You are on page 1of 211

SỬ DỤNG VẮC XIN

TRONG PHÒNG, CHỐNG COVID-19


(Tài liệu tham khảo)

1
Đồng Chủ biên:
1. GS.TS. Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y
2. GS.TS. Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội
Y học Việt Nam
Tham gia biên soạn:
1. GS. TS. Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y
2. PGS.TS. Nguyễn Viết Lượng, Chính ủy Học
viện Quân y
3. GS.TS. Nguyễn Trường Giang, Phó Giám đốc
Học viện Quân y
4. GS.TS. Hoàng Văn Lương, Phó Giám đốc Học
viện Quân y
5. PGS.TS. Nghiêm Đức Thuận, Phó Chính ủy
Học viện Quân y
6. GS.TS. Trần Viết Tiến, Giám đốc Bệnh viện
Quân y 103
7. GS.TS. Nguyễn Duy Bắc, Trưởng phòng Đào tạo,
Học viện Quân y
8. PGS.TS. Tạ Bá Thắng, Phó Giám đốc Bệnh viện
Quân y 103
9. PGS.TS. Phạm Ngọc Hùng, Phó Trưởng phòng
Đào tạo, Học viện Quân y

2
10. PGS.TS. Nguyễn Đặng Dũng, Chủ nhiệm Bộ
môn Miễn dịch, Học viện Quân y
11. PGS.TS. Hồ Anh Sơn, Phó Giám đốc Viện
Nghiên cứu Y Dược học Quân sự
12. PGS.TS. Nguyễn Phi Nga, Chủ nhiệm Bộ môn
Khớp - Nội Tiết, Bệnh viện Quân y 103
13. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Châu, Chủ nhiệm khoa
Khớp, Bệnh viện Quân y 103
14. PGS.TS. Phạm Quốc Toản, Phó CNBM Khoa
Thận và Lọc máu, Bệnh viện Quân y 103
15. TS. Phạm Thái Dũng, Phụ trách CNBM Trung
tâm Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Quân y 103
16. TS. Hoàng Xuân Sử, Trưởng phòng Vi sinh vật
và các mầm bệnh sinh học, Viện Nghiên cứu Y
Dược học Quân sự
17. TS. Dương Quang Huy, CNBM Nội tiêu hóa,
Bệnh viện Quân y 103
18. TS. Nguyễn Duy Toàn, CNK Nội tim mạch,
Bệnh viện Quân y 103
19. TS. Đào Ngọc Bằng, Phó CNK Nội Hô hấp,
Bệnh viện Quân y 103

3
20. TS. Nguyễn Đức Thuận, Phó CNK Nội thần
kinh, Bệnh viện Quân y 103
21. TS. Lê Văn Nam, CNBM Truyền Nhiễm, Bệnh
viện Quân y 103
22. TS. Nguyễn Văn Bằng, Phó CNK Nội dã chiến,
Bệnh viện Quân y 103
23. TS. Đỗ Khắc Đại, Phó Chủ nhiệm Bộ môn
Miễn dịch, Học viện Quân y
24. TS. Nguyễn Ngọc Tuấn, Giảng viên Bộ môn
Miễn dịch, Học viện Quân y
25. TS. Hoàng Trung Kiên, Giảng viên Bộ môn
Miễn dịch, Học viện Quân y
26. TS. Phùng Thế Hải, Giảng viên Bộ môn Miễn
dịch, Học viện Quân y
27. TS. Vũ Tùng Sơn, Phó CNK Dịch tễ Quân sự,
Học viện Quân y
28. ThS. Vũ Ngọc Hoàn, Giảng viên Khoa Dịch tễ
Quân sự, Học viện Quân y
29. ThS.BS. Đinh Việt Đức, Trưởng khoa Dịch tễ,
Vi sinh, Trung tâm Y học dự phòng Quân đội
phía Nam

4
30. ThS.BS. Nguyễn Văn Thắng, Phòng Đào tạo,
Học viện Quân y
31. BS. Đinh Công Pho, Khoa Kiểm soát nhiễm
khuẩn, Bệnh viện Quân y 103
32. BS. Bùi Đăng Thế Anh, Khoa Dịch tễ quân sự,
Học viện Quân y
33. BS. Lê Hữu Ý, Khoa Nội hô hấp, Bệnh viện
Trung ương Quân đội 108

Biên tập:

1. TS. Trần Thị Hường, Phó Trưởng phòng,


Phòng Thông tin KHQS, Học viện Quân y
2. TS. Nguyễn Thị Hoài, Trưởng ban Thông tin
Khoa học, Phòng Thông tin KHQS, Học viện Quân y

5
6
MỤC LỤC
Trang
LỜI GIỚI THIỆU 9
LỜI NÓI ĐẦU 13
Chương 1: BẢN CHẤT VÀ NGUYÊN LÝ SỬ 15
DỤNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19
1.1. Đại cương về vắc xin phòng COVID-19 15
hiện nay
1.2. Tính an toàn của vắc xin phòng COVID-19 22
1.3. Miễn dịch của vắc xin phòng COVID-19 56
1.4. Thông tin về một số loại vắc xin phòng 66
COVID-19 hiện nay
Chương 2: NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý ĐỂ 95
CHUẨN BỊ TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19
2.1. Tiêm vắc xin phòng COVID-19 95
2.2. Các vấn đề liên quan đến tiêm chủng 106
2.3. Vắc xin phòng COVID-19 và các đối tượng 113
đặc biệt
Chương 3: TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 121
Ở NHỮNG BỆNH NHÂN ĐANG CÓ BỆNH NỀN

7
3.1. Tiêm trên bệnh nhân mắc bệnh tim mạch 121
3.2. Tiêm trên bệnh nhân có bệnh hô hấp 138
3.3. Tiêm trên bệnh nhân có bệnh đường tiêu hóa 150
3.4. Tiêm trên bệnh nhân mắc ung thư 156
3.5. Tiêm trên bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính 167
3.6. Tiêm trên bệnh nhân mắc bệnh xương khớp 174
3.7. Tiêm trên bệnh nhân mắc đái tháo đường 181
3.8. Tiêm trên bệnh nhân bị bệnh lý về máu 184
3.9. Tiêm trên bệnh nhân mắc bệnh thần kinh và 193
tâm thần
TÀI LIỆU THAM KHẢO 202

8
LỜI GIỚI THIỆU

Tiêm vắc xin là tiêm chế phẩm sinh học mang


tính kháng nguyên giúp cơ thể tự tạo kháng thể chống
lại tác nhân gây bệnh. Đây là cách đơn giản, an toàn
và hiệu quả để bảo vệ con người chống lại các tác
nhân gây bệnh.
Người đã được tiêm vắc xin phòng COVID-19
sẽ có các đáp ứng miễn dịch chống lại virus SARS-
CoV-2, sẽ ít bị nhiễm, ít bị mắc bệnh và nếu mắc
bệnh sẽ nhẹ và ít nguy kịch hơn rất nhiều so với
người không tiêm. Sau khi tiêm vắc xin chúng ta sẽ
vẫn cần sử dụng khẩu trang và giãn cách an toàn.
Miễn dịch cộng đồng đạt được khi đa số người
dân trong cộng đồng đạt được trạng thái miễn dịch
với virus SARS-CoV-2. Khi đó sẽ có ít người bị
nhiễm, mắc bệnh hơn và giảm khả năng lây truyền
virus cho người khác. Tiêm vắc xin phòng COVID-19
mang lại lợi ích rất lớn cho cá nhân và cả cộng đồng.

9
Cũng giống như các vắc xin khác, vắc xin
COVID-19 có thể gây phản ứng dị ứng tại chỗ và
toàn thân. Tuy nhiên, các tác dụng không mong muốn
này thường nhẹ và có thể kiểm soát, điều trị được,
đặc biệt khi người được tiêm và bác sĩ phối hợp thăm
khám, chuẩn bị trước, trong và sau tiêm sẵn sàng, đầy
đủ để xử trí các tai biến xảy ra.
Cuốn sách “Sử dụng vắc xin trong phòng,
chống COVID-19” gồm các câu hỏi và trả lời, cung
cấp kiến thức thường thức về các vắc xin đang được
cấp phép và sử dụng trong chiến lược vắc xin quốc
gia của nước ta như các loại vắc xin, đáp ứng miễn
dịch sau tiêm, các phản ứng không mong muốn và
hướng dẫn xử trí…, đặc biệt là phần hỏi đáp cho
người mắc bệnh nền có nên tiêm vắc xin phòng
COVID-19 hay không.
Mặc dù đã cố gắng cập nhật, song do dịch
COVID-19 còn diễn biến rất phức tạp, liên tục có
nhiều kết quả nghiên cứu cũng như nhiều vắc xin

10
phòng COVID-19 mới ra đời. Tập thể ban biên soạn
sẽ tiếp tục cập nhật qua thực tế cũng như qua các
nguồn thông tin chính thống để cuốn sách được hoàn
thiện hơn nữa. Mong rằng cuốn sách này sẽ hữu ích
với mỗi người để tự bảo vệ cho chính mình và cộng
đồng xung quanh.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
GIÁM ĐỐC HỌC VIỆN QUÂN Y

GS.TS. Đỗ Quyết

11
12
LỜI NÓI ĐẦU

Với mong muốn cung cấp cho người dân


những hiểu biết cơ bản về việc tiêm vắc xin phòng
COVID-19 một cách hiệu quả, tập thể các nhà khoa
học của Học viện Quân y đã dựa trên những văn bản
pháp quy, những kiến thức y học, nguyên lý, hướng
dẫn sử dụng các vắc xin đã và đang được cấp phép
hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam biên
soạn cuốn sách “Sử dụng vắc xin trong phòng,
chống COVID-19”. Bố cục cuốn sách gồm 3 chương:
Chương 1: Bản chất và nguyên lý sử dụng vắc
xin phòng COVID-19 gồm 108 câu hỏi.
Chương 2: Những điểm cần chú ý khi tiêm vắc
xin phòng COVID-19 gồm 35 câu hỏi.
Chương 3: Tiêm vắc xin phòng COVID-19 ở
những người đang có bệnh nền gồm 121 câu.
Nội dung cuốn sách là những câu hỏi thường
gặp, những vấn đề không chỉ các cán bộ y tế mà cả

13
người dân đều quan tâm nhằm dự phòng và bảo vệ
cho chính mình, sớm ngăn chặn đại dịch COVID-19
đang lan rộng hiện nay.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình
biên soạn cuốn sách, song khó tránh khỏi những thiếu
sót. Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp quý
báu của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn.
Các tác giả

14
CHƯƠNG 1
BẢN CHẤT VÀ NGUYÊN LÝ SỬ DỤNG
VẮC XIN PHÒNG COVID-19

1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ VẮC XIN PHÒNG COVID-19


HIỆN NAY
Câu 1: Vắc xin là gì?
Vắc xin có bản chất là một "phiên bản" của vi
sinh vật gây bệnh, nhưng không còn khả năng gây
bệnh; thay vào đó, phiên bản này có thể kích thích hệ
miễn dịch sinh đáp ứng miễn dịch chống lại vi sinh
vật. Do đó, tiêm vắc xin là phương pháp phòng bệnh
chủ động nhờ sự hình thành miễn dịch bảo vệ cơ thể
trước sự xâm nhập của các tác nhân nhiễm trùng.
Câu 2: Vắc xin đạt hiệu quả bảo vệ như thế nào?
Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy một số loại
vắc xin có hiệu lực trên 90% trong việc ngăn chặn
COVID-19 có triệu chứng. Điều này có nghĩa là tỷ lệ
mắc COVID-19 ở những người tham gia tiêm vắc xin
chỉ gần 10% tỷ lệ mắc ở những người sử dụng giả
dược. Như vậy, vẫn có khả năng nhỏ người bị lây

15
nhiễm bệnh sau khi được tiêm vắc xin. Do vậy, sau
khi tiêm chúng ta sẽ vẫn cần sử dụng khẩu trang và
giãn cách an toàn.
TỔNG HỢP CÁC VẮC XIN PHÒNG COVID-19 HIỆN NAY
Tiểu
Phân loại mARN Viral vector Virus bất hoạt đơn vị
protein
Vắc xin Pfizer Johson&Johnson
Moderna AstraZeneca Sputnik-V Sinovac Sinopharm Novavax
COVID-19 BioNTech Janssen
Ho gà,
Ho gà, Dại,
Dại, Viêm
Vắc xin cùng loại Ebola Ebola Ebola VG A,
VG A, gan B
HPV
HPV
Khỉ Khỉ
Khỉ
Nghiên cứu Khỉ Khỉ Chuột Khỉ Chuột Khỉ Hamster
Chuột
lâm sàng Chuột Chuột Lợn, Hamster Hamster Chuột Chồn
Thỏ
Chồn Thỏ
2 x 0,3ml 2 x 0,5ml
2x 2x 2x
Liều (30μg (100μg 2 x 0,5ml 1 x 0,5ml 2 x 0,5ml
0,5ml 0,5ml 0,5ml
mARN) mARN)
21 ngày 28 ngày 12 tuần
Cách liều (tối đa 6 (tối đa 6 (tối đa 4 21 ngày 14 ngày 21 ngày 3 tuần
tuần) tuần) tháng)

Đạt miễn dịch 2 tuần 2 tuần 15 ngày 2 tuần 2 tuần 2 tuần 2 tuần 2 tuần

Nhóm tuổi
12+ 18+ 18+ 18+ 18+ 18+ 18+ 18 - 84

-800C - – -200C:
2 - 80C
600C 6 tháng 2 - 80C: 6
Bảo quản 2 - 80C: 6 tháng -180C 2 - 80C 2 - 80C 2 - 80C
2 - 80C: 5 2 - 80C: tháng
(bột khô)
ngày 30 ngày

Hiệu quả ngăn 94,1% 76% 91,6% 78,1%


50,4 -
ngừa Covid có 95% 86% 85% 66 - 72% 91,8% 91% 89,3%
83,5%
triệu chứng (> 65 tuổi) (> 65 tuổi) (> 60 tuổi) (> 60 tuổi)

Hiệu quả ngăn


100% 100% 100% 86% 100% 100% 100% 100%
ngừa ca nặng

Giá tham khả


19,5 25 - 37 2-5 10 10 30 - 60 30 - 60 16
(USD)

Câu 3: Trường hợp đã tiêm vắc xin đủ liều thì có


khả năng bị COVID-19 không?
Không có vắc xin nào bảo vệ 100% những
người đã tiêm vắc xin trước bệnh tật. Tuy nhiên, đối

16
với những những người được tiêm vắc xin phòng
COVID-19, nếu bị nhiễm sẽ rất khó bị bệnh nặng đến
mức phải nhập viện hoặc tử vong.
Câu 4: Sau tiêm vắc xin phòng COVID-19, liệu
virus có nhiễm và tồn tại trong người không?
Các nghiên cứu cho thấy, sau tiêm vắc xin
phòng COVID-19, tỷ lệ người được phát hiện có
virus SARS-CoV-2 thấp hơn một cách rõ rệt so với
người không được tiêm vắc xin. Tuy nhiên, vẫn có
người đã được tiêm vắc xin mang virus. Vì thế, sau
khi tiêm vắc xin chúng ta vẫn cần phải sử dụng khẩu
trang và giãn cách an toàn.
Câu 5: Liệu vắc xin có hiệu lực cao hơn có tốt hơn
vắc xin có hiệu lực thấp hơn?
Sự khác biệt về số hiệu lực có thể là do vắc xin
được thử nghiệm tại những địa điểm khác nhau, ở các
giai đoạn dịch bệnh khác nhau, chống lại các chủng
gây bệnh khác nhau và theo các lịch tiêm khác nhau.
Điều quan trọng là vắc xin phòng COVID-19 làm
giảm nguy cơ nhập viện, tỷ lệ tử vong và bệnh nguy

17
kịch. Vắc xin sẽ không được phê duyệt nếu xác định
được là không đủ hiệu lực để bảo vệ chống lại bệnh.
Câu 6: Quá trình thử nghiệm vắc xin qua những
giai đoạn nào?
Thử nghiệm tiền lâm sàng: Các nhà khoa học
thử nghiệm vắc xin mới trên tế bào, sau đó tiêm cho
động vật như chuột hoặc khỉ để xem liệu vắc xin đó
có an toàn, có tạo ra phản ứng miễn dịch và có bảo vệ
được động vật trước mầm bệnh hay không.
Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1: Mục đích
chính của giai đoạn này là để đánh giá tính an toàn
của vắc xin. Các nhà nghiên cứu tiêm vắc xin cho
một số người tình nguyện để kiểm tra độ an toàn. Bên
cạnh đó, việc tiêm vắc xin giai đoạn 1 còn để đánh
giá liều tiêm, cũng như bước đầu đánh giá khả năng
kích thích hệ thống miễn dịch của vắc xin.
Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2: Vắc xin
được tiêm cho hàng trăm người chia thành các nhóm
khác nhau, có thể bao gồm cả trẻ em và người già, để
đánh giá khả năng vắc xin có sinh miễn dịch ở các

18
đối tượng khác nhau hay không. Thử nghiệm giai
đoạn này có thể sử dụng các mức liều vắc xin khác
nhau và nghiên cứu bổ sung thêm tính an toàn của
vắc xin.
Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3: Vắc xin
được tiêm cho hàng nghìn người tại các khu vực có
dịch bệnh lưu hành để đánh giá có bao nhiêu người bị
nhiễm bệnh, so với những người tình nguyện được
dùng giả dược. Thử nghiệm giai đoạn này giúp xác
định xem liệu vắc xin có bảo vệ chống lại SARS-
CoV-2 hay không. Các thử nghiệm giai đoạn 3 có thể
cung cấp thêm các thông tin về các tác dụng phụ
tương đối hiếm gặp sau khi tiêm vắc xin.
Cấp phép sớm hoặc có thời hạn: Một số quốc
gia cấp phép khẩn cấp cho vắc xin dựa trên bằng
chứng sơ bộ rằng chúng an toàn và hiệu quả. Trung
Quốc và Nga đã cho phép sử dụng vắc xin mà không
cần đợi kết quả thử nghiệm giai đoạn 3.

19
Cấp phép/phê duyệt: Cơ quan quản lý (Bộ Y
tế) xem xét kết quả thử nghiệm hoàn chỉnh, kế hoạch
sản xuất vắc xin và quyết định xem có cấp phép/phê
duyệt sử dụng có thời hạn hay kéo dài.

Câu 7: Hiện nay có bao nhiêu dạng vắc xin phòng


COVID-19?
Hiện nay có 4 dạng vắc xin phòng COVID-19,
gồm có:
- Vắc xin mRNA.
- Vắc xin protein tái tổ hợp (dưới đơn vị).
- Vắc xin véc tơ.
- Vắc xin bất hoạt.

20
Câu 8: Các vắc xin nào được WHO cấp phép sử
dụng khẩn cấp?
Tính đến ngày 13/5/2021 có các loại vắc xin
cấp phép sử dụng khẩn cấp sau:
- Pfizer/BioNTech (Comirnaty, Tozinameran).
- AstraZeneca-Oxford (Covishield, Vaxzevria).
- Johnson & Johnson (Janssen).
- Moderna.
- Sinopharm.
- Sinovac.
Câu 9: Các loại vắc xin phòng COVID-19 nào đã
được cấp phép sử dụng tại Việt Nam (đến tháng
6/2021)?
Đến nay, Việt Nam đã phê duyệt có điều kiện
cho 5 loại vắc xin phòng COVID-19, bao gồm:
- Comirnaty của Pfizer-BioNTech (vắc xin mRNA).
- Spikevax của Moderna (vắc xin mRNA).
- AZD1222 của AstraZeneca (vắc xin véc tơ).
- Sputnik-V của Gamalaya (vắc xin véc tơ).

21
- Vero-Cell của Sinopharm (vắc xin bất hoạt).
- COVID-19 Janssen của Johnson & Johnson
của Mỹ, sản xuất tại Bỉ và Hà Lan.
1.2. TÍNH AN TOÀN CỦA VẮC XIN PHÒNG
COVID-19
1.2.1. Đặc điểm chung của các phản ứng sau tiêm
vắc xin phòng COVID-19
Câu 10: Các phản ứng nào có thể xảy ra sau tiêm
vắc xin?
Phản ứng sau tiêm vắc xin được chia theo mức
độ từ nhẹ đến nặng như sau:
Phản ứng thông thường: Các biểu hiện nhẹ và có
thể tự khỏi, thường xảy ra ngay sau khi sử dụng vắc xin.
- Các triệu chứng tại chỗ: Ngứa, đau, sưng, đỏ
tại chỗ tiêm.
- Các triệu chứng toàn thân: Sốt 37,50C trở lên
và các triệu chứng khác (khó chịu, mệt mỏi, đau đầu,
đau mỏi cơ, khớp, chán ăn, buồn nôn).
Tai biến nặng sau tiêm chủng: Sự cố bất lợi
sau tiêm chủng có thể đe dọa tính mạng (khó thở, tím

22
tái, sốt cao co giật, ngưng thở; sốc phản vệ; hội chứng
sốc nhiễm độc, để lại di chứng hoặc nguy hiểm tính mạng).
Sau khi tiêm chủng, nếu có các dấu hiệu phản
ứng bất thường cần liên lạc đến trung tâm y tế để có
phương án chăm sóc và điều trị. Phản ứng mức độ
vừa cần nhập viện theo dõi và điều trị. Phản ứng nặng
sau tiêm chủng cần theo dõi sát và điều trị tích cực.

Lưu ý, trong khoảng thời gian tiêm chủng, các


vấn đề sức khỏe xảy ra đều cần được nhân viên y tế
đánh giá là do vắc xin hay không.
Câu 11: Thời gian tiềm tàng các phản ứng phụ là
bao lâu?
Đối với vắc xin được tiêm chủng lần đầu, thời
gian tiềm tàng kéo dài từ 24 - 72 giờ, tuỳ thuộc vào
bản chất vắc xin và phản ứng của cơ thể.
23
Hiệu giá kháng thể đạt được đỉnh cao nhất sau
khoảng 4 ngày đến 4 tuần (trung bình 2 tuần). Đó là
kết quả của đáp ứng miễn dịch tiên phát. Khi tiêm
nhắc lại, thời gian tiềm tàng sẽ rút ngắn hơn, hiệu giá
kháng thể đạt được đỉnh cao nhất sau một số ngày
nhờ những tế bào lympho có trí nhớ miễn dịch. Đó là
kết quả của đáp ứng miễn dịch thứ phát.
Câu 12: Thời gian cần theo dõi tại điểm tiêm
chủng là bao lâu?
Sau khi tiêm cần ở lại khu vực theo dõi sau
tiêm ít nhất 30 phút (có thể là 1 giờ tùy điều kiện triển
khai tại khu vực tiêm). Đối với cá nhân có cơ địa dị
ứng và bệnh nền nặng, kéo dài thời gian theo dõi lên 3
giờ để đảm bảo xử trí nhanh nhất cho các vấn đề có thể
xảy ra.
Câu 13: Nguyên nhân nào dẫn đến các phản ứng
sau tiêm vắc xin?
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có 4
nguyên nhân dẫn đến phản ứng sau tiêm vắc xin:

24
(1) Do vắc xin: Là những phản ứng liên quan
đến thành phần có trong vắc xin, thường là những
phản ứng nhẹ và tự khỏi. Phản ứng nghiêm trọng liên
quan đến vắc xin rất hiếm gặp.
(2) Do sai sót trong thực hành tiêm chủng: Phản
ứng xảy ra trong quá trình thực hành tiêm chủng như
khâu chuẩn bị, pha hồi chỉnh, kỹ thuật tiêm, bảo quản
và sử dụng vắc xin không đúng... Những phản ứng
này đều có thể phòng tránh được bằng việc thực hiện
đúng các quy định trong vận chuyển, bảo quản vắc
xin, thực hành tiêm chủng đúng quy trình.
(3) Do tâm lý lo sợ: Đây là phản ứng của cơ thể
do sự lo lắng quá mức với tiêm chủng.
- Ngất xỉu.
- Triệu chứng khác: Nhức đầu, chóng mặt, run
rẩy, cảm giác tê xung quanh miệng, bàn tay.
(4) Do bệnh trùng hợp ngẫu nhiên: Trùng hợp
ngẫu nhiên với bệnh tật có sẵn xảy ra sau khi tiêm mà

25
nguyên nhân không phải do vắc xin hoặc do sai sót
trong tiêm chủng hoặc lo sợ do bị tiêm.
Ngoài ra, một vài trường hợp phản ứng sau
tiêm không xác định được nguyên nhân. Cũng như
việc sử dụng thuốc hay thực phẩm, tùy theo cơ địa
của từng người mà có thể xảy ra phản ứng phản vệ
sau tiêm vắc xin. Phản ứng này có thể là nhẹ hay
nặng tùy từng trường hợp và tùy loại vắc xin.
Câu 14: Các nguyên nhân của triệu chứng có thể
gặp sau khi tiêm vắc xin là gì?
Đối với những bệnh nhân có triệu chứng sau
khi tiêm vắc xin, cần xác định nguyên nhân (phản
ứng dị ứng, phản ứng thần kinh phế vị và phản ứng
của vắc xin). Xác định nguyên nhân của triệu chứng
rất quan trọng để xác định xem có nên tiêm vắc xin
liều tiếp theo hay không. Các bác sĩ cần đánh giá kỹ
để đưa ra chẩn đoán và hướng điều trị đúng.

26
Phản ứng vắc xin
Phản ứng dị Phản ứng
Đặc điểm (tại chỗ và toàn
ứng (phản vệ) thần kinh phế vị
thân)
Xảy ra sau Đa số xảy ra Đa số xảy ra Trung bình từ 1 -
khi tiêm trong 15 - 30 trong vòng 15 3 ngày sau tiêm
vắc xin phút sau tiêm phút sau tiêm (nhiều nhất vào
ngày đầu)
Triệu chứng
Toàn thân Cảm giác sụp Cảm giác nóng Sốt, ớn lạnh, mệt
đổ hoặc lạnh mỏi
Da Biểu hiện ngoài Nhợt nhạt, ra mồ Đau, đỏ và sưng
da > 90% ở hôi nhiều, da tại vị trí tiêm.
bệnh nhân phản xanh tái, nóng Nổi hạch bạch
vệ gồm ngứa, bừng mặt huyết cùng bên
nổi mề đay, đỏ với vị trí tiêm
bừng, phù mạch
Thần kinh Lú lẫn, mất Chóng mặt, cảm Đau đầu
phương hướng, giác bồng bềnh,
hoa mắt - ngất (thường sau
chóng mặt, mất các dấu hiệu tiền
ý thức triệu vài giây
hoặc vài phút),
cảm giác mất sức
lực, thay đổi thị
lực (có đốm mờ,
thu hẹp thị trường),
thay đổi thính giác
Hô hấp Khó thở, thở Nếu đi kèm với Không ghi nhận
rít, co thắt phế lo âu thường tăng

27
Phản ứng vắc xin
Phản ứng dị Phản ứng
Đặc điểm (tại chỗ và toàn
ứng (phản vệ) thần kinh phế vị
thân)
quản, thiếu oxy nhịp thở
Tim mạch Giảm huyết áp Có thể biểu hiện Không ghi nhận
hoặc tăng nhịp giảm huyết áp
tim hoặc nhịp tim
chậm khi ngất
Tiêu hóa Buồn nôn, nôn, Buồn nôn, nôn Có thể nôn hoặc
đau bụng, tiêu tiêu chảy
chảy
Cơ, xương, Không ghi Không ghi nhận Đau cơ, khớp
khớp nhân
Khuyến cáo tiêm liều vắc xin
Nếu triệu Không Có Có
chứng xuất
hiện ở lần
tiêm thứ
nhất, có
nên tiêm
liều thứ hai
không?

Câu 15: Cần cung cấp cho người tiêm vắc xin
những thông tin gì?
- Các thông tin cơ bản về COVID-19, các
nguyên tắc phòng ngừa và tuân thủ 5K của Bộ Y tế.

28
- Các trường hợp nên tiêm vắc xin (và trường
hợp chống chỉ định tiêm).
- Thông tin về các loại vắc xin hiện có (nếu cơ
sở tiêm có nhiều loại vắc xin COVID-19 để lựa chọn).
- Thông tin về loại vắc xin sẽ được tiêm.
- Những lợi ích và nguy cơ khi tiêm vắc xin.
Các phản ứng ngắn hạn và dài hạn của tiêm vắc xin.
Các phản ứng thường gặp và hiếm gặp.
- Nếu có phản ứng phụ sau tiêm vắc xin thì cần
phải thông báo cho ai và cung cấp những thông tin gì
(qua các kênh thông tin của từng địa điểm tiêm chủng).
- Cung cấp thêm thông tin khác (nếu cần).
Câu 16: Phản ứng thường gặp khi tiêm vắc xin là gì?
Giống như tất cả vắc xin khác, vắc xin
COVID-19 có thể gây ra các tác dụng phụ. Các phản
ứng thường nhẹ và biến mất trong vòng một vài
ngàyvà không kéo dài quá 1 tuần: Đau tại vị trí tiêm,
mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ. Có thể bị sốt hoặc ớn
lạnh trong vòng 1 - 2 ngày sau tiêm vắc xin. Có thể

29
dùng thuốc hạ sốt (paracetamol) trong trường hợp cần
thiết. Nếu sốt kéo dài > 2 ngày cần báo ngay cho bác
sĩ, đề phòng những bất lợi nghiêm trọng xảy ra
(hiếm gặp).
Phản ứng phụ Pfizer Morderna
Đau tại vị trí tiêm 78% 90%
Sưng tại vị trí tiêm 6% 13%
Sốt 16% 17%
Mệt 59% 68%
Đau đầu 52% 63%
Gai lạnh 35% 48%
Nôn/buồn nôn 2% 21%
Đau nhức cơ bắp 37% 6%
Đau khớp 22% 45%

- Phản ứng thường nặng hơn ở mũi thứ hai (đối


với vắc xin phòng COVID-19 phải tiêm hai mũi) so
với phản ứng đã xuất hiện sau tiêm mũi thứ nhất.
- Phản ứng xảy ra là hiện tượng bình thường
của việc cơ thể đang sản sinh miễn dịch để chống lại

30
virus. Vì vậy, không nên dùng các thuốc giảm đau, hạ
sốt trước khi tiêm để phòng tránh các triệu chứng này.
Câu 17: Trong thời gian theo dõi tại địa điểm tiêm
chủng (thường trong vòng 30 hoặc 60 phút) cần
phải làm gì?
- Giữ khoảng cách an toàn, tuân thủ đúng quy
định 5K của Bộ Y tế.
- Nghỉ ngơi thư giãn, không quá lo lắng về việc
tiêm vắc xin.
- Đảm bảo đúng thời gian và đo lại mạch, nhiệt
độ, huyết áp trước khi ra về.
- Báo bác sĩ ngay nếu có các triệu chứng như tê
môi, tê lưỡi, nổi mề đay, mệt, tức ngực, khó thở,
choáng váng, đau quặn bụng.
Câu 18: Trong thời gian theo dõi tại nhà, cần phải
làm gì?
- Trường hợp 1: Sức khỏe bình thường, không
có bất kỳ triệu chứng nào. Theo dõi tiếp sau tiêm
trong những ngày đầu (thường 7 ngày đầu).

31
- Trường hợp 2: Có các triệu chứng sốt, đau
đầu, đau cơ, mệt mỏi ở mức độ nhẹ.
- Thường tự hết sau 1 - 2 ngày xuất hiện triệu
chứng. Theo dõi tiếp sau tiêm trong những ngày đầu
(thường 7 ngày đầu).
- Trường hợp 3: Có các triệu chứng ở mức độ
nặng: Sốt cao, mệt mỏi nhiều. Những trường hợp này
cần sử dụng thuốc để làm giảm triệu chứng của bệnh.
Cần theo dõi sát tình trạng sức khoẻ.
- Trường hợp 4: Xuất hiện các triệu chứng cần
phải nhập viện để theo dõi, chẩn đoán và xử trí.
Những triệu chứng cần được hướng dẫn khi tiêm
chủng hoặc khi có bất thường phải gọi điện ngay cho
nhân viên y tế.
Câu 19: Khi nào nên gọi ngay cho bác sĩ hoặc
bệnh viện gần nhất?
Khi gặp các phản ứng phản vệ dưới đây, người
được tiêm vắc xin cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc

32
bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán nguyên nhân
nhằm xử trí và điều trị kịp thời.
- Sốt cao (> 380C): Uống nhiều nước, mặc
thoáng, lau mát với nước ấm mà không đỡ.
- Co giật: Có thể kèm sốt hoặc không.
- Áp xe: Có thể là áp xe vô khuẩn hoặc áp xe
nhiễm khuẩn, rò dịch.
- Nhiễm khuẩn huyết: Biến chứng trầm trọng
và nguy hiểm nhất là sốc nhiễm trùng. Cần đến bệnh viện
sớm để điều trị sốc theo phác đồ, tránh các biến chứng.
- Phản ứng quá mẫn cấp tính: Trong trường
hợp phản ứng nặng nên xử trí như trường hợp phản
ứng phản vệ.
- Phản ứng phản vệ: Do nhiều nguyên nhân gây
ra, thường có triệu chứng như vật vã, mẩn ngứa, ban
đỏ, mề đay, mạch khó bắt, huyết áp tụt, đau bụng,
khó thở, co giật… Cần đến bệnh viện ngay để được
cấp cứu kịp thời.

33
- Huyết khối: Đau đầu dai dẳng, dữ dội, triệu
chứng thần kinh khu trú, co giật hoặc mờ hoặc nhìn
đôi, khó thở hoặc đau ngực, đau bụng hoặc đau bụng
dữ dội, đau, phù chi dưới, có thể biểu hiện chảy máu,
xuất huyết da hoặc xuất huyết nội tạng.
1.2.2. Các biện pháp xử trí phản ứng phụ sau tiêm
vắc xin phòng COVID-19
Câu 20: Có thể dự phòng các phản ứng ngứa và dị
ứng bằng uống thuốc kháng histamin hoặc
corticoid ngay trước hoặc sau khi tiêm không?
Tổ chức Y tế Thế giới cũng như CDC Hoa Kỳ
không khuyến cáo sử dụng thuốc kháng histamin
hoặc corticoid ngay trước hoặc ngay sau khi tiêm vắc
xin phòng COVID-19 để dự phòng các phản ứng sau
tiêm vắc xin vì các thuốc này không ngăn ngừa được
dị ứng vắc xin mà có thể làm che lấp các triệu chứng
ở da và niêm mạc, dẫn đến chậm phát hiện và xử trí
dị ứng. Do đó, không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại
thuốc gì trước khi đi tiêm mà cần thành thật khai báo

34
sàng lọc trước tiêm vắc xin phòng COVID-19 để
được loại trừ các yếu tố nguy cơ một cách tốt nhất.
Câu 21: Sau khi tiêm bị sốt cao thì xử trí như thế nào?
Sốt là phản ứng thường gặp từ 24 - 48 giờ sau
tiêm và thường tự khỏi sau 1 - 2 ngày. Các biện pháp
cần xử trí khi bị sốt cao:
- Mặc quần áo mỏng, thoáng mát.
- Uống nhiều nước hoặc dung dịch oresol hoặc
nước trái cây.
- Chườm mát.
- Khi sốt cao > 390C, có thể sử dụng
paracetamol/acetaminophen theo hướng dẫn sử dụng.
- Sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 > 2
ngày mà xuất hiện sốt hoặc tình trạng sốt kéo dài > 2
ngày thì cần báo cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế
để khám và điều trị.
Câu 22: Cần làm gì khi sốt nhẹ (< 38,50C)?
Khi bị sốt nhẹ, cần uống nhiều nước, tiếp tục
ăn uống bình thường, mặc quần áo thoáng mát, nằm

35
chỗ thoáng mát. Trong các trường hợp cụ thể (như có
bệnh lý về tim mạch, viêm phổi hoặc có tiền sử sốt cao
co giật) có thể dùng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt > 380C.
Câu 23: Trường hợp bị sốt mà muốn dùng thuốc
hạ sốt thì dùng loại nào?
Có thể sử dụng paracetamol/acetaminophen để
hạ sốt. Lưu ý, dùng đúng theo liều lượng và hướng
dẫn. Nếu chưa rõ có thể gọi cho bác sĩ để biết cách sử dụng.
Nếu bị bệnh lý về gan hoặc không thể dùng
paracetamol để hạ sốt, cần gọi điện cho bác sĩ để
được tư vấn. Trong một số trường hợp có thể dùng
ibuprofen (thuốc giảm đau - chống viêm không steroid)
để thay thế.
Câu 24: Có thể sử dụng một số thuốc để dự phòng
các triệu chứng đau và sốt sau khi tiêm vắc xin
phòng COVID-19 hay không (như paracetamol và
thuốc giảm đau - chống viêm không steroid)?
Hiện tại, không khuyến cáo dùng thuốc để dự
phòng các phản ứng sau tiêm. Chỉ dùng thuốc khi các

36
phản ứng sau tiêm xuất hiện. Bởi vì, tuy có tác dụng
làm giảm triệu chứng sau tiêm, nhưng những thuốc
này cũng làm che đi phản ứng miễn dịch và có thể
làm giảm hiệu quả của vắc xin. Hơn nữa, không phải
tất cả mọi người đều có phản ứng phụ sau tiêm chủng,
vì vậy dùng thuốc dự phòng là không cần thiết.
Câu 25: Cần làm gì khi bị phản ứng đỏ hoặc sưng
tại chỗ tiêm?
Phản ứng tại chỗ gồm các triệu chứng đỏ hoặc
sưng tại chỗ tiêm, có thể có một hoặc nhiều triệu
chứng sau: Sưng tới tận khớp xương gần chỗ tiêm
nhất, đau, đỏ và sưng > 3 ngày. Thường tự khỏi trong
vòng vài ngày đến một tuần. Điều trị triệu chứng với
các thuốc giảm đau theo chỉ định của nhân viên y tế.
Câu 26: Khi cảm thấy đau hoặc khó chịu tại chỗ
tiêm có thể chườm nóng hay chường lạnh không?
Nên xoa bóp hoặc thể dục nhẹ nhàng cho cánh
tay và kết hợp chườm khăn mát. Lưu ý, nhiệt độ quá
nóng hoặc quá lạnh có thể gây tăng cảm giác hoặc
gây tổn thương. Do đó, không nên chườm vào vị trí tiêm.

37
- Để giảm cảm giác khó chịu khi sốt cần: Uống
nhiều nước và mặc trang phục nhẹ nhàng.
- Để giảm đau và cảm giác khó chịu ở vị trí
tiêm cần: Áp khăn sạch, mát và ẩm lên khu vực đó.
Sử dụng hoặc tập thể dục cho cánh tay.
Câu 27: Cần làm gì khi bị đau khớp sau tiêm?
Đau khớp bao gồm đau khớp nhỏ ngoại vi dai
dẳng (> 10 ngày) hoặc thoáng qua (tối đa 10 ngày).
Các trường hợp này có thể tự khỏi hoặc cần dùng
thuốc giảm đau theo chỉ định của nhân viên y tế.
Câu 28: Cần làm gì khi bị bầm tím hoặc xuất
huyết dưới da?
Bầm tím hoặc xuất huyết tại chỗ thường là nhẹ
và tự khỏi. Trường hợp nặng cần đưa đến cơ sở y tế
để điều trị.
Câu 29: Sau khi tiêm bị sẩn ngứa ngoài da thì xử
trí như thế nào?
Sau tiêm vắc xin có thể xuất hiện sẩn ngứa,
phát ban tại chỗ tiêm và xung quanh. Các vùng phát

38
ban có thể xuất hiện vài ngày hoặc hơn một tuần, đôi
khi lan khá rộng. Khi xuất hiện các triệu chứng đó,
cần báo lại nhân viên y tế biết về tình trạng của mình
và có thể sử dụng các thuốc kháng histamin như
cetirizin, loratadin… theo hướng dẫn. Sau khi uống
thuốc mà tình trạng không cải thiện, cần đến cơ sở y
tế để được theo dõi và điều trị.
Câu 30: Cần làm gì khi cảm thấy buồn nôn và nôn?
Buồn nôn và nôn là dấu hiệu khó chịu mức độ
nhẹ có thể khỏi sau một vài ngày. Nếu biểu
hiện cấp tính với đặc điểm có 2 trong 3 triệu chứng
sau: Những cơn kịch phát, rối loạn ý thức và hành vi
thay đổi rõ rệt kéo dài nhiều ngày cần đưa đến cơ
sở y tế để được khám và điều trị.
Câu 31: Cần làm gì khi không thể đánh giá được
mức độ của các phản ứng sau tiêm vắc xin?
Nếu thấy các vấn đề bất thường tại chỗ tiêm và
các biểu hiện khó chịu toàn thân mà không tự đánh
giá được mức độ, cần giữ bình tĩnh và gọi điện đến

39
cán bộ tư vấn của trung tâm tiêm chủng hoặc nhân
viên y tế và làm theo hướng dẫn. Trong trường hợp
phải đi đến trung tâm y tế để khám thì nên đi cùng
một người có thể hỗ trợ.
Câu 32: Tác dụng phụ xuất hiện ở mũi tiêm thứ
hai so với mũi tiêm đầu tiên như thế nào?
Tác dụng phụ sau mũi tiêm thứ hai có thể nhiều
hơn tác dụng phụ đã gặp phải sau mũi thứ nhất.
Những tác dụng phụ này là dấu hiệu bình thường cho
thấy cơ thể đang tạo hàng rào bảo vệ và sẽ mất đi sau
vài ngày.
Câu 33: Sau tiêm mũi thứ nhất, nếu bị phản ứng
phụ thì có nên tiêm mũi thứ hai không?
Các vắc xin AstraZeneca, Pfizer, Spunik V,
Moderna hay Nanocovax đều cần tiêm hai mũi để
được bảo vệ hiệu quả nhất. Nên tiêm mũi tiêm thứ hai
ngay cả khi gặp tác dụng phụ sau lần tiêm mũi thứ
nhất (trừ khi có chỉ định của bác sĩ). Tuy nhiên, cần
ghi chép lại thời gian, mức độ và diễn biến của phản

40
ứng ở mũi thứ nhất. Thông báo cho bác sĩ khi khám
và chỉ định tiêm mũi thứ hai.
Câu 34: Khi đã từng bị dị ứng với vắc xin thì có
thể tiêm vắc xin phòng COVID-19 không?
Trước hết, cần phải làm rõ về khái niệm dị ứng
và có phản ứng sau tiêm vắc xin. Nếu là phản ứng dị
ứng tức thì - kể cả khi không nghiêm trọng - với bất
kỳ loại vắc xin hay liệu pháp tiêm nào khi điều trị căn
bệnh khác, cần tư vấn của bác sĩ có nên sử dụng vắc
xin phòng COVID-19 không. Nên cầm theo hồ sơ ghi
nhận dị ứng của lần tiêm trước để bác sĩ đưa ra lời
khuyên tốt nhất.
Câu 35: Tại sao bị tác dụng phụ nhẹ sau tiêm vắc
xin lại là điều bình thường?
Vắc xin cung cấp khả năng miễn dịch cho con
người, nhờ đó không có nguy cơ mắc bệnh. Một
người sau khi tiêm vắc xin thường bị một số tác dụng
phụ từ nhẹ đến trung bình. Điều này là do hệ thống
miễn dịch đang hướng dẫn cơ thể phản ứng lại theo

41
những cách nhất định: Làm tăng lưu lượng máu để
các tế bào miễn dịch có thể lưu thông nhiều hơn và
làm tăng nhiệt độ cơ thể để tiêu diệt virus.
Các tác dụng phụ thường ở mức độ nhẹ đến
trung bình như sốt nhẹ hoặc đau nhức cơ, không phải
là dấu hiệu đáng báo động. Đó là những dấu hiệu cho
thấy hệ thống miễn dịch của cơ thể đang phản ứng
với vắc xin, cụ thể là kháng nguyên (một chất kích
hoạt đáp ứng miễn dịch) và đang chuẩn bị để chống
lại virus. Các tác dụng phụ này thường tự mất đi sau
vài ngày. Do đó, các tác dụng phụ phổ biến và ở mức
độ nhẹ hoặc trung bình là một dấu hiệu tốt, cho thấy
vắc xin đang hoạt động. Tuy nhiên, không gặp tác
dụng phụ thì không có nghĩa là vắc xin không hiệu
quả. Nói cách khác, mỗi người sẽ có phản ứng khác
nhau sau khi tiêm vắc xin.
Câu 36: Vắc xin phòng COVID-19 có phản ứng
phụ lâu dài nào không?
Vì vắc xin phòng COVID-19 là vắc xin mới,
chưa có dữ liệu nghiên cứu trong thời gian dài. Vắc

42
xin AstraZeneca đã được cung cấp cho hàng ngàn
người trong các thử nghiệm lâm sàng. Họ đang và sẽ
được theo dõi cẩn thận trong 12 tháng dựa trên phân
tích sơ bộ từ dữ liệu gộp của bốn thử nghiệm lâm
sàng được tiến hành tại Vương quốc Anh, Brazil và
Nam Phi.
Câu 37: Sắp tới, Việt Nam sẽ triển khai chiến dịch
tiêm chủng rất lớn. Vậy vấn đề nhân lực liệu có đủ
không? Làm thế nào để đảm bảo an toàn cho tiêm
chủng? Nếu có tình huống sốc phản vệ xảy ra thì
cán bộ y tế tuyến xã có thể xử trí được không?
Đây là một chiến dịch lớn nhất từ trước đến
nay với sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế kết hợp
với các bộ, ngành đặc biệt là Bộ Quốc phòng, Bộ
Công an, chính quyền các cấp và dựa trên hệ thống
tiêm chủng sẵn có của Việt Nam. Chính phủ, Bộ Y tế
cùng các địa phương đã tính toán để có đủ nhân lực
để triển khai chiến dịch. Nếu có tình huống sốc phản
vệ xảy ra thì cán bộ tuyến xã có thể xử trí được. Bởi

43
vì ở tuyến xã từ trước đến nay có điểm tiêm chủng
cho trẻ em và các cán bộ đều đã được tập huấn thuần
thục trong sàng lọc và xử trí phản ứng sau tiêm, trong
đó xử trí sốc phản vệ. Đặc biệt, trong chiến dịch này,
Bộ Y tế thành lập Ban Chỉ đạo tiêm an toàn để hướng
dẫn tập huấn cũng như tư vấn xử trí cho các điểm
tiêm để đảm bảo tiêm an toàn.
Câu 38: Với một loại vắc xin mới như vắc xin
COVID-19, các nhân viên y tế làm nhiệm vụ tiêm
có cần được đào tạo thêm kỹ năng gì đặc biệt so
với các loại vắc xin đã có hay không?
Các nhân viên y tế vẫn cần có tập huấn hiểu
biết về vắc xin này để có thể giải đáp, tuyên truyền
cho nhân dân yên tâm tiêm chủng. Đặc biệt là các vấn
đề về khám sàng lọc, xử trí an toàn, bảo quản vắc
xin... cần phải được tập huấn và kiểm tra thường
xuyên theo Quyết định số 1731/QĐ-BYT về Hướng
dẫn tổ chức một buổi tiêm chủng và Hướng dẫn số
1464/QĐ-BYT ngày 05/3/2021 về tiếp nhận bảo

44
quản, phân phối vắc xin COVID-19 hoặc các hướng
dẫn cập nhật tiếp theo.
Câu 39: Phải làm gì khi gặp tai biến nặng trong
quá trình thực hành tiêm chủng. Các biện pháp xử
trí và điều trị?
Khi xảy ra những tai biến nặng sau tiêm chủng
vắc xin khẩn trương tiến hành cấp cứu, chẩn đoán
nguyên nhân và điều trị tại cơ sở y tế.
- Sốc phản vệ: Thường xuất hiện trong hoặc
ngay sau khi tiêm chủng với các triệu chứng như kích
thích, vật vã; mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay, phù
Quincke; mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt có
khi không đo được; khó thở (kiểu hen, thanh quản),
nghẹt thở; đau quặn bụng, vệ sinh không tự chủ; đau
đầu, chóng mặt, đôi khi hôn mê; choáng váng, vật vã,
giãy giụa, co giật. Cần dừng ngay việc tiêm vắc xin
và tiến hành cấp cứu sốc phản vệ theo phác đồ của Bộ
Y tế và chuyển bệnh nhân đến đơn vị hồi sức tích cực
của bệnh viện gần nhất.

45
- Phản ứng quá mẫn cấp tính: Thường xảy ra
trong vòng 2 giờ sau khi tiêm chủng với một hay kết
hợp nhiều triệu chứng như thở khò khè, ngắt quãng
do co thắt khí - phế quản và thanh quản, phù nề thanh
quản; phát ban, phù nề ở mặt hoặc toàn thân. Cần
dùng các thuốc kháng histamin, phòng ngừa bội
nhiễm, đảm bảo nhu cầu dịch và dinh dưỡng. Trường
hợp phản ứng nặng cần cho thở oxy và xử trí như sốc
phản vệ.
- Sốt cao (> 38,50C) cần uống nhiều nước hoặc
đảm bảo nhu cầu dịch và dinh dưỡng. Trong trường
hợp sốt cao có thể uống thuốc hạ sốt.
- Co giật: Thường là những cơn co giật toàn thân
không kèm theo dấu hiệu và triệu chứng tại chỗ có thể
có sốt hoặc không. Cần được điều trị hỗ trợ hô hấp
như thông đường thở, hút đờm dãi, thở oxy. Dùng
thuốc chống co giật như diazepam và/hoặc thuốc
chống co giật khác theo đúng phác đồ xử trí co giật.

46
- Áp xe: Tại chỗ tiêm sờ thấy mềm hoặc có dò
dịch, có thể là áp xe vô khuẩn hoặc nhiễm khuẩn.
Điều trị bằng chích rạch và dẫn lưu, dùng kháng sinh
nếu do nhiễm khuẩn.
- Nhiễm khuẩn huyết: Bệnh thường khởi phát
cấp tính, có tính chất toàn thân, trầm trọng. Biến
chứng thường gặp và nguy hiểm là sốc nhiễm trùng.
Cần điều trị sốc nếu có theo phác đồ điều trị, dùng
kháng sinh và điều trị các biến chứng.
1.2.3. Các phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc
xin phòng COVID-19
a) Phản ứng dị ứng, sốc phản vệ
Câu 40: Phản ứng dị ứng sau tiêm và mối liên hệ
với vắc xin như thế nào?
Phản ứng dị ứng nghiêm trọng như phản ứng
phản vệ là một tác dụng phụ tiềm ẩn nhưng hiếm gặp
với bất kỳ loại vắc xin nào. Ở những người có nguy
cơ đã biết từ trước như dị ứng với liều vắc xin trước
đó hoặc bất kỳ thành phần nào đã biết trong vắc xin,
có thể cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

47
WHO khuyến cáo rằng các nhân viên y tế nên
đánh giá nguy cơ đối với các phản ứng dị ứng nghiêm
trọng trước khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, bằng
cách hỏi về các phản ứng trước đó hoặc các trường
hợp dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin.
Các đơn vị tiêm chủng phải được đào tạo để nhận biết
các phản ứng nghiêm trọng và thực hiện các biện
pháp để xử trí nếu xảy ra.
Câu 41: Tỷ lệ sốc phản vệ sau khi tiêm vắc xin như
thế nào?
Sốc phản vệ xảy ra trong khoảng 2 - 5 người
trên một triệu người được tiêm chủng ở Hoa Kỳ.
Phản ứng dị ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ có thể
xảy ra sau bất kỳ lần tiêm chủng nào.
Câu 42: Cần theo dõi các dấu hiệu nào để phát
hiện phản vệ xảy ra sau tiêm?
Các triệu chứng phản ứng phản vệ có thể xảy
ra sau tiêm vắc xin thường trong vòng vài phút cho
đến 4 - 6 giờ sau khi tiêm. Cần nghi ngờ phản ứng
phản vệ (bao gồm cả sốc phản vệ) khi có một hoặc

48
nhiều triệu chứng sau (tùy thuộc theo mức độ tiến
triển của phản ứng phản vệ):
- Triệu chứng da: Mày đay, phù Quincke (phù
mạch), ban giãn mạch và ngứa.
- Triệu chứng miệng, mắt: Ngứa quanh mắt, miệng
tê, vị kim loại, phù, chảy nước mắt, ban đỏ kết mạc.
- Triệu chứng hô hấp: Ngứa mũi, chảy nước
mũi, hắt hơi, nói khó, khàn giọng, thở rít, tức ngực,
khó thở, ho, khò khè, tím.
- Triệu chứng tiêu hóa: Buồn nôn, đau bụng,
nôn, tiêu chảy, nuốt khó.
- Triệu chứng tim mạch: Mệt lả, chóng mặt,
đau ngực, hồi hộp, nhịp nhanh, nhịp chậm, loạn nhịp,
hạ huyết áp, tối sầm mắt mũi, nghe kém, mất kiểm
soát tiểu tiện - đại tiện, ngừng tim.
- Triệu chứng thần kinh: Lo âu, sợ hãi, bóng
đè, co giật, đau đầu, lú lẫn, ngất, rối loạn ý thức.
Câu 43: Sốc phản vệ được xử trí như thế nào?
Tại mỗi đơn vị tiêm chủng đều được chuẩn bị
đầy đủ trang thiết bị y tế, đảm bảo cho quá trình cấp

49
cứu và điều trị phản vệ. Quá trình cấp cứu phản vệ
bao gồm (theo Thông tư 51 - Bộ Y tế):
Xử trí tại chỗ:
- Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên
(nếu đang tiêm vắc xin, rút ngay mũi kim ra).
- Cho nằm tại chỗ, đầu thấp, nghiêng trái nếu
có nôn. Dùng thuốc adrenalin cơ bản để chống sốc
phản vệ. 1mg = 1ml = 1 ống, tiêm bắp.
- Thở oxy.
- Đánh giá tình trạng hô hấp, tuần hoàn, ý thực và
biểu hiện ở da niêm mạc.
Tùy theo điều kiện trang thiết bị y tế và trình
độ chuyên môn kỹ thuật của kíp cấp cứu của đơn vị
tiêm chủngmà có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Xử trí suy hô hấp.
- Thiết lập đường truyền tĩnh mạch.
- Các thuốc bổ trợ được dùng cho chống sốc.
Câu 44: Nghe nói nếu dị ứng với các thành phần
trong vắc xin phòng COVID-19 thì không được
tiêm. Vậy trong vắc xin có những thành phần gì?

50
Janssen
Mô tả Pfizer (mRNA) Moderna (mRNA)
(véc tơ virus)
Thành mRNA mã hóa protein mRNA mã hóa Virus véc tơ, mang
phần hoạt gai (S protein) của protein gai (S protein) gen mã hóa protein
động SARS-CoV-2 của SARS-CoV-2 gai của SARS-CoV-2
(Active
ingredient)
Thành 2[(polyethylene glycol PEG2000-DMG: 1,2- Polysorbate-80
phần bất (PEG))-2000]-N,N- dimyristoyl-rac-
hoạt ditetradecylacetamide glycerol,
(Inactive methoxypolyethylene
ingredient) glycol
1,2-distearoyl-sn- 1,2-distearoyl-sn- 2-hydroxypropyl-β-
glycero-3- glycero-3- cyclodextrin
phosphocholine phosphocholine
Cholesterol Cholesterol Citric acid
monohydrate
(4-hydroxybutyl) SM-102: heptadecan- Trisodium citrate
azanediyl) bis (hexane- 9-yl 8-((2-hydroxyethyl) dihydrate
6,1-diyl) bis (2- (6-oxo-6-
hexyldecanoate) (undecyloxy) hexyl)
amino) octanoate
Sodium chloride Tromethamine Sodium chloride
Monobasic potassium Tromethamine Ethanol
phosphate hydrochloride
Potassium chloride Acetic acid
Dibasic sodium Sodium acetate
phosphate dihydrate
Sucrose Sucrose

Lưu ý: Không có vắc xin nào ở trên có chứa các


thành phần của trứng, gelatin và chất bảo quản.
Không chứa các nguyên tố kim loại như sắt, niken,
coban, lithium hoặc các sản phẩm phụ gia công nghiệp.

51
Câu 45: Chất PEG được nhắc đến nhiều có trong
vắc xin. Nếu dị ứng với chất PEG thì không tiêm
được. Vậy chất PEG là chất gì?
Cả vắc xin Pfizer và Moderna đều chứa
polyethylene glycol (PEG). PEG là thành phần của
thuốc nhuận tràng (osmotic laxatives), dùng đường
uống để chuẩn bị trước khi thực hiện nội soi đại
tràng. Ngoài ra, PEG còn là thành phần trong nhiều
loại thuốc, chất này tham gia vào quá trình
“pegylation” để làm tăng hiệu quả hoạt động của một
số loại thuốc (đặc biệt một số loại hóa chất điều trị
ung thư). Hơn nữa, có thể xảy ra phản ứng quá mẫn
chéo (cross-reactive hypersensitivity) giữa PEG và
polysorbate (là chất có trong một số vắc xin và thuốc).
Câu 46: Các hợp chất PEG và polysorbate là
nguyên nhân gây dị ứng của vắc xin. Vậy muốn
làm test xem cơ thể mình có bị dị ứng của hai hợp
chất nêu trên có được không?

52
Ngoài các hợp chất PEG và polysorbate, vắc
xin còn có nhiều thành phần khác. Nếu dị ứng với bất
kỳ thành nào của vắc xin đều thuộc trường hợp chống
chỉ định tiêm. Do vậy, việc thực hiện test dị ứng với
hai hợp chất trên là không cần thiết.
Câu 47: Nếu có tiền sử dị ứng thì có đủ điều kiện
để tiêm vắc xin lần đầu tiên không?
Trong trường hợp có tiền sử dị ứng với các vắc
xin khác hoặc dị ứng thuốc, dị ứng phấn hoa… thì
vẫn có thể tiêm vắc xin phòng COVID-19. Tuy nhiên,
không được tiêm vắc xin khi dị ứng với các thành
phần có trong vắc xin.
Câu 48: Nếu có tiền sử dị ứng thì có nên báo cho
bác sĩ trước khi tiêm không?
Có. Đối với những trường hợp có tiền sử dị
ứng sẽ được theo dõi thời gian dài hơn sau tiêm để
đảm bảo an toàn cho người tiêm.
Câu 49: Nếu có phản ứng dị ứng mức độ nặng
hoặc sốc phản vệ ở lần tiêm đầu tiên thì có nên
tiêm liều thứ hai không?

53
- Trường hợp bị dị ứng với thành phần có trong
vắc xin thì không nên tiêm.
- Trường hợp bị dị ứng mức độ nặng hoặc sốc
phản vệ ở liều tiêm đầu tiên thì không nên tiêm liều
thứ hai.
- Những trường hợp này cần được khám và tư
vấn kỹ bởi bác sĩ trước khi tiêm.
b) Các phản ứng phụ khác
Câu 50: Tỷ lệ tử vong sau tiêm vắc xin phòng
COVID-19?
Tới thời điện hiện tại, số liệu thống kê ghi nhận
các trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin phòng
COVID-19 là chưa có. Tuy nhiên, với hơn 318 triệu
liều vắc xin phòng COVID-19 các loại đã được tiêm
tại Hoa Kỳ và đã ghi nhận 5.479 trường hợp tử vong
trong số những người đã tiêm vắc xin COVID-19
(0,0017%). Tuy nhiên, quá trình đánh giá chưa thấy
có bất kỳ mối liên hệ nhân quả nào đối với các vắc
xin COVID-19.

54
Câu 51: Những phản ứng hoặc vấn đề nào sau
tiêm vắc xin phòng COVID-19 phải được báo cáo?
Cần phải báo cáo ngay cho bác sĩ hoặc nơi tiêm
chủng khi có bất kỳ một hoặc nhiều hơn các vấn đề sau:
- Tử vong.
- Phản ứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng.
- Phản ứng cần phải nhập viện hoặc kéo dài
thời gian nằm viện.
- Mất khả năng hoặc biểu hiện kéo dài gây ảnh
hưởng đến cuộc sống bình thường.
- Dị tật bẩm sinh.
- Bệnh lý nghiêm trọng (dựa trên đánh giá của
bác sĩ) cần phải điều trị để tránh gây nên các hậu quả trên.
- Hội chứng viêm đa hệ thống.
- Nhiễm COVID-19 dẫn đến phải nhập viện
hoặc tử vong.
Câu 52: Mỗi loại vắc xin có các lưu ý khác nhau
hay không?

55
Mỗi loại vắc xin khác nhau có các phản ứng
phụ khác nhau. Ví dụ: Vắc xin Moderna có thể gây ra
phản ứng là nổi mẩn đỏ kích thước lớn. Triệu chứng
này xuất hiện vài ngày sau tiêm vắc xin và có thể điều
trị khỏi bằng corticosteroid bôi ngoài da.
Câu 53: Các biểu hiện muộn nghi ngờ có liên quan
đến tiêm vắc xin có cần báo cáo không?
Cần báo cáo các biểu hiện hoặc triệu chứng
muộn nghi ngờ liên quan đến tiêm vắc xin phòng
COVID-19 như ban đỏ lan rộng, bạch biến hoặc các
triệu chứng tại trí tiêm. Để đánh giá các triệu chứng
này có liên quan đến vắc xin hay không cần tổng hợp
các số liệu và nghiên cứu một cách bài bản. Bước
đầu, cần thu thập và báo cáo đầy đủ các thông tin cho
nhân viên y tế.
1.3. MIỄN DỊCH CỦA VẮC XIN PHÒNG COVID-19

Câu 54: Vắc xin hoạt động như thế nào?


Vắc xin làm giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách
tác động lên hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể

56
để tạo khả năng bảo vệ. Khi tiêm một vắc xin vào cơ
thể, hệ miễn dịch sẽ hình thành đáp ứng. Hệ miễn
dịch sau đó có thể:
- Nhận biết vi trùng xâm nhập như virus hoặc
vi khuẩn.
- Sản xuất kháng thể (các protein được sản xuất
tự nhiên bởi hệ thống miễn dịch để chống lại bệnh tật).
- Ghi nhớ tác nhân căn bệnh này và cách chống
lại nó. Nếu sau đó tiếp xúc với mầm bệnh này trong
tương lai, hệ thống miễn dịch có thể nhanh chóng tiêu
diệt nó trước khi xuất hiện bệnh lý. Do đó, tiêm vắc
xin là một cách an toàn và thông minh để tạo ra phản
ứng miễn dịch trong cơ thể mà không gây bệnh.
Hệ thống miễn dịch của chúng ta được thiết kế
để ghi nhớ. Sau khi tiếp xúc với một hoặc nhiều liều
vắc xin, chúng ta thường vẫn được bảo vệ chống lại
bệnh đó trong nhiều năm, nhiều thập kỷ hoặc thậm
chí suốt đời. Đây là những gì làm cho vắc xin trở nên
rất hiệu quả.

57
Câu 55: Vắc xin phòng COVID-19 bảo vệ chúng ta
được bao lâu?
Chúng ta không biết sự bảo vệ kéo dài bao lâu
đối với những người được tiêm chủng. Nếu bị nhiễm
COVID-19 thì chúng ta cũng có nguy cơ truyền nó
cho những người thân. Tiêm vắc xin là một lựa chọn
an toàn hơn.
CDC sẽ thông báo cho công chúng khi có bằng
chứng mới.
Câu 56: Vắc xin có hiệu quả trong bao lâu? Có
cần dùng liều tăng cường không?
Vì vắc xin mRNA chỉ mới được thử nghiệm từ
mùa hè năm 2020 nên chưa có thông tin về mức độ
lâu dài khả năng bảo vệ. Dữ liệu về vắc xin Pfizer
cho thấy khả năng bảo vệ vẫn tồn tại trong 6 tháng,
với hiệu giá giảm nhẹ theo thời gian. Do chưa có
thông tin về thời gian bảo vệ của vắc xin, nên hiện tại
không có khuyến cáo cụ thể về liều tăng cường. Tuy
nhiên, cả hai công ty đang phát triển vắc xin có thể

58
được sử dụng ở dạng tiêm nhắc lại và cũng có tác
dụng với các biến thể mới nổi của SARS-CoV-2 ít
nhạy cảm với vắc xin hiện tại.
Câu 57: Vắc xin có hoạt động chống lại các biến
thể của SARS-CoV-2 không?
Đối với vắc xin Johnson & Johnson, thử
nghiệm lâm sàng của công ty cho thấy hiệu quả gần
giống nhau ở các khu vực và quốc gia, bao gồm Nam
Phi và Brazil. Cụ thể, vắc xin đã chứng minh hiệu
quả 74% ở Hoa Kỳ, 66% ở Brazil và 52% ở Nam Phi.
Trên thực tế, việc phát hiện ra các biến thể này
không làm thay đổi các khuyến nghị cơ bản về tiêm
chủng. Do đó, mọi người không nên chờ đợi một loại
vắc xin mới hoặc thay đổi với hy vọng nó sẽ hiệu quả
hơn để chống lại các biến thể SARS-CoV-2 mới nổi.
Câu 58: Vắc xin có ngăn ngừa việc truyền virus
cho người khác không?
Các bằng chứng mới nổi cho thấy những người
được tiêm vắc xin ít có khả năng truyền bệnh cho

59
người khác hơn những người không được tiêm vắc
xin. Mặc dù vắc xin làm giảm nguy cơ lây truyền
nhưng vắc xin không bảo vệ 100% khỏi bệnh khi có
triệu chứng. Do đó, những người đã được tiêm chủng
có thể tiếp tục chọn các biện pháp bảo vệ quan trọng
khác để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 như đeo
khẩu trang ở các nơi công cộng, nên ở nhà, tránh xa
nơi đông đúc.
Câu 59: Tiêm vắc xin phòng COVID-19 có hiệu quả
và làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh không?
Trong các nghiên cứu ở Giai đoạn 3, cả vắc xin
Pfizer và Moderna đều được phát hiện có hiệu quả
95% trong những tháng đầu sau khi tiêm vắc xin. Dữ
liệu nghiên cứu ban đầu cho thấy những người nhiễm
COVID-19 sau khi tiêm vắc xin không có các biến
chứng bệnh nặng. Vắc xin do Johnson & Johnson sản
xuất, ở Hoa Kỳ tỷ lệ hiệu quả 72% trong việc ngăn
ngừa bệnh từ trung bình đến nặng và 85% hiệu quả
trong việc ngăn ngừa bệnh nặng. Trong số những
người được tiêm vắc xin trong quá trình thử nghiệm

60
lâm sàng, sau 28 ngày không có ai nhiễm COVID-19
phải nhập viện hoặc tử vong.
Câu 60: Có cần tiêm nhắc lại phòng COVID-19
mũi thứ hai hay không?
Có. Các nghiên cứu khoa học cho thấy việc
tiêm hai liều vắc xin Pfizer và Moderna là rất quan
trọng để đạt được phản ứng kháng thể bảo vệ và tạo
miễn dịch lâu dài. Hệ miễn dịch có khả năng bảo vệ
cơ thể sau tiêm mũi thứ nhất 14 ngày nhưng khả năng
bảo vệ ban đầu đó có thể mất dần theo thời gian, đó là
lý do tại sao việc tiêm mũi thứ hai là rất quan trọng.
Bạn cần tiêm liều thứ hai để có được khả năng miễn
dịch đầy đủ và khả năng bảo vệ của vắc xin thường
đạt được trong khoảng từ 7 - 14 ngày sau liều thứ hai.
Câu 61: Khoảng cách tiêm giữa 2 liều vắc xin là
bao lâu để có được đáp ứng miễn dịch tốt? Nếu
không tiêm mũi thứ hai trong khoảng thời gian
quy định thì có cần phải tiêm lại từ đầu hay không?
Đối với vắc xin Pfizer, khuyến cáo sử dụng
liều thứ hai sau liều đầu tiên 21 ngày. Đối với vắc xin
Moderna là 28 ngày sau. Liều thứ hai phải cùng loại

61
với liều đầu tiên bạn nhận được. Trường hợp không
đến đúng thời gian tiêm mũi thứ hai thì cũng không
cần phải tiêm lại từ đầu, chỉ cần tiêm mũi thứ hai
muộn hơn. Tuy nhiên, nên tiêm mũi thứ hai gần
khoảng thời gian đề xuất cho mỗi loại vắc xin để đạt
được hiệu quả mong muốn.
Câu 62: Các cơ chế đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
của cơ thể chống virus COVID-19?
Sau khi nhiễm COVID-19 cơ thể sẽ sử dụng
hai cơ chế đáp ứng miễn dịch đặc hiệu để chống lại
virus, đó là đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng
miễn dịch qua trung gian tế bào, được thực hiện bởi
các tế bào và phân tử khác nhau. Các tế bào B mang
trí nhớ miễn dịch và tế bào plasma được phát hiện
sớm khi nhiễm COVID-19, với sự chế tiết kháng thể
IgM và IgA huyết thanh vào ngày thứ 5 đến ngày thứ
7 và kháng thể IgG vào ngày thứ 7 đến ngày thứ 10
kể từ khi bắt đầu có triệu chứng. Nói chung, hiệu giá
IgM và IgA huyết thanh giảm sau khoảng 28 ngày và

62
hiệu giá IgG đạt đỉnh vào khoảng 49 ngày. Đồng thời,
SARS-CoV-2 kích hoạt các tế bào T trong tuần đầu
tiên lây nhiễm, và các tế bào TCD4+ và tế bào TCD8+
được báo cáo đạt đỉnh trong vòng 2 tuần. Biểu hiện
của bệnh còn phụ thuộc vào tải lượng virus, đáp ứng
tạo kháng thể đặc hiệu, các cytokin tham gia phản
ứng (ví dụ: IL-4, IL-5, IL-13).
Câu 63: Bệnh nhân suy giảm miễn dịch có nên
tiêm vắc xin phòng COVID-19 không và nên quản
lý thuốc của họ như thế nào?
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh
(CDC) của Mỹ coi những bệnh nhân bị suy giảm
miễn dịch có nguy cơ mắc bệnh COVID-19 nặng
hơn. Khuyến cáo này được định nghĩa rộng rãi là
những bệnh nhân có tiền sử đáp ứng các tiêu chí sau
(không bao gồm 100%):
- Ung thư.
- Cấy ghép tủy xương.
- Ghép tạng đặc.

63
- Tế bào gốc để điều trị ung thư.
- Thiếu hụt miễn dịch tiên phát (di truyền).
- HIV.
- Sử dụng corticosteroid đường uống hoặc tiêm
tĩnh mạch hoặc các loại thuốc khác được gọi là thuốc
ức chế miễn dịch làm giảm khả năng chống lại một số
bệnh nhiễm trùng của cơ thể (ví dụ: Mycophenolate,
sirolimus, cyclosporin, tacrolimus, etanercept, rituximab).
Hiệp hội Huyết học Hoa Kỳ, Hiệp hội Cấy
ghép và Trị liệu Tế bào Hoa Kỳ có bổ sung một danh
sách tương tự như trên. Do nguy cơ cao mắc COVID-19
nghiêm trọng ở nhóm dân số này, bệnh nhân bị suy
giảm miễn dịch nên tiêm vắc xin nếu không có chống
chỉ định.
Về độ an toàn và tính hiệu quả của vắc xin
trong nhóm dân số này, các thử nghiệm lâm sàng trên
một nhóm nhỏ những người thuộc đối tượng trên (lưu
ý là: Vắc xin Pfizer và Moderna không bao gồm virus
sống, nên không có nguy cơ lây lan virus). Liệu các

64
kháng nguyên trong vắc xin có gây ra nguy cơ thải
ghép (đối với bệnh nhân cấy ghép) hoặc bệnh tự miễn
(đối với những người mắc bệnh thấp khớp hoặc các
bệnh tự miễn khác) hay không vẫn chưa được khẳng
định rõ ràng, nhưng có thể yên tâm rằng các tác dụng
phụ như vậy là không thường xuyên xảy ra với những
vắc xin khác.
Hơn nữa, các thử nghiệm lâm sàng không cho
thấy sự khác biệt về sự xuất hiện của các tình trạng tự
miễn dịch hoặc rối loạn viêm ở những người tham gia
nghiên cứu nhận vắc xin so với giả dược. Mặc dù
không có khuyến nghị sử dụng vắc xin virus sống cho
những người bị suy giảm miễn dịch, nhưng
adenovirus trong vắc xin Johnson & Johnson và các
vắc xin khác sử dụng cơ chế này đã được sửa đổi để
các vectơ không thể nhân lên ở người. Do đó, vắc xin
không gây ra nguy cơ cho bệnh nhân suy giảm miễn
dịch hoặc lây truyền cho những người suy giảm miễn
dịch trong các hộ gia đình hoặc các cơ sở khác.

65
Các bác sĩ lâm sàng có thể trì hoãn hoặc ngừng
các liệu pháp ức chế miễn dịch hoặc hóa trị trước khi
tiến hành tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho bệnh
nhân và sau đó tiếp tục điều trị khi đã hoàn thành các
mũi tiêm. Với những bệnh nhân đang được điều trị
bằng liệu pháp ức chế miễn dịch, cần cân nhắc việc
duy trì hoặc trì hoãn việc ức chế miễn dịch trên cơ sở
từng trường hợp, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng
của tình trạng bệnh và mức độ khẩn cấp của việc
điều trị.
1.4. THÔNG TIN VỀ MỘT SỐ LOẠI VẮC XIN
PHÒNG COVID-19 HIỆN NAY
1.4.1. VẮC XIN mRNA PHÒNG COVID-19
Câu 64: Thế nào là vắc xin mRNA?
Vắc xin mRNA là loại vắc xin mới, đã được
phát triển và sử dụng để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh
truyền nhiễm. Sau khi tiêm vắc xin mRNA, tế bào tự
tổng hợp protein ngoại lai (kháng nguyên) nhằm kích
thích sinh đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Đáp ứng

66
miễn dịch này sẽ bảo vệ chúng ta khỏi sự tấn công
của virus gây bệnh.
Câu 65: Trong vắc xin mRNA có gì?
Trong vắc xin này có mRNA (chứa một đoạn
thông tin di truyền của virus) được bọc trong một lớp
lipid nhằm bảo vệ và giúp mRNA đi vào tế bào dễ
dàng mà không làm ảnh hưởng đến cơ thể.
Câu 66: Tại sao vắc xin mARN lại được bảo quản
trong điều kiện đông lạnh?
Vắc xin mARN được bảo quản ở nhiệt độ đông
lạnh hoặc âm sâu bởi mARN dễ bị phân hủy ở nhiệt
độ phòng bình thường hoặc trên nhiệt độ đông lạnh.
Để đảm bảo vắc xin hoạt động tốt nhất khi dùng, vắc
xin phải được bảo quản trong điều kiện đông lạnh cho
đến khi sẵn sàng sử dụng. Các nhà sản xuất đang tiếp
tục nghiên cứu tính ổn định của vắc xin trong các
điều kiện bảo quản khác nhau và các hướng dẫn về
nhiệt độ bảo quản có thể thay đổi trong tương lai.

67
Câu 67: Vắc xin mRNA phòng COVID-19 hoạt
động như thế nào?
mRNA trong vắc xin giúp tế bào tự tổng hợp
protein gai S của virus SARS-CoV-2 để kích thích
sinh đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Khi bị nhiễm
virus SARS-CoV-2, hàng rào miễn dịch của cơ thể sẽ
nhanh chóng nhận ra và chống lại sự tấn công đó.

Câu 68: Khi tiêm vắc xin mRNA vào cơ thể, thành
phần mRNA có trong vắc xin có tương tác với hệ
gen của chúng ta không?

68
Không. mRNA không xâm nhập vào nhân của
tế bào nơi chứa hệ gen (DNA) của chúng ta; vì thế
không thể tương tác với hệ gen.
Câu 69: Nêu rõ cách sử dụng vắc xin mRNA
phòng COVID-19?
Cần tiêm phòng 2 mũi vắc xin mRNA phòng
COVID-19 để đạt hiệu quả bảo vệ. Mũi đầu tiên giúp
cơ thể khởi động đáp ứng miễn dịch bảo vệ; mũi thứ
hai giúp củng cố và tăng cường đáp ứng miễn dịch
bảo vệ đã hình thành trước đó (sau khi tiêm mũi đầu).
Câu 70: Tại sao vắc xin mARN lại được bảo quản
trong điều kiện đông lạnh?
Vắc xin mARN được bảo quản ở nhiệt độ đông
lạnh hoặc âm sâu bởi mARN dễ bị phân hủy ở nhiệt
độ phòng bình thường hoặc trên nhiệt độ đông lạnh.
Để đảm bảo vắc xin hoạt động tốt nhất khi dùng, vắc
xin phải được bảo quản trong điều kiện đông lạnh cho
đến khi sẵn sàng sử dụng.

69
Câu 71: Chúng ta biết gì về hiệu quả của vắc xin
mRNA?
Cả hai loại vắc xin mRNA đều có hiệu quả rõ
rệt. Trong các thử nghiệm lâm sàng lớn đã thu thập
hàng chục nghìn người thử nghiệm, vắc xin đã giảm
khoảng 95% nguy cơ mắc COVID-19 so với tiêm giả
dược. Nhìn chung, hai loại vắc xin mRNA hiện nay
trở thành vắc xin hiệu quả nhất, ít nhất là trong thời
gian ngắn hạn.
Câu 72: Chúng ta biết gì về tính an toàn ngắn hạn
của vắc xin mRNA?
Tính đến thời điểm hiện tại, hàng trăm triệu
liều vắc xin mRNA đã được sử dụng, chưa có bằng
chứng rõ ràng nào về các tác dụng phụ nghiêm trọng
hoặc bất thường xảy ra. Các vắc xin mRNA gây ra
một số tác dụng phụ ở hầu hết những người được tiêm.
Tác dụng phụ thường gặp nhất là đau tại chỗ tiêm,
đặc biệt là trong 12 - 24 giờ sau khi tiêm. Có thể có
mẩn đỏ, sưng tấy và nổi hạch ở nách. Ngoài ra, các triệu

70
chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, nhức đầu, ớn lạnh,
đau cơ, đau khớp cũng tương đối phổ biến. Những tác
dụng phụ này thường tự hết trong vòng vài ngày.
Mặc dù tỷ lệ quá mẫn tương đương nhau ở
nhóm giả dược và nhóm vắc xin trong cả hai thử
nghiệm mRNA, các báo cáo cho thấy có một số
người nhận vắc xin bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng
(phản vệ) ngay sau khi tiêm liều đầu tiên. Do đó, cần
theo dõi khoảng 15 - 30 phút phút sau khi tiêm chủng
đối với những người có tiền sử phản ứng dị ứng
nghiêm trọng dưới bất kỳ hình thức nào. Những phản
ứng dị ứng này không phổ biến, ước tính hiện tại là
sốc phản vệ sẽ xảy ra ở khoảng 2 - 5 người trên một
triệu người được tiêm chủng.
Câu 73: Chúng ta biết gì về tính an toàn lâu dài
của vắc xin mRNA?
Cả hai thử nghiệm lâm sàng mRNA đều bắt
đầu vào mùa hè năm 2020 và nghiên cứu vắc xin
Johnson & Johnson bắt đầu vào tháng 9/2020. Do đó,

71
kết quả an toàn lâu dài vẫn chưa được biết, ít nhất là
nếu định nghĩa “dài hạn” là “nhiều hơn một năm"
Câu 74: Một bệnh nhân được chẩn đoán mắc
COVID-19 ngay sau liều đầu tiên của vắc xin
mRNA có nên tiếp tục tiêm liều thứ hai theo lịch
trình không?
Sau khi tiêm vắc xin mũi đầu tiên khoảng từ 10
- 14 ngày thì mới tạo được miễn dịch bảo vệ. Do đó,
khi một số người bị nhiễm COVID-19 sau khi tiêm
vắc xin mũi đầu tiên và họ sẽ đặt câu hỏi là có tiếp
tục tiêm mũi thứ hai theo lịch trình ban đầu hay
không? Khuyến cáo là những người bị nhiễm hiện tại
nên đợi cho đến khi họ khỏi bệnh cấp tính và đủ điều
kiện để ngừng cách ly sau đó mới tiến hành tiêm mũi
thứ hai theo lịch trình.
Câu 75: Vắc xin phòng COVID-19 của Pfizer-
BioNTech là gì?
Vắc xin COVID-19 của Pfizer/BioNTech được
phân phối dưới tên gọi Comirnaty, là một loại vắc xin
mRNA. Vắc xin ban đầu được phát triển bởi Công ty
BioNTech, sau đó công ty này hợp tác với Công ty

72
Pfizer của Mỹ hỗ trợ thử nghiệm lâm sàng, vận
chuyển và sản xuất. Kết quả thử nghiệm cho thấy
hiệu quả ngăn ngừa nhiễm bệnh có thể lên tới trên
90% sau khi tiêm mũi thứ hai 7 ngày.
Câu 76: Liều dùng vắc xin Pfizer như thế nào?
Tại Việt Nam, vắc xin Pfizer được chỉ định
tiêm cho những người từ 16 tuổi trở lên.
Liều tiêm gồm 2 mũi, cách nhau 3 tuần.
Câu 77: Đối tượng nào được tiêm vắc xin Pfizer?
Vắc xin Pfizer được chỉ định tiêm cho những
người từ 16 tuổi trở lên, nhằm giảm thiểu tối đa số ca
tử vong và mắc bệnh nghiêm trọng, duy trì hoạt động
chức năng của xã hội, giảm gánh nặng bệnh tật và
kinh tế mà COVID -19 gây ra cho người dân.
Cần lưu ý và báo cho nhân viên y tế khi bạn có
tình trạng sức khỏe sau:
- Tiền sử dị ứng.
- Đang sốt hoặc mắc các bệnh cấp tính.
- Các bệnh về máu, rối loạn chảy máu hoặc
đang dùng thuốc chống đông máu.

73
- Suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng thuốc ức
chế miễn dịch.
- Mang thai hoặc dự định có thai.
- Đang cho con bú.
- Đã được tiêm chủng loại vắc xin phòng
COVID -19 khác.
Không nên tiêm vắc xin Pfizer trong trường
hợp sau:
- Đã có phản ứng nghiêm trọng sau tiêm mũi 1
vắc xin này trước đó.
- Có phản ứng nghiêm trọng đối với bất kỳ
thành phần nào có trong vắc xin.
Câu 78: Một số tác dụng không mong muốn khi
tiêm vắc xin Pfizer là gì?
Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy
ra sau khi tiêm vắc xin Pfizer: Sưng đau tại chỗ tiêm,
mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, đau khớp, sốt,
buồn nôn, sưng hạch bạch huyết.

74
Trong một số trường hợp cực hiếm gặp, vắc
xin này có thể gây phản ứng dị ứng trong vòng vài
phút cho tới vài giờ sau tiêm, biểu hiện bằng khó thở,
sưng mặt và cổ họng, nhịp tim đập nhanh, phát ban
trên cơ thể, chóng mặt..
Câu 79: Phản ứng sau tiêm vắc xin mRNA (Pfizer
và Moderna) như thế nào?
Trước khi tiêm chủng, nhân viên y tế cần thông
báo cho người được tiêm các phản ứng thường gặp
sau tiêm vắc xin mRNA COVID-19 (phản ứng tại chỗ
và phản ứng toàn thân). Phản ứng tại chỗ bao gồm
đau, sưng, đỏ tại vị trí tiêm, viêm hạch nách cùng bên
với tay tiêm. Phản ứng toàn thân sau tiêm bao gồm sốt,
mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp.
Câu 80: Tỷ lệ xuất hiện phản ứng phụ sau khi
tiêm Pfizer hoặc Moderna như thế nào?
Tùy thuộc vào vắc xin Pfizer hoặc Moderna,
nhóm tuổi, liều vắc xin (liều đầu tiên hoặc liều thứ
hai), khoảng 80 - 91% người tiêm vắc xin có ít nhất

75
một triệu chứng tại chỗ và 48 - 91% có ít nhất một
triệu chứng toàn thân biểu hiện sau tiêm.
Lưu ý, đa số các triệu chứng toàn thân đều ở
mức độ nhẹ và trung bình, thường xảy ra trong 3 ngày
đầu sau tiêm và thời gian hồi phục sau khi xuất hiện
từ 1 - 2 ngày.
Phản ứng xảy ra thường xuyên hơn, mức độ
nặng hơn ở liều tiêm thứ hai và ở những người trẻ
(Khi so sánh với người lớn tuổi: > 55 tuổi đối với vắc
xin Pfizer và ≥ 65 tuổi đối với vắc xin Moderna).
Những người bị nhiễm COVID-19 trước đó thường
xuất hiện các triệu chứng nhiều hơn như sốt, ớn lạnh
và đau cơ sau khi tiêm liều đầu tiên của vắc xin bản
chất là mRNA.
Câu 81: Nguy cơ viêm cơ tim và viêm màng ngoài
tim sau khi tiêm vắc xin mRNA như thế nào?
Hiện tại có báo cáo 616 trường hợp viêm cơ
tim hoặc viêm màng ngoài tim ở những người < 30
tuổi được tiêm vắc xin phòng COVID-19. Hầu hết
các trường hợp đã được báo cáo sau khi tiêm vắc xin

76
mRNA (Pfizer hoặc Moderna). Tuy nhiên, chưa có
bằng chứng chắc chắn về mối liên quan của viêm cơ
tim và viêm màng ngoài tim với việc tiêm vắc xin
phòng COVID-19.
Câu 82: Viêm cơ tim có liên quan gì tới vắc xin
mRNA không?
Viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim khi tiêm
vắc xin bản chất mRNA được ghi nhận ở một số
thanh thiếu niên và thanh niên. Theo thống kê của
CDC Hoa Kỳ, từ tháng 4/2021, số ca bệnh viêm cơ
tim và viêm màng ngoài tim sau khi tiêm vắc xin
Pfizer và Moderna tăng lên, đặc biệt là ở lứa tuổi
thanh thiếu niên và người trẻ tuổi. Tuy nhiên, điều này
không được nhận thấy ở vắc xin Johnson & Johnson.
Câu 83: Viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim
thường xảy ra ở đối tượng nào và thời gian nào
sau tiêm vắc xin?
- Phản ứng thường xảy ra ở nam giới từ 16 tuổi
trở lên.

77
- Xảy ra trong vòng vài ngày đầu sau tiêm và
nhiều hơn ở liều tiêm thứ hai.
Câu 84: Biểu hiện của viêm cơ tim, viêm màng
ngoài tim sau tiêm vắc xin như thế nào?
Cần nghĩ tới viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim
sau tiêm vắc xin khi có các biểu hiện: Đau ngực, khó
thở, hồi hộp đánh trống ngực.
Lưu ý: Ở những người trẻ tuổi có thể loại được hội
chứng mạch vành khi có các triệu chứng trên.
Câu 85: Để khẳng định viêm cơ tim, viêm màng
ngoài tim cần phải làm gì?
Cần bác sĩ chuyên khoa tim mạch để thăm
khám, hỏi tiền sử, làm các xét nghiệm chẩn đoán xác
định và các xét nghiệm tìm nguyên nhân; từ đó đưa ra
nhận định chính xác nhất.
Câu 86: Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim sau khi
tiêm vắc xin phòng COVID-19 có nguy hiểm không?
Trong đa số các trường hợp đã được báo cáo, bệnh
nhân hồi phục tốt sau khi dùng thuốc và nghỉ ngơi.

78
1.4.2. Vắc xin véc tơ virus phòng COVID-19
Câu 87: Thế nào là vắc xin véc tơ virus?
Vắc xin véc tơ virus là vắc xin sử dụng một
loại virus được loại bỏ các gen gây bệnh (véc tơ). Lúc
này, virus véc tơ có vai trò là phương tiện mang gen
mã hoá kháng nguyên của virus gây bệnh (như
SARS-CoV-2). Sau tiêm, loại véc tơ này có khả năng
đi vào tế bào người, tác động lên tế bào để tạo ra
kháng nguyên của virus gây bệnh; qua đó giúp cơ thể
nhận biết và sinh đáp ứng miễn dịch.
Câu 88: Các loại vắc xin thương mại nào sử dụng
công nghệ véc tơ virus phòng COVID-19?
Các vắc xin thương mại sử dụng công nghệ véc
tơ virus phòng COVID-19 gồm có: Sputnik V và
Sputnik light (Nga); AstraZeneca (Anh); Johnson &
Johnson (Mỹ); AD5-nCoV (Trung Quốc) và
COVISHIELD (Ấn Độ).
Câu 89: Vắc xin véc tơ virus phòng COVID-19
hoạt động như thế nào?

79
Vắc xin véc tơ virus phòng COVID-19 giúp cơ
thể chúng ta tổng hợp protein gai S của virus SARS-
CoV-2 nhằm kích thích sinh đáp ứng miễn dịch của
cơ thể. Sự đáp ứng miễn dịch tạo kháng thể của cơ thể sẽ
bảo vệ chúng ta khỏi sự tấn công của virus gây bệnh.
Câu 90: Nêu rõ cách sử dụng vắc xin véc tơ virus
phòng COVID-19?
Cần tiêm phòng 2 mũi vắc xin véc tơ virus để
đạt hiệu quả bảo vệ. Thời gian giữa hai mũi tiêm tùy
thuộc vào khuyến cáo của nhà sản xuất. Tuy nhiên,
một số loại vắc xin véc tơ virus chỉ cần tiêm 1 mũi
duy nhất như: Sputnik light (Nga), Johnson &
Johnson (Mỹ) và AD5-nCoV (Trung Quốc).
Câu 91: Vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca
là gì?
Vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca
được đồng phát triển bởi Đại học Oxford và Hãng
dược AstraZeneca (Anh). Vắc xin này có hiệu lực bảo
vệ con người trước tác nhân gây bệnh COVID-19 từ

80
63 - 89%, dựa trên kết quả nghiên cứu lâm sàng,
được sử dụng để bảo vệ các đối tượng từ 18 tuổi trở
lên chống lại COVID-19. Vắc xin giúp cho hệ miễn
dịch của người được được tiêm chủng có khả năng
nhận biết và tiêu diệt virus SARS-CoV-2.
Câu 92: Vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca
được sản xuất theo công nghệ nào?
Vắc xin của AstraZeneca sử dụng véc tơ là
virus adeno mất khả năng sao chép (phiên bản suy
yếu của virus Adeno gây bệnh cúm ở tinh tinh), mang
gen mã hóa cho protein gai S của virus SARS-CoV-2.
Sau khi vắc xin vào cơ thể, tế bào cơ thể sẽ tạo ra
protein S, sau đó kích hoạt phản ứng sinh kháng thể
chống protein S của virus SARS-CoV-2.
Câu 93: Liều dùng vắc xin AstraZeneca như thế nào?
Tại Việt Nam, vắc xin phòng COVID-19 của
AstraZeneca được chỉ định tiêm phòng cho những
người từ 18 tuổi trở lên.
Liều tiêm gồm 2 mũi, cách nhau 4 - 12 tuần.

81
Câu 94: Chỉ định và chống chỉ định tiêm vắc xin
AstraZeneca cho những trường hợp nào?
Chỉ định tiêm:
Vắc xin AstraZeneca được chỉ định tiêm cho
người lớn từ 18 tuổi trở lên để tạo miễn dịch chủ
động phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus
SARS-CoV-2 gây ra. Đến nay, chưa đủ dữ liệu
nghiên cứu về việc sử dụng vắc xin ở trẻ em hoặc
thanh thiếu niên dưới 18 tuổi.
Hoãn tiêm:
Hoãn tiêm cho các trường hợp nhiễm trùng
hoặc mắc các bệnh lý cấp tính khác, sốt ≥ 37,50C
hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,50C.
Chống chỉ định tiêm:
- Người có phản ứng dị ứng với bất kỳ thành
phần nào của vắc xin.
- Người mắc hội chứng Guillain-Barré hoặc bất
cứ bệnh lý nào có tình trạng hủy myelin.

82
- Các trường hợp đã từng nhiễm virus SARS-
CoV-2.
- Người mắc bệnh hô hấp, tim mạch, tiêu hóa,
gan, nội tiết, và thần kinh nặng và/hoặc không kiểm
soát được.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
- Người có vấn đề về xuất huyết/chảy máu
hoặc bầm tím, hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu
(thuốc chống đông máu).
Một số tác dụng không mong muốn khi tiêm
vắc xin AstraZeneca:
Giống như một số loại vắc xin khác, sau tiêm
vắc xin AstraZeneca có thể gặp một số phản ứng phổ
biến như:
- Phản ứng tại chỗ tiêm: Nổi ban đỏ, chai cứng,
sưng, ngứa, đỏ.
- Một số phản ứng toàn thân khác: Sốt, mệt
mỏi, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ hoặc đau khớp, buồn
ngủ, giảm cảm giác thèm ăn, nôn mửa, tiêu chảy.

83
Các tác dụng không mong muốn khác của vắc
xin này tiếp tục được theo dõi, giám sát lâu dài.
Câu 95: Phản ứng sau tiêm vắc xin AstraZeneca
như thế nào?
- Các phản ứng phụ thường nhạy cảm: Đau tại
vị trí tiêm (> 60%); đau chỗ tiêm, nhức đầu, mệt mỏi
(> 50%); đau cơ, khó chịu (> 40%); sốt, ớn lạnh (>
30%); đau khớp, buồn nôn (> 20%).
- Phần lớn các phản ứng phụ ở mức độ nhẹ đến
trung bình và thường hết vài ngày sau tiêm.
- Khi so sánh với liều đầu tiên, các phản ứng
phụ sau liều thứ hai nhẹ hơn và ít xảy ra.
- Các phản ứng phụ thường nhẹ hơn và ít gặp
hơn ở người lớn tuổi (từ 65 tuổi trở lên).
- Khi cần thiết, các thuốc giảm đau, hạ sốt có
thể được sử dụng để giảm triệu chứng của các phản
ứng sau tiêm chủng.
Câu 96: Các phản ứng phụ hiếm gặp sau tiêm vắc
xin AstraZeneca là gì?

84
Tổ chức Y tế Thế giới đã yêu cầu cảnh giác,
theo dõi, phát hiện sớm và xử trí kịp thời những biến cố
hiếm gặp ở người sau tiêm vắc xin phòng COVID-19
nghi ngờ giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch, đông
máu rải rác trong lòng mạch, huyết khối tĩnh mạch
não. Thuyên tắc huyết khối kèm theo giảm tiểu cầu
sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca và Johnson &
Johnson đã được ghi nhận trong các báo cáo của các
Cơ quan Quản lý dược và tổ chức giám sát an toàn
vắc xin tại nhiều quốc gia.
Câu 97: Vắc xin AstraZeneca có gây đông máu
sau khi tiêm không?
Theo nghiên cứu từ Đức và Na Uy cho biết, ở
một số người có đặc điểm sinh học hiếm gặp, vắc xin
AstraZeneca tạo nên kháng thể bất thường gây đông
máu. Tình trạng này được các nhà khoa học gọi là
hiện tượng “giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch do
vắc xin”. Đây là kết quả nghiên cứu được xuất bản
trên Tạp chí Y học New England vào ngày 09/4/2021.

85
Tác giả nghiên cứu cho biết: Có một số người có đặc
điểm sinh học cực kỳ hiếm gặp, khiến hệ thống miễn
dịch tạo ra kháng thể bất thường và phản ứng ngược
lại với vắc xin. Các kháng thể bất thường dẫn đến
tình trạng giảm tiểu cầu huyết khối, gây nên tình
trạng đông và chảy máu bất thường.
Những người đã tiêm vắc xin AstraZeneca
trong vòng 28 ngày nên tìm tới hỗ trợ y tế ngay trong
trường hợp hiếm gặp là phát triển các triệu chứng ít
hoặc nhiều ngày sau khi tiêm chủng như:
- Khó thở.
- Tức ngực.
- Phù nề chân.
- Đau bụng không dứt.
- Đột ngột phát sinh đau đầu không dứt hay mờ mắt.
- Bầm tím trên da (bên cạnh vết tiêm).
Câu 98: Biểu hiện lâm sàng của thuyên tắc huyết
khối sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 là gì?

86
Triệu chứng lâm sàng xuất hiện từ 4 - 28 ngày sau
tiêm vắc xin với các biểu hiện:
- Đau đầu dai dẳng, dữ dội.
- Các triệu chứng thần kinh khu trú.
- Co giật, hoặc mờ hoặc nhìn đôi (gợi ý đột quỵ).
- Khó thở hoặc đau ngực (gợi ý thuyên tắc phổi
hoặc hội chứng vành cấp).
- Đau bụng (gợi ý huyết khối tĩnh mạch cửa).
- Đau, phù chi dưới (gợi ý huyết khối tĩnh
mạch sâu).
- Ít khi biểu hiện chảy máu, xuất huyết da hoặc
xuất huyết nội tạng.
Câu 99: Điều trị thuyên tắc huyết khối sau tiêm
vắc xin phòng COVID-19 như thế nào?
Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1966/QĐ-
BYT ngày 22/4/2021 về việc Ban hành Hướng dẫn
chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết
khối sau tiêm vắc xin phòng COVID-19. Các cơ sở y
tế cần nắm vững và xử trí theo Hướng dẫn.

87
Câu 100: Vắc xin Johnson & Johnson hoạt động
như thế nào?
Vắc xin Johnson & Johnson là một vectơ virus
Adenovirus được “tái tổ hợp” (biến đổi gen trong
phòng thí nghiệm) nhưng không đủ năng lực tự sao
chép (không thể nhân lên trong cơ thể người, không
có nguy cơ lây lan virus), nó mã hóa kháng nguyên
protein gai của SARS-CoV-2 ở dạng nguyên bản.

88
Khi tiêm vắc xin, Adenovirus không thể tái tạo,
nhưng vật chất di truyền của nó có thể xâm nhập vào
nhân tế bào chủ, và được chuyển đổi thành RNA
thông tin (mRNA). Sau đó, mRNA cùng với tế bào
người sản xuất kháng nguyên protein gai của SARS-
CoV-2, kích thích hệ miễn dịch sinh đáp ứng miễn
dịch chống virus.
Câu 101: Vắc xin Johnson & Johnson hiệu quả
thế nào?
Hiệu quả tổng thể của vắc xin là 66 - 67%
trong việc giảm tỷ lệ mắc COVID-19 vừa và nặng.
Nó có hiệu quả tương đương ở cả những người trẻ
hơn và trên 60 tuổi, tuy nhiên người trên 60 tuổi mắc
bệnh lý nền thì đáp ứng không tốt bằng.
Câu 102: Phản ứng thường gặp sau tiêm vắc xin
Johnson & Johnson là gì?
Trước khi tiêm chủng, nhân viên y tế cần thông
báo cho người được tiêm các phản ứng thường gặp
sau tiêm vắc xin Johnson & Johnson (phản ứng tại
chỗ và phản ứng toàn thân). Phản ứng tại chỗ bao

89
gồm đau, sưng, đỏ tại vị trí tiêm. Phản ứng toàn thân
sau tiêm bao gồm sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau
cơ, đau khớp.
Khoảng một nửa số người tiêm vắc xin
Johnson & Johnson có ít nhất một phản ứng tại chỗ,
trong đó gặp nhiều nhất là phản ứng đau. Có 55%
biểu hiện phản ứng toàn thân sau tiêm. Hầu hết triệu
chứng sau tiêm ở mức độ nhẹ đến trung bình và hồi
phục trong vòng 1 - 2 ngày. Triệu chứng xuất hiện
nhiều hơn ở người trẻ (tuổi ≥ 60).
Câu 103: Chúng ta biết gì về tính an toàn ngắn
hạn của vắc xin Johnson & Johnson?
Trong nghiên cứu của Johnson & Johnson, các
phản ứng sau tiêm vắc xin thường gặp bao gồm đau
tại chỗ tiêm (48,6%), nhức đầu (38,9%), mệt mỏi
(38,2%) và đau cơ (33,2%). Hầu hết các phản ứng ở
mức độ nhẹ và trung bình, và kéo dài trung bình 1 - 2
ngày. Không có trường hợp sốc phản vệ nào xảy ra ở
khoảng 20.000 người tiêm vắc xin trong thử nghiệm
lâm sàng.

90
Sau khi cho phép sử dụng khẩn cấp vắc xin
Johnson & Johnson và khoảng 7 triệu liều đã được sử
dụng, đã có các báo cáo về các biến cố huyết khối
nghiêm trọng với tiểu cầu thấp xảy ra ở một số người
ngay sau khi nhận vắc xin.
Trong ba tuần sau khi tiêm vắc xin, hãy để ý
các triệu chứng có thể có của cục máu đông với tiểu
cầu thấp, bao gồm:
- Nhức đầu dữ dội hoặc dai dẳng hoặc mờ mắt.
- Khó thở.
- Tức ngực.
- Chân bị sưng tấy lên.
- Đau bụng dai dẳng.
- Dễ bị bầm tím hoặc có đốm máu nhỏ dưới da
ngoài vết tiêm.
Bệnh nhân nên đi khám ngay nếu gặp các triệu
chứng này.
Câu 104: Phản ứng hiếm gặp sau tiêm vắc xin
Johnson & Johnson là gì?

91
Đã có báo cáo về hội chứng thuyên tắc huyết
khối sau khi tiêm vắc xin Janssen, FDA đã có cảnh
báo về vấn đề này. Hình thành cục máu đông kèm
tình trạng giảm tiểu cầu có thể hình thành trong mạch
não, mạch máu ổ bụng và mạch máu chi thể sau khi
tiêm vắc xin Janssen từ 1 - 2 tuần. Độ tuổi hay gặp
nhất là từ 18 - 49 tuổi.
Câu 105: Có nên dùng vắc xin Johnson & Johnson
khi nghi ngờ có nguy cơ trên hay không?
Cơ quan ACIP đã đánh giá giữa lợi ích và nguy
cơ của thuyên tắc huyết khối sau khi tiêm vắc xin
Janssen. Dựa trên kết quả đánh giá ACIP, khuyến cáo
sử dụng vắc xin Janssen cho tất cả đối tượng từ 18
tuổi trẻ lên. ACIP cũng đánh giá nguy cơ xuất hiện
thuyên tắc huyết khối cao hơn ở phụ nữ < 50 tuổi.
Tuy nhiên, để đánh giá chính xác thuyên tắc huyết
khối do vắc xin gây ra thì cần đến bác sĩ chuyên khoa
huyết học đánh giá.

92
1.4.3. Vắc xin protein tái tổ hợp (vắc xin dưới đơn
vị) phòng COVID-19
Câu 106: Thế nào là vắc xin protein tái tổ hợp?
Đây là loại vắc xin có thành phần là kháng
nguyên protein virus, được sản xuất bằng công nghệ
tái tổ hợp tổng hợp, hoàn toàn không chứa virus.
Kháng nguyên protein khi sử dụng đơn độc thường
kém hiệu quả, nên thường được sử dụng cùng với tá
chất, giúp tăng khả năng kích thích sinh miễn dịch
bảo vệ cơ thể.
Câu 107: Vắc xin protein tái tổ hợp phòng
COVID-19 hoạt động như thế nào?
Vắc xin này có thành phần kháng nguyên là
protein gai (spike protein) của SARS-CoV-2. Khi
tiêm loại vắc xin này vào cơ thể, hệ miễn dịch của cơ
thể sẽ sinh ra kháng thể đặc hiệu với protein gai. Khi
bị nhiễm SARS-CoV-2, kháng thể chống protein gai
sẽ ngăn cản sự bám của virus vào tế bào phổi, qua đó
ngăn chặn nhiễm virus, bảo vệ cơ thể.

93
Câu 108: Nêu rõ cách sử dụng vắc xin protein tái
tổ hợp phòng COVID-19?
Cần tiêm đủ ít nhất 2 mũi vắc xin protein tái tổ
hợp phòng COVID-19 để đạt hiệu quả bảo vệ. Mũi
đầu tiên giúp cơ thể bắt đầu xây dựng hệ thống phòng
hộ. Mũi thứ hai được tiêm sau 3 - 4 tuần để giúp cơ
thể đạt được hiệu quả bảo vệ tốt nhất.

94
Chương 2
NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý ĐỂ CHUẨN BỊ
TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19

2.1. TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19


Câu 1: Phạm vi tiêm vắc xin là gì?
Phạm vi tiêm vắc xin được quy định tuỳ theo
tình hình dịch tễ của bệnh và không giống nhau giữa
các nước. Ngay cả các khu vực trong một nước cũng
có thể có sự khác nhau. Những quy định này lại có
thể thay đổi theo thời gian do sự thay đổi về dịch tễ học.
Về lý thuyết, tiêm vắc xin càng rộng càng tốt
nhưng khó thực hiện vì chi phí cao cho việc mua hoặc
sản xuất vắc xin; việc tổ chức tiêm phòng và các phản
ứng phụ do tiêm vắc xin vẫn xảy ra mặc dù tỷ lệ thấp.
Câu 2: Tỷ lệ tiêm vắc xin phòng COVID-19 cần là
bao nhiêu để đạt miễn dịch cộng đồng?
Những khu vực có lưu hành bệnh truyền
nhiễm, tiêm phòng phải đạt > 70% đối tượng chưa có

95
miễn dịch mới có khả năng ngăn ngừa được dịch
bệnh xảy ra. Nếu tỷ lệ tiêm chỉ đạt trong khoảng 50 -
70% thì nguy cơ xảy ra dịch bệnh chỉ giảm bớt. Nếu
tỷ lệ tiêm < 50% thì dịch bệnh vẫn dễ dàng xảy ra.
Vắc xin có hiệu quả bảo vệ càng thấp thì tỷ lệ
tiêm càng cần cao hơn để đạt miễn dịch cộng đồng.
Câu 3: Đối tượng tiêm vắc xin phòng COVID-19
là những ai?
- Đối tượng cần được tiêm một loại vắc xin nào
đó là tất cả những người có nguy cơ nhiễm vi sinh vật
gây bệnh mà chưa có miễn dịch.
- Đối với người lớn, trước hết tiến hành tiêm
cho những nhóm người có nguy cơ cao, những người
đi làm nhiệm vụ hoặc đi du lịch đến các vùng dịch
cần phải được tiêm.
- Những trường hợp sau đây vẫn được tiêm
nhưng cần được bác sĩ khám và tư vấn kỹ lưỡng hơn:
+ Những người đang bị sốt cao (đang bị nhiễm
trùng nhẹ không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ).

96
+ Những người đang ở trong tình trạng dị ứng
(những người có cơ địa dị ứng hoặc tiền sử gia đình
bị dị ứng cần theo dõi cẩn thận hơn).
- Vắc xin sống giảm độc lực không được tiêm
cho những người bị thiếu hụt miễn dịch, những người
đang dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc những người
mắc bệnh ác tính.
- Loại vắc xin virus sống giảm độc lực không
được tiêm cho phụ nữ đang mang thai.
Câu 4: Trẻ em có cần tiêm vắc xin phòng
COVID-19 không?
- Trẻ em là đối tượng cần được đặc biệt quan
tâm; tuy nhiên chưa có đánh giá nào về việc trẻ được
thu nhận kháng thể chống lại bệnh từ mẹ trong quá
trình mang thai hay cho con bú.
- Vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam hiện
nay chưa áp dụng tiêm cho trẻ em. Trên thế giới mới
chỉ có vắc xin COVID-19 cho đối tượng nhỏ tuổi
nhất là 12 tuổi.

97
Câu 5: Hình thức tổ chức tiêm vắc xin phòng
COVID-19 như thế nào?
Việc tiêm chủng được tiến hành thường xuyên
hoặc tập trung tiêm chủng hàng loạt tuỳ thuộc vào
yêu cầu cấp bách phòng chống dịch và các điều kiện
cụ thể khác.
Câu 6: Thời điểm nào cần tổ chức tiêm vắc xin
phòng COVID-19?
Tiến hành ngay khi có điều kiện và khi có
nguồn vắc xin. Nếu đã xác định được quy luật xuất
hiện dịch, cần phải tiến hành tiêm chủng sớm để cơ
thể có đủ thời gian hình thành miễn dịch. Đối với vắc
xin phòng COVID-19, việc phân bổ vắc xin đến các
địa phương sẽ do Bộ Y tế dựa trên tình hình cụ thể.
Câu 7: Khoảng cách giữa các lần tiêm vắc xin
phòng COVID-19 như thế nào?
Đa số vắc xin phòng COVID-19 phải tiêm
chủng nhiều lần (tạo miễn dịch cơ bản), khoảng cách
hợp lý giữa các lần tiêm chủng cần theo hướng dẫn,

98
khuyến cáo của nhà sản xuất cũng như dựa trên các
nghiên cứu cập nhật hoặc hướng dẫn của Bộ Y tế.
Câu 8: Điều gì xảy ra nếu không tuân thủ thời
gian khoảng cách các mũi tiêm trong phác đồ tiêm
vắc xin phòng COVID-19?
Nếu khoảng cách giữa các mũi tiêm ngắn, mặc
dù có tiêm chủng lần sau nhưng kết quả đáp ứng của
cơ thể vẫn chỉ như tiên phát, đáp ứng miễn dịch thứ
phát sẽ không có hoặc bị hạn chế.
Ngược lại, vì một lý do nào đó phải tiêm chủng
lần tiếp theo lâu hơn, hiệu quả miễn dịch vẫn được
đảm bảo, vì vậy lần tiêm chủng trước vẫn được tính.
Tuy nhiên, không nên kéo dài việc tiêm chủng nếu
không có những lý do bắt buộc, vì có thể sẽ bị mắc
bệnh trước khi được tiêm chủng đầy đủ.
Câu 9: Thời gian tiêm vắc xin phòng COVID-19
nhắc lại khi nào?
Thời gian tiêm nhắc lại tuỳ thuộc vào thời gian
duy trì được tình trạng miễn dịch có đủ hiệu lực bảo

99
vệ của mỗi loại vắc xin. Thời gian này khác nhau đối
với các loại vắc xin khác nhau. Khi tiêm nhắc lại
thường chỉ cần một lần. Với lần tăng cường này, cơ
thể sẽ đáp ứng miễn dịch nhanh và mạnh hơn, cho dù
kháng thể của lần tiêm chủng trước chỉ còn lại rất ít.
Tiêm chủng nhắc lại đối với vắc xin phòng COVID-19
vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu.
Câu 10: Liều lượng vắc xin phòng COVID-19 như
thế nào?
Liều lượng vắc xin tuỳ thuộc vào mỗi loại vắc
xin. Liều lượng quá thấp sẽ không đủ khả năng kích
thích cơ thể đáp ứng miễn dịch. Ngược lại, liều lượng
quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng dung nạp (không có đáp
ứng miễn dịch). Vì vậy, cần tuân thủ các quy định khi
tham gia tiêm để được đảm bảo tiêm an toàn và
hiệu quả.
Câu 11: Vắc xin phòng COVID-19 được đưa vào
cơ thể qua đường nào?
Hiện nay, hầu hết vắc xin phòng COVID-19
đều qua đường tiêm bắp và vị trí tiêm thường là cơ
Delta.

100
Nhiều phương pháp khác đưa vắc xin vào cơ thể
cũng đang được nghiên cứu, nhất là để dùng cho trẻ em
và người già yếu: Dạng nhỏ mũi, dạng xịt, khí dung…
Câu 12: Bảo quản vắc xin phòng COVID-19 như
thế nào?
Vắc xin rất dễ bị hỏng nếu không được bảo
quản đúng. Chất lượng vắc xin ảnh hưởng trực tiếp
đến hiệu lực tạo miễn dịch. Vì vậy, các vắc xin cần
phải được bảo quản tốt ngay từ lúc nó được sản xuất
cho tới khi được tiêm. Quy trình bảo quản các vắc xin
không giống nhau, nhưng nói chung các vắc xin đều
cần được bảo quản trong điều kiện khô, tối và lạnh.
Trong quá trình sử dụng, các vắc xin cần được
bảo quản ở nhiệt độ từ 2 - 80C. Các loại đặc biệt cần
được bảo quản nhiệt độ âm. Cần đảm bảo dây chuyền
lạnh, không chỉ đơn thuần là có các nhà lạnh, tủ lạnh,
các phích đá hoặc các hộp cách nhiệt mà còn phải lưu
ý cả những khâu trung gian trong quá trình vận
chuyển vắc xin và tiến hành tiêm chủng. Vắc xin nếu

101
đã bị phá huỷ dù có được bảo quản lại ở điều kiện
thích hợp cũng không còn hiệu lực trở lại và không
có tác dụng nữa, phải loại bỏ.
Câu 13: Những trường hợp nào không đủ điều
kiện và không nên đi tiêm?
- Người có phản ứng dị ứng (sốc phản vệ) với
liều vắc xin đầu tiên.
- Người bị mẫn cảm nghiêm trọng với bất kỳ
thành phần nào của vắc xin.
Chưa có số liệu nào về việc sử dụng vắc xin
phòng COVID-19 trên các trường hợp bị suy giảm
miễn dịch, người cao tuổi tại các cơ sở chăm sóc tập
trung, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Tuy
nhiên, ngoại trừ các trường hợp được cấy ghép tạng
hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu, những trường hợp
này có thể đi tiêm phòng mà không cần tư vấn bác sĩ
vì chưa có dẫn chứng nào về việc sử dụng vắc xin
trên những nhóm dân số này.

102
Câu 14: Những trường hợp nào có nguy cơ cao khi
mắc COVID-19 cần đặc biệt biệt chú ý?
Danh sách các đối tượng có nguy cơ cao tiến
triển bệnh nặng khi mắc COVID-19:
- Bác sĩ phân loại là có nguy cơ cao thông qua
thăm khám và làm các xét nghiệm.
- Xác định là có nguy cơ cao thông qua bảng kiểm.
- Bệnh nhân ghép tạng.
- Bệnh nhân ung thư đang điều trị (điều trị hóa
chất, xạ trị, miễn dịch trị liệu, điều trị đích).
- Mắc các bệnh lý máu ác tính (bệnh bạch cầu,
bệnh u lympho…).
- Ghép tủy hoặc tế bào gốc trong vòng 6 tháng
gần đây và đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
- Đang mắc các bệnh phổi mức độ nặng (như
xơ phổi, hen mức độ nặng, COPD mức độ nặng).
- Đang mắc bệnh làm tăng nguy cơ nhiễm
khuẩn (như bệnh hồng cầu hình liềm).

103
- Đang sử dụng loại thuốc làm tăng nguy cơ
nhiễm khuẩn (corticoid liều cao hoặc thuốc ức chế
miễn dịch).
- Mắc bệnh lý tim mạch nghiêm trọng.
- Mắc bệnh lý về lách hoặc đã cắt lách.
- Người mắc hội chứng Down trưởng thành.
Câu 15: Những trường hợp có nguy cơ cao khác
mắc COVID-19 là những trường hợp nào?
Những người mắc các bệnh lý sau cũng có
nguy cơ cao khi mắc COVID-19 nên cần được ưu
tiên trong tiêm chủng COVID-19:
- Bệnh lý phổi mạn tính (hen mức độ nặng,
COPD, giãn phế quản và xơ hóa phổi).
- Bệnh lý tim mạch mạn tính (tim bẩm sinh,
suy tim, bệnh lý động mạch ngoại biên).
- Đái tháo đường.
- Bệnh thận mạn tính.
- Bệnh gan mạn tính (xơ gan và viêm gan).

104
- Bệnh lý liên quan đến thần kinh - não bộ và
dây thần kinh (suy giảm trí nhớ, bệnh Parkinson,
bệnh lý thần kinh vận động, xơ cứng rải rác, động
kinh, đột quỵ hoặc liệt).
- Suy giảm khả năng nhận thức.
- Tình trạng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn
(nhiễm HIV hoặc điều trị các bệnh như lupus, xơ
cứng bì hoặc viêm khớp dạng thấp).
- Bệnh lý tâm thần nặng (tâm thần phân liệt
hoặc rối loạn cảm xúc lưỡng cực).
- Béo phì mức độ nặng.
Câu 16: Khi nào thì được tiêm liều thứ hai vắc xin
COVID-19?
Liều thứ hai của vắc xin mARN được cấp phép
tại một số quốc gia có thể được tiêm trong khoảng từ
21 - 28 ngày sau liều thứ nhất.
Liều thứ hai của vắc xin AstraZeneca có thể
được tiêm sau khi tiêm liều thứ nhất 84 ngày. Thời
gian giữa hai mũi tiêm có thể được kéo dài đến 16

105
tuần. Các thử nghiệm lâm sàng cũng cho thấy việc
hoãn liều thứ hai quá 12 tuần sẽ cho hiệu lực tốt hơn
so với việc tiêm giãn cách ngắn giữa hai liều.
2.2. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊM CHỦNG
Câu 17: Trường hợp đã tiếp xúc với bệnh nhân bị
nhiễm COVID-19, tuy nhiên người này chưa xác
định là bị nhiễm COVID-19 thì có nên tiêm vắc
xin hay không?
Hiện tại, không có dữ liệu hỗ trợ việc sử dụng
vắc xin để ngăn ngừa bệnh sau khi đã biết có tiếp xúc
với một ca bệnh bị nhiễm COVID-19. Do đó, những
người đã tiếp xúc với COVID-19 nên kết thúc thời
gian cách ly 10 ngày trước khi tiến hành tiêm vắc xin.
Thời gian này có thể được rút ngắn xuống còn 7 ngày
sau khi nhận được kết quả xét nghiệm PCR âm tính
(xét nghiệm nên tiến hành vào ngày thứ 5 sau khi
phơi nhiễm hoặc muộn hơn).

106
Câu 18: Sau khi tiêm vắc xin, mọi người sẽ được
bảo vệ khỏi COVID-19 trong bao lâu? Khả năng
đề kháng sẽ kéo dài đến khi nào?
Các vắc xin hiện hành có hiệu quả phòng bệnh
từ 2 - 3 tuần sau khi tiêm mũi thứ nhất. Một liều vắc
xin có thể tạo sức đề kháng tốt trước dịch bệnh. Hiệu
quả cao nhất chống lại COVID-19 được đạt đến sau 2
tuần kể từ khi tiêm mũi thứ hai. Hiện tại, dựa trên các
bằng chứng được cung cấp, chúng ta vẫn chưa biết
hiệu quả của vắc xin sẽ kéo dài bao lâu. Bộ Y tế và
các tổ chức y tế sẽ đánh giá các số liệu và cập nhật
kịp thời về thời gian vắc xin có hiệu quả, cũng như
liệu có cần tiêm các liều vắc xin bổ sung hay không.
Câu 19: Trường hợp đã bị nhiễm COVID-19 và đã
được điều trị khỏi thì có cần phải tiêm vắc xin
COVID-19 hay không?
Có. Nên tiêm chủng vắc xin dù đã từng nhiễm
hay chưa, bởi vì hiện nay chưa có một nghiên cứu
nào đánh giá tác dụng bảo vệ của hệ miễn dịch có

107
được sau khi bị nhiễm COVID-19 và điều trị khỏi.
Một số trường hợp cho thấy, ngay cả khi khỏi bệnh
thì vẫn có khả năng nhiễm lại (mặc dù tỷ lệ thấp).
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêm vắc xin COVID-19
giúp tăng cường khả năng bảo vệ ở những người đã
khỏi bệnh.
Câu 20: Mọi người nên làm gì nếu thấy biểu hiện
các triệu chứng sau khi tiêm vắc xin giống với biểu
hiện nhiễm COVID-19?
Những trường hợp sau khi tiêm vắc xin phòng
COVID-19 có thể có một số phản ứng phụ nhưng
phần lớn nhẹ, chỉ biểu hiện trong vòng 24 giờ và có
thể kéo dài từ 24 - 48 giờ. Nhiều phản ứng tương tự
với các biểu hiện nhiễm COVID-19 như:
- Sốt và/hoặc lạnh run người.
- Cảm giác mệt mỏi.
- Đau đầu hoặc đau toàn thân.
- Buồn nôn.

108
Mọi người cần tự theo dõi các triệu chứng này.
Những người xuất hiện các biểu hiện này nên ở nhà
và tuân thủ đầy đủ 5K của Bộ Y tế. Nếu triệu chứng
phát sinh trong 24 giờ kể từ khi tiêm và biến mất
trong vòng 48 giờ, các đối tượng có thể trở lại làm
việc bình thường, trừ khi họ đã được yêu cầu cách ly
hoặc tự cách ly vì các lý do khác đưa ra bởi cơ quan y tế.
Nếu các triệu chứng kéo dài trên 48 tiếng và
không liên quan đến bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe
có sẵn trước đó thì bắt buộc phải ở nhà và liên hệ với
đường dây nóng về tư vấn sức khỏe, cơ quan y tế
hoặc khai báo y tế online.
Câu 21: Có thể xét nghiệm dương tính với
COVID-19 khi đã tiêm vắc xin không?
Không. Vắc xin này không tạo nên virus gây
bệnh. Việc tiêm phòng sẽ không cho kết quả dương
tính với xét nghiệm RT-PCR hay xét nghiệm
kháng nguyên.

109
Câu 22: Sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 có
cần phải thực hiện xét nghiệm để xác định liệu vắc
xin có thực sự hoạt động hay không?
Trên lý thuyết, những người được tiêm vắc xin
cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể chống lại protein của
SARS-CoV-2. Tuy nhiên, hiện tại không có khuyến
nghị nào về xét nghiệm huyết thanh sau khi tiêm
chủng. Điều này có thể thay đổi trong tương lai nếu
kết quả của các xét nghiệm này được chứng minh là
có tương quan với việc bảo vệ khỏi nhiễm virus, đặc
biệt nếu chúng được chứng minh có giá trị quyết định
việc có cần chủng ngừa tăng cường hay không.
Với bệnh nhân suy giảm miễn dịch được
khuyến cáo rằng kết quả xét nghiệm hiệu giá kháng
thể tăng không có nghĩa là họ được bảo vệ như một
người có hệ thống miễn dịch bình thường. Ngược lại,
kết quả xét nghiệm âm tính cũng không có nghĩa là
họ không được bảo vệ. Vì vậy, khi dịch COVID-19
còn đang lưu hành trong cộng đồng, họ vẫn nên thận
trọng về khả năng phơi nhiễm.

110
Câu 23: Các xét nghiệm về COVID-19 được thực
hiện như thế nào?
Hiện tại có hai loại xét nghiệm COVID-19:
- Xét nghiệm kháng nguyên sẽ cho biết các
trường hợp có bị nhiễm COVID-19 hay không. Xét
nghiệm được thực hiện bằng việc lấy mẫu từ mũi,
họng hoặc mẫu nước bọt.
- Xét nghiệm kháng thể (huyết thanh học) cho
biết liệu người đó có tiếp xúc với virus hay đã nhiễm
COVID-19 hay chưa. Các xét nghiệm này cũng xác
định liệu người này đã được tiêm chủng hay chưa.
Xét nghiệm được thực hiện với mẫu máu và không
được sử dụng trong chẩn đoán COVID-19.
Câu 24: Có cần phải tiếp tục tuân theo các biện
pháp bảo vệ an toàn sức khỏe cộng đồng sau khi
tiêm phòng không?
Có. Dựa trên các kiến nghị từ cơ quan y tế với
mọi trường hợp, bao gồm cả người đã tiêm vắc xin
phòng COVID-19, nên tiếp tục tuân theo các biện

111
pháp bảo vệ an toàn sức khỏe cộng đồng để ngăn
ngừa và kiểm soát sự lây lan và truyền nhiễm
COVID-19. Luôn tuân thủ quy định 5K của Bộ Y tế
dù đã tiêm vắc xin. Nhiều dẫn chứng thực tế cho thấy
người được tiêm phòng ít có khả năng bị lây nhiễm
không triệu chứng và ít khả năng lan truyền SARS-
CoV-2 cho người khác. Trong khi vắc xin tiếp tục
được sử dụng tại một số quốc gia, tỷ lệ người được
tiêm vắc xin và số trường hợp mắc COVID-19 sẽ
được giám sát để quyết định các biện pháp đảm bảo
an toàn sức khỏe cộng đồng đối với các trường hợp
được tiêm đủ vắc xin.
Câu 25: Có cần phải cách ly nếu đã tiêm vắc xin
và mới trở về từ nước ngoài không?
Có. Tiếp tục tuân theo các biện pháp bảo vệ an
toàn sức khỏe cộng đồng, yêu cầu cách ly theo quy
định của nhà nước và các địa phương.

112
2.3. VẮC XIN PHÒNG COVID-19 VÀ CÁC ĐỐI
TƯỢNG ĐẶC BIỆT
Câu 26: Có nên tiêm vắc xin phòng COVID-19 khi
đang cho con bú hay không?
Vẫn chưa rõ ràng liệu vắc xin có thể có mặt
trong sữa mẹ hay không. Rủi ro với trẻ sơ sinh chưa
được xác định do thiếu bằng chứng về việc dùng
vắc xin trên các trường hợp đang cho con bú. Vắc xin
phòng COVID-19 có thể được dùng cho những trường
hợp đang cho con bú nếu được bác sĩ cho phép.
Câu 27: Nếu mang thai hoặc dự định mang thai có
tiêm được vắc xin phòng COVID-19 không?
Dựa trên hoạt động của các loại vắc xin trong
cơ thể, các chuyên gia tin rằng khó có khả năng gây
rủi ro cho người mang thai. Tuy nhiên, dữ liệu hiện
có về tính an toàn của vắc xin phòng COVID-19 đối
với người mang thai còn hạn chế. Các thử nghiệm
lâm sàng về độ an toàn của vắc xin và hiệu quả trên
phụ nữ có thai vẫn đang được tiến hành. Các đơn vị

113
sản xuất vắc xin cũng đang thu thập và đánh giá dữ
liệu từ những người tham gia các thử nghiệm lâm
sàng hoàn chỉnh đã tiêm vắc xin và mang thai ngay
sau đó. Các chuyên gia của WHO khuyên rằng
“Trong bối cảnh dịch bệnh, phụ nữ mang thai có
nguy cơ nhiễm COVID-19 cao hơn và nguy cơ sinh
non”. Trong trường hợp có nhiều ca lây nhiễm trong
cộng đồng, thì những đối tượng như nhân viên y tế
tuyến đầu, phụ nữ mang thai sẽ nằm trong nhóm có
nguy cơ cao bị lây nhiễm. Vì vậy, lợi ích của việc
tiêm phòng vắc xin phòng COVID-19 lớn hơn nguy
cơ rất nhiều. Không có vắc xin nào chứa virus sống
nên không có nguy cơ virus nhân lên trong cơ thể
được. Vì vậy, các quốc gia nên được tuyên truyền về
lợi ích của vắc xin đối với phụ nữ mang thai.

114
Câu 28: Các lứa tuổi khác nhau nên dùng các loại
vắc xin nào cho hợp lý?
Theo FDA, nên tiêm vắc xin COVID-19 cho tất cả
những người từ 12 tuổi trở lên. Cụ thể từng loại vắc
xin được khuyến cáo cho từng lứa tuổi như sau:
- Vắc xin Pfizer (từ 12 tuổi trở lên).
- Vắc xin Moderna (từ 18 tuổi trở lên).
- Vắc xin Janssen (từ 18 tuổi trở lên).
Trẻ em < 12 tuổi chưa nên tiêm vắc xin
COVID-19.
Câu 29: Có vắc xin COVID-19 nào dành cho trẻ
nhỏ không?
Hiện nay, vắc xin Pfizer là vắc xin duy nhất
được cấp phép sử dụng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. Ở
một số quốc gia trên thế giới, các chương trình tiêm
vắc xin đang được tiến hành tại các trường cấp 3, các
phòng khám công và các hiệu thuốc. Việc mở rộng độ
tuổi tiêm phòng sẽ bảo vệ các em trước COVID-19
và giúp các em trở lại sinh hoạt bình thường.

115
Câu 30: Trẻ vị thành niên có thể tiêm vắc xin mà
không cần xin phép cha mẹ không?
Trẻ vị thành niên từ 12 - 17 tuổi cần có sự cho
phép của cha mẹ trước khi tiêm vắc xin.
Câu 31: Cho trẻ em tiêm vắc xin phòng COVID-19
có an toàn hay không nếu sau này chúng muốn có con?
Theo các chuyên gia tại Đại học Sản Phụ khoa
Hoa Kỳ (ACOG), trường hợp nếu có ý kế hoạch hoặc
đang cố gắng có thai thì vẫn có thể tiêm vắc xin
phòng COVID-19. Chưa có dẫn chứng cho thấy bất
kỳ vắc xin nào đang được sử dụng có tác dụng phụ
liên quan đến khả năng sinh sản cả ngắn hạn và dài
hạn. Tuy nhiên, các nhà khoa học cần cẩn trọng và
cần nghiên cứu về tác dụng phụ trước mắt và lâu dài
của các loại vắc xin. Các vắc xin phòng COVID-19
cũng được cần nghiên cứu cẩn trọng trong tình hình
dịch bệnh hiện nay và sẽ được tiếp tục giám sát tính
an toàn trong nhiều năm sau.

116
Câu 32: Trong trường hợp trẻ vị thành niên có
vấn đề sức khỏe hoặc bệnh lý trước đó thì có nên
tiêm vắc xin phòng COVID-19 không?
Trong nhiều trường hợp, trẻ vị thành niên có
tiền sử bệnh lý như tiểu đường, các bệnh tự miễn
hoặc các em đang sử dụng thuốc gây suy giảm hệ
miễn dịch, có rủi ro gặp biến chứng cao hơn nếu
nhiễm COVID-19. Các vắc xin đã được cấp phép sử
dụng không thể gây nhiễm COVID-19, kể cả đối với
các đối tượng có hệ miễn dịch yếu. Do đó, các đối
tượng bị suy giảm miễn dịch có thể tiêm vắc xin
COVID-19, miễn là không thuộc các trường hợp
chống chỉ định tiêm vắc xin.
Câu 33: Nếu COVID-19 ảnh hưởng đến trẻ em
không nặng như người lớn thì tại sao lại cần phải
tiêm vắc xin?
Mặc dù phần lớn trẻ mắc COVID-19 có triệu
chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng bệnh, một số
trẻ có thể bị bệnh nặng phải nhập viện và cũng không

117
thể dự đoán trước được nếu bị mắc COVID-19 thì sẽ
như thế nào. Hơn nữa, trẻ nhỏ và trẻ ở tuổi vị thành
niên có thể là nguồn lây lan virus cho những người có
nguy cơ bị biến chứng cao hơn nếu nhiễm bệnh.
Câu 34: Trẻ em có thể tiêm chủng theo thường lệ
trong thời gian bùng phát COVID-19 không?
Kiểm tra sức khỏe cho trẻ và tiêm vắc xin theo
thường lệ là thiết yếu, kể cả trong thời gian diễn biến
dịch COVID-19. Nên tiếp tục đi tiêm chủng đúng
thời gian và tuân theo lịch tiêm chủng được đưa ra
bởi CDC. Tại thời điểm mà hệ thống y tế đang quá
tải, đó là thiết yếu để chúng ta tránh bùng phát các
bệnh có thể phòng ngừa như sởi, ho gà và quai bị.
Câu 35: Cách tốt nhất để bảo vệ trẻ em khỏi
COVID-19 là gì?
Ngay khi có thể, hãy đưa con đi tiêm vắc xin
phòng COVID-19 nếu vắc xin đó được cấp phép
dùng cho trẻ em. Bên cạnh đó, hãy chung tay góp sức
ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 bằng cách dạy cho

118
con biết về các biện pháp phòng chống COVID-19,
luôn tuân thủ 5K của Bộ Y tế.
- Tránh tiếp túc với người bệnh (ho và hắt hơi).
- Ở nhà nếu bị ốm, trừ trường hợp cần chăm
sóc y tế.
- Dùng khăn giấy che miệng khi ho và hắt hơi,
bỏ khăn đã sử dụng vào thùng rác.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước
ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi xì mũi, ho hoặc hắt
hơi, trước khi ăn hay chuẩn bị đồ ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Nếu xà phòng và nước rửa tay không có sẵn,
sử dụng nước rửa tay chứa cồn từ 60% trở lên.
- Lau rửa và khử trùng mỗi ngày các bề mặt
tiếp xúc ở khu sinh hoạt chung trong nhà (như bàn
ghế, tay nắm cửa, công tắc điện, điều khiển, tay nắm,
bàn học, bồn rửa mặt và bệ xí).
- Giặt sạch đồ đạc, bao gồm đồ chơi bằng vải
có thể giặt nước, theo đúng hướng dẫn của nhà sản
xuất. Nếu có thể, giặt đồ ở mức nước nóng nhất có
thể và hong khô hoàn toàn.

119
- Phải dạy trẻ thực hành giãn cách xã hội. Chìa
khóa để làm chậm mức độ lây lan của COVID-19 là
hạn chế tiếp xúc.
- Nếu trẻ đang chơi bên ngoài nhà, chúng cần
duy trì giãn cách 6m với người lạ.
- CDC Hoa Kỳ khuyến nghị trẻ > 2 tuổi nên
đeo khẩu trang khi đi đến những nơi công cộng, đặc
biệt là ở các khu vực có khả năng lây nhiễm cao.
- Đối với trẻ sơ sinh, cách tốt nhất là hạn chế
tiếp xúc và tránh tiếp xúc công cộng không cần thiết.
Nếu cần thiết phải đi ra ngoài:
+ Luôn tuân theo quy định giãn cách.
+ Che phủ xe đẩy bằng chăn mỏng. Việc này
giúp bảo vệ trẻ, nhưng vẫn để trẻ dễ thở và thoải mái.
Không được để chăn che kín xe đẩy khi ở trong xe ô
tô hoặc bất kỳ thời điểm nào ngoài tầm kiểm soát.
Kiểm tra tình hình trẻ thường xuyên.
+ Không được đeo khẩu trang vải cho trẻ sơ
sinh và trẻ < 2 tuổi.
+ Rửa tay cho bản thân và cho trẻ ngay khi trở
về nhà.
120
Chương 3
TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19
Ở NHỮNG BỆNH NHÂN ĐANG CÓ BỆNH NỀN

3.1. TIÊM TRÊN BỆNH NHÂN MẮC BỆNH


TIM MẠCH
3.1.1. Bệnh tim mạch
Câu 1: Có phải tất cả bệnh nhân mắc bệnh tim
mạch đều nên tiêm vắc xin phòng COVID-19
không? Có trường hợp nào ngoại lệ không?
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch châu
Âu, những bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch như
bệnh mạch vành ổn định, bệnh cơ tim, bệnh tim bẩm
sinh, nhồi máu cơ tim, suy tim, thuyên tắc phổi, bệnh
mạch máu ngoại vi, đột quỵ não và thiếu máu não
thoáng qua, rung nhĩcó nguy cơ cao tử vong cao nếu
mắc COVID-19 do virus tác động tới tim qua nhiều
cơ chế bệnh lý, trong đó bao gồm phản ứng viêm trực
tiếp lên tế bào cơ tim. Vì vậy, các bệnh nhân mắc

121
bệnh lý tim mạch cần được tiêm vắc xin COVID-19.
Việc tiêm phòng không ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ
lây nhiễm virus nhưng có thể làm giảm mức độ trầm
trọng của bệnh, giảm nguy cơ phải nhập viện và tử
vong do COVID-19.
Câu 2: Ảnh hưởng của tiêm vắc xin phòng
COVID-19 đối với các bệnh lý tim mạch cấp tính
và mạn tính đang được duy trì ổn định bằng thuốc
như thế nào?
Trong các thử nghiệm lâm sàng đối với các loại
vắc xin hiện tại, những bệnh nhân mắc bệnh lý tim
mạch khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 đều không
thấy có bất kỳ phản ứng phụ nào nguy hiểm. Phần lớn
bệnh nhân có đau tại vùng tiêm, mệt mỏi, đau đầu,
đau mỏi cơ khớp hoặc có cơn gai rét. Có trường hợp
các phản ứng xảy ra rầm rộ hơn. Những bệnh nhân
mắc bệnh tim mạch nặng hoặc thường xuyên khó thở
cả khi nghỉ cảm thấy mệt mỏi do có thể sốt nhẹ hoặc
có thể các biểu hiện của triệu chứng giả cúm sau khi

122
tiêm vắc xin. Những triệu chứng này thường sẽ tự hết
trong vòng 24 - 48 giờ.
Câu 3: Trường hợp đang dùng các thuốc điều trị bệnh
tim mạch hàng ngày thì tiêm vắc xin phòng
COVID-19 có tương tác gì không? Có phải ngừng thuốc
đang điều trị trước và sau khi tiêm vắc xin không?
Hiện tại chưa thấy bất cứ sự tương tác nào giữa
vắc xin và các loại thuốc điều trị bệnh tim mạch được
công bố trên thế giới. Vì vậy, WHO vẫn đang khuyến
cáo trước, trong và sau khi tiêm vắc xin, bệnh nhân
tim mạch không cần phải ngừng bất cứ loại thuốc
thuốc thuộc nhóm nào. Tuy nhiên, chỉ lưu ý đối với
những bệnh nhân đang duy trì thuốc chống đông, sau
khi tiêm có thể sưng đau tại vùng tiêm, thậm chí có
biểu hiện tím hoặc tụ máu quanh chỗ tiêm.
Câu 4: Bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch nào thì
không đủ điều kiện để tiêm vắc xin phòng
COVID-19?
Không có bằng chứng cho thấy bệnh lý tim
mạch nào có chống chỉ định trong tiêm vắc xin

123
COVID-19. Tuy nhiên, bệnh nhân mắc bệnh tim
mạch cần thông báo cho nhân viên y tế về tình trạng
bệnh của mình, đặc biệt nếu có tiền sử dị ứng trước
đây như dị ứng kháng sinh, hải sản, thời tiết hoặc tiền
sử dị ứng với các thành phần trong vắc xin. Những
trường hợp này vẫn có thể tiêm vắc xin nhưng cần
theo dõi trong 60 phút sau tiêm.
Câu 5: Loại vắc xin nào nên được ưu tiên lựa chọn
ở nhóm bệnh nhân mắc bệnh tim mạch?
Hiện tại, loại vắc xin nào đã được WHO phê
duyệt đều chứng minh được tính an toàn và hiệu quả
của nó. Vì vậy, tất cả loại vắc xin đều được khuyến
cáo cho nhóm bệnh nhân có bệnh lý tim mạch.
Câu 6: Tiêm vắc xin cho bệnh nhân mắc bệnh tim
mạch có làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng
nặng không?
Không có bằng chứng nào cho thấy việc tiêm
vắc xin cho bệnh nhân có các bệnh tim mạch làm gia
tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng nặng do vắc xin.

124
Nếu bệnh nhân từng có tiền sử dị ứng, đặc biệt dị ứng
thuốc, phản vệ nặng… nên báo cáo vấn đề này với
nhân viên y tế trước khi tiêm vắc xin.
Câu 7: Vắc xin phòng COVID-19 có gây viêm cơ
tim không?
Đối với các vắc xin hiện tại chưa có thống kê
rõ ràng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu tại Isareal cho
thấy có những người sau khi tiêm vắc xin Pfizer mắc
viêm cơ tim và nghi ngờ có mối liên hệ giữa vắc xin
này với khả năng mắc bệnh, tuy nhiên hãng Pfizer
phủ nhận mối liên hệ này. Viêm cơ tim gặp chủ yếu ở
đối tượng từ 16 - 30 tuổi; sau khi tiêm mũi thứ hai, đa
số các trường hợp đều có biểu hiện nhẹ. Tỷ lệ viêm
cơ tim rất thấp (dưới 1 trường hợp trong 10.000
người được tiêm), do đó có thể là trường hợp trùng
hợp ngẫu nhiên. CDC của Mỹ vẫn khuyến cáo người
dân rằng nếu không tiêm phòng, tỷ lệ viêm cơ tim ở
nhóm bệnh nhân nhiễm COVID-19 còn lớn hơn
nhóm tiêm chủng rất nhiều lần.

125
3.1.2. Tăng huyết áp
Câu 8: Nếu bệnh nhân bị tăng huyết áp 20 năm
nay thì có nên tiêm vắc xin phòng COVID-19 không?
Bệnh nhân tăng huyết áp cũng như những bệnh
lý tim mạch nói chung đều nên được tiêm vắc xin
phòng COVID-19 vì đây là nhóm bệnh nhân nguy cơ
cao và tử vong nếu mắc COVID-19. Các bệnh nhân
nên duy trì thuốc huyết áp đều đặn theo đơn bác sĩ
tim mạch kê, duy trì huyết áp ổn định và tiêm phòng
vắc xin khi có thể.
Câu 9: Các nhóm thuốc huyết áp hiện đang sử
dụng có ảnh hưởng gì khi tiêm vắc xin phòng
COVID-19 không?
Hiện tại, không có bằng chứng nào cho thấy
các thuốc điều trị huyết áp làm tăng nguy cơ mắc
cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả của tiêm vắc xin.
Ngược lại, nếu ngừng thuốc huyết áp, người bệnh sẽ
dễ gặp phải các biến cố tim mạch, tai biến như nhồi
máu cơ tim, rối loạn nhịp, đột quỵ, thậm chí làm nặng
hơn các triệu chứng nếu không may mắc COVID-19.
126
Câu 10: Trường hợp đang bị tăng huyết áp thì có
thể tiêm loại vắc xin nào?
Bất cứ loại vắc xin phòng COVID-19 nào được
WHO phê duyệt đều có thể tiêm để phòng ngừa
COVID-19. Tuy nhiên, cần phải kiểm soát huyết áp ở
mức bình thường, sau đó mới tiêm.
Câu 11: Có phản ứng tương tác nào giữa vắc xin
và các thuốc tim mạch không?
Không có phản ứng nào được báo cáo giữa các
thuốc tim mạch và vắc xin. Vì vậy, việc sử dụng thuốc
tim mạch không cần dừng lại trước hoặc sau tiêm vắc
xin. Một số bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông có thể
có các triệu chứng như sưng, đau ở vùng tiêm.
3.1.3. Bệnh mạch vành và mạch ngoại vi
Câu 12: Trường hợp bị nhồi máu cơ tim vài năm
trước, nếu phải tiêm vắc xin phòng COVID-19 thì
có an toàn không?
Có. Vắc xin phòng COVID-19 được chỉ định
cho những người có tiền sử nhồi máu cơ tim và bệnh
tim mạch. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đưa ra thông
báo vào ngày 15/01/2021 rằng: Với những người có
127
tiền sử bệnh tim mạch hoặc đột quỵ (hoặc người có
nguy cơ cao mắc các bệnh trên) nên được tiêm vắc
xin càng sớm càng tốt, bởi họ có nguy cơ mắc bệnh
nặng hơn nếu bị COVID-19. Lợi ích của vắc xin hoàn
toàn vượt trội hơn so với tỷ lệ nguy cơ biến chứng.
Các thử nghiệm lâm sàng của vắc xin được cấp phép
đều an toàn. Sau tiêm vắc xin thường gây ra đau ở
vùng tiêm, đau đầu và đau cơ lan tỏa, thường rất nhẹ
và chỉ kéo dài một hoặc vài ngày rồi hết. Các phản
ứng nặng như dị ứng, phản vệ cũng có thể xảy ra
nhưng rất hiếm.
Câu 13: Trong trường hợp mới đặt stent động
mạch vành 1 tháng thì có tiêm được vắc xin phòng
COVID-19 không?
Tháng 3/2021, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã
đưa ra khuyến cáo về nguy cơ mắc các biến chứng
nặng khi nhiễm COVID-19 trong nhóm các bệnh
nhân có nguy cơ tim mạch cao, đây cũng là căn cứ để
lựa chọn những người được ưu tiên tiêm vắc xin:

128
- Nhóm nguy cơ cao nhất, ưu tiên hàng đầu:
Người có bệnh tim mạch phải nhập viện trong vòng 6
tháng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhóm III hoặc IV,
người lớn mắc bệnh tim bẩm sinh giai đoạn C hoặc D,
bệnh động mạch phổi nguy cơ cao, bệnh động mạch
vành mạn tính (hẹp 3 thân hoặc thân chung động
mạch vành, hoặc tắc mạn tính 1 hoặc 2 nhánh động
mạch có đau ngực). Suy tim tiến triển hoặc ghép tim,
béo phì, có hai hoặc nhiều hơn các bệnh đồng mắc, có
các yếu tố nguy cơ kiểm soát kém như đái tháo đường
hoặc tăng huyết áp, đái tháo đường phụ thuộc insulin
kiểm soát kém.
- Nhóm ưu tiên tiếp theo: Bệnh nhân có rối
loạn nhịp tim ác tính, bệnh tim bẩm sinh, bệnh mạch
vành hoặc mạch máu ngoại biên hoặc suy tim; những
người béo phì, kiểm soát huyết áp kém hoặc đái tháo
đường phụ thuộc insulin.
- Nhóm ưu tiên sau cùng: Người thừa cân, tăng
huyết áp hoặc đái tháo đường không phụ thuộc

129
insulin có nguy cơ mắc bệnh nặng thấp nhất trong
nhóm này.
Nếu bệnh nhân mới bị nhồi máu cơ tim và đặt
stent mạch vành 1 tháng trước thì nằm trong nhóm
nguy cơ nặng cao nhất khi bị nhiễm virus. Vì vậy,
việc tiêm vắc xin là bắt buộc, cần được ưu tiên hàng đầu.
Câu 14: Người có tiền sử tắc mạch vành, tắc mạch
chi liệu có làm tăng nguy cơ tắc mạch khi tiêm vắc
xin AstraZeneca không?
Người có tiền sử tắc mạch hoặc tăng đông máu
không phải là yếu tố nguy cơ xảy ra tình trạng tắc
mạch và giảm tiểu cầu sau tiêm vắc xin phòng
COVID-19, đặc biệt là ở những người > 30 tuổi. Mặc
dù đây là tác dụng phụ nghiêm trọng do tiêm vắc xin,
nhưng lợi ích của việc tiêm vắc xin lớn hơn rất nhiều
so với nguy cơ mà nó gây ra. Vì vậy, tất cả bệnh
nhân, đặc biệt là các bệnh nhân mắc bệnh tim mạch
cần sớm được tiêm vắc xin.

130
Câu 15: Trường hợp mắc bệnh tim mạch và đang
phải duy trì thuốc chống huyết khối hàng ngày.
Nếu vắc xin phòng COVID-19 tiêm bắp sẽ có nguy
cơ xuất huyết hoặc tụ máu trong cơ. Vậy cần phải
làm gì để giảm nguy cơ chảy máu sau khi tiêm?
Khác với vắc xin phòng cúm, vắc xin phòng
COVID-19 hiện tại chỉ có một dạng tiêm bắp, vì vậy
bệnh nhân đang duy trì các loại thuốc chống đông
(như wafarin, thuốc chống đông trực tiếp đường uống
DOACs như rivaroxaban, dabigatran,…) hoặc các
thuốc kháng kết tập tiểu cầu (như aspirin, clopidogrel,
ticagrelor…) có nguy cơ tụ máu hoặc xuất huyết tại
vị trí tiêm. Đối với các bệnh nhân đang dùng thuốc
kháng vitamin K nên đi xét nghiệm INR định kỳ, đặc
biệt là trước khi tiêm vắc xin. Nếu chỉ số INR dưới
ngưỡng giá trị trên của mục tiêu điều trị, họ có thể
tiêm vắc xin. Khi tiêm nên sử dụng kim nhỏ (23 -
25G) và sau khi tiêm nên ấn giữ tại vị trí tiêm ít nhất
2 phút, không day hoặc xoa mạnh tại vị trí tiêm để

131
tránh chảy máu. Nếu INR > 4 không nên tiêm vắc xin
tại thời điểm đó.
Câu 16: Các loại thuốc chống đông có ảnh hưởng gì
trước và sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 không?
Bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông có nguy
cơ dễ hình thành vết bầm tím và máu tụ trong cơ tại
vị trí tiêm. Theo khuyến cáo của WHO, các thuốc
chống đông không cần phải ngừng trước, trong và sau
ngày tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Câu 17: Một số thông tin cho rằng vắc xin phòng
COVID-19 có thể gây cục máu đông, đặc biệt là
đối với những người cũng có tiền sử huyết khối
tĩnh mạch sâu? Điều này có đúng không?
Vắc xin AstraZeneca đã được WHO cấp phép
sử dụng đã được khẳng định về hiệu quả và tính an
toàn. Tính tới ngày 09/06/2021, đã có 390 (trong tổng
số 42,3 triệu liều tiêm) trường hợp được báo cáo hình
thành cục máu đông có liên quan đến tình trạng giảm
tiểu cầu sau mũi tiêm vắc xin AstraZeneca đầu tiên

132
tại Anh, trong đó 71 ca tử vong. Trong đó có các
trường hợp hình thành huyết khối mạch máu não.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng này chưa rõ (có thể
do đáp ứng miễn dịch của cơ thể với vắc xin gây phản
ứng với tiểu cầu, gây ra tình trạng giảm tiểu cầu, rối
loạn đông máu và hình thành cục máu đông). Tuy
nhiên, các nhà khoa học đang tìm hiểu kỹ hơn cơ chế
của hiện tượng này. Phản ứng này rất hiếm và chỉ xảy
ra trên một số người (với tỷ lệ 1/345.000 người được
tiêm chủng). Tóm lại, ở người có tiền sử cục máu
đông vẫn có thể tiêm vắc xin AstraZeneca, trừ khi có
hội chứng giảm tiểu cầu do heparin.
Câu 18: Thuốc chống đông có làm tăng nguy cơ
xảy ra biến chứng tắc mạch và giảm tiểu cầu khi
tiêm vắc xin phòng COVID-19 không?
Tỷ lệ xảy ra biến chứng này vào khoảng
1/1.000.000 ở người được tiêm vắc xin, đồng thời
người ta cũng chưa tìm thấy mối liên quan giữa thuốc
chống đông và khả năng gia tăng các biến cố nặng do

133
vắc xin này. Vì vậy, hãy tiếp tục sử dụng thuốc chống
đông đang dùng.
Câu 19: Biểu hiện của cục máu đông là gì? Khi
nào cần hỗ trợ của nhân viên y tế?
Sau khi tiêm vài ngày hoặc vài tuần thì có thể
cần sự hỗ trợ của nhân viên y tế nếu gặp phải các
triệu chứng sau:
- Đau đầu dữ dội, điều trị thuốc giảm đau
không đỡ hơn.
- Đau đầu tăng lên khi cúi xuống hoặc nằm.
- Đau đầu kèm theo nhìn mờ, buồn nôn, nôn
vọt, khó nói, yếu chân, tay hoặc động kinh.
- Nốt phỏng ngứa, bọng nước hoặc bầm tím
trên da và niêm mạc.
- Đau ngực, khó thở, phù chân, đau bụng.
Câu 20: Vắc xin phòng COVID-19 có thể gây ra
đột quỵ không?
Một số báo cáo cho thấy rất hiếm những người
trẻ < 45 tuổi xuất hiện đột quỵ sau khi tiêm vắc xin
AstraZeneca trong vòng vài tháng. Hiện tại, chưa có

134
nghiên cứu nào chứng minh các trường hợp đột quỵ
do tiêm vắc xin gây nên.
Câu 21: Bệnh nhân có tiền sử cục huyết khối có
thể tiêm vắc xin phòng COVID-19 được không?
Bệnh nhân vẫn có thể tiêm vắc xin phòng
COVID-19, nhưng nên thông báo rõ với nhân viên y
tế về tiển sử bệnh của mình. Đồng thời với bệnh nhân
< 40 tuổi, một số hiệp hội y học Anh khuyến cáo nếu
tình trạng vắc xin cho phép, bệnh nhân nên sử dụng
vắc xin Pfizer hoặc Moderna, thay vì AstraZeneca
hay Johnson & Johnson.
3.1.4. Suy tim
Câu 22: Người bị suy tim đang điều trị ổn định có
tiêm được vắc xin phòng COVID-19 không?
Tùy vào tình trạng suy tim ở giai đoạn A, B, C
hay D, người bệnh sẽ được ở trong nhóm ưu tiên
hàng đầu và ưu tiên thứ hai tiêm vắc xin phòng
COVID-19.

135
Câu 23: Trường hợp được bác sĩ chẩn đoán suy
tim cấp, nếu nặng như vậy có nên tiêm vắc xin
phòng COVID-19 không?
Chưa có bằng chứng tiêm vắc xin an toàn trên
nhóm bệnh nhân này. Đồng thời khi tình trạng bệnh
tiến triển cấp tính, đặc biệt là suy tim cấp, hen tim,
phù phổi cấp… lúc này bệnh nhân đang trong tình
trạng nguy hiểm đến tính mạng, việc tiêm vắc xin
không mang lại lợi ích. Vì thế, đợi đến khi tình trạng
bệnh của bệnh nhân ổn định, lúc đó bệnh nhân sẽ
được xếp vào nhóm những người cần được ưu tiên
đầu tiên tiêm vắc xin.
3.1.5. Bệnh tim bẩm sinh
Câu 24: Trường hợp trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh,
liệu tiêm vắc xin phòng COVID-19 có an toàn không?
Hiện nay chưa có nghiên cứu nào về vắc xin
phòng COVID-19 cho trẻ em đánh giá về tính an toàn
và hiệu quả trên đối tượng này. Tính đến tháng

136
6/2021, Pfizer là loại vắc xin đầu tiên được cấp phép
cho trẻ từ 12 tuổi trở lên.
Câu 25: Trên thế giới hiện nay, chiến lược tiêm
chủng với bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh như
thế nào? Cần lưu ý gì trên nhóm đối tượng này?
Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch nói chung và
bệnh tim bẩm sinh nói riêng thuộc nhóm nguy cơ cao
mắc COVID-19; vì vậy, những bệnh nhân này đều
được khuyến cáo tiêm vắc xin. Hiện tại, vắc xin
Pfizer được phê duyệt cho người trên 12 tuổi trở lên,
vắc xin Moderna được dùng cho người từ 18 tuổi trở
lên. Cả hai loại vắc xin này trước khi được chấp
thuận đều được chứng minh về tính an toàn và hiệu
quả. Trường môn Tim mạch học Hoa Kỳ (ACC)
khuyến cáo nên ưu tiên tiêm chủng cho các bệnh
nhân mắc bệnh tim bẩm sinh ở giai đoạn tiến triển
hoặc mất bù, suy tim theo NYHA giai đoạn III, IV,
suy tim giai đoạn C, D, vì đây là các đối tượng bệnh

137
nặng, có nguy cơ cao nhất mắc và tử vong do
COVID-19.
3.2. TIÊM TRÊN BỆNH NHÂN CÓ BỆNH VỀ
HÔ HẤP
3.2.1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Câu 26: Trường hợp mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính có tiêm được vắc xin phòng COVID-19 không?
Nhiễm trùng đường hô hấp là nguyên nhân
hàng đầu gây ra đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
và gây những ảnh hưởng có hại lâu dài đến phổi.
Theo các dữ liệu mới đây cho thấy tỷ lệ nhập viện ở
bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được
tiêm phòng cúm giảm 38% so với những người không
được tiêm chủng. Các hướng dẫn GOLD (2020) nêu
bật việc hiệu quả của tiêm phòng cúm và phế cầu
khuẩn ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính. Theo các khuyến cáo quốc tế, bệnh nhân mắc
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên được tiêm vắc xin
phòng COVID-19 sớm nhất có thể. Do vậy, đây là
nhóm ưu tiên hàng đầu.

138
Câu 27: Trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính được 10 năm nay và đang
trong đợt cấp của bệnh thì có thể tiêm vắc xin
phòng COVID-19 không?
Khi tiêm vắc xin COVID-19 có thể gây ra một
số triệu chứng như sốt, mệt mỏi, ớn lạnh, đau mỏi
người, đau đầu…Trong khi đó, bệnh nhân mắc bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính trong đợt cấp thường có các
triệu chứng hô hấp nặng lên; do đó không nên tiêm
khi đang trong hoặc ngay sau đợt cấp của bệnh vì có
thể là yếu tố thuận lợi làm bệnh nặng hơn hoặc bùng
phát lại đợt cấp. Vì vậy, tiêm vắc xin phòng COVID-
19 khi điều trị đợt cấp ổn định hẳn và ngoài đợt cấp.
Câu 28: Trường hợp mắc bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính lâu năm và đã được bác sĩ chỉ định tiêm
vắc xin phòng COVID-19, vậy khi tiêm có cần lưu
ý điều gì không?
Khi được tiêm, bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính thực hiện các quy định chung về tiêm
vắc xin phòng COVID-19 như với các đối tượng
được tiêm khác. Lưu ý, bệnh nhân cần phải thông báo

139
rõ tiền sử bệnh cho nhân viên y tế trước khi tiêm để
có biện pháp theo dõi chi tiết hơn.
Câu 29: Trường hợp mắc bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính thì nên tiêm loại vắc xin nào là tốt nhất?
Hiện tại, một số loại vắc xin đã trải qua những
giai đoạn thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt, đảm bảo
độ an toàn, có hiệu quả và được WHO cho phép sử
dụng như Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson,
AstraZeneca... Các vắc xin này đều được khuyến cáo
tiêm cho bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính. Do đó, bệnh nhân có thể tiêm bất kỳ loại nào ở
trên hiện có theo điều kiện tại cơ sở y tế mình điều trị.
Câu 30: Trường hợp mắc bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính ngoài đợt cấp và đang điều trị các thuốc
duy trì, vậy các thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính có ảnh hưởng gì đến tiêm vắc xin phòng
COVID-19 không?
Hiện tại, không có bằng chứng về việc sử dụng
các thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ảnh
hưởng đến việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 và

140
ngược lại vắc xin không tương tác bất lợi gì với các
thuốc đang được chỉ định cho bệnh nhân. Tuy nhiên,
khi tiêm phòng, bệnh nhân cần phải khai báo rõ tiền
sử dùng thuốc cho nhân viên y tế trước khi tiêm để có
biện pháp theo dõi chi tiết hơn.
Câu 31: Trường hợp mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính mới tiêm vắc xin chống phế cầu cách đây 2 tuần
và vắc xin chống cúm được 2 tháng thì có thể tiêm
vắc xin phòng COVID-19 bây giờ được không?
Các nghiên cứu cho thấy các vắc xin không
tương bất lợi khi tiêm nhiều loại cùng thời điểm. Tuy
nhiên, theo Hiệp hội Lồng ngực Anh (BTS), vắc xin
phòng COVID-19 nên tiêm cách các thời gian tiêm
vắc xin phòng cúm và phế cầu ít nhất 7 ngày.
3.2.2. Hen phế quản
Câu 32: Trường hợp mắc hen phế quản có tiêm
được vắc xin phòng COVID-19 và nếu có thì nên
tiêm ngay được không?

141
Các nghiên cứu cho thấy trong thời kỳ đầu của
đại dịch COVID-19, bệnh nhân bị hen có nguy cơ cao
bị COVID-19 nặng và phải nhập viện. CDC Hoa Kỳ
tuyên bố rằng bệnh nhân hen từ trung bình đến nặng
có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nặng do COVID-19.
Vì vậy, bệnh nhân bị hen nên được tiêm vắc xin, kể
cả những bệnh nhân hen nặng.
Câu 33: Trường hợp được chẩn đoán hen phế quản
dị ứng thì có được vắc xin phòng COVID-19 không?
Hen phế quản không phải là bệnh có chống chỉ
định của tiêm vắc xin phòng COVID-19, thậm chí
đây còn là nhóm bệnh nên được chỉ định ưu tiên tiêm
phòng sớm. Tuy nhiên, ở bệnh nhân hen dị ứng
thường có cơ địa dị ứng; do vậy nếu bệnh nhân đã
từng có tiền sử dị ứng nặng hay dị ứng với thuốc hoặc
vắc xin trước đây, dị ứng với polythylene glycol hoặc
bất kỳ thành phần nào của vắc xin thì cần phải khai
báo với bác sĩ để cân nhắc nguy cơ, lợi ích của việc
tiêm vắc xin và được theo dõi chặt chẽ về tình trạng
sức khỏe sau tiêm.

142
Câu 34: Trường hợp bị hen phế quản cấp phải
nhập viện để điều trị, hiện tại đã ổn định và ra
viện về nhà điều trị dự phòng thì có tiêm được vắc
xin phòng COVID-19 không?
Bệnh nhân hen trong đợt cấp không có chỉ định
tiêm vắc xin phòng COVID-19. Khi bệnh nhân bệnh
ổn định sẽ có chỉ định được tiêm vắc xin. Sau khi
tiêm có thể xảy ra những phản ứng phụ giống như ở
người bình thường sau tiêm. Do vậy, đối với bệnh
nhân hen thì vắc xin có thể là yếu tố bùng phát đợt
cấp của bệnh. Cho nên, những người có bệnh hen
trước khi tiêm vắc xin cần thông báo chi tiết về tình
trạng bệnh cho nhân viên y tế và cần được theo dõi
sát tình trạng sức khỏe cũng như tình trạng bệnh hen
sau tiêm để có tư vấn điều trị kiểm soát bệnh tiếp theo.
Câu 35: Trường hợp bị hen phế quản hiện đang sử
dụng thuốc corticosteroid dạng hít thì có thể tiêm
vắc xin phòng COVID-19 không?
Không có dữ liệu nào cho thấy có bất kỳ mức
độ suy giảm hệ thống miễn dịch do sử dụng
corticosteroid dạng hít ở bệnh hen phế quản. Do vậy,

143
không có chống chỉ định tiêm vắc xin phòng COVID-19
khi bệnh nhân đang điều trị corticosteroid dạng hít.
Câu 36: Trường hợp bị hen phế quản nặng hiện
đang dùng thuốc uống corticosteroid để điều trị
thì có nên tiêm vắc xin phòng COVID-19 không?
Không có chống chỉ định tiêm vắc xin phòng
COVID-19 khi đang điều trị bằng corticosteroid
đường uống. Hiện tại, không có bằng chứng về việc
sử dụng corticosteroid đường uống thường xuyên làm
hạn chế hiệu quả của vắc xin hay không. Ảnh hưởng
đến hệ thống miễn dịch phụ thuộc chính vào liều
lượng corticosteroid uống hàng ngày và trong thời
gian bao lâu. Nếu bệnh nhân sử dụng liều thấp hàng
ngày với các corticosteroid tác dụng ngắn như
prednison thì ảnh hưởng rất ít đến hệ thống miễn dịch.

144
Câu 37: Trường hợp đã dùng một đợt
corticosteroid uống để điều trị bệnh hen phế quản
thì phải đợi bao lâu sau khi dừng thuốc này mới
được tiêm vắc xin phòng COVID-19?
Không có dữ liệu về ảnh hưởng của dùng
corticosteroid toàn thân và đáp ứng miễn dịch đối với
vắc xin phòng COVID-19. Thời điểm tối ưu cho tiêm
vắc xin sau khi dùng corticosteroid vẫn chưa được
biết. Mặt khác, các nghiên cứu cho thấy vắc xin
phòng COVID-19 không gây nguy hiểm cho những
người bị suy giảm miễn dịch.
Câu 38: Trường hợp bị hen phế quản hiện đang
điều trị duy trì bằng symbicort dạng hít theo
hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Vậy thuốc đó có ảnh
hưởng gì đến tiêm phòng vắc xin COVID-19 và
ngược lại không?
Hiện tại, không có bằng chứng về tương tác bất
lợi giữa các thuốc kiểm soát hen (như symbicort hay
seretide) với vắc xin phòng COVID-19 và ngược lại

145
vắc xin phòng COVID-19 không ảnh hưởng gì với
các thuốc điều trị kiểm soát hen. Do vậy trước, trong
và sau tiêm bệnh nhân hen vẫn duy trì dùng các thuốc
điều trị kiểm soát hen như bình thường. Không cần
dừng hay tăng hoặc giảm liều điều trị. Cũng không có
khuyến cáo dừng điều trị corticoid đường hít để giảm
nguy cơ mắc COVID-19.
Câu 39: Trường hợp bị hen phế quản nặng và
đang dùng các thuốc sinh học (kháng thể đơn
dòng kháng IgE, kháng interleukin-5) thì có phải
dùng thuốc này trước khi tiêm vắc xin phòng
COVID-19 không?
Bệnh nhân hen đang dùng các thuốc sinh học
thì không phải dừng trước và sau tiêm vắc xin phòng
COVID-19. Tuy nhiên, Hiệp hội Hen và dị ứng miễn
dịch Hoa Kỳ khuyến cáo không nên tiêm vắc xin và
các thuốc sinh học cùng ngày, vì nếu có phản ứng sau
khi tiêm có thể khó xác định do loại nào gây nên. Do

146
vậy, nên tiêm 2 loại này cho bệnh nhân hen phế quản
cách nhau ít nhất là 24 giờ.
Câu 40: Trường hợp bị hen phế quản và đang điều
trị giảm mẫn cảm với các dị nguyên thì có tiêm
vắc xin phòng COVID-19 không?
Bệnh nhân hen đang điều trị giảm mẫn cảm với
các dị nguyên thì không phải dừng trước và sau tiêm
vắc xin phòng COVID-19. Tuy nhiên, Hiệp hội Hen
và dị ứng miễn dịch Hoa Kỳ khuyến cáo không nên
tiêm vắc xin phòng COVID-19 và điều trị giảm mẫn
cảm với các dị nguyên cùng ngày, vì nếu có phản ứng
sau khi tiêm có thể khó xác định do loại nào gây nên.
Do vậy, nên sử dụng 2 loại này cho bệnh nhân hen
phế quản cách nhau ít nhất là 24 giờ.
Câu 41: Trường hợp bị hen phế quản khi tiêm vắc
xin phòng COVID-19 thì nên chọn tiêm loại vắc
xin nào cho an toàn?
Hiện tại, một số vắc xin đã trải qua những giai
đoạn thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt, đảm bảo độ

147
an toàn, có hiệu quả và được WHO cho phép sử dụng
như Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson, AstraZeneca...
Các vắc xin này đều được khuyến cáo tiêm cho bệnh
nhân hen phế quản. Tuy nhiên, trước khi tiêm phòng
bệnh nhân cần cung cấp chi tiết bệnh cho nhân viên y
tế để có biện pháp theo dõi chặt chẽ tình trạng sức
khỏe sau tiêm.
3.2.3. Các bệnh hô hấp khác
Câu 41: Trường hợp mắc bệnh nhiễm trùng cấp
nói chung và nhiễm trùng hô hấp nói riêng thì có
tiêm vắc xin phòng COVID-19 được không? Dùng
kháng sinh có ảnh hưởng gì đến tiêm vắc xin
COVID-19 không?
Những người đang mắc bệnh nhiễm trùng cấp
nói chung và nhiễm trùng hô hấp nói riêng thì chưa
có chỉ đinh tiêm vắc xin phòng COVID-19, sau khi
hết nhiễm trùng sẽ tiêm được. Vắc xin phòng
COVID-19 không tương tác với các thuốc kháng
sinh, do vậy những người đang dùng kháng sinh vẫn
được tiêm vắc xin.

148
Câu 42: Trường hợp bị bệnh giãn phế quản từ nhỏ
có cần tiêm vắc xin phòng COVID-19 không?
Giãn phế quản là bệnh mạn tính, thường có
nguy cơ cao nhiễm trùng hô hấp tái diễn. Theo Hiệp
hội Lồng ngực Anh, bệnh nhân (trên 16 tuổi) có bệnh
lý phổi mạn tính như giãn phế quản, bệnh xơ nang,
bệnh phổi kẽ... đều thuộc nhóm được ưu tiên tiêm vắc
xin phòng COVID-19.
Câu 43: Ở những người mắc các bệnh hô hấp mạn
tính (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế
quản…), khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 có xảy
ra những tác dụng phụ nặng hơn so với người
bình thường không?
Khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 có thể xảy
ra các tác dụng phụ. Các bằng chứng hiện tại cho thấy
ở người bình thường và những bệnh nhân mắc bệnh
hô hấp mạn đều có thể gặp những tác dụng phụ khi
tiêm vaccin phòng COVID-19, chỉ khác là những tác
dụng phụ khi xảy ra ở người có bệnh hô hấp mạn tính
có thể làm cho bệnh nền nặng lên. Do vậy, những

149
trường hợp này cần thông báo rõ tình trạng bệnh cho
nhân viên y tế trước khi tiêm vắc xin để theo dõi chặt
chẽ tình trạng sức khỏe và bệnh tật sau tiêm.
Câu 44: Những bệnh nhân mắc bệnh lao (lao phổi,
tràn dịch màng phổi do lao…) khi nào thì tiêm
được vắc xin phòng COVID-19?
Bệnh nhân lao phổi đang điều trị kháng sinh
chống lao, nếu điều trị tháng thứ 4 bệnh nhân đáp ứng
điều trị tốt (xét nghiệm soi AFB, chụp X quang ngực
không thấy lao tiến triển) có thể tiêm vắc xin và vắc
xin cũng không có tương tác bất lợi với các kháng
sinh chống lao. Đối với bệnh nhân tràn dịch màng
phổi phải do lao, đã hoàn thành điều trị 2 tháng có thể
tiêm được.
3.3. TIÊM TRÊN BỆNH NHÂN CÓ BỆNH ĐƯỜNG
TIÊU HÓA
Câu 45: Bệnh nhân bị bệnh gan mạn tính (viêm
gan virus B/C, bệnh gan do rượu, xơ gan, ung thư
gan) có nên tiêm vắc xin phòng COVID-19 không?

150
Theo các khuyến cáo chính thức hiện nay, bệnh
nhân mắc bệnh gan mạn tính vẫn cần được xem xét
để tiêm vắc xin vì:
- Bệnh nhân mắc bệnh gan mạn tính nếu nhiễm
SARS-CoV-2 sẽ có nguy cơ tiến triển bệnh nặng hơn
và tử vong cao hơn 3 - 4 lần so với quần thể dân số
chung.
- Lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng COVID-19
cho bệnh nhân mắc bệnh gan mạn tính cao hơn so với
nguy cơ xuất hiện các phản ứng bất lợi của việc
chủng ngừa.
- Việc tiêm vắc xin cho tỷ lệ lớn dân số là vấn
đề rất quan trọng nhằm đạt miễn dịch cộng đồng và
dự phòng lây lan dịch bệnh.
Tuy nhiên, bệnh nhân bị bệnh gan mạn tính
nên được điều trị bệnh lý gan ổn định trước khi được
tiêm vắc xin để bảo đảm việc tiêm phòng đạt độ an
toàn cao.

151
Câu 46: Lựa chọn loại vắc xin phòng COVID-19
nào để tiêm cho bệnh nhân bị bệnh gan mạn tính?
Hiện nay đã có nhiều loại vắc xin khác nhau
được sử dụng trong tiêm phòng COVID-19, trong đó
một số loại vắc xin đã được cấp phép khẩn cấp của
FDA Hoa Kỳ là vắc xin Pfizer, Moderna và Johnson
& Johnson…
Hiện tại vẫn chưa có đầy đủ các dữ liệu để so
sánh tính an toàn và hiệu quả của các loại vắc xin sử
dụng cho bệnh nhân bị bệnh gan mạn tính, tất cả vắc
xin này đều được cho là an toàn và hiệu quả. Do vậy,
có thể lựa chọn một loại vắc xin bất kỳ hiện đang sử
dụng ở từng khu vực để tiêm cho bệnh nhân bị bệnh
gan mạn tính khi được chỉ định.
Câu 47: Có cần ngưng sử dụng các thuốc điều trị
bệnh gan (thuốc kháng virus, thuốc hỗ trợ chức
năng gan, bảo vệ gan…) khi tiêm vắc xin phòng
COVID-19?
Các khuyến cáo hiện nay đều cho rằng, bệnh
nhân mắc bệnh gan mạn tính vẫn có thể sử dụng

152
thuốc điều trị bệnh gan bình thường (không cần thiết
giảm liều hay ngưng điều trị) khi tiêm vắc xin
COVID-19.
Câu 48: Khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho
bệnh nhân bị bệnh gan mạn tính có nguy cơ gặp
các biến cố bất lợi nào? Có làm nặng thêm hoặc
bùng phát bệnh gan không?
Các tác dụng bất lợi khi tiêm vắc xin cho bệnh
nhân bị bệnh gan mạn tính không khác biệt so với các
tác dụng không mong muốn khi tiêm vắc xin cho
quần thể dân số chung (đau tại chỗ tiêm, mệt, đau
đầu, đau mỏi người, sốt). Các tác dụng này hầu hết
đều nhẹ và tự giới hạn.
Tiêm vắc xin COVID-19 không làm nặng thêm
hay bùng phát bệnh gan sẵn có.
Câu 49: Khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho bệnh
nhân bệnh gan mạn tính có cần giảm liều tiêm hoặc
kéo dài khoảng cách giữa các lần tiêm không?
Không cần giảm liều vắc xin khi tiêm cho bệnh
nhân mắc bệnh gan mạn tính.

153
Với vắc xin tiêm 2 liều vẫn thực hiện theo
đúng khuyến cáo của nhà sản xuất về khoảng cách
giữa các liều tiêm cho bệnh nhân bệnh gan mạn tính.
Câu 50: Sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19
cho bệnh nhân bị bệnh gan mạn tính có cần theo
dõi gì đặc biệt không?
Do không có các biến cố bất lợi khi tiêm vắc
xin cho bệnh nhân bệnh gan mạn tính, nên bệnh nhân
được theo dõi và xử trí sau tiêm giống như các trường
hợp không có bệnh gan.
Câu 51: Có được sử dụng thuốc hạ sốt để xử trí
biến cố sốt sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 ở
bệnh nhân bị bệnh gan mạn tính không?
Sốt là một tác dụng không mong muốn hay gặp
sau tiêm vắc xin. Hiện không có chống chỉ định việc
sử dụng acetaminophen liều thấp để giảm sốt (nếu sốt
cao > 390C) ở bệnh nhân bị bệnh gan mạn tính sau
tiêm vắc xin phòng COVID-19.

154
Câu 52: Có nên xét nghiệm huyết thanh kháng
SARS-CoV-2 trước và sau tiêm vắc xin phòng
COVID-19 không?
Hiện nay chưa có khuyến cáo xét nghiệm
kháng thể kháng SARS-CoV-2 trước và sau tiêm vắc
xin cho bệnh nhân bị bệnh gan mạn tính nói riêng và
quần thể dân số nói chung. Mặc dù sự xuất hiện
kháng thể trong máu cho biết bệnh nhân đã từng
nhiễm SARS-CoV-2 hoặc do tác dụng của vắc xin.
Tuy nhiên, đáp ứng miễn dịch đến đâu để có hiệu quả
dự phòng bệnh và hiệu quả kéo dài bao lâu thì hiện
chưa rõ.
Câu 53: Bệnh nhân viêm gan tự miễn hoặc bệnh
gan mạn tính có kèm theo bệnh tự miễn khác,
người nhận gan đang sử dụng corticoid hoặc các
thuốc ức chế miễn dịch có nên tiêm vắc xin
COVID-19?
Khuyến cáo hiện nay của Hiệp hội Nghiên cứu
bệnh gan Hoa Kỳ không nên trì hoãn tiêm vắc xin

155
cho bệnh nhân bệnh gan mạn tính, trong đó có cả
bệnh nhân viêm gan tự miễn, thậm chí ngay cả khi họ
đang sử dụng corticoid hoặc thuốc ức chế miễn dịch.
Riêng đối với bệnh nhân sử dụng kháng thể
đơn dòng nên chờ đợi tối thiểu 90 ngày sau liều cuối
cùng để được tiêm vắc xin.
Câu 54: Sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho
bệnh nhân bị bệnh gan mạn tính, có cần thiết phải
tiếp tục thực hiện thông điệp 5K của Bộ Y tế?
Sau tiêm vắc xin vẫn cần tiếp tục thực hiện
thông điệp 5K của Bộ Y tế, đặc biệt với bệnh nhân bị
bệnh gan mạn tính do có đáp ứng miễn dịch kém hơn
so với quần thể dân số chung.
3.4. TIÊM TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ
Câu 55: Bệnh nhân ung thư có nên tiêm vắc xin
phòng COVID-19 và có an toàn không?
Bệnh nhân ung thư có hệ thống miễn dịch cơ
thể suy giảm, tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ kém
hơn so với người khoẻ mạnh do ảnh hưởng của bệnh

156
và các phương pháp điều trị bệnh ung thư. Khi mắc
COVID-19, họ có nguy cơ cao mắc các biến chứng
nặng hơn như viêm phổi, suy hô hấp, sốc nhiễm
trùng, suy đa tạng, tử vong… Do vậy, bệnh nhân ung
thư là nhóm đối tượng nên được ưu tiên tiêm vắc xin
phòng COVID-19 ngay khi có thể. Các chuyên gia
đưa ra giả thuyết hiệu quả của vắc xin giảm hơn ở
bệnh nhân đang bị ức chế/suy giảm miễn dịch, nhưng
nếu được tiêm vắc xin có thể làm giảm nhẹ triệu
chứng hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh nếu
mắc COVID-19.
Các bệnh nhân ung thư nên hỏi bác sĩ điều trị
của mình và đến các địa điểm tiêm chủng an toàn có
đầy đủ phương tiện cấp cứu cần thiết để được tư vấn
và tiêm vắc xin sớm nhất có thể.
Câu 56: Có vắc xin phòng COVID-19 dành riêng
cho bệnh nhân ung thư không?
Mặc dù giữa các đối tượng khỏe mạnh và bệnh
nhân ung thư đáp ứng kháng thể IgG đặc hiệu với
SARS-CoV-2 dường như không khác biệt. Hầu hết

157
các quy trình tuyển chọn bệnh nhân tham gia các thử
nghiệm đều loại trừ bệnh nhân ung thư: tiền sử mắc
ung thư, các liệu pháp ức chế miễn dịch gần nhất
(hóa trị, xạ trị, tác nhân điều hòa miễn dịch, thuốc ức
chế miễn dịch toàn thân); suy giảm miễn dịch.
Tại thời điểm này, chưa có tổ chức y tế lớn nào
đưa ra khuyến cáo về việc tiêm loại vắc xin phòng
COVID-19 nào là tốt nhất cho bệnh nhân ung thư.
Nhiều chuyên gia y tế cho rằng tại thời điểm này việc
tiêm vắc xin là quan trọng nhất, thay vì chờ đợi một
loại vắc xin cụ thể cho đối tượng nhất định. Mạng
lưới Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (NCCN) ủng hộ việc
sử dụng bất kỳ loại vắc xin nào sẵn có đã được phê
duyệt như Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson…
cho những bệnh nhân ung thư.
Câu 57: Bệnh nhân đang điều trị miễn dịch có nên
tiêm vắc xin phòng COVID-19 không? Cần lưu ý
gì cho nhóm bệnh nhân này?
Theo khuyến cáo chung của các hiệp hội tổ
chức ung thư trên toàn thế giới (bao gồm ESMO,
NCCN, ASCO, CDC...) đều cho rằng: Bệnh nhân

158
đang điều trị ung thư có thể được tiêm vắc xin phòng
COVID-19 miễn là không có chống chỉ định hoặc dị
ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Hầu hết các
tổ chức y tế đều cho rằng bệnh nhân ung thư điều trị
miễn miễn dịch hoàn toàn có thể tiêm vắc xin phòng
COVID-19, tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề sau:
+ Đối với bệnh nhân điều trị miễn dịch tế bào
(Ví dụ: Liệu pháp CAR-T truyền tế bào NK) thì theo
khuyến cáo NCCN nên đợi sau thời điểm điều trị ít
nhất 3 tháng mới tiêm vắc xin phòng COVID-19.
+ Đối với bệnh nhân điều trị thuốc ức chế điểm
kiểm soát miễn dịch hoặc các phương pháp miễn dịch
khác, hiện tại chưa có báo cáo về tác dụng phụ
nghiêm trọng của vắc xin phòng COVID-19, nên
được tiêm ngay khi có thể.
+ Một số tác dụng phụ của vắc xin phòng
COVID-19 gần giống với tác dụng phụ của thuốc
điều trị miễn dịch, đặc biệt là phản ứng quá mẫn. Vì
vậy, nên điều trị miễn dịch sau thời điểm tiêm ít nhất

159
48 - 72 giờ để tránh nhầm lẫn tác dụng phụ của thuốc
và vắc xin phòng COVID-19.
Câu 58: Cần lưu ý gì khi tiêm vắc xin phòng
COVID-19 cho bệnh nhân ung thư đang hoá trị?
Đối với các bệnh nhân đang hoá trị liệu, tiêm
vắc xin COVID-19 nên cân nhắc thật kỹ lưỡng. Tác
dụng không mong muốn thường gặp sau tiêm là sốt
38 - 390C trong 24 - 48 giờ đầu. Vắc xin nên được
tiêm trong thời gian mà chỉ số bạch cầu trong máu
không quá thấp. Vì nếu bệnh nhân sốt mà lượng bạch
cầu trong máu quá thấp có thể phải nhập viện.
Hiện nay, đối với các khối u tạng đặc, thời
điểm tiêm chủng tối ưu liên quan đến các chu kỳ hoá
trị chưa được biết rõ. Người ta công nhận rằng đối
với khối u rắn, giảm bạch cầu hạt không gây ảnh
hưởng đáng kể đến phản ứng miễn dịch đối với tiêm
chủng. Vì vậy, nên tiêm phòng khi sẵn có vắc xin.
Còn đối với ung thư máu, bạch cầu hạt có vai trò như
một dấu hiệu đánh giá tình trạng phục hồi đủ khả

160
năng miễn dịch để đáp ứng với vắc xin và đủ lượng
tiểu cầu để tránh biến chứng chảy máu. Vì vậy, trong
ung thư máu khi đang hoá trị (ví dụ: Cytarabin/
anthracyclin trong liệu pháp hoá chất dẫn đường điều
trị bệnh Leukemia cấp) cần trì hoãn tiêm chủng đến
khi số lượng bạch cầu trung tính phục hồi.
Câu 59: Thời điểm nào có thể tiêm vắc xin phòng
COVID-19 đối với nhóm bệnh nhân ung thư điều
trị phẫu thuật và xạ trị?
Theo khuyến cáo của mạng lưới Ung thư Quốc
gia Hoa Kỳ, bệnh nhân ung thư chưa hoặc đang điều
trị nên được ưu tiên tiêm khi có bất kỳ loại vắc xin
nào đã được FDA cho phép sử dụng.
- Trước khi phẫu thuật: Xác định chính xác
nguyên nhân các triệu chứng là do phẫu thuật hay do
tiêm vắc xin. Vì sốt có thể xảy ra trong 24 - 48 giờ
đầu tiên sau khi tiêm, do đó tiêm vắc xin cách ngày
phẫu thuật ít nhất vài ngày. Đối với phẫu thuật phức
tạp hơn (như cắt lách có thể xuất hiện tình trạng ức

161
chế miễn dịch…) nên tiêm mũi đầu tiên cách ít nhất 2
tuần kể từ thời điểm phẫu thuật.
- Xạ trị: Khuyến cáo nên tiêm khi có sẵn vắc
xin và việc xạ trị không cần phải gián đoạn.
Câu 60: Thời điểm nào có thể tiêm vắc xin phòng
COVID-19 đối với nhóm bệnh nhân ung thư điều
trị phương pháp ghép tế bào?
Mặc dù hiện tại có chưa nhiều những nghiên
cứu và thống kê cụ thể về tính an toàn và hiệu quả
của các loại vắc xin phòng COVID-19 hiện hành trên
nhóm bệnh nhân ung thư được điều trị liệu pháp
CAR-T (liệu pháp sử dụng tế bào lympho T chứa thụ
thể kháng nguyên dạng khảm) và phương pháp ghép
tế bào gốc (tự thân, đồng loại), đồng thời phản ứng
sinh miễn dịch khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 ở
những trường hợp này cũng yếu hơn so với người
bình thường. Tuy nhiên, Hiệp hội Cấy ghép và Trị
liệu tế bào Hoa Kỳ (ASTCT) và Hội Huyết học Hoa

162
Kỳ (ASH) khuyến cáo ưu tiên tiêm vắc xin phòng
COVID-19 cho nhóm bệnh nhân này.
Dựa trên bằng chứng hiện tại về hiệu quả và độ
an toàn, việc tiêm vắc xin nên được tiến hành sớm
nhất sau 3 tháng kể từ khi điều trị HCT và CAR-T để
phát huy tối đa hiệu quả của vắc xin. Tuy nhiên, trong
trường hợp dịch bùng phát và bệnh nhân có nguy cơ cao
nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, nên áp dụng các
khuyến cáo sẵn có của các cơ quan y tế tại vùng dịch.
Câu 61: Theo dõi triệu chứng sưng đau hạch nách
ở bệnh nhân ung thư vú sau tiêm vắc xin phòng
COVID-19 như thế nào?
Bệnh hạch bạch huyết phản ứng xảy ra ở 16%
trường hợp sau tiêm với vắc xin mRNA (Pfizer và
Moderna); nhưng chưa có báo cáo khi tiêm với vắc
xin vectơ AdV-type 26 (Johnson & Johnson), với các
triệu chứng chủ yếu là sưng đau hạch nách một bên.
Với bệnh nhân ung thư vú mới được tiêm vắc
xin phòng COVID-19 có thể xuất hạch nách được sờ

163
thấy trên lâm sàng, qua chụp X quang tuyến vú hoặc
qua siêu âm. Hạch phản ứng xuất hiện ở vùng cổ và
vùng nách sau 2 - 4 giờ tiêm và kéo dài trung bình 1 -
2 ngày đối với vắc xin Moderna và 10 ngày đối với
vắc xin Pfizer. Điều này có thể dẫn đến sự lo lắng về
tiến triển bệnh và dẫn tới các thủ thuật sinh thiết chẩn
đoán không cần thiết. Vì vậy, Hiệp hội Chẩn đoán
hình ảnh vú (SBI) khuyến cáo các xét nghiệm nên
thực hiện sau 4 - 6 tuần sau khi tiêm vắc xin phòng
COVID-19.
- Nếu xuất hiện sưng đau hạch nách trong vòng
2 - 4 ngày sau khi tiêm cần chủ động theo dõi sát và
báo ngay cho bác sĩ điều trị.
- Trong vòng 4 - 12 tuần sau tiêm mũi thứ hai
bệnh nhân có sưng đau hạch nách nên được chụp X
quang tuyến vú để theo dõi. Nếu sau đó hạch vẫn còn
nên xét nghiệm tế bào học hoặc sinh thiết hạch để
loại trừ bệnh tiến triển hoặc tái phát.

164
- Nên được khám sàng lọc trước khi tiêm liều
đầu tiên hoặc 4 - 6 tuần sau liều thứ hai.
Câu 62: Hạch dương tính giả trên hình ảnh
PET/CT sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 là gì ?
Hai loại vắc xin là Pfizer và Moderna có thể
gây ra bệnh hạch phản ứng và gây tăng hấp thu hoạt
chất đánh đấu phóng xạ trên hình ảnh PET. Do đó có
thể dẫn đến tình trạng dương tính giả. Một nghiên
cứu cho thấy 7/67 bệnh nhân có tăng hấp thu chất
đánh dấu phóng xạ ở hạch nách trong vòng 24 ngày
sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 (4 bệnh nhân hấp
thu 18F-FDG và 3 bệnh nhân hấp thu 11-Choline).
5/7 bệnh nhân có hạch nách cùng bên với vị trí tiêm.
3/7 bệnh nhân có phản ứng hạch nách cũng có hấp
thu dược chất phóng xạ bất thường tại cơ Delta do
phản ứng viêm tại vùng tiêm.
Tóm tắt khuyến cáo liên quan đến bệnh hạch
sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 và xét nghiệm
chẩn đoán hình ảnh:

165
- Việc tiêm vắc xin không nên trì hoãn với
những trường hợp bệnh nhân ung thư cần xét nghiệm
chẩn đoán hình ảnh hoặc đang xét nghiệm tầm soát
ung thư.
- Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh nên được tiến
hành trước khi tiêm.
- Khi xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh thực hiện
sau tiêm:
+ Xét nghiệm chẩn đoán hình không nên trì
hoãn với những bệnh nhân chỉ định cấp cứu (triệu
chứng cấp tính hoặc biến chứng).
+ Với những chỉ định khác (theo dõi thường
quy, tầm soát ung thư, chẩn đoán giai đoạn), nên trì
hoãn xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh ít nhất 6 tuần
sau liều vắc xin cuối cùng.
+ Nên tiêm ở ví trí đối bên với tổn thương ung
thư nguyên phát (ở bệnh nhân ung thư vú, Melanoma
chi trên) và cả 2 liều vắc xin nên tiêm cùng bên.

166
- Các bác sĩ chẩn đoán hình nên nắm được các
thông tin về tiêm vắc xin (ngày tiêm, vị trí tiêm, loại
vắc xin), xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh để phục vụ
cho chẩn đoán.
3.5. TIÊM TRÊN BỆNH NHÂN MẮC BỆNH
THẬN MẠN TÍNH
3.5.1. Bệnh thận mạn tính chưa lọc máu
Câu 63: Bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính (suy
thận mạn tính chưa lọc máu) có được tiêm vắc xin
phòng COVID-19 không?
Bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính (suy thận
mạn tính chưa lọc máu) đã có những biến đổi về hệ
miễn dịch nhưng không có chống chỉ định tiêm vắc
xin phòng COVID-19.
Câu 64: Bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính (suy
thận mạn tính chưa lọc máu) được tiêm vắc xin
phòng COVID-19 loại nào?
Một số vắc xin như Pfizer, Moderna và
AstraZeneca… đã được công bố bảo đảm an toàn cho
bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính.

167
Câu 65: Vắc xin phòng COVID-19 có an toàn khi
tiêm cho bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính không?
Các bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính nặng
không được đưa vào trong giai đoạn nghiên cứu tính
an toàn của các vắc xin. Các dữ liệu về một số vắc xin
Pfizer, Moderna và AstraZeneca đã được công bố cho
thấy không có sự khác biệt ý nghĩa về tần suất cũng
như mức độ các biến cố khi tiêm vắc xin cho bệnh
nhân bị bệnh thận mạn tính so với cộng đồng chung.
Câu 66: Tiêm vắc xin phòng COVID-19 có ảnh
hưởng tiến triển bệnh thận mạn tính không?
Không. Với bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính
có hoặc không có bệnh tự miễn, dùng thuốc ức chế
miễn dịch không được lựa chọn vào các giai đoạn
nghiên cứu sản xuất vắc xin, do đó không có dữ liệu
khuyến cáo mạnh mẽ. Những dữ liệu giai đoạn muộn
công bố về chùm ca bệnh được tiêm cho thấy tính an
toàn và không làm tăng nguy cơ tiến triển bệnh thận
mạn tính.

168
Câu 67: Vắc xin phòng COVID-19 có ảnh hưởng
gì tới các thuốc đang dùng điều trị bệnh thận mạn
tính không?
Không. Hiện tại, chưa ghi nhận sự tương tác
giữa vắc xin phòng COVID-19 và các thuốc đang
dùng để điều trị bệnh thận mạn tính.
3.5.2. Bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn cuối
điều trị lọc máu chu kỳ
Câu 68: Bệnh nhân lọc máu chu kỳ có được tiêm
vắc xin phòng COVID-19 không?
Bệnh nhân suy thận mạn tính điều trị lọc máu
chu kỳ không có chống chỉ định tiêm vắc xin phòng
COVID-19.
Câu 69: Bệnh nhân lọc máu chu kỳ được tiêm vắc
xin phòng COVID-19 loại nào?
Một số vắc xin như Pfizer, Moderna và
AstraZeneca đã được công bố bảo đảm an toàn tiêm
cho bệnh nhân lọc máu chu kỳ.

169
Câu 70: Vắc xin phòng COVID-19 có an toàn khi
tiêm cho bệnh nhân bệnh lọc máu chu kỳ?
Các bệnh nhân lọc máu chu kỳ không được lựa
chọn vào trong giai đoạn nghiên cứu tính an toàn của
các vắc xin. Một số vắc xin như Pfizer, Moderna và
AstraZeneca đã được công bố cho thấy không có sự
khác biệt ý nghĩa về tần suất cũng như mức độ các
biến cố khi tiêm vắc xin cho bệnh nhân lọc máu chu
kỳ so với cộng đồng chung.
Câu 71: Vắc xin phòng COVID-19 có ảnh hưởng
gì tới các thuốc đang điều trị ở bệnh nhân lọc máu
chu kỳ không?
Chưa ghi nhận được sự tương tác.
Câu 72: Trong trường hợp đã tiêm đủ liều vắc xin
theo khuyến cáo nhưng chưa có hiệu quả bảo vệ
thì có được tiêm thêm không?
Có. Bác sĩ sẽ tư vấn, chỉ định tiêm thêm liều
vắc xin cũng như đánh giá đáp ứng miễn dịch sau tiêm.

170
3.5.3. Bệnh nhân ghép thận
Câu 73: Bệnh nhân ghép thận có được tiêm vắc
xin phòng COVID-19 không?
Bệnh nhân ghép thận không có chống chỉ định
tiêm vắc xin phòng COVID-19, thậm chí còn được
khuyến khích tiêm sớm.
Câu 74: Bệnh nhân ghép thận được tiêm vắc xin
phòng COVID-19 loại nào?
Một số vắc xin như Pfizer, Moderna và
AstraZeneca… đã được công bố bảo đảm an toàn
tiêm chủng cho bệnh nhân ghép thận.
Câu 75: Vắc xin phòng COVID-19 có an toàn khi
tiêm cho bệnh nhân ghép thận không?
Các bệnh nhân ghép thận có ít dữ liệu trong
giai đoạn nghiên cứu tính an toàn của các vắc xin.
Một số vắc xin như Pfizer, Moderna và AstraZeneca
đã được công bố cho thấy không có sự khác biệt ý
nghĩa về tần suất cũng như mức độ các biến cố gặp

171
phải khi tiêm vắc xin cho bệnh nhân ghép thận so với
cộng đồng chung.
Câu 76: Vắc xin phòng COVID-19 có ảnh hưởng
gì tới các thuốc ức chế miễn dịch đang dùng ở
bệnh nhân ghép thận không?
Chưa ghi nhận được sự tương tác.
Câu 77: Vắc xin phòng COVID-19 có hiệu quả bảo
vệ cho bệnh nhân ghép thận không?
Bệnh nhân ghép thận phải sử dụng thuốc ức
chế miễn dịch nên hiệu quả tạo kháng thể bảo vệ tại
các thời điểm đánh giá thấp hơn nhiều so với cộng đồng
chung (< 50% tạo kháng thể bảo vệ). Một số loại vắc
xin (Pfizer, Moderna) có đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
thông qua tế bào T nên vẫn có hiệu quả bảo vệ ngay
cả khi không tạo ra đáp ứng sinh kháng thể sau tiêm.
Câu 78: Trong trường hợp đã tiêm đủ liều vắc xin
theo khuyến cáo nhưng chưa có hiệu quả bảo vệ
thì có được tiêm thêm không?

172
Có. Bác sĩ sẽ tư vấn, chỉ định tiêm thêm liều
vắc xin cũng như đánh giá đáp ứng miễn dịch sau tiêm.
Câu 79: Bệnh nhân đang trong danh sách chờ ghép
thận có được tiêm vắc xin phòng COVID-19 không?
Có. Bệnh nhân đang trong danh sách chờ ghép
thận cần được tiêm vắc xin sớm nhất có thể để tạo
miễn dịch trước khi vào giai đoạn dùng thuốc ức chế
miễn dịch.
Câu 80: Thời điểm nào sau ghép thận bệnh nhân
cần phải trì hoãn tiêm vắc xin phòng COVID-19?
Tiêm vắc xin phòng COVID-19 cần trì hoãn
trong tháng đầu sau ghép, trong giai đoạn điều trị thải
ghép cấp bằng liều cao corticoid hoặc rituximab. Với
rituximab, không nên tiêm vắc xin trong thời gian 3
tháng sau dùng thuốc trên và cần tiêm trước ít nhất 2
tuần trước khi dùng liều thuốc tiếp theo.

173
3.6. TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 Ở
BỆNH NHÂN BỊ BỆNH XƯƠNG KHỚP
Câu 81: Bệnh nhân có bệnh lý cơ - xương - khớp
có nên tiêm vắc xin phòng COVID-19 không?
Bệnh nhân có bệnh lý cơ - xương - khớp có chỉ
định tiêm vắc xin phòng COVID-19. Tuy nhiên, các
dữ liệu khoa học về hiệu quả và an toàn của các loại
vắc xin hiện nay đều dựa trên các nhóm cộng đồng
dân cư nói chung, trong khi đối với các nhóm có bệnh
lý nền còn hạn chế. Vì vậy, với từng trường hợp cụ
thể, bệnh nhân và bác sĩ chuyên khoa cơ - xương -
khớp cần phải có sự thảo luận và tư vấn về nguy cơ
lây nhiễm SARS-CoV-2 và sự tiến triển của bệnh lý
xương khớp khi tiêm để đưa ra quyết định cuối cùng
về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Câu 82: Bệnh nhân có bệnh lý xương khớp có thuộc
nhóm được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 không?
Các nghiên cứu gần đây trên các bệnh nhân bị
COVID-19 ở châu Âu và Mỹ cho thấy bệnh nhân cơ -

174
xương - khớp là nhóm bệnh mạn tính, đặc biệt là
những bệnh nhân bị viêm khớp mạn tính và bệnh
khớp tự miễn thuộc nhóm có nguy cơ mắc COVID-19
cao hơn những người bình thường khác (so với cùng
giới tính cũng như cùng nhóm tuổi). Hơn nữa, nhóm
bệnh nhân bị bệnh khớp tự miễn cũng là nhóm có
nguy cơ phải điều trị do mắc COVID-19 tại bệnh viện
cao hơn người bình thường. Vì vậy, các chuyên gia
về Thấp khớp học và Miễn dịch học đều nhất trí cho
rằng với các bệnh nhân bị bệnh xương khớp tự miễn
cần được ưu tiên tiêm vắc xin.
Câu 83: Khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, bệnh nhân
có bệnh lý xương khớp có nguy cơ gặp các tác dụng
phụ nhiều hơn người bình thường khác không?
Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu phân tích,
đánh giá về tác dụng phụ do tiêm vắc xin phòng
COVID-19 trên các nhóm bệnh nhân có bệnh lý nền
nói chung, bệnh lý xương khớp nói riêng. Dựa trên
các thông tin đã có về khả năng xảy ra tác dụng phụ

175
cũng như dị ứng với các thành phần của vắc xin hiện
đã được WHO phê duyệt. Các chuyên gia miễn dịch
và thấp khớp cho rằng chưa có đủ bằng chứng để kết
luận bệnh nhân có bệnh lý xương khớp có nguy cơ bị
tác dụng phụ hay dị ứng do tiêm vắc xin cao hơn so
với nhóm người bình thường khác. Vì vậy, đối với
nhóm bệnh nhân xương khớp khi tiêm vắc xin có chỉ
định giống như người bình thường.
Câu 84: Đối với bệnh nhân có bệnh lý xương khớp
khi được tiêm vắc xin phòng COVID-19, hiệu quả
và thời gian bảo vệ có được như người bình
thường không?
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy hiệu quả
và thời gian bảo vệ ở bệnh nhân có bệnh lý xương
khớp được tiêm vắc xin phòng COVID-19 là tương
đương với người bình thường. Tuy nhiên, hiệu quả và
thời gian bảo vệ có thể giảm đi ở một số bệnh nhân
đang được điều trị bằng các thuốc điều hòa miễn
dịch. Đồng thời, những bệnh nhân có bệnh lý xương

176
khớp có thể xuất hiện các đợt tiến triển của bệnh sau
khi được tiêm vắc xin. Tuy nhiên, sau khi đánh giá
hiệu quả bảo vệ của vắc xin cùng với nguy cơ tiến
triển của bệnh xương khớp các chuyên gia nhất trí
cho rằng hiệu quả bảo vệ của vắc xin ở những bệnh
nhân có bệnh lý xương khớp là rất đáng kể, thậm chí
đối với cả những bệnh nhân bị bệnh khớp tự miễn
đang được điều trị bằng các thuốc điều hòa miễn dịch.
Câu 85: Sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19,
bệnh nhân có bệnh lý xương khớp, đặc biệt là
bệnh khớp tự miễn có nguy cơ tiến triển bệnh
nặng lên không?
Hiện nay, các nghiên cứu chưa tìm thấy bất kỳ
bằng chứng rõ ràng nào cho thấy rằng tiêm vắc xin
(nhất là với các vắc xin loại mRNA) sẽ làm tăng nguy
cơ bùng phát hoặc tiến triển bệnh nặng lên ở những
bệnh nhân có bệnh lý xương khớp nói chung cũng
như bệnh khớp tự miễn nói riêng.

177
Câu 86: Tiêm vắc xin phòng COVID-19 có ảnh
hưởng gì đến các thuốc mà bệnh nhân có bệnh lý
xương khớp đang sử dụng không?
Hiện nay, một số nghiên cứu đánh giá tương
tác của vắc xin phòng COVID-19 đối với một số
thuốc thường được sử dụng trong quá trình điều trị ở
bệnh nhân có bệnh lý xương khớp. Các kết quả
nghiên cứu cho thấy hầu như không có sự tương tác
bất lợi nào.
Câu 87: Có sự ưu tiên nào về chọn lựa loại vắc xin
phòng COVID-19 tiêm cho các bệnh nhân có bệnh
lý xương khớp không?
Với kết quả của các nghiên cứu hiện nay chưa
thấy bất kỳ bằng chứng về sự vượt trội của một loại
vắc xin phòng COVID-19 nào trên bệnh nhân xương
khớp. Vì vậy, chưa có bất kỳ khuyến cáo nào về chọn
lựa ưu tiên loại vắc xin. Do đó, bệnh nhân nên được
tiêm loại vắc xin nào dễ dàng tiếp cận và sớm nhất có thể.

178
Câu 88: Sau khi tiêm đủ vắc xin phòng COVID-19,
bệnh nhân có bệnh lý xương khớp có cần phải
thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm
SARS-CoV-2 không?
Cho đến nay, các nghiên cứu đều cho thấy rằng
không có loại vắc xin phòng COVID-19 nào đảm bảo
chắc chắn 100% người tiêm đủ vắc xin sẽ không bị
nhiễm virus. Hơn nữa, bệnh nhân bị bệnh khớp tự
miễn, đặc biệt là những người đang sử dụng các
thuốc có tác dụng điều hòa miễn dịch sẽ có nguy cơ
nhiễm SARS-CoV-2 hơn người bình thường. Vì vậy,
sau khi tiêm đủ vắc xin bệnh nhân vẫn phải tuân thủ
các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm đã được khuyến cáo.
Câu 89: Có cần phải thay đổi liều và thời gian sử
dụng các thuốc điều hòa miễn dịch ở bệnh nhân có
bệnh lý xương khớp trước và sau khi tiêm vắc xin
phòng COVID-19 không?
Trước hết, bệnh nhân có bệnh lý xương khớp
cần phải tuân thủ đúng về liều và thời gian tiêm vắc

179
xin phòng COVID-19 theo khuyến cáo. Tuy nhiên,
chưa nên tiêm cho những bệnh nhân có bệnh lý
xương khớp, đặc biệt là bệnh khớp tự miễn đang
trong đợt tiến triển từ vừa đến nặng. Với hầu hết các
thuốc sử dụng trong quá trình điều trị bệnh khớp tự
miễn không có khuyến cáo nào về việc thay đổi liều
dùng của các thuốc này. Một số thuốc được khuyến
cáo lùi sử dụng từ 1 - 2 tuần sau khi tiêm mỗi mũi vắc
xin COVID-19, tùy thuộc vào tình trạng tiến triển của
bệnh khớp tự miễn. Tuy nhiên, việc điều chỉnh này
phải do bác sĩ điều trị cho bệnh nhân quyết định.
Câu 90: Bệnh nhân có bệnh lý xương khớp có cần
thiết phải tiêm vắc xin phòng COVID-19 nhắc lại
hàng năm không?
Cho đến nay, vẫn chưa có đủ bằng chứng khoa
học về việc có hay không phải tiêm nhắc lại vắc xin
phòng COVID-19, ngay cả đối với người bình
thường. Tuy vậy, với đặc điểm của SARS-CoV-2 là
dễ và nhanh biến đổi cũng như với các bằng chứng

180
khoa học hiện có về hiệu lực và thời gian bảo vệ của
vắc xin, các nhà khoa học khuyến cáo nên tiêm nhắc
lại hàng năm nếu đủ điều kiện.
3.7. TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 Ở
BỆNH NHÂN BỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Câu 91: Người bệnh đái tháo đường có nên tiêm
vắc xin phòng COVID-19 không?
Người bệnh đái tháo đường nên tiêm vắc xin
phòng COVID-19 vì đây nhóm có nguy cơ cao mắc
COVID-19. Khi bị mắc COVID-19, người bệnh có
nguy cơ diễn biến nặng và tỷ lệ tử vong cao hơn
những người khác. Vì vậy, tiêm vắc xin sẽ giảm nguy
cơ nhiễm bệnh và giảm tình trạng bệnh nặng khi
nhiễm virus, tỷ lệ biến chứng suy hô hấp và tử vong
thấp hơn. Nhiều quốc gia đã xếp người bệnh đái tháo
đường vào diện ưu tiên được tiêm vắc xin phòng
COVID-19.
Câu 92: Người bệnh đái tháo đường khi nào nên tiêm
vắc xin phòng COVID-19, khi nào không nên tiêm?

181
Người bệnh đái tháo đường nên tiêm vắc xin
phòng COVID-19 khi tình trạng sức khỏe toàn thân
ổn định, glucose máu được kiểm soát tốt, cơ quan hô
hấp tuần hoàn ổn định, không bị nhiễm khuẩn, không
sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch và thuốc tác động
lên quá trình đông máu.
Người bệnh không nên tiêm vắc xin phòng
COVID-19 khi đang có một trong các trường hợp
sau: Không kiểm soát được glucose máu, đang có
nhiễm khuẩn, đang có biến chứng cấp tính như tăng
áp lực thẩm thấu, nhiễm toan ceton, đột quỵ, nhồi
máu cơ tim cấp tính. Các trường hợp tạm hoãn tiêm
khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng
loại vắc xin.
Người bệnh nên khám bác sĩ chuyên khoa để
đánh giá tình trạng toàn thân và các yếu tố nguy cơ
trước khi tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Câu 93: Người bệnh đái tháo đường nên tiêm loại
vắc xin phòng COVID-19 nào?

182
Người bệnh đái tháo đường có thể tiêm tất cả
vắc xin phòng COVID-19 đã được Tổ chức Y tế Thế
giới và các quốc gia công nhận (tham khảo về hiệu
lực bảo vệ của từng loại vắc xin cụ thể tại chương 1).
Câu 94: Người bệnh đái tháo đường trước khi
tiêm vắc xin phòng COVID-19 cần lưu ý gì?
Trước khi tiêm vắc xin phòng COVID-19,
người bệnh cần đạt được trạng thái kiểm soát glucose
máu ổn định: Glucose máu lúc đói từ 4,4 - 7,2mmol/L
trong ít nhất 2 tuần, nồng độ HbA1c < 7,5%, không
bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus.
Câu 95: Người bệnh đái tháo đường sau khi tiêm
vắc xin phòng COVID-19 cần lưu ý gì?
Sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, người
bệnh cần ở lại nơi tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo
dõi các tác dụng phụ cấp tính. Sau khi về nhà, cần giữ
liên lạc với bác sĩ và thông báo ngay khi có biểu hiện
bất thường, đặc biệt yếu tay chân, liệt nửa người, nói
khó, đau tức ngực, sốt cao > 38,50C. Không bôi, đắp

183
thuốc hoặc bất cứ thứ gì lên chỗ sưng/đỏ lan rộng tại
chỗ tiêm. Chủ động theo dõi sát sức khoẻ bản thân 3
tuần sau tiêm, đặc biệt cần kiểm tra glucose máu
thường xuyên hơn để điều chỉnh kịp thời.
3.8. TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 Ở
BỆNH NHÂN BỊ BỆNH LÝ VỀ MÁU
Câu 96: Bệnh nhân bị bệnh lý về máu và cơ quan
tạo máu có được tiêm vắc xin phòng COVID-19 không?
Bệnh nhân bị bệnh lý máu và cơ quan tạo máu
đã có những biến đổi về hệ miễn dịch nhưng không
có chống chỉ định khi tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Đây là nhóm đối tượng nên được tiêm. Các chuyên
gia cũng khuyến cáo tiêm vắc xin COVID-19 cho
bệnh nhân bị bệnh lý máu và cơ quan tạo máu ở
những thời điểm thích hợp sẽ mang lại hiệu quả cao
nhất. Khi tiêm vắc xin có thể làm giảm nhẹ triệu
chứng của virus trên bệnh nhân bị bệnh lý máu và cơ
quan tạo máu nếu mắc COVID-19. Ở Việt Nam, hiện

184
tại có 1 bệnh nhân bị mắc COVID- 19 trên nền bệnh
suy tủy xương và đã tử vong.
Câu 97: Những trường hợp nào bị bệnh lý về máu
và cơ quan tạo máu có thể ảnh hưởng đến hiệu
quả của việc tiêm vắc xin phòng COVID-19?
Có những bệnh lý máu và cơ quan tạo máu mà
ở thời điểm tiêm không thích hợp sẽ ảnh hưởng đến
hiệu quả của vắc xin phòng COVID-19. Theo ASH
(American Society of Hematology, 2021) khuyến
cáo, hiệu quả của vắc xin phòng COVID-19 có thể
giảm ở những bệnh nhân đang bị ức chế hoặc suy
giảm miễn dịch (dùng hóa chất, corticosteroid liều
cao dài ngày, các liệu pháp điều trị hướng tế bào B,
ghép tế bào gốc, giảm bạch cầu, cắt lách trong bệnh
hồng cầu hình liềm). Do vậy, việc lựa chọn thời điểm
tiêm vắc xin phòng COVID-19 là rất cần thiết cho
bệnh nhân bị bệnh lý máu và cơ quan tạo máu.
Những trường hợp này khi tiêm cần tham khảo ý kiến
chuyên gia tại thời điểm tiêm.

185
Câu 98: Khi tiêm vacine phòng COVID-19 ở bệnh
nhân bị bệnh lý về máu và cơ quan tạo máu, tác
dụng phụ có nhiều hơn so với những người khỏe
mạnh không?
Đến thời điểm hiện tại, chưa có bằng chứng
nào cho thấy bệnh nhân bị bệnh lý về máu và cơ quan
tạo máu khi tiêm vắc xin có nhiều tác dụng phụ hơn
so với người khỏe mạnh. Theo ASH (2021), khi tiêm
vắc xin phòng COVID-19 có thể gặp các tác dụng phụ
như đau tại vị trí tiêm, sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau khớp.
Câu 99: Có vắc xin phòng COVID-19 nào dành
riêng cho bệnh nhân bị bệnh lý về máu và cơ quan
tạo máu không?
Tại thời điểm hiện tại, chưa có khuyến cáo nào
được đưa ra là dùng loại vắc xin nào tốt hơn và hiệu
quả hơn cho bệnh nhân bị bệnh lý về máu và cơ quan
tạo máu, nhưng đưa ra khuyến cáo là đã tiêm mũi 1 là
loại vắc xin nào thì nên tiêm mũi 2 là loại vắc xin đó.
Hiện nay, các loại vắc xin phòng COVID-19 sau có

186
thể được sử dụng để tiêm cho bệnh nhân: Pfizer,
Moderna, AstraZeneca, Sputnik V, Sinorpharm,
Johnson & Johnson.
Câu 100: Bệnh nhân bị bệnh bạch cầu (bệnh bạch
cầu cấp, bệnh bạch cầu mạn tính) có tiêm được
vắc xin phòng COVID-19 không?
Bệnh nhân bị bệnh bạch cầu cấp và bệnh bạch
cầu mạn tính tiêm được vắc xin phòng COVID-19,
nhưng cần lưu ý về thời điểm tiêm trong một số
trường hợp sau: Không nên tiêm trong quá trình điều
trị hóa chất hoặc trong vòng 14 ngày sau điều trị hóa
chất hoặc dùng corticosteroid liều cao sau khi dưừng
thuốc trong vòng 14 ngày (tương đương prednisolon
≥ 2mg/kg/ngày, trong thời gian ≥ 7 ngày). Thời gian
chỉ định tiêm sau 14 ngày dùng hóa chất và
corticosterid. Theo khuyến cáo của ASH (2021),
những bệnh nhân sau điều trị (có bạch cầu hạt trung
tính ANC < 500/μL, giảm bạch cầu lympho ALC <
200/μL) nên cân nhắc tiêm vắc xin, tốt nhất là tiêm

187
khi số lượng bạch cầu hạt trung tính > 500/µL và
bạch cầu lympho > 200/µL.
Câu 101: Bệnh nhân bị bệnh suy tủy xương có
được tiêm vắc xin phòng COVID-19 không? Thời
điểm tiêm khi nào?
Bệnh nhân bị bệnh suy tủy xương tiêm được
vắc xin phòng COVID-19, nhưng trong một số
trường hợp nên trì hoãn việc tiêm: Bệnh nhân đang
dùng corticosteroid liều cao (tương đương
prednisolon ≥ 2mg/kg/ngày, trong thời gian ≥ 7 ngày)
không nên tiêm trong vòng 14 ngày sau dừng
corticosteroid; có chỉ định cắt lách dùng ức chế miễn
dịch (cyclosporin, anti thymocyte globulin: ATG),
ghép tế bào gốcnên tiêm phòng ít nhất từ 2 - 4 tuần
trước khi thực hiện liệu pháp ức chế miễn dịch, cấy
ghép hoặc cắt lách theo kế hoạch. Nếu bệnh nhân
đang điều trị hoặc đã được điều trị ức chế miễn dịch,
hãy cân nhắc tiêm vắc xin 6 tháng sau khi bệnh nhân
ngừng điều trị để tăng phát triển khả năng miễn dịch,

188
số lượng bạch cầu hạt trung tính ANC < 500/μL và
nâng số lượng bạch cầu hạt ANC > 500/µL.
Câu 102: Bệnh nhân bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn
dịch và các bệnh lý khác gây giảm tiểu cầu ở máu ngoại
vi có tiêm được vắc xin phòng COVID-19 không?
Bệnh nhân bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn
dịch và giảm số lượng tiểu cầu trong máu ngoại vi do
các nguyên nhân khác tiêm được vắc xin phòng
COVID-19. Các nghiên cứu cho thấy, không thấy có
sự khác biệt về tác dụng phụ giữa người có số lượng
tiểu cầu thấp trong máu khi tiêm vắc xin so với nhóm
người khỏe mạnh. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế Việt
Nam, những người có số lượng tiểu cầu thấp nên trì
hoãn việc tiêm vắc xin. Những bệnh nhân này cần
được tăng số lượng tiểu cầu lên giới hạn bình thường
trước khi tiêm vắc xin.
Câu 103: Những bệnh nhân thiếu máu có tiêm vắc
xin phòng COVID-19 được không?

189
Bệnh nhân bị thiếu máu (trừ những bệnh nhân
có thiếu máu huyết tán miễn dịch đang điều trị:
Corticoid liều cao, thuốc ức chế miễn dịch, cắt lách)
tiêm được vắc xin. Hiện nay, theo khuyến cáo của
ASH (2021), không có chống chỉ định tiêm vắc xin
COVID-19 đối với những bệnh nhân thiếu máu.
Câu 104: Bệnh nhân bị bệnh thiếu máu huyết tán
miễn dịch tiêm được vắc xin phòng COVID-19 ở
những thời điểm nào?
Bệnh nhân bị thiếu máu huyết tán tiêm được
vắc xin phòng COVID-19. Nếu bệnh nhân đang được
điều trị thuốc ức chế miễn dịch corticosteroid liều cao
(tương đương prednisolon ≥ 2mg/kg/ngày, trong thời
gian ≥ 7 ngày), nên dừng các biện pháp điều trị trên
trước khi tiêm vắc xin 14 ngày. Trường hợp bệnh
nhân đã cắt lách, hiệu quả của vắc xin có thể giảm đi,
nhưng chưa có nghiên cứu nào rõ ràng về vấn đề này,
có thể tiến hành tiêm trước khi phẫu thuật cắt lách
cho bệnh nhân.

190
Câu 105: Bệnh nhân bị bệnh u lympho ác tính có
tiêm được vắc xin phòng COVID-19 không?
Bệnh nhân bị bệnh u lympho ác tính tiêm được
vắc xin phòng COVID-19. Tuy nhiên, theo khuyến
cáo của ASH (2021) và Bộ Y tế (2021), nên tiêm vắc
xin sau khi điều trị hóa chất 14 ngày. Bệnh nhân có
dùng kháng thể đơn dòng kháng thụ cảm thể CD20,
trong những trường hợp bệnh nhân có thụ cảm thể
CD20 (+) nên cân nhắc sau một thời gian mới tiêm
vắc xin.
Câu 106: Bệnh nhân sau ghép tế bào gốc tạo máu
có tiêm được vắc xin phòng COVID-19 không?
Bệnh nhân sau ghép tế bào gốc tạo máu có thể
tiêm được vắc xin phòng COVID-19. Theo khuyến
cáo của ASH (2021): Hiện nay, chưa có công bố nào
về vắc xin ở các trường hợp bị ức chế miễn dịch. Hầu
hết các nghiên cứu về vắc xin phòng COVID-19 yêu
cầu bệnh nhân ngừng các biện pháp ức chế miễn dịch
trong một thời gian nhất định mới đủ điều kiện để

191
tiêm. Điều này có thể không khả thi ở những bệnh
nhân đang được điều trị bệnh ác tính huyết học. Chưa
có nghiên cứu rõ ràng các về các vắc xin khác nhau
sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các dạng bất thường
miễn dịch khác nhau. Theo khuyến cáo, đề nghị dừng
thuốc ức chế miễn dịch sau 6 tháng thì mới có thể
tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Câu 107: Bệnh nhân bị bệnh lý đa u tủy xương có
tiêm được vắc xin phòng COVID-19 không?
Bệnh nhân bị bệnh đa u tủy xương tiêm được
vắc xin phòng COVID-19. Theo khuyến cáo của
ASH (2011): Nên định lượng các globulin miễn dịch
(IgG, IgM, IgA) để xác định xem bệnh nhân có khả
năng đạt được phản ứng miễn dịch bảo vệ hay không
trước khi tiêm. Do vậy, trước khi tiêm cần tham khảo
ý kiến chuyên gia.
Câu 108: Bệnh nhân bị bệnh xuất huyết giảm tiểu
cầu miễn dịch và giảm tiểu cầu do các nguyên
nhân khác sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19,
số lượng tiểu cầu có giảm hơn nữa không?

192
Theo khuyến cáo của ASH (2021), bệnh nhân
bị giảm tiểu cầu miễn dịch và giảm tiểu cầu do các
nguyên nhân khác sau tiêm vắc xin phòng COVID-19
có thể bị hạ thấp hơn nữa số lượng tiểu cầu thoáng
qua và hiện nay vẫn còn cần các nghiên cứu tiếp theo
để tiếp tục theo dõi. Theo một số khuyến cáo, bệnh
nhân bị giảm tiểu cầu do dùng heparin và tiền sử
huyết khối không nên tiêm vắc xin AstraZeneca.
3.9. TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 Ở BỆNH
NHÂN BỊ BỆNH THẦN KINH VÀ TÂM THẦN
Câu 109: Vắc xin phòng COVID-19 có gây co
giật không?
Theo Hiệp hội Chống động kinh Quốc tế
(International League Against Epilepsy: ILAE, 2021):
C9/ho tới thời điểm hiện tại, chưa có bằng chứng nào
về việc vắc xin phòng COVID-19 gây cơn co giật
kiểu động kinh. Tuy nhiên, cần chú ý sau tiêm vắc
xin có thể xuất hiện sốt, khi đó làm giảm ngưỡng gây
cơn co giật ở tế bào thần kinh và dễ làm xuất hiện cơn

193
co giật hơn. Theo khuyến cáo thì sau khi tiêm vắc xin
trong vòng 48 hoặc khi có sốt thì cần uống đều đặn
paracetamol/acetaminophen sẽ làm giảm nguy cơ
xuất hiện cơn co giật.
Câu 110: Người mắc bệnh động kinh có nên tiêm
vắc xin phòng COVID-19 không?
Theo Hiệp hội Chống động kinh Quốc tế, Ủy
ban Hỗn hợp về Tiêm chủng và Miễn dịch (JCVI): Ở
Anh, người mắc bệnh thần kinh mạn tính, trong đó có
bệnh động kinh được xếp vào nhóm người ưu tiên thứ
6 cần được tiêm vắc xin phòng COVID-19. Vì vậy,
những người mắc bệnh động kinh nên tiêm vắc xin.
Câu 111: Bệnh nhân bị đã đột quỵ nhồi máu não
(do có cục máu đông làm tắc mạch máu) có chống
chỉ định với tiêm vắc xin phòng COVID-19 không?
Trường hợp hình thành cục máu đông (huyết
khối) ở động mạch hay tĩnh mạch kết hợp với giảm
tiểu cầu máu ngoại vi rất hiếm gặp với tỷ lệ khoảng
1/200.000 đến 1/400.000 người được tiêm vắc xin.

194
Vì vậy, tỷ lệ xảy ra sẽ thấp hơn 0,001% so với nguy
cơ tử vong từ 0,5 - 1% nếu mắc COVID-19. Với nữ
giới < 50 tuổi có nguy cơ cao hơn. Biến chứng này
thường xảy ra từ 5 ngày đến 4 tuần sau khi tiêm vắc
xin. Do đó, bệnh nhân bị đột quỵ nhồi máu não không
có chống chỉ định với tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Câu 112: Vắc xin phòng COVID-19 có gây ra một số
bệnh thần kinh (gây liệt và rối loạn cảm giác) không?
Theo số liệu của CDC Hoa Kỳ, Anh (tính tới
28/02/2021), sau khi tiêm vài chục ngàn trường hợp
với vắc xin dựa trên công nghệ véc tơ virus như vắc
xin AstraZeneca và Johnson & Johnson mới chỉ có 01
trường hợp mắc hội chứng Guillain- Barré và 01
trường hợp liệt dây thần kinh số VII ngoại biên (gây
méo miệng, mắt nhắm không kín) được ghi nhận. Tuy
nhiên, chưa có đủ bằng chứng để kết luận về sự liên
quan này. Các vắc xin khác thì không ghi nhận có các
biến chứng thần kinh nào. Các chuyên gia đề nghị
cần phải nghiên cứu tiếp để trả lời câu hỏi liệu vắc
xin phòng COVID-19 có gây ra một số bệnh thần

195
kinh tự miễn như hội chứng Guillain- Barré, xơ não
tủy rải rác hay không.
Câu 113: Bệnh nhân nhược cơ đang điều trị bằng
thuốc ức chế miễn dịch như corticoid, azathioprin…
có chống chỉ định tiêm vắc xin phòng COVID-19 không?
Theo Hội nhược cơ Mỹ, những bệnh nhân
nhược cơ nếu không dị ứng với thành phần của vắc
xin thì đều tiêm được. Tuy nhiên, cần chú ý những
bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch
thì nguy cơ mắc COVID-19 sau tiêm phòng vẫn cao
hơn người không dùng thuốc vì hệ miễn dịch lúc này
bị suy yếu bởi tác dụng của thuốc. Vì vậy, cần phải
tuân thủ các biện pháp phòng dịch.
Câu 114: Bệnh nhân nhược cơ đang điều trị bằng
thuốc ức chế miễn dịch corticoid, azathioprin…có
phải dừng những thuốc này để tiêm vắc xin phòng
COVID-19 không?
Theo khuyến cáo của Hội Nhược cơ Hoa kỳ thì
thuốc ức chế miễn dịch là cần thiết để điều trị bệnh
nhược cơ, nếu dừng thì triệu chứng bệnh sẽ nặng lên.
Do đó, bệnh nhân không nên thay đổi liệu trình điều

196
trị với thuốc ức chế miễn dịch để có thể tiêm vắc xin
phòng COVID-19.
Câu 115: Bệnh nhân nhược cơ đang điều trị bằng
thuốc kháng thể đơn dòng như rituximab… có chống
chỉ định tiêm vắc xin phòng COVID-19 không?
Theo Hội Nhược cơ Mỹ thì những bệnh nhân
nhược cơ nếu không có dị ứng với thành phần của
vắc xin thì đều tiêm được. Tuy nhiên, thuốc rituximab
làm giảm hiệu quả của vắc xin phòng COVID-19 nên
sau tiêm vẫn cần phải chú ý thực hiện các biện pháp
phòng dịch.
Câu 116. Bệnh nhân nhược cơ điều trị bằng
phương pháp lọc tách huyết tương thì hiệu quả
của tiêm vắc xin có bị ảnh hưởng không?
Lọc tách huyết tương là phương pháp điều trị
bệnh nhược cơ, trong đó máu người bệnh được lấy ra,
lọc bỏ thành phần kháng thể và một số thành khác
trong máu, sau đó được truyền máu trở lại. Chưa có
nghiên cứu nào xem liệu kháng thể chống lại
COVID-19 sau khi tiêm vắc xin có bị loại bỏ khỏi

197
máu bệnh nhân khi áp dụng điều trị bằng lọc tách
huyết tương. Qua tổng quan tài liệu về vấn đề này với
các vắc xin khác thì kháng thể vẫn đầy đủ trong máu
bệnh nhân sau lọc. Đồng thời, một số bệnh nhân
nhược cơ đã được kiểm tra kháng thể chống lại
COVID-19 sau khi tiêm vắc xin thì vẫn thấy kháng
thể tồn tại trong máu nhiều tháng sau tiêm vắc xin. Vì
vậy, Hội Nhược cơ Mỹ vẫn khuyên bệnh nhân nhược
cơ đang điều trị bằng phương pháp lọc tách huyết
tương nên tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Câu 117: Bệnh nhân nhược cơ điều trị bằng
phương pháp truyền gamma globulin miễn dịch
thì hiệu quả của tiêm vắc xin phòng COVID-19 có
bị ảnh hưởng không?
Theo Hội Nhược cơ Mỹ thì vấn đề này chưa
có nghiên cứu nào thực hiện nên câu trả lời còn bỏ
ngỏ. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyên người
bệnh nên tiêm vắc xin phòng COVID-19 nếu không
có bất kỳ chống chỉ định nào.

198
Câu 118: Những bệnh nhân bị bệnh thần kinh
mạn tính nếu đã tiêm phòng vắc xin khác như vắc
xin phòng cúm thì có thể tiêm được vắc xin phòng
COVID-19 không?
Theo CDC Hoa Kỳ và Anh thì những người đã
tiêm vắc xin phòng một bệnh nào trước đó thì nên
chờ ít nhất 7 ngày sau để có thể tiêm vắc xin phòng
COVID-19.
Câu 119: Bệnh nhân đã có tiền sử mắc bệnh lý tự
miễn dịch như hội chứng Guillain-Barré hay liệt
dây thần kinh số VII ngoại biên có chống chỉ định
của tiêm vắc xin phòng COVID-19 không?
Theo CDC Hoa Kỳ, những bệnh nhân mắc hội
chứng Guillain-Barré hay liệt dây thần kinh số VII
ngoại biên không có chống chỉ định tiêm vắc xin
phòng COVID-19. Tuy nhiên, những bệnh nhân này
cần theo dõi cẩn thận trong khoảng 3 - 4 tuần sau
tiêm và nếu có biểu hiện yếu hoặc rối loạn cảm giác
phải thông báo ngay cho nhân viên y tế để được đánh
giá chính xác.
199
Câu 120: Vắc xin phòng COVID-19 có chống chỉ
định với người bị bệnh tâm thần như tâm thần
phân liệt, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, trầm cảm
hay một số bệnh lý tâm thần khác không?
Theo khuyến cáo của CDC Hoa Kỳ và Anh:
Những người mắc bệnh tâm thần là đối tượng có
nguy cơ mắc COVID-19 cao. Vì vậy, đây là nhóm
được đưa vào danh sách ưu tiên của chiến lược tiêm
vắc xin. Nếu như không có chống chỉ định khác thì
người bệnh tâm thần hoàn toàn tiêm được vắc xin
phòng COVID-19.
Câu 121: Những người mắc bệnh tâm thần đang
được điều trị bằng thuốc hướng thần như thuốc an
thần, chống trầm cảm… khi tiêm vắc xin phòng
COVID-19 cần chú ý những điểm gì?
Theo số liệu mới nhất thì những bệnh nhân tâm
thần đang được điều trị bằng thuốc như thuốc chống
trầm cảm, an thần... có thể hiệu quả của vắc xin
phòng COVID-19 sẽ bị ảnh hưởng vì những thuốc
trên làm giảm tác dụng của một số yếu tố chống viêm
sau khi tiêm một số vắc xin khác như vắc xin phòng

200
cúm, thương hàn… Để có thêm số liệu về tương tác
giữa vắc xin phòng COVID-19 và các thuốc hướng
thần gây ảnh hưởng tới hiệu quả và an toàn của vắc
xin phòng COVID-19 cần có thêm các nghiên cứu.
Những tác dụng phụ về tâm thần sau khi tiêm
vắc xin phòng COVID-19 không có triệu chứng nào
nặng và nguy hiểm. Hay gặp nhất là tình trạng mỏi
mệt sau tiêm vắc xin nhưng triệu chứng này thường
tự hết sau 24 - 48 giờ. Các triệu chứng của bệnh nền
như tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc lưỡng cực,
trầm cảm… không thấy bị nặng lên.

201
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định 1624/QĐ-BYT ban hành ngày
18/3/2021, Quyết định của Bộ Y tế về việc ban hành
hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng
vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca.
2. Quyết định 1966/QĐ-BYT ban hành ngày
22/4/2021, Quyết định của Bộ Y tế về việc ban hành
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu
cầu, huyết khối sau tiêm vắc xin phòng COVID-19.
3. Hướng dẫn sử dụng vắc xin phòng COVID-19
của nhà sản xuất Astrazeneca.
4. www.who.int/news-room/feature-stories/detail/
side-effects-of-COVID-19-vắc xins
5. www.who.int/news-room/q-a-detail/coronavirus-
disease- (COVID-19) -vắc xins
6. Vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vắc xins
/expect/after.html
7. Vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/
vắc xins /safety/allergic-reaction.html

202
8. Kaur SP, Gupta V. COVID-19 vaccine: A
comprehensive status report. Virus Res.
2020;288:198114.
doi:10.1016/j.virusres.2020.198114
ASH (2021). General Principles of COVID-19
vaccines for Immunocompromised Patients. Version
1.3.
9. ASH (2021). Thrombosis with
Thrombocytopenia Syndrome (also termed vaccine -
induced Thrombotic Thrombocytopenia). Version 1.4.
10. ASH (2021). COVID-19 and Acute
Myeloid Leukemia: Frequently Asked Questions.
Version 1.5.
11. 1Tiede A, Sachs UJ, Czwalinna A, et al
(2021). Prothrombotic immune thrombocytopenia
after COVID-19 vaccine. Blood.
12. Xia S, Duan K, Zhang Y, et al (2020).
Effect of an Inactivated vaccine Against SARS-CoV-
2 on Safety and Immunogenicity Outcomes: Interim

203
Analysis of 2 Randomized Clinical Trials. JAMA,
324:951-60.
13. Walsh EE, Frenck RW, Jr., Falsey AR, et al
(2020). Safety and Immunogenicity of Two RNA-
Based COVID-19 vaccine Candidates. N Engl J Med.
14. Sax P.E (2021). COVID-19 Vccine
Frequently Asked Question, The New England
Journal of Medicine.
15. https://www.everydayhealth.com/asthma/things-
people-with-asthma-should-know-about-getting-the-
COVID-19- vaccine
16. https://COPD.net/living/COVID-19
vaccine
17. https://www.uptodate.com/contents/COVID-
19-questions-and-answers
18. https://www.uptodate.com/contents/COVID-
19- vaccines-to-prevent-sars-cov-2-infection

204
19. British Thorax Society (2021). BTS
Guidance: COVID-19 Vaccination – information for
health care professionals.
20. WHO Information Note. COVID-19:
considerations for tuberculosis (TB) care CTS
Information and Guidance for Respiratory HealtCare
Professionals on COVID 19 Vaccination (https://cts-
sct.ca/COVID-19/)
21. GINA guidance about COVID-19 and
asthma (update 26 april 2021)
22. Lambertini M, Toss A, Passaro A, et al
(2020). “Cancer care during the spread of coronavirus
disease 2019 (COVID-19) in Italy: young
oncologists’ perspective”. ESMO
Open;5(2):e000759.
23. Kuderer N, Choueiri T, Shah D, et al
(2020). “Clinical impact of COVID-19 on patients
with cancer (CCC19): a cohort study”.
Lancet;395(10241): 1907 1918.

205
24. WHO Draft Landscape of COVID-19
candidate vaccines. Available at:
https://bit.ly/2WPuad6. Accessed December 22, 2020.
25. Marra A, Generali D, Zagami P, et al
(2020). “Anti-SARS-CoV-2 antibody response in
patients with cancer and oncology healthcare
workers: A multicenter, prospective study”. Ann
Oncol ;31(suppl 4):S1206.
26. NCCN (2021), Cancer and COVID-19
vaccination, Clinical Practice Guidelines in
Oncology.
27. Centers for Disease Control and
Prevention. Local Reactions, Systemic Reactions,
Adverse Events, and Serious Adverse Events: Pfizer-
BioNTech COVID-19 vaccine. December 13, 2020.
Accessed March 6, 2021.
28. Centers for Disease Control and
Prevention. Local Reactions, Systemic Reactions,
Adverse Events, and Serious Adverse Events:

206
Moderna COVID-19 vaccine. December 20, 2020.
Accessed March 6, 2021.
29. Society of Breast Imaging, SBI
Recommendations for the Management of Axillary
Adenopath 5y in Patients with Recent COVID-19
Vaccination, 2021.
30. M. Alexander Otto, MMS, PA, False-
Positive Lymph Nodes on PET Scans After COVID
Vaccination, June 01, 2021.
31. Lehman CD, Mendoza DP, Succi MD, et
al. Unilateral Lymphadenopathy Post COVID-19
Vaccination: A Practical Management Plan for
Radiologists Across Specialties. Radiology 2021.
epub March 3 2021.
32. Anton S. Becker, Rocio Perez-Johnston, et
al, Multidisciplinary Recommendations Regarding
Post-vaccine Adenopathy and Radiologic Imaging:
Radiology Scientific Exp, Feb 24 2021.
33. Fareed Khawaja, M. D., Chemaly, R. F.,
Dadwal, S., et al. “ASH-ASTCT COVID-19
207
Vaccination for HCT and CAR T Cell Recipients:
Frequently Asked Questions”, COVID-19
RESOURCES, American Society of Hematology, ver
2.0, April 01, 2021.
34. Johannes WJ Bijlsma (2021). “EULAR
December 2020 viewpoints on SARS-CoV-2
vaccination in patients with RMDs”. Ann Rheum
Dis. 2021 Apr; 80(4): 411–412.
35. Jeffrey R. Curtis,1 Sindhu R. Johnson,2
Donald D. Anthony, et al (2021). “American College
of Rheumatology Guidance for COVID-19
Vaccination in Patients With Rheumatic and
Musculoskeletal Diseases: Version 1”. Arthritis
Rheumatol. 2021 Jun 15. doi: 10.1002/art.41877.
Online ahead of print.
36. https://www.health.harvard.edu/staying-healthy/is-
the-COVID-19-vaccine-safe-for-heart-attack-survivors.
37. Driggin Elissa et al. (2021), "ACC Health
Policy Statement on Cardiovascular Disease
Considerations for COVID-19 vaccine Prioritization",
208
Journal of the American College of Cardiology. 77
(15), pp. 1938-1948.
38. COVID-19 vaccine information for heart
patients - European Society of Cardiology - 21/4/21.
39. Is it true? Should you take blood thinning
medication before having the AstraZeneca vaccine? –
Autralian Government/Department of Health
https://www.health.gov.au/initiatives-and-
programs/COVID-19-vaccines/is-it-true/is-it-true-
should-you-take-blood-thinning-medication-before-
having-the-astrazeneca-vắc xins.
40. COVID-19 vaccins and blood clots: Your
questions answered - BBC News
https://www.bbc.com/news/uk-wales-56764182
Coronavirus vaccine: your questions answered-Heart Matter
Magazine
https://www.bhf.org.uk/informationsupport/heart-
matters-magazine/news/coronavirus-and-your-
health/coronavirus-vaccine-your-questions-
answered#warfarin.
209
41. COVID-19 vaccines and people with
epilepsy: International League Against Epilepsy;
2021 [Available from: https://www.ilae.org/patient-
care/COVID-19-and-epilepsy/COVID-19-vaccines-
and-peoplewith-epilepsy accessed February 28, 2021.
42. Lu Lu, Weixi Xiong, Jie Mu, Qi Zhang,
Hesheng Zhang, Ling Zou, Weimin Li, Li He,
Josemir W. Sander, Dong Zhou. The potential
neurological effect of the COVID-19 vaccine: A
review. Acta Neurol Scand. 2021;144:3-12.
43.https://myasthen ia.org/MG-
Community/COVID-19-Resource-Center.
44. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-
ncov /vắc xins/index.html.
45. Mazereel, V., Van Assche, K., Detraux, J.,
& De Hert, M. (2021). COVID-19 vaccination for
people with severe mental illness: why, what, and
how? The Lancet Psychiatry, 8(5), 444-450.
doi:https://doi.org/10.1016/S2215-0366(20)30564-2.

210
211

You might also like