You are on page 1of 6

Giáo trình: Y học cơ sở Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn

BÀI 3
ĐẠI CƯƠNG VỀ MIỄN DỊCH VÀ DỨNG DỤNG
TRONG Y HỌC

MỤC TIÊU
- Trình bày được định nghĩa, phân loại cơ bản về kháng nguyên, kháng thể, vacxin và
huyết thanh.
- Trình bày được hệ thống phòng ngự đặc hiệu của cơ thể khi có sự xâm nhập của mầm
bệnh.
- Trình bày được các tiêu chuẩn cơ bản và các nguyên tắc sử dụng vacxin, huyết thanh.

I. Đại cương về miễn dịch


1.1 Định nghĩa
Miễn dịch là trạng thái sinh vật đề kháng sự nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc tố.
1.2 Phân loại
1.2.1 Miễn dịch tự nhiên
- Miễn dịch của loài
- Miễn dịch của giống
- Miễn dịch cá nhân
1.2.2 Miễn dịch thu nhận
- Miễn dịch thụ động
- Miễn dịch hoạt động
1.3 Một số vấn đề cơ bản về kháng nguyên, kháng thể
1.3.1 Kháng nguyên
a. Định nghĩa
Kháng nguyên là một chất lạ khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật thì sinh vật đó có khả
năng gây ra đáp ứng miễn dịch.
b. Tính chất
- Kháng nguyên phải là một chất lạ đối với cơ thể
- Thuộc loại protein hoặc phức hợp protein với gluxit và lipit
- Trọng lượng phân tử lớn hơn trên 10.000UI
c. Tính đặc hiệu của kháng nguyên
Do cấu trúc của kháng nguyên
- Mỗi loại vi khuẩn thường bao gồm các loại kháng nguyên
- Kháng nguyên thân (KN O) là kháng nguyên (KN) bao bọc bề ngoài vi khuẩn
- Kháng nguyên lông
- Kháng nguyên bề mặt (KN VI, KN K)
d. Kháng nguyên không hoàn toàn

Khoa Y Trang 22
Giáo trình: Y học cơ sở Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
Là chất có thể kết hợp đặc hiệu với kháng thể nhưng không gây đáp ứng miễn dịch vì
có trọng lương phân tử nhỏ. Khi Hapten kết hợp với một phân tử lớn như protein thì
có khả năng gây ra đáp ứng miễn dịch.
e. Điều kiện miễn dịch của kháng nguyên
- Ngoại lai đối với cơ thể
- Phải có khối lượng lớn
- Cơ thể có “gen phát hiện” để phát hiện được các đặc điểm của kháng nguyên đó mà
hình thành được kháng nguyên tương ứng.
1.3.2 Kháng thể
a. Định nghĩa
Kháng thể hay globulin miễn dịch là chất do cơ thể tổng hợp để đáp ứng sự kích thích
của kháng nguyên.
b. Tính đặc hiệu
Kháng thể là những phân tử globulin của huyết thanh có khả năng kết hợp đặc hiệu
với kháng nguyên.
c. Phân loại
Các globulin miễn dịch có nhiều lớp khác nhau: IgG, IgM, IgA, IgE, IgD
d. Chức năng chính của kháng thể
- Giúp bạch cầu trong việc thực bào
- Giết chết vi khuẩn nhờ kết hợp với bổ thể
- Ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và virus
- Trung hòa độc tố vi khuẩn
1.4 Sức đề kháng của cơ thể với vi sinh vật gây bệnh
1.4.1 Hệ thống phòng ngừa tự nhiên
Hệ thống này gồm nhiều hàng rào vốn có của cơ thể. Nó chống đối sự xâm nhập của
vi sinh vật mà không cần sự tiếp xúc trước với vi sinh vật nên người ta gọi nó là miễn
dịch tự nhiên hay miễn dịch không đặc hiệu.
a. Hàng rào da và niêm mạc
Đây là hàng rào đầu tiên chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật bằng các cơ chế sau:
- Cơ chế vật lý: nhiều lớp tế bào, lớp màng nhầy, sự bài tiết các chất
- Cơ chế hóa học: pH, Lysosym, Spermin, acid béo không bão hòa
- Cơ chế cạnh tranh: Vi sinh vật cư trú
b. Hàng rào tế bào
Hàng rào này bao gồm các tế bào thực bào (đơn nhân, đại thực bào, bạch cầu trung
tính) và tế bào diệt tự nhiên.
- Bạch cầu có nhân đa hình (bạch cầu đa nhân trung tính còn gọi là tiểu thực bào).
Chúng là đội quan cơ động có trong máu và bạch huyết. Nhiệm vụ của nó là bắt và
tiêu hóa vi sinh vật
- Các tế bào đơn nhân thực bào và đại thực bào: trong máu, trong các tổ chức. Chức
năng bắt và tiêu hóa các vi sinh vật.
Khoa Y Trang 23
Giáo trình: Y học cơ sở Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
- Tế bào diệt tự nhiên (Natural Killer – NK): Loại tế bào này tìm thấy ở máu ngoại vi
của đa số người. Chúng khác với các Lympho B, T, đại thực bào và các bạch cầu
trung tính. Các tế bào đích là các tế bào nhiễm virus, tế bào ung thư. Hoạt tính này
tăng lên khi NK bị kích thích bởi Interferon.
c. Hàng rào dịch thể
Các yếu tố bảo vệ có sẵn trong máu và các dịch của cơ thể là bổ thể, Propecdin,
Interferon và các kháng thể tự nhiên.
- Bổ thể: khi được hoạt hóa bởi kháng thể và kháng nguyên có thể làm tan các vi khuẩn
Gram âm, Rickettsia, virus và tiêu diệt các vi khuẩn Giam dương. Bản thân bổ thể khi
chưa bị kích hoạt cũng có thể làm tan virus.
- Propecdin: là một hệ thống protein có trong huyết thanh, nó có tác dụng như một
kháng thể tự nhiên.
- Interferon (IF N): là những Polypeptid có trọng lượng phân tử thấp (20.000-30.000
dalton) được cơ thể sinh ra khi có sự kích thích của virus và một số chất khác, nó có
thể ngăn cản sự nhân lên của virus trong tế bào.
- Kháng thể tự nhiên (Natural antibody): là những kháng thể có sẵn trong máu, mà
không rõ đã có sự tiếp xúc với kháng nguyên tương ứng, tuy với số lượng rất ít, nhưng
nó làm tăng đáng kể sức đề kháng của cơ thể.
d. Miễn dịch chủng loại
Các loài động vật khác nhau có sức đề kháng không giống nhau với các vi sinh vật.
Ngay trong cùng một loài động vật, sức đề kháng cũng có sự khác biệt. Thực chất của
đề kháng chủng loại là phụ thuộc vào tính di truyền của chủng loại đó.
1.4.2 Hệ thống phòng ngừa đặc hiệu
a. Đáp ứng miễn dịch dịch thể
Do tế bào lympho B đảm nhiệm, có khả năng sinh kháng thể. Chức năng cơ bản là kết
hợp đặc hiệu với kháng nguyên của vi sinh gây bệnh, sự kết hợp này sẽ:
- Ngăn cản sự bám của vi sinh vật vào các niêm mạc
- Trung hòa độc lực của virus, Rickettsia, ngoại độc tố và enzyme
- Làm tan các vi sinh vật
- Ngưng kết các vi sinh vật, kết tủa các sản phẩm của vi sinh vật
- Làm tăng sự thực bào do sự opsonin hóa
Tùy theo cấu trúc của kháng nguyên, tế bào lympho B sẽ được kích thích để tạo ra
kháng thể theo hai kiểu:
+ Nếu kháng nguyên là những phân tử có cấu trúc đơn giản.

+ Nếu kháng nguyên là những phân tử có cấu trúc phức tạp như vi khuẩn,virus, protein...

Khoa Y Trang 24
Giáo trình: Y học cơ sở Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn

b. Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào:


- Vai trò chủ yếu là các tế bào lymphô T, vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch
qua trung gian tế bào là do tế bào Tdh sinh ra phản ứng quá mẫn muộn và tế bào Tc
gây độc trực tiếp lên tế bào đích.
- Tế bào Tdh còn có khả năng kích thích các đại thực bào để giết chết các vi sinh vật
nội bào.
Cho đến nay, tầm quan trọng của miễn dịch qua trung gian tế bào đã được hiểu rõ
trong các trường hợp sau:
+ Đề kháng chống vi sinh vật nội bào
+ Đáp ứng miễn dịch với một số kháng nguyên hoà tan
+ Mẫn cảm do tiếp xúc
+ Các phản ứng của cơ thể chống ung thư và mảnh ghép
+ Một số bệnh tự miễn
II. Ứng dụng
2.1 Vacxin
2.1.1 Khái niệm
Là những chất có nguồn gốc từ vi sinh vật hoặc vi sinh vật có cấu trúc tương tự như vi
sinh vật gây bệnh, đã qua bào chế đảm bảo sự an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo
ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.
2.1.2 Nguyên tắc sử dụng vacxin
a. Phạm vi dùng: tùy theo tình hình dịch tễ của bệnh
b. Tỷ lệ dùng: trên 80% mới có thể ngăn ngừa được dịch
c. Đối tượng:
- Tất cả những người có nguy cơ nhiễm vi sinh vật mà chưa có miễn dịch
- Các đối tượng không được dùng vacxin:
+ Người đang sốt
+ Đang có biểu hiện dị ứng
+ Vacxin sống giảm độc lực không được dùng cho người đang bị thiếu hụt miễn dịch
d. Liều lượng: tùy thuộc loại vacxin và đường đưa vào
e. Thời gian:
- Trước mùa dịch
- Vacxin tạo miễn dịch cơ bản phải dùng nhiều lần, cách nhau một tháng
- Thời gian nhắc lại tùy vào thời gian duy trì được tình hình miễn dịch
f. Đường đưa vacxin vào cơ thể
- Chủng
- Tiêm
- Uống
Khoa Y Trang 25
Giáo trình: Y học cơ sở Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
g. Phản ứng sau dùng vacxin
- Tại chỗ
- Toàn thân
h. Bảo quản: tùy vào từng loại vacxin nhưng nói chung cần bảo quản nơi khô ráo, tối,
lạnh từ 2-80C
2.1.3 Tiêu chuẩn vacxin
- An toàn: vô trùng, thuần khiết, không độc
- Hiệu lực: gây miễn dịch mức độ cao và tồn tại lâu
2.1.4 Các loại vacxin
a. Vacxin giải độc tố: được sản xuất từ ngoại độc tố của vi khuẩn bằng cách làm mất độc
tính nhưng vẫn còn tính kháng nguyên. Ví dụ: bạch hầu, uốn ván…
b. Vacxin chết hoặc kháng nguyên tinh chế: sau khi vi sinh vật chết có thể lấy toàn bộ
huyền dịch hoặc tinh chế lấy các thành phần kháng nguyên quan trọng. Chủ yếu gây
ra đáp ứng miễn dịch dịch thể
c. Vacxin sống giảm độc lực: vacxin này có hiệu lực cao
2.1.5 Lịch tiêm chủng
a. Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
- BCG: sơ sinh
- BH-HG-UV-BL: 2-4 tháng tuổi
- Sởi: 9-11 tháng tuổi
- VGSVB: dùng trước 4 tháng tuổi
- Tả: 2-5 tuổi
- Thương hàn: 3-5 tuổi
- Viêm não Nhật Bản: 1-5 tuổi
b. Đối với người lớn: tùy từng đối tượng và đặc thù công việc mà dùng vacxin cho thích
hợp. Nói chung, ở người lớn chỉ dùng vacxin khi có nguy cơ nhiễm bệnh cao.
2.2 Huyết thanh
2.2.1 Nguyên lý sử dụng: đưa kháng thể từ ngoài vào cơ thể
2.2.2 Nguyên tắc sử dụng
a. Đối tượng sử dụng
- Người đang nhiễm vi sinh vật gây bệnh hay nhiễm độc cấp tính. Ví dụ: SAT, SAD…
- Dùng dự phòng. Ví dụ: SAR
- Điều trị thiếu hụt miễn dịch, dị ứng và tán huyết sơ sinh
b. Liều lượng sử dụng: phụ thuộc tuổi và cân nặng
c. Đường dùng:
- Tiêm bắp
- Có thể tiêm tĩnh mạch nhưng tuyệt đối không tiêm mạch với huyết thanh có nguồn
gốc động vật.
d. Đề phòng phản ứng
- Hỏi xem bệnh nhân đã tiêm huyết thanh lần nào chưa?
Khoa Y Trang 26
Giáo trình: Y học cơ sở Trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn
- Làm phản ứng thoát mẫn Besredka trước khi tiêm: pha loãng huyết thanh 10 lần bằng
NaCl 0,85%, tiêm trong da 0,1ml; đọc kết quả sau 30 phút.
+ Nếu không có mẫn đỏ thì tiêm huyết thanh
+ Nếu có mẫn đỏ, nếu thực sự cần thiết phải tiêm thì chia thành nhiều liều nhỏ và tiêm
cách nhau 20-30 phút.
- Theo dõi sát trong quá trình tiêm
e. Tiêm vacxin phối hợp: kháng thể do tiêm huyết thanh sẽ phát huy hiệu lực ngay nhưng
sẽ giảm và mất đi hoàn toàn sau 10-15 ngày, do vậy cần tiêm vacxin phối hợp.
2.2.3 Các phản ứng
- Tại chỗ: nơi tiêm có thể bị đau, mẫn đỏ. Những phản ứng này thường nhẹ, không gây
nguy hiểm và sẽ hết sau ít ngày.
- Toàn thân: Bệnh nhân có thể bị sốt, rét run, khó thở, đau các khớp, một số trường hợp
có thể bị nhức đầu và nôn. Sốc phản vệ là phản ứng nguy hiểm nhất. Ngoài ra, còn
gặp các triệu chứng do phức hợp kháng nguyên kháng thể đọng lại trong các tiểu động
mạch như viêm cầu thận, viêm cơ tim, van tim, viêm khớp…

Khoa Y Trang 27

You might also like