uống ngay một ít nước ấm và than hoạt tính hoặc dùng
nabica (natri bicarbonat) để uống trung hòa.
- Hít phải không khí có chứa nhiều cloramin: đưa ngay bệnh nhân ra khỏi đó và đưa
đến cơ sở y tế gần nhất.
- Nếu không may bị bắn cloramin vào mắt, phải rửa sạch ngay với nước sạch nhiều
lần, sau đó đưa đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để thăm khám và xử lý hiệu
quả.
- Nếu bị bắn vào quần áo hoặc dính trên da (ở nồng độ cao): cởi bỏ ngay lớp quần
áo đó và rửa vùng da bằng nước ấm và xà phòng…

(b)Xử lý chất thải: 1. Xếp loại nguy hiểm của chất thải : giới hạn khí Clo cho phép trong
không khí vùng làm việc là 1.5ppm/8h (theo Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động
3733/2002/QĐ-BYT).
2. Biện pháp tiêu hủy: dùng dung dịch NaOH hấp thụ khí Clo.

Thông tin an toàn hóa chất Alcohol( cồn)

Đơn vị: Khoa/ Phòng xét nghiệm:


Người quản lý PXN: Thông tin liên lạc:

Tên hóa chất: Alcohol( cồn)

Người xem xét: Ngày:


Đặc điểm: Chất lỏng không màu,dễ bay
Nhà sản xuất:
hơi, khi cháy không có khói
Đặc tính hóa học: cồn thường ở dạng ethanol (C2H5OH) có đặc tính khử trùng, có khả
năng tiêu diệt vi khuẩn , vi rút , nấm nhưng không diệt được bào tử, hoạt tính khử trùng
của cồn đạt được khi ở nồng độ 60-90%, thấp hơn 50% sẽ có ít hiệu quả trong khử trùng.
Mục đích sử dụng:
Chỉ định và cách sử dụng của cồn 70 độ gồm có:

● Vệ sinh và tiệt trùng dụng cụ y tế.

● Sát trùng vết thương: Tẩm cồn vào bông sau đó bôi lên vùng cần sát trùng.

● Sát trùng dụng cụ y tế: Tẩm cồn vào bông sau đó xoa lên dụng cụ y tế hoặc ngâm
dụng cụ y tế trong dung dịch cồn 70 độ.

● Đốt tạo nhiệt: Đổ cồn ra dụng cụ kim loại sau đó mới châm lửa, không đổ cồn trực
tiếp vào ngọn lửa đang cháy để tránh bị bỏng và hỏa hoạn.
Bảo quản:
Phải được cất trong khu vực thông gió tốt, tránh xa ánh sáng mặt trời, các nguồn gây
cháy và các nguồn nhiệt khác.

Yêu cầu:
Khi tiếp xúc với hóa chất Ethanol  nói riêng, các loại hóa chất cơ bản khác nói chung cần
phải trang bị cho mình các công cụ sử dụng thích hợp, trang thiết bị bảo hộ đầy đủ.
Địa điểm/vị trí:
Dùng trong cơ sở y tế, gia đình, trong cuộc sống và sản xuất...
Biện pháp bảo vệ: Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên đeo kính, khẩu trang và
mang bao tay khi pha dung dịch và khi sử dụng Cloramin B

Ứng phó sự cố: ngộ độc cồn, sự cố cháy nổ do cồn


(b) Sơ cứu:
- Trường hợp bị dính cồn vào mắt: Phải vạch mắt ra rửa bằng nước hoặc nươc muối
sinh lí ít nhất trong nữa giờ .Sau đó, nếu bạn nhận thấy mắt đau hay mất thị lực
cần tới gặp bác sĩ khoa mắt ngay lập tức.
- Ngộ độc cồn phải đưa ngay đên cơ sở y tế gần nhất để xử lí
- Nguy cơ cháy nổ phải có biện pháp đề phòng như bình chữa cháy và các vật dụng
cần thiết khi có sự cố xảy ra

(b)Xử lý chất thải: 1. Thông tin quy định tiêu hủy (thông tin về luật pháp): - Căn cứ
theo quy định hiện hành
Luật Hóa Chất số 06/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 và các văn bản hướng
dẫn.
2. Xếp loại nguy hiểm của chất thải : Không có thông tin
3. Biện pháp tiêu hủy: Liên hệ với cơ quan chức năng chuyên trách.
4. Sản phẩm của quá trình tiêu hủy, biện pháp xử lý

You might also like