You are on page 1of 12

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y – DƯỢC ĐÀ NẪNG


KHOA DƯỢC

----֎----

BÀI THUYẾT TRÌNH DỊCH TỄ HỌC

CHỦ ĐỀ : SỐT XUẤT HUYẾT

Nhóm sinh viên thực hiện: Tổ 4


Lớp: Đại Học Dược 10A

Giảng viên hướng dẫn: Thầy Hoàng Hữu Hải

Đà Nẵng ,ngày….tháng….năm….
I)NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

1)Yếu tố môi trường tác động lên dịch Sốt xuất huyết
Vi rút sốt xuất huyết (Dengue) được truyền qua muỗi Aedes, loài
muỗi này rất nhạy cảm với điều kiện môi trường. Nhiệt độ, lượng mưa
và độ ẩm rất quan trọng để muỗi sống sót, sinh sản, phát triển và có
thể ảnh hưởng đến sự hiện diện và mật độ phong phú của loài muỗi
này.
a/ Nhiệt độ
Nhiệt độ cao làm giảm thời gian cần thiết cho vi rút sốt xuất
huyết sinh sản và phát triển trong muỗi. Quá trình này, được gọi là
“thời gian ủ bệnh”, phải xảy ra trước khi vi rút có thể tiếp cận tuyến
nước bọt của muỗi và được truyền sang người. Muỗi sẽ truyền vi rút
nhanh hơn nếu nhiệt độ ấm hơn, muỗi có một cơ hội lớn hơn để truyền
vi rút sang người trước khi muỗi chết.
Nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí FASEB, tập
trung vào cách thức hoạt động của virus sốt xuất huyết khi phát triển
trong các tế bào có nguồn gốc từ muỗi ở nhiệt độ cao hơn. Các nhà
nghiên cứu giải thích, khả năng virus sốt xuất huyết phát triển mạnh
trong cả tế bào muỗi và tế bào người là yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến độc tính của nó. Không giống như động vật bậc cao, muỗi có
nhiệt độ cơ thể dao động và thay đổi theo điều kiện môi trường. Virus
sốt xuất huyết được nuôi cấy ở nhiệt độ cao hơn trong tế bào muỗi
biểu hiện độc tính cao hơn đáng kể so với virus được nuôi cấy ở nhiệt
độ thấp hơn. Nghiên cứu với ý nghĩa nhắc nhở mọi người cần lưu ý:
Trong những mùa có nhiệt độ môi trường tăng cao, cùng với lượng
mưa không liên tục thúc đẩy muỗi sinh sản, có khả năng xuất hiện các
chủng virus sốt xuất huyết độc hại hơn, dẫn đến hậu quả bệnh nghiêm
trọng hơn. Khía cạnh này trước đây chưa được nghiên cứu trong các
đợt bùng phát sốt xuất huyết.
Biến đổi khí hậu với biểu hiện cơ bản là sự nóng lên toàn cầu
dẫn đến sự thay đổi và dịch chuyển của các đới khí hậu lên phía bắc ,
đồng thời ảnh hưởng đến độ ẩm, nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa
tại tất cả các nơi trên thế giới. Những yếu tố này là những yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp đến sự sinh sản và phát triển của muỗi truyền bệnh sốt
xuất huyết là muỗi Aedes aegypti, theo như dự đoán các yếu tố này sẽ
thay đổi theo hướng tạo thuận lợi hơn cho sự phát triển của loài muỗi
này. Đã có nhiều nghiên cứu dự đoán sự mở rộng phạm vi và số lượng
các vụ dịch sốt xuất huyết nhìn chung sẽ gia tăng trên toàn cầu. Khu
vực Đông Nam Á cũng trong xu hướng chung là mức độ bệnh sốt xuất
huyết sẽ ngày càng mạnh và tần số bùng phát các vụ dịch ngày càng
cao. Năm 2016 được ghi nhận là năm có số ca mắc sốt xuất huyết cao
so với các năm trước ở hầu hết các nước thuộc khu vực Đông Nam Á,
bao gồm cả Việt Nam. Việt Nam nằm trong vùng dịch tễ sốt xuất
huyết lưu hành cao và hiện nay là một trong 5 nước có gánh nặng sốt
xuất huyết Dengue cao nhất ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Biến đổi khí hậu cũng sẽ làm gia tăng hiện tượng hạn hán, nắng
nóng ở nhiều nơi. Sau hạn hán thường các vụ dịch sốt xuất huyết sẽ
bùng phát mạnh hơn, có thể giải thích hiện tượng này là do sau hạn
hán, miễn dịch của con người với sốt xuất huyết bị suy giảm nên dễ
nhiễm bệnh hơn, đồng thời sau hạn hán sẽ có mưa ẩm tăng lên làm
muỗi phát triển nhanh cũng là một yếu tố góp phần làm dich bệnh phát
triển. Năm 2016 dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh tại miền Nam và
Tây Nguyên - nơi chịu ảnh hưởng lớn của El Nino (Các yếu tố khí
hậu).

b/ Lượng mưa, nước và độ ẩm


Sự sinh trưởng của muỗi Aedes cũng liên quan mật thiết với
nước trong tự nhiên và nước trong sinh hoạt hàng ngày của con người.
Nếu môi trường sinh sống hàng ngày của con người mà tạo điều kiện
cho sự phát triển của muỗi Aedes thì mầm bệnh càng dễ lây lan tạo
thành dịch. Bởi đặc điểm của muỗi Aedes là đẻ trứng rời từng chiếc
một và ở những nơi ẩm ướt ngay trên thành và cả gần sát với mặt
nước ở các dụng cụ chứa đựng nước sạch hoặc ở cả những bờ sông,
ngòi có nước lên xuống. Mùa mưa là khoảng thời gian muỗi phát sinh
nhiều nhất, bởi thời tiết lúc này ẩm ướt, nước mưa dễ đọng xung
quanh khu vực bạn ở, khi môi trường, thời tiết và độ ẩm thích hợp sẽ
tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi nảy nở và đó chính là nguyên nhân
khiến muỗi phát sinh nhiều.
Vào mùa hè và mùa xuân thường có muỗi nhiều hơn hẳn.
Nguyên nhân chính là 2 mùa này mưa nhiều, ẩm ướt tạo thuận lợi cho
muỗi đẻ trứng. Lúc này muỗi rất cần lượng lớn máu để phục vụ quá
trình sinh sản nên máu người luôn được muỗi ưu tiên. Vì vậy, những
thời điểm này, ưu tiên phòng chống muỗi quyết liệt và lây lan dịch sốt
xuất huyết.
Đặc điểm của trứng muỗi Aedes là chịu đựng độ khô trong nhiều
tháng và chỉ nở ra thành bọ gậy (loăng quăng) khi trứng bị ngập nước.
Ở vùng nhiệt đới như nước ta, muỗi Aedes rất thích đẻ trứng ở môi
trường gần nhà ở như ao, hồ, cống rãnh, chum, lu, vại, lọ hoa, lốp xe
hỏng, vỏ dừa, máng nước. Nghĩa là môi trường xung quanh con người
sinh sống, ở đâu có nước đọng thì ở đấy muỗi Aedes có thể đẻ trứng
để tồn tại nòi giống và qua đó chúng làm lây truyền mầm bệnh SXH.
c/ Đô thị hóa
Ngoài các yếu tố về thời tiết khí hậu có ảnh hưởng đến dịch tễ
của bệnh sốt xuất huyết phải kể đến các yếu tố khác như dân số, đô thị
hóa, dân trí, tình trạng môi trường thiếu vệ sinh, tăng du lịch đường
dài, kiểm soát muỗi không hiệu quả, năng lực của hệ thống y tế cơ
sở... Tại thành phố, đô thị mật độ dân cư cao, nhà cửa chật hẹp và liền
sát nhau sẽ tạo các ngóc ngách cho muỗi trú ngụ, sinh sôi phát triển.
Những vùng dân cư dân trí thấp không biết tự phòng tránh muỗi như
nằm ngủ không mắc màn, nguồn nước kém vệ sinh, vệ sinh môi
trường kém, nhiều ao tù vũng nước đọng, bụi rậm cũng là những điều
kiện thuận lợi cho dịch bệnh xuất hiện. Ở nhiều nơi,hệ thống y tế yếu
kém phát triển, khả năng tuyên truyền cảnh báo, phòng trừ dịch bệnh
không hiệu quả cũng là một nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc sốt xuất
huyết không thể giảm xuống.

Như vậy, môi trường, khí hậu và sốt xuất huyết có những mối
quan hệ rất mật thiết. Sự thay đổi của môi trường và khí hậu sẽ kéo
theo sự thay đổi của dịch bệnh sốt xuất huyết mà nguyên nhân chủ yếu
liên quan đến sự phát triển của vật trung gian gây bệnh là muỗi Aedes.
2)Yếu tố sinh học
a)Virus
- Yếu tố chính gây bệnh sốt xuất huyết chính là virus Dengue. Virus
Dengue thuộc nhóm B trong 3 nhóm A,B,C của Arbovirus và thuộc
chi Flavivirus. Virus Dengue có 4 type huyết thanh thường gặp là
DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Điều này có nghĩa là một người
đã mắc SXHD type 1 (DEN-1) vẫn có thể mắc các type huyết thanh
khác.
- Nhiễm virus dengue gây nên triệu chứng lâm sàng khác nhau tùy
từng cá thể. Bệnh có thể chỉ biểu hiện như một hội chứng nhiễm virus
không đặc hiệu hoặc bệnh lý xuất huyết trầm trọng và đưa đến tử vong
b) Muỗi trung gian
- Người bị nhiễm virus Dengue do muỗi mang virus Dengue đốt, qua
vết đốt, virus từ tuyến nước bọt của muỗi sẽ vào máu người rồi gây
bệnh SXH. Có hai loại muỗi truyền bệnh SXHD là Aedes aegypti
(muỗi vằn) hoặc muỗi Aedes albopictus (muỗi hổ châu Á). Chúng
thường sống gần nơi có nước đọng, bể nước, và chất thải. Các nơi này
có thể là nguồn gốc của các ấu trùng muỗi và tạo điều kiện thuận lợi
cho phát triển của muỗi truyền bệnh. Đặc biệt, muỗi vằn đốt, hút máu
và truyền virus Dengue cả ban ngày, cả ban đêm nhất là sáng sớm và
chiều tối.
- Muỗi Aedes aegypti đã tiến hóa thành loài đốt nhiều lần trong ngày
và đốt nhiều người trong giai đoạn chúng đi kiếm ăn. Đây chính là cơ
chế khiến muỗi Aedes aegypti trở thành vật chủ trung gian gây bệnh
dịch rất cao.
c) Nhân khẩu học
Yếu tố này bao gồm sự tiếp xúc giữa người và muỗi truyền bệnh. Sự
tập trung dân số trong các khu vực đô thị có thể tạo điều kiện thuận lợi
cho sự lây lan của bệnh
d) Miễn dịch
- Có 2 loại miễn dịch:
+ Miễn dịch tự nhiên: Một phần của sự phản ứng miễn dịch của
mỗi người đều có tính di truyền. Người có hệ thống miễn dịch
mạnh mẽ có thể dễ dàng kiểm soát vi rút Dengue hơn và ít có
nguy cơ phát triển thành bệnh sốt xuất huyết. Tuy nhiên, sự đa
dạng về miễn dịch cá nhân có thể là một yếu tố quyết định. .
→ Lịch sử nhiễm bệnh và tiềm năng miễn dịch của cá nhân cũng có
thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe cá nhân trong việc phát triển
bệnh sốt xuất huyết. Trẻ em và người già là đối tượng dễ bị sốt xuất
huyết nặng. Hệ thống miễn dịch của trẻ em có thể chưa được phát
triển đầy đủ, Còn đối với người già, quá trình lão hóa có thể làm suy
yếu phản ứng miễn dịch. Những người mắc các bệnh mãn tính như
tiểu đường, tăng huyết áp hoặc rối loạn hệ thống miễn dịch có nhiều
khả năng bị sốt xuất huyết nặng nếu bị nhiễm bệnh
+ Miễn dịch ghi nhớ: Nếu người nhiễm đã từng mắc một loại
chủng của virus dengue trước đó, họ sẽ phát triển miễn dịch đối
với chủng đó. Tuy nhiên, khi mắc một loại chủng mới, có thể
xảy ra hiện tượng "kéo chuỗi", khiến cho bệnh trở nên nặng hơn.
e) Yếu tố di truyền
- Yếu tố di truyền của bệnh: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có thể
có yếu tố di truyền liên quan đến việc mắc bệnh sốt xuất huyết. Tuy
nhiên, các nghiên cứu này vẫn đang được nghiên cứu thêm để xác
định các gen cụ thể có thể tương tác với vi rút Dengue hoặc ảnh
hưởng đến khả năng miễn dịch của cá nhân.
→ Một phụ nữ mang thai có thể truyền vi rút sốt xuất huyết cho thai
nhi trong khi mang thai hoặc trong khoảng thời gian sinh, mặc dù tỷ lệ
lây truyền theo chiều dọc có vẻ thấp (xem World Health Organization
[WHO]: Dengue and severe dengue). Đã có một báo cáo về khả năng
lây truyền bệnh sốt xuất huyết qua sữa mẹ

- Yếu tố di truyền của sự phản ứng dị ứng: Một số người có thể phản
ứng mạnh hơn đối với viêm nhiễm Dengue và phát triển các triệu
chứng dị ứng mạnh. Yếu tố di truyền có thể đóng một vai trò trong
việc quyết định khả năng của một người phản ứng mạnh hơn hoặc yếu
hơn đối với vi rút này.
- Yếu tố di truyền và rối loạn tiểu đường: Nếu một người có tiền sử
gia đình về tiểu đường hoặc các rối loạn khác có liên quan đến tiểu
đường, họ có thể có nguy cơ cao hơn về các biến chứng của bệnh sốt
xuất huyết nếu họ mắc bệnh.
=> Những yếu tố này tương tác với nhau để tạo nên môi trường thích
hợp cho bùng phát của bệnh sốt xuất huyết. Để ngăn chặn bệnh này,
cần có các biện pháp kiểm soát muỗi và tăng cường giáo dục về cách
phòng tránh lây nhiễm

3. Dịch vụ y tế trong dịch bệnh sốt xuất huyết:


a. Điều trị:
Giá dịch vụ y tế chậm điều chỉnh: Chưa tính đúng, đủ chi phí thực tế,
gây ảnh hưởng đến hạch toán thu chi của các cơ sở khám, chữa bệnh;
nhất là trong bối cảnh các bệnh viện thực hiện theo cơ chế tự chủ.
Việc đổi mới phương thức chi trả theo nhóm chẩn đoán, theo định
suất, chậm được thực hiện.

4.Hành vi
a.Nguy cơ từ nghề nghiệp.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra và
được truyền qua loài muỗi Aedes. Không phụ thuộc vào nghề nghiệp
mà phụ thuộc vào môi trường làm việc của từng nghề. Môi trường có
muỗi sẽ tăng nguy cơ nhiễm virus Dengue dẫn đến bệnh sốt xuất
huyết.
‫ ־‬Công nhân xây dựng : Những người làm việc trong ngành xây
dựng thường tiếp xúc với nhiều môi trường bị ngập nước, tạo điều
kiện thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của muỗi.
‫ ־‬Nông dân : Các công việc nông nghiệp thường liên quan đến làm
việc ngoài trời và tiếp xúc với các môi trường có nhiều muỗi, như
cây trồng, đồng cỏ và ao rừng. Nhiều cơ sở chăn nuôi gia súc gây ô
nhiễm tạo thêm điều kiện phát triển của muỗi.
‫ ־‬Công nhân vệ sinh môi trường: Những người làm công việc vệ
sinh môi trường, như thu gom rác, vệ sinh công cộng hoặc quản lý
cống rãnh, có thể tiếp xúc với môi trường có nhiều muỗi.
‫ ־‬Người làm công việc y tế: Các nhân viên y tế, bao gồm bác sĩ, y
tá và nhân viên y tế cơ sở, có thể tiếp xúc với bệnh nhân sốt xuất
huyết và muỗi nhiễm virus.
b. Nguy cơ từ giải trí.
Các hoạt động giải trí cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho loài
muỗi này truyền bệnh. Nếu một người nhiễm virus Dengue sẽ là
nguồn lây cho cộng đồng mà người đó tiếp xúc thông qua muỗi
Aedes.
‫ ־‬Các sự kiện âm nhạc, lễ hội ngoài trời: Những sự kiện này
thường diễn ra trong môi trường mở, thu hút một lượng lớn người
tham gia và kéo dài trong thời gian dài. Nếu khu vực diễn ra sự kiện
có dân số muỗi cao và không có biện pháp kiểm soát muỗi hiệu quả,
nguy cơ nhiễm sốt xuất huyết có thể tăng cao.
‫ ־‬Các khu vườn công cộng, bãi biển, công viên: Nếu khu vực này
có môi trường thuận lợi cho muỗi sốt xuất huyết sinh sống và không
có biện pháp kiểm soát muỗi, nguy cơ lây nhiễm bệnh có thể tăng lên
khi người dân thăm quan và tận hưởng không gian mở.
‫ ־‬Các cuộc dạo chơi, leo núi, cắm trại, picnic: Khi tham gia các
hoạt động ngoài trời như dạo chơi, cắm trại hoặc picnic trong các khu
vực có muỗi sốt xuất huyết, nguy cơ nhiễm bệnh có thể tăng lên nếu
không.

c. Nguy cơ từ hành vi của bản thân.


‫ ־‬Đổ rác không đúng nơi quy định: Rác thải không được xử lý
đúng cách có thể tạo ra các vị trí chứa nước và trở thành nơi sinh
trưởng của muỗi.
‫ ־‬Không có biện pháp che đậy các bể chứa nước và xử lý các vũng
nước đọng trong phạm vi sinh hoạt
‫ ־‬Không làm sạch định kỳ: Nếu không làm sạch và vệ sinh định kỳ
các chỗ chứa nước, muỗi có thể sinh sống và phát triển trong môi
trường ô nhiễm.
‫ ־‬Không sử dụng màn chắn khi ngủ, các biện pháp tránh muỗi cá
nhân

II. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA SỐT XUẤT HUYẾT.


Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính có mức độ nguy hiểm
và đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Khác với các bệnh truyền nhiễm
do virus khác (tay chân miệng, thủy đậu), sốt xuất huyết vẫn có khả
năng tái nhiễm cho các tuýp virus Dengue khác. Do đó sau khi điều
trị, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bằng cách
giải quyết các nguyên nhân gây bệnh phân tích phía trên thông qua
các biện pháp sau:
1. Giải quyết nguyên nhân sinh học:
Sử dụng các biện pháp diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy như:
‫ ־‬Dùng bình xịt muỗi, thắp hương muỗi, phun thuốc chống muỗi,
vợt muỗi, xông khói xua muỗi, đặc biệt là trong mùa mưa (nhiệt độ và
độ ẩm tăng lên đáng kể).
‫ ־‬Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn( chum, vại,..) để diệt lăng
quăng, bọ gậy.
2. Giải quyết các vấn đề nguyên nhân từ môi trường:
Vệ sinh xung quanh nơi ở thường xuyên:
‫ ־‬Thường xuyên nhổ cỏ và tỉa cây để hạn chế muỗi và các loại côn
trùng trú ngụ, phát triển.
‫ ־‬Thay rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ hàng tuần: Có thể
dùng bàn chải cọ kỹ mép dụng cụ chứa nước vì muỗi truyền bệnh
sốt xuất huyết thường đẻ trứng ở mép nước.
‫ ־‬Thu gom, hủy các dụng cụ phế thải trong và xung quanh nhà
như chai, lọ, vỏ dừa, lốp xe, bẹ lá, ...lật úp hoặc đậy kín các dụng cụ
chứa nước khi không cần thiết để muỗi không đẻ trứng vào
‫ ־‬Đối với những dụng cụ chứa nước như khay nước tủ lạnh, bát
nước kê chạn hoặc tủ đựng chén bát... thì người dân có thể cho muối
hoặc dầu ăn vào nước sẽ khiến muỗi không thể đẻ trứng.
‫ ־‬Trồng một số loại cây có tác dụng đuổi muỗi để giảm nguy cơ
mắc bệnh.
3. Giải quyết nguyên nhân từ các hành vi:
- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
- Trong thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh, nên sử dụng các loại
kem bôi trị muỗi kết hợp các biện pháp trên để hạn chế tối đa nguy
cơ mắc bệnh.
- Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất, hương liệu diệt muỗi
- Không hoạt động, chơi đùa ở những nơi ẩm thấp, tối tăm, ao tù,
nước đọng
- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất
phòng, chống dịch, các chiến dịch diệt lăng quăng, vệ sinh môi
trường.loa đài, tivi kịp thời ngăn ngừa khi đến mùa dịch.
- Tích cực năng cao nhận thức cho chính bản thân và mọi người
xung quanh về cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
- Theo dõi tin tức, thông tin cảnh bảo của cán bộ địa phương,
chính phủ, nghe phổ biến về cách phòng ngừa theo hướng dẫn
- Khi bị sốt :
+ Đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị
+ Không tự ý điều trị tại nhà.
+ Cho người sốt xuất huyết nằm trong màn tránh muỗi đố lây
cho người khác
4. Biện pháp phòng tránh từ nguyên nhân do cơ sở vật chất y tế:
Cơ sở vật chất y tế phải vệ sinh sạch sẽ, sát khuẩn, sát trùng thường
xuyên, để cách ly bệnh và tạo môi trường sạch khuẩn để bệnh nhân
điều trị.

5. Biện pháp điều trị:


Hiện nay không có thuốc và vaccine đặc hiệu đối với bệnh sốt xuất
huyết. Vì vậy ngay khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn nên tiến
hành thăm khám và điều trị trong thời sớm nhất nhằm bảo vệ sức khỏe
và hạn chế nguy cơ phát sinh biến chứng.

* Điều trị tại nhà:


a. Hạ sốt
Khi nhiệt độ cơ thể từ 38,5-39 độ C cần uống thuốc hạ sốt cần uống
thuốc hạ sốt có chứa Paracetamol loại đơn chất (trẻ em 10-15mg/kg,
4-6h/lần; người lớn 500-1.000mg/lần, tối đa không quá
4.000mg/ngày).
Để hạ nhiệt người nhà nên cho bệnh nhân uống nhiều nước mặc đồ
mỏng, nằm nơi thoáng mát, chườm khăn có thấm nước ấm.
Nghỉ ngơi tại nhà trong ít nhất 5 ngày. Nên dùng quạt và điều hòa để
giữ không gian sống mát mẻ, đồng thời nên vệ sinh thường xuyên và
ngủ màn để hạn chế muỗi đốt.
Bổ sung dịch bằng thuốc bột Oresol, uống nhiều nước, ăn cháo/ súp
và dùng nước ép trái cây để bù nước, cân bằng điện giải, điều hòa thân
nhiệt và ngăn ngừa tình trạng hôn mê do sốt quá cao

*Lưu ý:
Không sử dụng Aspirin và các loại thuốc chống viêm không steroid
để giảm đau và hạ sốt. Các loại thuốc này có thể làm nghiêm trọng
tình trạng xuất huyết và nhiễm toan máu.
b. Chế độ dinh dưỡng
Người bệnh cần bổ sung đảm bảo 4 nhóm chất cơ bản, bao gồm: tinh
bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Quan trọng nhất là cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, ngoài nước lọc
có thể dùng các loại nước trái cây như: cam, chanh, dừa tươi hoặc
nước canh, nước cháo, dung dịch bù nước và chất điện giải.
*Lưu ý:
Các loại thức ăn cần được chế biến lỏng, nhuyễn, dễ tiêu như: cháo,
súp, sữa… Ngoài ra, trong thời gian này nên kiêng ăn hoặc uống bất
kỳ loại thực phẩm nào có màu đỏ, nâu, đen để tránh nhầm lẫn với tình
trạng xuất huyết tiêu hóa.

* Điều trị nội trú


Nên đến bệnh viện để được điều trị nội trú khi có các dấu hiệu sau:
‫ ־‬Xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo (người lừ đừ, nôn ói nhiều,
đau bụng, mất nước, xuất huyết niêm mạc,…)
‫ ־‬Đau tức vùng gan
‫ ־‬Xuất huyết niêm mạc
‫ ־‬Tiêu ít
‫ ־‬Nôn ói >= 3 lần/1h hoặc 4 lần/6h

Các biện pháp điều trị nội trú được áp dụng trong điều trị sốt xuất
huyết:
‫ ־‬Truyền dịch không quá 24 – 48 giờ nhằm bù nước, cân bằng
điện giải và điều hòa huyết áp. Chỉ truyền dịch khi thoát huyết tương
ra mạch máu, tự ý truyền trong giai đoạn đầu có thể khiến người phù
nề và tăng nguy cơ phát sinh biến chứng.

‫־‬ Chuẩn bị dịch truyền (NaCl 0.9%, Ringer lactate, Ringer


acetate, dung dịch Albumin, dung dịch cao phân tử,…) trong trường
hợp có hiện tượng sốc.

‫־‬ Kết hợp với thở oxy qua gọng mũi 1 – 6 lít/ phút nhằm duy trì
chức năng hô hấp.
‫ ־‬Khi triệu chứng lâm sàng thuyên giảm, có thể đi tiểu trở lại,
huyết áp ổn định, mạch rõ và chân tay ấm, bác sĩ có thể đề nghị ngưng
truyền dịch. Ngoài ra, cần ngưng truyền dịch nếu có hiện tượng dọa
phù phổi hoặc có dấu hiệu quá tải.

* Đối với những trường hợp sốc có đi kèm với hiện tượng xuất
huyết, điều trị bao gồm:
‫ ־‬Truyền dung dịch điện giải nhằm bù dịch và chống sốc
‫ ־‬Truyền hồng cầu lắng 5 – 10ml/ kg
‫ ־‬Với những trường hợp xuất huyết, tiến hành băng ép tại chỗ, nội
soi can thiệp,… để cầm máu.
‫ ־‬Sử dụng vitamin K trong trường hợp bệnh nhân có biểu hiện suy
gan nặng.
‫ ־‬Dùng thuốc ức chế bơm proton nếu bệnh nhân có tiền sử viêm loét
dạ dày tá tràng hoặc có dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa.
‫ ־‬Người bệnh sốt xuất huyết điều trị tại nhà sẽ được bác sĩ hẹn tái
khám, cần được làm xét nghiệm công thức máu, tiểu cầu hằng ngày để
đánh giá mức độ bệnh và có hướng điều trị. Vì vậy, cần tuân thủ tái
khám đúng lịch để tránh biến chứng đáng tiếc.
4.5.4. Lưu ý quan trọng khác
Tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà khi bị sốt xuất huyết vì có
thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng.
Không tự ý dùng kháng sinh vì sốt xuất huyết là do virus nên kháng
sinh không có tác dụng điều trị.
DANH SÁCH THÀNH VIÊN

1.Nguyễn Thị Phương Thảo


2.Bùi Thị Anh Thư
3.Trương Mai Vĩnh Thuần
4.Lương Hoài Thương
5.Tô Thị Thanh Thúy
6.Thái Trần Tiền
7.Ngô Thị Thùy Trang
8.Nguyễn Thị Thúy Trang
9.Phan Lê Thùy Trang
10.Đậu Đào Kiều Trinh
11. Vũ Mạnh Trung
12.Nguyễn Anh Tú
13.Trần Lê Quang Tuyền
14.Trần Thị Thanh Vân
15.Tôn Nữ Tường Vi
16.Đinh Công Vĩnh
17.Đặng Hạ Vy
18.Hoàng Nguyễn Tường Vy
19.Nguyễn Thảo Vy
20.Nguyễn Thị Thảo Vy
21.Lê Quốc Bảo

You might also like