You are on page 1of 12

CHỦNG NGỪA Ở TRẺ EM

BSCK2. Nguyễn Thị Thanh Thùy

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Hiểu được tầm quan trọng của việc tiêm ngừa ở trẻ em
2. Hiểu được cơ chế hoạt động của vaccin trong cơ thể
3. Trình bày được các thành phần, phân loại vaccin,
4. Nhận biết được các biến cố bất lợi sau tiêm
5. Trình bày được các chống chỉ định, hoãn tiêm ngừa
6. Trình bày được lịch tiêm chủng của trẻ em

1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TIÊM NGỪA Ở TRẺ EM:


1.1. Tác động về sức khỏe cho trẻ:
- Giảm tỷ lệ tử vong: chủng ngừa đã góp phần làm giảm trên 3 triệu trẻ em chết hàng
năm, giúp thanh toán bệnh đậu mùa vào năm 1979, giảm số ca bại liệt từ 350.000
ca vào năm 1988 còn 37 ca vào năm 2016, giảm 80% tỷ lệ tử vong do sởi so với
năm 2000…
- Giảm tỷ lệ và ngăn chặn các chủng đề kháng kháng sinh: tiêm vaccin phế cầu cộng
hợp tại Mỹ cho trẻ em giúp giảm 57% tỷ lệ mắc bệnh gây ra do chủng phế cầu
kháng Penicillin và giảm 59% các chủng đề kháng đa kháng sinh…
1.2. Thành tựu của chương trình Tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam:
- Thanh toán bệnh bại liệt Polio vào năm 2000
- Loại trừ uốn ván sơ sinh năm 2005
- Khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi
- Khống chế và tiến tới loại trừ bệnh viêm gan siêu vi B: năm 2012, nhóm trẻ dưới 5
tuổi nhiễm viêm gan siêu vi B là 1,89% đạt mục tiêu của WHO là 2% và đang tiến
tới giảm còn 1% trong tương lai.
- Khống chế bệnh ho gà: từ 1984 đến 2018 giảm 844 lần còn 0,1/100.000 dân
Với các con số ấn tượng trên, Việt Nam đã giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, góp
phần đạt mục tiêu thiên niên kỷ.
2. HỆ THỐNG MIỄN DỊCH CỦA CƠ THỂ:
2.1. Một số khái niệm liên quan đến miễn dịch:
 Kháng nguyên: là một chất lạ, khi xâm nhập vào cơ thể có khả năng gây bệnh (ví
dụ vi khuẩn hoặc virus chưa làm giảm độc lực). Khi vào cơ thể, kháng nguyên
kích thích hệ thống miễn dịch tạo đáp ứng miễn dịch chống lại kháng nguyên đó.
 Kháng thể: là protein có trong máu được cơ thể tạo ra nhằm đáp ứng với kháng
nguyên lạ. Kháng thể bảo vệ cơ thể chống lại bệnh nhờ việc trung hòa hoặc tiêu
diệt tác nhân gây bệnh. Trong một đáp ứng miễn dịch, kháng thể có 3 chức năng
chính: gắn với kháng nguyên, kích hoạt hệ thống bổ thể và huy động các tế bào
miễn dịch
 Chủng ngừa: là đưa kháng nguyên từ mầm bệnh vào cơ thể, kích thích hệ miễn
dịch phát triển miễn dịch đặc hiệu chống lại mầm bệnh mà không gây ra bệnh liên
quan đến mầm bệnh đó
 Vaccin: là một chế phẩm sinh học cung cấp khả năng miễn dịch đặc hiệu chủ động
đối với các bệnh truyền nhiễm. Vắc xin thường chứa các sinh vật đã bị làm suy
yếu hoặc bị giết chết hoặc các sản phẩm tinh khiết có nguồn gốc từ chúng
2.2. Hệ thống miễn dịch của cơ thể: gồm 2 thành phần
2.2.1 Hệ thống miễn dịch không đặc hiệu (bẩm sinh): giúp cơ thể chống lại bệnh
nhiễm trùng ba hình thức có sẵn trong cơ thể:
 Hàng rào bề mặt: bảo vệ bằng cơ chế cơ học, hóa học và sinh học. Cơ học: da và
niêm mạc đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục, mắt, .. che đậy, bắt giữ, hoặc
đẩy mầm bệnh ra ngoài. Hóa học:da và niêm mạc hô hấp tiết ra các chất kháng
khuẩn: peptide β,lysozyme; phospholipase A2 có trong nước bọt, nước mắt, sữa
mẹ; acid dạ dày, protease trong dạ dày. Sinh học: vi khuẩn sống hội sinh trên
đường tiêu hóa và sinh dục cạnh tranh với các vi khuẩn gây bệnh ở mặt dinh
dưỡng và nơi ở.

 Hàng rào dịch thể: Khi tác nhân gây bệnh đã vượt qua được hàng rào da và niêm
mạc thì sẽ gặp hàng rào ngay bên trong cơ thể đó là huyết thanh chứa các yếu tố
dịch thể đóng vai trò quan trọng trong viêm như Lyzozym, các thành phần của bổ
thể, Interferon, Lactoferin và transferin, hệ thống đông máu, Interleukin-1 (IL-1).
 Hàng rào tế bào: đây là hàng rào quan trọng nhất, đó là bạch cầu đa nhân trung
tính, đại thực bào, bạch cầu ái toan, tế bào diệt tế bào đích… các tế bào này là
hàng rào bảo vệ chính của hệ thống miễn dịch không đặc hiệu.
2.2.2 Hệ thống miễn dịch đặc hiệu (thu được): giúp cơ thể chống lại bệnh nhiễm
trùng thông qua 2 hình thức tác động từ bên ngoài

 Miễn dịch đặc hiệu chủ động: sau khi nhiễm trùng hoặc sau khi tiêm vaccin, hệ
miễn dịch sẽ xác định kháng nguyên, phát triển kháng thể đặc hiệu và tế bào miễn
dịch để tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Đồng thời ghi nhớ vật lạ, để lần sau khi chúng
xâm nhập lại vào cơ thể sẽ đáp ứng đặc hiệu. Loại miễn dịch này thường tồn tại lâu
dài.
Cơ chế: kháng nguyên sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ hoạt hóa Lympho B và
Lympho T, dẫn đến tạo tế bào nhớ. Nhìn chung, Lympho B phụ trách chính viêc tạo
đáp ứng miễn dịch dịch thể (tạo kháng thể) còn Lympho T tạọ đáp ứng miễn dịch qua
trung gian tế bào
Như vậy, vaccin có vai trò giúp cơ thể chống bệnh bằng cách kích thích hệ thống
miễn dịch tạo ra đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
 Miễn dịch đặc hiệu thụ động: là miễn dịch thu được nhờ kháng thể của
người khác hoặc từ động vật (ví dụ kháng thể của mẹ truyền cho thai nhi giúp bảo
vệ trẻ 6 tháng đầu đời, truyền huyết thanh giàu kháng thể từ người này sang người
khác…). Miễn dịch thụ động hiệu quả nhưng thường ngắn, vài tuần hay vài tháng.
Trường hợp tiêm huyết thanh kháng dại, kháng độc tố uốn ván SAT…cũng là một
dạng tạo miễn dịch đặc hiệu thụ động.

3. VACCIN:
3.1. Thành phần vaccin:
3.1.1 Thành phần sinh miễn dịch: kháng nguyên tạo ra đáp ứng miễn dịch bảo vệ cơ
thể
3.1.2 Thành phần không sinh miễn dịch:

- Tá dược: có tác dụng duy trì chất lượng


- Chất bảo quản: ngăn nhiễm khuẩn trong vaccin
- Chất bổ trợ: giúp tăng cường đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với kháng nguyên
trong vaccin
Vì vaccin có nhiều thành phần nên phản ứng sau tiêm vaccin không chỉ do kháng
nguyên mà có thể do tất cả các thành phần có trong vaccin.
3.2. Phân loại vaccin:
3.2.1 Vaccin sống, giảm độc lực: Có nguồn gốc từ virus hoặc vi khuẩn, được làm suy
yếu để mất khả năng gây bệnh trong điều kiện phòng thí nghiệm. Loại vắc xin này
thường tạo ra các phản ứng miễn dịch dịch thể và tế bào bền vững, nhưng chúng có
thể không an toàn để sử dụng cho những người bị suy giảm miễn dịch, và trong
những trường hợp hiếm hoi có thể biến chủng thành dạng có độc lực và gây bệnh. Ví
dụ: Sởi, Quai bị, Rubella, Thủy đậu, Rota, bại liệt uống…Các dạng baò chế thường
gặp:
1- Vaccin sống, giảm độc lực dạng đơn từng loại: sởi, thủy đậu…
2- Vaccin sống, giảm độc lực dạng kết hợp (sởi- rubella, sởi- quai bị- rubella…)
3- Vaccin sống, giảm độc lực dạng vector virus (sẽ trình bày ở phần sau)
3.2.2 Vaccin bất hoạt: là vaccin chế từ virus, vi khuẩn đã được làm chết hoặc các sản
phẩm tinh khiết có nguồn gốc từ chúng, không thể gây bệnh ngay cả đối với người
suy giảm miễn dịch. Đây là nhóm tạo ra đáp ứng miễn dịch dịch thể, miễn dịch tế
bào có thể có hoặc không. Chúng giúp tạo kháng thể và kháng thể sẽ giảm dần theo
thời gian nên cần phải tiêm nhiều liều để tăng cường hiệu giá. Các dạng bào chế
thường gặp:
1- Vaccin Polysaccharide: vaccin làm từ polysaccharide của vỏ vi trùng có cấu trúc
dài và và phức tạp, khả năng sinh miễn dịch kém, thường chỉ tạo kháng thể lưu
hành trong máu và chỉ tiêm cho trẻ trên 2 tuổi.
2- Vaccin cộng hợp: là kết hợp 2 thành phần của vaccin (thường là polysaccharide và
protein) để làm tăng hiệu quả bảo vệ của vaccin. Hệ thống miễn dịch có thể được
dẫn dắt để nhận diện polysaccharide như thể nó là một kháng nguyên protein.
Cách tiếp cận này giúp tăng đáp ứng miễn dịch, tạo trí nhớ miễn dịch dịch thể và
tế bào lâu dài hơn.
3- Vaccin kết hợp: là vaccin chứa các thành phần kháng nguyên gây các bênh nhiễm
trùng khác nhau, kết hợp trong một mũi tiêm giúp giảm số lần tiêm
4- Vaccin giải độc tố: là vaccin chế từ độc tố của vi khuẩn đã làm mất đi khả năng
gây độc nhưng vẫn giữ được tính kháng nguyên, kích thích cơ thể tạo kháng thể
trung hòa độc tố đó.
5- Vaccin bất hoạt toàn tế bào: Vi khuẩn được nuôi cấy sau đó bất hoạt bởi nhiệt/hóa
chất, vỏ bọc tế bào vi khuẩn còn nguyên vẹn nhưng trống rỗng. Chúng được coi là
giai đoạn trung gian giữa vắc xin bất hoạt và giảm độc lực. Ví dụ bao gồm vắc xin
bại liệt- IPV, vắc xin viêm gan A, vắc xin phòng bệnh dại và hầu hết các loại vắc
xin cúm, ho gà
6- Vaccin vô bào: Thay vì toàn tế bào, vaccin vô bào chỉ sử dụng một hay nhiều
kháng nguyên tinh chất là các protein bề mặt của virus kích thích hệ miễn dịch. Do
tinh khiết nên những phản ứng bất lợi của vaccin rất thấp
7- Vaccin vector virus: sử dụng một loại virus an toàn để chèn các gen gây bệnh vào
virus nhằm tạo ra các kháng nguyên cụ thể, chẳng hạn như các protein bề mặt,
kích thích cơ thể tạo ra phản ứng miễn dịch.
8- Vaccin RNA: là một loại vắc xin được cấu tạo từ axit nucleic RNA, được đóng gói
trong một vectơ chẳng hạn như các hạt nano lipid.
3.3. Những yếu tố liên quan đến hiệu quả của vaccin:
- Tác nhân gây bệnh
- Dạng bào chế
- Kỷ thuật bào chế
- Kỷ thuật bảo quản vaccin
- Kỷ thuật tiêm
- Sự tuân thủ lịch tiêm chủng
- Cơ địa người nhận vaccin: di truyền, tuổi tác, dinh dưỡng, sức khỏe, bệnh tật…

4. CÁC BIẾN CỐ BẤT LỢI SAU TIÊM:


4.1. Định nghĩa các biến cố bất lợi sau tiêm chủng: là những hiện tượng bất thường về
sức khỏe biểu hiện tại chổ tiêm hoặc toàn thân xảy ra sau tiêm chủng, có liên quan hoặc
không liên quan vaccin, bao gồm phản ứng thông thường và tai biến nặng sau tiêm chủng
4.2. Phân loại các biến cố bất lợi theo hình thức xử trí:
 Theo dõi tại nhà trong 48 giờ:
- Phản ứng tại chổ: sưng, đỏ, đau tại chổ tiêm; nếu không giảm sau 3- 7 ngày
khám lại tìm dấu nhiễm trùng
- Phản ứng toàn thân: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau cơ, nhức đầu, biếng ăn
Xử trí: uống hạ sốt, giảm đau
 Khám lại ngay:
- Sốt cao > 39 độ liên tục, uống hạ sốt không giảm
- Khóc thét 1-2 giờ không nín
- Có dấu hiệu nguy hiểm toàn thân: Không thể uống được hoặc bỏ bú, Nôn ói tất
cả mọi thứ, co giật, li bì khó đánh thức
- Thở nhanh, khó thở, tím môi và chi
- Giảm trương lực cơ

Xử trí: nhập viện theo dõi, xác định nguyên nhân và điều trị.
 Xử trí cấp cứu:
- Những biến cố bất lợi sau tiêm gây rối loạn dấu hiệu sinh tồn, để lại di
chứng hoặc làm trẻ tử vong, thường trong 30 phút đến 6 giờ đầu sau tiêm
- Dấu hiệu gợi ý phản ứng phản vệ: mề đay, khó thở, thở rít, đau bụng, nôn/
buồn nôn, rối loạn ý thức, mạch nhanh nhẹ, huyết áp tụt/ không đo được.
Xử trí: Dừng ngay việc tiêm vaccin tại điểm tiêm, tiến hành cấp cứu phản vệ theo
phác đồ (Thông tư 51/2017/TT-BYT: hướng dẫn phòng ngừa, chẩn đoán và xử trí
phản vệ)
4.3. Phân loại theo nguyên nhân:

 Do bản chất vaccin: Phản ứng do đặc tính vốn có về bản chất hay thành phần
của vaccin
 Do chất lượng vaccin: lỗi của nhà sản xuất
 Do sai sót trong quy trình tiêm chủng: Bao gồm bảo quản, sử dụng, thực hành
tiêm chủng
 Do phản ứng tâm lý: lo lắng vì tiêm chủng, có thể xảy ra ở mọi đối tượng,
thường gặp trong những đợt tiêm chiến dịch
 Có bệnh trùng hợp ngẫu nhiên: Người được tiêm đã có bệnh trước đó nhưng
chưa được phát hiện, bệnh khởi phát ngay sau tiêm chủng.

5. CÁC CHỐNG CHỈ ĐỊNH VÀ TẠM HOÃN TRONG TIÊM NGỪA Ở TRẺ EM
5.1- CÁC TRƯỜNG HỢP TẠM HOÃN TIÊM Ở CƠ SỞ NGOÀI BỆNH VIỆN CẦN
CHUYỂN TIÊM TẠI BỆNH VIỆN:
a) Trẻ mắc suy giảm miễn dịch nếu tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực:
b) Trẻ có cân nặng dưới 2000g.
c) Trẻ có tiền sử phản ứng tăng dần sau các lần tiêm chủng trước của cùng loại vắc xin.
d) Trẻ có tiền sử phản ứng phản vệ độ II sau tiêm chủng vắc xin lần trước (có cùng thành
phần)
đ) Trẻ mắc các bệnh bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết
niệu, máu, thần kinh, ung thư chưa ổn định.
e) Trẻ có tiền sử phản ứng với thuốc, sữa, thức ăn hoặc các loại dị nguyên khác.
5.2- CHỐNG CHỈ ĐỊNH VÀ TẠM HOÃN TIÊM NGỪA TẠI BỆNH VIỆN:
5.2.1- Chống chỉ định:
a) Có tiền sử phản vệ độ III trở lên sau tiêm chủng vắc xin lần trước (có cùng
thành phần).
b) Trường hợp có tiền sử lồng ruột: chống chỉ định với vắc xin Rota.
c) Trường hợp mắc suy giảm miễn dịch bẩm sinh: chống chỉ định với vắc xin
OPV.
d) Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với
từng loại vắc xin
5.2.2- Tạm hoãn:
• Trẻ có tình trạng bệnh lý cấp cứu.
• Mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng.
• Sốt ≥ 38°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C
• Mắc suy giảm miễn dịch thể nặng: tạm hoãn tiêm chủng các vắc xin sống giảm
độc lực
• Trẻ mắc các bệnh bẩm sinh hoặc mạn tính ở tim, phổi, tiêu hóa, tiết niệu, thần
kinh, máu, ung thư chưa ổn định
• Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ huyết
thanh kháng VGSVB), trẻ đang hoặc mới xong đợt điều trị corticoid liều cao
2mg/kg/ngày, hóa trị, xạ trị ≤14 ngày: hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực
• Trẻ có vàng da: Tạm hoãn tiêm chủng với trường hợp vàng da mức độ nặng có
chỉ định điều trị.
• Hoãn tiêm: BCG cho sơ sinh dưới 34 tuần tuổi và VGSVB cho sơ sinh dưới 28
tuần tuổi
• Trẻ thiếu yếu tố đông máu: truyền yếu tố đông máu bị thiếu, đảm bảo ổn định tình
trạng đông máu trước khi tiêm chủng
5.2.3- Một số lưu ý:
• Trẻ đang điều trị kháng sinh: nếu không CCĐ hoặc tạm hoãn tiêm theo lịch
• Tiêm cho trẻ dưới 2000g tại bệnh viện
• Trẻ phơi nhiễm với HIV nhưng chưa có dấu hiệu lâm sàng: Chỉ định tiêm chủng.
• Trẻ có triệu chứng lâm sàng nghi ngờ nhiễm HIV: Tạm hoãn tiêm chủng
• Trẻ được chẩn đoán xác định nhiễm HIV: xác định mức độ để CCĐ hoặc tạm hoãn
tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực

6. LỊCH TIÊM CHỦNG TRẺ EM:


6.1- Lịch tiêm chủng Quốc gia:

Tháng tuổi SS 2 th 3 th 4 th 5 th 9 th 12 th 18 th 24 th
Lao S X
VIêm gan siêu vi B B X
H
Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà - B X X X
VIêm gan siêu vi B - Hib H
Bại liệt type 1,3 (OPV) – S X X X
uống
Bại liệt type 2 (IPV) – tiêm B X X
bắp H
Sởi S X
Sởi- Rubella S X
Bạch hầu - Uốn ván- Ho gà B X
H
Viêm não Nhật bản B X-X X
H

6.2- Lịch tiêm chủng dịch vụ:

 2, 3, 4 tháng: 6:1, Phế cầu, uống Rota ngừa tiêu chảy


 6 tháng: Cúm, Não mô cầu BC
 9 tháng: Sởi, Viêm não Nhật Bản, Não mô cầu ACYW, Thủy đậu (Varilrix)
 12 tháng: Sởi-Quai bị-Rubella, Viêm gan A, Thủy đậu (Varivax)
 24 tháng: Thương hàn, Tả
 9 tuổi: HPV (ngừa mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung, hậu môn, dương vật..)

VACCIN NGỪA BỆNH LỊCH TIÊM

Bạch hầu, Uốn Cho trẻ từ 2 tháng đến dưới 24 tháng


6:1
ván, Ho gà, Bại
(Infanrix, - Mũi 1 bắt đầu lúc 2 tháng tuổi.
Hexaxim)
liệt, Viêm gan siêu
- Mũi 1, Mũi 2, Mũi 3: cách nhau 1 tháng
vi B, Viêm màng
Bất hoạt - Mũi 4: cách mũi tiêm thứ ba từ 6 tháng đến 1 năm
não mũ do Hib

Phế cầu Viêm phổi, viêm Synflorix: cho trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi
(Synflorix, màng não, nhiễm - Từ 2 - 6 tháng: tiêm 3 liều liên tiếp cách nhau 1 tháng;
Prevenar- trùng huyết, viêm mũi 4 cách mũi tiêm thứ ba 6 tháng.
13) tai giữa.. do phế - Từ 7 - 11 tháng: tiêm 2 liều liên tiếp cách nhau 1
Bất hoạt cầu tháng; mũi 3 tiêm vào năm tuổi thứ hai và cách mũi 2
ít nhất 2 tháng
- Trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi: tiêm 2 liều cách nhau 2
tháng
Prevenar 13: cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên
- Từ 2 - 6 tháng: tiêm 3 liều liên tiếp cách nhau 1 tháng;
mũi 4 trong khoảng 11- 15 tháng tuổi.
- Từ 7 - 11 tháng: tiêm 2 liều liên tiếp cách nhau 1 tháng;
mũi 3 tiêm vào năm tuổi thứ hai và cách mũi 2 ít nhất 2
tháng.
- Từ 12 tháng đến 23 tháng tuổi : tiêm 2 liều cách nhau
2 tháng
- Từ 24 tháng tuổi trở lên: tiêm 1 liều duy nhất.
Tiêu chảy
Rotarix: liều 1 bắt đầu uống từ 6 tuần tuổi, uống 2 liều
do
cách nhau 4 tuần, liều thứ 2 phải uống trước 6 tháng tuổi.
Rotavirus Tiêu chảy cấp do
(Rotarix, Rotateq: liều 1 bắt đầu uống từ 8 tuần và trước 12 tuần,
Rotavirus
Rotateq) uống 3 liều mỗi liều cách nhau 4 tuần, liều thứ 3 phải
uống trước 8 tháng tuổi
Sống

Cúm mùa - Mũi 1: bắt đầu lúc trẻ 6 tháng tuổi


(Vaxigrip, - Mũi 2: cách lần thứ nhất 4 tuần (áp dụng cho những trẻ
Bệnh cúm mùa
Influvac) tiêm lần 1 < 9 tuổi)
Bất hoạt - Nhắc: 1 liều mỗi năm
Não mô cầu BC (type B, C): cho trẻ từ 6 tháng tuổi
Não mô cầu  Mũi 1: ngày tiêm liều đầu tiên
(Não mô  Mũi 2: sau mũi 1 là 2 tháng
Viêm màng não do Menactra (type A, C, Y và W-135): cho trẻ từ 9 tháng
cầu BC,
não mô cầu
Menactra)  Trẻ từ 9 tháng đến 23 tháng tuổi: tiêm 2 liều cách
Bất Hoạt nhau ít nhất 3 tháng
 Trên 24 tháng tiêm 1 liều duy nhất
Jevax : cho trẻ từ 12 tháng tuổi (Bất hoạt)
 Mũi 1: ngày tiêm liều đầu tiên
 Mũi 2: Sau mũi 1 khoảng 1- 2 tuần.
Viêm não  Mũi 3: Sau mũi 1 là một năm.
Nhật Bản B  Liều nhắc: Sau mỗi 3 năm
Viêm não Nhật Bản
(Jevax, Emojev: cho trẻ từ 9 tháng tuổi ( Sống )
Emojev) -Trẻ từ 9 tháng đến 18 tuổi:
 Mũi 1: ngày tiêm liều đầu tiên
 Mũi 2: Sau mũi 1 là một năm.
-Trên 18 tuổi: tiêm 1 liều duy nhất
Varilrix: tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi
Tiêm 2 liều, cách nhau 3 tháng
Thủy đậu Varivax: tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi
(Varilrix, -Trẻ từ 12 tháng- 12 tuổi: Tiêm 1 liều, lập lại liều 2 khi trẻ
Varivax) Trái rạ
4-6 tuổi
( Sống ) Khi có dịch lưu hành: tiêm 2 liều, cách nhau 3 tháng
-Trẻ từ 13 tuổi trở lên: tiêm 2 liều, cách nhau ít nhất 1
tháng
Viêm gan
Avaxim: cho trẻ từ 12 tháng
siêu vi A Viêm gan siêu vi A
Tiêm 2 liều, cách nhau 6 tháng
(Bất hoạt)
Sởi – Quai
Sởi – Quai bị - MMR: cho trẻ từ 12 tháng
bị - Rubella
Rubella Tiêm 2 liều cách nhau từ 3 đến 6 năm
( Sống )
Thương hàn
Thương hàn Tiêm 1 liều mỗi 3 năm
(Bất hoạt)
Covid-19 Covid-19 Moderna: tiêm cho trẻ từ 6 tuổi đến dưới 12 tuổi
(Moderna, Tiêm mũi 1 và mũi 2 khoảng cách giữa 2 mũi là 4
Pfizer) tuần. Mũi 2 tiêm cùng loại vắc xin mũi 1.
(Bất hoạt) Nếu trẻ đã nhiễm COVID-19 thì tiêm sau khi mắc
bệnh 3 tháng
Pfizer: tiêm cho trẻ từ 5 tuổi đến dưới 18 tuổi
 Từ 5 đến dưới 12 tuổi (lọ có nắp màu cam):
Tiêm mũi 1 và mũi 2 khoảng cách giữa 2 mũi là 4
tuần. Mũi 2 tiêm cùng loại vắc xin mũi 1.
Nếu trẻ đã nhiễm COVID-19 thì tiêm sau khi mắc
bệnh 3 tháng
 Trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi (lọ có nắp màu tím)
Tiêm mũi 1 và mũi 2 khoảng cách giữa 2 mũi là 3-
4 tuần
Tiêm mũi nhắc lại lần 1 (mũi 3) cách mũi cơ bản
(mũi 2) là 5 tháng. Nếu trẻ đã nhiễm COVID-19 thì
tiêm sau khi mắc bệnh 3 tháng và vẫn phải đảm bảo
khoảng cách tối thiểu 5 tháng sau liều cơ bản.
Gardasil 4: tiêm từ 9- 26 tuổi, cả nam và nữ
 Mũi 1: ngày tiêm liều đầu tiên
HPV Mụn cóc sinh dục,
 Mũi 2: sau mũi 1 là 2 tháng
(Gardasil) ung thư cổ tử cung,
hậu môn, dương  Mũi 3: sau mũi 2 là 4 tháng
(Bất hoạt) vật.. Gardasil 9: tiêm từ 9- 26 tuổi, cả nam và nữ
 Từ 6-14 tuổi: tiêm 2 mũi cách nhau 6 tháng
 Trên 15 tuổi: tiêm 3 mũi giống lịch Gardasil 4
Dại Dại do chó, mèo, Tiêm 3 hoặc 5 liều tùy theo tình trạng vết thương và tình
(Bất hoạt) chuột cắn trạng vật cắn (các ngày tiêm theo lịch 0-3-7-14-28)

Tả mOrcvax Cho trẻ trên 24 tháng


Bệnh tả
Sống Uống 2 liều, cách nhau 14 ngày

Các câu hỏi chuẩn bị cho buổi học


1- Hệ thống miễn dịch gồm mấy phần
2- Người suy giảm miễn dịch thì yếu thành phần nào
3- Tế bào diệt tế bào đích là Lympho B hay T
4- Khi nhiễm trùng thì cơ thể tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động hay thụ động
5- Kháng thể của Quai bị trong cơ thể có trung hòa được Kháng nguyên bệnh Thủy
đậu không?
6- Vaccin có mấy thành phần
7- Vaccin chia làm mấy loại, Loại nào tạo đáp ứng miễn dịch mạnh hơn, Loại nào có
thể tiêm cho người suy giảm miễn dịch
8- Vaccin kết hợp và cộng hợp có giống nhau không
9- Vacin Polysaccharide phải dùng cho trẻ trên bao nhiêu tuổi >2
10-Vaccin vô bào và toàn tế bào, loại nào tạo đáp ứng miễn dịch mạnh hơn, loại nào ít
phản ứng bất lợi hơn
11-Sau khi tiêm dặn dò bà mẹ theo dõi trẻ ít nhất bao nhiêu ngày 48h
12-Trẻ truyền máu được 2 tháng có tiêm ngừa Sởi được không
13-Trẻ 6 tuổi, 20 kg, bị hội chứng thân hư, hôm nay ngưng Corticoid được 10 ngày,
trẻ có chích ngừa phế cầu được không ĐC
14-Trẻ sinh non được 30 tuần tuổi thai, sau 3 tuần có tiêm BCG được không KO 34
15-Trẻ sơ sinh cân nặng ít nhất bao nhiêu thì được tiêm ngừa VGSV B tại bệnh viện.
2000G >28W
16-Trẻ 8 tháng đến khám tiêm ngừa, lúc 6 tháng chưa được tiêm cúm, hôm nay có
tiêm cúm được không ĐC
17-Trẻ tiêm Thủy đậu cách nay 2 tuần, hôm nay đến tiêm ngừa Sởi- Rubella được
không KO
18-Trẻ lúc sinh chưa được tiêm ngừa lao, hôm nay 2 tháng đến tiêm ngừa lần đầu, em
sẽ chỉ định những loại vaccin nào
19-Trẻ 13 tháng chưa tiêm ngừa sởi, hôm nay mẹ muốn tiêm sởi cho con, em chỉ định
loại vaccin nào SỞI - RUBELLA

You might also like