You are on page 1of 2

ĐỀ CƯƠNG MIỄN DỊCH HỌC

Câu 1: Đặc điểm của đáp ứng miễn dịch dịch thể lần đầu và lần thứ 2? Tại sao khi
tiêm vaccine thường nhắc lại nhiều lần?
- Đáp ứng miễn dịch lần đầu có thời gian tiềm tàng dài, cường độ đáp ứng kém và thời
gian duy trì đáp ứng ngắn. Nhưng một số lympho bào B và T đã được mẫn cảm sẽ trở
thành các tế bào trí nhớ, nếu tiếp xúc lại với kháng nguyên đã gây mẫn cảm các lần sau sẽ
tạo ra đáp ứng miễn dịch lần hai. Trong đáp ứng lần hai và các lần sau đó các tế bào trí
nhớ sẽ phát triển rất mạnh, tạo thành một clon tế bào chuyên sản xuất ra kháng thể đặc
hiệu. Vì thế mà đáp ứng lần hai có thời gian tiềm tàng ngắn hơn, cường độ đáp ứng mạnh
hơn và thời gian duy trì đáp ứng dài hơn.
- Khi tiêm vaccine thường nhắc lại nhiều lần vì:
+ Tạo trí nhớ miễn dịch: đối với một số loại vắc-xin, sau khi tiêm đủ liều cơ bản thì
kháng thể chỉ có tác dụng bảo vệ cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Khi lượng
kháng thể này giảm đi, cơ thể sẽ không được bảo vệ tối ưu trước sự tấn công của tác nhân
gây bệnh nên rất dễ mắc bệnh nếu không được tiêm chủng nhắc lại. Độ bền vững của
kháng thể phụ thuộc vào bản chất của vắc-xin, công nghệ sản xuất, khả năng đáp ứng của
cơ thể,... Do vậy, cần tiêm nhắc lại để hệ miễn dịch được tăng cường và kháng thể bảo vệ
cơ thể được duy trì lâu dài nhằm tăng khả năng chống lại bệnh truyền nhiễm.
Câu 2: Trình bày cấu trúc và vai trò của kháng thể miễn dịch. Tại sao khi bị chó dại
cắn, người ta tiêm huyết thanh kháng dại ngay mà không tiêm vaccine.
a. Kháng thể miễn dịch: IgG
- Kháng thể miễn dịch là những kháng thể được tạo ra do một quá trình đáp ứng miễn
dịch rõ ràng.
- Trong một đáp ứng miễn dịch, kháng thể có 3 vai trò chính là:
+ Liên kết với kháng nguyên: Các globulin miễn dịch có khả năng nhận diện và còn giúp
gắn kết một cách đặc hiệu với 1 kháng nguyên tương ứng nhờ vào các vùng biến đổi.
Trong đó phản ứng chống độc tố vi khuẩn, kháng thể gắn và qua đó trung hòa độc tố,
giúp ngăn ngừa sự bám dính của các độc tố này lên các thụ thể trên bề mặt tế bào. Điều
này khiến các tế bào của cơ thể tránh được các rối loạn do các độc tố đó gây ra.
+ Kích hoạt hệ thống bổ thể: Bổ thể là một tập hợp protein huyết tương khi các hoạt hóa
sẽ có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập bằng cách:
_Đục các lỗ thủng trên vi khuẩn khiến chúng không thể xâm nhập vào cơ thể.
_Có thể tạo điều kiện cho hiện tượng thực bào.
_Thanh thải các phức hợp miễn dịch.
_Làm phóng thích các phân tử hóa hướng động.
+ Huy động các tế bào miễn dịch: sau khi gắn vào kháng nguyên đầu biến đổi, các kháng
thể có thể liên kết với các tế bào miễn dịch ở đầu hằng định. Khi đó các tương tác này có
tầm quan trọng đặc biệt trong đáp ứng miễn dịch và bằng cách này, các kháng thể có khả
năng gắn với một vi khuẩn với mọt đại thực bào và kích hoạt hiện tượng thực bào. Các tế
bào lympho giết tự nhiên có thể thực hiện chức năng độc tế bào và ly giải các vi khuẩn
hoặc tế bào ung thư đã bị gắn kết bởi các kháng thể.
b. Vì:
- Nhằm mục đích tạo miễn dịch thụ động kháng virus dại.
- Kháng thể có trong huyết thanh có tác dụng trung hòa và làm chậm sự lan tỏa virus dại,
làm cho các tính chất gây bệnh và gây nhiễm sẽ bị ức chế, nhờ đó bảo vệ được người
bệnh cho tới khi các kháng thể kháng dại được sản sinh sau khi tiêm vắc-xin phòng dại.

You might also like