You are on page 1of 53

SINH LÝ ĐẠI CƯƠNG

HỆ MIỄN DỊCH
GV. Trương Thái Quốc
Mục tiêu:
1.Tìm hiểu về định nghĩa miễn dịch
2. Hiểu về kháng nguyên kháng thể
3. Tìm hiểu về đáp ứng miễn dịch
4. Tìm hiểu về miễn dịch không đặc hiệu
5. Tìm hiểu về phản ứng kháng nguyên kháng thể
I. CÁC ĐỊNH NGHĨA
- Tác nhân gây bệnh: vi sinh vật có khả năng gây bệnh
- Nhiễm khuẩn: Tình trạng tác nhân gây bệnh tăng sinh trong cơ thể ký chủ.
- Người lành mang khuẩn: tình trạng ký chủ bị nhiễm khuẩn nhưng không biểu hiện
triệu chứng và có khả năng lây bệnh cho cơ thể khác.
- Tác nhân nhiễm khuẩn cơ hội: tác nhân chỉ có thể gây bệnh khi sức đề kháng của
cơ thể bị hư hại
- Tính sinh bệnh: khả năng có thể gây bệnh của một tác nhân nhiễm khuẩn
- Tính sinh độc: khả năng sinh độc tố gây bệnh
- Độc lực: khả năng định lượng của một tác nhân để gây được bệnh.
1. Miễn dịch không đặc hiệu 2. Miễn dịch đặc hiệu
II. KHÁNG NGUYÊN (antigen)
1. Khái niệm

- Kháng nguyên là một vật lạ đối với một cơ thể, mà khi tiếp xúc
với hệ miễn dịch của cơ thể đó sẽ kích thích tạo nên miễn dịch
đặc hiệu chống lại kháng nguyên.
- Miễn dịch đặc hiệu: là sự đề kháng đặc hiệu chống lại một tác
nhân gây bệnh nhất định
II. KHÁNG NGUYÊN
2. Tính đặc hiệu

- Tính đặc hiệu là do những quyết định kháng nguyên, mà ngày


nay gọi là epitope nằm trên bề mặt của kháng nguyên tạo thành.
- Một kháng nguyên có nhiều epitope.
II. KHÁNG NGUYÊN
3. Tính sinh miễn dịch

- Phụ thuộc vào: trọng lượng phân tử ( tối thiểu ≥ 10.000), cấu
trúc phân tử, tính lạ đối với cơ thể.
II. KHÁNG NGUYÊN
3. Tính sinh miễn dịch

- Tính lạ đối với cơ thể: Kháng nguyên cùng cơ thể, kn


đồng chủng, kn đồng loài, kn khác loài, kn không tiếp
xúc.
II. KHÁNG NGUYÊN
4. Kháng nguyên vi khuẩn
- Kháng nguyên tiết: chất tiết trong quá trình
sinh trưởng vi khuẩn.
- Kháng nguyên nang (K, Vi): nang tế bào vi
khuẩn.
- Kháng nguyên thân (O): cấu trúc vỏ bọc vi
khuẩn.
- Kháng nguyên lông (H):
- Mỗi loại kháng nguyên lại còn nhiều
epitope: 1,2,3,4,...
III. KHÁNG THỂ (antibody)
1. Cấu trúc kháng thể

- Bản chất hóa học là globulin (globulin miễn dịch)


- Cấu trúc: hai chuỗi nặng (H) và hai chuỗi nhẹ (L), 50000 và 25000, nối với
nhau bằng disulfur.
- K/t có 2 đầu: một đầu Fab kết hợp đặc hiệu với một epitope kháng nguyên,
một đầu Fc là thành phần có thể tinh thể hóa được điểm gắn của bổ thể.
* Chuỗi L: kháng nguyên Kappa (k) hoặc lamda (λ).
* Chuỗi H: gamma- ϫ (IgG), miu-µ (IgM), anpha-α(IgA), epsilon-ԑ
(IgE), denta-δ (IgD).
III. KHÁNG THỂ
2. Vai trò của kháng thể

❖IgG: phổ biến nhất trong máu, trong sữa non và các
dịch mô. IgG xuyên qua nhau thai, lưu nhớ lâu dài.
❖IgA: 15 – 20%/máu, trong sữa non, nước mắt và nước
bọt. Khi IgA được được tiết ra ở đâu thì chúng chống
lại các tác nhân gây bệnh tại đó.
III. KHÁNG THỂ
2. Vai trò của kháng thể

❖ IgM: miễn dịch đầu tiên.


❖ IgE: tỷ lệ lớn và giữ vai trò trong phản ứng quá
mẫn, miễn dịch chống ký sinh trùng.
❖ IgD: 1% trên màng tế bào, dị hoá nhanh và rất dễ bị
thuỷ phân bởi enzyme plasmin trong quá trình đông
máu
III. KHÁNG THỂ
2. Vai trò của kháng thể
- Opsonin hóa: trên các đại thực bào có các thụ thể với thành phần Fc
của kháng thể hay bổ thể => phức hợp kháng nguyên kháng thể có bắt
được.
- Trung hòa độc tố: Kháng thể IgG có vai trò trung hòa các ngoại độc
tố từ vi khuẩn.
- Chống lại khả năng bám dính của vi khuẩn vào biểu mô: vai trò của
IgA
- Lôi kéo và hoạt hóa bổ thể: IgG và IgM
III. KHÁNG THỂ
2. Vai trò của kháng thể

- IgG và IgM kết tụ vi khuẩn dính lại với nhau.


- K/t gắn vào chiên mao và nhung mao của vi khuẩn:
làm bất động và vi khuẩn dễ bị thực bào.
- Hoạt động ái lực với tế bào: IgE, Can thiệp vào quá
trình biến dưỡng một số ký sinh trùng
IV. KHÁNG THỂ
3. Kháng thể đơn dòng
- Nguyên tắc của kỹ thuật này là làm bất tử hóa các tế bào lympho sản
xuất kháng thể, rồi sau đó tách biệt từng dòng tế bào lympho bằng kỹ
thuật dòng hóa trong phòng thí nghiệm
- Các kháng thể giống hệt nhau, được sản xuất bởi cùng một dòng tế
bào Plasma và nhận biết một epitope trên một kháng nguyên.

Kháng thể tự nhiên (đa dòng) Kháng thể đơn dòng


IV. ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH
1. Tế bào và mô của hệ thống miễn dịch
- Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu được thực hiện bởi các tế bào lympho.
IV. ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH
2. Hai bản chất của hệ thống miễn dịch

- Miễn dịch dịch thể: Khi có kích thích của một kháng
nguyên, các tế bào Lympho B sản xuất kháng thể tương
đồng.
- Miễn dịch qua trung gian tế bào: được thực hiện bởi tế
bào Lympho T, ở mức độ tế bào.
IV. ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH
3. Đặc điểm đáp ứng miễn dịch

- Nhận diện cái của ta với của lạ: (Giả


thuyết Frank Macfarlane Burnet) bào thai
chứa nhiều loại tế bào Lympho #, mỗi tế bào
lympho được lập trình để nhận diện một loại
kháng nguyên đặc hiệu và tạo kháng thể hủy
diệt nó.

* Sau đó lympho này sẽ phân chia và lặp


lại nhiều lần để sản xuất một dòng tế bào con
cháu.
IV. ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH
3. Đặc điểm đáp ứng miễn dịch

- Tính đặc hiệu: mỗi chất lạ bên trong cơ thể được


phản ứng đáp ứng miễn dịch theo một cách khác nhau.
* Phản ứng hướng về một kháng nguyên không ảnh
hưởng lên các kháng nguyên khác.
IV. ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH
3. Đặc điểm đáp ứng miễn dịch

- Tính đa dạng: Là hệ thống miễn dịch có khả năng sản xuất


nhiều loại kháng thể khác nhau và nhiều thụ thể tế bào T, mỗi
loại phản ứng với một epitope khác nhau.
* Các tế bào B được ước tính có khả năng tạo kháng thể >
1 tỉ epitope hay kháng nguyên khác nhau.
IV. ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH
3. Đặc điểm đáp ứng miễn dịch

- Trí nhớ: Có thể nhận diện được những chất đã bắt gặp
trước đó.
IV. ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH
4. Miễn dịch dịch thể
- Tùy thuộc tế bào B nhận diện được kháng nguyên đặc
hiệu => khả năng khởi động đáp ứng.
- Mỗi loại tế bào B mang kháng thể đặc hiệu trên màng
của chúng và có thể gắn ngay vào kháng nguyên đặc
hiệu, sự gắn kháng nguyên sẽ hoạt hóa tế bào B gây ra
sự phân chia nhiều lần.
- Biện hóa thành tế bào nhớ, tế bào plasma.
IV. ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH
4. Miễn dịch dịch thể

- Tế bào plasma: tế bào lympho lớn tổng hợp và phóng thích


nhiều kháng thể tương tự kháng thể ở trên màng. S/x (2000
k/t)/s.
- Trình diện kháng nguyên: tế bào B gắn kháng nguyên với
kháng thể trên màng, nuốt cả hai vào tế bào, sau đó tế bào B
chế biến kháng nguyên thành những đoạn ngắn gắn vào một
phân tử phức hợp phù hợp tổ chức chính II (MHC II) ở trên
bề mặt tế bào B.
IV. ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH
4. Miễn dịch dịch thể
a) Đáp ứng lần đầu và đáp ứng lần sau

- Quá trình đáp ứng lần đầu: Kháng nguyên +tb


Lympho B ký chủ => Tb plasma sản xuất kháng thể =>
tăng lên trong 1-10 tuần (S/x kháng thể đầu tiên (IgM,
IgG)) =>S/x IgM suy yếu, S/x IgG gia tăng => S/x IgG
suy yếu.
* Đồng thời Tế bào B gia tăng số lượng và thành lập
tế bào nhớ.
IV. ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH
4. Miễn dịch dịch thể

a) Đáp ứng lần đầu và đáp ứng lần sau


- Quy trình đáp ứng lần sau: nhanh hơn rất nhiều đáp ứng
lần đầu, IgM được sản xuất đầu tiên (trong một thời gian
gắn), IgG được sản xuất nhiều nhất.
III. ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH
4. Miễn dịch dịch thể
b) Hai cơ chế đáp ứng miễn dịch dịch thể
- Cơ chế kháng nguyên độc lập Thymus: kháng nguyên có cấu trúc đa phân tử
cấu tạo bởi những đơn vị đơn giản lặp đi lặp lại ví dụ polysacchatide.
❖Gắn với tế bào B, hoạt hóa tế bào B gia tăng số lượng.
❖Thành lập tb plasma sản xuất IgM, tb plasma là giai đoạn cuối cùng của sự
phát triển tb B
❖Không có sự tham gia của tế bào Th
❖Không s/x IgG, Không thành lập tb nhớ
❖Sau khi s/x IgM t plasma sẽ chết đi
IV. ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH
4. Miễn dịch dịch thể
b) Hai cơ chế đáp ứng miễn dịch dịch thể
- Cơ chế kháng nguyên phụ thuộc thymus: kháng nguyên có nhiều
thể hiện ( phức tạp), có sự tiếp xúc giữa tb B và tb T được hoạt hóa.
❖Tb B tiếp xúc với tb Th tương tác lẫn nhau
❖Có tb nhớ, tb plasma sản xuất IgM, IgG
IV. ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH
5. Miễn dịch qua trung gian tế bào

- Đáp ứng của tế bào Lympho T.


- Đòi hỏi sự trình diện của kháng nguyên bề mặt tế bào
cùng với Protein MHC (MHC I,II), tất cả tế bào điều có
MHC I trên bề mặt.
IV. ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH
5. Miễn dịch qua trung gian tế bào
- Quá trình phản ứng: Đại thực bào, tế bào đuôi gai thực bào chất lạ
=> tiêu hóa thành peptide (chất lạ) => peptide vận chuyển đến bề mặt
đại thực bào, tế bào đuôi gai => chèn vào màng => peptide gắn MHC II
trên màng.
➢Đại thực bào trình diện kháng nguyên + tb T =>MHC II => Tb T giúp
đỡ (TH) được hoạt hóa => biệt hóa TH1 (để hoạt hóa các đại thực bào bị
nhiễm để tiêu diệt nhiễm trùng nội bào) => biệt hóa TH2 (để hoạt hóa tế
bào B).
➢Đại thực bào trình diện kháng nguyên + tb T =>MHC I => Tb T gây
độc tế bào (TC) được hoạt hóa
III. ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH
6. Phản ứng quá mẫn muộn

- Phản ứng chỉ phát triển sau 12 giờ.


- Tế bào T quá mẫn muộn (delayed hypersensitivity T=TDH) là
phản ứng qua trung gian tế bào, do tế bào TH1
- Quá trình: kháng nguyên + tế bào trình diện => trình diện
với tế bào TH1 => trình diện với tế bào TH1 lần 2 => TDH đã
mẫn cảm thành => phóng thích cytokine khác nhau => gây
phản ứng viêm đốm, đỏ, sưng, u hạt.
III. ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH
7. Tế bào TC và NK giết chết tế bào

- Tế bào TC tác động tế bào nhiễm virus.


- Tế bào NK tác động tế bào bướu, tế bào mô ghép, tế bào bị
nhiễm tác nhân nội bào.
IV. MIỄN DỊCH KHÔNG ĐẶC HIỆU
1. Những yếu tố đề kháng không đặc hiệu

- Những yếu tố đề kháng không đặc hiệu


❖Da và niêm mạc: hàng rào chống đỡ đầu tiên của cơ
thể, diện tích 400 m2
IV. MIỄN DỊCH KHÔNG ĐẶC HIỆU
1. Những yếu tố đề kháng không đặc hiệu

- Những yếu tố đề kháng trên biểu mô:


❖Nhung mao, dòng chảy của nước mắt, nước tiểu
❖Surfactant
❖Lactoferrin
❖Lysozym
❖Tallow
❖Acid
- Bổ thể: hệ thống enzym rất phức tạp, C1 -> C9.
IV. MIỄN DỊCH KHÔNG ĐẶC HIỆU
2. Tác dụng của bổ thể

- Hoạt tính làm tan tế bào


- Hoạt tính phản vệ: C3a, C5a dãn mạch và tăng tính thấm mao
mạch.
- Hoạt tính miễn dịch kết dính: C3b
- Hoạt tính huy động bạch cầu
IV. MIỄN DỊCH KHÔNG ĐẶC HIỆU
3. Đại thực bào

- Hiện tượng thực bào là bảo vệ cơ thể bằng khả năng bắt, nuốt,
tiêu vi sinh vật
- Hiện tượng thực bào và ẩm bảo.
- Hiện tượng thực bào:
❖Giai đoạn bám
❖Giai đoạn nuốt
❖Giai đoạn tiêu
IV. MIỄN DỊCH KHÔNG ĐẶC HIỆU
4. Bạch cầu ái toan

- Chứa nhiều hạt (chứa protein kiềm chính, protein điện


dương) có tác dụng hủy hoại màng ký sinh trùng.
- Ưa acid.
- Đáp ứng ký sinh trùng
- Dị ứng
IV. MIỄN DỊCH KHÔNG ĐẶC HIỆU
5. Sản xuất các chất hoạt mạch
- C - reactive protein (CRP= protein phản ứng C): là một yếu tố được
tìm thấy trong huyết thanh bệnh nhân ở giai đoạn đầu nhiễm khuẩn
- Interferon (IFN): các tế bào nhiễm virus, rickettsia, đơn bào ký sinh sẽ
phóng thích những sản phẩm cảm ứng
❖Bảo vệ tế bào chống lại sự nhiễm và nhân lên của virus
❖Kích thích tế bào diệt tự nhiên trong việc gây độc tế bào gắn tế bào không
đặc hiệu
❖Kích thích hoạt động của đại thực bào
❖Có thể chống lại tế bào bướu
V. PHẢN ỨNG KHÁNG NGUYÊN
KHÁNG THỂ
1. Tính chất

- Có tính đặc hiệu cao: một kháng nguyên chỉ phản ứng với một
kháng thể do chính nó kích thích tạo ra.
- Xảy ra trên bề mặt kháng nguyên kháng thể và có tính khả hồi
: lực liên kết cầu hydrogen, lực tĩnh điện, lực Van Der Waal’s,
lực liên kết kỵ nước.
V. PHẢN ỨNG KHÁNG NGUYÊN
KHÁNG THỂ
1. Tính chất

- Cần có một tỉ lệ nhất định các thành phần để phản ứng xảy ra
- Có lợi: phức hợp knkt chuyển đổi chất độc thành không độc,
vsv bị tiêu diệt, ly giải, ứng dụng cho kỹ thuật chẩn đoán (elisa,
hóa phát quang,..)
- Có hại: phức hợp lắng động tại các cơ quan, tiết chất trung
gian histamin, serotonin, tăng hủy protein
V. PHẢN ỨNG KHÁNG NGUYÊN
KHÁNG THỂ
1. Phân loại
- Phản ứng dựa trên sự tạo thành hạt:
❖Phản ứng kết tủa ( Precipitation reaction): kháng nguyên hòa tan
❖Phản ứng ngưng kết (agglutination reaction): kháng nguyên hữu hình
- Phản ứng dựa trên hoạt động sinh học của kháng thể:
❖Phản ứng kết hợp bổ thê (complement binding reaction)
❖Phản ứng trung hòa (neutralization reaction)
- Phản ứng dùng kháng nguyên hoặc kháng thể đánh dấu (nhân tạo):
❖Phản ứng miễn dịch men (enzym immunoassay-EIA)
❖Phản ứng miễn dịch phóng xạ ( radio immunoassay-RIA)
❖Phản ứng miễn dịch huỳnh quang (Immunofluorescence reaction)
Tài liệu tham khảo
1. Vi khuẩn học. Bộ môn xét nghiệm, Khoa Y, Trường Cao đẳng Y
Dược Sài Gòn.
2. Vi khuẩn học. Bộ môn Vi sinh, Khoa Y, Đại học Y Dược TPHCM.
Chủ biên: PGS. TS. Nguyễn Thanh Bảo
3. Vi khuẩn y học. Bộ môn Vi sinh, Khoa Y, Đại học Y Dược
TPHCM. Chủ biên: PGS. TS. Cao Minh Nga

You might also like