You are on page 1of 9

1. Giun tròn sinh học là gì ?

Là ấu trùng kí sinh trong vật trung gian, rồi từ vật trung gian sang vật chủ
2. Giun tròn địa học là gì ?
Là ấu trùng phát triển trong đất rồi xâm nhập vào vật chủ bằng tiếp xúc
da
https://bvnguyentriphuong.com.vn/

3. Giun tròn thích hợp sống môi trường nào ?


Chúng phổ biến trong nước ngọt, nước biển, và các môi trường trên đất
liền, hay kí sinh ở các cơ quan tá tràng , ruột già , mạch bạch huyết , rễ
lúa ,….
https://vncdc.gov.vn/cac-benh-do-giun-nd14526.html

4. Một số tác hại giun tròn gây ra cho động vật và người là ?
 Khi ấu trùng giun tròn đi vào cơ thể con người, một thời gian sẽ được vận
chuyển qua máu đến hệ thần kinh trung ương, gây ra viêm màng não tăng
eosinophil khiến người bệnh tử vong hoặc tổn thương não và thần kinh
vĩnh viễn, Giun tròn có thể xâm nhập vào mắt khiến người bệnh suy
giảm thị lực, đau, viêm giác mạc và phù võng mạc.
• Ở động vật , chúng có thể gây nên viêm ruột cấp tính cho động vật nặng
hơn có thể gây tử vong do giun bít kín đường ruột gây tắc và xuất huyết.
( Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec)
https://www.vinmec.com/vi/tieu-hoa-gan-mat/thong-tin-suc-khoe/bi-giun-
tron-co-nguy-hiem/

5. Tại sao nước ta người bị nhiễm giun tóc cao nhất ở vùng Đông Bắc
Vùng Đông Bắc có khí hậu nhiệt đới là nơi thích hợp với giun tóc. Ở đây
tập trung rất nhiều dân tộc thiểu số nên đời sống chưa được nâng cao ,
chưa có thói quen tẩy giun định kì hay việc chú ý vệ sinh cũng kém tạo
điều kiện cho giun tóc phát triển
https://bvnguyentriphuong.com.vn/

6. Tỉ lệ nhiễm giun đũa ở trẻ em hay người lớn cao hơn ? Vì sao?
Trẻ em là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm giun đũa nhiều hơn người lớn,
Do trẻ nhỏ thường chưa có ý thức vệ sinh cá nhân, hay đi chân trần, cho
tay vào miệng, nuôi dưỡng trong môi trường nhà trẻ... nên đây là điều
kiện dễ lây truyền.
https://vnvc.vn/nhiem-giun-nguyen-nhan-trieu-chung-dieu-tri/

7. Một trong những nhóm hại cây quan trọng không kém vai tròn sâu hại là
nhóm nào ?
Giun tròn ví dụ như Meloidogyne incognita..
( sách ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG gs Thái Trần Bái, tr149)
8. Giun kim khép kín vòng đời do thói quen nào của trẻ em
Do thói quen mút tay , không rửa tay thường xuyên
(Bệnh viện đa khoa MEDLATEC
Trực thuộc Công ty TNHH Công nghệ và Xét nghiệm Y học)

9. Vì sao tỉ lệ mắc giun đũa ở nước ta còn ở mức cao?


Vì: - Nhiều nơi có nhà vệ sinh chưa hợp lí tạo điều kiện cho trứng giun
phát tán
- Ruồi nhặng còn nhiều góp phần phát tán mầm bệnh
- Ý thức vệ sinh công cộng thấp : Tưới rau bằng phân tươi , bán hàng
ở vỉa hè nhiều bụi , ruồi nhặng,thói quen ăn rau sống..
https://vnvc.vn/nhiem-giun-nguyen-nhan-trieu-chung-dieu-tri/

10.Cảm nhiễm ở giun tròn là gì ?


Cảm là nhạy cảm , cảm nhiễm là khả năng lây nhiễm khi mà vật chủ tiếp
xúc với ấu trùng
https://bvnguyentriphuong.com.vn/

11.Từ quá trình của giun móc như trình bày. Hãy vẽ sơ đồ chung về quá trình
phát triển trực tiếp của ngành giun tròn
https://vncdc.gov.vn/cac-benh-do-giun-nd14526.html

12.Ở giụn tròn kiểu kí sinh đơn giản nhất? Phát triển trực tiếp , qua ăn uống
nội kí sinh
13.Giun kim gây hại gì cho trẻ em
Giun làm tổn thương niêm mạc ruột gây rối loạn tiêu hóa khiến trẻ ăn
không ngon, ngủ không sâu giấc. Do đó, trẻ thường bị suy dinh dưỡng, rối
loạn thần kinh, chậm lớn và hay đái dầm. Bệnh sẽ nguy hiểm hơn nếu
giun chui vào ruột thừa và gây viêm nhiễm.
(Bệnh viện đa khoa MEDLATEC
Trực thuộc Công ty TNHH Công nghệ và Xét nghiệm Y học)

14.2 loại giun tròn có lợi


- giun tròn có thể được đưa vào đất để nhằm trực tiếp vào loài bọ gây hại
như bọ khoai tây và, như nghiên cứu đã chứng minh, cũng có thể tăng sức
đề kháng của thực vật đối với côn trùng bằng cách làm chậm sự phát triển
của chúng và giảm sức hấp dẫn của chúng đối với thực vật
- monochus papillatus có lợi cho cây
( cổng thông tin điện tử và phát triển nông thôn và sách ĐỘNG VẬT
KHÔNG XƯƠNG SỐNG của giáo sư Thái Trần Bái, tr145)
15.Loài giun gây bệnh chân voi ở người là giun chỉ bệnh phù chân
16.Sơ đồ vòng đời giun kim
Giun kim trưởng thành ⇔ Đến mùa sinh sản ⇒ trứng ⇒ ấu trùng trong
trứng ⇒ Từ hậu môn đi ngược lên ⇒ kí sinh ruột già
Thức ăn sống, không hợp vệ sinh ⇒ Qua đường tiêu hoá ⇒ kí sinh ruột già
⇒ giun kim trưởng thành
( bộ ý tế - VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG)
https://vncdc.gov.vn/cac-benh-do-giun-nd14526.html

17.Phân loại ngành giun tròn


Có 2 lớp ( sách ĐỘNG VẬT KHÔGN XƯƠNG SỐNG của gs Thái Trần
Bái )
18.Giun kim đẻ trứng ở đâu
Giun kim cái thường ra rìa hậu môn để đẻ trứng và vì vậy chúng kích
thích niêm mạc hậu môn gây ngứa, sưng tấy
( bộ ý tế - VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG)
https://vncdc.gov.vn/cac-benh-do-giun-nd14526.html

19.Giun móc xâm nhập vào cơ thể người qua đâu


Bệnh giun móc lây truyền qua ấu trùng giun, bằng hai con đường là qua
da - niêm mạc và qua đường ăn uống. Ấu trùng giun móc có thể trực tiếp
xâm nhập vào cơ thể người qua da, niêm mạc, hoặc đi vào cơ thể người
khi ăn thức ăn, uống nước có nhiễm ấu trùng
(Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec)
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/benh-giun-moc-
nguyen-nhan-trieu-chung-cach-phong-chong/

20.Giun chỉ gây tác hại như thế nào?


Gây ra các bệnh nguy hiểm như chân voi , phù mặt , phù bộ phận sinh dục
, hay mù mắt ….
( sách ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG GS Thái Trần Bái, tr151)
21.Đường xâm nhập của giun đũa
Các chuyên gia cho biết, con đường xâm nhập của giun đũa thường
diễn ra qua những con đường sau:

 Ăn thực phẩm: Con người vô tình ăn phải những thực phẩm có


chứa trứng giun nhưng không được rửa sạch, đặc biệt là rau
sống được bón phân tươi.

 Dùng nguồn nước bẩn: Ở những khu vực có nguồn bệnh, trứng
giun dễ trôi theo ra nguồn nước ở ao, hồ... Nếu sử dụng nguồn
nước này để tưới rau, củ, quả và người ăn không rửa sạch hoặc
uống nước chưa đun sôi cũng sẽ dễ mắc bệnh.
 Ngậm tay vào miệng: Trẻ em khi chơi nghịch trên đất ô nhiễm có
chứa nguồn bệnh, rồi đưa tay lên miệng cũng dễ bị nhiễm giun
đũa

(Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec)


https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/benh-giun-moc-
nguyen-nhan-trieu-chung-cach-phong-chong/

22.Giun tóc gây hại gì cho con người


Tùy vào từng mức độ của nhiễm bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau,
cụ thể:
Nhiễm giun tóc ở mức độ nhẹ: đa phần không có những triệu chứng đặc
biệt; một số người có thể có triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, táo bón,
khó tiêu, nhức đầu, chán ăn...
Nhiễm giun tóc ở mức độ nặng:
 Gây tổn thương niêm mạc ruột tại chỗ, hậu quả dẫn đến hội chứng tiêu
hóa giống như hội chứng lỵ (đau bụng, đại tiện nhiều lần, phân ít mỗi lần
đi và đôi khi có lẫn máu)
 Thiếu máu, suy nhược cơ thể và giảm cân một cách bất thường...
 Nhiễm giun tóc nặng và kéo dài có thể gây sa trực tràng (rectal prolapse)
và nhiễm trùng thứ phát do quá trình sa và loét trực tràng này
 Một số trường hợp khác có thể bị nổi mẩn đỏ, dị ứng
( Bệnh viên đa khoa quốc tế Vinmec)
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/benh-giun-moc-
nguyen-nhan-trieu-chung-cach-phong-chong/

23.Tại sao giun kim không sống ở môi trường khác mà sống ở ruột non và
già
Vì hầu hết các kí sinh trùng trong cơ thể người dung nạp được các dịch vị
đường tiêu hóa.
Những con trưởng thành của hầu hết loài ký sinh trùng phát triển trong
đường ruột (ruột non và ruột già), nơi có độ PH trung tính vừa phải so với
dạ dày.ở đây thì nó có thể dễ dàng lưu thông.
( Bệnh viện đa khoa MEDLATEC
Trực thuộc Công ty TNHH Công nghệ và Xét nghiệm Y học)
https://medlatec.vn/tin-tuc/co-cach-nao-dieu-tri-dut-diem-giun-kim-o-tre-
khong-s94-n33665

24.Cách phòng bệnh giun kim


Các biện pháp dự phòng bệnh theo Cục Y Tế Dự Phòng - Bộ Y Tế bao
gồm:

 Nâng cao ý thức vệ sinh bảo vệ môi trường không bị nhiễm phân,
đặc biệt là nền nhà, giường chiếu và quần áo trẻ em.

 Thực hiện ăn chín uống sôi.

 Vệ sinh cá nhân tốt như cắt ngắn móng tay, rửa tay bằng xà
phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

 Không để trẻ mặc quần hở đũng, rửa hậu môn cho trẻ hàng ngày
bằng xà phòng vào các buổi sáng.

 Những đối tượng có nguy cơ cao: tẩy giun định, nhất là cho trẻ
em độ tuổi từ 2-12, tẩy giun 2 lần/ năm.

( bộ y tế - VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG)


https://vncdc.gov.vn/cac-benh-do-giun-nd14526.html

25.Giun xâm nhập qua da bằng cách nào


Ấu trùng chui qua bề mặt da ở vùng da tay, da chân; vì không có men làm
phân hủy thành mạch của người nên không thể chui vào máu, chu du khắp
cơ thể do vậy chúng chỉ di chuyển ở các mô dưới da và niêm mạc.
( cổng thông tin điện tử sở y tế Nghệ An)
https://yte.nghean.gov.vn/tin-chuyen-nganh/au-trung-giun-dao-hang-duoi-
da-lam-to-loang-ngoang-do-thoi-quen-nhieu-nguoi-mac-574525
26.Giun tròn đẻ con hay đẻ trứng ?
Phần lớn giun tròn đẻ trứng , số ít có đẻ con
( sách ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG GS Thái Trần Bái, tr143)
27.Ấu trùng giai đoạn nào có thể lây nhiễm?
Giai đoạn tuổi thứ 3 là giai đoạn có khả năng lây nhiễm
( sách ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG GS Thái Trần Bái, tr144)
28.Phát triển trực tiếp và phát triển gian tiếp có phải đặc điểm riêng của từng
bộ hay không ?
Không phải . Mỗi bộ có thể hình dung con đường hình thành phát triển
gián tiếp từ phát triển trực tiếp bằng cách có sự tham gia của một vâtnj
chủ mới vào vòng đời.
( sách ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG GS Thái Trần Bái, tr145)
29.Phân loại giun tròn?
Có 2 lớp Adenophorea và Secernentea
( sách ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG GS Thái Trần Bái, tr147)
30.Ở nước ta , bệnh chân voi ở người do loài nào gây nên ?
Do loài giun chỉ Wuchereria bancrofti và Brugia malayi
( sách ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG GS Thái Trần Bái, tr151)
13.Nguồn gốc của chân bụng?
Động vật Chân bụng phân bố rất rộng chủ yếu sống ở nước ( ở nước biển
và nước lợ nhiều hơn nước ngọt ).Ngoài ra còn sống ở cạn hay chuyển qua
đời sống kí sinh. Lớp chân bụng có số loài đã được đặt tên nhiều thứ hai,
chỉ sau lớp Côn trùng về số lượng tổng thể. Có 611 họ thuộc lớp chân
bụng, trong đó có 202 họ đã tuyệt chủng, được tìm thấy trong các hóa
thạch.
Lớp chân bụng có mức độ đa dạng cao nhất trong ngành Thân mềm, với
khoảng 60.000 đến 80.000 loài đang tồn tại. Do sự khác biệt đáng kể về
giải phẫu, tập tính, thức ăn và sinh sản nên khó ước lượng chính xác số
loài trong lớp này.
Đại diện của Lớp chân bụng sống trong các khu vườn, trong rừng, trong sa
mạc, trên núi, trong các mương nhỏ, các con sông lớn và hồ, cửa sông, bãi
bùn, bãi triều đá, dưới biển sâu...
https://tailieu.tv/tai-lieu/dong-vat-than-mem-11005/
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%9Bp_Ch%C3%A2n_b
%E1%BB%A5ng

14.Thứ tự xuất hiện của các nhóm chân bụng?


Động vật Chân bụng chia làm 3 phân lớp
- Phân lớp mang trước
- Phân lớp mang sau
- Phân lớp có phổi
Thứ tự xuất hiện:
- Mang trước 2 tâm nhĩ
- Mang trước 1 tâm nhĩ
- Mang sau và 1 nhóm mang trước 1 tâm nhĩ nào đó chuyển lên cạn để
hình thành Có phổi
https://tailieu.tv/tai-lieu/dong-vat-than-mem-11005/
15.Cấu tạo cơ thể của mang sau?
Gồm có:
- Miệng
- Hạch não
- Hạch bên
- Hạch nội tạng
- Osphradi
- Mang
- Gan
- Hậu môn
- Bao tim
https://tailieu.tv/tai-lieu/dong-vat-than-mem-11005/
16.Đặc điểm của chân xẻng?
Là một lớp của ngành Mollusca, sống ở biển có vỏ với sự phân bố trên
toàn thế giới và là lớp duy nhất của các loài thân mềm biển không ăn thịt.
Vỏ của các loài trong lớp này có chiều dài từ 0,5 đến 15 cm. Các loài của
bộ Dentaliida có xu hướng lớn hơn đáng kể so với các loài của bộ
Gadilida.
Những loài Scaphopoda sống trong các chất nền mềm ngoài khơi (thường
không ở bờ biển). Do môi trường sống trong triều và kích thước nhỏ ở hầu
hết các loài, nhiều người đi biển không quen với chúng; vỏ của chúng
không phổ biến hoặc dễ dàng nhìn thấy trên bãi biển trôi dạt như vỏ ốc
biển và trai.
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%9Bp_Ch%C3%A2n_
%C4%91%C3%A0o

17.Giá trị thực tiễn của thân mềm?


Có lợi :
- Làm thức ăn cho con người
- Làm thức ăn cho động vật khác
- Làm đồ trang sức
- Làm sạch môi trường nước
- Làm vật trang trí
- Có giá trị xuất khẩu
- Có giá trị địa chất
Có hại:
- Có hại cho cây trồng
- Vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán
https://hoc247.net/hoi-dap/sinh-hoc-7/trinh-bay-vai-tro-thuc-tien-cua-
nganh-than-mem-faq180957.html
18. Đặc điểm xác định ngành thân mềm
- Mô bì phần thân phát triển hình thành lớp áo , bờ áo tiết ra vỏ đá vôi bọc
ngoài
- Đa số thân mền có lưỡi gai ở trong hầu để bào mòn thức ăn
- Cơ thể chia làm 3 phần : đầu , thân , chân.
https://doan.edu.vn/do-an/sinh-hoc-chuong-7-nganh-than-mem-mollusca-
40677/

You might also like