You are on page 1of 19

CÂU HỎI ÔN TẬP MIỄN DỊCH HỌC

LỚP DƯỢC 3 NH 2004-2005


ĐẠI CƯƠNG VỀ MIỄN DỊCH
1. Các hiện tượng nào sau đây không phải là biểu hiện của đáp ứng miễn dịch:
viêm
shock phản vệ
shock do xuất huyết@
dị ứng
thải ghp
2. Thành phần dịch thể tham gia vào đáp ứng miễn dịch đặc hiệu là:
bổ thể
interferon
imunoglobulin@
cytokine
lysozym
3. Tế bào tham gia vào đáp ứng miễn dịch đặc hiệu là:
bạch cầu hạt trung tính
bạch cầu đơn nhân
mastocyte
bạch cầu lympho@
tế bào NK
4. Tế bào nào sau đây không tham gia đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào:
lympho B,@
lympho T gây độc,
lympho T gây quá mẫn chậm,
lympho T hỗ trợ,
đại thực bào.
5. Sau khi tiêm chủng với virus bệnh đậu bò, ta phòng ngừa được bệnh đậu mùa trên
người là do:
kháng nguyên của 2 loại virus nầy hoàn toàn giống nhau,
có phản ứng chéo giữa các nhóm quyết định kháng nguyên của 2 loại virus,@
tiêm virus bệnh đậu bò tạo ra được nhiều interferon giúp đề kháng tốt với virus,
tiêm virus bệnh đậu bò kích thích mạnh đáp ứng miễn dịch,
virus bệnh đậu bò tăng cường phản ứng viêm thu hút các đại thực bào.
6. Biến độc tố (bạch hầu, uốn ván,...) để làm vaccine là:
làm cho độc tố tăng tính sinh miễn dịch,
làm giảm hoặc mất tính độc nhưng vẫn giữ được tính sinh miễn dịch đặc hiệu,@
lấy độc trị độc,
làm tăng số lượng tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch dịch thể,
làm tăng số lượng tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch.
7. Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu khác với đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu ở đặc tính
sau:
đáp ứng miễn dịch đặc hiệu được hình thành trước trong quá trình tiến hóa,
đáp ứng miễn dịch đặc hiệu ngày càng được hoàn thiện trong quá trình tiến hóa,@

1
đáp ứng miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu là 2 đáp ứng riêng lẻ không liên
quan gì với nhau,
đáp ứng miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu hoạt động độc lập với nhau,
không có các thành phần của đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu, cơ thể vẫn hình
thành được đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.
8. Vaccin chống lao
sử dụng kháng nguyên tinh khiết
kháng nguyên là các giải độc tố
vi khuẩn giảm độc bằng biện pháp lý hoá@
nuôi cấy vi khuẩn nhiều lần
tất cả câu trên đều sai
9. Nguyên tắc vaccin:
gây đáp ứng miễn dịch chủ động
tạo ra Ig
tạo ra tế bào lympho T
bất hoạt kháng nguyên khi vật chủ gặp lại
tất cả các câu trên đều đúng@
10. Đặc tính cơ bản của vaccin không nhất thiết:
tính kháng nguyên
tính sinh miễn dịch
gây được trí nhớ miễn dịch
vô hại
giá thành rẽ@
11. Vaccin virus sống sử dụng:
virus sống
virus vô hại
virus không còn độc nhưng vẫn sống
virus lành tính mang gen tổng hợp kháng nguyên@
miễn dịch qua trung gian tế bào
12. Chủng ngừa uốn ván cho bà mẹ mang thai nhằm mục đích:
ngăn chặn uốn ván cho người mẹ
tăng cường đáp ứng miễn dịch cho mẹ
không thể chủng ngừa cho bào thai
gây miễn dịch thụ động cho con@
tạo IgM chống độc tố uốn ván
13. Đặc điểm của truyền gamma globulin:
gây đáp ứng miễn dịch lâu dài
gây đáp ứng miễn dịch tức thời@
gây bệnh huyết thanh
ứng dụng rộng rãi
tất cả câu trên đều đúng
14. Da và niêm mạc cần thiết cho sự bảo vệ không đặc hiệu của cơ thể nhờ :
A. pH
B. Vi khuẩn cộng sinh
C. Hàng rào bảo vệ cơ học

2
D. Tạo chuyển động
E.Tất cả các câu trên đều đúng@
15. Lysozym (muranidase ) có trong các dịch tiết của cơ thể có khả năng ly giải
mucopeptid của :
A. Vi khuẩn Gram (+)@
A. Ký sinh trùng
B. Virus
C. Vi khuẩn Gram (-)
D. Tất cả câu trên đều đúng
16. Protein viêm được tiết ra bởi
A. Đại thực bào
B. Các tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
C. Gan @
D. IL-1, IL-6, TNF
E.Tất cả các câu trên đều đúng
17. Trong phản ứng viêm, protein viêm tạo ra tăng sớm nhất là :
A. Haptoglobin
B. CRP@
C. IL-1
D. TNF - alpha
E.Fibrinogen
18. Interferon - γ do các tế bào nào sau đây tiết ra
A. Tế bào nhiễm virus
B. Tương bào
C. Tế bào T hoạt hóa@
D. Tế bào B hoạt hóa
E.Tế bào ung thư
19. Tác dụng của Interferon:
A. Cản trở sự xâm nhập và phát triển của virus @
B. Ngăn cản sự phát triển của tế bào biểu mô
C. Có tính đặc hiệu kháng nguyên
D. (A) và (B) đúng
E.(A) , (B) và (C) đúng
20. Trong tiêm chủng thường tiêm nhắc lại là:
A. Để bảo đảm cho đủ liều kháng nguyên
B. Để làm cho hệ thống miễn dịch dễ nhận dạng kháng nguyên
C. Để khuyếch đại vai trò của các tế bào có ký ức miễn dịch@
D. Vì không thể sử dụng kháng nguyên liều cao ở trẻ em
E. Tất cả các câu trên đều đúng
TỔ CHỨC VÀ TẾ BÀO CỦA HỆ MIỄN DỊCH
1. Tế bào nào sau đây tham gia vào khâu trình diện kháng nguyên:
bạch cầu hạt trung tính
bạch cầu hạt ái toan
tế bào mast
tương bào (plasmocyte)

3
tế bào Langerhans@
2. Tế bào chịu trách nhiệm chính trong đáp ứng miễn dịch thứ phát là:
lympho T
lympho B
lympho nhớ (ký ức)@
plasmocyte
đại thực bào
3. Tế bào nào sau đây tổng hợp immunoglobulin:
monocyte
lympho T
mastocyte
plasmocyte @
lympho B
4. Vùng phụ thuộc tuyến ức của một tổ chức lympho thứ cấp là:
vùng vỏ
vùng cận vỏ
vùng tủy
vùng lympho B cư trú
vùng lympho T cư trú@
5. Vùng không phụ thuộc tuyến ức của một tổ chức lympho thứ cấp là:
vùng vỏ
vùng cận vỏ
vùng tủy
vùng lympho B cư trú @
vùng lympho T cư trú
6. Tế bào lympho T chỉ có thể nhận biết được:
KN phụ thuộc tuyến ức
KN không phụ thuộc tuyến ức
KN nguyên sinh ở ngoại bào
KN đã được xử lý ở nội bào @
Bất cứ một KN lạ nào xâm nhập vào cơ thể
7. Tế bào lympho B và lympho T đóng vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch là
do:
cư trú chủ yếu ở các tố chức
sản xuất các globulin miễn dịch
tiêu diệt trực tiếp tế bào đích
có thụ thể đặc hiệu với kháng nguyên @
khởi động đáp ứng miễn dịch
8. Tế bào lympho B chỉ có thể nhận biết được:
KN phụ thuộc tuyến ức
KN không phụ thuộc tuyến ức
KN nguyên sinh ở ngoại bào@
KN đã được xử lý ở nội bào
Bất cứ một KN lạ nào xâm nhập vào cơ thể
9. Các đại thực bào của hệ liên võng nội mạc đều có khả năng:

4
nhận biết kháng nguyên nhờ các receptor đặc hiệu,
tiết lymphokin,
biệt hoá thành các tế bào hiệu lực,
loại bỏ kháng nguyên trong máu và tổ chức,@
xử lý và trình diện kháng nguyên.
10. Dấu ấn CD4+ có trên bề mặt tế bào:
lympho B,
lympho T hỗ trợ,@
lympho T gây độc,
lympho T gây quá mẫn chậm,
tất cả các lympho T.
11. Các tế bào miễn dịch ở hạch bạch huyết có khả năng ngăn cản các kháng nguyên:
bản chất là protéin,
bản chất là polysaccharid,
xâm nhập qua đường máu,
xâm nhập qua đường da, @
xâm nhập qua đường niêm mạc,
12. Các tế bào miễn dịch ở lách có khả năng ngăn cản các kháng nguyên:
bản chất là protéin,
bản chất là polysaccharid,
xâm nhập qua đường máu,@
xâm nhập qua đường da,
xâm nhập qua đường niêm mạc,
13. Quá trình biệt hoá của tế bào lympho ở tổ chức lympho sơ cấp đối với tổ chức
lympho thứ cấp khác nhau ở điểm, tại tổ chức lympho sơ cấp:
có quá trình tăng sinh,
có quá trình biệt hoá,
có quá trình huấn luyện,
có quá trình chọn lọc,
có quá trình huấn luyện và chọn lọc không cần sự kích thích của KN.@
14. Mảng Payer ở ruột là:
tổ chức lympho có vỏ bọc,
tổ chức lympho không có vỏ bọc,
C.tổ chức lympho sơ cấp có vỏ bọc,
tổ chức lympho thứ cấp không có vỏ bọc, @
tổ chức lympho thứ cấp có vỏ bọc,
15. Tế bào có receptor dành cho mảnh Fc của IgG là:
đại thực bào,
mastocyte,
bạch cầu hạt ái kiềm,
bạch cầu hạt ái toan,
tiểu cầu,@
16. Tế bào có receptor dành cho bổ thể là:
plasmocyte,
mastocyte,

5
bạch cầu hạt ái kiềm,
bạch cầu hạt ái toan,
bạch cầu hạt trung tính,@
17. Tế bào có receptor dành cho mảnh Fc của IgE là:
đại thực bào,
mastocyte,@
bạch cầu hạt trung tính,
bạch cầu hạt ái toan,
tiểu cầu,
18. Tế bào lympho B có thể được hoạt hóa trực tiếp bởi:
kháng nguyên phụ thuộc tuyến ức,
kháng nguyên không phụ thuộc tuyến ức type 1,@
kháng nguyên không phụ thuộc tuyến ức type 2,
kháng nguyên có cấu trúc phức tạp,
không thể hoạt hóa trực tiếp mà buộc phải thông qua T hỗ trợ (Th),
19. Tế bào Langerhans là:
tế bào thần kinh,
tế bào trình diện kháng nguyên cư trú ở dưới da,@
tế bào trình diện kháng nguyên cư trú ở tổ chức lympho sơ cấp,
tế bào của tuyến tụy,
tế bào huấn luyện nhận biết kháng nguyên của tuyến ức,
20. Quá trình biệt hóa của tế bào lympho tại tổ chức lympho sơ cấp và tại tổ chức
lympho thứ cấp khác nhau ở điểm là tại tổ chức lympho sơ cấp:
có quá trình tăng sinh tế bào,
có quá trình biệt hóa tế bào,
có quá trình giáo dục, huấn luyện hay chọn lọc,@
cần sự kích thích của kháng nguyên,
có tất cả các điểm nêu trên,
KHÁNG THỂ VÀ BỔ THỂ
1. Khi chạy điện di miễn dịch, kháng thể nằm chủ yếu ở vùng:
albumin,
α1 globulin,
α2 globulin,
β globulin,
γ globulin.@
2. Ig vận chuyển được qua nhau thai thuộc lớp:
IgA,
IgD,
IgE,
IgG,@
IgM.
3. Lớp kháng thể có nồng độ cao nhất trong máu là:
IgA,
IgD,
IgE,
6
IgG,@
IgM.
4. Lớp kháng thể có nồng độ thấp nhất trong máu là:
IgA,
IgD,
IgE,@
IgG,
IgM.
5. Trong đáp ứng miễn dịch tiên phát, kháng thể được tạo ra chủ yếu thuộc lớp:
IgA,
IgD,
IgE,
IgG,@
IgM
6. Trong đáp ứng miễn dịch thứ phát, kháng thể được tạo ra chủ yếu thuộc lớp:
IgA,
IgD,
IgE,
IgG,
IgM @
7. Số lượng chuỗi polypeptid trong một phân tử kháng thể là:
2 chuỗi,
3 chuỗi,
4 chuỗi,@
5 chuỗi,
6 chuỗi,
8. Số lượng chuỗi nhẹ trong một phân tử kháng thể là:
2 chuỗi,@
3 chuỗi,
4 chuỗi,
5 chuỗi,
6 chuỗi,
9. Số lượng chuỗi nặng trong một phân tử kháng thể là:
2 chuỗi,@
3 chuỗi,
4 chuỗi,
5 chuỗi,
6 chuỗi,
10. Trong phân tử kháng thể, chuỗi nặng nầy nối với chuỗi nặng kia bằng:
Cầu nối disulfua,@
lực liên kết tĩnh điện Coulomb,
lực liên kết hydro,
lực Van der Wall,
lực ố thuỷ.
11. Trong phân tử kháng thể, chuỗi nặng nối với chuỗi nhẹ bằng:

7
Cầu nối disulfua,@
lực liên kết tĩnh điện Coulomb,
lực liên kết hydro,
lực Van der Wall,
lực ố thuỷ.
12. Trong phân tử kháng thể, chuỗi nhẹ nầy nối với chuỗi nhẹ kia bằng:
Cầu nối disulfua,
lực liên kết tĩnh điện Coulomb,
lực liên kết hydro,
lực Van der Wall,
lực ố thuỷ.
13. Lớp kháng thể có chuỗi nặng gamma là:
IgA,
IgD,
IgE,
IgG,@
IgM
14. Lớp kháng thể có chuỗi nặng epsilon là:
IgA,
IgD,
IgE,@
IgG,
IgM
15. κ2δ2 hoặc λ2δ2 là cấu trúc của kháng thể thuộc lớp:
IgA,
IgD,@
IgE,
IgG,
IgM
16. Lớp kháng thể gắn trên bề mặt tế bào mastocyt và bạch cầu hạt ái kiềm chủ yếu là:
IgA,
IgD,
IgE,@
IgG,
IgM
17. Lớp kháng thể hiện diện tại niêm mạc đường hô hấp, tiêu hoá, sinh dục-tiết niệu
chủ yếu là:
IgA,@
IgD,
IgE,
IgG,
IgM
18. Lớp kháng thể gây ngưng kết các kháng nguyên hữu hình mạnh nhất là:
IgA,
IgD,

8
IgE,
IgG,
IgM@
19. Vị trí kháng thể gắn với kháng nguyên nằm tại:
vùng cố định,
vùng thay đổi,
vùng bản lề,
đoạn Fc,
đoạn Fab.@
20. Vị trí cố định bổ thể của kháng thể nằm tại:
vùng cố định,
vùng thay đổi,
vùng bản lề,
đoạn Fc,@
đoạn Fab.
21. IgE có vai trò trong cơ chế phản vệ do:
Nồng độ thấp trong máu
Các dị nguyên là những hapten
Có thụ thể FcεR trên tế bào mast@
Thời gian sống dài trong tổ chức
Tất cả các câu trên đều sai
22. Đặc điểm tổng quát của hệ thống bổ thể là:
một đáp ứng mễn dịch đặc hiệu.
chỉ được hoạt hoá khi có sự kết hợp kháng nguyên-kháng thể,
gồm nhiều yếu tố đều có hoạt tính men khi hoạt hoá,
có thể được hoạt hoá bởi tất cả các lớp Ig khi chúng kết hợp với KN,
có mặt bình thường trong huyết tương dưới ớạng không hoạt động.@
23. Bổ thể có chức năng:
tham gia kiểm soát phản ứng viêm,
opsonin hoá làm dễ cho hiện tượng thực bào,
gây ly giải một số tế bào đã gắn kháng thể,@
tập trung bạch cầu trung tính,
Câu A, B, C đúng.
24. Trong con đường hoạt hoá bổ thể, thành phần bổ thể hoạt hoá không theo đúng thứ
tự là:
C1,
C2,
C3,
C4,@
C5.
25. Phức hợp tấn công màng (MAC):
chỉ hình thành do hoạt hoá bổ thể bằng con đường cổ điển,
chỉ hình thành do hoạt hoá bổ thể bằng con đường tắt,
hình thành do hoạt hoá bổ thể,@
hình thành từ C9,

9
hình thành từ C7,8,9.
26. Phức hợp tấn công màng (MAC):
được cấu tạo bởi C5b,6,7,8,9.@
có thể ly giải tế bào đích bằng cách tiết protease làm tiêu protid,
có thể opsonin hoá vi khuẩn làm dễ cho hiện tượng thực bào,
có thể ly giải vách tế bào vi khuẩn gram dương,
CD59 không ức chế được sự hình thành MAC.
27. Bổ thể tham gia hiệu quả vào đáp ứng miễn dịch
A. Bằng chuổi phản ứng hoạt hóa các protein huyết thanh
B. Tính đặc hiệu
C. Tạo phức hợp tấn công màng ly giải tế bào @
D. Các thành phần bổ thể được ký hiệu từ C1, C2, C3.v.v.C9
E.Tất cả các câu trên đều đúng
28. Hoạt hóa bổ thể theo con đường cổ điển được khởi động chủ yếu bởi :
A. Vi khuẩn Gr(-)
B. Glycoprotein vỏ (gp 120)
C. Ty lạp thể
D. C1
E.Phức hợp miễn dịch@
29. Đặc điểm hoạt hóa bổ thể theo con đường tắt
A. Bắt đầu từ C3 và không cần kháng thể@
A. Polysaccharit của vách vi khuẩn
B. HIV
C. Các IgA ngưng tập
D. Các yếu tố Properdin (P) và I ức chế
E.Không có sự tham gia của C1, C4, C2
30. Các mảnh C3a và C5a có hoạt tính
A. Giãn mạch, tăng tính thấm
B. Hóa hướng động thu hút bạch cầu
C. Opsonin hóa
D. (A) và (B) đúng@
E.(A) , (B) và (C) đúng
KHÁNG NGUYÊN VÀ MHC
1. Cùng một loại kháng nguyên nhưng các cơ thể khác nhau có đáp ứng miễn dịch ở
những mức độ khác nhau là do:
tính lạ của kháng nguyên,
tính sinh miễn dịch của kháng nguyên,
tính đặc hiệu kháng nguyên,
tính phản ứng chéo của kháng nguyên,
tính di truyền của cá thể.@
2. Kháng nguyên nào sau đây là kháng nguyên phụ thuộc tuyến ức:
protéine huyết tương,@
polysaccharide,
lipopolysaccharide,
stéroide,

10
chất trùng hợp các acide amine.
3. Tính đặc hiệu của kháng nguyên được quyết định do:
tính lạ của nó,
toàn bộ cấu trúc của nó,
cấu tạo hóa học của nó,
đường xâm nhập và liều lượng xâm nhập,
các quyết định kháng nguyên (épitop).@
4. Hapten là:
một hợp chất đơn giản, được tổng hợp nhân tạo
một kháng nguyên có cấu trúc đơn giản,
một chất có trọng lượng phân tử thấp,
một chất không có tính sinh miễn dịch nhưng vẫn có tính đặc hiệu kháng
nguyên,@
một chất có tính sinh miễn dịch nhưng không có tính đặc hiệu kháng nguyên.
5. Tá dược miễn dịch là:
chất khi cho vào với hapten làm cho hapten tăng tính gây miễn dịch,
chất khi đưa vào làm giảm bait độc tính của chất gây miễn dịch,
chất làm cho phản ứng kết hợp kháng nguyên-kháng thể hữu hiệu hơn,
chất làm tăng tính gây miễn dịch của một kháng nguyên,@
tất cả các câu trên đều sai.
6. Tính chất đúng nhất của một kháng nguyên là:
chất lạ đối với cơ thể,
chất gây ra được đáp ứng tạo kháng thể,
chất gây ra được một đáp ứng miễn dịch đặc hiệu ở cơ thể nhận,@
chất có cấu trúc không gian phức tạp,
chất mang những thông tin di truyền khác nhau.
7. Tính sinh miễn dịch của kháng nguyên càng cao khi nó:
có trọng lượng phân tử lớn,
có nhiều épitop cùng loại,
có nhiều épitop khác loại,@
có cấu trúc không gian phức tạp,
tồn tại lâu trong cơ thể.
8. Kháng nguyên nào sau đây không có nguồn gốc từ protéin ngoại sinh:
trực khuẩn lao,
độc tố,
các vi khuẩn ngoại bào,
virus,@
trực khuẩn Hansen.
9. MHC là những phân tử:
polysaccharide,
phospholipide,
lipoprotéine,
glycoprotéine,
protéine.@
10. Kháng nguyên MHC lớp I có:

11
trên tế bào trình diện kháng nguyên,
trên tế bào lympho,
trên tế bào mono,
trên tế bào bạch cầu hạt,
trên tất cả các tế bào có nhân.@
11. Kháng nguyên MHC lớp II có ở:
trên tế bào biểu mô,
trên tế bào lympho B,
trên một số tế bào lympho T,
trên đại thực bào,
tất cả các tế bào trên.@
12. Kháng nguyên sau khi đã được xử lý và gắn lên MHC lớp I sẽ được trình diện chủ
yếu cho tế bào nào sau đây:
lympho B,
lympho T,
lympho T hỗ trợ,
lympho T gây quá mẫn chậm,
lympho T gây độc tế bào.@
13. MHC lớp II trình diện kháng nguyên cho các tế bào:
đại thực bào,
lympho T hỗ trợ,@
lympho T ức chế,
lympho T gây độc,
lympho T gây quá mẫn chậm.
14. Tương tác tế bào giữa MHC lớp I là tương tác giữa:
đại thực bào và lympho T hỗ trợ,
đại thực bào và lympho B,
đại thực bào và lympho T,
tế bào đích và lympho T gây độc,@
tế bào đích và lympho T gây quá mẫn chậm.
15. Tương tác tế bào giữa MHC lớp I I là tương tác giữa:
đại thực bào và lympho T hỗ trợ,@
đại thực bào và lympho B,
đại thực bào và lympho T,
tế bào đích và lympho T gây độc,
tế bào đích và lympho T gây quá mẫn chậm.
DỊ ỨNG THUỐC
1. Các thuốc có khả năng giải phóng histamin không qua cơ chế dị ứng.
Aspirin
Vitamin B
INH
Thuốc cản quang
Thiouracil
2. Tổn thương trong dị ứng thuốc chủ yếu:
Quá mẫn kiểu độc tế bào

12
Quấ mẫn muộn
Quá mẫn kiểu phản vệ
Quá mẫn typ III
Tất cả các câu trên đều đúng
3. Tính chất và kiểu dị ứng phụ thuộc chủ yếu:
Dị nguyên
Đường vào
Di truyền
Tuổi
Tất cả các câu trên đều đúng
4. Những trẻ sơ sinh có biểu hiện chàm thể tạng thường do
Mẹ sử dụng thuốc trong khi có thai
Nồng độ IgE cao
Không do cơ chế dị ứng
Do phản ứng tăng tiết dịch
Trẻ tiếp xúc với phấn rôm
5. Tổn thương da trong hội chứng Lyell do dị ứng với kháng sinh là:
Tổn thương độc tế bào phá vỡ cấu trúc dưới da
Quá mẫn kiểu hoạt hoá bổ thể
Quá mẫn do phức hợp miễn dịch
Quá mẫn qua trung gian tế bào
Quá mẫn kiểu phản vệ
6. Penicillin có thể gây dị ứng qua cơ chế:
Sốc phản vệ
Viêm da do tiếp xúc
Vở hồng cầu
Hen phế quản
Tất cả câu trên đều đúng
7. Ngoài các tổn thương quá mẫn, thuốc còn có thể gây tổn thương do:
Rối loạn thần kinh phế vị
Nhạy cảm ánh sáng
Phân giải histamin
Phản ứng chéo với các dị nguyên khác
Tất cả câu trên đều sai
8. Sulfamide là kháng sinh gây dị ứng chủ yếu:
Sốc phản vệ
Giảm tiểu cầu
Biểu hiện ở da
Vở hồng cầu
Hen phế quản
9. Thuốc có thể gây dị ứng là do:
Cấu trúc hoá học phức tạp
Cấu trúc hoá học đơn giản
Trọng lượng phân tử thấp
Sau khi qua gan có hoạt tính

13
Liên kết với protein của cơ thể
10. Thuốc/ dược liệu có tác dụng ức chế miẽn dịch:
Interferon gamma
Medi phylamin
Cyclophosphamide (endoxan)
Hoàng bì (Astragalis)
Cây nhàu (Morinda citrifolia)
11. Thuốc ức chế miễn dịch có nguồn gốc từ thực vật là:
Cyclophosphamide
Morinda citrifolia
Mediphelamin
Cyclosporin A
Hoàng bì (Astragalis)
12. Mediphylamin của Công ty Dược liệu Việt Nam có nguồn gốc:
Cây nhàu
Bèo dâu
Cây đinh lăng
Vỏ đậu xanh
Hạ khô thảo
QUÁ MẪN
1. Phản ứng quá mẫn sẽ không xảy ra đối với:
A. Kháng nguyên xâm nhập qua da
B. Kháng nguyên xâm nhập bằng đường hô hấp
C. Kháng nguyên thuộc loại hapten
D. Kháng nguyên xâm nhập qua đường máu
E. Suy giảm miễn dịch@
2. Điều kiện đầu tiên để phản ứng quá mẫn typ I (kiểu phản vệ) xảy ra:
A. Liều kháng nguyên đủ mạnh
B. Kháng nguyên xâm nhập bằng đường máu
C. Đã có tiếp xúc kháng nguyên ít nhất một lần
D. Kháng nguyên protein
E. IgE tăng cao@
3. Đặc điểm của phản ứng quá mẫn typ I:
A. Kháng nguyên có ít nhất là hóa trị 2
B. IgE đặc hiệu tăng cao
C. Vai trò của các tế bào có hạt ái kiềm
D. Hoạt tính của các hóa chất trung gian
E. Tất cả các câu trên đều đúng@
4. Ngoài tác dụng gây giãn mạch tăng tính thấm, leucotrien B4 còn gây:
A. Đông máu.
B. Hoá hướng động dương đối với bạch cầu
C. Hoạt hóa bổ thể
D. Opsonin hóa
E. Vón tụ tiểu cầu
5. Có thể điều trị quá mẫn týp I kiểu phản vệ bằng cách:

14
A. Ức chế quá trình vỡ hạt dưỡng bào và bạch cầu ái kiềm
B. Dùng thuốc kháng histamin
C. Ức chế quá trình tổng hợp mới các hoá chất trung gian.
D. Điều trị rối loạn huyết động học
E. Tất cả các câu trên đều đúng@
6. Tế bào tham gia khởi động phản ứng quá mẫn týp I kiểu phản vệ là:
A. Đại thực bào
B. Tế bào có hạt trung tính
C. Bạch cầu ái kiềm@
D. Tế bào có hạt ái kiềm
E. Dưỡng bào
7. Đặc điểm của kháng nguyên penxilin:
A. Là một hapten.
B. Kết hợp với protein trong cơ thể.
C. Có trong tự nhiên
D. Chỉ có hoạt tính miễn dịch sau khi đã xâm nhập vào cơ thể
E. Tất cả câu trên đều đúng
8. Kháng thể tham gia vào quá mẫn typ II (hoạt hóa bổ thể ):
A. IgG, IgE
B. IgM
C. IgG, IgM@
D. IgE
E. IgE, IgG
9. Đặc điểm của kháng nguyên trong phản ứng quá mẫn typ II (hoạt hóa bổ thể):
A. Kháng nguyên ở dạng hòa tan@
B. Kháng nguyên có tính sinh miễn dịch mạnh
C. Kháng nguyên tự nhiên
D. Kháng nguyên có trên bề mặt tế bào
E. Hapten
10. Cơ chế bệnh sinh của quá mẫn typ III (QM do phức hợp miễn dịch) chủ yếu là do:
A. Hoạt hóa bổ thể gây tổn thương tổ chức@
B. Gây độc tế bào do sự hiện diện của kháng thể
C. Kích thích tế bào đích
D. Kích thích tổ chức tăng sinh phản ứng
E. Gây phản vệ tại chổ
11. Bệnh nào sau đây có tổn thương do cơ chế quá mẫn typ III (QM do phức hợp miễn
dịch) gây ra:
A. Hội chứng thận hư nhiễm mỡ
B. Bệnh nhược cơ nặng
C. Bệnh Basedow
D. Bệnh huyết thanh@
E. Bệnh phong hủi
12. Theo cách phân loại của Gell và Coombs, đáp ứng quá mẫn qua trung gian tế bào
thuộc:
A. Typ I

15
B. Typ II
C. Typ III
D. Typ IV@
E. Typ V
13. Tổn thương trong quá mẫn muộn typ IV chủ yếu do:
A. Tế bào Tc, TDTH
B. Lymphokin
C. Hoạt hóa bổ thể
D. (A) và (B) đúng@
E. (A) và (C) đúng
14. Cơ chế đáp ứng miễn dịch quá mẫn kiểu u hạt xảy ra khi:
A. Các kháng nguyên khó bị loại trừ trong đại thực bào
B. Xuất hiện tế bào khổng lồ có nhiều nhân tai ổ viêm
C. Bệnh chuyển dạng ác tính
D. (A) và (B) đúng@
E. (B) và (C) đúng
15. Bệnh lý viêm cầu thận cấp do lắng đọng phức hợp miễn dịch thuộc loại quá mẫn:
Typ I
Typ II
Typ III@
Typ IV
Typ V
16. Bệnh Basedow được xếp vào quá mẫn:
Typ I
Typ II
Typ III
Typ IV
Typ quá mẫn kích thích
17. Hiện tượng Arthus là biểu hiện của:
Phản ứng quá mẫn muộn
Dị ứng ở da
Quá mẫn phản vệ tại chổ
Sự hình thành phức hợp miễn dịch tại nơi kháng nguyên xâm nhập@
Test bì ở bệnh phong
18. Biểu hiện lâm sàng nào sau đây là do cơ chế của quá mẫn typ III gây ra:
Viêm mạch trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống
Bất đồng nhóm máu Rh
Bất đồng nhóm máu ABO
Tan máu do sử dụng thuốc
Tất cả các câu trên đều đúng@
19. Histamin là:
Chất có tác dụng gây giãn mạch tăng tính thấm thành mạch
Chất có tác dụng gây đau
Chất có nhiều thụ thể chức năng sinh học khác nhau
Chất có sẵn trong bào tương của các bạch cầu hạt ái kiềm

16
Tất cả các câu trên đều đúng@
20. Các hoá chất trung gian thứ phát (hóa chất tân tạo) trong quá mẫn typ I là:
Leucotrien
Histamin
TNF - beta
Serotonin
Tất cả những câu trên đều đúng@
TỰ MIỄN
1. Tự miễn là hiện tượng bệnh lý
Do tự kháng thể xuất hiện trong máu@
Thường gặp ở người già
Do tự kháng nguyên xuất hiện trong máu
Do tăng cường đáp ứng miễn dịch
Phân biệt với tự miễn sinh lý
2. Theo Mc Kay, định nghĩa về bệnh tự miễn đòi hỏi không nhất thiết phải có:
Tự kháng thể và tự kháng nguyên tương ứng
Thâm nhiễm tế bào đơn nhân tại tổn thương@
Tìm được tự kháng thể trong máu
Xây dựng được mô hình thực nghiệm
Đáp ứng với corticode
3. Cơ chế bệnh sinh của bệnh tự miễn có đầy đủ các typ theo phân loại Gell và Coombs
ngoại trừ:
Quá mẫn typ I
Quá mẫn typ II
Quá mẫn typ III
Quá mẫn typ IV
Tất cả các câu trên đều sai
4. Bệnh nhược cơ do cơ chế tự miễn, có thể điều trị bằng:
Kháng thể phong bế Acetylcholin
Thuốc ức chế tấm thần kinh vận động
Kháng thể phong bế thụ thể Acetylcholin@
Cạnh tranh các kháng thể kháng thụ thể Acetylcholin
Ức chế hoạt hoá bổ thể
5. Bệnh Basedow có biểu hiện cường giáp do:
Tự kháng thể chống thụ thể TSH@
Tự kháng thể chống tuyến giáp
Tăng tổng hợp tuyến giáp
Tăng AMP vòng
Tất cả các câu trên đều đúng
6. Bệnh tan máu tự miễn do penicillin có cơ chế:
Kháng thể chống axit penicilloic
Kháng thể chống penicillin
Kháng thể chống các dẫn xuất penicillin
Kháng thể chống các dẫn xuất axit penicilloic
Kháng thể chống các dẫn xuất penicillin-protein@

17
7. Biểu hiện lồi mắt trong bệnh Basedow là do:
Thyroxin
Tổn thương thực thể của nhãn cầu
Vai trò của tự kháng thể chống tuyến giáp
Thâm nhiễm tổ chức viêm
Lắng đọng phức hợp miễn dịch
8. Sử dụng corticoide trong điều trị bệnh tự miễn nhằm:
Điều chỉnh phản ứng miễn dịch
Ức chế đáp ứng miễn dịch
Tăng cường đáp ứng miễn dịch
Ức chế tế bào lympho B
Ức chế tương bào
9. Trong bệnh lupus ban đỏ:
Tỷ lệ tế bào lympho TCD4+ / TCD8+ tăng@
Tỷ lệ tế bào lympho TCD4+ / TCD8+ giảm
Tế bào lympho TCD4+ và TCD8+ không có vai trò rõ ràng
Tế bào lympho B hoạt hoá tăng@
Tế bào lympho T hoạt hoá tăng
10. Phân biệt hôị chứng lupus do thuốc và bệnh lupus ban đỏ
Dị nguyên thuốc trong máu
Biểu hiện lâm sàng
Kháng thể kháng nhân
Tiên lượng bệnh
Đáp ứng với corticode
11. Bệnh nguyên bệnh sinh chủ yếu của bệnh tự miễn:
Sự cảnh giác lơ là của hệ thống đáp ứng miễn dịch
Sự hoạt động trở lại của các dòng tế bào " cấm"
Xuất hiện các kháng nguyên lạ
Cơ chế dung nạp miễn dịch chủ động bị mất@
Sự phá huỷ của tổ chức cơ thể
12. Khi bàn về nguyên nhân bệnh tự miễn có thể:
Phản ứng chéo với kháng nguyên bản thân
Kháng nguyên không được nhận diện trong thời kỳ bào thai
Xuất hiện kháng nguyên lạ trên tế bào đích
Vai trò của các hapten (thuốc)
Tất cả các câu trên đều đúng@
13. Bệnh tự miễn toàn thân có tổn thương:
Đặc hiệu
Tổn thương mạch máu là chủ yếu
Vai trò của tự kháng thể
Điển hình trong bệnh nhược cơ@
Tất cả các câu trên đều sai
14. Tác dụng ức chế miễn dịch của corticoide là do:
Giảm sản xuất kháng thể
Qua hoạt tính chống viêm (phospholipase A2)

18
Ức chế tổng hợp các interleukin
Giảm chức năng của đại thực bào/ tế bào đơn nhân và tế bào lympho T
Tất cả các câu trên đều đúng

19

You might also like