You are on page 1of 7

I.

1 tác nhân gây bệnh


Bệnh Sởi (tên tiếng Anh là measles hoặc rubeola) là một bệnh nhiễm trùng đường
hô hấp, nhiễm trùng hệ thống miễn dịch và nhiễm trùng da,gây ra bởi virus Sởi và có khả
năng truyền nhiễm rất cao qua đường hô hấp. Bệnh lây lan khi người không bệnh tiếp xúc
trực tiếp với nước bọt, nước mũi hay bất kì dung dịch nào tiết ra từ mũi và miệng của
người nhiễm bệnh Sởi, hoặc cũng có thể bị lây nhiễm gián tiếp từ những hạt dung dịch
trong không khí, dính trên bàn ghế, thanh cầm,.... rớt ra từ người nhiễm Sởi trong vòng vài
tiếng đồng hồ trở lại. Khả năng truyền nhiễm từ một ngườivmắc bệnh Sởi sang một người
không có kháng thể chống lại virus Sởi lên đến 90%.Đây là một căn bệnh phổ biến gây tử
vong cao đối với đa số trẻ em trên toàn thếgiới và một số ít với người lớn chưa có miễn
dịch
Tác nhân gây bệnh là siêu vi sởi, thuộc nhóm RNA sợi đơn họ Paramyxoviridae,
chi Morbillivirus, chỉ gây biểu hiện phát ban ở khỉ và người. Nó hiện diện trong nhớt cổ
họng, trong máu và trong nước tiểu ở cuối giai đoạn ủ bệnh và một thời gian sau khi phát
ban. Nó có thể sống ít nhất 34 giờ trong không khí. Siêu vi sởi có thể được nuôi cấy trên tế
bào thận người và tế bào màng nhau thai người. Có các đặc điểm như sau: dễ chẩn đoán
(phát ban dặc hiệu), không có ổ chứa siêu vi ở thú vật, không có trung gian truyền bệnh,
không có siêu vi tiềm ẩn lây truyền, chỉ có một tuýp huyết thanh và thuốc chủng có hiệu
quả. Ở các nước phát triển từ 10 năm trở lại đây, có những vùng không còn ghi nhận có
bệnh sởi nữa và con số các trẻ em được miễn dịch lên đến 90%
I .2 Lịch Sử
Giai đoạn trước khi phát triển vaccine
Sởi là một trong những căn bệnh cổ xưa nhất mà con người từng mắc phải. Theo
nhiều tài liệu, sởi hiện diện trong quần thể người từ cách đây 5.000 năm. Những mô tả đầu
tiên về căn bệnh này thuộc về một thầy thuốc Ba Tư lại cho rằng, sởi chỉ là một biến thể
của bệnh đậu mùa.
Năm 1916, dịch sởi bùng phát mạnh trên toàn nước Mỹ và giết chết 12.000 người
trong đó có tới 75% là trẻ em dưới 5 tuổi.
Tới năm 1846, bác sĩ Peter Ludvig Panum (người Đan Mạch) nghiên cứu căn bệnh
này đã đưa ra 4 dấu hiệu đặc trưng của người bệnh mắc sởi: ban đỏ nổi sau 12-14 ngày
tiếp xúc với mầm bệnh; bệnh lây qua ho, hắt hơi; khả năng lây bệnh cao nhất là 3-4 ngày
trước khi nổi ban; và người đã từng mắc sởi sẽ miễn dịch với bệnh này suốt đời.Vào thời
bấy giờ, phần lớn trong số đó qua đời vì những biến chứng đáng sợ của sởi như viêm phổi,
nhiễm trùng tai, tiêu chảy hay viêm loét giác mạc.
35 năm sau đó, dịch sởi đã tấn công tới tận đảo Greenland, Đan Mạch. Dịch bệnh
khủng khiếp tới nỗi 99,9% người dân ở đây lên sởi. Trong số 4.262 cư dân, chỉ có duy
nhất 5 người trên đảo thoát khỏi căn bệnh này. Tuy nhiên, cũng chính trong đại dịch này,
người ta đã phát minh ra một phương pháp chữa trị sởi tương đối hiệu quả. Đó là tiêm
gamma globulin (một loại protein giàu kháng thể) vào người bệnh, giúp làm giảm khả
năng tử vong vì sởi.
Phát triển vắc xin
1954, John F. Enders và Tiến sĩ Thomas C. Peebles đã thu thập các mẫu máu từ một
số học sinh bị bệnh trong đợt bùng phát bệnh sởi ở Boston, Massachusetts. Họ muốn phân
lập virus sởi trong máu của học sinh và tạo ra vắc-xin sởi. Họ đã thành công trong việc
phân lập bệnh sởi trong máu của David Edmonston, 13 tuổi.
Năm 1963, John Enders và các đồng nghiệp đã biến chủng vi rút sởi Edmonston-B
của họ thành một loại vắc-xin và cấp phép tại Hoa Kỳ.
Năm 1968, một loại vắc-xin sởi cải tiến và thậm chí còn yếu hơn, được phát triển
bởi Maurice Hilleman và các đồng nghiệp, bắt đầu được phân phối. Vắc-xin này, được gọi
là chủng Edmonston-Enders (trước đây là chủng Mor Morenen) là loại vắc-xin sởi duy
nhất được sử dụng ở Hoa Kỳ kể từ năm 1968. Vắc-xin sởi thường được kết hợp với quai bị
và rubella ( MMR ) hoặc kết hợp với quai bị, rubella và varicella ( MMRV ). Tìm hiểu
thêm về vắc-xin sởi .
loại bỏ bệnh sởi
Năm 1978, CDC(trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ hay Trung
tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kì) đặt mục tiêu loại bỏ bệnh sởi khỏi Hoa Kỳ vào năm
1982. Mặc dù mục tiêu này không được đáp ứng, việc sử dụng rộng rãi vắc-xin sởi đã làm
giảm đáng kể tỷ lệ bệnh. Đến năm 1981, số ca mắc sởi được báo cáo ít hơn 80% so với
năm trước.
Tuy nhiên, một đợt bùng phát bệnh sởi năm 1989 ở trẻ em trong độ tuổi đi tiêm đã
khiến Ủy ban Tư vấn về Thực hành Chủng ngừa (ACIP), Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ
(AAP) khuyên dùng vắc-xin MMR thứ hai cho tất cả trẻ em
Tại Việt Nam, Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) được chính thức triển
khai từ năm 1985 với sáu mũi vắc-xin cơ bản cho tất cả trẻ em dưới một tuổi, trong đó có
vắc-xin phòng bệnh sởi.Thông qua việc triển khai thành công chương trình tiêm chủng mở
rộng và các chương trình y tế khác, Việt Nam giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới năm
tuổi, Hiện nay bệnh sởi ở Việt Nam chưa được loại trừ, nghĩa là vi-rút sởi hiện vẫn đang
còn lưu hành trong cộng đồng. Với chu kỳ ba, bốn năm xuất hiện một lần,
sởi quay lại
Trong năm 2018, dịch sởi đã xảy ra tại một số nước khu vực châu Âu, đặc biệt việc
ghi nhận sự lây truyền bệnh sởi xảy ra liên tục ở cả một số nước đã công bố loại trừ bệnh
sởi (Đức và Nga),
Tại Hoa Kỳ, sau gần 20 năm công bố loại trừ bệnh sởi, ngay trong đầu năm 2019 đã
ghi nhận các ổ dịch sởi tại nhiều thành phố như: Atlanta, New Jersey, NewYork, Oregon,
Rockland County, Rochester, Vancouver. Đặc biệt, trước tình hình dịch bệnh sởi diễn biến
phức tạp, Chính quyền bang Washington đã công bố tình trạng khẩn cấp nhằm huy động
các nguồn lực và nỗ lực của người dân trong việc khống chế dịch sởi.
Tại Hà Nội từ đầu năm 2019 tới nay đã ghi nhận hơn 114 ca mắc sởi ở 20 quận
huyện, trong khi đó so với cùng kỳ năm 2018 chỉ có 8 ca mắc. thống kê từ trung tâm Y tế
dự phòng TP.HCM cho thấy, từ đầu năm tới nay, toàn thành phố có 978 trường hợp mắc
bệnh sởi xuất hiện đủ ở các quận, huyện.

Nhưng câu chuyê ̣n liên quan


Cuộc tranh luận về vắc-xin của Ethan Lindenberger sẽ diễn ra trước đại hội
Một nghiên cứu lớn cho thấy không có mối liên hệ nào giữa vắc-xin MMR và bệnh tự kỷ
Podcast: KHN xông Sức khỏe là gì? Vùi gì tiếp theo cho FDA?
Đó là giữa năm 1985 và 1988, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nhiều trường hợp mắc
bệnh sởi đã xảy ra ở trẻ em đã được tiêm vắc-xin sởi. Điều này đặc biệt được ghi nhận ở
những trẻ chỉ nhận được một liều. Những đứa trẻ này không phải lúc nào cũng được bảo
vệ khỏi căn bệnh này.
Điều này dẫn đến khuyến nghị về liều thứ hai cho trẻ em từ 5 đến 19 tuổi. Liều tăng cường
làm tăng đáng kể sự bảo vệ và trẻ em không phát triển khả năng miễn dịch ở liều đầu tiên
đã phát triển một liều chống lại bệnh sởi với liều thứ hai.

Dịch sởi bùng phát vào năm 1990


Các trường hợp mắc bệnh sởi một lần nữa tăng vọt từ năm 1989 đến năm 1991. Trong ba
năm này, 55.622 trường hợp đã được báo cáo. Các trường hợp chủ yếu là trẻ em dưới năm
tuổi và dân số người gốc Tây Ban Nha và người Mỹ gốc Phi chưa được tiêm chủng cao đã
được ghi nhận trong số những người bị ảnh hưởng.

Trong thời gian này, số ca mắc sởi cho trẻ em dưới năm tuổi vượt quá nhóm từ 5 đến 19
tuổi. Có 123 trường hợp tử vong vì các bệnh liên quan đến bệnh sởi trong số các trường
hợp với 50% dưới 5 tuổi.

90% những người mất mạng đã không được tiêm phòng. Có 64 trường hợp tử vong được
báo cáo vào năm 1990; đây là con số lớn nhất đã được nhìn thấy trong gần 20 năm.
Bùng phát được báo cáo vào năm 1993 trong các quần thể đã từ chối tiêm phòng sởi. Điều
này bao gồm các cộng đồng ở Utah và Nevada, và trong các trường Khoa học Cơ đốc ở
Missouri và Illinois. Điều này đã thay đổi với sự gia tăng của vắc-xin một lần nữa.
Sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm nhất thế giới. Nó lây lan qua ho và hắt hơi, tiếp
xúc cá nhân hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi hoặc họng bị nhiễm bệnh.

Virus vẫn hoạt động và truyền nhiễm trong không khí hoặc trên các bề mặt bị nhiễm bệnh
trong tối đa 2 giờ. Nó có thể được truyền bởi một người nhiễm bệnh từ 4 ngày trước khi
phát ban đến 4 ngày sau khi phát ban bùng phát.

II virus sởi
1 cấu trúc
Virus Sởi có hình cầu, đường kính 120 -250 nm, có thể có hình sợi. Virus có cấu
trúc điển hình của nhóm Paramyxovirus: bộ gen gồm sợi đơn RNA không phân đoạn,
nucleocapsid đối xứng xoắn và có màng bọc ngoài.
Có 6 loại protein cấu trúc khác nhau.Virus sởi có 6 protein, trong đó có 3 protein tạo
phức hợp với các bộ gen ARN (L, NP và P) và 3 protein tham gia vào cấu trúc vỏ của
virus là protein H, M và F. Protein polymeraza và protein L đều liên quan đến chức năng
polymerase và tham gia vào sự hình thành nucleocapsid. 
Trên màng bọc có các gai chứa hemagglutinine gây tiêu huyết và có vai trò giúp virus
bám vào thụ thể của các tế bào cảm thụ, sau đó protein hòa màng và virus nhân lên trong
tế bào cảm thụ. 
Nhiều nghiên cứu tinh khiết hạt virus sởi, quan sát dưới kính hiển vi điện tử cho thấy
virus sởi thường rất đa dạng: hình khối hoặc hình sợi. Chúng có vỏ bọc và lõi là một
nucleocapsit hình xoắn. Nhận dạng về hình thể thì virus sởi và các Paramyxovirus khác rất
khó phân biệt. 
3. Cấu trúc hạt virus 
Thành phần hạt virus cấu tạo từ trong ra ngoài như sau: 
Genome của virus sởi là một sợi đơn acid ribonucleic ARN phân cực âm có cấu trúc mở,
không phân đoạn, trọng lượng phân tử 4,5x 106 Daltons, dài khoảng 16000 ribonucleic, có
trật tự 3’ – N – P – M – H – F – L Polymerase 5’, mã hóa 6 protein cấu 
trúc từ 6 gen tương ứng và 2 gen phi cấu trúc (C và V) từ gen P, kết hợp với polymeraza,
phụ thuộc ARN gọi là transcriptaza. Tổng thể ARN – transcriptaza nằm trong một capsid
hình xoắn ốc, đó là Nucleocapsid.

Acid nucleic chiếm 5% trọng lượng của hạt virus với các thành phần 
base như sau: 
+ Cytosin (C) 21.3% 
+ Adenin (A) 22.1% 
+ Uracin (U) 34.8% 
+ Guanin (G) 21.8% 
Nucleoprotein (N) bao bọc bộ gen (ARN đơn) và cùng với protein P, L tạo nên phức
hợp ribonucleoprotein (RNP). 
Vỏ capsid: Capsid của virus sởi có cấu trúc hình khối, đường kính khoảng 21nm;
Vỏ ngoài (envelope):Vỏ ngoài của virus sởi là màng lipid 2 lớp có nguồn gốc từ tế bào vật
chủ. Chiều dài từ 10 – 20 nm bọc lấy RNP của virus bao gồm bộ gen ARN 
kết hợp với các protein. Cả hai loại protein màng (F=Fusion và H=Hemagglutinin)
(Hemagglutinin (HA) là glycoprotein kháng nguyên được tìm thấy trên bề mặt của virus
cúm (cũng như là những loại vi khuẩn và virus khác) Nó có nhiệm vụ kết nối virus với tế
bào chủ. Cái tên "hemagglutinin" có nghĩa là khả năng làm đông tụ (agglutinate) hồng
cầu) đều nằm trên bề mặt 
của vỏ, chồi ra như những gai nhỏ H và F dài 9 – 15nm, đó là các glycoprotein
mang kháng nguyên đặc hiệu. 
Trên mô hình của hạt virus nhận thấy: vật liệu di truyền là sợi ARN xoắn bọc lại bỏi
nucleoprotein (N), được liên kết lại với phosphoprotein (P) và polymerase protein Large
(L). Còn protein nền M (Matrix) nằm bên trong lớp vỏ xung quanh vldt. Các gai
glycoprotein nằm chồi lên trên bề mặt hạt virus khoảng 6 – 10nm ( có thể quan sát được
dưới kính hiển vi điện tử) các gai này đóng vai trò quan trọng trong việc gây nhiễm và
sinh miễn dịch. Nó cũng dễ dàng bị phân hủy bởi Ethanol, Clorofom, Tripsin hoặc các
dung môi hòa tan lipid khác. 
Cả hai loại glycoprotein F và H sau khi gây nhiễm đều thúc đẩy hệ miễn dịch sinh ra
kháng thể trung hòa. Protein H có khả năng ngưng kết hồng cầu cừu, hồng cầu khỉ (nhưng
không ngưng kết hồng cầu người).THẮC MẮC:virus rất dễ biến thể, đơn cử như virút
cúm,Virut cúm có tỉ lệ đột biến cao và kháng nguyên bề mặt luôn có xu hướng biến
đổi.Trong đó kháng nguyên H( Hemagglutinin) và kháng nguyên N ( Neuraminidaza) là
thay đổi rõ nhất. Chính những đột biến nhỏ đã dẫn tới sự biến đổi kháng nguyên này, tạo
ra một biến chúng cúm mới, kí hiệu H và N cũng là chỉ 2 kháng nguyên này) VẬY TẠI
SAO virus sởi cũng có kn H nhưng lại ko biến chủng, dc tuyên bố chấm dứt hoàn toàn…
TL: Virus sởi khác với các Paramyxovirus khác là nó ko ngưng kết hồng cầu ng, ng là ổ
bệnh duy nhất, không có hoạt tính enzyme neuranamidaza. 

2.CƠ CHẾ XÂM NHẬP

Protein virus đặc biệt được hình thành bám vào bề mặt tế bào vật chủ: Tế bào
thụ thể của virus sởi là phân tử CD46, protein H tương tác với protein F để xâm nhiễm
và hợp nhất vỏ virus với màng tế bào vật chủProtein F được protease của tế bào chủ cắt
và cho phép dung hợp với màng tế bào để đưa nucleocapsid vào tế bào chất.,, cho phép
virus xâm nhập vào tế bào. Các chức năng chính của protein H là liên kết với các thụ thể
của tế bào vật chủ. Hai thụ được xác định là CD46 và CD150 (còn được gọi là SLAM).
CD46 là một phân 
tử điều bổ sung được thể hiện trên tất cả các tế bào có nhân ở người. SLAM (tín hiệu phân
tử kích hoạt tế bào lympho) được thể hiện trên tế bào lympho T và B và tế bào trình diện
kháng nguyên. 
Các protein H liên kết các thụ thể chồng lên nhau và chủng virus sởi khác nhau về hiệu
quả mà mỗi thụ thể được sử dụng. Ví dụ đối với virus sởi hoang dại liên kết với tế bào chủ
yếu thông qua các thụ thể SLAM di động, trong khi hầu hết các chủng vaccine liên kết với
CD46, cũng như SLAM. Không xác định thụ thể khác cho phép virus sởi có thể tồn tại
trên các tế bào biểu mô ở người. Các protein còn lại của virus sởi tham gia được nhân lên.
Các protein P điều chỉnh sao chép, nhân bản và hiệu quả mà các nucleoprotein lắp ráp vào
nucleocapsid. 
Protein M liên kết với protein vỏ ribonucleoprotein khi lắp ráp virion. Các chức năng của
protein V và C chưa được xác định rõ ràng, nhưng cả hai protein dường như đóng góp vào
độc lực của virus bằng cách điều hòa phiên mã và nhạy cảm với các tác dụng kháng virus
của IFN (Interferon). 
Sau khi gắn kết vào tế bào chủ, vỏ ngoài virus dung hợp với màng tế bào vật chủ, các
protein bề mặt của virion gắn với tế bào hồng cầu tạo thành cục đông, sau đó các vật chất
di truyền được giải phóng vào nucleocapsid của tế bào

Quá trình nhân lên


 c- Phiên mã mRNA
- Các gen trên gRNA( chỉ đường) tách biệt nhau nhờ trình tự gắn nằm giữa các gen gọi tắt
là ICS (short intercistronic nucleotide sequences). Đây là RNA đa gen (polycistron).

- Các sản phẩm của các gen chồng lớp và tiếp đó là các sản phẩm của các gen P/C/V/D
dùng trong điều hoà chu trình nhân lên.
- Phiên mã tiến hành trong cấu trúc RNP lõi, bắt đầu tại đầu 3’ và kết thúc khi thêm đuôi
poly (A) vào gen đầu tiên.
- Số lượng bản sao mRNA nhiều hay ít tuỳ thuộc vào sự tái khởi động phiên mã. Phiên mã
hết gen này rồi đến gen khác rồi quay lại tái khởi đầu phiên mã để được các protein NP, P,
M, F, HN và L.
d- Tổng hợp protein
- Tiến hành tổng hợp protein từ mRNA trong tế bào chất.
- Protein F và Hn cài vào màng mạng lưới nội chất, hình thành bọng rồi chuyển đến gắn
vào màng tế bào.
- Protein M liên kết với protein gai trong màng tế bào chất.
- Protein NP phong bế vị trí khỏi đầu và ICS cho phép bắt đầu phiên mã sợi cRNA ARN
BỔ TRỢ (cRNA)
e- Sao chép genome
- Từ sợi gRNA (-) làm khuôn tổng hợp sợi tương bù cRNA (+), rồi đến lượt cRNA mới
sinh ra làm khuôn để tổng hợp genome RNA.
- gRNA mới sinh lại làm khuôn để tổng hợp mRNA và thêm nhiều cRNA.
- gRNA liên kết với các protein NP, P và L để tạo cấu trúc lõi.
f- Lắp ráp và giải phóng
- Protein NP gắn vào vị trí đặc hiệu bao quanh RNA tạo nucleocapsid nảy chồi ra ngoài.
- Các protein heamagglutinin cắt axit sialic nằm trên bề mặt tế bào cho phép virus thoát
khỏi tế bào.

You might also like