You are on page 1of 4

I.

Dịch tễ
1. Lịch sử bệnh
“Bệnh tả" là một bệnh lịch sử được ghi nhận từ thời kỳ cổ đại, cũng được biết đến
với tên gọi "tả lịch sử". Bệnh tả trở nên phổ biến vào thế kỷ 19. Bệnh tả trở thành
dịch bệnh được báo cáo đầu tiên ở Hoa Kỳ do những ảnh hưởng đáng kể của nó
đối với sức khỏe. Trong vòng gần 200 năm qua loài người đã trải qua qua 7 vụ
đại dịch tả: - Đại dịch tả lần thứ nhất (1816-1826): Bắt đầu từ Bengal sau lan sang
Ấn Độ, Trung Quốc và biển Caspian. - Đại dịch tả lần thứ hai (1829-1851) - Hình 1:
Năm 1831 dịch lan sang London (6.536 người chết), Paris (20.000 người chết
trong tổng số 650.000 dân), tổng số chết toàn nước Pháp là 100.000. Sau dịch lan
sang Liên Xô, Quebec, Ontario và New York. - Đại dịch tả lần thứ ba (1852-1860)-
Hình 2: Xảy ra ở nhiều vùng của Liên Xô, làm hàng triệu người chết. Ở London,
dịch làm 10.738 người chết. Dịch xảy ra ở Chicago làm chết 5,5% dân số. - Đại
dịch tả lần thứ bốn (1863-1875): Dịch xảy ra chủ yếu ở Châu Âu và Châu Phi. Dịch
xảy ra ở London làm chết 5.596 người. - Đại dịch tả lần thứ năm (1881-1896) –
Hình 3: Năm 1892 dịch xảy ra ở Hamburg làm 8.600 người chết. Đây là vụ dịch
nặng cuối cùng ở Châu Âu. - Đại dịch tả lần thứ sáu (1899-1923) – Hình 4: Dịch ở
Châu Âu giảm đi do các điều kiện vệ sinh tốt hơn nhưng dịch vẫn xảy ra nặng nề
ở các thành phố của Liên Xô. - Đại dịch tả lần thứ bảy (1961 - những năm 70):
Dịch bắt đầu ở Indonesia năm 1963, với chủng vi khuẩn El Tor, sau lan sang
Bangladesh (1963), Ấn Độ (1964), Liên Xô (1966).Từ Bắc Phi dịch lan sang Italy
năm 1973, Nhật Bản và Nam Thái Bình Dương
1.1 Đường lây truyền:
- Bệnh tả chủ yếu truyền qua nguồn thức ăn hoặc nguồn nước bị nhiễm khuẩn.
Ở các nước phát triển, hải sản thường là nguyên nhân chính, còn ở các nước
đang phát triển con đường truyền chủ yếu từ nguồn nước.
Đường lây bệnh chủ yếu của phẩy khuẩn tả là lây truyền qua thức ăn và nước
uống bị nhiễm vi khuẩn. Phân của người bị bệnh tả mang vi khuẩn thải ra
ngoài môi trường, từ đó lây nhiễm nguồn nước và lương thực thực phẩm. Khi
người lành sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm trên, hoặc ăn phải thức ăn có chứa vi
khuẩn ( ví dụ như hải sản chưa được chế biến kỹ) có thể bị nhiễm bệnh.
- Những yếu tố làm tăng nguy cơ lan truyền bệnh tả là đời sống kinh tế xã hội và
dân trí thấp, phong tục tập quán sinh hoạt lạc hậu, thời tiết nóng ẩm, thiếu nước
sạch, không đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm đặc biệt là thức
ăn đường phố…
Bệnh tả cực kỳ phổ biến ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, đông đúc, chiến
tranh và nạn đói. Dịch tả thường xuất hiện ở những vùng như châu Phi, Nam Á
và Mỹ Latinh. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng sẽ nguy hiểm hơn
nếu xuất hiện ở trẻ nhỏ
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh tả, chẳng hạn như:
 Điều kiện vệ sinh kém
 Sống ở các khu vực trại tị nạn, các nước nghèo và các khu vực bị tàn phá
bởi nạn đói, chiến tranh hay thiên tai
 Giảm hoặc không có axit dạ dày
 Người nhóm máu O: các nghiên cứu gen mới đây cho thấy rằng mức độ dễ
bị lây nhiễm của một người đối với bệnh tả phụ thuộc vào nhóm máu của
họ. Người có nhóm máu O dễ bị lây nhiễm nhất trong khi người có nhóm
máu AB có khả năng kháng cự nhiều nhất, gần như là miễn nhiễm.
 Ăn thức ăn chưa được nấu chín

1.1 Mùa dễ mắc bệnh:

1.2 Đối tượng dễ mắc bệnh:


- Bất kỳ đối tượng nào tiếp xúc với nguồn nước, thức ăn có phẩy khẩy tả đều có
thể bị bệnh. Tuy nhiên, người có nguy cơ mắc bệnh cao như: sống tại vùng dịch
tễ có dịch tả lưu hành hoặc đang xảy ra, tiếp xúc với người bệnh bị bệnh tả,
không đảm bảo an toàn vệ sinh như ăn phải thức ăn chưa được nấu chín đặc
biệt là hải sản tươi sống,….
Tuy nhiên, tính cảm nhiễm bệnh phụ thuộc vào mỗi cá thể và liều nhiễm khuẩn.
Những người thiếu a xít dịch vị, những người có nhóm máu O sẽ có nguy cơ cao
mắc bệnh. Ở các khu vực lần đầu tiên bệnh tả xuất hiện thành dịch, các vụ dịch
tả thường diễn biến rầm rộ, mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh như nhau.
Ngược lại, ở khu vực lưu hành bệnh tả, trẻ em là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao
nhất. Cơ thể sau khi mắc bệnh hoặc nhiễm khuẩn không triệu chứng đều có
miễn dịch đặc hiệu với chủng tả gây bệnh có thể đến 3 năm.

1.3 Tình hình dịch bệnh hiện nay:


- Số ca mắc bệnh tả đã tăng vọt trên toàn thế giới trong năm 2022. Các cơ quan y
tế trên toàn cầu đang đối phó với nhu cầu vắc xin gia tăng.
- WHO cho biết cuộc khủng hoảng y tế phức tạp ở CHDC Congo đã trở nên tồi tệ
hơn trong năm 2023 với các ca mắc bệnh tả gia tăng, chủ yếu tập trung ở khu
vực phía Đông vốn bị ảnh hưởng bởi xung đột.
- Năm 2023, ngày 27/10, tại Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) đã có tới hơn 41.000
trường hợp mắc bệnh tả, khiến 314 người tử vong.
quốc gia này đã trải qua một trong những đợt bùng phát dịch tả lớn nhất thế
giới.
Trong một thông cáo báo chí, WHO nói rõ cuộc khủng hoảng y tế phức tạp ở DRC
đã trở nên tồi tệ hơn trong năm 2023 với các ca mắc bệnh tả gia tăng, chủ yếu
tập trung ở khu vực phía Đông vốn bị ảnh hưởng bởi xung đột.
Đỉnh điểm dịch bệnh xảy ra hồi tháng Tư vừa qua với khoảng 1.000 ca nhiễm
mới mỗi tuần. Sau đó, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp và kéo dài, gây áp
lực và thách thức lớn cho hệ thống y tế vốn đã quá tải của DRC.
hơn 22.000 người ở Syria nghi mắc bệnh tả, 96 người đã tử vong.
WHO cho biết mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 1,3-4 triệu ca mắc bệnh tả
và khoảng 21.000-143.000 ca tử vong do căn bệnh này.

Thực tế bệnh tả đã có từ lâu và hiện vẫn ảnh hưởng đến hàng triệu người trên
toàn thế giới, làm tăng số người chết lên đến con số hàng trăm nghìn mỗi năm.
Bệnh diễn tiến tồi tệ nhất ở trẻ em và nếu không được điều trị kịp thời, có thể
gây tử vong trong vòng một ngày.
Tuy nhiên, bệnh tả không phải là kẻ giết người không thể ngăn cản. Axit trong dạ
dày của chúng ta có thể tiêu diệt một lượng nhỏ vi khuẩn tả thường bên trong
ruột. Vì vậy hầu hết những người nhiễm vi khuẩn chỉ biểu hiện nhẹ hoặc không
có triệu chứng.
Ngay cả đối với những người có các triệu chứng nặng hơn, việc điều trị nhanh
chóng bằng cách bù nước bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch thường rất
thành công.

Bệnh tả ở trẻ em
- Gặp phổ biến thể nhẹ giống như tiêu chảy thường. Ở trẻ lớn tiêu chảy và nôn
giống như người lớn, thường có sốt nhẹ.
g) Tả ở người già
- Hay gặp biến chứng suy thận mặc dù đã được bù dịch đầy đủ.
Dịch tả đến nay vẫn là mối đe dọa về sức khỏe cộng đồng toàn cầu.

Phương pháp kiểm soát bệnh hiệu quả dựa vào dự phòng, chuẩn bị và ứng phó.
Đảm bảo nguồn nước sinh hoạt an toàn và vệ sinh môi trường là thiết yếu nhằm
giảm thiểu sự tác động của bệnh tả cũng như các bệnh lây truyền qua đường
nước khác.

You might also like