You are on page 1of 20

BÁO CÁO

KHẢO SÁT SỰ HIỂU BIẾT CỦA SINH VIÊN VỀ VIỆC TIÊM


VACCINE PHÒNG NGỪA BỆNH DẠI Ở NGƯỜI
A. MỞ ĐẦU:
I. KHÁI QUÁT
1. Đặt vấn đề:
Bệnh Dại là bệnh nhiễm virus Dại (Rhabdo virus) cấp tính của hệ thống thần kinh
Trung ương từ động vật sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị
nhiễm virus Dại. Bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương,
vết cào, liếm của động vật. Bệnh có thời gian ủ bệnh dài nhưng khi biểu hiện thành
triệu chứng thì nguy cơ tử vong có thể lên đến 100%. Tuy nhiên, hiện nay việc
tiêm phòng chủ động ở người vẫn chưa được thực hiện đúng quy định trong tất cả
các trường hợp, cũng như kiến thức của con người về bệnh dại và việc tiêm phòng
ngừa dại vẫn chưa rõ ràng.
Do đó, việc khảo sát nhận thức của sinh viên Việt Nam về bệnh dại và việc tiêm
phòng ngừa dại là rất cần thiết. Ngoài việc giúp chúng ta nhận biết được trình độ
nhận thức và việc thực hiện tiêm phòng dại của sinh viên, việc khảo sát còn giúp
truyền đạt các thông tin, kiến thức cho các bạn sinh viên về bệnh dại nói chung và
việc tiêm phòng dại nói riêng. Từ việc nâng cao sự quan tâm của sinh viên, khuyến
khích tiêm phòng chủ động sẽ giúp tình hình nhiễm bệnh dại trong cộng đồng được
cải thiện, hạn chế sự thiệt hại về người và vật do bệnh dại gây ra.
2. Mục đích và yêu cầu
 Mục đích:
- Đánh giá được mức độ hiểu biết và quan tâm của sinh viên về việc tiêm ngừa dại,
các trường hợp nên tiêm ngừa để tránh nhiễm mầm bệnh.
- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc tiêm ngừa dại trong các tình
huống cụ thể.
 Yêu cầu:
- Tìm hiểu các kiến thức về bệnh dại và sự truyền nhiễm bệnh dại sang người (các
trường hợp có thể nhiễm bệnh)
- Các loại vaccine và phác đồ tiêm vaccine phòng dại trong các trường hợp khác
nhau
- Thực hiện khảo sát sinh viên về việc tiêm vaccine phòng bệnh dại
- Thông kê số liệu khảo sát, đánh giá và kết luận cho khảo sát
- Đưa ra liên hệ thực tế, thái độ và kết luận chung
II. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
1. Thời gian và địa điểm
- Thời gian : 10 -14 ngày
- Địa điểm : Tự do
2. Đối tượng khảo sát
- Sinh viên các trường Đại học tại khu vực TP.HCM (tỉ lệ sinh viên CNTY/ngành
khác : 12/29, làm biểu đồ)
3. Phương pháp khảo sát
- Phỏng vấn trực tiếp
- Điền giấy khảo sát (người phỏng vấn điền)
B. NỘI DUNG
I. Thông tin về bệnh dại.
2.1 Tác nhân gây bệnh dại theo khảo sát, tỉ lệ được chọn là:
 Rabies: 69%
 Parvo virus: 20.7%
 Bacillus anthracis: 10.3%
 Clostridium tetani: 0%
→Sinh viên biết được tác nhân gây bệnh là Rabies, tuy nhiên với tỷ lệ chọn cao
thứ 2, Parvo virus dễ làm người khác nhầm lẫn vì đây cũng là một tác nhân gây
bệnh khá phổ biến trên chó.
2.2 Virus tồn tại ở đâu?
Tỷ lệ trả lời đúng:
Nước bọt (Ở động vật máu nóng): 69%
2.3 Lây truyền sang người như thế nào?
Tỷ lệ trả lời đúng:
B và C ( Bị động vật nhiễm bệnh cắn/cào; Bị động vật nhiễm bệnh liếm): 79,3%
2.4 Tác động đến cơ quan nào?
Tỷ lệ trả lời đúng:
Hệ thần kinh: 96,6%
2.5 Sinh vật nào có thể nhiễm bệnh, mang bệnh? (chọn các ý đúng)
Tỷ lệ trả lời đúng:
Chó mèo:100%
Người: 82,8%
Dơi: 75,9%
Cáo: 58,6%
Kết luận:2
_ Tác nhân gây bệnh là vi rút dại (Rhabdovirus) thuộc họ Rhabdoviridae,
giống Lyssavirus.
Bệnh dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh Trung ương từ động
vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm vi rút dại. Hầu
hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật
mắc bệnh dại, đôi khi có thể bị nhiễm qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung
hoặc ghép tổ chức mới bị nhiễm vi rút dại. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và
người đều dẫn đến tử vong.
Theo WHO mọi người thường bị nhiễm bệnh sau vết cắn sâu hoặc vết xước từ động vật
mắc bệnh dại, trong 99% trường hợp là do chó. Sự lây truyền cũng có thể xảy ra nếu
nước bọt của động vật bị nhiễm bệnh tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc (ví dụ như mắt hoặc
miệng) hoặc vết thương ngoài da mới.
Tại Việt Nam, bệnh dại lưu hành ở nhiều địa phương với nguồn truyền bệnh chính là chó
96%-97% sau đó là mèo 3%-4%.( Bệnh viện quận 11)
 Chó, mèo là động vật gần gũi với con người, tỷ lệ mang mầm bệnh chiếm tỷ lệ gần
như tuyệt đối với bệnh dại.
 Mức độ tiếp cận của sinh viên về thông tin của Virus dại khá cao. Việc nhận biết được
nơi thông tin virus, chủ thể có khả năng mang mầm mống bệnh dại,... có thể nâng cao ý
thức trong việc phòng chống bệnh hơn, giảm tỷ lệ tiếp xúc với mầm bệnh đồng thời sẽ
giảm tỷ lệ các ca bệnh dại trên cả người và vật nuôi.
3) Nếu bị chó cắn (không biết/ đã biết có bị dại) cần phải làm những gì? (chọn các ý
đúng)
Tỷ lệ trả lời đúng:
-Rửa vết thương bằng nước sạch (96,6%)
-Sử dụng chất sát trùng (79,3%)
-Tiêm phòng (93,1%)
-Để vết thương hở, thông thoáng (48,3%)
Kết luận:
Những người bị chó, mèo cắn phải thực hiện nghiêm ngặt nội dung sau:
Xử lý vết thương: Rửa ngay thật kỹ vết cắn bằng nước xà phòng đặc, sau đó rửa bằng
nước muối, bôi chất sát trùng như cồn, cồn iốt để làm giảm lượng vi rút tại vết cắn. Chỉ
khâu vết thương trong trường hợp vết cắn đã quá 5 ngày. Tiêm vắc xin uốn ván và điều trị
chống nhiễm khuẩn nếu cần.
Bảo vệ bằng miễn dịch đặc hiệu: Dùng vắc xin dại tế bào hoặc dùng cả vắc xin và huyết
thanh kháng dại (HTKD) để điều trị dự phòng tuỳ theo tình trạng súc vật, tình trạng vết
cắn, tình hình bệnh dại ở súc vật trong vùng. Không được lạm dụng trong sử dụng vắc
xin và HTKD.
Việc khám bệnh nhân bị súc vật cắn hoặc tiếp xúc để có chỉ định điều trị dự phòng bằng
vắc xin dại hoặc vắc xin + HTKD phải thực hiện càng sớm càng tốt
Do chưa có kiến thức hoàn toàn đúng đắn về việc xử lí vết thương sau khi bị cắn nên vẫn
có 2/29 sinh viên có chọn đáp án ‘sử dụng các loại thuốc dân gian’ và 4/29 sinh viên có
chọn đáp ‘băng kín vết thương’ nhưng việc lựa chọn tiêm phòng sau khi bị cắn gần như
tuyệt đối (93,1%)
Theo như bài báo nghiên cứu về “ Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng
chống bệnh dại của người dân huyện tuy an, tỉnh Phú Yên năm 2019” trên đối tượng là:
người dân từ 18 đến 60 tuổi có nuôi chó và sinh sống tại 16 xã/ thị trấn thuộc huyện Tuy
An, tỉnh Phú Yên thì:. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thực hành đúng về phòng chống
bệnh dại trên người khá cao đạt 70,2% trong đó tỷ lệ theo dõi con vật sau cắn đạt 91,4%
tiếp đến xử trí sơ cứu ban đầu đạt 90,3%. Qua các khảo sát thì cho thấy mối liên quan
giữa những người có kiến thức tốt và thực hành tốt, người có kiến thức tốt thì thực hành
tốt hơn những người có kiến thức chưa tốt.
4) Theo bạn, những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian ủ bệnh dại trên người là gì
Tỷ lệ trả lời đúng:
-Vị trí bị tổn thương do động vật nhiễm dại gây ra: 79,3%
-Số lượng virus xâm nhiễm: 65,5%
Kết luận: Thường thời gian ủ bệnh dại ở người từ 2-8 tuần, có thể ngắn khoảng 10 ngày
hoặc dài trên một năm hoặc hai năm. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào số lượng vi rút xâm
nhập vào cơ thể, sự nặng nhẹ của vết thương, khoảng cách xa gần từ vết thương đến não
bộ. Vết thương nặng, gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh ngắn.
Do đây là câu hỏi nghiêng về kiến thức chuyên môn mà các đối tượng khảo sát thì đa
dạng ở các ngành nghề nên câu trả lời nằm ở phần tương đối đúng
5) Tại sao khi bị động vật nghi ngờ nhiễm dại cắn/cào/liếm phải theo dõi động vật trong
10-15 ngày?
Tỷ lệ trả lời đúng:
-Khoảng thời gian động vật xuất hiện triệu chứng: 62,1%
Kết luận: Ở chó và mèo thường từ 3-7 ngày trước khi có dấu hiệu lâm sàng và trong suốt
thời kỳ súc vật bị bệnh. Theo WHO, thời kỳ lây truyền bệnh ở chó, mèo trong vòng 10
ngày. Một số nghiên cứu cho thấy dơi và một số động vật hoang dã khác như chồn, đào
thải vi rút dại ít nhất là 8 ngày trước khi có triệu chứng lâm sàng và có thể kéo dài tới 18
ngày trước khi chết.
Tỷ lệ chọn câu trả lời đúng của sinh viên còn chưa được cao trong đó có 10,3% không rõ,
đa phần là việc theo dõi động vật sau khi bị cắn đều được nghe từ yêu cầu của bác sĩ, nên
phần kiến thức sâu hơn là vì sao phải theo dõi phần lớn mọi người sẽ không biết.
II. Vấn đề tiêm phòng dại
6) Bạn đã tiêm phòng dại chưa
-Tỷ lệ chưa tiêm dại: 62,1%
-Tỷ lệ đã tiêm dại: 37,9%
Lí do tiêm vaccine dại:
-Tiêm phòng trước phơi nhiễm: 36%
Nguyên nhân: Phần lớn mọi người chủ động tiêm phòng trước phơi nhiễm là những
người trong ngành CNTY, vì khả năng tiếp xúc cao với chó mèo,..
-Bị chó cắn: 64%
7)
7.1 Với người chưa tiêm phòng, khi bị chó đang bệnh dại cắn hoặc có biểu hiện dại thì cơ
hội sống sót cao hay thấp?
Tỷ lệ trả lời đúng: Thấp: 79,3%
7.2 Tỷ lệ nhiễm/ Tỷ lệ chết trong trường hợp trên
Tỷ lệ trả lời đúng: Cao – Cao: 65,5%
Kết luận:
Virus dại chủ yếu lây truyền từ nước bọt của động vật sang người. Do đó, khi bị động vật
mang virus dại cắn hoặc cào khiến da bị trầy xước, thậm chí là liếm vào vết thương hoặc
tiếp xúc vào những chỗ da bị trầy máu hoặc lớp niêm mạc miệng và mũi của người thì
người đó có thể đã bị nhiễm virus. Khi bị cắn mà các triệu chứng lâm sàng xuất hiện thì tỉ
lệ tử vong gần như 100%
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh dại phổ biến trên toàn thế giới.
Mỗi năm có trên 10 triệu người bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn phải đi điều trị dự phòng
bằng vắc xin dại, có khoảng 60.000 - 70.000 người bị chết do bệnh dại, phần lớn được
báo cáo từ các nước thuộc vùng nhiệt đới, nơi có tới 3/4 dân số thế giới sinh sống. Ở Việt
Nam, bệnh dại lưu hành và phát triển ở hầu hết các tỉnh/thành phố. Những năm 1990-
1995, tỷ lệ tử vong là 0,43/100.000 dân, trung bình mỗi năm có 350-500 ca tử vong. Năm
1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 92/TTg về tăng cường phòng chống bệnh
dại. Các biện pháp phòng chống bệnh dại đã được tăng cường và kết hợp nên số ca tử
vong từ năm 1996 - 2007 đã giảm 75% so với năm 1995. Từ năm 2004 đến nay, bệnh dại
có chiều hướng tăng lên, tập trung tại một số tỉnh: Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Hà
Tây, Gia Lai, Bến Tre, Bình Thuận. Năm 2007, cả nước có 131 trường hợp tử vong do
bệnh dại. (làm timeline thì càng tốt nhaa)
Vì chưa nhận thức được rõ ràng về mức độ nguy hiểm khi bị nhiễm dại nên vẫn có người
nghĩ rằng tỷ lệ chết khi bị nhiễm dại là thấp
8) Bạn có biết về phác đồ tiêm dại không:
Chỉ có 20,7%-6/29 người là biết về phác độ tiêm dại, trong đó có 5 người thuộc khoa
chăn nuôi thú y. Điều đó cho thấy việc hiểu biết về vấn đề này còn ít, có thể do mọi người
không tìm hiểu đến, chưa từng bị cắn qua nên không rõ về phác đồ tiêm dại, hay cũng có
trường hợp đã từng trải qua phác đồ tiêm dại nhưng không nhớ,…
Kết luận: Có 2 phác đồ dưới đây được WHO đồng ý và khuyến cáo sử dụng:
Phác đồ tiêm bắp: 0,5ml x 5 liều cho một đợt điều trị dự phòng vào ngày 0, 3, 7, 14, 28.
Phác đồ tiêm trong da: liều đơn 0,1ml x 8 liều cho một đợt điều trị dự phòng vào ngày 0,
3, 7, mỗi ngày tiêm 2 liều đơn vào 2 vị trí khác nhau của vùng cơ Delta, tiêm tiếp vào
ngày 28 và ngày 90 kể từ mũi tiêm thứ nhất, mỗi ngày 1 liều vào cơ Delta.
Ở VN, việc tiêm chùng thường dựa trên phác đồ tiêm bắp là chủ yếu
9) Theo bạn, cần tiêm bao nhiêu mũi phòng dại chủ động?
Tỷ lệ trả lời đúng: 3 mũi: 72,4%
Tất cả các đáp án đều có sinh viên chọn, trong đó tiêm 6 mũi có 1 sinh viên lựa chọn.
Việc chưa được tiếp cận về kiến thức tiêm phòng dại chủ động trước phơi nhiễm đối với
những bạn không thuộc trong ngành thú y là điều dễ hiểu
Kết luận: Tiêm dự phòng cho người chưa phơi nhiễm với virus dại:
-Đối với trường hợp tiêm bắp: cần tiêm đủ 3 mũi phòng dại cơ bản liều 0.5 ml vào các
ngày số 0, số 7 và ngày số 28. Mũi nhắc lại cần được tiêm sau 1 - 5 năm sau mũi đầu.
-Đối với trường hợp tiêm dưới da: tiêm 2 mũi liều 0.1ml tại 2 vị trí khác nhau vào các
ngày số 0, số 3 và số 7.
10) Với những mức độ tương tác với con vật/ mức độ vết thương và theo dõi tình trạng
của thú sẽ có quy định về tiêm phòng như thế nào?
10.1 Theo bạn, nếu chúng ta chơi với thú, cho thú ăn, bị thú liếm vào vùng da lành thì ta
cần xử lý như thế nào?
Tỷ lệ trả lời đúng: Không điều trị 41,4%
Trong đó có 37,9% lựa chọn tiêm phác đồ 3 mũi dự phòng trước phơi nhiễm và 17,2% là
lựa chọn cả 2 đáp án. vì chỉ tiếp xúc vs thú cưng và bị chúng liếm trên bề mặt da bình
thường (không tổn thương) nên virus dại sẽ không xâm nhập vô trong cơ thể người được.
Vì vậy trong trường hợp này ta chỉ cần vệ sinh tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc vs thú. Dựa
vào kết quả khảo sát, có 41,4% trả lời đúng và cũng có người lựa chọn tiêm phác đồ dự
phòng vì sự an toàn của bản thân. Như vậy, trong trường hợp này các bạn sinh viên cũng
hiểu biết về mức độ nhẹ nhất của vết thương khi tiếp xúc với chó mèo
10.2) Theo bạn nếu chúng ta có những vết xước, vết cào do chó, mèo gây ra hoặc bị chó,
mèo liếm vào vùng da bị tổn thương; chó, mèo không có biểu hiện gì bất thường thì cần
xử lí như thế nào?
Tỷ lệ trả lời đúng: Tiêm vaccine dại ngay và dừng tiêm sau ngày thứ 10: 17,2%
Do không được trang bị kiến thức tốt về bệnh dại nên các bạn sinh viên còn lựa chọn sai-
phân bố đều ở các nhóm. Chưa hiểu rõ được trong trường hợp nào thì sẽ có cách điều trị
nào. Trong đó có 24,1% lựa chọn không điều trị- điều này khá là thực tế bởi mọi người
thường chủ quan đối với những vết thương nhỏ.
10.3 Theo bạn, nếu chúng ta có những vết xước, vết cào do chó, mèo gây ra hoặc bị chó,
mèo liếm vào vùng da bị tổn thương; trong vòng 10 ngày sau, chó, mèo ốm/ có triệu
chứng dại/ mất tích thì cần phải xử lý như thế nào?
Tỷ lệ trả lời đúng: Tiêm vaccine dại ngay và tiêm đủ liều: 55,2%
Câu trả lời chỉ đúng trên một nửa số người được khảo sát. Trong đó có 27,6% lựa chọn
tiêm dại ngay nhưng dừng tiêm sau ngày thứ 10, 17,2 % lựa chọn tiêm huyết thanh kháng
dại- điều đó thể hiện mọi người biết rằng trong trường hợp này cần phải tiêm dại, nhưng
tiêm gì và tiêm bao nhiêu liều thì chưa nắm rõ một cách đúng đắn.
10.4 Theo bạn, nếu chúng ta bị chó mèo cắn, cào chảy máu ở vị trí xa vùng thần kinh
trung ương; chó, mèo không có biểu hiện gì bất thường thì cần phải xử lí như thế nào?
Tỷ lệ trả lời đúng: Tiêm vaccine dại ngay và tiêm đủ liều: 37,9%
Trong trường hợp này do nghe vấn đề nghiêm trọng hơn các trường hợp trước một chút
nên các bạn sinh viên có lựa chọn câu trả lời là tiêm huyết thanh kháng dại(13,8%) và
tiêm huyết thanh kháng dại cùng với vaccine dại ngay (34,5%)- khá cao. Tuy nhiên thì
vẫn có đến 13,8% lựa chọn tiêm vaccine dại nhưng dừng lại sau 14 ngày. Điều đó cho
thấy việc các bạn chưa biết được rõ nếu dừng việc tiêm dại sẽ có thể dẫn đến các vấn đề
gì, chỉ cần thấy chó, mèo không có biểu hiện thì sẽ chọn tiêm vaccine và dừng sau ngày
thứ 10.
0.5 Theo bạn, nếu chúng bị chó mèo cắn, cào chảy máu ở vùng xa thần kinh trung ương;
trong vòng 10 ngày chó, mèo ốm, có triệu chứng dại, mất tích thì cần phải xử lý như thế
nào?
- Trong trường hợp này, trong 10 ngày chó mèo có triệu chứng dại nhưng vết thương bị
cắn lại xa thần kinh trung ương nên virus sẽ cần khoảng thời gian đến thần kinh trung
ương gây bệnh (thời gian đó có khi lên đến cả 1 năm) nên ta chỉ cần tiêm đủ liều vaccine
dại ngay
- Có 48,3% trả lời đúng và số còn lại lựa chọn các phương án như chỉ tiêm huyết thanh
kháng dại, tiêm huyết thanh kháng dại + vaccine dại, tiêm vaccine dại và dừng sau 10
ngày.
-> Vẫn còn hơn 1/2 có sự hiểu biết sai về phương án phòng ngừa dại trong trường hợp
này. Sự hiểu biết sai này có thể vẫn làm tỉ lệ nhiễm bệnh cao (trong trường hợp xử dụng
mỗi huyết thánh kháng dại hoặc dừng tiêm vaccine dại sau ngày thứ 10) hoặc sẽ gây tác
dụng phụ không mong muốn trong trường hợp xử dụng kết hợp huyết thanh kháng dại và
vaccine dại vì bản chất của huyết thanh kháng dại chính là protein lạ đối với cơ thể con
người.

10.6) Theo bạn, nếu chúng bị chó mèo cắn, cào chảy máu ở vùng xa thần kinh trung
ương; chó, mèo có triệu chứng dại hoặc không theo dõi được con vật thì cần phải xử lý
như thế nào?
- Câu trả lời đúng: tiêm huyết thanh kháng dại và vaccine dại ngay: 37,9%
- Có đến 44,8% lựa chọn tiêm đủ liều vaccine dại (tỉ lệ cao).
Nếu 44,8% người này chọn tiêm đủ liều vaccine dại thì tỉ lệ nhiễm bệnh dại và tỉ lệ chết
vẫn rất cao. Tại vì khi bị chó cắn xa thần kinh trung ương nhưng ngay tại thời điểm cắn,
chó mèo đã có triệu chứng dại nghĩa là thú đang bị bệnh dại và lượng virus trong cơ thể
chúng rất rất cao khi lây sang người thì với lượng virus cao này sẽ nhanh chóng đến thần
kinh trung ương và gây biểu hiện bệnh trên người. Vì vậy việc tiêm mỗi vaccine dại là
không đủ (vì tiêm vaccine thì 1 thời gian sau mới tạo ra kháng thể chống lại virus, như
vậy sẽ không kịp) nên cần phải kết hợp với huyết thanh kháng dại để trung hòa lại lượng
virus ngay trong thời điểm bị cắn đó.

10.7) Theo bạn, nếu chúng ta bị chó mèo cắn/cào sâu nhiều vết, vết căn/cào gần thần kinh
trung ương (đầu, mặt, cổ) vết cắn/cào ở vùng có nhiều dây thần kinh như đầu chi, bộ
phận sinh dục; chó mèo bình thường hoặc có triệu chứng dại hoặc không theo dõi được
thì cần xử lý như thế nào?
- Câu trả lời đúng: tiêm huyết thanh kháng dại và vaccine dại ngay: 37,9%
- Có đến 62,1% lựa chọn sai trong trường hợp này.
Đây là mức độ nặng nhất khi bị chó cắn. Dù chó mèo có triệu chứng dại hay không thì ta
vẫn phải dung huyết thanh kháng dại kết hợp tiêm vaccine dại ngay bởi vì khi bị cắn gần
thần kinh trung ương, lượng virus nhiều hay ít thì chúng vẫn sẽ nhanh chóng tới được
thần kinh trung ương và gây bệnh ngay lập tức (có thể trong vòng vài ngày).
Là trường hợp vết thương nặng nhất nhưng các ban sinh viên lại có hiếu biết rất hạn chế.
Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng của con người.
KẾT LUẬN: Với các triệu chứng càng nặng thì các bạn sinh viên càng hạn chế kiến thức
xử lý phòng ngừa dại. thực tế thì có rất rất nhiều người tử vong vì điều này. Nó ảnh
hưởng trực tiếp đến mạng sống của con người. Không chỉ sinh viên, chúng ta cần phải
truyền đạt các kiến thức này đến với mọi người dân để nâng cao nhận thức và giảm tỉ lệ
tử vong do chó mèo cắn

Tóm tắt điều trị dự phòng người bị súc vật cắn


Tình trạng súc vật
Tình trạng vết cắn (kể cả súc vật đã được tiêm phòng) Điều trị
Tại thời điểm cắn Trong 15 ngày
Da lành Không điều trị
Bình thường Tiêm vắc xin
Da bị xước ở gần thần
kinh trung ương Tiêm HTKD
Có triệu chứng dại
và vắc xin dại
Bình thường Theo dõi súc vật.
Da bị xước nhẹ xa Tiêm vắc xin ngay khi
thần kinh trung ương ốm, triệu chứng
con vật có triệu
dại
chứng
Không theo dõi
Tiêm vắc xin ngay.
Vết xước nhẹ, xa được con vật
thần kinh trung ương Tiêm HTKD và vắc
Có triệu chứng dại
xin
- Vết thương gần não
- Vết thương sâu, - Bình thường Tiêm HTKD và vắc
nhiều - Không theo dõi xin phòng dại càng
- Vết thương vùng được con vật sớm càng tốt
đầu chi,
→Khi bị chó mèo làm tổn thương (cào, cắn) cần đến trung tâm y tế, tiêm chung
gần nhất và sớm nhất để được tư vấn điều trị (kết luận chính)
11) Theo bạn:
11.1 Đối với người bị chó mèo cắn/cào nhưng đã tiêm phác đồ 3 mũi dự phòng trước
đó thì cần tiêm thêm bao nhiêu mũi vaccine nữa?
Tỷ lệ trả lời đúng:
Cần tiêm thêm 2 mũi: 72,4%
11.2 Có cần tiêm thêm loại vaccine khác không?
Tỷ lệ trả lời đúng:
Vaccine phòng uốn ván: 41,4%
Tuy nhiên tỷ lệ chọn tiêm Huyết thanh kháng dại: 51,7%.
Kết luận:11
Đối với bệnh nhân đã được tiêm ngừa trước phơi nhiễm đúng phác đồ của WHO và mũi
cuối cùng trong vòng 5 năm trở lại đây, việc điều trị sau phơi nhiễm chỉ cần 2 mũi vào
ngày 0,3 và không cần dùng huyết thanh kháng dại.
Khi bị động vật cắn và có chảy máu, việc xử lí vết cắn cùng với việc tiêm phòng dại (dù
đã tiêm phòng dại cho chó) và tiêm vaccine uốn ván phụ thuộc vào việc đã tiêm vaccine
uốn ván như thế nào. Nếu đã tiêm đủ các liều vaccine phòng uốn ván vào các tháng 2, 3,
4 và 18, và đã được nhắc lại tiêm vaccine uốn ván khi 4 - 6 tuổi, thì việc tiêm vaccine uốn
ván không cần thiết. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn chúng ta nên tiêm thêm vaccine uốn
ván để tránh độc tố uốn ván nguy hiểm đến tính mạng.
Sinh viên có quan tâm đến phác đồ tiêm phòng và điều trị khi bị chó mèo cắn/cào. Tuy
nhiên về việc khi bị chó mèo cắn/cào có cần tiêm thêm vaccine khác không, tỷ lệ chọn
huyết thanh dại khá cao.  Dường như mọi người vẫn chưa hiểu rõ về khái niệm huyết
thanh kháng dại, vaccine phòng uốn ván và khi nào cần tiêm huyết thanh kháng dại,
vaccine phòng uốn ván.
12) Theo bạn:
12.1 đối với người bị chó mèo cắn/cào nhưng chưa tiêm phòng trước đó thì cần tiêm
bao nhiêu mũi vaccine?
Tỷ lệ trả lời đúng:
Tiêm 5 mũi: 58,6%.
Tiêm 4 mũi: 31%
12.2 Có cần tiêm thêm loại vaccine khác không?
Tỷ lệ trả lời:
Cả 2:3,4%
Huyết thanh kháng dại: 55,2%
Vaccine phòng uốn ván: 41,4%
Kết luận: 12
Theo hệ thống tiêm chủng VNVC:
 Thực hiện tiêm 4 mũi (*) vào các ngày 0, ngày 3, ngày 7 và ngày 28
(*) Con vật sau 10 ngày thực hiện theo dõi;
 Thực hiện tiêm 5 mũi (**) vào các ngày 0, ngày 3, ngày 7, ngày 14 và ngày 28
(**) Con vật bệnh, chết, không theo dõi được;
Việc tiêm huyết thanh kháng dại là cần thiết trong trường hợp vết thương độ III theo
khuyến cáo của WHO (một hay nhiều vết cắn xuyên thấu, vết thương hở bị nhiễm nước
bọt). Đồng thời có thể tiêm vaccine phòng uốn ván để tránh độc tố uốn ván.
 Sinh viên có quan tâm và hiểu về phác đồ tiêm phòng dại khi bị chó mèo cắn/cào mà
chưa tiêm chủ động trước phơi nhiễm.
Cần tuyên truyền, phổ biến thông tin về huyết thanh kháng dại, vaccine phòng uốn ván
để sinh viên nói riêng và người dân nói chung có thể hiểu rõ và có thể điều trị kịp thời
tránh nhiễm bệnh dại và các bệnh khác khi bị chó mèo cắn/cào.
13)

13.1 Bạn có biết về huyết thanh kháng dại?


Có biết: 79,3%
Không biết: 20,7%
13.2 Khi nào cần sử dụng huyết thanh kháng dại?
Tỷ lệ trả lời:
Không biết và bỏ trống không trả lời chiếm tỷ lệ cao : 55,2% ( 16/29 người)
Đa số sinh viên trả lời: khi bị thú cắn cào nhưng chưa có nói rõ trong trường hợp nào.
Một số ít có phân biệt khi bị cắn cào gần thần kinh trung ương; khi chưa tiêm phòng dại
trước đó;khi vết thương sâu;...
Kết luận: 13
 Nhìn chung tỷ lệ sinh viên biết đến huyết thanh kháng dại khá cao, nhưng vẫn chưa
nắm được thông tin khi nào cần sử dụng huyết thanh kháng dại, nên sử dụng huyết thanh
kháng dại ở những trường hợp hay cấp độ vết thương như thế nào.
* Huyết thanh kháng dại SAR (serum antirabique) là huyết thanh có chứa kháng thể
kháng virus dại tinh chế, có nguồn gốc từ ngựa. Người tiêm huyết thanh sẽ có được miễn
dịch thụ động nhanh chóng, làm trung hòa và làm chậm sự lan tỏa của virus dại
Tiêm huyết thanh kháng dại trong những trường hợp:
-Vết cắn/cào chảy máu ở vùng xa thần kinh trung ương và con thú có triệu chứng dại
hoặc không theo dõi được con vật.
- Vết cắn/cào sâu, nhiều vết
- Vết cắn/cào gần thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ
- Vết cắn/cào ở vùng có nhiều dây thần kinh như đầu chi, bộ phận sinh dục
Việc tiêm huyết thanh kháng dại là cần thiết trong trường hợp vết thương độ III theo
khuyến cáo của WHO.
Sử dụng huyết thanh kháng dại nhằm để trung hòa nhanh chóng lượng virus tại chỗ có
bên trong vết thương khi chúng chui vào trong đầu tận cùng dây thần kinh. Huyết thanh
kháng dại giúp bảo vệ tại chỗ qua việc bù đắp khoảng trống miễn dịch cho đến khi xuất
hiện lượng kháng thể sinh ra do tiêm vắc xin.
14)
14.1 Bạn có quan tâm việc tiêm phòng dại cho bản thân sau khi bị chó mèo đã được
tiêm ngừa dại đầy đủ cắn/cào không?
Có: 96,6%
14.2 Khi bị cắn, bạn (người thân) có đi tiêm vaccine người dại hay không?
Có: 89,7% (2 cái này cho chung 1 slide nha)
Kết luận:14.1 14.2
Hầu hết sinh viên có thái độ rất tích cực về bệnh dại và quan tâm đến bệnh dại
( 96,6%). Sẵn sàng tiêm phòng dại cho bản thân và người thân (89,7%) ngay cả khi chó
mèo đã tiêm ngừa dại đầy đủ.
Tương tự như một nghiên cứu trước đây của tác giả Nguyễn Thị Thắng và Nguyễn Minh
Sơn ( THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG
BỆNH DẠI CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN TUY AN, TỈNH PHÚ YÊN NĂM 2019) là tỷ
lệ sẵn sàng tiêm vắc xin sau khi chó mèo cắn là 96,7%, tỷ lệ quan tâm tới bệnh dại là
91,8%.
14.3 Bạn hoàn thành tiêm dại theo đúng phác đồ hay đã từng gián đoạn phác đồ/ không
tiêm đủ?
Tỷ lệ chọn:
Tiêm đúng theo phác đồ: 81,8%
Không theo đúng phác đồ (Trễ/sớm/gián đoạn/bỏ ngang):18,2%
14.4 Bạn có nghĩ nếu dừng giữa chừng sẽ bị giảm tác dụng của vaccine không?
Có: 89,7%
Không: 6,9%
Do không đủ liều lượng và thời gian không phù hợp: 3,4%.
Kết luận: 14.3 14.4
 Gần như những sinh viên đã tiêm dại đều tiêm đúng theo phác đồ (81,8%) để có
thể phòng bệnh đạt hiệu quả nhất.Phần lớn mọi người đều nghĩ nếu dừng tiêm
phòng giữa chừng sẽ giảm tác dụng của vaccine  Điều này như một biểu hiện
tích cực trong việc phòng ngừa bệnh dại, cho thấy được sự chủ động trong việc
bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Từ đó góp phần giảm thiểu số ca bệnh dại.
Tiêm phòng dại không đúng lịch thì hiệu quả phòng bệnh sẽ không cao, thậm chí rất nguy
hiểm. Vì bệnh dại thường diễn biến rất nhanh, thông thường chỉ kéo dài từ 2- 6 ngày, đôi
khi lâu hơn và tỷ lệ bệnh nhân tử vong khi phát dại là 100%; nếu không được tiêm phòng
kịp thời, khả năng tử vong do dại là không thể tránh khỏi.
Nếu tiêm không đúng theo phác đồ cũng sẽ không làm giảm nồng độ kháng thể sau khi
hoàn thành các mũi tiêm, dù hiệu lực bảo vệ có thể không đạt được cho đến khi đủ số liều
tiêm theo quy định.
Nếu dừng tiêm khi chưa hoàn thành phác đồ lúc này hàm lượng kháng thể trong cơ thể
không đạt tiêu chuẩn như tiêm đủ theo phác đồ. Trong trường hợp bị chó mèo cắn/ cào thì
cơ thể không đủ hàm lượng kháng thể để chống lại virus dẫn đến tỷ lệ tử vong gần như
tuyệt đối nếu như không điều trị kịp thời.
15.1 Bạn có quan tâm về việc tiêm nhắc lại không?
- Đa số người thực hiện khảo sát là có quan tâm về việc tiêm nhắc lại (75,9%),
trong đó có 9/12 sinh viên CNTY quan tâm đến vấn đề này. Ta thấy thái độ của
sinh viên CNTY trong việc bảo vệ sức khỏe nghề nghiệp chưa đạt 100%
- Ngoài ra có đến 17,2% không biết về lịch tiêm nhắc lại (5 người) mà có đến 3
người là sinh viên CNTY và các bạn đều đang học năm 3 ngành thú y. Các bạn
không chủ động tìm hiểu để có thêm kiến thức cho chuyên ngành và quan trọng
hơn là bảo vệ cho sức khỏe của người làm nghề.
15.2 Khi nào cần thực hiện lịch tiêm nhắc lại?
- Đây là 1 câu hỏi dạng tự luận để mọi người tự ý trả lời. Tiêm nhắc lại được thực
hiện sau khi tiêm 3 mũi cơ bản tùy thuộc vào lượng kháng thể được tạo ra. Sau khi
tiêm 3 mũi cơ bản, 1 năm sau sẽ tiêm nahwcs lại sau đó là 5 năm tiêm nhắc lại 1
lần
- Có 4 câu trả lời là sau khi tiêm 3 mũi cơ bản, còn lại đa phần là trả lời theo ý kiến
cá nhân như: khi bác sĩ nhắc, càng sớm càng tốt, khi nhớ ra lịch tiêm, không biết,
….
- Nhìn chung có 75,9% người quan tâm việc tiêm nhắc lại nhưng đa phần mọi
người lại không biết khi nào cần phải tiêm

15.3, 15.4 Bao lâu thì tiêm nhắc lại? Bạn có thực hiện tiêm nhắc lại theo quy định
không?
- 6 tháng và 1 năm là 2 câu trả lời được mọi người chọn nhiều nhất lần lượt là hơn
48% và hơn 41%. Một phần nhỏ chọn 5 năm (6,9%). Và có gần 1 nửa là không biết
mình có tiêm nhắc lại theo đúng quy định không
-> Các bạn sinh viên quan tâm nhưng chưa thực sự biết và tìm hiểu kỹ vấn đề tiêm
nhắc lại. Vì trong một số trường hợp khi tiêm phòng trước phơi nhiễm mà lượng
kháng thể tạo ra chưa đủ thì vẫn được khuyến cáo tiêm nhắc lại, các bạn không biết
về vấn đề này sẽ rất dễ mắc bệnh. Điều quan trọng là gần một nửa sinh viên CNTY
chưa thực sự biết về vấn đề nhắc lại này.

16.1, 16.2 Vaccine dại có gây tác dụng phụ cho người tiêm không? Đó là tác dụng
phụ nào?
- Hơn 1/2 người thực hiện khảo sát (55,2%) nghĩ là không có tác dụng phụ gì và có
8/12 sinh viên CNTY
- 44,8% còn lại: đa phần là sốt, ngoài ra còn phản ứng viêm (sưng đỏ đau), giảm trí
nhớ, đau đầu, stress, sốc phản vệ, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, phản tác dụng
vaccine, hệ miễn dịch kém, thường xuyên bị bệnh,...
-> Rất nhiều sinh viên nhầm tưởng sai về tác dụng phụ của vaccine dại, nó cũng
chỉ gây sốt, sưng, đỏ, đau như đa số các vaccine khác vì đây là phản ứng miễn dịch
của cơ thể khi đưa mầm bệnh vào người. Tuy nhiên có một tỉ lệ rất nhỏ bị sốc phản
vệ nên cần phải theo dõi kỹ sau khi tiêm

16.3 Nếu vaccine dại có tác dụng phụ, bạn có tiêm vaccine khi bị chó mèo cắn cào
không?
- 93,1% người chọn tiêm, đây là một tỉ lệ cao và đáng mừng. Bên cạnh đó, còn
6,9% người chọn tiêm nhưng không đủ liều. Tuy tỉ lệ nhỏ nhưng nếu trong thực
tiễn họ chọn tiêm không đủ liều, trong trường hợp tiềm phòng chủ động trước phơi
nhiễm sẽ không tạo ra đủ lượng kháng thể, trong trường hợp tiêm phòng khi bị chó
mèo cắn, cào thì cũng sẽ không tạo ra đủ lượng kháng thể trung hòa lượng virus
dại xâm nhập vào cơ thể. Như vậy, tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ chết khi bị chó mèo căn
vẫn rất cao.
Vốn dĩ người dân đã có tâm lý sợ vaccine dại sẽ gây độc, lú lẫn, ảnh hưởng đến
sức khỏe là do lúc trước nước ta vẫn sử dụng vaccine thế hệ cũ có độ tinh khiết
không cao nên có nhiều tác dụng phụ gây nên ấn tượng xấu với người dân. Nhưng
từ năm 2008, nhà nước ta đã chuyển hoàn toàn qua sử dụng 2 loại vaccine là
verorab cuar Pháp và Abhayrab của Ấn độ. 2 loại vaccine này có độ tinh khiết cao,
hiệu giá kháng thể sau khi tiêm cũng cao gấp 10 lần vaccine thế hệ cũ và cũng
“Theo BSCKII Nguyễn Trung Cấp, hiện nay, chỉ có một cách duy nhất để không bị
tử vong sau khi bị chó mèo cắn là tiêm phòng bệnh dại. vắc xin dại an toàn với sức
khỏe, không ảnh hưởng tới sữa mẹ và trẻ nhỏ bú sữa mẹ nếu tiêm vắc xin dại.”
(Theo báo Sức khỏe và Đời sống), tác dụng phụ được hạn chế một cách tối thiểu
nhất để an toàn với sức khỏe con người. Vậy nên thông tin này cần phải được tiếp
cận đến với nhiều người dân càng tốt để họ hiểu rõ hơn về vaccine thế hệ mới hiện
nay và không còn tâm lý lo sợ nữa.
III. Nhận thức về sự nguy hiểm của bệnh dại
17. Bạn từng xem/nghe/biết tin tức về những người bị bệnh dại chưa? Bạn có suy
nghĩ gì?
- Có 24/29 sinh viên thực hiện khảo sát đã từng nghe tin về những người bị bệnh
và các bạn có suy nghĩ:
+ Sự hiểu biết và ý thức của người dân về tiêm phòng dại và các biện pháp xử lý
khi bị chó mèo cắn, cào còn rất thấp
+ Tất cả các ca bệnh sinh viên thấy đều chết và các bạn sinh viên cảm thấy lo sợ và
nguy hiểm

 Theo báo Sức khỏe và Đời sống, trên đây là 1 trường hợp mắc bệnh dại do
chưa có hiểu biết kỹ về dại nên đi khám ở thầy lang và do thái độ chủ quan,
lo sợ ảnh hưởng của vaccine dại nên đã không đi tiêm phòng. Và kết quả là
bệnh nhân đó đã tử vong. (câu 17 thay vì để biểu đồ thì mình để thẳng liên
hệ vô luôn, còn cái tỉ lệ với giải thích thì mình tự nói)
KẾT LUẬN: Tất cả các ca bệnh dại mà sinh viên xem được đều có triệu chứng
nặng và đều tử vong. Trong câu trả lời khảo sat của các bạn, có nhiều bạn thấy lo
ngại về điều này và quan tâm hơn việc tiêm phòng dại cho thú cưng và cả cho bản
thân, mọi người xung quanh. Và việc chứng kiến các ca bệnh dại ít nhiều sẽ ảnh
hưởng đến tâm lý của người đó, từ đó họ sẽ tìm hiểu sâu hơn và có nhận thức đúng
đắn hơn về bệnh dại.

18. Bệnh dại có thuốc đặc trị chưa?


Kết quả khảo sát: 62,1% trả lời chưa có, 17,2% trả lời có rồi và 20,7% không biết
- Thực tế hiện nay chưa có loại thuốc nào có thể điều trị được bệnh dại cả.
17,2% hiểu biết sai về thông tin thuốc trị bệnh dại, ở câu hỏi trên khi hỏi về
cách sử lý khi bị chó mèo cắn cào cũng có 2 bạn chọn phương án sử dụng
các bài thuốc dân gian. Đây là thông tin cần phải làm rõ cho các bạn, kể cả
các bạn không biết gì vì nó thực sự rất quan trọng. Nếu xử lý không đúng
phương pháp sẽ làm các ca bệnh càng có triệu chứng nặng nề hơn và nhanh
chết hơn do không được xử lý 1 cách kịp thời và đúng cách.
- Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam Trần Văn Bản khẳng định: “Hiện
nay, trong nước cũng như thế giới, chưa có một bài thuốc Đông y nào được
nghiên cứu và công bố sẽ chữa được bệnh dại. Các biện pháp cạo da, dùng
các bài thuốc làm từ lá cây của các thầy lang bôi vào da để thử dại không có
tác dụng.”
(theo báo Sức khỏe và Đời sống)

19. Cách bạn bảo vệ bản thân để không bị nhiễm bệnh dại là gì? (cái biểu đồ bỏ cái
ý ‘tiêm cho thú cưng’’ ra nha, hoặc thay bằng chữ “khác” nha)
- Tiêm phòng chủ động trước phơi nhiễm, tiêm phòng khí bị thú cưng cắn cào liếm
vết thương, vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với thú cưng là 3 phương án gần như 100%
lựa chọn
- Có 6,9% chọn không chơi, tiếp xúc với chó mèo nhưng cách này sẽ không có
hiệu quả cao, mình sẽ không tránh được 1 số trường hợp như chó mèo tự chạy đến
chỗ mình,…
- Có 1/29 sinh viên bổ sung thêm đáp án là tiêm phòng cho thú cưng. Hiện nay,
biện pháp chủ động tiêm phòng dại cho chó mèo là biện pháp hàng đầu và có hiệu
quả nhất trong chiến dịch phòng, chống bệnh dại. Tuy nhiên, chỉ có 1/29 (3,4% - tỷ
lệ rất thấp) sinh viên thực hiện khảo sát quan tâm đến việc tiêm phòng cho thú
cưng. Ngoài việc thực hiện phòng bệnh trên người thì việc tiềm ngừa dại cho thú
cưng nếu có nuôi là một biện pháp bắt buộc phải thực hiện vì an toàn của thú cưng
và cho cả những người xung quanh.
IV. Thái độ trong tình huống thực tế
20. Câu hỏi tình huống: Nếu chó mèo nhà bạn chưa chích dại bao giờ, chỉ chơi
trong nhà và với các chú chó cùng nhà thì có nguy cơ mắc dại và nguy cơ con
người bị nhiễm dại khi chó mèo nhà bạn cắn hay cào hay không?
- 93,1% trả lời là có nguy cơ, 6,9% trả lời là không có nguy cơ (2/29)
Trong TH này, bạn có chủ động tiêm ngừa dại hay khuyên khuyên người khác tiêm
ngừa dại khi bị chó nhà bạn cắn cào hay không? Tại sao?
- 100% trả lời là có
- 28/29 sinh viên chọn có là bởi vì phòng ngừa dại vì virus có sẵn trong nước
bọt chó hoặc do chó tiếp xúc với các nguồn lây khác và cũng vì an toàn,
trách nhiệm đối với người bị cắn
- Có 1 câu trả lời: “dựa vào tỉ lệ lưu hành bệnh dại tại khu vực đang sống.
nếu cao sẽ đi tiêm, nếu thấp sẽ quan sát tình hình biểu hiện của thú rồi mới
quyết định đi tiêm”
Theo em, câu trả lời của bạn này là sai bởi vì tỉ lệ lưu hành bệnh thấp nhưng thú
cưng nhà mình lại nằm trong số đó hay không thì chúng ta vẫn không thể biết
được, virus nó có sẵn ở con thú nên cần phải tiêm để phòng ngừa cho người bị
cắn và thể hiện được trách nhiệm của bản thân đối với người bị cắn.
V. Kết luận chung

cho toi xin cái kết luận chung điiiii

Slide cuối : là tài liệu tham khảo và liên hệ lấy mấy cái link tui gửi trong group á
nha

You might also like