You are on page 1of 2

Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng biết đến dịch Covid-19.

Nó khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với


tâm dịch đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi
không rõ nguyên nhân. Trải qua bao nhiêu năm tháng, dịch covid-19 đã nhiễm gần 300 triệu người, lấy
đi sinh mạng của hơn 5 triệu người, gây ảnh hưởng nghiêm trong đến kinh tế và đời sống xã hội của con
người. Hơn thế nữa, qua ngày tháng virus ngày càng đột biến và nguy hiểm hơn như biến thể Omicron.
Do đó một trong những vấn đề được đặt ra là làm sao để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ và tính mạng
con người? Đó chính là tiêm vắc xin, một thứ vũ khí vô cùng lợi hại để chống dịch bệnh nguy hiểm này.

Ngược dòng lịch sử, vào năm 1796 khi mà bệnh đậu mùa đã giết chết hàng triệu người trên thế giới vì
không có thuốc chữa còn đậu bò là một bệnh tương tự nhưng ít nghiệm trọng hơn. Edward Jenner là
một bác sĩ người Anh đã quan sát các người vắt sữa bò và phát hiện rằng nếu đã bị mắc bệnh đậu bò thì
sẽ không bị mắc bệnh đậu mùa nữa. Jenner đã lấy một phần của mầm bệnh đậu bò và cấy vào một cậu
bé khoẻ mạnh, sau khi cậu bé hồi phục ông lại cho cậu bé phơi nhiễm với bệnh đậu mùa và kết quả là
cậu bé hoàn toàn miễn nhiễm. Vắc xin đầu tiên trên thế giới đã ra đời từ đó. Nhờ có vắc xin mà bệnh
đậu bò đã được xoá sổ còn loài bò đã được vinh danh bằng cách được đặt tên cho phương pháp y học
này. Tên gọi vắc xin bắt nguồn từ chữ vắc-ca theo tiếng Latinh có nghĩa là con bò.

Vắc xin dạy cho hệ miễn dịch của con người cách nhận biết và chiến đấu với chủng virus gây bệnh covid-
19. Nhưng cơ chế huấn luyện này ra sao để không gây nguy hiểm cho cơ thể. Đối với vắc xin AstraZeneca
của Anh, loại vắc xin được tiêm nhiều nhất ở Việt Nam cho đến nay, sử dụng công nghệ véc tơ virus.
Công nghệ này được sử dụng để phát triển loại vắc xin Nga được nhắc đến nhiều trong thời gian qua là
Sputnik V. Vắc xin véc tơ vi rút dùng một loại vi rút an toàn, còn gọi là véc tơ đã được điểu chỉnh để
mang theo hướng dẫn quan trọng đến tế bào nhằm kích hoạt phản ứng miễn dịch của cơ thể mà không
gây bệnh. Để làm véc tơ, AstraZeneca sử dụng vi rút dùng cảm lạnh thông thường của tinh tinh còn vắc
xin của sputnik V dựa trên 2 loại virus adeno. Sau khi tiêm vào cơ thể virus véc tơ sẽ xâm nhập vào tế
bào và dùng cơ chế của tế bào để tạo ra một mảnh vô hại của vi rút gây covid-19 cụ thể là một protêin
gai chỉ xuất hiện trên bề mặt Sars-CoV-2. Tiếp theo khi tế bào này thể hiện protein gai trên bề mặt, hệ
miễn dịch của chúng ta nhận thấy nó không thuộc về cơ thể. Việc này kích hoạt hệ miễn dịch sản sinh
kháng thể đồng thời và cũng kích hoạt các tế bào miễn dịch khác. Sau quá trình đó, cơ thể chúng ta đã
học được cách bảo vệ mình khỏi bệnh truyền nhiễm trong tương lai với vi rút gây bệnh covid-19.

Tiếp theo là vắc xin shinopharm và shinovac của Trung Quốc, vắc xin này được bào chế bằng công nghệ
vắc xin bất hoạt tức sử dụng chính virus sars-cov-2 nhưng vật chất di truyền đã bị phá huỷ bởi hoá chất,
nhiệt hoặc bức xạ. Vì vậy virus không thể lây nhiễm hoặc tái tạo tế bào nhưng vẫn có thể kích hoạt phản
ứng miễn dịch.

Ngoài ra còn có vắc xin pfizer-biontech và moderna sử dụng công nghệ mRNA, đây là loại vắc xin được
nhiều người chờ đợi nhất vì nó là một bước đột phá trong công nghệ sản xuất nói riêng và y học nói
chung. Có thể hiểu vắc xin mRNA truyền thông điệp hướng dẫn dạy các tế bào của chúng ta cách tạo ra
một protêin hay chỉ là một mảnh protêin của vi rút gây hại kích hoạt phản ứng miễn dịch bên trong cơ
thể. Tế bào miễn dịch sử dụng các hướng dẫn đó để tạo nên mảnh protêin gai sau khi tạo xong mảnh
protein gai, tế bào sẽ phá vỡ và loại bỏ ngay mRNA. Kế tiếp tế bào thể hiện mảnh protein đó trên bề mặt
của nó. Hệ miễn dịch của cơ thể nhận ra protêin lạ và bắt đầu tạo phản ứng miễn dịch và tạo ra các
kháng thể. Vào cuối quá trình đó, cơ thể chúng ta đã học được cách bảo vệ chống lại lây nhiễm trong
tương lai. Vì tế bào sẽ phá vỡ và loại bỏ ngay mRNA sau khi tạo mảnh protein và mRNA cũng không bao
giờ xâm nhập nhân tế bào nơi lưu giữ ADN, nên vắc xin loại này không ảnh hưởng hay tác động đến
ADN.

Vắc xin đang chứng tỏ là vũ khí hữu hiệu chống virus SARS-CoV-2. Bằng chứng là những quốc gia nhanh
chóng thực hiện các chiến dịch tiêm chủng trên diện rộng đã được tận hưởng một “mùa Xuân hy vọng”.
Thế nhưng có những quyết định tưởng chừng đơn giản lại không hoàn toàn đúng khi vẫn có những
người kén chọn loại vaccine hoặc chủ quan không muốn tiêm phòng vì lo ngại về một số phản ứng phụ
sau khi tiêm vaccine hoặc hoài nghi về chất lượng của vắc xin shinopharm và shinovac. Thế nhưng chính
việc nâng lên đặt xuống quá nhiều lại khiến cho dịch bệnh có nguy cơ bùng phát mạnh mẽ, đe dọa sức
khỏe của chính người dân, cộng đồng, thậm chí là một quốc gia. Miễn dịch cộng đồng chỉ có thể đạt
được khi có sự đồng lòng của toàn dân, cùng chung tay hành động vì một mục tiêu chung đó là đẩy lùi
COVID-19.

Vắc xin là một vũ khí hữu hiệu để đẩy lùi covid-19 vì vậy chúng ta không nên kén chọn vắc xin ngoài ra
chúng ta cần thực hiện quy tắc 5K và đeo khẩu trang ở nơi công cộng để bảo vệ sức khoẻ của bản thâ,
cộng đồng và nhanh chóng đẩy lùi COVID-19.

You might also like