You are on page 1of 13

Bệnh truyền nhiễm heo

2017-2018 HKII:

1. Liệt kê và vẽ sơ đồ các đường truyền lây và yếu tố nguy cơ truyền lây trong bệnh
truyền nhiễm heo?
2. Chẩn đoán phân biệt viêm phổi do virus (PRRS, PCV2) và viêm phổi do vi khuẩn
(MH, APP, HPS)?

Những ca bệnh viêm phổi do virus thường ta có thể thấy sự nhiễm bệnh phổ biếng
ở toàn, và biểu hiện lâm sàng ko chỉ sảy ra các triệu chứng về hô hấp, mà còn có các
biểu hiện ở cơ quan khác vì thường nhiễm trùng do virus là nhiễm trùng toàn thân.
Do tính chất gây bệnh của virus là vào máu và đi đến các cơ quan để gây bệnh nên
bệnh tích trên phổi khá đặc trưng với sự viêm đều cả bề mặt phổi được gọi là viêm
phổi kẻ do tổn thương mô kẻ ở vách phế nang và giữa các tiểu phế quản chuyển tiếp.
Bề mặt phổi viêm sẽ có các đốm đỏ sẫm xen kẽ, hoặc toàn bộ bề mặt đỏ sẫm như thịt
ở thể cấp, dai như cao su chứ ko đông đặc như tác nhân vi khuẩn. Thường viêm phổi
do virus sẽ có rất ít dịch viêm tại phế nang, phế quản và ống dẫn khí. Xem bệnh tích
vi thể sẽ thấy vách phế nang dày lên. Các liệu pháp điều trị bằng kháng sinh ko hiệu
quả.
Viêm phổi do MH thì đặc trưng với triệu chứng ho kéo dài liên tục, xày ra chủ yếu
ở lứa heo sau cai sữa đến trưởng thành (2-6 tháng tuổi). Đặc thù ở dạng mãn tính với
triệu chứng ho khan kéo dài đặc trưng, sốt, có thể suy hô hấp nặng. Bệnh lý ở vùng
phổi viêm định vị 30% bề mặt phía trên vùng phế nang của phổi nếu đơn nhiễm. Phổi
bị nhục hoá, phân tách rõ với phần phổi lành, ban đầu màu hồng, sau đỏ tươi và cưới
cùng đỏ sẫm teo lại. Cắt phần viêm sẽ thấy có dịch viêm trong lòng ống dẫn khí, bỏ
vảo nước sẽ chìm. Bệnh tích vi thể có thể thấy rõ các nốt lympho xung quanh mạch
máu và ống dẫn khí ở phần phổi viêm tăng sinh rõ ràng. Thường nhiễm kép với THT
gây ra các triệu chứng cấp tính toàn thân.
APP và HPS đều gây viêm màng phổi. APP chủ yếu ở lứa tuổi 6 tuần – 6 tháng,
HPS chủ yếu ở heo cai sữa đến 4 tháng. APP chủ yếu gây bệnh ở cơ quan hô hấp vì
ký sinh bắt buộc ở đường hô hấp heo; APP gây viêm đa màng thanh mạc. Triệu
chứng APP gây ra thường là các rối loạn hô hấp nặng với tỷ lệ chết cao như sốt, ho,
khó thở trầm trọng, tím tái, dịch mũi có máu mủ,… HPS chỉ nghiêm trọng khi vi
khuẩn đã tấn công vào màng não gây các triệu vhứng thần kinh, ngoài ra heo chỉ
viêm khớp khập khiễng, ho nhẹ, khó thở,… Bệnh tích mổ khám ở APP với viêm phổi ổ
mủ hoại tử trầm trọng, viêm màng phổi xuất huyết đặc trưng và viêm màng phổi mủ
hay sợi huyết cũng có thể xảy ra ở HPS. HPS các cơ quang thanh mạc khác cũng
viêm, thuỷ thũng.

3. Trình bày hiểu biết về bệnh phức hợp hô hấp (PRDC) trên heo? Tình hình bệnh ở
VN?

Hô hấp phức hợp là một bệnh phức tạp xảy ra trên đường ho hấp với nguyên nhân
ít nhất phải từ 2 căn nguyên trở lên. Có thể do virus (5 loại ) kết hợp với vi khuẩn (8
loại ). Thông thường nguyên nhân chủ yếu nguyên phát từ các các tác nhân gây suy
giảm miễn dịch đường hô hấp như PRRS, PCV2, SIV, MH,… Thường xuất hiện trên
nhiều lứa tuổi. Tuỳ thuộc vào số lượng, tính chất của các tác nhân mà sẽ xuất hiện
các triệu chứng khác nhau như nhiễm trùng toàn thân, viêm ở các vùng khác,…
nhưng chủ yếu là các biểu hiện rối loạn hô hấp nặng. Bệnh tích phải có ít nhất 1 bệnh
tích do tác nhân là virus (viêm phổi kẻ, hư hại lông rung trầm trọng) và 1 bệnh tích
do vi khuẩn (Viêm phổi ổ mủ hoại tử, viêm màng phổi sợi huyết,… ) nhưng việc đo
lường bệnh tích viêm của bề mặt phổi sẽ hướng đến 1 số nguyên nhân cụ thể.
Tình hình PRDC tại VN hiện nay hết sức là căng thẳng vì hiện trạng lạm dụng
kháng sinh quá nhiều dẫn đến đề kháng kháng sinh nên có thể nói PRDC rất khó để
điều trị bằng kháng sinh, nếu điều trị thì cũng gây thất thoát rất nặng về kinh tế.
Cũng như công cuộc kiểm soát dịch bệnh, an toàn sinh học, ý thức người chăn nuôi
còn yếu kém nên rất dễ để các mầm bệnh có thể tấn công cùng một lúc vào đàn heo
gây ra PRDC ko chỉ gây ảnh hưởng kinh tế mà còn mất ổn định cho đàn heo.
4. Trang trại heo thịt (3-4 tháng tuổi) mắc bệnh cấp tính có biểu hiện: sốt cao, bỏ ăn,
tỷ lệ bệnh 50%, tỷ lệ chết 10%. Các triệu chứng được người chăn nuôi mô tả là thở
nhanh (khó thở), đỏ da, xuất huyết, tím tái các vùng xa của cơ thể. Nêu cách tiếp
cận, hướng chẩn đoán và giải quyết cho trại?
Trường hợp kết quả xét nghiệm của trại là do virus dịch tả heo thì hướng giải
quyết như thế nào?

Heo tại trại có các triệu chứng toàn thân thì ta có thể hướng đến một số bệnh toàn
thân hoặc gây nhiễm trùng huyết như PRRS, PCV2, THT, DỊch tả heo, đống dấu son. Do
tỷ lệ chết ko cao nên ta có thể loại bỏ THT.
- Với các triệu chứng trên hoàn toàn có thể do PRRS. Trong trường hợp này cần
phải xem lại quy trình vaccine của trại vì chỉ xảy ra trên một lứa tuổi. Có thể mổ khám
bệnh tích phổi để đánh giá chính xác hơn nếu thật sự quy trình vaccine có vấn đề.
- PCV2 cũng tương tự PRRS vì có các triệu chứng đỏ xa, xuất huyết, tím tái vùng
xa cơ thể (hội chứng viêm da thận) và rối loạn hô hấp khá là đặc trưng do PCV2 đơn
nhiễm hoặc nhiễm kép. Trường hợp này cần xem xét lại quy trình vaccine, tiền sử bệnh
của trại, thực hiện khám lâm sàng vùng hạch bẹn để có được kết luận chính xác.
- Các triệu chứng nhiễm trùng toàn thân, đối tượng mắc bệnh cũng như tỷ lệ chết
hoàn toàn phù hợp với đóng dấu son. Cần có các xét nghiệm cận lâm sàng, xem xét lại
quy trình vaccine để đưa ra kết luận cuối cùng. Có thể sử dụng biện pháp điều trị bằng
kháng sinh để xem diễn tiến của bệnh.
- Đối với DTH, ko có dấu hiệu tiêu chảy và ói thì ta có thể hướng về dịch tả heo
cổ điển. Cần phải xem xét lại quy trình vaccine, ổ khám bệnh tích (xuất huyết sụn tiểu
thiệt, lách nhồi huyết ở rìa, vết loét hình cúc áo ở rìa) cũng như tiền sử bệnh của trại vì
trại chỉ nhiễm ở 1 đối tượng heo chứ ko toàn đàn. Kết quả cuối cùng là DTH thì sẽ có 2
trường hợp. Thứ 1, sau khi xem xét quy trình vaccine cũng như tiền sử bệnh của trại nếu
đúng là DTH thì ta có thể cho trại tiêm phòng dập dịch thẳng vào đàn đang bệnh cũng
như đàn nguy cơ. Trường họp thứ 2 xét nghiệm hoàn toàn đúng nhưng kết luận ko chính
xác về căn nguyên của bệnh, vì virus DTH lúc nào cũng hiện diện trong trại nên có thể
cho ra kết quả dương tính giả.

2017-2018 HKI:

1. So sánh ưu và nhược điểm của việc dùng vaccine, kháng sinh và chất sát trùng
trong bệnh truyền nhiễm heo?

Vaccine ưu điểm là phòng bệnh tốt cho một số bệnh nguy hiểm như PRRS, PCV2,
FMD… ; là giải pháp dập dịch cho những đàn xảy ra ổ dịch nghiêm trọng,

2. Chẩn đoán phân biệt viêm phổi do virus (PRRS, PCV2) và viêm phổi do vi khuẩn
(MH, APP, HPS)?

Do cơ chế gây bệnh khác nhau mà các tác nhân gây ra triệu chứng trên phổi cũng
khác nhau. PRRSV và PCV2 là hai virus gây suy giảm miễn dịch ở heo nên sẽ gây
triệu chứng toàn thân chứ ko chỉ cục bộ ở phổi. Đối tượng sẽ là mọi lứa tuổi trong
toàn đàn với các triệu chứng nhiễm trùng toàn thân. Phổi viêm do virus sẽ viêm toàn
bộ bề mặt gọi là viêm phổi kẻ, điều trị kháng sinh ko hiệu quả. Lòng ống dẫn khí ít
dịch viêm nếu chỉ nhiễm đơn. Còn các tác nhân từ vi khuẩn do cách thức xâm nhập
vào từ đường hô hấp trên nên bệnh tích trên phổi cũng sẽ đặc trưng cục bộ, điều trị
kháng sinh có thể sẽ hiệu quả nếu tác nhân đơn nhiễm cũng như đúng loại kháng sinh
nhạy cảm. MH thường xảy ra trên lứa heo sau cai sữa đến trưởng thành, sẽ có đặc
trưng là viêm phế quản phổi đối xứng khiến heo ho rất nhiều nên còn gọi là xuyễn
heo. Phần viêm sẽ nhục hoá và tách biệt rõ ràng với phần mô lành, cắt bỏ vào nước
sẽ chìm. Bệnh tích vi thể sẽ thấy các tế bào lympho tăng sinh xung quanh ống dẫn khí
và mạch máu. APP chủ yếu gây viêm phổi thuỳ và viêm màng phổi xuất huyết ở nhóm
heo choai và thịt. HPS gây viêm đa màng thanh mạc đối với heo cai sữa – 4 tháng
tuổi với triệu chứng ho, khó thở, thở thể bụng, triệu chứng viêm khớp, triệu chứng
thần kinh do viêm màng não. Bệnh tích với bề mặt các màng thanh mạc có sợi huyết
trắng dạng viêm mủ, tích dịch nhiếu ở các xoang.
3. Trình bày hiểu biết về bệnh tiêu chảy cấp trên heo do virus?

Tiêu chảy cấp là hiện tượng heo nhiễm trùng toàn thân với triệu chứng tiêu chảy ồ
ạt phân lỏng nhiều nước mà nguyên nhân chính là do các loại virus như PED, TGE,
Rotavirus,… Bệnh thường xảy ra hầu như trên toàn đàn với mọi lứa tuổi đều nhiễm
và biểu hiện lâm sàng. Nhưng lứa tuổi thiệt hại nặng nhất là ở heo con sơ sinh theo
mẹ dưới 1 tuần tuổi với tỷ lệ chết lên đến 100%, heo trên 1 tuần tuổi nhiễm có tỷ lệ
chết ~50%. Sở dĩ heo con dưới 1 tuần tuổi chết nhanh là vì tế bào lông nhung niêm
mạc ruột còn mỏng, ko có khả năng tăng sinh kịp với tốc độ phá huỷ của virus nên
heo ko thể hấp thu bất cứ dưỡng chất nào, đồng thời trong giai đoạn bú sữa, sữa ko
tiêu tồn tại trong ruột sẽ lấy nước, khoáng từ tế bào kéo vào đường ruột và cứ thế heo
tiếp tục tiêu chảy mạnh dẫn đến mất nước, mất khoáng trầm trọng. Triệu chứng dịch
tả heo điển hình với tiêu chảy ở mọi lứa tuổi, nhưng trầm trọng nhất là ở heo con sơ
sinh với ói, lông xù xì bết đầy phân, gầy cồm, nằm chồng lên nhau hay nằm lên bụng
heo mẹ. Bệnh tích đặc trưng ở heo con sơ sinh là ruột mỏng, trong suốt, dạ dày căng
phòng vì thức ăn ko tiêu. Vi thể nhung mao của heo con sơ sinh sau 36h nhiễm thì đã
bị cùn đi hoàn toàn. Virus truyền qua đường miệng và bài thải rất lâu (2 tháng) qua
phân và dịch miệng vì vậy vaccine sẽ ko hiệu quả cho heo con sơ sinh vì bệnh có thể
nhiễm từ giờ đầu sau sinh. Có thể vaccine cho heo mẹ hoặc dùng phương pháp auto
vaccine cho heo mẹ ăn ruột heo con nhiễm bệnh 2 lần/ 4 tuần cuối trước khi sinh
được đánh giá đạt hiệu quả cao.

4. Trang trại heo thịt (3-4 tháng tuổi) mắc bệnh cấp tính có biểu hiện: sốt cao, bỏ ăn,
tỷ lệ bệnh 50%, tỷ lệ chết 10%. Các triệu chứng được người chăn nuôi mô tả là thở
nhanh (khó thở), đỏ da, xuất huyết, tím tái các vùng xa của cơ thể. Nêu cách tiếp
cận, hướng chẩn đoán và giải quyết cho trại?
Trường hợp kết quả xét nghiệm mầm bệnh gây ra hiện trượng trên của trại là do vi
khuẩn đóng dấu son thì hướng giải quyết như thế nào?
Bệnh với triệu chứng toàn thân thì chúng ta có thể hướng đến 1 số bệnh cụ thể
như: DTH cổ điển, PRRS, PCV2, THT, đống dấu son.
- DTH cổ điển ở thể cấp có thể xảy ra trên heo dưới 3 tháng tuổi với tỷ lệ chết 100% với
các triệu chứng tím tái các vùng xa cơ thể như trại miêu tả; nhưng trại ko có triệu chứng
viêm kết mạc mắt, cũng như xảy ra trên các lứa heo khác nên ta loại DTH cổ điển.
- Các triệu chứng như rối loạn hô hấp, đỏ da, xuất huyết, tím tái các vùng xa cơ thể cũng
như tỷ lệ chết rất phù hợp với bệnh do PRRSV (10-25%) gây ra trên lứa heo choai, sau
cai sữa, nhưng lại ko có các triệu chứng trên nái, cũng có thể do chương trình vaccine
của trại đối với lứa heo sau cai sữa ko đạt hiệu quả? Vì thế, ta tạm thời có thể xem PRRS
là nguyên nhân của trại và xem xét lại chương trình vaccine sau.
- Đối với PCV2 có các triệu chứng đặc trưng như đỏ da, xuất huyết là giống với miêu tả,
các triệu chứng còn lại có thể là do nhiễm kép nhất là các bệnh hô hấp. Chúng ta cần
phải khám lâm sàng để có thêm các thông tin như tiền sử PCV2 của trại, quy trình
vaccine cũng như bệnh tích đặc trưng ở hạch vùng bẹn.
- THT cũng hoàn toàn có thể là nguyên nhân trong ca bệnh này với các triệu chứng đặc
trưng của nhiễm trùng máu, rối loạn hô hấp, bỏ ăn và chết đột ngột. Các triệu chứng ko
đặc trưng như tím tái các vùng xa cơ thể có thể do nhiễm kép PRRSV nhưng trường hợp
này sẽ làm tỷ lệ chết rất cao nên cũng cần được xem xét THT.
- Các triệu chứng nhiễm trùng toàn thân, đối tượng hướng đến cũng như bệnh tích trên
da rất phù hợp với thể bệnh cấp tính và bán cấp của bệnh đống dấu son. Trường hợp kết
quả xét nghiệm là đóng dấu son thì ta có thể điều trị nhanh chống cho lứa heo biểu hiện
bệnh bằng cách cấp kháng sinh (penicillin, tetracycline,…) kết hợp với kháng viêm, hạ
sốt để tăng tính hiệu quả điều trị, tránh để heo chuyển sang thể mãn ko thể điều trị. Các
đán có nguy cơ ta có thể trộn kháng sinh trên vào thức ăn nước uống. Vaccine cho heo
nái và heo giống trước phối 3-4 tuần.
2016-2017 HKI:
1. Lấy mẫu chẩn đoán bệnh truyền nhiễm trên heo: nguyên tắc chọn mẫu, chọn kỹ
thuật để chẩn đoán? Ưu và nhược điểm của việc sử dụng kỹ thuật PCR trong chẩn
đoán bệnh truyền nhiễm heo?

Nguyên tắc chọn mẫu cơ bản phải đúng đối tượng mẫu (không quá to, quá chung),
đúng heo bệnh, đúng thời điểm bệnh, bảo quản mẫu đúng. Chọn kỹ thuật xét nghiệm
phải phù hợp với mầm bệnh, những kỹ thuật cho kết quả nhanh nhất, chính xác nhất
cần được ưu tiên.

2. Trình bày hiểu biết về bệnh hội chứng hô hấp phức hợp trên heo PRDC?

Hội chứng hô hấp phức hợp là sự nhiễm trùng đường hô hấp do nhiều tác nhân đồng
thời cùng gây ra cho heo bệnh. Các tác nhân đó có thể là do virus (5 loại), vi khuẩn (8
loại) hoặc ký sinh trùng. Nhưng nhìn chung, PRDC xảy ra đều có một hoặc nhiều tác
nhân mở đường chính, gây suy giảm miễn dịch đường hô hấp cũng như toàn thân nói
chung (PRRS, PCV2, SIV, MH) , sau đó các tác nhân khác thường là vi khuẩn sẽ cơ hội
hoặc kế phát mà nhân lên, gây ra triệu chứng viêm. Triệu chứng nặng hay nhẹ, điển hình
hay ko tuỳ thuộc rất lớn vào đặc tính các mầm bệnh, thể trạng cá thể heo, nồng độ mầm
bệnh hiện diện trong đường hô hấp. Các triệu chứng điển hình như rối loạn hô hấp, chảy
mũi, sốt, nặng hơn là toàn thân như tím tái các vùng xa cơ thể, triệu chứng thần kinh…
Bệnh tích phải thấy được ít nhất 1 bệnh tích gây ra do virus (viêm phổi kẻ, các tế bào
lông rung bị huỷ hoại,…) và 1 bệnh tính gây ra do vi khuẩn (viêm phế quản phổi nhục
hoá, viêm phổi – màng phổi ổ mủ,…). Việc điều trị PRDC rất tốn kém về công, thuốc,
chi phí cũng như mất năng suất rất lớn ở heo bị nhiễm vì là một phức hợp tác nhân nên
khó mà chọn được kháng sinh hay cách điều trị thật sự hiệu quả.

3. Trình bày hiểu biết về tiêu chảy cấp trên heo TGE?

Tiêu chảy cấp trên heo TGE do RNA virus Corona gây ra. Bệnh gây tiêu chảy cấp
tính trên mọi lứa tuổi nhưng trầm trọng và chết nhiêu trên lứa heo dưới 1 tuần tuổi, tỷ lệ
chết 100% và 50% ở các heo trên 1 tuần tuổi. Virus nhiễm qua đường thức ăn bởi phân,
dịch miệng được bài thải ở các heo bệnh, sự bài thãi này có thể kéo dài vài tháng đến vài
năm. Heo mắc bệnh qua khỏi thì có thể hình thành miễn dịch ở ngày thứ 10 và có thể bảo
hộ đến 2 năm. Kháng thể có thể truyền qua sữa và sữa đầu. Triệu chứng tiêu chảy và ói
trên các lứa tuổi, phân lỏng chứa nhiều nước, có hiện tượng heo con nằm lên bụng heo
mẹ, tỷ lệ chết hầu như 100% ở heo con theo mẹ. Bệnh tích đặc trưng là ruột non và dạ
dày căng phòng, vách ruột mỏng và trong suốt do long nhung bị bào mòn hoàn toàn,
milk vien ko phát triển. Có thể sử dụng bộ kit test nhanh để chẩn đoán. Cách phòng trị
hiệu quả là sử dụng phương pháp gut feedback cho nái 4 tuần trước khi sanh như một
auto vaccine. Ruột được lấy từ heo con bệnh sau 8h nhiễm và cho ăn 2 lần/ 4 tuần trước
khi sanh sẽ cho kết quả bảo hộ tối ưu. Những heo lớn nên cho ăn ½ khẩu phần thông
thường trong 3-4 ngày. Vệ sinh chuồng trại, an toàn sinh học…

4. Đến trại chủ trại trình bày tình trạng sẩy thai tăng cao ở heo nái mang bầu giai
đoạn cuối (1 tháng trước đẻ), tỷ lệ sẩy thai 30%. Dấu hiệu lâm sàng chính: sẩy thai
trên heo nái (heo con sinh non yếu ớt, chết lưu) và rối loạn hô hấp nặng trên heo
con cai sữa. Làm gì để chẩn đoán và phòng trị đối với ca bệnh này?

Đối với những triệu chứng ở trại được mô tả, chúng ta có thể hướng đến hội
chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (PRRS). Đầu tiên sẽ hỏi về quy trình
vaccine tại trại, hỏi về nguồn gốc tinh trùng của nái được phối, tiền sử bệnh PRRS tại
trại cũng như các thông tin dịch tễ các trại xung quanh, trại cung cấp tinh trùng. Nếu
quy trình vaccine thực hiện tốt thì có thể là do nhiễm trước, hoặc sau lúc đã chủng
ngừa trong vòng 1 tháng đầu vì kháng thể đáp ứng khá chậm. Nguồn nhiễm virus có
thể là do tiền sử trại đã trãi qua bệnh nhưng ko vệ sinh sát trùng triệt để; chung
quanh trại có những trại khác đã từng nhiễm bài thải virus trong bán kính 3km, hoặc
các vector, nguyên nhân từ con người mang vào trại. Trại cung cấp tinh có tiền sử
nhiễm PRRS và ko tuân thủ an toàn sinh học vì sau khi khỏi bệnh, nọc có thể bài thải
virus từ 2-90 ngày. Có thể mổ khám bệnh tích như viêm phổi kẻ, xuất huyết nhiều cơ
quan nội tạng,… lấy mẫu hạch bạch huyết đem xét nghiệm RT-PCR.
Điều trị triệu chứng là chính. Sử dụng các loại kháng sinh phổ rộng tác động kéo
dài 5-7 ngày để tránh phụ nhiễm. Có thể dùng kháng sinh Macrolide ức chế virus, kết
hợp kháng viêm, thuốc bổ trợ.

2016-2017 HKII:

1. Lấy mẫu chẩn đoán bệnh truyền nhiễm trên heo: nguyên tắc chọn mẫu, chọn kỹ
thuật để chẩn đoán? Ưu và nhược điểm của việc sử dụng kỹ thuật lấy mẫu dịch
xoang miệng (oral fluid) trong chẩn đoán bệnh truyền nhiễm heo?
2. Trình bày vai trò của virus PRRS, PCV2 và SIV trong Hội chứng hô hấp phức hợp
trên heo (PRDC)?

Hội chứng phức hợp hô hấp là thuật ngữ dùng để miêu tả hiện tượng rối loạn hô
hấp đa căn nguyên. Các nguyên nhân ấy là các loại virus (5 loại) phức hợp với các loại
vi khuẩn (8 loại) hoặc có thể có thêm sự hiện diện của ký sinh trùng. Trong đó, các
nguyên nhân mở đường thường là do những mầm bệnh gây suy giảm miễn dịch hệ thống
hô hấp của vật chủ như PRRSV, PCV2, SIV. PRRSV ngắt interferon và gây chết
macrophage cực nhanh, từ đó ko có sự đại thực bào -> ko có sự trình diện kháng nguyên
cũng như mất đi hàng rào bảo vệ ko đặc hiệu của hệ miễn dịch. PCV2 gây hư hại cơ
quan đích là tế bào lympho ở các hạch bằng cách tấn công vào tế bào đích là đại thực
bào đơn nhân tại chỗ gây tăng sinh bất thường trở thành đại thực bào đa nhân khổng lồ
tấn công tất cả đại thực bào còn lại dẫ đến hư hại hạch. SIV phá huỷ các tế bào lông
rung đường hô hấp mở đường cho các nguyên nhân cơ hội dễ dàng xâm nhập và tấn
công.

3. Chan đoán, điều trị, phòng bệnh dịch tả heo?

Dịch tả heo là một trong những bệnh do virus gây ra đem lại thiệt hại nặng nề cho
người chăn nuôi buộc phải công bố dịch. Để chẩn đoán DTH, ta cần phải xác nhận được
các triệu chứng lâm sàng + các bệnh tích đặc trưng khi mổ khám. Nếu chỉ mỗi cận lâm
sàng thì ko đủ tiêu chuẩn để kết luận DTH vì thông thường virus vẫn hiện diện trong đàn
với mật độ cân bằng ko đáng để gây ra dịch. Bệnh gây nhiễm ở mọi lứa tuổi nhưng nặng
nhất ở heo dưới 12 tuần tuổi với tỷ lệ chết lên đến 100%. Do cơ chế gây suy giảm miễn
dịch nên heo dễ kế phát nhiễm nhiều bệnh khác. Heo có các triệu chứng như sốt cao
hoặc sốt ngầm kéo dài, lừ đừ, mắt sưng đổ ghèn và viêm kết mạc mắt, heo con nằm thành
đống dính phân bê bết, nái mang thai có thể sảy, có thể gây hội chứng run sau sinh ở heo
con. Bệnh tích khá đặc trưng với xuất huyết điểm ở sụn tiểu thiệt, nhồi máu ở rìa lách,
loét hoại tử hình cúc áo ở van hồi manh, xuất huyết hạch gây sưng to hình quả dâu bên
trong hạch. Tìm được càng nhiều bệnh tích trên cùng 1 thú mổ khám thì độ chính xác khi
kết luận càng cao. Đồng thời kết hợp với điều tra dịch tể xung quanh vùng, kiểm tra chất
lượng tinh cung cấp, kiểm tra lại quay trình vaccine để việc chẩn đoán thêm chính xác.
- Có thể điều trị bằng cách tiêm vaccine dập dịch và tiêm phòng bao vây cho đàn nguy
cơ. Phòng bệnh cần nâng cao ý thức quản lý kiểm soát môi trường, yếu tố con người,
mua heo từ 1 nguồn và thực hiện tốt các biện pháp cách ly; mua tinh ở những nhà cung
cấp đáng tin cậy, vaccine đúng quy trình…

4. Khi bạn đến làm dịch vụ kỹ thuật thú y ở 1 trại heo, chủ trại trình bày tình trạng
rối loạn thần kinh tăng cao ở heo con theo mẹ 1 tuần tuổi, với 15% có biểu hiện
lâm sàng run giật và đi đứng không vững. Bạn sẽ làm gì để chẩn đoán và phòng trị
đối với dịch bệnh ở trại?

Với triệu chứng thần kinh ta có thể hướng đến một số bệnh như DTH, Aujeszki,
E.coli chủng phù đầu, HPS.
- Đối với Aujeszki thì triệu chứng thần kinh xảy ra mảnh liệt ở heo con 1 tuần tuổi với
triệu chứng bơi chèo, ngồi như chó, gãi,… và tỷ lệ chết lên đến 100%. Ngoài ra còn
có biểu hiện sảy thai trên nái và rối loạn hô hấp trên heo lớn ko được ghi nhận nên
có thể loại nguyên nhân này.
- E.coli chủng phù đầu chủ yếu bị trên heo sau cai sữa.
- HPS cũng xảy ra trên đàn lớn hơn (cai sữa – 4 tháng tuổi)
- DTH rất có thể là nguyên nhân chính gây hội chứng run sau sinh. Nếu heo chỉ có
biểu hiện hội chứng run sau sinh thì có thể đã dung nạp miễn dịch với virus khi được
nái truyền lúc mang thai. Vì vậy, ta cần xem xét lại quy trình vaccine, nếu quy trình
đúng (3 tuần trước khi sanh) thì khả năng rất cao nguồn tinh đã bị nhiễm. Có thể mổ
khám bệnh tích ở các heo con biểu hiện lâm sàng, các cơ quan cần xem xét như lách
sung huyết ở rìa, xuất huyết điểm ở sụn tiểu thiệt, loét hoại tử hình cúc áo ở van hồi
manh, hạch xuất huyết hình quả dâu. Phải thấy được 3 trên 4 bệnh tích trên cùng 1
heo + với những thông tin dịch tể thu thập được mới có thể kết luận chính xác. Ngoài
ra có thể lấy mẫu hạch bạch huyết xét nghiệm RT-PCR để củng cố việc chẩn đoán.
Nếu kết quả xét nghiệm là DTH + bệnh tích và dịch tể thì ta có thể lên kế hoạch dập
dịch bằng cách tiêm phòng thẳng vào đàn heo bị bệnh cũng như tiêm phòng bao vây
cho các đàn nguy cơ. Thông báo cho cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết.

2015-2016 HKIII:

1. Trình bày hiểu biết về bệnh lở mồm long móng FMD?

Lở mòm long móng do virus Picornavirus gây ra. Đây là virus RNA với 7 chủng, hiện
nay ở VN đang tồn tại 3 chủng A, O, Asian1 (phổ biếng là type O) và các chủng ko có sự
miễn dịch chéo. Virus đề kháng tốt với các chất sát trùng, nhạy cảm với các chất có pH
ngoài ngưỡng 6-9. Tỷ lệ bệnh cao có thể 100% nhưng tỷ lệ chết thấp ~ 10% chủ yếu ở
heo con. Virus bài thải qua tấ cả các loại dịch bài xuất của cơ thể và lây truyền qua
đường tiêu hoá, không khí (sự khuếch tán của virus trong không khí có thể lên đến
10km). Vaccine hiệu quả bảo hộ tốt do kích thích hình thành miễn dịch nhanh (khoảng 1-
2 tuần) và bảo hộ 6 tháng, heo mẹ sau khi đã có kháng thể sau khi tiêm vaccine hoặc
bệnh có thể truyền cho heo con qua sữa đầu và bảo vệ heo con trong 2 tháng. Triệu
chứng điển hình là heo khó khăn khi di chuyển, ăn uống, nước bọt chảy nhiều từ miệng
do khó chịu khi ngậm miệng. Bệnh tích đặt trưng mun nước nổi ở vành móng, kẻ móng,
họng, lưỡi, mũi, đôi khi ở vú. Về sau mụn nước lở loét vỡ ra gây hoại tử niêm mạc
thượng bì và gây bong tróc ra. Chẩn đoán cần dựa vào vùng dịch tể xem tình hình dịch
bệnh quanh vùng cũng như chủng đang lưu hành; xem xét việc quản lý tiêm phòng
vaccine; đồng thời dựa vào triệu chứng bệnh tích điển hình trên heo. Nếu bệnh xảy ra ở
đàn này thì có thể dùng biện pháp tiêm chủng vaccine dập dịch cho các đàn nguy cơ
cũng như đàn phơi nhiễm. Sát trùng mụn loét bằng những sản phẩm có pH cao như
chanh, khế,…

2. Kiểu gen của virus PCV2 hiện diện ở đàn heo VN như thế nào? Các kiểu gen này
ảnh hưởng ra sao đến chương trình chủng ngừa vaccine trên bệnh này?
3. Trình bày hiểu biết về bệnh đóng dấu son?

Bệnh đóng dấu son là bệnh ảnh hưởng lớn đến kinh tế người chăn nuôi vì thường
xảy ra ở lứa heo trên 3 tháng tuổi như heo thịt, nái, giống với 3 thể: quá cấp, cấp tính
và mãn tính. Tác nhân chính là do một loại trực khuẩn gram + với 28 type có miễn
dịch chéo, rất nhạy cảm với môi trường bất lợi và chất sát trùng nhưng tồn tại rất lâu
trong phân (vài tuần đến vài tháng) và đây cũng là nguyên nhân chính gây giảm hiệu
quả chất sát trùng. Vi khuẩn có thể lây qua người gây viêm da định vị. Vi khuẩn lây
qua đường vết thương hoặc đường miệng, vào máu và gây nhiễm trùng toàn thân.
Thể quá cấp heo chết cấp tính, tím tái, vùng da đỏ nhưng không biểu hiện rõl heo còn
sống sốt cao 42o, suy sụp toàn thân. Heo bệnh cấp sốt cao 41-42o, bỏ ăn, khát nước
nhiều; da nổi mẫn hình tứ giác gồ lên rõ khỏi bề mặt da, ban đầu màu hồng, sau đỏ
tía, nếu ko được điều trị sẽ chuyển qua tím đen dẫn đến hoại tử thành vảy cứng. Thể
mãn, thường là từ heo lướt qua giai đoạn cấp với triệu chứng viêm khớp là chính, gầy
còm giảm tăng trọng. Bệnh tích chủ yếu ở tim với viêm nội mạc, sùi van tim hình súp
lơ. Chẩn đoán dựa vào triệu chứng đóng dấu son đặc trưng trên da, có thể lấy máu
tươi, mô lách xem trực tiếp dưới kính hiển vi, phân lập, huyết thanh học, PCR.
Vaccine là biện pháp phòng bệnh hiệu quả cho đàn heo, ngoài ra việc vệ sinh chuồng
trại, tiêu độc khử trùng và thời gian trống trại hợp lý sau mỗi lần dịch cũng giảm
thiểu tối đa kha năng gây bệnh, giảm các yếu tố gây stress cùng vào cùng ra… Điều
trị thông qua kháng sinh chủ yếu là penicillin, chích liều cao cho đàn quá cấp, cấp
tính, bán cấp với liều duy trì mỗi 12h/ 3-5 ngày liên tục; bổ sung vào thức ăn cho đàn
nguy cơ, nhạy cảm.
4. Đàn heo cai sữa 30 ngày tuổi, giống lai 3 máu, ở 1 trại heo các heo nái đã được
tiêm phòng vaccine dịch tả heo và PCV2 tại 1 trại chăn nuôi công nghiệp. Dấu
hiệu lâm sàng: suy sụp nặng, khó thở, tiết dịch hô hấp và rối loạn tiêu hóa. 1 số
heo bệnh nặng có dấu hiệu tím tái các vùng xa cơ thể và sốt cao >40 oC. Tỷ lệ bệnh
50% trên heo nái. Tỷ lệ chết tăng dần nhưng ko có số liệu chính xác. Cách chẩn
đoán và phòng trị đối với trại này?

You might also like